ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................2
II. Nguyên nhân, thực trạng, cách giải quyết:..................................................................................3
III. Một số ý kiến đóng góp: ..........................................................................................................12
KẾT THÚC VẤN ĐỀ........................................................................................................................13
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hội nhập, các quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài không còn xa lạ với chúng ta nữa. Sự đổi mới tích cực trong đời sống
kinh tế, xã hội đã làm cho các quan hệ Hôn nhân và gia đình cũng có những biến
1
đổi sâu sắc, kéo theo đó là những tác động tiêu cực. Đó là tình trạng ly hôn diễn ra
với chiều hướng ngày càng tăng. Và các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng
không nằm ngoài chiều hướng đó với những nguyên nhân vô cùng phong phú và
đa dạng. Về thủ tục giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, pháp luật đã có
những quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng xem ra vẫn còn một số vướng mắc và
hạn chế nhất định. Hiểu được tầm quan trọng cũng như những tác động tiêu cực
trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu một số
nét về thực trạng, nguyên nhân và cách giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước
ngoài” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị góp
phần hạn chế thực trạng cũng như thủ tục, cách giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố
nước ngoài.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm:
1. Ly hôn:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Dưới mỗi chế độ
xã hội,việc quy định về ly hôn có khác nhau.
Điều 8 Luật HNGĐ 2000 có giải thích: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn
nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc
cả hai vợ chồng”.
Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trong
mối quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể
thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn là hình thức, còn thực chất mối
quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống gia đình vợ chồng đã mất hết ý
nghĩa. Trong quan hệ tự do hôn nhân, pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn
khi họ không yêu nhau thì cũng không bắt buộc vợ chồng phải chung sống với
2
nhau khi tình yêu giữa họ không còn nữa. Việc ly hôn nhằm giải phóng cho vợ,
chồng khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ hiện tại, giúp vợ chồng thoát khỏi những
mâu thuẫn sâu sắc mà không thể giải quyết được.
2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa
công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài và bản án,
quyết định ly hôn có Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã được
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
II. Nguyên nhân, thực trạng, cách giải quyết:
1. Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Trong nhiều năm qua, số các vụ án ly hôn là một trong số những vụ án có số
lượng cao nhất, năm sau luôn cao hơn năm trước, trong đó số các vụ án ly hôn có
yếu tố nước cũng khá nhiều. Số vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xét xử chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ so với số vụ án được thụ lý. Tình hình thụ lý của các năm sau có
chiều hướng tăng hơn so với năm trước và tỷ lệ giải quyết các vụ án này những
năm gần đây có chiều hướng tăng thường là trên 90%, số lượng các vụ án bị hủy
giảm lượng án tồn, án quá hạn rất ít. Trong năm qua tại thành phố Hồ Chí Minh, đã
xuất hiện trường hợp nguyên đơn là người nước ngoài hoặc Việt kiều về nước xin
ly hôn với công dân Việt Nam (21 vụ). Đây là những trường hợp hoàn toàn mới và
việc giải quyết án sẽ vất vả, kéo dài hơn thông thường vì phải công chứng, chứng
thực đơn, tài liệu, phiên dịch tại tòa…Nội dung giải quyết liên quan đến vụ ly hôn
có yếu tố nước ngoài cũng khá đa dạng, có yêu cầu về giải quyết con chung, giải
quyết yêu cầu về phân chia tài sản chung, riêng...Đa số các việc ly hôn do công dân
3
Việt Nam trong nước đứng nguyên đơn và việc xét xử thường là vắng mặt bên phía
nước ngoài.
Thực tế thụ lý và giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại các
TAND trong nước cho thấy về tố tụng vẫn còn điểm vướng mắc, chủ yếu là về thủ
tục. BLTTDS 2004 ra đời đã phần nào cụ thể, đơn giản hoá về thủ tục tố tụng
nhưng vẫn gây ra những cản trở không nhỏ cho việc giải quyết. Từ thực tế giải
quyết của Toà án chúng ta thấy còn có những điểm vướng mắc như :
Việc xác định thế nào là "người Việt Nam định cư ở nước ngoài" rất khó.
Vấn đề này đã được ngành Tòa án đưa ra thảo luận lấy ý kiến, hiện có nhiều quan
điểm khác nhau và vẫn chưa thống nhất đường lối giải quyết nên cách hiểu và áp
dụng ở các tòa chưa thống nhất. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc xác định thẩm
quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện.
Nhiều khó khăn trong thực hiện ủy thác tư pháp: Khi tiến hành giải quyết
vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy
thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập
chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…Việc ủy thác tư pháp để ghi lời
khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương
trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Những việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác
tư pháp cho Tòa án nước ngoài kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chí nhiều
trường hợp không nhận được sự trả lời. Chính vì vậy việc lấy lời khai, tống đạt các
văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được
làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử. Nhiều vụ không thể thụ lý giải
quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn chỉ cung cấp cho Tòa án bản đăng ký kết
hôn có địa chỉ của bên kia, ngoài ra không có một thông tin nào khác. Điều này
dẫn đến thực tế nhiều cuộc hôn nhân chỉ mang tính hình thức vẫn bị kéo dài ảnh
hưởng đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nguyên đơn. Bên cạnh đó thủ
4
tục hợp thức hóa lãnh sự đối với các việc mà Tòa án Việt Nam yêu cầu thì nhiều
Tòa án nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời cũng gây khó khăn cho việc xét xử.
Trình độ thẩm phán cũng còn nhiều bất cập. Do không được đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức thường xuyên nên nhiều thẩm phán không nắm vững, không
thường xuyên cập nhật được chuyên môn của tư pháp quốc tế. Mặt khác, trình độ
ngoại ngữ của đội ngũ thẩm phán còn hạn chế, rất khó khăn trong việc tiếp cận với
pháp luật nước ngoài cũng như khi tiến hành tố tụng trong những vụ án có công
dân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
Nguyên nhân ly hôn là những hiện tượng, sự việc tác động đến hôn nhân là
cho hôn nhân tan vỡ. Nguyên nhân dẫn đến tình hình vụ án ly hôn có yếu tố nước
ngoài hiện nay rất đa dạng và phong phú. Ly hôn có yếu tố nước ngoài mang đầy
đủ những nguyên nhân của các vụ án ly hôn bình thường. Trong cuộc sống hiện
nay, thế hệ trẻ chưa có được những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ý nghĩa và
tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó họ không có ý thức chăm lo đến sự tồn taị, ổn
định của các quan hệ này, dẫn đến vợ chồng đối xử với nhau tùy tiện không coi
trọng tình cảm, nhân phẩm, uy tín danh dự của nhau. Nguyên nhân ly hôn cũng có
thể là do thiếu trách nhiệm của vợ hay chồng, hoặc là do sự xuống cấp về đạo đức,
bạo hành gia đình. Một bên ngoại tình, một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có
duyên cớ chính đáng. Một bên mặc bệnh điên hoặc mọt bệnh khó chữa khỏi; Vợ
chồng tính tình không phù hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể chung sống
được....
Bên cạnh đó nguyên nhân dẫn đến các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài còn
có thêm nguyên nhân riêng: do mục đích hôn nhân không thành có thể họ lấy nhau
vì tiền, vì tâm lý sính ngoại...; do mỗi nước có một phong tục tập quán và ngôn
ngữ khác nhau, nên quan niệm sống và quan niệm về hôn nhân không giống nhau
cũng dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong những gia đình người Việt Nam lấy người
5