Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các vấn đề về ô nhiễm không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.66 KB, 7 trang )

Việt Nam môi trường và cuộc sống

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô
thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không
khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường
hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính",
mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng
phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm
biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi
trường không khí càng quan trọng.

Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp

Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ,
công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa
có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn
về chất lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá,
phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này
nằm trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, không
kể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ
sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp
trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Trong các năm
gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội thành có phần
giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở


Việt Nam môi trường và cuộc sống

gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Ví dụ như ở Hà Nội
đã đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng 10 cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện ngoại


thành với tổng diện tích đất quy hoạch 2.573ha để khuyến khích các xí nghiệp cũ
ở trong nội thành di dời ra các cụm công nghiệp đó. Đặc biệt, thành phố Hà Nội có
chế độ thưởng tiến độ di chuyển sớm trong giai đoạn từ 2003 - 2004, mức thưởng
từ 10 triệu đến 500 triệu đồng/đơn vị sản xuất. Cho đến nay Hà Nội đã di chuyển
được 10 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng ra ngoại thành như: Công ty Cổ phần
Dệt 10/10, Công ty Thuỷ tinh Hà Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê,... Hiện nay có 6
công ty đang di chuyển là Công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máy
Đống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt kim Thăng Long. Thành phố Hồ Chí Minh đã
đưa ra chính sách thưởng 500 triệu đồng (mức cao nhất) cho những doanh nghiệp
di dời trong năm 2002, mức thưởng này chỉ còn 50% đối với các doanh nghiệp di
dời vào năm 2003 và chỉ còn 40% nếu di dời vào năm 2004. Tỉnh Bắc Ninh và
một số tỉnh khác cũng đã đầu tư kỹ thuật hạ tầng xây dựng một số cụm công
nghiệp nhỏ để tập trung các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề ở đô
thị và làng nghề vào các cụm công nghiệp này,...
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp
cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), Thủ
Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công
nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô nhiễm không khí cục bộ ở
xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò
nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt
dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,...
Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2,
CO, HF và một số hoá chất khác.
Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một số bài
báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết mòn" đối với


Việt Nam môi trường và cuộc sống

làng tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít khói ăn tiền" ở xã

Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làn khói độc" ở làng
gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.
Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào
82 khu công nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành "Đánh giá tác
động môi trường", nếu dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã
được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêu
chuẩn chất lượng môi trường.
Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đốt than,
chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (SO2, NO2, CO), nên đã gây ra ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh.

Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải

Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới
ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng 80 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô thị đi
lại bằng xe máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một
nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô
thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá
của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây
ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.


Việt Nam môi trường và cuộc sống

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, năm 1990 có 34.222 xe ôtô,
năm 1995 có 60.231 xe, năm 2000 có 130.746 xe tham gia giao thông. Như vậy
sau 10 năm số lượng ôtô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần. Về xe máy ở Hà Nội năm
1996 mới có khoảng 600.000 xe máy, năm 2001 gần 1 triệu, năm 2002 tăng tới
hơn 1,3 triệu xe máy, bình quân khoảng 1 xe máy/2 người dân. Ở thành phố Hồ

Chí Minh năm 1997 mới có khoảng 1,2 triệu xe máy, năm 2001 gần 2 triệu xe,
năm 2002 gần 2,5 triệu xe máy. Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị nước ta
mỗi năm tăng khoảng 15 - 18%, số lượng xe ôtô mỗi năm tăng khoảng 8 - 10%.
Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không
những làm tăng nhanh nguồn thải gây ô nhiễm
không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông
ở nhiều đô thị lớn. Ở Hà Nội có khoảng 40
điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở
thành phố Hồ Chí Minh là 80 điểm. Khi tắc
nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so với
lúc bình thường. Ở Việt Nam , khoảng 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu
xăng, 25% số lượng ôtô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng. Ô
nhiễm khí CO và hơi xăng dầu (HC) thường xảy ra ở các nút giao thông lớn, như
là ngã tư Cầu Giấy, ngã tư Kim Liên (Hà Nội), ngã tư Điện Biện Phủ - Đinh Tiên
Hoàng, vòng xoay Hàng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh), ngã tư Cầu Đất Nguyễn Đức Cảnh (thành phố Hải Phòng),... Trước năm 2001 ở các nút giao thông
này còn bị ô nhiễm chì (Pb).

Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng


Việt Nam môi trường và cuộc sống

Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh
và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp
đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển,
thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh,
đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây
dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.

Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân


Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ
lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng than, dầu
hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một
lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với
môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho
bếp đun bằng than hay dầu hoả.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm 2003, ở
các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đặc biệt
là ở các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, một số gia đình có mức sống
cao chuyển từ đun nấu bằng than, dầu sang đun nấu bằng bếp gas ngày càng nhiều.
Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu bằng than, dầu.
Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức
thu nhập thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân
mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ
nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than.


Việt Nam môi trường và cuộc sống

Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm bụi:
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm
trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần
các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.
Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất
hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến
3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây
dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.
Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung bình
cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã
Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành
miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành
phố miền Trung và Tây Nguyên (như là thị xã
Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh,


Việt Nam môi trường và cuộc sống

Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở các thành phố, thị xã Nam Bộ.

Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung còn thấp
hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như là Hà Giang,
Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển đường giao thông
và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô nhiễm bụi tương đối
nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 - 1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99
- 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam (1,31mg/m3), thị xã Hà Đông (0,9 1,5mg/m3),...
Trên Hình V.5 giới thiệu diễn biến nồng độ bụi trong không khí từ năm 1995 đến
hết năm 2002 ở các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp.




×