Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Quản lý hoạt động tư vấn các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÀNH TRUNG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÀNH TRUNG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau Đại học – Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
cùng toàn thể quý thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản
lí giáo dục Khóa QH-2013-S lớp Thành phố Hồ Chí Minh. Sự giúp đỡ và tận
tình giảng dạy của quý thầy cô đã giúp tôi cùng các bạn trong lớp trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Đặng
Hoàng Minh. Với vai trò ngƣời hƣớng dẫn khoa học, cô đã tận tình giúp đỡ,
hƣớng dẫn, động viên tôi suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Mặc dù
điều kiện địa lí xa cách, nhƣng cô vẫn hết lòng, tận tình với công việc và nhờ
vậy, đã giúp tôi hoàn thành đƣợc luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi,
choàng gánh phần nào công việc, giúp đỡ tôi trong thời gian đi học và nghiên
cứu để thực hiện luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các giáo viên tƣ vấn, quý
thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh tại trƣờng THPT Marie Curie,
Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thƣợng Hiền, Mạc Đĩnh Chi và Trần Phú đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện việc khảo sát phục vụ quá trình nghiên cứu đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị của Hội Khoa học tâm lí giáo
dục thành phố đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tìm kiếm các tài liệu phục vụ việc
nghiên cứu đề tài cũng nhƣ trao đổi, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích.
Tôi cũng vô cùng biết ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt,
xin gửi lời tri ân đến những ngƣời thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi
i


điều kiện để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn
vẫn còn những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến vấn đề đƣợc trình bày
trong luận văn.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thành Trung

ii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

TVTH

:

Tƣ vấn trƣờng học


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

BGH

:

Ban Giám hiệu


GVTV

:

Giáo viên tƣ vấn

GV

:

Giáo viên

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

HS

:

Học sinh

CASP

:

Liên hiệp Phát triển tâm lí

học đƣờng tại Việt Nam

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 6
3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 6
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 6
5.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 6
5.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 6
5.3. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 7
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
7. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận ................................................................ 8
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................. 8
8.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lƣợng ..................... 9
9. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 9
9.1. Ý nghĩa lí luận: ........................................................................................... 9
9.2. Ý nghĩa thực tiễn: ....................................................................................... 9

10. Cấu trúc của đề tài: ...................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƢ
VẤN Ở TRƢỜNGTRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................... 10
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................... 10
1.1.1. Lịch sử ngành tƣ vấn tâm lí trƣờng học: ............................................... 10
1.1.2. Về công tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học: ................................ 18
iv


1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 23
1.2.1. Quản lí, quản lí giáo dục. ...................................................................... 23
1.2.1.2. Quản lí giáo dục: ................................................................................ 25
1.2.2. Tƣ vấn và tƣ vấn trƣờng học. ................................................................ 26
1.2.3. Quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học. ................................................... 28
1.3. Trƣờng THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân và hoạt động
tƣ vấn trƣờng học: ........................................................................................... 30
1.3.1. Trƣờng Trung học phổ thông. ............................................................... 30
1.3.2. Một số vấn đề về hoạt động tƣ vấn trƣờng học..................................... 33
1.4. Nội dung quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học: ....................................... 40
1.4.1. Quản lí chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
hoạt động tƣ vấn trƣờng học. .......................................................................... 40
1.4.2. Quản lí việc xây dựng mục tiêu hoạt động tƣ vấn trƣờng học. ............. 41
1.4.3. Quản lí đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học. ....................................... 42
1.4.4. Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tƣ vấn trƣờng
học. .................................................................................................................. 43
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tƣ vấn trƣờng học........................... 45
1.5.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tƣ vấn trƣờng học............ 45
1.5.2 Sự quan tâm, tạo điều kiện của hiệu trƣởng........................................... 45
1.5.3. Năng lực của đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học ............................... 46
1.5.4. Sự đồng thuận của các tổ chức, phụ huynh học sinh, hội đồng

sƣ phạm và học sinh trong nhà trƣờng ............................................................ 46
1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng ............................................... 48
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 49
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ...................................................................................................... 51
2.1. Khái quát về địa lí, văn hóa-xã hội thành phố Hồ Chí Minh ................... 51
2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế - văn hóa - xã hội: ......................... 51
2.1.2.Thành tựu của giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh: ............... 53
2.2. Khái quát quá trình tiến hành khảo sát ..................................................... 57
2.2.1. Mục đích khảo sát: ................................................................................ 57
2.2.2. Nội dung và đối tƣợng khảo sát: ........................................................... 57
v


2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát: .......................................................................... 59
2.3. Thực trạng hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại một số trƣờng
Trung học phổ thông Công lập Thành phố Hồ Chí Minh. .............................. 61
2.3.1. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt
động tƣ vấn trƣờng học. .................................................................................. 61
2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học .................................. 63
2.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động tƣ
vấn trƣờng học: ............................................................................................... 70
2.3.4. Thực trạng nội dung hoạt động tƣ vấn trƣờng học ............................... 71
2.3.5. Thực trạng hình thức hoạt động tƣ vấn trƣờng học .............................. 75
2.4. Thực trạng công tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học. ...................... 80
2.4.1.Thực trạng quản lí chính sách, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật và văn bản hành chính về hoạt động tƣ vấn trƣờng học. ................ 80
2.4.2. Thực trạng quản lí việc xây dựng mục tiêu hoạt động tƣ vấn
trƣờng học ....................................................................................................... 84

2.4.3. Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên tƣ vấn trƣờng học ...................... 85
2.4.4. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt
động tƣ vấn trƣờng học: .................................................................................. 90
2.4.5. Thực trạng quản lí công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tƣ
vấn trƣờng học................................................................................................. 90
2.4.6. Thực trạng quản lí các yếu tố ảnh hƣởng hoạt động tƣ vấn
trƣờng học ....................................................................................................... 93
2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 95
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 97
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
TƢ VẤN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................... 99
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................... 99
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết ........................................................ 99
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 100
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................ 100
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp của các lực lƣợng trong và
ngoài nhà trƣờng cùng tham gia hoạt động ................................................... 100
3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học khối
Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .......................... 101
vi


3.2.1. Tạo hệ thống văn bản có tính pháp lí và tăng cƣờng các văn
bản chỉ đạo hoạt động tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí
Minh .............................................................................................................. 101
3.2.2. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tƣ vấn. ................................. 105
3.2.3. Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động tƣ vấn
trƣờng học. ................................................................................................... 109

3.2.4. Tăng cƣờng khả năng phản ứng nhanh và mở rộng đối tƣợng
tham gia tƣ vấn trƣờng học. .......................................................................... 112
3.2.5. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tƣ vấn
trƣờng học cho cán bộ quản lí, giáo viên ...................................................... 114
3.2.6. Chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo cụm giữa các
giáo viên tƣ vấn trƣờng học .......................................................................... 115
3.2.7. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đảm bảo hiệu quả hoạt động
tƣ vấn trƣờng học tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 116
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 118
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 119
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 121
1. Kết luận ..................................................................................................... 121
1.1. Về lí luận: ............................................................................................... 121
1.2. Về thực trạng: ......................................................................................... 123
1.3. Đề xuất biện pháp: ................................................................................. 126
2. Khuyến nghị : ............................................................................................ 127
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo : .......................................................... 127
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh : ................. 127
2.3. Đối với các trƣờng Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí
Minh : ............................................................................................................ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 129
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 132

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1:

Số vụ việc bạo lực trong học sinh có tính chất

nghiêm trọng diễn ra trong các trƣờng học Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 1

Bảng 1. 2:

Số liệu về đối tƣợng lấy mẫu nghiên cứu ................................. 7

Bảng 2. 1:

Số liệu trƣờng, lớp, học sinh và đội ngũ ngành giáo
dục và đào tạo ......................................................................... 54

Bảng 2. 2:

Số liệu về phát phiếu khảo sát ................................................ 59

Bảng 2. 3:

Kết quả khảo sát về số lƣợng và trình độ các giáo
viên tƣ vấn............................................................................... 64

Bảng 2. 4:

Kết quả khảo sát Ban Giám hiệu và giáo viên tƣ vấn
về những khó khăn từ phía giáo viên tƣ vấn .......................... 67

Bảng 2. 5:

Kết quả khảo sát giáo viên, phụ huynh và học sinh
về những khó khăn từ phía giáo viên tƣ vấn .......................... 68


Bảng 2. 6:

Kết quả khảo sát về sự tin tƣởng và sẵn sàng phối
hợp với giáo viên tƣ vấn ......................................................... 69

Bảng 2. 7:

Kết quả khảo sát BGH và GVTV về hiệu quả các nội
dung tƣ vấn ............................................................................. 71

Bảng 2. 8:

Số lƣợt học sinh đến tƣ vấn về 3 mảng nội dung ................... 72

Bảng 2. 9:

Kết quả khảo sát về nội dung tƣ vấn đƣợc CMHS và
HS quan tâm nhất.................................................................... 73

Bảng 2. 10:

Kết quả khảo sát BGH, GVTV và GVCN về hiệu
quả một số hoạt động tƣ vấn trong nhà trƣờng ....................... 76

Bảng 2. 11:

Kết quả khảo sát BGH, GVTV và GVCN về hiệu
quả một số hình thức tƣ vấn trong nhà trƣờng ....................... 78


Bảng 2. 12:

Kết quả khảo sát GVCN, CMHS và HS về cách thức
liên hệ với giáo viên tƣ vấn của nhà trƣờng ........................... 79
viii


Bảng 2. 13:

Kết quả khảo sát về tác động của các văn bản chỉ
đạo ........................................................................................... 80

Bảng 2. 14:

Kết quả khảo sát về tác động của Quyết định
1090/QĐ-GDĐT ..................................................................... 81

Bảng 2. 15:

Kết quả khảo sát về triển khai Kế hoạch hoạt động
tƣ vấn trƣờng học .................................................................... 85

Bảng 2. 16:

Tình hình tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn đội ngũ giáo
viên tƣ vấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố
Hồ Chí Minh ........................................................................... 87

Bảng 2. 17:


Kết quả xếp loại hạnh kiểm Tốt – Khá ................................... 92

Bảng 2. 18:

Kết quả khảo sát sự ủng hộ của CMHS đối với hoạt
động TVTH ............................................................................. 94

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1:

Mô hình tâm lí học đƣờng của Mỹ ......................................... 33

Hình 1. 2:

Sơ đồ 3 cấp độ dịch vụ tƣ vấn trƣờng học của NASP ............ 35

Hình 3. 1:

Hình ảnh minh họa Cổng thông tin tƣ vấn trƣờng
học ......................................................................................... 111

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Sự phát triển số lƣợng giáo viên tƣ vấn theo năm học ........... 63

Biểu đồ 2. 2: Số lƣợt học sinh đến tƣ vấn về 3 mảng nội dung ................... 73
Biểu đồ 2. 3: Kết quả khảo sát về nội dung tƣ vấn đƣợc CMHS và
HS quan tâm nhất.................................................................... 74
Biểu đồ 2. 4: Kết quả hạnh kiểm Tốt – Khá của học sinh Marie
Curie trong 5 năm học từ 2010 – 2011 đến 2014 –
2015......................................................................................... 93

xi


xii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ; có truyền thống năng
động, sáng tạo; có tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội khá cao. Hệ lụy
của sự phát triển thiếu đồng bộ; tràn ngập những nền văn hóa ngoại lai, trong
đó có lối sống cá nhân, ích kỉ, đua đòi, hƣởng thụ; sự bùng phát của nạn bạo
lực trong nhiều ngõ ngách, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; sự giảm sút
quan tâm của các bậc phụ huynh,… đã tác động trực tiếp đến các em học sinh,
lứa tuổi đang rất cần đƣợc chia sẻ, đƣợc cảm thông cũng nhƣ giải đáp các thắc
mắc, hạn chế hiệu quả hoạt động giáo dục nhân cách cho học sinh. Theo báo
cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, số vụ bạo lực diễn
ra trong nhà trƣờng giữa các học sinh tuy có giảm (bảng 1.1) nhƣng tính chất
phức tạp và nghiêm trọng của một số vụ việc có chiều hƣớng tăng.
Bảng 1. 1: Số vụ việc bạo lực trong học sinh có tính chất nghiêm trọng
diễn ra trong các trường học Thành phố Hồ Chí Minh
Năm học 2009 - 2010 2010-2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015
Số vụ


25

14

12

11

8

5

Có vụ việc liên quan đến băng nhóm, sử dụng hung khí, quay phim
phát tán trên mạng,… thậm chí gây tử vong. Theo báo cáo của Công an
Thành phố tại Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự
trƣờng học năm 2013, độ tuổi tội phạm bị bắt trong các vụ phạm pháp hình sự
đang giảm dần và một số vụ đặc biệt nghiêm trọng mà đối tƣợng gây án là
thanh thiếu niên. Để giải quyết tình trạng trên, nhiều nhà tâm lí giáo dục
khuyến cáo cần phải xây dựng hoạt động tƣ vấn trƣờng học [29]. Kết quả
khảo sát do công ty Hoffmann – La Roche tiến hành năm 2002 chỉ ra tỉ lệ
ngƣời bị stress tại TP.HCM là 52%; kết quả điều tra “Tìm hiểu ảnh hưởng
của Internet đối với học sinh, sinh viên Việt Nam” trên 647 học sinh của Viện
1


Văn hóa – Thông tin năm 2004 cho thấy có 31,4% bị “nghiện” internet và
75,5% bị ảnh hƣởng tiêu cực từ các mặt trái của internet; theo dự báo của
công ty nghiên cứu thị trƣờng Pearl Research (Mỹ), năm 2011 khoảng 11
triệu ngƣời Việt Nam mà chủ yếu là giới trẻ chơi game, trong đó nhiều học

sinh bị “nghiện” game và ảnh hƣởng tiêu cực từ các game bạo lực. Trong các
biện pháp ngăn chặn hiện tƣợng tiêu cực này thì hoạt động tƣ vấn trƣờng học
là công cụ khá hữu hiệu, có tác dụng phòng ngừa cao. [11, tr.52-57]
Thực tế, nhu cầu đƣợc tƣ vấn của học sinh khá cao. Kết quả khảo sát
thực trạng nhu cầu tƣ vấn học đƣờng của Đại học Sƣ phạm TP.HCM thực
hiện năm 2004 trên 317 học sinh THCS và THPT cho thấy có 96% thừa nhận
“có băn khoăn, lo lắng”, trong đó, gần ¼ nhận định thƣờng xuyên có những lo
lắng và không yên tâm [tr.485, 8]. Kết quả trên khá phù hợp với kết quả khảo
sát của Lê Quang Sơn và Hồ Thanh Thủy, Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, về nhu
cầu tham vấn tâm lí của học sinh phổ thông; trong 349 học sinh đƣợc khảo sát
có 56,7% lựa chọn“thường xuyên đến xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề của
mình”, 32,7% lựa chọn “khi có vấn đề thật cần thiết mới đến gặp chuyên gia”
và chỉ có rất ít (8,6%) lựa chọn “không đến” [14, tr.457].
Trong Hội thảo “Tƣ vấn tâm lí – giáo dục – thực tiễn và định hƣớng
phát triển” tại TP.HCM tháng 2/2006, Mai Ngọc Luông nhận định “Chính
trong những biến đổi của cuộc sống đang thay đổi với tốc độ quá nhanh, học
sinh cần được tư vấn về cách nhìn, thái độ tích cực đối với cuộc sống để nhạy
bén, sắc sảo và năng nổ trong tư duy cũng như trong chính hoạt động học
tập, rèn luyện kiến thức và kĩ năng. Nếu không, các em sẽ mất phương hướng,
..., sẽ không đủ sức mạnh để vượt qua chính mình...” [11, tr.486].
Về lí luận, lứa tuổi học sinh THPT (16-18 tuổi) có khá nhiều biến đổi
tâm sinh lý phức tạp. Những băn khoăn trƣớc các biến đổi của tuổi dậy thì, lo
lắng về giới tính, tình bạn – tình yêu, sự xung đột trong ý thức hệ và các giá
trị với ngƣời lớn, những luồng tƣ tƣởng trái chiều, tác động của bạn bè, môi
trƣờng xã hội, khó khăn trong học tập, yêu cầu phải lựa chọn nghề nghiệp
2


trong tƣơng lai,... khiến các em có nhu cầu rất lớn cần đƣợc tƣ vấn, đƣợc lắng
nghe, chia sẻ và cảm thông.

Nhận thức đƣợc ý nghĩa cũng nhƣ nhu cầu của tƣ vấn trƣờng học, thành
phố Hồ Chí Minh đã tích cực tiên phong đƣa hoạt động này vào nhà trƣờng và
bƣớc đầu đem lại hiệu quả nhất định, góp phần hạn chế tình trạng đánh nhau
trong học sinh và chủ động giáo dục kĩ năng sống cho các em. Trong thời gian
ngắn, số lƣợng giáo viên tƣ vấn trƣờng học chuyên trách đã tăng mạnh từ 29
(cuối năm 2011) lên 152 (cuối năm 2015). Tuy nhiên, do nhiều lí do, hoạt
động vẫn chƣa đƣợc thực hiện đều khắp và hiệu quả cũng còn hạn chế. Con
số 152 so với gần 900 trƣờng THCS và THPT ở TP.HCM vẫn còn khá khiêm
tốn. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là công tác quản lí hoạt
động tƣ vấn trƣờng học tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng vẫn còn nhiều bất cập.
Trần Tuấn Lộ, Trƣởng khoa Tâm lý học trƣờng Đại học Văn Hiến đã chỉ ra
một số bất cập trong quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học: “rất nhiều người
đang làm công tác tham vấn học đường, rất nhiều người là cán bộ quản lý
giáo dục từ Bộ đến Sở GD&ĐT chưa hiểu đúng về tư vấn trường học; nội
dung tư vấn tập trung ở mảng hướng nghiệp; chuyên viên tư vấn hầu hết
không được đào tạo về tham vấn tâm lí mà chỉ là giáo viên kiêm nhiệm; nhiều
lãnh đạo nhà trường cho rằng tham vấn tâm lí là một hình thức tâm lí để giáo
dục học sinh; không có chức danh chuyên viên tham vấn tâm lí chính thức
trong trường học,...” [30, tr.16]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh, giảng viên
khoa Tâm lí giáo dục – Đại học Sƣ phạm TP.HCM, hiện đang làm chuyên
viên tƣ vấn tại một số trƣờng ở Quận 11, nhận định khó khăn của hoạt động
tƣ vấn trƣờng học hiện nay là: “chưa có sự thống nhất về quan điểm quản lí
và hoạt động” [30, tr.50]. Để hoạt động tƣ vấn trƣờng học phát triển, Lê Thị
Linh Trang, giảng viên trƣờng Cán bộ TP.HCM cho rằng: “Cần có các chính
sách và quy định phù hợp để tạo sự thống nhất trong việc triển khai thực hiện
công tác tư vấn trường học” [30, tr.92].
Khảo sát của Ngô Thị Mỹ Duyên và Võ Thị Tƣờng Vy, trƣờng Đại học
3



Sƣ phạm TP.HCM năm 2012 tại 19 trƣờng phổ thông có hoạt động tƣ vấn
trƣờng học ở thành phố cho thấy, công tác phối hợp giữa các lực lƣợng trong
nhà trƣờng đối với hoạt động tƣ vấn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, gây
hạn chế hiệu quả hoạt động. Nguyên nhân do Bộ GD&ĐT chƣa có các quy
định cụ thể về việc thành lập phòng tƣ vấn trong trƣờng, tƣ cách pháp nhân
của chuyên viên tƣ vấn, kinh phí và các điều kiện cơ bản cho hoạt động. Sở
GD&ĐT cũng chƣa có những chỉ đạo, hƣớng dẫn cụ thể hơn về hoạt động
phối hợp, thiếu các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của giáo viên tƣ
vấn cũng nhƣ các lực lƣợng giáo dục khác trong việc phối hợp thực hiện hoạt
động tƣ vấn và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trƣờng [13, tr.196].
Khảo sát năm 2014 của Nguyễn Thị Thúy Dung, giảng viên Đại học
Sài Gòn cũng cho thấy, chỉ 21% giáo viên tƣ vấn tại TP.HCM là chuyên trách
(79% kiêm nhiệm), 18% có bằng cấp phù hợp (tâm lí học, giáo dục học, xã
hội học) (số liệu từ phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT TP.HCM); trong 16
trƣờng khảo sát, giáo viên tƣ vấn tự nhận xét khó khăn lớn nhất là thiếu kiến
thức và kĩ năng nên đa số tự đánh giá mức độ hiệu quả công việc chỉ trung
bình (65,4%); và“nhu cầu về một đội ngũ chuyên viên tư vấn học đường được
đào tạo bài bản, có kiến thức và kĩ năng tư vấn chuyên nghiệp là rất lớn,
mang tính khách quan, xuất phát từ yêu cầu của công tác tư vấn học đường
và thực trạng đội ngũ chuyên viên tư vấn hiện nay”. [14, tr.67-77]
Có thể nhận thấy, công tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học hiện
vẫn còn một số bất cập do chƣa có hành lang pháp lí hoàn chỉnh, thiếu cơ sở lí
luận, hạn chế kinh nghiệm thực tiễn, đội ngũ giáo viên tƣ vấn còn thiếu về số
lƣợng và hạn chế về trình độ... Đến nay, chƣa có đề tài khoa học nào nghiên
cứu cặn kẽ về công tác quản lí nhà nƣớc đối với hoạt động tƣ vấn trƣờng học.
Đây là rào cản hạn chế việc đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn trƣờng học một cách
sâu, rộng và hiệu quả đến tất cả các trƣờng phổ thông.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
4



ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đƣa mục tiêu cụ thể cho
giáo dục phổ thông: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng
năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.”. Trong đó, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục toàn
diện, bồi dƣỡng phẩm chất, năng lực công dân cho học sinh rất đƣợc chú
trọng. Phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” kêu
gọi xây dựng môi trƣờng sƣ phạm tích cực, phù hợp để học sinh học tập, rèn
luyện và phát triển toàn diện. Để thực hiện nhiệm vụ đó, hoạt động tƣ vấn
trƣờng học là biện pháp tích cực, hết sức quan trọng, là giải pháp căn cơ, có
tính phòng ngừa cao giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong nhà trƣờng,
định hƣớng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.
Với những cơ sở về lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề này làm
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ lớp Cao học Quản lí giáo dục với đề tài nghiên
cứu: “Quản lý hoa ̣t đô ̣ng tƣ vấn các trƣờng Trung học phổ thông Thành
phố Hồ Chí Minh”.

5


2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đƣợc đặt ra cho nghiên cứu của tôi đó là: Hoạt động tƣ vấn,
nhất là thực trạng công tác quản lí hoạt động tƣ vấn ở các trƣờng Trung học
phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ thế nào? Phụ huynh, học sinh đã tiếp
cận hoạt động tƣ vấn đến đâu? Đánh giá của giáo viên tƣ vấn và các nhà quản

lí giáo dục về hiệu quả hoạt động tƣ vấn nhƣ thế nào? Sở Giáo dục và Đào tạo
cần có các biện pháp quản lí gì để hoạt động tƣ vấn ở trƣờng Trung học phổ
thông Thành phố Hồ Chí Minh đạt đƣợc hiệu quả tích cực nhất?
3. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động tƣ vấn ở trƣờng Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí
Minh đã và đang đƣợc thực hiện nhƣng còn thiếu các cơ sở pháp lí, thiếu sự
đồng bộ, chƣa có đƣợc nhiều sự quan tâm và định hƣớng chỉ đạo của đội ngũ
những nhà quản lí.
- Công tác quản lí hoạt động này của Sở Giáo dục và Đào tạo và Lãnh
đạo các nhà trƣờng vẫn còn một số hạn chế về cơ sở pháp lí, số lƣợng và chất
lƣợng của đội ngũ giáo viên tƣ vấn, các biện pháp kiểm tra – đánh giá nhằm
đảm bảo chất lƣợng hoạt động, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí – giáo
viên trong ngành và cộng đồng,... nên cần các biện pháp khắc phục.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác quản lí hoạt động tƣ vấn
trƣờng học ở các trƣờng Trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh. Trên
cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học nhằm
nâng cao hiệu quả giáo du ̣c toàn diện , nhất là giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống cho học sinh.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tƣ vấn trƣờng học ở các trƣờng Trung học phổ thông Thành
phố Hồ Chí Minh.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
6


Công tác quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học ở các trƣờng trung học
phổ thông thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Mẫu nghiên cứu

- Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên phụ trách hoạt động tƣ vấn trƣờng
học của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chọn mẫu nghiên cứu là 5 trƣờng THPT Công lập Thành phố Hồ Chí
Minh với những đối tƣợng và số lƣợng cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1. 2: Số liệu về đối tượng lấy mẫu nghiên cứu
STT

Trƣờng THPT

BGH GVTV GVCN CMHS HS

1

Marie Curie

1

2

10

32

98

2

Mạc Đĩnh Chi

1


2

10

30

90

3

Nguyễn Thƣợng Hiền

1

1

9

35

83

4

Trần Phú

1

1


9

26

93

5

Nguyễn Thị Minh Khai

1

1

8

15

80

5

7

46

138

444


TỔNG CỘNG

6. Phạm vi nghiên cứu
Quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học ở các trƣờng THPT bao gồm rất
nhiều nội dung. Đề tài tâ ̣p trung nghiên cƣ́u quản lí trên phƣơng diện Sở Giáo
dục và Đào tạo, qua đó cũng tìm hiểu về công tác quản lí hoạt động tƣ vấn
trƣờng học của Ban Giám hiệu các trƣờng THPT Công lập gồm: quản lí về
chính sách, đào tạo nhân lực và đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên tƣ
vấn trƣờng học, sứ mệnh, nhiệm vụ, nội dung và công tác kiểm tra, đánh giá
hoạt động tƣ vấn trƣờng học.
Quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học ở từng loại hình nhà trƣờng khác
nhau sẽ có cách quản l í không giố ng nhau. Trong giới hạn đề tài này , chỉ tìm
hiểu và khảo sát hoạt động quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt
động tƣ vấn ở các trƣờng Trung học phổ thông công lâ ̣p thành phố Hồ Chí
Minh và lấy mẫu tại 5 trƣờng THPT Marie Curie, THPT Nguyễn Thị Minh
Khai, THPT Mạc Đỉnh Chi, THPT Trần Khai Nguyên và THPT Nguyễn
7


Thƣợng Hiền.
Hoạt động tƣ vấn trƣờng học có nội dung rất rộng. Trong khuôn khổ đề
tài chỉ dừng lại ở hoạt động tƣ vấn tâm lí trƣờng học bao gồm tƣ vấn về tâm
lí, giới tính, sức khỏe vị thành niên, hƣớng nghiệp, học tập cho học sinh.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung nghiên cứu
các vấn đề sau:
7.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt độngtƣ vấn trƣờng học và quản lí
tƣ vấn dành cho học sinh Trung học phổ thông
7.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tƣ vấn và

quản líhoạt động tƣ vấn tại các trƣờng Trung học phổ thông thành phố Hồ Chí
Minh.
7.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số
biện pháp quản lí hoạt động tƣ vấn ở các trƣờng Trung học phổ thông thành
phố Hồ Chí Minh.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định
của nhà nƣớc, của ngành giáo dục và đào tạo và đặc thù của thành phố Hồ Chí
Minh; các tài liệu, nghiên cứu lí luận về quản lí, quản lí giáo dục, tâm lí giáo
dục và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi
đóng/mở về vấn đề hoạt động tƣ vấn trƣờng học, quản lí hoạt động tƣ vấn ở
các trƣờng THPT. Đối tƣợng khảo sát là ban giám hiệu, giáo viên tƣ vấn, giáo
viên chủ nhiệm, phụ huynh, học sinh của 5 trƣờng THPT Công lập trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin
sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tƣợng phỏng vấn sẽ hạn chế
8


hơn và tập trung vào cán bộ quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo và cán bộ
quản lí, giáo viên tƣ vấn của trƣờng THPT Marie Curie.
8.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng
Dựa trên các số liệu thống kê đƣợc về chất lƣợng học lực và hạnh kiểm
của học sinh các trƣờng khảo sát trong 5 năm học gần nhất; qua kết quả khảo
sát và phỏng vấn các cán bộ quản lí, giáo viên tƣ vấn, giáo viên, phụ huynh và
học sinh 5 trƣờng THPT Công lập, nhằm đƣa ra những nhận định, phân tích,
đánh giá thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động tƣ vấn trƣờng học.

8.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập
đƣợc nhằm thu đƣợc kết quả toàn diện, khách quan, trung thực, chính xác và
khoa học.
9. Những đóng góp của đề tài
9.1. Ý nghĩa lí luận:
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ thêm về lí luận của hoạt động tƣ vấn ở
các trƣờng THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những thành
công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số phƣơng
pháp quản lí hiệu quả cho hoạt động này.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc áp dụng cho công tác quản lí
hoạt động tƣ vấn trƣờng học để nhân rộng mô hình này trên cả nƣớc.
10. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến đƣợc trình bày theo 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:

9


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
Ở TRƢỜNGTRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử ngành tư vấn tâm lí trường học:
1.1.1.1. Tại Canada:
Theo nghiên cứu của Vũ Mộng Đóa, giảng viên khoa Xã hội học và
Công tác xã hội trƣờng Đại học Đà Lạt, tƣ vấn trƣờng học ở Canada hình
thành cũng khá sớm, từ những năm đầu của thế kỉ 20. Ban đầu, chỉ là loại tƣ
vấn hƣớng dẫn đƣợc cung cấp bởi giáo viên trong lớp học. Tuy nhiên, trong

thập kỉ 60 của thế kỉ 20, tƣ vấn trƣờng học ở Canada có sự thay đổi mạnh mẽ,
những nhà tƣ vấn trƣờng học bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong việc điều
trị trong hệ thống trƣờng học bằng việc tập trung chú ý vào xem xét những
học sinh, sinh viên có những vấn đề tâm lí và hành vi nghiêm trọng.
Vào những năm 70 của thế kỉ 20, việc tập trung điều trị đƣợc giảm bớt
khi các trƣờng bắt đầu khuyến khích các nhà tƣ vấn tham gia vào việc tiếp cận
hƣớng đến ngăn ngừa và phát triển trong việc tƣ vấn. Mặc dù vẫn tiếp tục
chữa trị cho một số trẻ em khi có nhu cầu, nhƣng các nhà tƣ vấn trƣờng học
đã dành nhiều thời gian hơn vào việc hợp tác với giáo viên, phụ huynh và
những nhóm trẻ em để ngăn chặn, phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra.
Vào những năm 1990, nhà tƣ vấn trƣờng học tiếp tục nhấn mạnh đến
cách tiếp cận theo hƣớng phát triển và ngăn ngừa để tƣ vấn. Ngoài ra, họ cũng
bắt đầu thúc đẩy việc sử dụng các chiến lƣợc tƣ vấn gia đình và những yếu tố
xuyên văn hóa. [12, tr.64]
1.1.1.2. Tại Pháp:
Hoạt động tƣ vấn trong nhà trƣờng đã đƣợc phát triển sớm với việc đề
cao trách nhiệm của nhà tâm lí học học đƣờng. Nhà tâm lí học học đƣờng tại
Pháp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa khó khăn tâm
10


lí, triển khai và đánh giá công tác hỗ trợ tâm lí, chăm sóc sức khỏe tâm thần
cho học sinh, xây dựng kế hoạch sƣ phạm và hỗ trợ thực hiện kế hoạch, hỗ trợ
hòa nhập cho trẻ em khuyết tật,... Để thực hiện tốt công tác này, hệ thống các
trung tâm y tế, trung tâm tâm lí – giáo dục ở Pháp luôn có sự phối hợp chặt
chẽ với công tác tâm lí học đƣờng để can thiệp và hỗ trợ kịp thời những học
sinh gặp khó khăn. [24]
1.1.1.3. Tại Singapore:
Từ năm 1988, Bộ Giáo dục Singapore đã xây dựng và triển khai
chƣơng trình tƣ vấn trƣờng học tại các trƣờng phổ thông. Đến năm 1998, tất

cả các trƣờng đều có chƣơng trình tƣ vấn trƣờng học với ngƣời phụ trách
đƣợc bổ nhiệm chính thức tại trƣờng. Về tổ chức hoạt động, các nhà tƣ vấn
trƣờng học làm việc trực tiếp với những nhà quản lí trƣờng để thiết kế các
dịch vụ tƣ vấn cho học sinh, đồng thời, trực tiếp tƣ vấn và trị liệu cá nhân,
nhóm, gia đình cho học sinh có khó khăn tâm lí.
Ngoài ra, nhà tƣ vấn còn thiết kế chƣơng trình và tập huấn cho giáo
viên, học sinh về sự phát triển tâm lí, xã hội, nhân cách, sức khỏe tâm thần;
thiết kế và triển khai các chƣơng trình đáp ứng các nhu cầu xã hội và tình cảm
của học sinh. Mô hình tƣ vấn trƣờng học ở Singapore cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tâm thần, tƣ vấn hƣớng nghiệp qua sự kết hợp của nhà tƣ vấn và
điều phối viên chƣơng trình hƣớng nghiệp, giáo viên, phụ huynh và cộng
đồng. [24]
Tổng quan về trung tâm tƣ vấn trƣờng học ở Singapore, tác giả Trịnh
Chiến cho biết: đối tƣợng của các trung tâm là học sinh từ 5 – 18 tuổi với mục
tiêu là giải tỏa những chƣớng ngại, khó khăn xuất hiện trong quá trình học tập
tại trƣờng. Nhiệm vụ của trung tâm bao gồm: (1) Giúp học sinh phát huy tối
đa tiềm năng; (2) Cộng tác với phụ huynh, nhà trƣờng và cộng đồng để giúp
đỡ học sinh trong học tập; (3) Sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp phòng ngừa
và điều trị để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; (4) Nâng cao tiêu chuẩn chuyên
môn trong mọi công tác chăm sóc học sinh; (5) Sử dụng tối đa các nguồn tài
11


×