Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Những chuyển biến kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam (1993 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 235 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HUỲNH ĐỨC THIỆN

NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
(1993 – 2008)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HUỲNH ĐỨC THIỆN

NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
(1993 – 2008)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
Mã số: 62.22.54.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VÕ VĂN SEN
Cán bộ phản biện độc lập:
- PGS.TS. TRẨN ĐỨC CƯỜNG
- PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI


Cán bộ phản biện:
- Phản biện 1: TS. LÊ HỮU PHƯỚC
- Phản biện 2: TS. NGUYỄN CHÍ HẢI
- Phản biện 3: PGS.TS NGÔ MINH OANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học và
Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VÕ VĂN SEN

Cán bộ phản biện độc lập;
- PGS.TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG
- PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI

Cán bộ phản biện:
- Phản biện 1: GS.TS. BÙI THẾ CƯỜNG
- Phản biện 2: TS. LÊ HỮU PHƯỚC
- Phản biện 3: TS. NGUYỄN CHÍ HẢI

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ
sở đào tạo tại Trường Đại học Khoa học và Nhân văn – Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh vào ngày

tháng 06 năm 2012.

Có thể tìm đọc luận án tại:

-

Thư viện Trường Đại học Khoa học và Nhân văn – Đại học
Quốc gia TP.HCM.

-

Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM

-

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực.
Các trích dẫn trong luận án đều có chú thích rõ ràng. Các kết quả
phân tích, kết luận nêu trong luận án là hoàn toàn mới.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Huỳnh Đức Thiện


BẢN ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
KHI MỚI HÌNH THÀNH

Nguồn: Tác giả vẽ lại dựa theo tập sách Bản đồ địa lý Việt Nam, NXB.
Giáo dục, Hà Nội, 2008.



BẢN ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
KHI PHÁT TRIỂN LÊN 7 TỈNH/THÀNH - NĂM 2003

Nguồn: Tác giả vẽ lại dựa theo tập sách Bản đồ địa lý Việt Nam, NXB. Giáo dục,
Hà Nội, 2008.


BẢN ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
KHI PHÁT TRIỂN LÊN 8 TỈNH/THÀNH - NĂM 2005

Nguồn: Tác giả vẽ lại dựa theo tập sách Bản đồ địa lý Việt Nam, NXB. Giáo dục,
Hà Nội, 2008.


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
- CNH

: Công nghiệp hóa

- CN-XD

: Công nghiệp - Xây dựng

- DV-TM

: Dịch vụ - Thương mại

- ĐBKTTĐ


: Địa bàn kinh tế trọng điểm

- ĐBKTTĐPN

: Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam

- ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

- FDI

: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)

- GDP

: Tổng sản phẩm nội địa
(Gross Domestic Product)

- GRP

: Tổng sản phẩm Vùng
(Gross Regional Product)

- HĐH

: Hiện đại hóa

- KCN


: Khu công nghiệp

- KCX

: Khu chế xuất

- LLLĐ

: Lực lượng lao động

- ODA

: Viện trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)

- TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

- UBND

: Ủy ban nhân dân

- VKTTĐ

: Vùng kinh tế trọng điểm

- VKTTĐBB


: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- VKTTĐMT

: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- VKTTĐPN

: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.1 : Giá trị GDP VKTTĐPN chia theo địa phương
và khu vực kinh tế

71

Bảng 2.2.2 : Cơ cấu GDP VKTTĐPN chia theo địa phương
và khu vực kinh tế

72

Bảng 2.2.3 : Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm
Vùng (Gross Regional Product - GRP) giữa các
tỉnh trong VKTTĐPN
Bảng 2.2.4 : Giá trị sản xuất nông nghiệp ở VKTTĐPN

74
75


Bảng 2.2.5 : Tỷ trọng nông nghiệp của VKTTĐPN
trong cơ cấu GRP từ 1993 - 1997

75

Bảng 2.2.6 : Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở VKTTĐPN

77

Bảng 2.2.7 : Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài ở VKTTĐPN

77

Bảng 2.2.8 : Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước
do địa phương quản lý ở VKTTĐPN

78

Bảng 2.2.9 : Tỷ trọng ngành dịch vụ VKTTĐPN trong
cơ cấu kinh tế GRP từ 1993 - 1997

81

Bảng 2.2.10 : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng VKTTĐPN giai đoạn 1993 - 1997

81


Bảng 2.2.11 : Dân số trung bình VKTTĐPN giai đoạn 1993 - 1997

83

Bảng 2.2.12a: Dân số thành thị trung bình VKTTĐPN

83

Bảng 2.2.12b: Dân số nông thôn trung bình VKTTĐPN

84

Bảng 2.2.13 : Cơ cấu dân số VKTTĐPN so với các VKTTĐ khác

84

Bảng 2.2.14 : Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động
ở VKTTĐPN giai đoạn 1993 - 1997
Bảng 2.2.15 : Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất

85


và nhóm thu nhập thấp nhất VKTTĐPN
so với các VKTTĐ khác năm 1997

86

Bảng 2.2.16 : Tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo thành thị - nông thôn
VKTTĐPN năm 1997 có so với các VKTTĐ khác


87

Bảng 2.2.17 : Diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu VKTTĐPN
so với các VKTTĐ khác và cả nước giai đoạn 1993-1997

88

Bảng 2.2.18 : Số thuê bao điện thoại ở VKTTĐPN giai đoạn 1993-1997 88
Bảng 2.3.1 : GDP và GDP/người VKTTĐPN giai đoạn 1998-2008

94

Bảng 2.3.2 : Giá trị sản xuất công nghiệp VKTTĐPN
giai đoạn 1998 - 2008

96

Bảng 2.3.3a : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
các địa phương VKTTĐPN
Bảng 2.3.3b : Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước ở VKTTĐPN

97
97

Bảng 2.3.4a : Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở VKTTĐPN

98


Bảng 2.3.4b : Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài ở VKTTĐPN

98

Bảng 2.3.5 : Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của
VKTTĐPN năm 2008

102

Bảng 2.3.6 : Số lượng các KCN ở VKTTĐPN được thành lập
tính đến năm 2008

104

Bảng 2.3.7 : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng VKTTĐPN

106

Bảng 2.3.8 : Giá trị xuất nhập khẩu VKTTĐPN

107

Bảng 2.3.9 : Tình hình vận tải của VKTTĐPN

108

Bảng 2.3.10 : Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp


109

Bảng 2.3.11 : Giá trị sản xuất nông nghiệp ở VKTTĐPN

111

Bảng 2.3.12 : Diện tích, năng suất và sản lượng cao su
ở VKTTĐPN năm 2008

113


Bảng 2.3.13 : Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây công nghiệp
lâu năm của VKTTĐPN, năm 2008

113

Bảng 2.3.14 : Một số tiêu chí sản xuất lương thực VKTTĐPN

116

Bảng 2.3.15 : Số lượng đàn gia súc, gia cầm VKTTĐPN

118

Bảng 2.3.16 : Giá trị sản xuất lâm nghiệp VKTTĐPN

119

Bảng 2.3.17 : Một số tiêu chí hoạt động thủy sản VKTTĐPN


120

Bảng 2.3.18 : Số trang trại VKTTĐPN năm 2008

121

Bảng 2.3.19: Dân số trung bình VKTTĐPN giai đoạn 1998 - 2008

122

Bảng 2.3.20a: Tỷ lệ tăng dân số VKTTĐPN

123

Bảng 2.3.20b: Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số VKTTĐPN

124

Bảng 2.3.21a: Tỷ suất nhập cư VKTTĐPN

124

Bảng 2.3.21b: Tỷ suất xuất cư VKTTĐPN

125

Bảng 2.3.22 : Dân số VKTTĐPN phân theo thành thị,
nông thôn năm 2008
Bảng 2.3.23 : Lực lượng lao động VKTTĐPN


126
126

Bảng 2.3.24a: Cơ cấu lực lượng lao động VKTTĐPN chia theo
trình độ giáo dục phổ thông

128

Bảng 2.3.24b: Cơ cấu lực lượng lao động VKTTĐPN chia theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật

128

Bảng 2.3.25 : Việc làm và tốc độ tăng việc làm 1998 - 2008
ở VKTTĐPN

130

Bảng 2.3.26 : Hệ số co giãn việc làm trong các ngành
kinh tế VKTTĐPN

131

Bảng 2.3.27 : Tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động
ở khu vực thành thị VKTTĐPN

132

Bảng 2.3.28 : Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động VKTTĐPN

so với các VKTTĐ khác và cả nước

132

Bảng 2.3.29 : Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động
ở VKTTĐPN có so sánh với cả nước
Bảng 2.3.30 : Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo

133


5 nhóm thu nhập ở các địa phương trong VKTTĐPN

134

Bảng 2.3.31 : Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn
VKTTĐPN so với các VKTTĐ khác và cả nước
Bảng 2.3.32 : Hệ số GINI của VKTTĐPN so với các VKTTĐ khác

135
136

Bảng 2.3.33 : Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng
ở VKTTĐPN so với các VKTTĐ khác và cả nước

137

Bảng 2.3.34 : Tỷ lệ hộ nghèo ở VKTTĐPN so với các VKTTĐ khác

137


Bảng 2.3.35 : Một số đồ dùng lâu bền tính trên 100 hộ ở VKTTĐPN

139

Bảng 2.3.36a: Một số chỉ tiêu giáo dục phổ thông VKTTĐPN năm 2008 141
Bảng 2.3.36b: Số trường phổ thông VKTTĐPN năm 2008

142

Bảng 2.3.36c: Số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông
ở VKTTĐPN 2008

142

Bảng 2.3.37 : Số giáo viên, số sinh viên đại học và cao đẳng VKTTĐPN 143
Bảng 2.3.38 : Số cơ sở khám, chữa bệnh ở VKTTĐPN

144

Bảng 2.3.39 : Số giường bệnh trong các cơ sở y tế ở VKTTĐPN

144

Bảng 2.3.40 : Số cán bộ ngành Y ở VKTTĐPN

145

Bảng 2.3.41 : Số cán bộ ngành Dược ở VKTTĐPN


145


DANH MỤC CÁC HỘP
- Hộp 1: Phân biệt 5 nhóm thu nhập

135

- Hộp 2: Hệ số GINI

136

- Hộp 3: Quy định chuẩn nghèo ở Việt Nam

138


MỤC LỤC
DẪN LUẬN

1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1


1.2. Mục đích nghiên cứu

6

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

7

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

19

3.1. Đối tượng nghiên cứu

19

3.2. Phạm vi nghiên cứu

20

4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG

21

4.1. Phương pháp luận

21

4.2. Phương pháp nghiên cứu


21

4.3. Các nguồn tài liệu sử dụng

23

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

25

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

26

CHƯƠNG 1

27

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

27

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI

27

1.1.1. Nhận thức về chuyển biến kinh tế - xã hội


27

1.1.2. Các chỉ số trong chuyển biến kinh tế - xã hội

30

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 31
1.2.1. Khái niệm chung về vùng

31

1.2.2. Vùng kinh tế trọng điểm

33

1.2.3. Kinh nghiệm thành lập các VKTTĐ trên thế giới

37


1.2.4. Sự cần thiết hình thành các VKTTĐ ở Việt Nam
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

40
42

1.3.1. Vùng đất thuộc địa bàn nghiên cứu trong lịch sử

42


1.3.2. Quá trình hình thành và mở rộng VKTTĐPN

46

1.3.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của VKTTĐPN

50

64

CHƯƠNG 2
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 1993 - 2008

64

2.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VKTTĐPN

64

2.1.1. Chủ trương của Đảng và Chính sách của Nhà nước
về phát triển kinh tế - xã hội các VKTTĐ ở Việt Nam

64

2.1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về phát triển
kinh tế - xã hội ở VKTTĐPN


66

2.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
VKTTĐPN GIAI ĐOẠN 1993 - 1997

70

2.2.1. Những chuyển biến về kinh tế

70

2.2.2. Những chuyển biến về xã hội

82

2.2.3. Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội
VKTTĐPN giai đoạn 1993 - 1997

91

2.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
VKTTĐPN GIAI ĐOẠN 1998 - 2008

94

2.3.1. Những chuyển biến về kinh tế

94


2.3.2. Những chuyển biến về xã hội

122

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

150


KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

150

3.1. NHỮNG THÀNH TỰU TRONG CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI VKTTĐPN GIAI ĐOẠN 1993 - 2008

150

3.1.1. Trên lĩnh vực chuyển biến kinh tế

150

3.1.2. Trên lĩnh vực chuyển biến xã hội

152

3.2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI VKTTĐPN GIAI ĐOẠN 1993 - 2008


153

3.2.1. Những tồn tại về chính sách và điều hành

153

3.2.2. Những tồn tại về kinh tế - xã hội

155

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VKTTĐPN

157

3.3.1. Giải pháp về định hướng chung

157

3.3.2. Giải pháp về chính sách

159

3.3.3. Một số giải pháp cụ thể

161

- KẾT LUẬN

166


- NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN

171

- TÀI LIỆU THAM KHẢO

173

- PHỤ LỤC

210


1

DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống vùng kinh tế của mỗi quốc gia được hình thành một cách
khách quan, có nhiều cấp độ khác nhau và bao giờ cũng có một số vùng vượt
trội về trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí và mức sống của dân
cư... Sự vượt trội đó vừa mang tính chất khách quan vừa là sản phẩm của
nhận thức chủ quan của con người. Những vùng vượt trội thường có nhiều
điều kiện thuận lợi hơn so với các vùng khác, mà bất cứ một chủ thể sản xuất
nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài đều nhận thấy đầu tư vào các vùng
này có hiệu quả hơn. Mặt khác, về điều hành vĩ mô, hoàn cảnh nguồn vốn có
hạn, việc ưu tiên đầu tư vào các vùng này sẽ sớm tạo ra cục diện mới, thúc
đẩy phát triển đồng đều các vùng kinh tế khác ở giai đoạn tiếp theo. Trên thế

giới hầu hết các nước đều có các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) cấp quốc
gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi tỉnh có VKTTĐ ở cấp nhỏ hơn trên một phạm
vi lãnh thổ nhất định.
Ở Việt Nam, từ sau thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập
trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Đảng và Chính phủ
đã xác định rõ quan điểm trước hết phát triển các địa bàn kinh tế trọng điểm
nhằm tạo ra sự phát triển nhanh, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát
triển, giảm bớt sự cách biệt về sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
lãnh thổ.
Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, trong những năm cuối thập niên
80 của thế kỷ XX, ba “Tam giác trọng điểm” được hình thành ở ba vùng của
đất nước. Ở phía Bắc có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh phát triển là Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh. Ở phía Nam có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh


2
phát triển là thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng
Tàu. Ở khu vực miền Trung có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh phát triển là
Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trong quá trình phát triển, các
Tam giác trọng điểm được mở rộng thêm, chuyển đổi thành các Địa bàn kinh
tế trọng điểm (ĐBKTTĐ) và sau đó là các Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ)
với những chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước để tạo ra sự phát triển
nhanh, có sức lan tỏa lớn đến các vùng ảnh hưởng.
Tại Đông Nam bộ, từ năm 1993, Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam
(ĐBKTTĐPN) đã được hình thành bao gồm TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương.
Để ĐBKTTĐPN có điều kiện trở thành một địa bàn kinh tế phát triển
năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, góp phần nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã có kế hoạch
mở rộng và quy hoạch ĐBKTTĐPN trở thành Vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam (VKTTĐPN).
Theo hướng đó, đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định
số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010. VKTTĐPN theo Quyết định này
gồm 4 tỉnh, thành (cũng chính là 4 địa phương thuộc ĐBKTTĐPN trước kia
là TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương).
Trong quá trình phát triển, để tạo cho các địa phương xung quanh
VKTTĐPN, nhất là các địa phương gần kề có điều kiện phát triển nhanh về
kinh tế - xã hội nên Chính phủ đã có một số điều chỉnh mở rộng không gian
lãnh thổ Vùng. Cụ thể, tháng 7/2003 Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa 3
tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Long An gia nhập Vùng tại Thông báo số
99/2003/TB-VPCP ngày 02/07/2003 của Văn phòng Chính phủ; Tháng
9/2005 Thủ tướng Chính phủ bổ sung tiếp tỉnh Tiền Giang vào Vùng tại công
văn số 4973/2005/CV-VPCP của Văn phòng Chính phủ. Như vậy, tính đến
nay VKTTĐPN có tất cả là 8 tỉnh, thành. Trong đó, khu vực hạt nhân của


3
Vùng chính là 4 tỉnh, thành phố lúc đầu khi hình thành Vùng là TP.HCM,
Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
*
Từ khi hình thành và phát triển đến nay, với lợi thế về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng... VKTTĐPN đã trở thành một cực
tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Vùng còn giữ
vai trò đóng góp quyết định vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và tạo
động lực đáng kể cho quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của khu vực Nam
bộ. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các
VKTTĐ Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng năm 2007
đạt 12,6%, chiếm tỷ trọng 60% giá trị sản xuất công nghiệp, 70% kim ngạch

xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế của Vùng là khu vực nông, lâm, thuỷ sản 7,3%, khu
vực công nghiệp và xây dựng 56,3% và khu vực dịch vụ 36,4%. Thu nhập
bình quân đầu người của vùng đạt 31,4 triệu đồng/năm, gấp 2,6 lần mức bình
quân của cả nước và gấp 1,9 lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
(VKTTĐBB) và 3,2 lần của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(VKTTĐMT). Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng đạt 56,4
tỷ USD, gồm có kim ngạch xuất khẩu đạt 36,8 tỷ USD và kim ngạch nhập
khẩu 19,6 tỷ USD. VKTTĐPN là vùng có khả năng xuất khẩu cao và cũng là
vùng có khả năng xuất siêu duy nhất của cả nước. Tổng thu ngân sách của
Vùng chiếm 66,5% tổng thu ngân sách quốc gia. Thu hút vốn đầu tư trong 20
năm qua, chiếm 54% tổng vốn đăng ký đầu tư toàn quốc... [108; 2]
Hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam vẫn đang tiếp tục thúc đẩy
VKTTĐPN phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, tiếp tục tạo điều kiện
cho Vùng có sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, nguồn nhân
lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của


4
Vùng và khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi
trường và an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, VKTTĐPN cũng
bộc lộ rõ một số vấn đề bất cập như tốc độ tăng trưởng chưa cao so với chỉ
tiêu và tiềm lực; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch; nguồn nhân lực dồi dào
nhưng trình độ lao động tại chỗ chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển công
nghiệp, dẫn đến sự dịch chuyển ồ ạt lực lượng lao động từ nơi khác đến mang
tính chất tự phát làm nảy sinh nhiều vấn nạn xã hội; do có sự chênh lệch quá
lớn về mức thu nhập giữa khu vực đô thị và xung quanh, nên xu hướng di dân
quá nhanh từ bên ngoài vào các đô thị (như thành phố Hồ Chí Minh, Biên
Hoà, Vũng Tàu) làm quá tải so với khả năng đáp ứng về các điều kiện kết cấu

hạ tầng đô thị (điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục,...) gây hậu quả nghiêm
trọng về môi trường… Bên cạnh đó, việc các ngành công nghiệp, nhất là các
khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) phát triển nhanh và chưa được
quản lý tốt về chất thải công nghiệp nên vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra
gay gắt, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn. Hơn nữa, cũng như các VKTTĐ khác, cho đến nay VKTTĐPN vẫn còn
thiếu một cơ chế quản lý rõ ràng từ Trung ương để có thể điều phối một cách
khoa học và hiệu quả toàn Vùng cũng như của từng thành viên trong Vùng…
dẫn sự hiện thiếu liên kết, thiếu phối hợp với nhau trong hoạch định chính
sách lẫn vận hành.
**
Nhìn chung, thực tiễn qua hơn 10 năm hình thành và phát triển cho thấy
VKTTĐPN là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước, góp phần
quan trọng vào thành tựu chung của Việt Nam. Đồng thời, thực tiễn đó còn
phản ánh tính chính xác của các quyết sách ở tầm vĩ mô của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về phát triển kinh tế vùng, thể hiện thành quả lao động sáng
tạo của Đảng Bộ, Chính quyền và nhân dân các địa phương trong VKTTĐPN.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế ở VKTTĐPN vẫn còn chưa có tính bền vững,


5
những lợi thế so sánh, nguồn lực phát triển, tiềm năng và thế mạnh của Vùng
vẫn chưa được phát huy triệt để, chưa được khai thác đúng mức. Hơn thế nữa,
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vấn đề chênh lệch giàu
nghèo, vấn đề ô nhiễm môi trường… ở VKTTĐPN vẫn còn nhiều bất cập,
chưa theo kịp với phát triển kinh tế. Đặc biệt, vấn đề liên kết phát triển giữa
các thành viên trong Vùng vẫn còn lỏng lẻo, còn mang tính cục bộ… nên
chưa phát huy hết sức mạnh thực sự và đáng có của Vùng.
***
Chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam (1993 - 2008)” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ Lịch
sử chúng tôi vì những lý do chính như sau:
- Thứ nhất, VKTTĐPN là một vùng kinh tế trọng điểm nổi bật nhất
nước, có quá trình phát triển kinh tế - xã hội để lại nhiều ấn tượng, có nhiều
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và chuyển biến xã hội trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Như vậy, việc nghiên cứu về quá trình
chuyển biến kinh tế - xã hội ở VKTTĐPN theo tác giả là một việc rất đáng
nên thực hiện.
- Bản thân tác giả luận án là người rất yêu thích nghiên cứu các vấn đề
về lịch sử kinh tế Việt Nam, mà lại đang là một nghiên cứu sinh của chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, nên tác giả suy nghĩ chọn đề tài
về quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở một vùng kinh tế trọng điểm cấp
quốc gia trong thời kỳ mới để làm luận án là phù hợp với chuyên ngành, đồng
thời đó cũng là một nghiên cứu thú vị và có ích. Thú vị và có ích vì những lý
do cơ bản như sau:
 Trước hết, luận án sẽ tìm hiểu được sự ra đời của VKTTĐPN, cũng
như lịch sử hình thành, đặc trưng phát triển của một VKTTĐ nổi
trội nhất cấp quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 Thứ hai, đặt cái nhìn so sánh giữa kỳ vọng và chỉ tiêu mà Đảng và
Chính phủ đặt ra đối với VKTTĐPN (thông qua các chủ trương,


6
chính sách…) và thực tế diễn ra ở Vùng trong giai đoạn vừa qua tác
giả nhận thấy có sự chưa tương ứng, vì vậy khi nghiên cứu sẽ giúp
nhận ra được thực trạng và lý do của những sự chưa tương ứng đó.
 Thứ ba, khi nghiên cứu có cơ sở khoa học sẽ nhận diện rõ hơn vị trí,
vai trò cũng như tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của Vùng đến chuyển
biến kinh tế - xã hội ở Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung như
thế nào?

 Cuối cùng, việc nghiên cứu sẽ tìm ra những nguyên nhân và đặc
điểm phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Từ đó có thể đề xuất các
giải pháp nhằm góp phần thiết thực hơn nữa trong việc thúc đẩy
VKTTĐPN phát triển mạnh mẽ ở những giai đoạn tiếp theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích khi chọn nghiên cứu đề tài này trước hết là để dựng lại và lý
giải sự thành công khá đáng kể của một VKTTĐ ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới. Thông qua nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những đặc thù lịch
sử, đặc thù kinh tế - xã hội và quy luật phát triển của VKTTĐPN.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này còn góp phần tìm hiểu những nguyên
nhân và động lực phát triển kinh tế - xã hội ở Vùng, thiết thực giúp cho việc
giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển biến kinh tế - xã hội
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hơn nữa, thông qua việc thu thập số liệu, tài liệu, chủ trương, chính
sách vĩ mô… luận án sẽ lý giải và đánh giá những thay đổi kinh tế - xã hội ở
VKTTĐPN dưới góc nhìn khoa học lịch sử. Từ đó có thể có những đóng góp
thêm trong việc nhận thức và đánh giá thực trạng phát triển Vùng, góp phần
vào việc đề ra những kiến nghị về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hiện nay;
góp phần cung cấp cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách những hiểu
biết có tính lịch sử để có tầm nhìn toàn diện về Vùng này, thông qua đó sẽ có
những quyết sách và biện pháp thích hợp hơn nữa trong việc thúc đẩy kinh tế
- xã hội VKTTĐPN phát triển bền vững trong tương lai.


7
Cuối cùng, một mục đích nhỏ mà luận án cũng mong muốn thực hiện
đó là góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lịch sử kinh tế - xã hội
Việt Nam đương đại nói chung và cho khu vực Nam bộ nói riêng.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
VKTTĐPN đã được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu xã hội,

nghiên cứu chính sách; nhiều viện nghiên cứu (như Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Viện nghiên cứu Kinh tế, Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu phát
triển TP.HCM, Viện phát trển bền vững vùng Nam bộ, Trung tâm Nghiên cứu
Kinh tế miền Nam…) quan tâm đến. Ngay từ những năm đầu thập niên 90
của thế kỷ XX đã có các công trình nghiên cứu về các lĩnh kinh tế, văn hóa,
xã hội của ĐBKTTĐPN; đến những năm 2000 trở đi xuất hiện nhiều hơn các
công trình, đề tài khoa học, sách chuyên khảo… nghiên cứu sâu về
VKTTĐPN. Bên cạnh đó, từ cuối những năm 1990 đến nay cũng đã diễn ra
nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học bàn về phát triển Vùng. Các cuộc hội
thảo này đã công bố khá nhiều bài viết và tài liệu về VKTTĐPN.
Theo sự phân loại của tác giả luận án, nhìn chung nội dung các công
trình khoa học đã công bố từ trước đến nay tập trung vào 6 vấn đề chính: 1/.
Các vấn đề về kinh tế ở VKTTĐPN; 2/. Các vấn đề về xã hội của VKTTĐPN;
3/. Về tiềm năng, nguồn lực và vai trò của VKTTĐPN; 4/. Các vấn đề về
chính sách phát triển vùng; 5/. Các vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát
triển vùng; 6/. Bàn về các giải pháp phát triển.
a. Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế ở VKTTĐPN có thể kể đến
những công trình tiêu biểu như sau:
- Đề tài Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do TS. Trần Du Lịch và PGS.TS. Đặng
Văn Phan làm chủ nhiệm, đề tài cấp thành phố, nghiệm thu tại Viện Kinh tế
TP.HCM tháng 8/2003. Đề tài này đã tập trung phân tích hiện trạng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN từ khi hình thành đến năm 2003; đánh giá các
ngành và lĩnh vực kinh tế quan trọng của Vùng; đánh giá một số vấn đề tồn


8
tại đối với sự phát triển VKTTĐPN. Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích lợi thế
so sánh giữa các địa phương trong vùng và lợi thế so sánh của VKTTĐPN so
với cả nước. Phần cuối đề tài đã đề ra Những định hướng phát triển

VKTTĐPN đến 2010 và chính sách, giải pháp và cơ chế nhằm phát huy vai
trò vùng kinh tế động lực.
- Đề tài cấp Nhà nước Cơ cấu kinh tế trên địa bàn kinh tế trọng điểm
phía Nam do Chu Thừa Châm chủ nhiệm, hoàn thành năm 1994. Nội dung đề
tài phân tích khá sâu về mô hình cơ cấu kinh tế, về cơ chế quản lý và vai trò
của Nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các địa phương trên
ĐBKTTĐPN giai đoạn 1986 - 1992. Bên cạnh đó, đề tài còn đề xuất việc lựa
chọn qui mô doanh nghiệp, phát triển hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu,
chính sách lao động tiền lương… ở ĐBKTTĐPN.
- Chuyên đề thuộc đề tài cấp Nhà nước Thực trạng và định hướng
phát triển kinh tế trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam cũng do TS.
Tôn Sĩ Kinh chủ nhiệm, hoàn thành vào tháng 10/1994. Đề tài chứng minh
mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng với những lợi thế đáng kể nhờ sự
ưu đãi của thiên nhiên, cùng với những nỗ lực từ chính bản thân nội tại đã dẫn
đến những kết quả đáng kể về tăng trưởng kinh tế - xã hội của ĐBKTTĐPN
giai đoạn đầu thập niên 90 của thế kỷ XX như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
cơ cấu tích luỹ tiêu dùng tương đối hợp lý, tăng trưởng các ngành kinh tế
trong một cơ cấu phù hợp.... Từ việc đánh giá thực chất hiện trạng phát triển
kinh tế - xã hội, nhận định rõ những thuận lợi và khó khăn khách quan cũng
như chủ quan, chuyên đề đã đề ra những phương hướng phát triển tổng quát
cho ĐBKTTĐPN. Đồng thời, dựa trên sự tính toán dự báo theo nhiều phương
án, chuyên đề còn đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu cụ thể về nguồn
nhân lực, nguồn vốn, các ngành kinh tế, cũng như đề xuất các biện pháp chính
sách phù hợp.
- Cuốn Doanh nghiệp tư nhân Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu


9
của cuộc hội thảo khoa học cùng tên do Viện Kinh tế TP.HCM cùng Báo Đối

ngoại Việt Nam phối hợp thực hiện, được nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
xuất bản thành sách năm 2004. Các bài viết trong cuốn sách tập trung nêu lên
thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong Vùng và cách để các
doanh nghiệp tư nhân phát triển lên trong những điều kiện mới ở VKTTĐPN.
Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết về thương mại của Vùng được đánh giá
dưới góc nhìn quản lý vĩ mô của các quản lý cao cấp ở Việt Nam như TS. Lê
Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng ban chỉ đạo phát triển
Thương mại VKTTĐPN; TS. Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng Viện Chiến
lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
- Sách Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập WTO
do Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam hợp tác biên soạn cùng Công ty
truyền thông Nhịp Cầu Việt, sách do nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất
bản năm 2007. Cuốn sách được viết bằng 2 ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng
Anh) dày đến 845 trang và chia làm 4 phần. Trong đó, phần 1 và 2 giới thiệu
tổng quan các địa phương trong VKTTĐPN và trình bày về kinh tế thương
mại - dịch vụ ở Vùng. Đặc biệt, ở phần 1, cuốn sách đã trình bày khá rõ về
quá trình phát triển thương mại - dịch vụ ở VKTTĐPN trong điều kiện Việt
Nam đã gia nhập WTO. Bên cạnh đó còn vạch ra những triển vọng mới trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài vào VKTTĐPN.
Ngoài ra, còn có một số sách, đề tài khoa học tuy không trực tiếp
nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế ở VKTTĐPN nhưng trong nội dung có đề cập
đến một số vấn đề có liên quan đến kinh tế Vùng. Những công trình thuộc
loại này tiêu biểu có:
- Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước Định hướng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội vùng Nam bộ thời kỳ 1991 - 2000, do Viện Kinh tế TP.HCM
và Tổ nghiên cứu chiến lược kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ phối hợp thực
hiện, hoàn thành năm 1992. Nội dung đề tài bao gồm 6 nội dung chính: 1Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, trong đó đề cập chi



×