Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

báo cáo module BDTX 3 Giao duc hoc sinh THPT ca biet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.44 KB, 11 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mỗi tập thể lớp luôn có những học sinh dễ giáo dục và những học
sinh khó giáo dục, luôn xuất hiện những hành vi không mong đợi và có những
học sinh thường được gọi là học sinh cá biệt.
Lứa tuổi HS THPT, các em đang ở giai đoạn phát triển hoài bão, ước mơ,
tích lũy những tri thức, kĩ năng đề bước vào đời thực hiện ước mơ của mình.
Nếu các em có những lệch lạc trong hành vi, thái độ mà không được chỉnh sửa,
uốn nắn kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thành công, hạnh phúc của các em
trong tương lai. Ngoài ra đối với lớp học, còn tồn tại những học sinh cá biệt sẽ
có ảnh hưởng đến tập thể và các học sinh khác.
Trong thực tế, nhiều giáo viên cảm thấy gặp khó khăn, bất lực khi giải
quyết vấn đề này. Mặt khác tôi nhận thấy, giáo viên cần có những kĩ năng giúp
những học sinh này có những điều chỉnh, thay đổi niềm tin thái độ, hành vi của
mình để các em có một tương lai tốt hơn. Vì vậy, tôi đã có quá trình học tập, áp
dụng nội dung module này và có những kinh nghiệm chia sẻ với các đồng
nghiệp về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt.
II NỘI DUNG
II.1. Nội dung cần tìm hiểu về học sinh cá biệt ở lứa tuổi THPT
II.1.1. Những tác động tích cực và tiêu cực đến học sinh từ gia đình, bạn bè và
môi trường sống.
- Gia đình: Hoàn cảnh gia đình, kinh tế, văn hóa gia đình, lối sống và bầu
không khí tâm lí- đạo đức trong gia đình, tính chất các mối quan hệ và sự gắn bó
giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm của gia đình đối với việc giáo
dục và học hành của học sinh…
- Nhóm bạn: định hướng giá trị, những qui ước của nhóm bạn chơi chung
có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến học sinh.
- Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác: Học sinh đó
sống trong môi trường lành mạnh hay chứa đựng những rủi ro nào.
II.1.2. Những khó khăn trong từng phương diện của học sinh.
- Học sinh có thể gặp những khó khăn trong học tập, sức khỏe, hoàn cảnh
gia đình, tâm lí cá nhân, khả năng tự nhận thức của học sinh, sự lôi kéo, áp lực


của nhóm bạn, sự thiếu hoặc mất niềm tin vào năng lực của bản thân… Giáo


viên cần có những tìm hiểu về những trở ngại này của các em để có những hỗ
trự kịp thời, khích lệ các em định hướng theo chiều hướng tốt.
II.1.3. Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh cá
biệt.
- Ở mỗi con người tiềm ẩn những khả năng khác nhau: năng lực giao tiếp,
năng lực tư duy logic và toán học, năng lực âm nhạc, năng lực nội tâm, năng lực
thể thao vận động, năng lực quan hệ xã hội… Bên cạnh đó cũng có những nhu
cầu khác nhau: ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, nhu cầu về tình cảm, nhu cầu thể
hiện bản thân, nhu cầu được tôn trọng, kình mến tin tưởng, địa vị…
- Giáo viên cần tìm hiểu những nhu cầu này ở học sinh cá biệt để phối
hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường có thể đáp ứng những nhu cầu
chính đáng, khích lệ những nhu cầu được kính trọng, tin tưởng, có giá trị phát
triển.
II.1.4. Niềm tin và quan niệm của học sinh về các giá trị cuộc sống.
- Điều này có ý nghĩa quan trọng trong cách ứng xử của học sinh với
những người xung quanh hoặc trong các hoạt động khác. Do đó cần tìm hiểu
xem các em có những niềm tin nào? Các em coi điều gì là quan trọng đối với
bản thân và cuộc sống… để có tác động phù hợp thay đổi những niềm tin và giá
trị không hợp lí chi phối hành động của các em.
II.1.5. Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập, cách thức học sinh suy xét
vấn đề…để có chiến lược tiếp cận cụ thể.
II.1.6. Tính cách với những đặc điểm cơ bản. Về điều này cần coi trọng những
nét tích cực để phát huy nhằm triệt tiêu những nét tiêu cực ở các em.
II.1.7. Những hành vi, thói quen chưa tốt và nguyên nhân làm học sinh có hành
vi, thái độ lệch lạc để có thể ra kế hoạch hỗ trợ các em thay đổi thói quen này
trên cơ sở khắc phục nguyên nhân của chúng.
II.2. Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt.

II.2.1. Tổ chức cho học sinh thực hành tự nhận thức về bản thân: các em sẽ tự
viết sơ yếu lí lịch để trình bày các nội dung liên quan về bản thân: đặc điểm tính
cách, điểm mạnh, điểm yếu, những mục tiêu, mong muốn, những khó khăn rào
cản trong cuộc sống trong việc thực hiện mong muốn… Qua đây, giáo viên có
thể nắm bắt thông tin trực tiếp từ phía các em để có thể tiếp cận phù hợp. Điều
này cũng giúp học sinh tự đánh giá được bản thân mình và có thể thay đổi cho
phù hợp.


II.2.2. Trò chuyện để tìm hiểu với học sinh cá biệt ngoài giờ học.
- Đây là phương pháp trực tiếp và thu nhận được nhiểu thông tin. Để đảm
bảo hiệu quả cao :
+ Giáo viên cần biết tạo môi trường an toàn và học sinh cá biệt tin tưởng,
tâm lí thoải mái.
+ Giáo viên cần thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là đáp lại,
tránh gây mất tập trung.
+ Giáo viên cũng nên đặt mình vào hoàn cảnh của người nói và xem xét
đến các qua điểm khác.
+ Giáo viên cần giữ bình tĩnh, tránh tranh cãi hoặc phê phán vì có thể đẩy
các em vào thế phòng ngự hoặc nóng giận.
Tóm lại, cần đảm bảo luôn lắng nghe tích cực: Tập trung chú ý; thể hiện đang
lắng nghe; cung cấp thông tin phản hồi; không vội đánh giá; đối đáp hợp lí.
II.2.3. Các phương pháp thu thập thông tin khác về học sinh cá biệt.
- Tố chức cho học sinh viết về một vấn đề gì đó có thể là quan niệm sống,
những điều ý nghĩa trong cuộc sống… qua đó các em trình bày quan điểm, suy
nghĩ riêng của mình và giáo viên có thể nắm bắt tâm lí các em.
- Quan sát các quá trình tham gia hoạt động của học sinh cá biệt đó với
các học sinh khác.
- Tìm hiểu thông tin về học sinh cá biệt thông qua nhóm bạn thân.
- Tìm hiểu thông qua gia đình. Khi thăm gia đình học sinh, gv cần tôn

trọng và thích ứng với nếp sống gia đình học sinh; có thái độ lạc quan về sự tiến
bọ của học sinh; tôn trọng cách nghĩ của gia đình.
- Tìm hiểu thông qua cán bộ lớp; tìm hiểu thông qua các bạn ngồi xung
quanh học sinh cá biệt trong lớp; tìm hiểu thông qua các giáo viên khác; tìm
hiểu thông qua cộng đồng xung quanh học sinh…
* Lưu ý: Khi trò chuyện cùng gia đình, bạn thân, cán bộ lớp, những HS ngồi
xung quanh trong lớp học…GV cần:
- Đặt câu hỏi đơn giản, cụ thể, có thể dùng những câu hỏi trực tiếp hoặc gián
tiếp sao cho phù hợp nhưng phải liên quan đến mục đích tìm hiểu. Hạn chế dùng
những câu hỏi đóng mà người được hỏi chỉ cần trả lời có hay không.


- Sử dụng nguyên tắc lắng nghe tích cực không chỉ để thu thập đầy đủ thông
tin chính xác, thể hiện thái độ tôn trọng người nói mà còn để kịp thời phát hiện
ra ý cần phải tiếp tục hỏi sâu hơn nhằm khai thác thông tin toàn diện hơn.
- Kết hợp các hình thức giao tiếp: Giao tiếp không chỉ bằng lời mà còn thông
qua ngôn ngữ không lời, đặc biệt là ánh mắt thân thiện, chân thành, khích lệ;
tóm tắt và phản hồi lại ý kiến nghe được để đảm bảo rằng mình đã nghe và cảm
nhận chính xác những điều mà họ đã trao đổi…
II. 3. Hướng phối hợp, xử lí, lưu trữ, khai thác thông tin về từng học sinh cá
biệt
II.3.1. Phối hợp xử lí và lưu trữ thông tin
- Kết hợp, đối chiếu, so sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: phiếu
đặc điểm gia đình; sổ theo dõi sự phát triển của từng HS qua các tuần, tháng,
học kì…; các kết quả sau khi thu thập thông tin về học sinh thông qua các
phương pháp đã nêu trên; học bạ; sổ liên lạc. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá
để giữ lại những thông tin được kiểm chứng từ nhiều nguồn, sau đó tổng hợp,
khái quát để có những nhận định cơ bản về học sinh.
II.3.2. Hướng khai thác thông tin về học sinh.
Các thông tin về học sinh cá biệt được khai thác để xác định biện pháp tác động,

dự báo chiều hướng phát triển, dự kiến kết quả cũng như những nguy cơ đề có
biện pháp phòng ngừa.
II.4. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt.
II.4.1. Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn
phận của bản thân.
- HS chưa nhận thức được: học để làm gì? Vì cái gì mà học? hoặc do chưa hài
hòa được giữa quyền và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc
sống… Vì vậy, các em đến trường đi học như là ý muốn của gia đình mà không
nhận thức được đi học là cơ hội để thành công sau này dẫn đên thiếu tự giác,
thiếu trách nhiệm trong học tập và tu dưỡng.
II.4.2. Một số em có niềm tin sai về giá trị con người trong cuộc sống.
- Các em này cho rằng: Việc học sẽ không đem lại giá trị con người và cuộc
sống có chất lượng.


VD nhiều em nghĩ rằng sau này cũng chỉ là về đi biển, có em thì nghĩ nhà mình
có nhiều ghe nhiều tài sản như vậy sau này cũng chẳng cần lo gì mà học…
II.4.3. Chán nản
- Tình trạng học kém ở một số HS làm cho các em cảm thấy bất lực trong học
tập nên sinh ra chán nản, thờ ơ, thậm chí là bỏ cuộc. Các em tin rằng mình
không thể khá lên được, đánh giá thấp về bản thân mình.
- Tư chất HS chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới nên chán học,
thường hay nghịch phá, mất trật tự.
- Sức ép trong thi cử, sức ép của gia đình, nhà trường và xã hội khiến HS căng
thẳng, rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân mình.
- Một số em khi chuyển trường hoặc học lên bậc cao hơn thì cần có thời gian tập
thích nghi, nếu cứ bị phạt lỗi, hay vi phạm nội qui nhà trường cũng dẫn đến cảm
giác không an toàn, chán nản và không hứng thú đi học.
- Phương pháp học tập không hiệu quả cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến chán nản.
II.4.4. Rối loạn hành vi xã hội của học sinh cá biệt.

- Biểu hiện của rối loạn hành vi: Côn đồ, rất thích đánh nhau; hung hãn, tàn bạo
với mọi người và súc vật; phá hoại tài sản; ăn cắp, ăn trộm, đốt phá; bỏ học, bỏ
nhà đi bụi; hay lên cơn thịnh nộ, tức giận; hay khiêu khích, châm chọc mọi
người xung quanh; thường xuyên và công khai không chịu nghe lời.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn hành vi chủ yếu xuất phát từ gia đình
học sinh:
+ Cha mẹ đối xử với con cái quá khắc nghiệt, thô bạo; các thành viên trong gia
đình thờ ơ, dửng dưng với nhau; chiều con quá mức; do gia đình có vấn đề xã
hội: nghiện ngập, cờ bạc …
+ Một số phụ huynh vì điều kiện kinh tế phải vất vả mưu sinh nên không có thời
gian quan tâm các em hay một số phụ huynh có điều kiện kinh tế ổn định thương
con bằng cách nuông chiều và chu cấp nhiều tiền bạc cho các em nên một số em
dễ bị lôi kéo bởi những thanh niên hư hỏng bên ngoài nhà trường dẫn đến ăn
chơi, đua đòi.
+ Một số em có hoàn cảnh gia đình: Bố mẹ sống không hạnh phúc, ly thân, ly
hôn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý các em.


- Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác:
+ HS bị bạn bè lôi kéo, thích chơi hơn thích học, muốn tự khẳng định mình.
+ HS bị cuốn vào chuyện tình cảm nam nữ, không dành thời gian cho việc học.
+ Một số GV vẫn quan niệm rằng chức năng giáo dục đạo đức HS là thứ yếu so
với việc truyền thụ kiến thức nên thiếu sự động viên, nhắc nhở kịp thời đối với
những HS có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng.
+ HS cá biệt thường chịu nhiều áp lực từ chính thầy cô và các bạn trong lớp.
GVCN có khi chỉ dựa vào cảm tính mà trách mắng, phạt tội, không tìm hiểu rõ
nguyên nhân. Các em đã kém lại càng kém hơn và không thể hòa đồng được
cùng các bạn trong lớp. Từ đó, các em càng chán nản và tiếp tục vi phạm.
II.5. Cách thức giáo dục học sinh cá biệt
II.5.1- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp :

Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp
(SHL) cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ SHL, GVCN,
CB lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của HS khi bị vi phạm, lấy
tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của
mình. Đồng thời với sự chân thành của GVCN, HS trong lớp, HS khi vi phạm sẽ
sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa .
Trong khi giáo dục các em, GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê
bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm
cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui,
trong qui định xếp loại của TT 58 làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm ở
mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục. GVCN nêu những việc làm
tốt, những cố gắng nổ lực của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp
thành lớp tiên tiến … với thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên
nào trong lớp phá vỡ .
II.5.2. Tác động vào bản thân HS cá biệt
Tác động vào động cơ học tập để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc
học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu
không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị
bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại
những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn
bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt.


Giáo viên phải biết trân trọng những gì là tốt dù rất nhỏ của HS. Một lời
động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cung đủ
làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích.
Hãy mạnh dạn giao việc cho chúng, hướng dẫn các em để chúng làm theo
định hướng của mình nhưng vẫn phải để “Đất” cho các em thể hiện tính sáng
tạo, tuyệt đối không được áp đặt.
II.5.3. Phối hợp với GV bộ môn

- GVCN cần cung cấp những thông tin mình có được với GVBM về những
đối tượng HS cá biệt. GVCN và GVBM cần ngồi lại bàn bạc và tìm ra giải pháp
để giúp HS cá biệt tiến bộ hơn trong học tập.
- Thường xuyên trao đổi với GVBM để nắm được tình hình học tập từng
môn của các em.
- Tổ chức phụ đạo bồi dưỡng để các em nắm được những kiến thức cơ bản,
từng bước giúp các em lấp những lỗ hỏng kiến thức ở các cấp dưới, tạo cho các
em niềm vui, niềm tin về khả năng học tập của mình.
- Công nhận và khích lệ sự tiến bộ trong học tập của các em dù là rất nhỏ.
II.5.4- Kết hợp với PHHS để giáo dục HS :
- GVCN thường xuyên liên lạc với phụ huynh HS để báo cáo tình hình học
tập và rèn luyện của HS.
- Nếu những hành vi tiêu cực của HS có một phần nguyên nhân là do hoàn
cảnh gia đình thì tùy vào từng trường hợp có thể trao đổi với phụ huynh để tìm
ra giải pháp.
- GV cần trình bày rõ kế hoạch giáo dục cụ thể của mình với phụ huynh của
HS cá biệt để phụ huynh dễ phối hợp hơn.
- GV cũng cần giúp phụ huynh hiểu rõ chỉ có sự quan tâm chân thành mới có
thể thay đổi tư tưởng, hành vi lệch lạc của các em.
- GV cần trao đổi thẳng thắn, chân thành với phụ huynh, thể hiện quyết tâm
của mình trong việc giáo dục con em họ, tạo niềm tin và động lực cho họ cùng
cố gắng.
II.5.5- Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội :
- GVCN phải thường xuyên cập nhật tình hình rèn luyện của HS thông qua
sổ theo dõi nội quy, nề nếp của Đoàn trường để kịp thời uốn nắn và xử lí các em.


- Hiện nay ở địa phương đã hình thành các khu dân cư và nhiều nơi đã xây
dựng khu dân cư, thôn văn hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà
trường, qua đó giáo dục HS. Các đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các

thành viên xây dựng gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái
đi làm ăn, những mối bất hòa trong gia đình dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ
có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn .
II.5.6- Dùng phương pháp kết bạn :
Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ
tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể,
tính giáo dục cao . Do đó GVCN nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn
cảnh, cùng sở thích, uớc mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi
kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS
hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh .
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, GVCN giao cho HSCB thực hiện một
số công việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên
khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc cảm là HSCB để hòa mình với
bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc
giúp đỡ những HS này bằng cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của bạn
như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em
mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này cả là một cố gắng
trong đó vai trò của GVCN rất quan trọng và sự tham gia của Hội PHHS là rất
cần thiết .
II. 6. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt
1. Đánh giá hành vi không đồng nhất với đánh giá nhân cách.
- Không nên có qui kết hành vi vi phạm nào đó của hs thành nét nhân
cách.
2. Đánh giá theo quan điểm tích cực đối với học sinh cá biệt.
- Đánh giá cần mang lại thái độ tích cực, lạc quan mang tính xây dựng
tích cực không phải là sự trừng phạt, giúp học sinh tự đánh giá và hình thành
động cơ hoàn thiện bản thân.
3. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo quá trình.
III. Kết Luận
Qua nội dung tự học giáo viên sẽ liệt kê được các phương pháp thu thập

thông tin về học sinh cá biệt, các phương pháp giáo dục và các phương pháp


đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt. Từ đó sử dụng và phối hợp được
các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt, các phương pháp giáo
dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt có tính
đến đặc điểm lứa tuổi của học sinh THPT và đặc điểm cá nhân. Đặc biệt qua nội
dung tự bồi dưỡng này giáo viên tích luỹ được kinh nghiệm và có phương pháp
linh hoạt trong giáo dục học sinh cá biệt. Giáo viên có thể tham khảo những
cách thức giáo dục học sinh cá biệt:
+ Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng,
thân thiện với học sinh cá biệt.
+ Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
+ Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu
phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.
+ Giáo viên cần phải quan tâm hỗ trợ vượt qua những khó khăn và đáp ứng
nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.
+ Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt tạo động lực học tập
và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
+ Tránh sử dụng củng cố tiêu cực.
+ Sử dụng hệ quả tự nhiên và logic.
+ Phương pháp ứng xử đối với một số loại hành vi có mục đích điển hình.
+ Lập kế hoạch phát triển cá nhan, khơi dậy hoài bãovaf ý thức tự giáo dục
của học sinh.
+ Áp dụng mô hình thay đổi nhận thức, hành vi để cải thiện niềm tin, suy nghĩ
chưa hợp lý của học sinh cá biệt.
+ Áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học
sinh cá biệt.
+ Thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha
mẹ học sinh.

Từ đó, giáo viên nên phối hợp các cách thức đó như thế nào để giáo dục học
sinh cá biệt có hiệu quả nhất.
IV. VẬN DỤNG
Sau khi học tập nội dung module, tôi đã tiếp thu những kiến thức nêu trên và áp
dụng vào trường hợp cụ thể đó là một số học sinh cá biệt thuộc lớp chủ nhiệm
như sau:
1. Học sinh: Đỗ Cao Tài.
- Biểu hiện: Lười học bài cũ, không ghi bài, nói chuyện, không chú bài học, nói
dối cha mẹ.


- Tìm hiểu thông tin:
+ Qua sơ yếu lí lịch: Cha mẹ làm giáo Trường tiểu học 4.
+ Qua trò truyện với học sinh đó: HS nói là chỉ ghé vào quán game đợi bạn về
chung, lâu lâu mới chơi một lần.
+ Qua trò chuyện với gia đình: Thường xuyên đi học về muộn, lấy lý do trễ phà.
Về nhà ít khi học bài.
+ Qua tìm hiểu thông qua một số học sinh khác trong lớp: thường xuyên có mặt
tại quán game: chơi game, và bida.
- Từ những thông tin khai thác được từ nguồn trên, phân tích và nhận thấy
nguồn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá biệt ở học sinh này:
+ Do cha mẹ nuông chiều, nên mê chơi game và bida
+ Do bản thân không ý thức được động cơ học tập đúng đắn…
+ Do bạn bè rủ rê
- Định hướng phướng cách giáo dục:
+ Tác động vào động cơ học tập để em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học.
Đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến
trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh
thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có
học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ

phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt
+ Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Mình học yếu thì nên
chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì
nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo
viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh
cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là
những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối
với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh
lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà.
2. Học sinh: Trần Diệp Chi.
- Biểu hiện: Nghỉ học nhiều, lười học bài cũ, không ghi bài, chốn học phụ đạo,
đánh nhau, nói dối cha mẹ.


- Tìm hiểu thông tin:
+ Qua sơ yếu lí lịch: Cha mẹ chia tay, Cha đi lấy vợ hiện tại sống chung với cha
và dì. Cha đi biển, dì bán đồ ở chợ.
+ Qua trò truyện với học sinh đó: Em không thừa nhận lỗi mình gây ra, lấy
những lý do để biện minh cho hành vi của mình.
+ Qua trò chuyện với gia đình: Cha đi biển thường xuyên không có ở nhà , dì
bán đồ ở chợ tối mới về nhà, không có thời gian quan tâm. Về nhà ít khi học bài,
thường hay than bị bệnh lấy lý do nghỉ học, nói dối đi học thêm để đi chơi tối.
+ Qua tìm hiểu thông qua một số học sinh khác trong lớp: Em này đang yêu hs
tên P. Nam hs lớp 11C4, và bị người yêu cũ của em Nam đánh.
- Từ những thông tin khai thác được từ nguồn trên, phân tích và nhận thấy
nguồn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá biệt ở học sinh này:
+ Do cha mẹ không có thời gian quan tâm.
+ Do yêu đương sớm.
+ Do bản thân không ý thức được động cơ học tập đúng đắn…
- Định hướng phướng cách giáo dục:

+ Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu
không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về
phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong
vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông".
+ Học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường
hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm
lớn nhưng nếu em biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho em cơ hội tự làm
chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo
dục em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời
gian thử thách.



×