Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

tìm hiểu một phần nhỏ về tình hình du lịch hiện nay của đất nước bao gồm ba tỉnh miền trung huế đà nẵng quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.57 KB, 55 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trên con đường phát triển và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta xác định du
lịch sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn. Để làm được điều đó, trước hết cần có
một cái nhìn khái quát và tiềm năng du lịch của đất nước nói chung và các tỉnh
thành nói riêng. Với mục đích đó, bản niên luận này tìm hiểu một phần nhỏ về
tình hình du lịch hiện nay của đất nước bao gồm ba tỉnh miền Trung : Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam. Hy vọng những thông tin đưa ra sau đây sẽ cung cấp cho
các bạn có một cái nhìn chung nhất về tiềm năng và sự phát triển của du lịch
miền Trung.
Trong quá trình tìm hiểu còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp
ý của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

1


PHẦN I : VÀI NÉT KHÁI QUÁT.
Huế ,Đà Nẵng,Quảng Nam là trung tâm của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Đây là vùng du lịch có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất trong cả nước (hay bị
bão lũ hoành hành,nạn thiếu lương thực). Nhưng bù vào sự thiếu hụt đó kinh tế
biển,kinh tế rừng,du lịch, có một tiềm năng và triển vọng to lớn.Phần lớn nguồn
tài nguyên du lịch của vùng đều tập trung với mật độ tương đối cao dọc theo
quốc lộ 1A và phát triển thành cụm với bán kính không đầy 100 km xung quanh
trung tâm Huế-Đà Nẵng.
I .THỪA THIÊN HUẾ
- Diện tích:5.010 k m2
- Dân số:1.045.134 người
- Mật độ: 208.6 người/km2
- Trung tâm tỉnh: Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế nằm ở miền trung đất nước,phía Bắc giáp với Quảng


Trị, phía Nam nằm giáp với Đà Nẵng, Tây dựa vào dãy Trường Sơn, Đông nhìn
ra dãy biển Đông. Huế cách Hà Nội 660km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1080
km. Huế xưa là vùng đất Thuận Hoá được chúa Nguyễn Hoàng chọn làm nơi
xây dựng cơ nghiệp. Đầu thế kỉ 14, do thiên nhiên đa dạng có sông ngòi, đầm
phá, biển cả núi rừngvà nhất là cánh đồng xanh tươi,Thuận Hoá đã trở thành một
vùng dân cư trù phú. Phú xuân tên một làng của Thuận Hoá đã được chúa
Nguyễn chọn làm thủ phủ đầu tiên vào năm 1687. Nhưng đến tận khi Nguyễn
Huệ dẹp xong nạn Trịnh-Nguyễn phân tranh lên ngôi Hoàng đế, tiêu diệt 29 vạn
quân Thanh(1789) Phú Xuân mới thực sự trở thành kinh đô của cả nước.
Khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh tiêu diệt quân Tây Sơn và lên ngôi
Hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long. Mở đầu cho sự trị vị 13 đời vua nhà Nguyễn.
Vua gia Long đã cho xây dựng thành quách, cung điện, đền miếu, Lăng tẩm
v.v..Và nối tiếp bước chân của vị vua đầu tiên này, các đời vua sau đã xây dựng
2


kinh thành ngày một nguy nga, tráng lệ hơn.Nhờ vậy mà ngày nay Huế có được
một quần thể kiến trúc -danh thắng đẹp và phong phú, đồ sộ đến vậy. Đến cố đô
Huế du khách cảm thấy mình quá nhỏ bé trước những toà thành, những cung
điện nguy nga, những lăng tẩm nên thơ, tráng lệ.
Cố đô Huế là dấu tích còn lại của chế độ phong kiến cuối cùng ở Việt
Nam,một số công trình kíên trúc ở đây đã bị chiến tranh và thiên tai phá
huỷ.Tuy cố đô Huế không còn giữ được nguyên vẹn những công trình kiến trúc
xưa nhưng trong 7300 di tích lịch sử văn hoá của cả nước thì Huế là một trong
những nơi tập trung nhiều di tích nhất. Đặc biệt hơn những di tích ở Huế tập
trung trên một khu vực rộng lớn và tồn tại khá nguyên vẹn đến ngày nay. Bờ
Bắc sông Hương là khu kinh thành có chu vi với 11km, được kiến trúc theo
phong cách kinh đô thành luỹ.Tại đây còn lại hơn 100 công trình kiến trúc phục
phụ sinh hoạt của vua quan triều Nguyễn. ở hai bên bờ sông Hương, ẩn hiện
giữa những đồi thông cao vun vút là khu lăng tẩm các đời vua.

Hàng năm Huế thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến
thăm quan và nghỉ dưỡng.Trong tương lai Huế vẫn còn là một điểm sáng cho
nghành du lịch Việt Nam, giữ một phần quan trọng cho sự phát triển của du lịch
cả nước.
II.QUẢNG NAM.
- Diện tích:11.043 km2
- Dân số:1.372.424 người
- Mật độ dân số:131.9 người/km2
- Trung tâm tỉnh là thị xã Tam Kỳ
Phía bắc của tỉnh giáp với thành phố Đà Nẵngvà Thừa Thiên Huế, Nam
giáp với Quảng Nam, phía Tây giáp với Komtum và Lào, Đông giáp với biển
Đông.Tỉnh Quảng Nam có 2 thị xã Tam Kì và Hội An.Các huyện gồm
:Hiên,Giằng,Phước Sơn,Trà My,Điện Bàn,Đại Lộc,Duy Xuyên,Thăng Bình,Núi
Thành,Quế Sơn,Tiên Phước và Hiệp Đức.
3


Tên đất Quảng Nam do vua Lê Thánh Tông đặt ra từ năm Hồng Đức thứ
hai (1471) gọi là đạo Quảng Nam sau đổi thành xứ Quảng Nam. Đến năm 1833
triều Nguỹen đổi thành tỉnh Quảng nam. Đại đa số người Quảng Nam hiện nay
có nguồn gốc lâu đời từ đất Bắc nhất là hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.Tiếp
đến nhà Lê càng đẩy mạnh công cuộc di dân bắt buộc những người tù bị kết án
lưu đày phải cùng gia đìmh di cư vào đất Thuận Quảng(Thuận Hoá-Quang
Nam)
Không đẹp và thơ mộng như đất Huế. Quảng Nam mang trong mình một vẻ
đẹp cổ kính của phố cổ và linh thiêng của thánh địa xưa. Quảng Nam là một tỉnh
đặc biệt trong cả nước có hai trong bốn di sản văn hoá thế giới đó là Hội An và
Mỹ Sơn.Hai điểm du lịch này có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài
nước đặc biệt là các nhà nghiên cứu.Quảng Nam đang góp một phần sức lực của
mình trong việc quảng bá đất nước và con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

III. ĐÀ NẴNG.
-Diện tích:942 k m2
-Dân số:684.131 người
-Mật độ:726 người/km2
Thành phố Đà Nẵng dược thành lập năm 1888, nằm bên bờ sông Hàn, là
trung tâm kinh tế, văn hoá, đầu mối giao thông lớn nhất miền Trung. Thành phố
hiện nay có 5 quận: Hải Châu,Ngũ Hành Sơn,Thanh Khê,Tiên Chiểu, Sơn Trà, 2
huyện Hoà Vang và huyện Hoàng Sa.Huyện Hoàng Sa gồm Quần đảo Hoàng Sa
cách cửa biển Đà Nẵng 390km đường biển về phía Đông.
Đà Nẵng không có những thuận lợi vè tự nhiên như Huế và Quảng Nam
nhưng Đà Nẵng lại đươc thiên nhiên ban tặng cho một vị trí rất thuận lợi để phát
triển du lịch. Nó giữ vị trí một thành phố cảng quan trọng của cả nước: một cảng
sông Bạch Đằng(sông Hàn), hai cảng biển: một là quân cảng Sơn Trà, một là
thương cảng.Theo quốc lộ số một Đà nẵng cách Hà Nội 759km, cách thành phố
Hồ Chí Minh 979 km. Đường sắt, đường bộ, đương biển, đường hàng không đều
4


thuận lợi.Hàng năm cảng Đà nẵng đón một lượng lớn khách du lịch đi tàu biển
vào nước ta. Đà Nẵng hiện đang phát triển không ngừng trên con đường hội
nhập của đất nước.

5


PHẦN II .NỘI DUNG
I.ĐIỀU KIỆN CHUNG.
1.Khí hậu:
Khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt
động du lịch. Nó cũng được xem là một tài nguyên du lịch có ảnh hưởng quyết

định đến tính mùa vụ trong du lịch, đến đặc điểm của từng loại hình du lịch.Ví
dụ: Du lịch nghỉ đông , du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡngv.v.. Điều kiện khí hậu
cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ
về du lịch. Như vậy, khí hậu vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của hoạt động du lịch ở quy mô địa phương hay một quốc gia.
1.1.Huế.
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,thời tiết diễn ra theo
chu kì 4 mùa:Mùa xuân mát mẻ ,ấm áp.Mùa hè nóng bức . Mùa thu dịu mát và
mùa đông gió rét.Thời tiết lạnh là thời kì ẩm vì mùa mưa lệch về thu đông. Sang
mùa hạ tiết thời tuy khô nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa rào và giông.
Lượng mưa trung bình tại Thừa Thiên Huế là 2740mm. Mùa mưa tại Huế
chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, độ ẩm dao động trong năm từ 72% đến 90%.
Bão ở Thừa Thiên Huế khá nhiều thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất là
tháng 9 đến tháng 10. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8. Ngoài ra còn chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc và một phần của gió Lào. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 25oC, số giờ nắng trung bình là 2000 giờ.
Điều thú vị ở khí hậu Huế là trong tiết trời nóng nực bất chợt lại có mưa rào
đây là điểm rất thu hút du khách.Nhưng bất lợi lớn nhất mà khí hậu gây ra cho
du lịch Thừa Thiên Huế đó là bão.Bão ở Thừa Thiên Huế đổ bộ dài ngày và
mang theo một lượng mưa lớn, sức cuốn của nước rất mạnh. Vì vậy, đi du lịch
vào thời điểm tháng 6 đến tháng 10 là rất nguy hiểm và khó khăn, hoạt động du
lịch ở Huế gần như bị ngưng trệ.Và sau mỗi mùa bão thì thiệt hại về kinh tế và
cơ sở vật chất là hết sức to lớn.Từ thực tế đó buộc du lịch Huế phải có sự, giữ
6


gìn, đầu tư nâng để khôi phục lại hệ thống các di tích, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất phục vụ cho du lịch Mùa du lịch đẹp nhất ở Huế từ tháng 11 đến tháng 4 là
kết thúc.
1.2.Đà Nẵng.

Dãy Hoàng Sơn, Bạch mã do đâm ngang ra biển nên trở thành ranh giới khí
hậu thực sự tạo nên những nét khí hậu khác biệt giữa Huế và Đà Nẵng,mẵc dù
khoảng cách giữa hai tỉnh là không xa.Huế thì có một thời kì mưa liên miên
“trắng đất trắng trời”, Đà Nẵng thì chói chang ánh nắng và hầu như không có
gió mùa mùa đông. Điều đó càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch miền
trung.
Đà Nẵng là thành phố nhiệt đới với hai mùa rõ rệt: một mùa khô và một
mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 28 oC -29 oC. Bão thường đổ bộ trực
tiếp vào thành phố các tháng 9 và 10.
Cùng nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng gió khắc nhiệt như Huế và
Quảng Nam.Khi mùa bão đến cũng đẩy cho nghành du lịch Đà Nẵng những khó
khăn nhất định. Đà Nẵng nằm giữa Huế và Quảng Nam là nơi du khách dừng
chân khi đi từ Huế vào Quảng Nam và ngược lại. Vì vậy, khi du lịch Huế và
Quảng Nam chậm lại kéo theo công suất hoạt động của du lịch Đà Nẵng cũng bị
ảnh hưởng theo. Lượng du khách đến Đà Nẵng ít hơn nhất là lượng du khách di
chuyển bằng đường bộ vào mùa mưa bão rất là hiếm.
1.3.Quảng Nam .
Quảng Nam có 2 loại khí hậu rõ rệt là khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển
và khí hậu ôn đới vùng cao.Nhiệt độ trung bình năm 25 oC.Có 2 mùa: từ tháng 2
đến tháng 4 là khí hậu nóng và khô, từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa.
Quảng Nam cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa, mùa mưa lũ kéo dài từ
tháng 9 đến tháng 12 lượng mưa trung bình là 2200 đến 2500 mm/năm. Miền
núi là 4000mm .Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%.

7


Cũng giống như Huế khí hậu ở Quảng Nam không thuận lợi vào tháng 9 và
tháng 12. Mùa mưa lũ đến,hoạt động du lịch ở đây bắt đầu chậm lại số lượng du
khách vào Quảng Nam bắt đầu giảm từ tháng 9 và thưa dần. Lũ gây nhiều tổn

thất cho ngành du lịch ở đây ví dụ: Năm 1964 đã xảy ra trận lụt lớn nước dâng
cao 2.5 m lên đến gác gỗ, 160 người dân đã đến đây cư trú trong 3 ngày.Cuối
năm 1999 vừa qua 2 cơn “đại hồng thuỷ” đã đã nhấn chìm cả khu phố cổ làm
thiệt hại lớn về cơ sở vật chất rất lớn. Ban quản lý các khu di tích Hội An-Mỹ
Sơn cùng khu chính quyền Tỉnh cần có biện pháp cụ thể để bảo vệ, bảo tồn các
khu di tích trước sức phá lớn của lũ. Để các công trình không bị hư hại và xuống
cấp. Ở Quảng Nam nhiệt độ thấp nhất là 22 oC và cao nhất là 30 oC. Mùa du lịch
thuận lợi là từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
* Nói tóm lại,khí hậu khắc nghiệt của dải đất miền trung đã tạo nên tính
mùa vụ rất rõ nét trong du lịch của 3 tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Từ thực tế
đó, đòi hỏi các nhà du lịch phải có sự nghiên cứu thấu đáo để xác định thời gian
du lịch tối ưu cho khách,cho cả guồng máy hoạt động của mình.
2. Kinh tế
Là nhân tố quan trọng đến sự phát triển của hoạt động du lịch sản xuất
trong du lịch có điều đặc biệt khác so với các nghành kinh tế khác đó là sản
phẩm du lịch là sự kết hợp tổng hợp của nhiều nghành sản xuất khác: như ngành
nông nghiệp, công nghiệp, Nạng lưới giao thông v.v.. Chính vì vậy sự phát triển
của các nghành kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nghành du
lịch.Những địa phương, thành phố nào có nền kinh tế phát triển, có điều kiện sản
xuất ra của cải vật chất có chất lượng đạt các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có các điều
kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
2.1.Huế.
* Thuỷ sản: Ngoài bờ biển dài trên 100 km còn có một hệ thống đầm khá
độc đáo của Việt Nam. Phá Tam Giang thông với đầm sam, đầm Chuồn nối liền
với đầm thuỷ tú cộng với phá cầu Hai tạo thành vùng nước lợ chạy dài trên
100km với diên tích hơn 20000 ha.Đây là nơi giao lưu của 3 cửu biển Thuận
8


An,Tư Hiền và Lăng Cô. Năm con sông Ô lâu,Bồ ,Hương , Truồi,và sông Cầu

hai đều bắt nguồn từ Trường Sơn, chảy qua vùng đồng bằng và ra biển. Nó
mang một lượng lớn thuỷ hải sản có giá trị cao. Ngoài việc đánh bắt tự nhiên với
sản lượng lớn trên 10.000 tấn thuỷ sản hàng năm như tôm tươi, mực ,cua, cá, rau
câu...Toàn tỉnh còn có hàng trăm diện tích ha nuôi tôm.Thừa Thiên Huế còn có
500 ha trồng rau câu.
*Lâm nghiệp: Rừng Thừa Thiên Huế có nhiều loại gỗ quý và có trữ
lượng lớn như trầm hương, song mây,tre nứa khá lớn, hàng năm có thể khai thác
hơn 20000 m3 gỗ và khoảng 360.000 tấn củi, 3000 tấn song mây, 30 tấn trầm
hương, hàng ngàn tấn tre nứa các loại.Toàn tỉnh đã trồng mới hơn 20000 ha
rừng thông, phi lao, bạch đàn, tràm bông vàng và hàng triệu cây phân tán.
*Nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế chiếm
khoảng 6000 ha sản lượng lương thực quy ra thóc đạt khoảng 195.000 tấn. Toàn
tỉnh hàng năm có khoảng 1200tấn ớt,1000 tấn lạc, 2000 tấn tinh bột sắn, 500 tấn
cà phê, 500 tấn cao su.
*Các dự án Nông Lâm Ngư nghiệp của tỉnh trong thời gian sắp tới:
- Chăn nuôi và chế biến lợn xuất khẩu.
- Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
- Trồng và chế biến dứa.
- Trồng hoa cảnh các loại.
- Trồng thanh trà xuất khẩu.
- Trồng và chế biến ớt các loại.
- Sản xuất tôm giống.
- Xí nghiệp nuôi trồng và chế biến rau câu.
- Trồng và chế -biến cao su.
* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tỉnh đẩy mạnh sản xuất các mặt
hàng gia công xuất khẩu,công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước khoáng,bánh
9


kẹo,thịt,hải sản). Công nghiệp mỏ, công nghiệp khai thác khoáng sản (xi măng,

cao lanh, titan). Bên cạnh đó Thừa Thiên Huế cũng là nơi tập trung các ngành
thủ công truyền thống như điêu khắc,mĩ nghệ, sơn mài, thêu len, dệt, đan mây,
làm chổi đót...Công nghiệp của tỉnh đang phát triển với nhiều dự án kêu gọi vốn
đầu tư nước ngoài như:
- Xí nghiệp lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô và các dịch vụ bảo
dưỡng ô tô .
- Sản xuất hàng mộc hàng mỹ nghệ xuất khẩu.
- sản xuất hàng thảm thêu xuất khẩu.
*Nghành du lịch:
- Tập trung chủ yếu vào thành phố Huế,nơi đây có sông Hương,Núi Ngự,
hệ thống thành quách,cung điện, lăng tẩm,các di tích lịch sử chùa chiền,khu
tưởng niệm v..v..
- Phía Đông Huế, cách thành phố 15 km là biển :Bãi tắm Thuận An thu
hút hàng vạn người trong mùa hè.Phía Nam Huế từ cầu hai đến đèo Hải Vân là
tam giác Bạch Mã-Lăng Cô-Tư Hiền.Một khu vực lý tưởng để phát triển công
nghiệp du lịch biển với hai bãi tắm tuyệt vời là Cảnh Dương và Lăng Cô.

∗ Hiện nay ở Huế đang triển khai nhiều dự án về du lịch như:
1. Khu du lịch hồ Thuỷ Tiên : Xây dựng khu du lịch nghỉ ngơi giải trí nằm
phía Tây Nam thành phố Huế.
2. Khu du lịch bãi biển Thuận An :Xây dựng mới khách sạn, khu tắm biển
và nghỉ ngơi, cách thành phố Huế 12km.
3. Khu du lịch Cồn Hến: Xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bạch Mã-Lăng Cô-Cảnh Dương: Xây dựng hệ thống khách sạn hiện
đại,khu thể thao biển.

10


5. Khách sạn nghỉ biển Lăng Cô : Xây dựng khách sạn 3-4 sao cùng với các

dịch vụ du lịch.trong tương lai đay sẽ là một khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí
tổng hợp có tầm cỡ quốc gia.Nằmột trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.
6. Nâng cấp khách sạn du lịch sông Hương 51 Thuận An thành khách sạn
quốc tế. Xây dựng và cải tạo nâng cấp các khách sạn số 75 Thuận An-Tân Mỹ ,
số 7 Nguyễn Huệ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là các khách sạn ở các vị trí thuận
lợi cho kinh doanh.
7. Dự án sân golf đồi Vọng Cảnh (diện tích 70-80 ha). Xây dựng sân golf và
các công trình dịch vụ: có mặt bằng tốt, địa điểm thích hợp cho du lịch.
8. Khu du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng Mỹ An:có tác dụng chữa bệnh
cao.
* Huế đang tiến trên con đường đầu tư cho tất cả các lĩnh vực kinh tế có
khả năng phục vụ đắc lực cho ngành du lịch như tiểu thủ công nghiệp với những
hàng hoá rất tinh xảo, đẹp và có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách nước ngoài.
Hay ngành công nghiệp chế biến cung cấp một lượng lương thực lớn cho các
nhà hàng, khách sạn ...và ý nghĩa hơn là hiện nay tỉnh đã xây dựng các dự án
xây dựng, nâng cấp các khu du lịch mới và cũ để đưa vào phục vụ du khách, các
công trình đều mang tầm cỡ quốc tế để xứng đáng với tiềm năng vốn có của
tỉnh, để đưa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
2.2.Quảng Nam.
* Nông nghiệp: Tỉnh có truyền thống trồng lúa nhưng vẫn có thể trồng
các loại cây có giá trị như:Dâu 10.000 ha, hàng năm có thể xuất khẩu 60-80 tấn
tơ, bạc hà thuốc lá, sắn, ngô,lạc, dưa, dừa. Chăn nuôi cũng phát triển mạnh.
* Lâm nghiệp: Diện tích rừng khoảng 450.000 ha với các cây tre,nứa
,quế,sa nhân,mây..Hàng nămtỉnh khai thác 10.000 tấn song mây nguyên
liệu,500-1000 tấn cây dược liệu,200-400 tấn quế.

11


* Ngư nghiệp: Kinh tế biển có thế mạnh vì Quảng Nam là một ngư trường

lớn, nuôi tôm, yến(tập trung ở Hội An,Cù Lao Chàm) hàng năm khai thác từ
600-700kg.
* Công nghiệp: Về khoáng sản Quảng Nam là một tỉnh miền Trung có
nhiều khoáng sản đạt tiêu chuẩn về trữ lượng và chất lượng công nghiệp như:
Cát trăng có hàm lượng silic là 99,6% (100-120 triệu tấn ). Than đá 10 triệu tấn.
Đá vôi 1 tỷ tấn. Cao lanh 100.000-150.000 tấn. Đá granit và các loai vật liệu xây
dựng tư nhiên có đến hàng tỉ tấn. Mỏ vàng đang được khai thác, trong đó có mỏ
Bồng Miêu đang liên doanh với một công ty nước ngoài. Mỏ cát đen, hiếc,
nước khoáng Phú Ninh.
* Thủ công nghiệp: Là một ngành đang được khôi phục và phát triển với
các làng nghề nổi tiếng như:
1.Nghề mộc Kim Bồng: Các công trình kiến trúc ở Hội An đều có dấu ấn
của những đôi bàn tay tài hoa của ông cha dựng lên tư khi Hội An còn là 1
thương cảng sầm uất
2. Nghề gốm Thanh Hà: Nằm bên sông Thu Bồn rất thuận lợi cho việc đi
lại của du khách.Có một điều hấp dẫn là du khách sẽ tận mắt được nhìn những
người thợ gốm đang kế tục kĩ thuật và kinh nghiệm trong việc sử dụng bàn tay
xoay đạp chân kết hợp với công tác chỉnh khéo léo của đôi bàn tay.Làng gốm
Thanh Hà tồn tại như 1 bảo tàng sống-Một điểm tham quan hấp dẫn trong di tích
Hội An.
3. Nghề làm đèn lồng: Đến đây du khách được ngộp mình trong màu sắc
sặc sỡ đủ loại của các loại đèn lồng.Mỗi loại đều có chủ đích mang ý nghĩa rất
riêng nên chọn màu cho phù hợp.Ví dụ như:
- Đèn lồng để thờ viết chữ Hán hoặc chữ Nôm.
- Trong dịp tết thì mang chữ Phúc-Lộc-Thọ.
- Trang trí trong nhà,ngoài hiên là câu đối.

12



* Du lịch : Là một nghành kinh tế phát triển ở Quảng Nam hàng năm thu
hút m lượng khách du lịch rất đông dến tham quan, nghiên cứu Phố cổ Hội An
và Thánh Địa Mỹ Sơn và các di tích lịch sử như căn cứ Chu Lai, Kinh Đô Trà
Kiệu. Ngoài ra còn có cù lao Chàm còn gọi là Đảo yến cách bờ biển Hội An
khoảng 10 km. Đấy là hòn đảo lớn nhất tỉnh gồm 3 ngọn núi đá: Ngoạ Long, iên
bút, Bát Lao và một số rừng già. Cù lao Chàm là nơi sinh tụ của cư dân khai
thác tổ yến và ngư dân.
* Nghành du lịch Quảng Nam nhìn chung là phát triển song về mặt bằng
kinh tế Quảng Nam phát triển chậm hơn Huế và Đà Nẵng .Các ngành kinh tế
của Quảng Nam chưa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động du lịch và tỉnh chưa có nhiều
dự án phát triển kinh tế kêu gọi vốn đầu tư của trong và ngoài nước nhằm thúc
đẩy du lịch phát triển.Mức đọ tăng trưởng của ngành du lịch Quảng Nam chưa
phản ánh đúng tiềm năng du lịch của Tỉnh.Tỉnh Quảng Nam cần chú ý để thúc
đẩy sự phát triển nền kinh tế hơn.
2.3.Đà Nẵng.
Đà Nẵng nổi nên là một thành phố trẻ đầy năng động. Kinh tế Đà Nẵng
đang có những bước khởi sắc với tốc độ tương đối nhanh. Trong đó điển hình là
ngành du lịch, kinh tế biển và ngành hàng không. Biển vốn là ưu thế số một của
Đà Nẵng, được khai thác bằng những tuyến đường ven biển như: Liên ChiểuThuận Phước, Sơn Trà-Non Nước, cầu sông Hàn-Mỹ Khê. Cảng quốc tế Đà
Nẵng dễ dàng thông thương với các cảng thuộc khu vực Châu á- Thái Bình
Dương và các cảng khác dọc theo bờ biển trong nước.
Năm 1989 Sân bay Đà Nẵng chính thức trở thành sân bay quốc tế. Là cửa
ngõ thứ 3 của nước ta trực tiếp đưa đón khách quốc tế. Sự kiện mở sân bay quốc
tế Đà Nẵng là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển du lịch quốc
tế của địa phương và giúp địa phương trở thành trung tâm giao lưu quốc tế của
miền trung, mở ra một triển vọng phát rriển tốt đẹp cho nền kinh tế của khu vực.
Lượng khách từ cảng, hàng không vào Đà Nẵng tăng lên đáng kể. Mức độ
tăng trưởng của hai ngành này tăng lên rõ rệt.
13



Ngành có triển vọng nhất ở Đà Nẵng là du lịch. Vượt qua tác động ảnh
hưởng kinh tế khu vực.Trong vòng 5 năm trở lại đây du lịch Đà Nẵng đã có
những bước tăng trưởng khá:Tổng cộng từ năm 1998-2002, ngành du lịch đã
đón tiếp và phục vụ hơn 2 triệu khách,trong đó có 1,3 triệu khách nội địa (chiếm
6.5%)và trên 700 ngàn khách quốc tế(chiếm 35%). Doanh thu bình quân hàng
năm tăng 15%. Khách du lịch tăng 18,08%trong đó khách quốc tế tăng
20.06%/năm. Có thể khăng định rằng thời gian qua du lịch Đà Nẵng đã giữ được
thế ổn định và bắt đầu phát triển.
* Nền kinh tế Huế ,Quảng Nam,Đà Nẵng đang từng bước đi lên và đã góp
phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế miền Trung nói riêng và kinh tế đất
nước nói chung.
3.An ninh, an toàn xã hội
An toàn xã hội là một trong những yếu tố hàng đầu du khách quan tâm khi
quyết định đi du lịch.Việt Nam là điểm đến an toàn, và ổn định nhất vì tình hình
chính trị nước ta rất ổn định. Điều đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển của
hoạt động du lịch. Bằng chứng là lượng khách du lịch vào những năm trở lại đây
tăng đáng kể. Song những tháng trở lại đây du lịch Việt nam và một số nước
trong khu vực Đông Nam á đang gặp khó khăn do dịch bệnh Sars gây ra. Lượng
du khách vào Việt Nam giảm 90%, các tour du lịch đặt trước đều bị huỷ bỏ. Qua
đây ta càng tháy rõ hơn tầm quan trọng của an ninh, an toàn trong du lịch.
3.1.Huế.
Đến Huế du khách sẽ cảm nhận một không gian yên tĩnh, thơ mộng. Mặc
dù Huế là một trong bốn di sản văn hoá thế giới với mật độ di tích dày đặc
nhưng cuộc sống và con người ở Huế vẫn yên ả, thanh bình,giản dị như
xưa.Lượng khách du lịch đến với Huế ngày một đông đặc biệt là khách du lịch
nước ngoài nhưng khó mà nhận thấy sự thay đổi hay những ảnh hưởng của lối
sống nhộn nhịp,vội vã. Huế không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động xấu của
hoạt động du lịch.


14


An ninh ở Huế rất tốt,chính quyền địa phương ở đây đang có những chính
sách quản lý rất hiệu quả.Ví dụ như ở Huế các quán xá,các dịch vụ phải đăng kí
thời gian hoạt động và đúng giờ thời gian đó phải ngừng mọi hoạt động kinh
doanh.Thường các dịch vụ chỉ hoạt động đến tầm 10h30 tối.Người dân rất ý
thức trong việc bảo vệ và gìn giữ hình ảnh Huế trong lòng du khách. Dạo đêm ở
Huế rất an toàn và dễ chịu. Du khách thực sự được thư giãn.
Trật tự giao thông ở Huế rất tốt. Đường phố tương đối rộng thêm ý thức
chấp hành luạt lệ giao thông của người dân nên ở Huế không bị tắc đuờng,
giành đường vượt ẩu. Một phương tiện phục vụ khách du lịch rất phổ biến ở Huế
là xích lô được quản lí rất tốt, xe trở khách du lịch sơn màu tím thường đõ ở
khách sạn, không có hiện tượng tranh giành khách.
Thừa Thiên Huế rất thành công trong việc tạo dựng niềm tin, sự yên tâm
trong lòng mỗi du khách vì vậy mà du khách đến Huế ngày một đông.
Ngưòi dân Huế sẵn sàng cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết
về Huế. Con người Huế góp phần làm cho Huế trở nên đẹp, thơ mộng và bình
yên hơn.
3.2.Quảng Nam.
Cũng giống như Huế, người dân xứ Quảng rất tự hào về quê hương của
mình nên họ rất có ý thức trong việc gìn giữ sự an ninh, trật tự nơi đây. Đến với
Quảng Nam du khách có thể hoàn toàn yên tâm.
II .TÀI NGUYÊN DU LỊCH.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con
người , khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử
dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Du lịch là một ngành mang tính định hướng tài nguyên rõ rệt . Tài nguyên
là yếu tố mang tính chất sống còn đối với sự hình thànhvà phát triển của hoạt

động du lịch ở mỗi tỉnh thành phố.
15


1. HUẾ .
Là một tỉnh thành phố đầu tiên của nước ta được công nhận là di sản văn
hoá thế giới vào năm 1993.Bao gồm trên 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ
thống thống quách,cung điện lăng tẩm của các vua triều Nguyễn,các kiến trúc
dân gian ,các chùa chiền miếu mạo,phụ đệ . Ngoài các di tích lịch sử văn hoá,
Huế còn được thiên nhiên ban tặng các điểm du lịch thiên nhiên hấp dẫn.
1.1. Tài nguyên nhân văn.:
Cố đô Huế là nơi chứng kiến sự hình thành và suy vong của triều đại phong
kiến cuối cùng của Việt Nam từ 1802-1945 (13 đời vua). Cố đô Huế được xây
dựng từ 1804-1832 bao gồm: Hệ thống thành quách, các cung điện của các vua
nhà Nguyễn, lăng tẩm... Do sự tàn phá của chiến tranh và lũ lụt nay cố đô Huế
chỉ còn:
1.1.1 Đại Nội:
Chia làm 3 khu vực:
- Vòng thành thứ nhất: Còn gọi là kinh thành hay phòng thành dùng để bảo
vệ che chở cơ quan cũng như những sinh hoạt của guồng máy chính quyền trung
ương
- Vòng thành thứ 2 : Hoàng thành nằm trong kinh thành ,dùng để bảo vệ cơ
quan lễ nghi, cùng các hoạt động chính trị quan trọng của triều đình.Trong đó có
miếu thờ các vua chúa nhà Nguyễn.
- Vòng thành thứ 3: Tử cấm thành -do chiến tranh tàn phá nay chỉ còn nền
đất
1.1.2. Các lăng tẩm nhà Nguyễn: Các nhà kiến trúc xưa đã kết hợp hài hoà
vẻ đẹp của thiên nhiên với các công trình kiến trúc .Cho nên tuy lăng tẩm là nơi
chôn người chết,nhưng không một chút thê lương, trái lại đây lại là cõi sống của
người đã chết. Mỗi lăng tẩm Huế đều mang một phong cách đặc điểm của thời

đại lịch sử mỗi triều đại và cá tính của mỗi ông vua.Tuy Triều Nguyễn có 13 đời
vua nhưng chỉ có 7 lăng tẩm trong đó có 4 nổi bật nhất là:
16


* Lăng Minh Mạng: Cách Huế 12 km, khởi công xây dựng 1840-1843 thì
hoàn thành. Có 40 công trình kiến trúc được bố cục chặt chẽ và đối xứng nhau
từng cặp qua đường trục chính. Lăng Minh Mạng được coi là uy nghi nhất.
* Lăng Tự Đức: Cách Huế 7 km. Khởi công xây dựng 1864 và hoàn thành
1867. Lăng Tự Đức mang vẻ đẹp lãng mạng, thơ mộng
* Lăng Khải Định: Cách Huế 10 km -đặc biệt nhất trong các lăng. Nó là sự
kết hợp giữa kiến trúc phương đông và phương tây.Vật liệu xây dựng chủ yếu là
bê tông, cốt thép. Yếu tố thiên nhiên trong Lăng Khải Định bị lu mờ . Lăng được
xây dựng trong 11 năm: 1920-1931.
* Lăng Gia Long: Cách cố đô 17 km . Lăng rộng và hùng vĩ nhất. Lăng
được xây dựng từ 1814 đến 1820. Phong cánh kiến trúc của lăng giản dị mang
đậm nét truyền thống dân tộc yếu tố thiên nhiên trong Lăng Gia Long rất rõ nét.
1.1.3. Chùa.
Người Huế theo đạo phật, có đến gần 100 ngôi chùa thờ phật ở Huế. Trong
số đó có khoảng vài chục ngôi chùa nổi tiếng là đẹp chùa, đẹp cảnh như:
+ Chùa Thiên Mụ :cách Huế 5 km , trên đồi Hà Khê xã Hương long. Chùa
được được xây dựng năm 1601 thời chúa Nguyễn Hoàng. Năm 1710 được chúa
Nguyễn Phúc Tần cho đúc quả đại hồng chung cao 2.5 m nặng 3285kg. Năm
1844 Vua Thiệu Trị cho xây tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng tháp
Phước Duyên là biểu tượng của chùa và là biểu tượng thân thương của Thừa
Thiên Huế.
+ Chùa Từ Đàm: cách Thừa Thiên Huế 2km được xây dựng vào cuối thế kỉ
17. Chùa có vai trò quan trọng cho việc chấn hưng và phát triển đạo phật và
trong cuộc đấu tranh vì hoà bình tự do tín ngưỡng. Vào ngày lễ phật đản thì chùa
là một tụ điểm diễn ra lễ hội lớn của phật tử Huế.

+ Chùa Báo Quốc: Được xây dựng cuối thế kỉ 17 với tên gọi Hàm Thiên
Thọ tự chùa mang tên quả đồi nơi chùa toạ lạc. Năm 1940 trường cao đẳng phật
học được mở tại đây. Từ đó chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tàng tài.
17


+ Điện Hòn Chén:Cách Thừa Thiên Huế 10 km.Nơi thờ Pogar-Thánh
mẫu của người Chăm xưa.Sau đó người Việt tiếp tục thờ và gọi là Thánh Mẫu
thiên Yana.
+ Nhà thờ Phủ Cam:Được xây dựng năm 1937-1942.Đây là nhà thờ thuộc
dòng chúa cứu thế.Điều đặc biệt của kiến trúc ngôi thờ này là cửa rộng và không
có vách. Là thánh đường xây dựng theo kiến trúc hiện đại do kiến trúc Ngô Viết
Dục thiết kế.
+ Khu tưởng niệm Phan Bội Châu:Cách chùa Từ Đàm 500m , khu bao gồm
nhà ở, vườn ,mộ chí,nhà thờ, tượng. Đây là nơi Phan Bội Châu sống 14 năm
cuối đời mình.Ông được nhân dân Huế gọi là ‘ông già bến ngự’.
+ Cột cờ Huế: Được xây dựng 1807 dưới thời Gia Long. Kì đài cao 17 m
có 3 tầng thể hiện cho tam tài. Dưới thời phong kiến trong những ngày đại lễ
đỉnh cột cờ treo một lá cờ rất lớn ở giữa có thêu một con rồng.
1.1.4. Quốc học Huế: Là trường đại học duy nhất lúc bấy giờ. Được thành
lập vào đầu thời kì nhà Nguyễn. Hiện nay vẫn còn lưu giữ được hầu hết các
công trình kiến trúc xưa.
1.1.5.Đàn Nam Giao: Triều Nguyễn năm 1806. àng năm vua tôi nhà
Nguyễn lên đây để tế trời đất. Đàn tế được xây thành 3 tầng thể hiện cho tam tài.
1.1.6.Đàn Xã Tắc: Được xây dựng 1806 . Hàng năm có 2 lần vua lên đây
để tế thổ thần và cốc thần. Đền gồm 2 tầng đắp bằng đất tinh sạch thu được trên
cả nước. Đất ở địa phương được đắp ở xung quanh, đất của kinh đô được đắp ở
giữa. Đây cũng là một biểu hiện có ý nghĩa thống nhất giang sơn. Nay chỉcòn là
phế tích.
1.1.7Bảo tàng Huế: Nơi trưng bày những cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ

thuật Huế xưa.Bảo tàng có kiến trúc theo phong cách cung điện triều đình Huế.
Bảo tàng gồm 6 khu vực trưng bày với 6 nội dung khác nhau.
1.1.8. Các lễ hội:
- Lễ hội điện Hòn Chén.
18


-Lễ hội chợ xuân Gia Lạc.
-Lễ hội Cầu Ngư.
- Vật võ Làng Sình.
- Lễ hội Đua trải.
- Ca Huế.
- Hát hội.
- Múa cung đình
- Áo dài-nón bài thơ
- Làng nón Phủ Cam.
- Phường Đúc Đồng.
- Làng chạm Mỹ Xuyên.
- Buổi Ngự Thiên-và Yến tiệc Cung Đình.
- Ẩm thực Huế:. Các loại bánh: Bánh rậm, Bánh bột lột ,bánh ít, bánh bèo.
.Chè hẻm.
.Tôm chua Huế.
.Cơm hến.
.Muối mười món .
1.2. Tài nguyên tự nhiên:
1.2.1. Bãi biển Thuận An: Cách Huế 15km.Bên cạnh cửa Thuận An là
điểm dừng chân thú vị cho mọi du khách sau một ngày thăm các cố đô và Lăng
tẩm.Đến đây du khách có thể đi thăm miếu Thái Dươngvới sự tích nữ Thần tự
do được dân làng hết sức sùng bá, thăm miếu thờ thần cá voi. Bãi biển tấp nập
từ tháng 4 đến tháng 9.


19


1.2.2. Núi Ngự Bình: Nằm phía Đông Nam thành phố Thừa Thiên Huế .
Nó được xem như là bình phong của Hoàng thành, làm tiền án cho kinh thành.
Núi cao 105 m. Tên này có từ thời Gia Long. Trên núi có rừng thông rất mát mẻ.
1.2.3.Sông Hương: Từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố Huế.
Dòng chảy của dòng sông quanh thành phố. Nó như một ranh giới tự nhiên giữa
2 khu vực. Bờ Bắc là khu vực kinh thành xưa, bờ Nam là thành phố hiện đại.
Dòng sông Hương Giang chia làm bên đục và bên trong. Đến Huế chưa được
ngược dòng nghe ca Huế thì chưa được thấy vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm của
người Huế, nhất là thiếu nữ Huế.
1.2.4.Núi Bạch Mã: Cách Huế 60km.Nằm ở độ cao 1450 m. Có khí hậu ôn
đới như SaPa, Tam đảo, Đà Lạt, ở đây có thảm thực vật phong phú, động vật đa
dạng . Có nhiều dòng suối trong vắt, nhiều ngọn thác ngoạn mục. Vì vậy mà, từ
xưa thực dân Pháp đã biến nơi này thành một nơi nghỉ dưỡng cho các sĩ quan
Pháp. Đó là một trong những nơi nghỉ dưỡng hấp dẫn của nước ta.
1.2.5. Lăng Cô-Chân Mây: Dựa lưng vào dãy Trường Sơn, Mũi Cà Mau
tạo nên hình vòng cung-Mũi Cà Mau liền kề với bãi tắm Lăng Cô, nằm sát
Đường 1A cạnh đèo Hải Vân cách Bạch Mã 24 km. Bãi tắm Lăng Cô dài 10 km.
Độ sâu trung bình giảm 1m. Mùa tắm thích hợp là từ tháng 4 đến cuối tháng 7.
* Tài nguyên du lịch ở Huế vừa phong phú vừa đa dạng. Bao gồm cả tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Mật độ tài nguên ở đây là khá dày
đặc thuận lợi cho việc di chuyển của du khách. Du khách có thể có thể kết hợp
nhiều loại hình du lịch cùng một lúc. Vừa du lịch vừa tham quan kết hợp với
nghỉ dưỡng, nghiên cứu với tham quan và nghỉ dưỡng.v.v... Thiên nhiên đã góp
phần làm đa dạng thêm các loại hình du lịch ở đây. Do vậy, sẽ thu hút được
nhiều du khách với những mục đích khác nhau hoặc kết hợp nhiều mục đích
cùng một lúc. Điều đó tránh sự nhàm chán trong các tua du lịch thuần thuý tham

quan hay thuần thuý nghỉ dưỡng.
2. Quảng Nam .

20


2.1.Tài nguyên nhân văn
2.1.1.Hội An: Là một thị xã cổ của người Việt,nằm ở Hạ Lưu ngã 3 sông
Thu Bồn ,thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 30
km. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam á duy nhất ở Việt Nam, hiếm
có trên thế giới. Hội An còn giữ được gần như nguyên vẹn hơn 1000 di tích kiến
trúc như phố xá , nhà cửa , hội quán..Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật
truyền thống của Việt Nam vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các
nước phương đông và phương tây.
* Các điểm du lịch chính ở Hội An :
. Cầu Nhật Bản:Được xây dựng vào đầu thế kỉ 17 do người Nhật xây dựng.
Là cây cầu cổ nhất ở Hội An. Ngoài chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh
hoạt tín ngưỡng. Là một di tích quen thuộc và trở thành biểu tượng của đô thị cổ
Hội An .
. Chùa Kiên Giác: Nằm ở 36 Huỳnh Thúc Kháng được xây dựng năm 1841.
. Đình cẩm Phô: Thờ Tiên Thiên người có công lập ra làng và thờ thành
hoàng làng.
.Tổ Đình: Nơi thờ phụng tổ tiên của cộng đồng người Hoa đến lập nghiệp ở
Hội An. Người địa phương gọi là chùa Mụ. Chùa bị đổ nát nhưng còn lại cổng
kiểu bình phong. Đó là một tác phẩm nghệ thuật đệ nhất của Hội An.
. Hội Quán Phước Kiến: một trong số các công trình tiêu biểu của phố cổ.
Là hội quán lớn nhất ,phong phú về kiến trúc và nghệ thuật .Ngoài yếu tố tôn
giáo,hội quán còn là nơi tụ họp người đồng hương của người Phước Kiến.
. Nhà cổ Phùng Hưng:Nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình
ph.Là mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc cổ Hội An. Mang tính giá trị rất cao và

những yếu tố kiến trúc xưa. Nó được xem là kiểu mẫu vì còn nguyên vẹn. Nó là
sự kết hợp hài hoà giữa ba phong cách kiến trúc:Việt Nam,Trung quốc,Nhật
Bản.

21


. Quan công Miếu: Chùa ông thờ Quan Công. Chùa được xây dựng 1653 do
người Hoa và người vùng đóng góp xây dựng.
. Bảo tàng lịch sử: thuộc làng Minh Hướng, trưng bày những hiện vật mà cả
nhà khảo cổ Việt Nam và nước ngoài tìn được. Người ta trưng bày hiện vật theo
3 thời kì văn hoá: Văn hoá Sa Huỳnh, Văn hoá Chăm pa, Văn hoá Đại Việt.
. Nhà cổ Hội An: Khu phố nằm gọn trong địa bàn phường Minh An, Diện
tích khoảng 2 k m2. Tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đặc điểm
mà ta có thể thấy ở trong khu phố cổ là: Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp,
có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ, chiều dọc có 3 trục đường và
các đường cắt ngang. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng
hầu hết bằng vật liệu truyền thống: Gạch, gỗ. Điều đặc biệt ở đây là không có
nhà cao quá 2 tầng: Mỗi công trình mang dấu ấn khá đa dạng, phong phú của
nhiều dân tộc: Hoa,Việt. Mô hình chung trong các kiến trúc ngôi nhà là thường
theo kiểu hình ống ,mặt tiền khoảng 6m chiều ngang, chiều sâu khá dài. Nhà
chia thành nhiều nếp, kết cấu chính của nhà là bộ khung chịu lực bằng gỗ, liên
kết với nhau bằng mộng và chốt.
Từ tháng 12/1999 tại Marốc UNESSCO đã chính thức công nhận phố cổ Hội An
là Di sản văn hoá thế giới bởi tiêu chí số 5: “Cung cấp một ví dụ hùng hồn về
một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh 1 giai đoạn lịch sử có ý nghĩa”.

2.1.2.Thánh Địa Mỹ Sơn:
Cách Đà Nẵng 69 km về phía Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn
trong một thung lũng hẹp, có núi bao bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn , Xã Duy

Tân, Huyện Duy Xuyên. Mỹ Sơn Là đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa với các
quá trình phát triển liên tục gần 9 thế kỉ. Dù bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá
.Mỹ Sơn dấu vết nền móng của 70 toà thánh lâu đài và toà tháp.Trong số đó có
khoảng 20 đền tháp còn nhận ra phần nào hình dạng,kiến trúc của nó.Tháng
22


12/1999 tại Marốc Thánh Địa Mỹ Sơn đã được UNNESSCÔ công nhận là di sản
văn hoá thế giới.
2.1.3Kinh Đô Trà Kiệu:Bên trong dòng sông Thu Bồn ở phía Đông Mỹ
Sơn .Là khinh đô xưa của người gốc Champa.ở Trà Kiệu có khoảng 10 công
trình kiến trúc và hàng trăm tượng phù điêu cùng nhiều hình trang trí tinh sảo.
Nhưng do sự tàn phá của chiến tranh đến nay kinh đô Trà Kiệu chỉ còn một nền
Tháp lớn nơi đã từng được đặt một đền thờ tuyệt đẹp tiêu biểu cho tinh hoa của
phong cách Trà Kiệu trong nghệ thuật Champa.
2.1.4.Các lễ hội:
-Đêm phố cổ: Đêm Hội An vào 14 hàng tháng trăng sáng, Phố cổ không
có ánh đèn điện chỉ có ánh trăng, nến, đèn dầu cổ, đèn lồngvới nhiều hình thù đa
dạng, một đêm không có xe.
-Lễ nguyên tiêu: Tổ chức tại hội quán Phước kiến Triều Châ, Quảng
Triệu, Chùa Cốngvào 16 âm lịch. Ngoài phần nghi lễ long trọng còn có tổ chức
múa lân, nhiều trò vui truyền thống. Dịp cộng đồng người Hoa họp mặt đầu
năm.
-Lễ hội Cầu Ngư: Tổ chức đầu xuân trên sông Hội An. Gần biển Cửa
Đại . Tổ chức 1/4Ngày truyền thống ngư dân nhân dịp Bác về thăm làng cá. Đây
là lễ hội cầu mưa. Đua thuyền là sinh hoạt rất đặc trưng của người dân Hội An
nói riêng và của dân ven biển nói chung. Ngoài ý nghĩa vui còn có ý nghĩa cầu
mưa.
-Lễ hội Long Chu: Lễ hội của các làng chài quanh thị xã Hội An. Là lễ
hội tống ông và dịch bệnh vào lúc chuyển mùa. Tổ chức vào ngày 15 tháng 7 ở

đình làng. Có tục rước Long Chu-Một biểu tượng oai linh về trừ ôn tống dịch.
-Ngâm vịnh thơ Đường: Xướng dịch, Hoạ, là thú chơi tao nhã của các bậc
nho sĩ xưa. Nay là một thú chơi của người Hội An.
-Hát hò khoan đối đáp :
2.1.5.Các món ăn đặc sản:
23


-Cao lầu
-Mì quảng.
-Cơm gà phố hội.
-Hoành thánh.
-Bánh bao-Bánh vạc.
-Bánh tráng dập.
2.1.6.Thăm các làng nghề.
-Nghề mộc Kim Bồng
-Nghề gốm Thanh Hà.
-Nghề làm đèn Lồng.
-Làng rau trà quế:Quý khách có dịp sốngthiên nhiên xanh.Hiểu thêm về
làng quê Hội An .
2.2.Tài nguyên tự nhiên:
2.1.1.Sông Thu Bồn: Bắt đầu từ đỉnh Ngọc Linh chảy ra biển Đông tại
khu vực cửa biển Cù Lao Chàm . Tổng độ dài vào khoảng 300km. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp(1946-1954)Sông Thu Bồn là ranh giới: Hưũ ngạn trở
lên là vùng tự do tả ngạn về phía Đông là vùng tạm chiếm. Biết bao cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và bọn xâm lược Mĩ đã diễn ra ở hai bên bờ và ngay
cả trên dòng sông này.
2.1.2.Bãi biển Cửa Đại: Cửa Đại còn gọi là cửa Đại Chiêm, cách Hội An
4km đi thẳng theo đường Trần Hưng Đạo, dường cửa Đại. Đây là một bãi biển
đẹp thu hút nhiều du khách. Xa xa ngoài khơi là 7 hòn đảo của Cù Lao Chàm

(cách 7 km theo đường chim bay và 20 km theo đường tàu thuỷ. Đi mất 3 giờ)
Trên đảo có khoảng 2500 dân sống bằng nghề biển và khai thác tổ yến.
2.1.3.Cù Lao Chàm :Cách thị xã Hội An 31 km về phía biển Đông. Đảo
gồm 5 đảo nhỏ nối sát với nhau: Đảo yến, đảo rùa , Đảo Cù Lao, và các quần
đảo nhỏ khác.
24


⇒Tài nguyên du lịch Quảng Nam phong phú và đa dạng đáp ứng được
nhu cầu tham quan nghiên cứu của khách du lịch trong và ngoài nước.
3.Đà Nẵng :
3.1.Tài nguyên tự nhiên :
3.1.1.Bãi tắm non nước: Là bãi biển liền kề với Ngũ Hành Sơn. Bãi biển
dài hơn 5 km, cát mịn, quanh năm có ánh nắng mặt trời thuận lợi cho du lịch
biển bốn mùa. Tại đây có khách sạn non nước.
3.1.2.Ngũ Hành Sơn(Hòn Non Nước):
Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam .Đây là cụm
gồm năm ngọn núi đá hoa cương nằm liền kề với biển.Vì núi sát biển ,nên nhân
dân gọi là Hòn Non Nước(Nghĩa là núi và nước).Đầu thế kỉ 19,Vua Gia Long đi
qua nơi này đặt tên cho cụm núi này là Ngũ Hành Sơn và dặt tên cho từng ngọn
núi là Kim Sơn,Mộc Sơn,Thuỷ Sơn,Hoả Sơn,Thổ Sơn.Ngọn núi đẹp nhất và lớn
nhất là Thuỷ Sơn.
3.1.3.Bán đảo Sơn Trà:
Nằm án ngữ ngay trước cửa ngõ vào cảng Đà Nẵng, tạo thành bức bình
phong chắn gió chắn bão cho thành phố ven biển này.Sơn Trà là khu tham quan
lý tưởng với những bãi cát vàng trải dọc bờ biển,những nghềnh đá ngoạn
mục,những di tích lịch sử vang bóng một thời, những loài chim, những loài thú
quý hiếm không phải ở đâu cũng có. Dưới núi Sơn Trà là bãi tắm Tiên Sa. Tục
truyền rằng, ngày xưa Tiên trên trời hay đáp xuống đây để tắm.
3.1.4.Núi Bà Nà:

Là một ngọn núi thuộc tỉnh Hoà Vang cách Đà Nẵng khoảng 35 km về phía Tây
Nam, có độ cao 1478 m so với mặt biển. Trên đỉnh cao ấy có địa hình bằng
phẳngnhư một cao nguyên nhỏ. Nhiệt độ của Bà Nà chỉ xê dịch từ 17 oC-20 oC.
Năm 1920 người Pháp đã xây dựng nhiều công trình nghỉ mát trên ngọn núi này.

25


×