Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LA NỮ ÁNH VÂN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH
THUẬNTRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LA NỮ ÁNH VÂN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH
THUẬNTRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC
Mã số: 62. 31. 95. 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG
2. GS. TS. LÊ THÔNG


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

La Nữ Ánh Vân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.

BVMT
BTB
BĐKH
BTTN
CBCC
CSHT
CSVCKT
CSDVDL
DHNTB
DL
DLBV
DLST
GDP
HĐDL
KBTB

KBTTN
NCVPTDL
PTDL
PTDLBV
QHTT
QL
QLNN
SPDL
TDTT
TNDL
TTCN
UBND
VH,TT&DL
VQG

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bảo vệ môi trường
Bảo tồn biển
Biến đổi khí hậu
Bảo tồn thiên nhiên
Cán bộ công chức
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở dịch vụ du lịch
Duyên hải Nam Trung Bộ
Du lịch
Du lịch bền vững
Du lịch sinh thái
Tổng sản phẩm thu nhập trong nước
Hoạt động du lịch
Khu bảo tồn biển
Khu bảo tồn thiên nhiên

Nghiên cứu và phát triển du lịch
Phát triển du lịch
Phát triển du lịch bền vững
Quy hoạch tổng thể
Quốc lộ
Quản lý nhà nước
Sản phẩm du lịch
Thể dục thể thao
Tài nguyên du lịch
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Văn hóa, thể thao và Du lịch
Vườn quốc gia


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................4
MỤC LỤC ........................................................................................5
DANH MỤC BẢNG ......................................................................12
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................14
DANH MỤC HÌNH .......................................................................15
DANH MỤC BẢN ĐỒ ..................................................................15
MỞ ĐẦU.........................................................................................16
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................16
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................17
3. Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................17
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................18
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................20
6. Những đóng góp chủ yếu của luận án .....................................................25

7. Cấu trúc của luận án.................................................................................25

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ......................................................................26
1.1. Những vấn đề lí luận ..............................................................................26
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về du lịch......................................................26
1.1.2. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững...............35
1.1.3. Nguyên tắc phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền
vững ............................................................................................................39
1.2. Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam ..............................................42
1.2.1. Phát triển du lịch ở Việt nam .........................................................42


1.2.2. Phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ .......................45
1.2.3. Liên kết phát triển du lịch TP. HCM - Lâm Đồng - Bình Thuận
.....................................................................................................................52
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên quan điểm bền vững .........53
1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí...................................................................53
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá.......................................................................55
1.3.3. Thang điểm đánh giá ......................................................................65
1.4. Tiểu kết....................................................................................................70

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN TRÊN
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................................72
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ......72
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................72
2.1.2. Tài nguyên du lịch ...........................................................................73
2.1.3. Kinh tế - xã hội và môi trường .......................................................91

2.1.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
tỉnh Bình Thuận ......................................................................................100
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ................................101
2.2.1. Phát triển du lịch theo ngành .......................................................101
2.2.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ ...................................................128
2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên
quan điểm phát triển bền vững..............................................................135
2.3. Tiểu kết..................................................................................................156

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ....................................................................157
3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát
triển bền vững..............................................................................................157
3.1.1. Cơ sở định hướng ..........................................................................157


3.1.2. Định hướng chung.........................................................................162
3.1.3. Các định hướng chủ yếu ...............................................................162
3.1.4. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch....................................169
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát
triển bền vững..............................................................................................173
3.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế ....................................................173
3.2.2. Giải pháp về phát triển xã hội......................................................181
3.2.3. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường...........................186
3.3. Tiểu kết..................................................................................................192

KẾT LUẬN ..................................................................................193
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..........................195
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................196

PHỤ LỤC .....................................................................................204


DANH MỤC BẢNG
1.
Bảng
1.1
2.Bảng 1.2
3.Bảng 1.3
4.Bảng 1.4
5.Bảng 1.5
6.Bảng 1.6
7.Bảng 1.7
8.Bảng 1.8
9.Bảng 1.9
10. Bảng 1.10
11. Bảng 2.1
12. Bảng 2.2
13. Bảng 2.3
14. Bảng 2.4
15. Bảng 2.5
16. Bảng 2.6
17. Bảng 2.7
18. Bảng 2.8
19. Bảng 2.9
20. Bảng 2.10
21. Bảng 2.11
22. Bảng 2.12
23. Bảng 2.13
24. Bảng 2.14

25. Bảng 2.15

: Nguyên tắc PTDL trên quan điểm PTBV

26

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

28
29
32
34

34
50
51
52
53
57
60
61
62
64
65
66
67
69

:
:
:
:
:

26. Bảng 2.16 :
27. Bảng 2.17 :
28. Bảng 2.18 :

Tăng trưởng trung bình khách du lịch Việt Nam
Tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch VN
Khách du lịch các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Tăng trưởng khách và thu nhập du lịch vùng DHNTB
Cơ sở lưu trú các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Bậc và điểm đánh giá các tiêu chí
Một số chỉ tiêu phấn đấu của DLVN đến năm 2010
Thang điểm đánh giá các tiêu chí PTDL tỉnh BT
Thang điểm đánh giá tổng hợp phát triển du lịch
Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch
Danh mục thác nước có khả năng khai thác du lịch
Danh mục hồ có khả năng khai thác du lịch
Danh mục suối khoáng có thể khả năng khai thác DL
Danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển
Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Bình Thuận
Danh mục các di tích được xếp hạng cấp tỉnh
Phân bố di tích đã được xếp hạng của tỉnh Bình Thuận
Thống kê tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bình Thuận còn hiệu
lực đến năm 2010
Cơ cấu lao động tỉnh Bình Thuận 2005 - 2010
Khách du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010
Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế tỉnh BT
Cơ cấu khách quốc tế theo mục đích chuyến đi
Độ dài lưu trú của khách du lịch quốc tế tại Bình
Thuận và DHNTB giai đoạn 2005 - 2010
Cơ cấu khách quốc tế theo hình thức tổ chức đi du lịch
Khách quốc tế đến BT theo hình thức vận chuyển
Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế tại BT

74
76
81
82
83

84
84
84
85


29. Bảng 2.19
30. Bảng 2.20
31. Bảng 2.21
32. Bảng 2.22
33. Bảng 2.23
34. Bảng 2.24
35. Bảng 2.25
36. Bảng 2.26
37. Bảng 2.27
38. Bảng 2.28
39. Bảng 2.29
40. Bảng 2.30
41. Bảng 2.31
42. Bảng 2.32
43. Bảng 2.33
44. Bảng 2.34
45. Bảng 2.35
46. Bảng 2.36

:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

47. Bảng 2.37 :
48. Bảng 2.38 :
49. Bảng 2.39 :
50. Bảng 2.40 :
51. Bảng 2.41 :
52. Bảng 2.42
53. Bảng 2.43
54. Bảng 2.44
55. Bảng 3.1
56. Bảng 3.2

:
:
:
:
:


Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Bình Thuận
Khách quốc tế theo số lần đến Bình Thuận
Khách du lịch nội địa của BT và vùng DHNTB
Cơ cấu thị trường khách nội địa tỉnh Bình Thuận
Cơ cấu khách nội địa theo mục đích chuyến đi
Cơ cấu khách nội địa theo hình thức tổ chức đi du lịch
Độ dài lưu trú của khách nội địa tại Bình Thuận
Cơ cấu khách nội địa theo hình thức vận chuyển
Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa tại BT
Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách nội địa
Khách nội địa theo số lần đến Bình Thuận
Thu nhập du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2010
Lao động ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
Nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận năm 2010
Cơ sở lưu trú tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2010
Cơ sở lưu trú DL được xếp hạng năm 2009 và 2010
Công suất buồng trung bình giai đoạn 2005 – 2010
Tăng trưởng khách du lịch Việt Nam, vùng duyên hải
Nam Trung Bộ và Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2010
Khách du lịch Bình Thuận và vùng DHNTB
Tăng trưởng thu nhập du lịch Việt Nam, duyên hải
Nam Trung Bộ và Bình Thuận
Thu nhập du lịch Bình Thuận và các tỉnh DHNTB
Bảng điểm đánh giá tổng hợp về phát triển kinh tế
Một số kết quả khảo sát về sự đồng thuận của cộng
đồng địa phương
Bảng điểm đánh giá tổng hợp về phát triển xã hội
Bảng điểm đánh giá tổng hợp về bảo vệ môi trường
Bảng điểm đánh giá tổng hợp PTDL tỉnh Bình Thuận

Chỉ tiêu sử dụng lao động du lịch Bình Thuận
Một số chỉ tiêu PTDL tỉnh BT giai đoạn 2010 – 2020

85
86
88
89
89
90
90
91
91
92
92
93
95
95
99
100
101
112
113
114
115
117
119
123
127
131
146

147


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ 1.1 : Khách và doanh thu DLVN giai đoạn 1995 – 2010

27

2. Biểu đồ 1.2 : Khách và thu nhập du lịch vùng DHNTB

33

3. Biểu đồ 1.3 : Thu nhập du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

33

4. Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế tỉnh Bình Thuận

71

5. Biểu đồ 2.2 : GDP bình quân đầu người tỉnh Bình Thuận

71

6. Biểu đồ 2.3 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bình Thuận còn hiệu
lực đến năm 2010

74

7. Biểu đồ 2.4 : Khách du lịch và thu nhập du lịch tỉnh Bình Thuận


87

8. Biểu đồ 2.5 :

87

Khách du lịch nội địa của BT và các tỉnh DHNTB

9. Biểu đồ 2.6 : GDP du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2010

94

10. Biểu đồ 2.7: Khách du lịch các tỉnh DHNTB giai đoạn 1995 – 2010

113

DANH MỤC HÌNH
1. Hình 1.1

: Quan niệm về phát triển bền vững

DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ 1.1

: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận

2. Bản đồ 2.1

: Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bình Thuận


3. Bản đồ 2.2

: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Thuận

4. Bản đồ 2.3

: Bản đồ thực trạng du lịch tỉnh Bình Thuận

5. Bản đồ 3.1

: Bản đồ định hướng tổ chức không gian DL tỉnh BT

20



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch tuy đã xuất hiện khá sớm trong tiến trình lịch sử của xã hội loài
người, nhưng trong thời kì sơ khai các hoạt động này chưa tác động nhiều đến
kinh tế, xã hội và môi trường. Từ nửa sau thế kỉ XX, du lịch phát triển với tốc
độ cao, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng
kể vào nền kinh tế toàn cầu thì những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
chúng đến lãnh thổ đón khách ngày càng thể hiện rõ nét. Vì vậy, vấn đề phát
triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững nhằm phát triển cân đối, hài
hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường được các nhà khoa học, các nhà quản lí
quan tâm nghiên cứu.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, đất nước có lãnh thổ khá
rộng lớn, dân số đông, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, truyền thống lịch sử

chống ngoại xâm hào hùng, nền văn hoá phong phú, đặc sắc và lòng nhân ái,
cởi mở, hiếu khách đã tạo nên những hấp dẫn to lớn đối với du khách quốc tế.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước,
ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi
trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đó,
ngành Du lịch cũng bộc lộ nhiều hạn chế chưa được giải quyết thoả đáng,
phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Bình Thuận nằm trong vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, giàu tiềm
năng du lịch, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển du lịch
chung của vùng và cả nước. Song, những nghiên cứu chuyên sâu về phát triển
du lịch của tỉnh trên quan điểm phát triển bền vững còn rất hạn chế. Vì những
lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
trên quan điểm phát triển bền vững.


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài, mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
trên quan điểm phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lí
luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững.
- Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch
tỉnh Bình Thuận. Phân tích thực trạng phát triển du lịch ở địa bàn nghiên cứu
và đánh giá trên quan điểm phát triển bền vững thông qua các khảo sát thực
tế.

- Đề xuất các định hướng chủ yếu và giải pháp phát triển du lịch tỉnh
Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Luận án tập trung phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát
triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận.
- Lãnh thổ mà luận án nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận.
- Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời
gian từ năm 2000 - 2010.
- Bước đầu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch
trên quan điểm phát triển bền vững kết hợp cả định lượng và định tính.


4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Du lịch là một trong những ngành kinh tế tổng hợp đang được nhiều
chuyên gia, nhà khoa học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Trên thế
giới, dưới góc độ địa lý du lịch, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các
hướng: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; đánh giá tài nguyên
du lịch; tổ chức lãnh thổ du lịch; và gần đây, những nghiên cứu về phát triển
du lịch trên quan điểm phát triển bền vững đang thu hút sự quan tâm của
nhiều chuyên gia.
“Đáng chú ý là những công trình của một số nhà địa lí cảnh quan của
trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đã tiến hành nghiên cứu các vùng thích
hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (trước đây). Các nhà địa
lí Anh, Mỹ và Canada cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên
nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch” (Phạm Lê Thảo, luận án tiến sỹ “Tổ
chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững”) [42].
Từ đầu những năm 1990 những nghiên cứu về phát triển du lịch trên quan
điểm phát triển bền vững đã được tiến hành. Năm 1996, hưởng ứng Earth
Summit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm Hội đồng
Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC), Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) và Hội

đồng Trái đất (Earth Council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21
vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi
“Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về môi
trường”. Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch đã nhấn mạnh sự cần thiết phải
phối hợp hành động giữa các Chính phủ, ngành du lịch và các tổ chức phi
Chính phủ trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững. [76]
Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những
năm 1990, khi hoạt động du lịch dần dần trở nên khởi sắc. Một số công trình
nghiên cứu đã đề cập những khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như:
Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998) tổng quan


cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du
lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng du lịch Việt Nam; Năm 2000, cuốn Tài
nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên đã hệ
thống cơ sở lí luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên và môi trường du
lịch Việt Nam; Giáo trình Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hoè – Vũ Văn
Hiếu (2001), tổng quan tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch đối với môi
trường, giới thiệu sơ lược về du lịch bền vững; Tổng quan du lịch (2002) và
Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn (2005) của Tiến sỹ Trần
Văn Thông, Qui hoạch du lịch, Tài nguyên du lịch (2007) của Bùi Thị Hải
Yến (chủ biên)… cung cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát
triển du lịch, tài nguyên du lịch Việt Nam; Địa lý du lịch do Nguyễn Minh
Tuệ (chủ biên) và tập thể tác giả (2010) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch
Việt Nam. Và đặc biệt, các công trình khoa học của Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch về Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam
Bộ đến năm 2020; của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch

phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020… đã xác định quan điểm, mục
tiêu, những định hướng và giải pháp chính cho phát triển du lịch Việt Nam.
Những công trình trên đã phân tích cơ sở lí luận cho phát triển du lịch,
đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát
triển du lịch, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du lịch, là
những tài liệu quí giá cho quá trình nghiên cứu của luận án.
Du lịch Bình Thuận tuy mới phát triển mạnh từ năm 1995 đến nay, nhưng
đã có một số công trình nghiên cứu đáng kể như: Đề án phát triển du lịch sinh
thái tỉnh Bình Thuận đã phân tích đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng và
giải pháp bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch tỉnh Bình Thuận; Quy hoạch


tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010, Đề án đào
tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010
– 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030… là những tài liệu bổ
ích cho quá trình nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan
điểm phát triển bền vững.
Tổng hợp tình hình nghiên cứu, có thể khái quát:
- Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững mới chỉ được đầu tư từ
những năm 1990 đến nay. Vì vậy, số lượng các công trình về lĩnh vực này
chưa nhiều, phần lớn các nghiên cứu tập trung vận dụng lý thuyết và kinh
nghiệm quốc tế vào điều kiện Việt Nam, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch
chung của quốc gia.
- Việc nghiên cứu những vấn đề về phát triển du lịch trên quan điểm phát
triển bền vững áp dụng cụ thể cho một tỉnh, đặc biệt là cho tỉnh Bình Thuận
còn rất ít.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển bền vững đã trở
thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi
phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Trọng tâm của


phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là phát triển cân bằng
giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo tồn tài nguyên môi trường.
Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận phải gắn với bảo vệ và tôn tạo nguồn
tài nguyên và môi trường. Các kế hoạch và cơ chế quản lí phải phù hợp với
việc khai thác các giá trị thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan
tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động
phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc xây dựng cơ sở
lí luận, đánh giá phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận và đề xuất các giải pháp
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững phải
hướng tới phát triển cân đối, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát
triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ
Quan điểm hệ thống lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh
thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và về lãnh thổ.
Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặt trong
mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia
đến cấp vùng, địa phương, khu và điểm du lịch.
Du lịch tỉnh Bình Thuận được coi như một bộ phận của các hệ thống du
lịch có qui mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Duyên hải

Nam Trung Bộ và hệ thống du lịch cả nước. Du lịch tỉnh Bình Thuận với tư
cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo qui luật của
toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống
có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích thực
trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận phải phù hợp với quy


hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội nói chung ở phạm
vi quốc gia, vùng và địa phương.
5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du
lịch. Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề
nghiên cứu cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng
hợp sẽ chỉ đạo họ đặt nó trong mối liên hệ với các ngành khác.
Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong
và cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa,
lịch sử, con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một
cách hoàn chỉnh. Nghiên cứu, đánh giá phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
phải được nhìn nhận trong mối quan hệ tổng hợp giữa các mặt kinh tế, xã hội
và môi trường.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích các
tiềm năng và các tác động nhiều mặt đối với lãnh thổ du lịch tỉnh Bình Thuận.
5.1.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo
quá trình của nó. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các
giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các
phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. Bình Thuận là
vùng đất có bề dày lịch sử, có nền văn hóa phát triển từ lâu đời. Trải qua lịch
sử phát triển hàng ngàn năm với bao thăng trầm, đến nay vùng đất này vẫn

còn giữ được những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc về tự nhiên, về văn hóa và
con người. Những đặc điểm này đã được khai thác cho phát triển kinh tế nói
chung, cho du lịch nói riêng. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá
đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển mới có cơ sở để


đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận mang tính
bền vững và hiệu quả.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
Để có được những thông tin phong phú, chính xác, các tài liệu được thu
thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu lưu trữ quốc gia
và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch và các tài
liệu có liên quan.
Các tài liệu luôn được bổ sung, cập nhật; được chọn lọc, thống kê và tổng
hợp, liên kết các mặt, các bộ phận thông tin để tạo ra một hệ thống thông tin
mới đầy đủ và sâu sắc là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các nghiên cứu
trong luận án.
Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu được thực hiện tốt là
cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã
hội hóa sâu sắc. Phân tích hệ thống nhằm thấy rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố, các thành phần trong hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường đối với phát triển du lịch cũng như mối liên hệ giữa phát triển du lịch
của địa phương trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng và cả nước.
5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa và điều tra xã hội học
Điều tra thực địa là phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử
dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình
thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Các thông tin thu



thập được qua điều tra xã hội học giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được các
ý kiến, các quan điểm đa dạng từ du khách, cư dân, các nhà quản lý một cách
khách quan mà quan sát của một người không thể có được. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái
nhìn thực tế về phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận và những đặc trưng của
lãnh thổ nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp
này bao gồm quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, tham gia các buổi thuyết
trình, hội thảo.
5.2.4. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du
lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu
cuối của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời
gian, không gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được
thể hiện trong luận án thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu
không có sự hỗ trợ của các bản đồ.
5.2.5. Phương pháp khai thác hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Khai thác hệ thống thông tin địa là một trong những phương pháp đặc thù
của địa lý. Phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý, lưu trữ các dữ
liệu và thiết kế các bản đồ phục vụ nội dung đề tài nghiên cứu.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn tranh thủ ý kiến của các chuyên
gia đầu ngành về du lịch, các nhà quản lý du lịch địa phương và cộng đồng sở
tại về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.


5.2.7. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo là phương pháp quan trọng trong quá trình thực hiện
đề tài. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình phân tích để đề xuất

các định hướng và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch trên
quan điểm phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam để vận dụng vào
điều kiện cụ thể tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của HĐDL.
- Phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến PTDL tỉnh BT.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm
phát triển bền vững, chỉ ra được những thành tựu và những bất cập.
- Đề xuất các định hướng chủ yếu và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận trên quan điểm phát triển bền vững.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chủ yếu của luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên
quan điểm phát triển bền vững
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh
Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
trên quan điểm phát triển bền vững


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Những vấn đề lí luận
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về du lịch
1.1.1.1.Du lịch
Thủơ ban đầu, du lịch chỉ được hiểu đơn thuần là các chuyến đi xa khỏi
nơi cư trú để thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.

Theo Trần Đức Thanh trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch, thuật ngữ
du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là
đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó thành
tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar, từ tourist
lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. Trong tiếng
Việt, thuật ngữ tourism được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi
chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là
du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Azar người Thụy Sĩ nhận
thấy Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng
này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn
với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Các nhà kinh tế du lịch thuộc
trường Đại học Kinh tế Praha mà đại diện là Mariot coi tất cả các hoạt động,
tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con
người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và
thăm viếng người thân là Du lịch. Tại hội nghị Liên hiệp Quốc về du lịch họp
tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa: du lịch
là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở


thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [41].
Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di
chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm
việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch [61].
Luật Du lịch Việt Nam khẳng định “du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định” [32].
Du lịch có nhiều chức năng, có thể tựu chung thành ba chức năng chính:

- Chức năng kinh tế của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai
trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động
sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực
và được tổ chức hợp lý sẽ góp phần phục hồi sức khoẻ, khả năng lao động,
đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Sức
khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy nền sản xuất
xã hội và nâng cao hiệu quả của nó [61]. Du lịch phát triển còn ảnh hưởng
đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của các ngành kinh tế, là cơ sở quan
trọng tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
- Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi
phục sức khoẻ và tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào
đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao
động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng
nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình
giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh
đường tiêu hoá giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Thông qua hoạt động du
lịch, du khách có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú
và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết


quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… Điều
đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn
xã hội [61].
- Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi
trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng
kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao
quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và
hoạt động của con người. Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng
mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hoá quá
trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải

tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài
nguyên một cách hợp lí. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có
mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội phải đảm bảo sự phát triển tối ưu của
du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường khỏi tác động phá hoại
của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ
du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi
với nhau [61].
1.1.1.2.Tài nguyên du lịch
Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là
tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử
dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du
lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng
lao động và sức khỏe của con người [45].
“Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và
những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể
lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong
cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật


cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch
vụ du lịch và nghỉ ngơi” [34].
Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự
nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục,
phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp,
cho việc sản xuất dịch vụ du lịch” [61].
Luật du lịch Việt Nam khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo
của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du

lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [32]
1.1.1.3.Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể nhiều thành phần không đồng nhất cấu
tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. “Sản
phẩm du lịch là kết quả của sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất
trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm cung cấp cho khách một
khoảng thời gian thú vị, một sự trải nghiệm DL trọn vẹn và sự hài lòng” [32].
Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.
Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự hấp dẫn của
điểm du lịch, các tiện nghi cơ sở vật chất ở nơi khách đến, khả năng tiếp cận,
giá cả...
Theo Tiến sĩ Trần Văn Thông, “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa
và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi
nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch” [46].
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.


×