Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài viết dự thi cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn(sua)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.17 KB, 14 trang )

Lời giới thiệu
Như các bạn đã biết hiên nay,vấn đề biến đổi khí hậu đang
được cả thế giới quan tâm và là chủ đề nóng hổi mỗi khi được
nhắc tới. Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến
đổi khí hậu đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và
nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng
hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra
cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời
kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu
này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ
nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái
đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt
là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.Hiện tượng biến đổi
khí hậu đang ngày càng biểu hiện rõ hơn qua các trận lũ
lụt,lốc xoáy,không khí thì ô nhiễm nặng nề….. hay rõ ràng
hơn là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên,băng bắt đầu có
dấu hiệu tan,khiến cho mực nước biển dâng lên – nguyên
nhân chính khiến cho trái đất quay chậm lại. Qua khảo sát và
tìm hiểu chúng em đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm về
nguyên nhân và một số cách có thể giảm nhẹ được tình hình
khí hậu thế giới hiện nay. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho mọi
người. Bài viết còn nhiều thiếu sót mong thầy cô và các bạn
đọc và đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn !

1


1 . Tên tình huống :

Tình hình biến đổi khí hậu
trên thế giới và những tác hại


Qua các bản tin thời sự chúng em được biết vấn đề biến đổi khí hậu đang nhận
được sự quan tâm hơn hết của cả thế giới.Biến đổi khí hậu đang ngày càng biểu
hiện rõ hơn qua các trận lũ lụt, sóng thần ….. với tần suất diễn ra ngày càng
nhiều hơn, không những gây thiệt hại về của cải, vật chất mà còn cả về sức khỏe
và cả tính mạng của con người.Theo thông tin gần nhất đã có khoảng 40.000 đại
biểu từ 195 quốc gia tham dự COP21, diễn ra từ 30/11 - 11/12, với mục tiêu đạt
được thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý đầu tiên để hạn chế khí thải nhà kính,
làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, ngăn ngừa toàn cầu nóng lên thêm 2 độ C ngưỡng sẽ gây ra ngập lụt toàn cầu theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
Nhiệt độ trung bình ngày nay là 15 độ C. Theo Time, các nhà khoa học đã đưa
ra bằng chứng cho thấy, biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại lớn nhất từ trước tới
nay. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức cao kỷ lục năm 2014, và dự kiến,
năm 2015 sẽ đạt mức cao nhất trong lịch sử. Qua những điều trên có hể cho mọi
người thấy được phần nào tầm ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu. Từ đó có
thể thu nhận ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân mỗi người trong
việc làm giảm bớt tình hình biến đổi khí hậu. Sau đây là ý kiến và một số hiểu
biết của chúng em về nguyên nhân cũng như một số biện pháp tình hình khí hậu
biến đổi. Mời các bạn và thầy cô cùng theo dõi.

2 .Mục tiêu giải quyết tình huống :

2


Để góp phần tuyên truyền giảm bớt hiện tượng biến đổi khí hậu chúng em đã
cùng vận dụng kiến thức các môn như: Hóa, Sinh,Địa,…. Để khẳng định vấn đề
này.

 Về kiến thức:
- Giúp mọi người hiểu sâu về vấn đề này và hiểu rõ những hậu quả
mà nó gây ra.

- Nắm bắt được kiến thức xung quanh nhằm phân tích và đóng góp
biện pháp làm giảm hiện tượng biến đổi khí hậu này.

 Về thái độ:
 Giúp mọi người nhận thức được trách nhiệm của bản thân mỗi người
trong việc làm giảm bớt hiện tương biến đổi khí hậu.

3 .Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:


Môn Sinh Học: Giúp chúng em hiểu được vài trò của động, thực vật đối
với con người. Cũng nhờ đó mà hiểu được tầm quan trọng của cây xanh,
của quá trình quang hợp cây xanh. Quá trình cây xanh quang hợp đã góp
phần thu lại một lượng khí CO2 và cung cấp khí O2 giúp duy trì sự sống
con người.



Môn Hóa Học: Cung cấp cho chúng em những hiểu biết về các loại

khí có hại cho môi trường như khí CO2,Metan,…..


Môn Giáo Dục: Gửi thông điệp tới mọi người hãy cùng chung tay bảo
vệ cây cối nhằm giữ gìn cuộc sống của con người.



Môn Ngữ Văn :cần sử dụng từ ngữ thích hợp. Nội dung nêu ra trong bài

cần phải có bố cục rõ ràng lô-gíc. Nooiuj dung đưa ra phải chính xác, có cơ
sở rõ ràng, lối văn lưu văn loát rành mạch.
 Qua đó có thể thấy ở rất nhiều môn học, hiện tượng biến đổi khí hậu
luôn được phổ biến rộng rãi nhằm nêu cao ý thức của mỗi người.

Trước khi đến với cách giải quyết thầy cô và các bạn hãy cùng xem qua nguyên
nhân dẫn dẫn đến hiện tượng này và hậu quá của nó gây ra.
3




Đầu tiên mời mọi người đến với nguyên nhân: Do lượng CO2 thải ra
từ đốt nhiên liệu hóa thạch toàn cầu chiếm 57% khí thải nhà kính,
tiếp đó là CO2 phát ra từ cháy rừng, hoặc đốt chất thải nông nghiệp
chiếm 17%. Khí thải nhà kính khác như methane chiếm 14%, N20
chiếm 8%, cũng do con người tạo ra, nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn so với
CO2 từ nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, Sự nóng lên của Trái đất,
băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian
1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm,
thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100
năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Chính sự tan chảy của các
lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu
(tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nước biển dâng cao.
Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng
từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m.
Đây là những con số báo động trên toàn thế giới. Nếu không nhanh
chóng có biện pháp giảm nhẹ, giải quyết tình trạng này thì trái đất có
nguy


bị
bao
phủ
bởi
nước
biển.

4


Một trong những nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu đó là hiệu ứng nhà
kính. “Lớp kính” đặc biệt này không cản trở ánh sáng Mặt Trời (thành phần chủ
5


yếu là các tia bức xạ sóng ngắn hay tia cực tím) xuyên qua và chiếu vào bề mặt
Quả Đất, nhưng lại ngăn chặn ánh sáng phản xạ (thành phần chủ yếu là các tia
bức xạ sóng dài hay tia hồng ngoại) thoát vào bầu khí quyển sau khi ánh sáng
Mặt Trời được Quả Đất hấp thụ một phần và phần còn lại phản xạ ngược vào
không gian. Như vậy, khí CO2 và các thứ khí nhà kính nói trên có tác dụng giữ
lại nhiệt của Mặt Trời, không cho nó phản xạ vào không gian vũ trụ. Nếu các
khí nhà kính tồn tại với nồng độ vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Quả Đất
không quá lạnh nhưng nếu nồng độ cao như hiện nay thì hậu quả là bầu khí
quyển và bề mặt của Quả Đất sẽ nóng lên. Trong thực tế, nồng độ hiện nay của
khí đioxit cacbon CO2 vào khoảng 0,036% làm cho nhiệt độ Quả Đất tăng lên
đến khoảng 30°C. Nhưng nếu không có các loại khí nhà kính nói trên nhiệt độ
sẽ rớt xuống vào khoảng - 15°C. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên
là do khí thải từ các nhà máy,phương tiện giao thông….hay nói cách khác là do
con người.


Mời các bạn và thầy cô cùng xem một số hình ảnh về nguyên nhân:

6


Tiếp theo hậu quả của những hiện tượng này: Hiện tượng biến đổi khí hậu đã
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến các nguồn nước dẫn đến sự thiếu hụt
nước uống, nước cho các ngành nông nghiệp (để tưới tiêu, nuôi thủy hải sản…),
cho công nghiệp (cung cấp cho thủy điện…), cho ngành lâm nghiệp (nạn cháy
7


rừng …). Đối với hệ sinh vật, sự nóng lên của Quả Đất làm thay đổi điều kiện
sống bình thường của các sinh vật (nhiều loài bị thu hẹp về diện tích sống hoặc
bị tiêu diệt…) và đe dọa sức khỏe con người (sức khoẻ của con người bị suy
giảm, nhiều loại bệnh mới xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn…). Nước ta
cũng đang phải hứng chịu hậu quả của hiện tượng này như những đợt nắng
nóng kéo dài gay gắt, lũ lụt …xảy ra ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống con người.

Trận lụt lịch sử ở tỉnh Quảng Ninh năm 2015

8


Hạn hán do nắng nóng kéo dài

4. Giải pháp tình huống:
Các quốc gia Bắc Âu, Đức, Tây Ban Nha v.v… đã chuyển hướng đầu tư vào
điện gió và điện mặt trời, dù giá thành còn cao. Các nước như Pháp, Mỹ, Hàn

Quốc duy trì hay bổ sung mới các nhà máy điện hạt nhân. Không ít nước như
Ấn Độ, Ba Lan, Trung Quốc, các nước mới phát triển ở Trung Đông, Đông
Nam Á, thậm chí châu Phi chọn con đường phát triển điện hạt nhân và giảm dần
điện than.Học sinh chúng ta hãy cùng chung tay góp sức từ những hành động
nhỏ nhất như tham gia các hoạt động trồng cây xanh giải pháp thiết thực nhất
trong việc làm giảm hiện tượng biến đổi khí hậu, tuyên truyền về bảo vệ môi
trường….hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông như xe máy,ô tô…. Thay
vào đó sẽ sử dụng xe chạy bằng điện hoặc xe đạ để giảm mức khí hải ra môi
trường xuống mức thấp nhất.Hãy chung tay góp sức để cùng bảo vệ chính môi
trường sống của chúng ta.

9


10


11


12


13


( Dấu hiệu biến đổi khí hậu )

Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng
cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình

toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là
3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng
0,31m. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của
khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm
cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ
trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn
cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Đây là những con số báo động trên toàn
thế giới. Nếu không nhanh chóng có biện pháp giảm nhẹ, giải quyết
tình trạng này thì trái đất có nguy cơ bị bao phủ bởi nước biển.

14



×