Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

GIAO AN NGOAI GIO LEN LOP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.42 KB, 38 trang )

Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

THÁNG 9
CHỦ ĐIỂM: “TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”.
Mục tiêu chung:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong giờ HĐGDNGLL.
- HS hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người HS THCS.
- Trình bày lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường
và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.
- Giúp HS hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm
yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của
nhà trường.
2. Kỹ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà
trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác,
với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và
cộng đồng.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.
- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý
thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người HS.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[1]




Trường THCS Thống Nhất

Tuần 1
Tiết

Năm học 2015 - 2016

BAÀU CAÙN BOÄ LÔÙP

Ngày soạn: 27/08/2012
Ngày dạy:
/09/2012

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học và thống nhất phương
hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
2. Kỹ năng: Biết lựa chọn cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng,
ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
-

Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn hợp lý nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội
ngũ cán bộ lớp

-

Kỹ năng nhận trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớp, về cạch thức lựa chọn đội

ngũ cán bộ lớp trong năm học

-

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp

III. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Bản đồ tư duy
- Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi- chia sẻ
- Thảo luận
- Hỏi và trả lời
IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-

Bản báo cáo hoạt động của chi đội năm học 2011 - 2012

-

Tiêu chuẩn của cán bộ lớp

-

Một số câu hỏi thảo luận

-

Giấy to, bút dạ

-


Một vài tiết mục văn nghệ

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Dẫn chương
trình
Yến Nhi
1. Khám phá

Nội dung của hoạt động

Trước khi vào đại hội. Người điều khiển cho lớp hát bài: “Lớp chúng
mình”
- Người điều khiển phát biểu lý do và giới thệu đại biểu và nêu khái
quát mục đích của đại hội là: tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của
GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[2]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

chi đội trong năm học vừa qua và chỉ tiêu kế hoạch , biện pháp thực
hiện cho năm học mới. Và cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến
- Đánh giá về đội ngũ cán bố lớp năm học vừa qua và thảo luận , lựa
chọn đội ngũ cán bộ lớp cho năm học 2012 – 2013.
DCT
Yến Nhi


2. Kết nối
Hoạt động 1: TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐỘI
- Người điều khiển giới thiệu đoàn chủ toạ điều khỉên đại hội gồm
03 đồng chí: là lấy ý kến biểu quyết. Sau đó đoàn chủ tịch lên làm
việc, đoàn chủ tịch thông qua chương trình đại hội

DCT
Yến Nhi

DCT
Yến Nhi

- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động trong năm vừa qua, nêu chỉ
tiêu biện pháp và kế hoặch hoạt động cho năm học mới, và một số
tham luận đóng góp cho đại hội, sau đó cho cả chi đội thảo luận đóng
góp ý kiến với đại hội , đại hội lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu cơ
bản
Hoạt động 2: BẦU CÁN BỘ LỚP
-

Người điều khiển đặt các câu hỏi: Người cán bộ lớp cần
những tiêu chuẩn cơ bản gì, các thành viên trong lớp thảo luận
và trả lời , thư ký tổng hợp và viết lên bản để thống nhấn các
tiểu chuẩn

-

Người điều khiển nêu cơ cấu và số lượng cán bộ lớp và lấy ý
kiến biểu quyết


-

Lên danh sách ứng cử và đề cử để đại hội bầu bằng phương
pháp bỏ phiếu kín

Hoạt động 3 : Sinh hoạt văn nghệ
-

DCT
Yến Nhi

Trong khi chờ kiểm phiếu đại diện một số tổ lên trình bày một
số tiết mục văn nghệ để chào mừng cổ động.

4. VẬN DỤNG:
- Giáo viên yêu cầu về nhà ghi nhớ và đánh giá đúng vai trò của
độ ngũ cán bộ lớp và có thái độ tôn trọng, ủng hộ đội ngũ cán bộ
lớp mới.
-Bản thân cần làm những gì để xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp
vững mạnh.

VI. TƯ LIỆU
1. Một số bài hát về tình bạn, mái trường
-

Mái trường tuổi thơ

GV : Lê Quốc Bảo


Giáo án HĐNG 8
[3]


Trường THCS Thống Nhất

-

Năm học 2015 - 2016

Vui bước tới trường

- Bài ca đi học.
VII. Dặn dò:
- GVCN nhận xét: Phát biểu ý kiến chúc mừng và đánh giá buổi hoạt động.
- Giao việc HĐ sau: Phấn màu , tranh ảnh các hoạt động năm trước, tập văn nghệ.

Tuần 2
Tiết 2

Ngày soạn: 10/09/20112
Ngày dạy: /09/2012
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được truyền thống của lớp, của trường sau 2 năm học tập và rèn
luyện. Biết trân trọng những truyền thống đó.
2.Kĩ năng: Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền
thống tốt đẹp của lớp, của trường.
3. Thái độ: Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ năm

học; phát huy truền thống của trường.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng tự nhận thức về các giá trị ; truyền thống nhà trường để tự phát huy khả năng học
tập của bản thân.
- Kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG :
- Bản đồ tư duy
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
- Bài tập tình huống
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN
- Truyền thống của trường.
- Các biện pháp thực hiện
- Bản đồ tư duy viết trên A0
- Một số câu hỏi thảo luận
- Giấy to, bút dạ
- Một số tiết mục văn nghệ
GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[4]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Dẫn chương
Nội dung của hoạt động

trình
DCT
1. Khám phá
Yến Nhi
- Trước khi vào thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi sao cho cả
lớp cùng suy nghĩ để tìm hiểu xem các em đã có những hiểu biết gì
về nội dung này.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Thảo luận
DCT
Yến Nhi

DCT
Yến Nhi

LT
Tường Trang

Dẫn chương trình: Nêu câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường.
Câu 2: Do đâu có được các truyền thống đó?
Câu 3: Nêu các truyền thống của lớp.
Câu 4: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây
dựng truyền thống của lớp, của trường.
Câu 5: Trình bày sơ nét về tên ngôi trường em đang học?
- Trao đổi thảo luận theo tổ. ( mỗi tổ 1 câu + câu 5 )
- Mời đại diện tổ trình bày kết quả đã thảo luận.
- Cả lớp góp kiến.
- GVCN nhận xét, đánh giá , cho điểm.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp ,

của trường .
DCT giao nhiệm vụ cho các tổ: Xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ
để phát huy các truyền thống của lớp, của trường.
- Thảo luận theo tổ, góp ý cho bản dự thảo kế hoạch của tổ.
- Tổ trưởng ghi kết quả thảo luận của tổ mình
- Địa diện từng tổ lên báo cáo trước lớp.
- Các tổ khác góp ý bổ sung.
GVCN nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* Xếp loại , phát thưởng.
Hoạt động 3: Mời lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp.
* Kế hoạch: phấn đấu cuối năm là lớp tiên tiến, tham gia đầy đủ và tích
cực trong các phong trào của nhà trường tổ chức; đi học đúng giờ ; đồng
phục chỉnh tề; không có bạn nào bỏ học, cúp tiết; nghỉ học có phép; thực
hiện đúng nội quy nhà trường; thực hiện đúng an toàn giao thông. Trong
giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài; học bài và làm bài đầy đủ trước
khi đến lớp; thực hiện đúng trong thi cử, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô; lễ
phép với người lớn tuổi; hòa đồng giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa, và các
em nhỏ tuổi hơn; không để tình trạng bạo lực học đường xảy ra; ...
- Cả lớp thảo luận.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[5]


Trường THCS Thống Nhất

DCT
Yến Nhi


Năm học 2015 - 2016

- Lớp trưởng tiếp thu ý kiến và tổng kết lại.
Thay mặt cả lớp , xin chân thành cảm ơn GVCN, BGK, Thư kí và
các bạn.
• DCT mời GVCN nhận xét.
Hoạt động 4: Văn nghệ:
Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày tiết mục văn nghệ của mình; BGK
nhận xét cho điểm.
4. Vận dụng.

DCT
Yến Nhi

Gvcn

- Người điều khiển nhắc nhở các bạn về việc thực hiện bản kế hoạch
đã xây dựng
- Người điều khiển mời GV chủ nhiệm lớp động viên nhắc nhở cả
lớp phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra.
- Người điều khiển chúc các bạn HS thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình và mong đợi rằng cuối năm học sẽ nhận được những thành
công từ các bạn.
Tuyên truyền BVMT: Hoạt động bảo vệ MT phải thường
xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy
thoái và cải thiện chất lượng MT

VI. TƯ LIỆU
- Một số bài hát về tình bạn, mái trường : Mái trường tuổi thơ, Vui bước tới trường

- Bài ca đi học.
VII. Dặn dò:
- GVCN nhận xét: Phát biểu ý kiến chúc mừng và đánh giá buổi hoạt động.
- Giao việc HĐ sau: Phấn màu , tranh ảnh các hoạt động năm trước, tập văn nghệ.

Nhận xét của BGH

Kí duyệt của BGH
Ngày
tháng
năm 2012

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[6]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

THÁNG 10.
CHỦ ĐIỂM: “CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI”.
Mục tiêu chung.
1, Kiến thức:
- HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong giờ HĐ GDNGLL.
- HS hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người HS THCS.
- Trình bày lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường
và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.

-

HS hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước VN DCCH tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo
dục 16.10.1968.

2, Kĩ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà
trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác,
với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và
cộng đồng.
-

Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong
học tập theo lời dạy của Bác Hồ.

3, Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.
-

Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[7]



Trường THCS Thống Nhất

Tuần 3
Tiết 3

Năm học 2015 - 2016

Ngày soạn: 26/9/2012
Ngày dạy: 01/10/2012
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết về tinh thần vượt khó
để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất và ý
chí, năng lực học tập ; năng lực theo gương sáng tạo các gương học tập tốt. Hiểu lời Bác
dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua.
3. Thái độ: Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt. Đoàn kết
giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.
- Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiu thi đua.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiu thi đua.
- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiu thi đua.
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG :
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời.

- Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua .
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN
- Hai bức thư của Bác Hồ gửi nhân ngày khai trường năm 1945 và Gửi ngành giáo dục
năm 1968.
- Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0.
- Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao
ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0.
- Câu hỏi thảo luận
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Dẫn chương
Nội dung của hoạt động
trình
DCT
1.Khám phá: Ổn định tổ chức
Hoài Thương
-Lớp phó văn thể bắt nhịp bài hát tập thể
- Lớp trưởng tuyên bố lí do: Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia
thông qua chương trình hoạt động.
-Mời ban thư kí và ban giám khảo vào vị trí làm việc.
GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[8]


Trường THCS Thống Nhất

DCT
Hoài Thương


DCT
Hoài Thương

DCT
Hoài Thương

Năm học 2015 - 2016

2. Kết nối:
Hoạt động 1:
Thông qua chương trình hoạt động: “Làm thế nào để học tốt”
- Báo cáo kinh nghiệm học tập:
+ Nêu lên kinh nghiệm học tập của mình
+ Ghi ý chính của từng kinh nghiệm và phương pháp
Hoạt động 2: Thảo luận các phương pháp học tập
-Nêu các vấn đề cần thảo luận trao đổi
-Làm thể nào để học tốt môn toán, môn văn, môn anh văn.
-Lớp yếu nhất môn nào ? Tại sao ?
-Lớp học sôi nổi và thích học môn nào ? Tại sao ?
-Để cho một tiết học có hiệu qủa thì cần phải làm gì ?
-Tác dụng của tiết học tốt là gì? Cần làm như thế nào để thực hiện cho
tốt?
-Chúng ta cần xây dựng 1 phương pháp học tập như thế nào là tốt
nhất?
-Tổng kết, tóm tắt từng vấn đề hoặc cụm vấn đề được trao đổi thảo
luận và nhất trí cao.
3. Thực hành luyện tập
Người điều khiển yêu cầu từng HS xây dựng cho mình một kế hoạch
học tập các môn học còn yếu.

Người điều khiển cho các bạn đọc một số phương pháp học tập tốt để
lớp tham khảo.
4. Vận dụng.
- Người điều khiển nhắc nhở các bạn về việc thực hiện thời gian biểu
học các môn còn yếu.
* Văn nghệ vui
Thể lệ: Mỗi tổ trình bày:
-Một tiết mục văn nghệ
-Đọc một gương sáng về học tập trên Báo Thiếu nhi dân tộc
-Nếu tổ nào trình bày hay nhất được 10 điểm , trình bày chưa hay hoặc
chưa chính xác BGK thống nhất điểm

VI/ TƯ LIỆU :
1. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
tháng 9/1945.
2. Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 (trích)
VII/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Dặn dò: chuẩn bị hoạt động 2 “tìm hiểu tấm gương học tốt”.
- Chuẩn bị: câu hỏi thảo luận, khách mời.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[9]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016


Tuần 4
Tiết 4

Ngày soạn: 09/10/2012
Ngày dạy: 15/10/2012
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA LỚP HỌC TỐT

I. MỤC TIÊU:
1, Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu
thi đua chăm ngoan học giỏi theo lời Bác dạy.
-

Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đề ra.

2, Kĩ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia thảo luận các chỉ tiêu thi đua của
tổ, của lớp.
- Tự xác định mục đích , thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng
lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận.
3, Thái độ:
- HS có ý thức tôn trọng nghị quyết của tập thể khi đã thống nhất.
- HS có ý thức trong việc xác định mục đích , thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi
đua học tốt.
- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.
II, CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG.
-

Kĩ năng tự tin thi đua giao ước học tốt.


-

Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua.

-

Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về các chỉ tiêu thi đua.

-

Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chi tiêu thi đua chăm ngoan học
giỏi.

III, CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
-

Thảo luận.

-

Tranh luận.

-

Biểu đạt sáng tạo.

IV, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-


Chương trình hoạt động chăm ngoan – học giỏi.

-

Chỉ tiêu thi đua của tổ.

-

Một vài tiết mục văn nghệ.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[10]


Trường THCS Thống Nhất

Dẫn chương
trình
DCT
Nhi

DCT
Nhi

Năm học 2015 - 2016


Nội dung của hoạt động
1/ Khám phá: Ổn định tổ chức
- Hát tập thể .
- Tuyên bố lí do : Nhiệt liệt chào mừng thầy giáo chủ nhiệm và
các bạn đã đến với hoạt động : Lễ giao ước thi đua tiết học
tốt.
- Thông qua nội dung hoạt động
2/ Kết nối
Hoạt động 1: Thông qua tiêu chí
- Bạn Trang đại diện cho CBL trình bày kế hoạch, chương trình, chỉ
tiêu của chi đội.
Hoạt động 2: Thảo luận
- Lớp thảo luận đi đến nhất trí.
Hoạt động 3: Kí giao ước giữa các tổ
- Tổ trưởng các tổ lên kí vào bản giao ước thi đua
Hoạt động 4: Tổng kết và văn nghệ
- GVCN nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích
cực của cá nhân, tổ , nhóm.
- Nhắc nhở các tổ, cá nhân thực hiện tốt giao ước thi đua.
Hãy trình bày một bài hát hay một bài thơ mà bạn yêu thích .
- Các đội lần lượt trình bày bài hát hay bài thơ yêu thích .
- BGK công bố điểm, thư kí ghi lên bảng.
3. Thực hành luyện tập
Người điều khiển yêu cầu từng mỗi bạn chọn cho mình một tiêu chí
phấn đấu trong năm học quyết tâm thức hiện.
4. Vận dụng.

DCT
Nhi


- Người điều khiển nhắc nhở các bạn về cố gắng phấn đấu để đạt
được mục tiêu đề ra.
* Lồng ghép:

Gvcn

Tác hại của việc lạm dụng ma túy đối với người nghiện: Bị rối loạn
sinh lí như về tiêu hóa, về tuần hoàn, về sinh sản con cái, bị rối loạn
tâm lí, bị tai biến khi tiêm chích và gây nhiễm khuẩn.

VI, Tư liệu:
1, Cách cho điểm thi đua
1. Chuyên cần ( đi học , sinh hoạt đầy đủ đúng giờ )

10 điểm

- 01 lần nghỉ học không phép

Trừ 5 điểm

- Bỏ 01 tiết hoặc 01 buổi sinh hoạt

Trừ 3 điểm

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[11]



Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

- Đi học muộn 01 lần

Trừ 2 điểm

2. Xếp hàng ra vào lớp ( đúng giờ , nghiêm túc )

5 điểm

- Không xếp hàng 01 lần

Trừ 3 điểm

- Xếp hàng không nghiêm túc

Trừ 2 điểm

3. Đồng phục , khăn quàng , giày dép ( đầy đủ )

10 điểm

Thiếu 1 trong 3 yêu cầu trên 01 lần

Trừ 5 điểm

4. Truy trao bài đầu giờ và chuyển tiết ( đúng , nghiêm túc )


10 điểm

- Không truy trao bài 01 lần

Trừ 5 điểm

- Ra khỏi chỗ 01 lần

Trừ 3 điểm

5. Hát , TDGG ( đủ , nghiêm túc )

10 điểm

- Không thực hiện 01 lần

Trừ 5 điểm

- hát không nghiêm túc , xuyên tạc 01 lần

Trừ 3 điểm

- Xếp hàng không đúng qui định

Trừ 2 điểm

- Tập không nghiêm túc 01 lần

Trừ 2 điểm


6. Chuẩn bị bài cũ ( đầy đủ , nghiêm túc )

20 điểm

- Không làm bài hoặc không học bài 1 môn

Trừ 10 điểm

- Thiếu bài hoặc làm bài không nghiêm túc

Trừ 3 điểm

- Chép bài bạn hoặc cho bạn chép bài

Trừ 10 điểm

7. ý thức trong giờ học

25 điểm

- Trật tự nghiêm túc , ghi chép bài đầy đủ

15 điểm

- Hăng hái phát biểu ( từ 20 lần trở lên, đựoc gọi từ 10 lần trở lên )

10 điểm

- Thiếu một lần phát biểu


Trừ 1 điểm

- Tổ trưởng, lớp trưởng nhắc 01 lần

Trừ 3 điểm

- Thầy cô nhắc nhở 01 lần

Trừ 5 điểm

8. Vệ sinh ( cá nhân , lớp )

5 điểm

- Vứt rác bừa bãi

Trừ 2 điểm

- Không trực nhật : Phạt trực nhật 1 tuần và

Trừ 10 điểm

- Trực nhật không nghiêm túc : Phạt trực 2 ngày và

Trừ 1 điểm

9. Hoạt động khác ( tham gia đầy đủ , tích cực , đúng hạn )

5 điểm


- Không tham gia 01 lần

Trừ 5 điểm

- Tham gia không nghiêm túc

Trừ 3 điểm

10. Chế độ thưởng ( điểm cộng )
GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[12]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

- Có điểm kiểm tra 8; 9; 10 mỗi điểm

Cộng1; 2;3 điểm

- Có giải cấp trường, mỗi giải

Cộng 10 điểm

-Có giải cấp huyện , thành phố, mỗi giải (nếu nhiều giải chỉ tính giải
cao nhất)


Cộng 15 điểm

-Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường

cộng 5 điểm

Cộng 5 điểm

-Làm việc tốt (nhặt của rơi trả lại người mất, báo với thầy cô những
bạn có hiện tượng vi phạm nghiêm trọng) mỗi việc
11. Chế độ phạt ( điểm trừ )
- Nói tục, chửi bậy, gây mất đoàn kết 01 lần

Trừ 5 điểm

- Đánh nhau 01 lần: viết kiểm điểm, mời phụ huynh, hạ 1 bậc hạnh
kiểm và

Trừ 10 điểm

- Ăn quà trong khi học, sinh hoạt tập thể 01 lần

Trừ 3 điểm

- Thiếu sách vở, đồ dùng; nháp mỗi đồ dùng

Trừ 2 điểm

- Không giữ gìn vệ sinh chung 01 lần


Trừ 5 điểm

- Vi phạm khi nhà trường kiểm tra 01 lần

Trừ 5 điểm

- Làm hỏng của công 01 lần: phải đền theo yêu cầu của trường và

trừ 10 điểm

- Có điểm kiểm tra từ 0 đến 4 điểm mỗi điểm

Trừ 5 đến1 điểm

- Kiểm tra không nghiêm túc

Trừ 5 điểm

- 01 lần ghi sổ đầu bài hoặc làm bản kiểm điểm: hạ 1 bậc hạnh kiểm

- Tổ trưởng cậy quyền bắt nạt tổ viên, tổ viên chống đối lại tổ trưởng
khi mình sai bị tổ trưởng nhắc nhở
- Cấp trên đổ tội cho cấp dưới hoặc cấp dưới đổ tội cho cấp trên

trừ 10điểm
Trừ 5 điểm
Dọn vệ sinh

2, Cách xếp loại
- Trên 100 điểm (không vi phạm gì ) và không bị ghi SĐB + làm BKĐ, không có điểm

nào dưới trung bình - xếp loại : Xuất sắc
- Từ 90-100 điểm và không bị ghi SĐB + làm BKĐ, không có điểm dưới trung bình –
xếp loại : Tốt
- Từ 70-89,99 điểm và không bị ghi SĐB + làm BKĐ - xếp loại : Khá
- Từ 50 – 69, 99 điểm hoặc 1 lần bị làm BKĐ + ghi SĐB - xếp loại :Trung bình
- Dưới 50 điểm hoặc đánh nhau, ăn cắp, vô lễ với giáo viên 1 lần, bị làm BKĐ + ghi
SĐB quá 2 lần – xếp loại : Yếu
VII/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Dặn dò: chuẩn bị chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”.
- Chuẩn bị: các tư liệu về ngày 20/11.
GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[13]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

Nhận xét của BGH
Ngày

GV : Lê Quốc Bảo

Kí duyệt của BGH
tháng
năm 2012

Giáo án HĐNG 8

[14]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Mục tiêu chung:
1.Kiến thức:
- Giúp HS nắm được :
+ Đặc điểm và đội ngũ GV trong trường.
+ Biết thông cảm, kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.
+ Biết chào hỏi lễ phép, chăm chỉ học tập và đạt kết quả cao.
+ HS phấn đấu thành con ngoan trò giỏi.
2.Kĩ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà
trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác,
với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng
đồng.
-

Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong

học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3.Thái độ:
-Tỏ rõ lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô thông qua các hành vi, cử chỉ và các hành động
học tập.

-

Tôn trọng, lễ phép với các thầy cô.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[15]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

Tuần 1
Tiết 1

Ngày soạn: 1/11/2012
Ngày dạy: 5/11/2012
Hoạt Động 1
TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn với thầy cô giáo.
2. Kỹ năng: - Biết cách ứng xử, giao tiếp với thầy cô giáo.
3. Thái độ: - kính trọng, yêu quý, lễ phép với thầy cô giáo.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận, kể chuyện.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN
- Sách, báo, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về thầy cô.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Dẫn chương
Hoạt động của giáo viên và học sinh
trình
DCT
1. Khám phá:
Nhi
- Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài
hát:
+ Giới thiệu một HS nữ hát đơn ca bài “Bụi phấn”
+ Cả lớp cùng hát bài “Khi tóc thầy bạc trắng”
- Sau khi lớp thể hiện 2 bài hát, người điều khiển phỏng vấn
nhanh một số HS :
+ Nội dung bài “Bụi phấn” nói về điều gì?
+ Nội dung bài “ Khi tóc thầy bạc trắng”nói về điều gì?
+ Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát trên?
+ Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi
nhớ nhất ? Vì sao?
- Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng
- Người điều khiển cho 1 HS đọc to ý kiến của cỏc bạn
- Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “
Thảo luận chủ đề tình nghĩa thầy trò”
2. Kết nối:
DCT

Hoạt động 1: Các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm
Nhi
- Người điều khiển yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả sưu tầm
vào các vị trí đó được phân công; quy định tới gian cho các nhóm trưng
bày
- Các nhóm bàn bạc thể hiện trang trí, trưng bày, theo các cách
GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[16]


Trường THCS Thống Nhất

DCT
Nhi

Năm học 2015 - 2016

sáng tạo của nhóm mình, phân công 1,2 người đại diện nhóm trình bày
giới thiệu kết quả sưu tầm
- Kết thúc thời gian cho các nhóm trưng bày , người điều khiển
yêu cầu cả lớp đi vòng quanh xem
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm ,các nhóm trình
bày nội dung ý tưởng trưng bày của nhóm nói lên tình nghĩa thầy trò,
lòng biết ơn với thầy ,cô giáo. Các nhóm có thể biểu đạt sáng tạo các
báo cáo cuả nhóm bằng cách minh họa như ca hát, ngâm thơ, kể
chuyện về tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy, cô giáo….
- Người điều khiển mời ban giám khảo cho ý kiến đánh giá kết
quả sưu tầm, trưng bày của các nhóm. Ban giám khảo cho điểm các

nhóm công khai được viết lên bảng
Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò
- Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa
- Người điều khiển động viên các bạn xung phong lên hái hoa
- HS lên hái hoa, mở ra và đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến.
- Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển
có thể mời GVPT trợ giúp
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu trình bày 1 phút
+ Sau hoạt động này , bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình
nghĩa thầy trò?
+ Trong hoạt động này, bạn tâm đắt điều gì nhất? Điều gì bạn thấy
chưa hài lòng?
+ Bạn sẽ ghi nhớ nhất điều gì về tình nghĩa thầy trò?
- Cho 1 vài HS trình bày, HS lựa chon 1 câu hỏi để trình bày và
lưu ý không trùng ý kiến với bạn
- Người điều khiển mời GVPT cho ý kiến kết luận
4. Vận dụng:
GV yêu cầu HS về nhà viết bài thu hoạch và liên hệ thực tế của bản
thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực
tế hơn

VI/ TƯ LIỆU :
1. Sưu tầm truyện trong báo giáo dục thời đại.
2. Hình ảnh hoạt động của thầy và trò các năm học trước.
3. Một số bài báo nói về tình nghĩa thầy trò.
4. Một số câu tục ngữ ; thành ngữ; danh ngôn nói về thầy cô.
VII/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Dặn dò: chuẩn bị hoạt động 2 : Tổ chức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Chuẩn bị: các tư liệu về ngày 20/11.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[17]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

Tuần 3
Tiết 2

Ngày soạn: 12/11/2012
Ngày dạy: 19/11/2012
Hoạt Động 2
TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. Kỹ năng: - Biết cách ứng xử, giao tiếp với thầy cô giáo. Rèn luyện các kỹ năng sáng
tác và khả năng thẩm mỹ của học sinh.
3. Thái độ: - kính trọng, yêu quý, lễ phép với thầy cô giáo.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Biểu đạt sáng tạo.

- Thảo luận, kể chuyện.
- Văn nghệ.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN
- Sách, báo, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về thầy cô.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Dẫn
Nội Dung Hoạt Động
chuơng
trình
1.Khám phá:
- Bắt bài hát tập thể “Cô giáo em ”.
- Tuyên bố lý do:
Tình cảm thầy trò rất thiêng liêng và cao quý, ai cũng muốn thể hiện và có rất
nhiều cách để thể hiện, điều đó phụ thuoc vào điều kiện khả năng và sở thích
của mỗi người như viết văn, làm thơ, vẽ tranh ……
Hôm nay trong tiết sinh hoạt này chúng ta sẽ tạo điều kiện để cho mọi người thể
Nhi
hiện điều đó.
-Giới thiệu đại biểu đến dự cuộc thi hôm nay:
Cô giáo chủ nhiệm: Cô Nguyễn Thị Thạch Trúc
-giới thiệu chương trình
2. Kết nối
Nhi

Thể lệ cuộc thi như sau:
+Từng tổ trưng bày một tờ báo tường của mình nội dung nói về ngày 20 – 11
+ Sau đó thuyết trình về tác phẩm chung của tổ mình.
+Sau mỗi bài thuyết trình BGK sẽ công bố điểm.

+Bài thuyết trình phải hội đủ các ý sau:
Tác phẩm đó có tên là gì?

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[18]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

Trong báo tường các tổ đã thực hiện những nội dung gì ?
Hình thừc báo tường trình bày theo ý tưởng gì?
Các bạn trong tổ muốn gửi gắm những gì qua tờ báo?

DCT

Hoạt động 1: Thi sáng tác giữa các tổ.
Mời đại diện các tổ đưa tờ báo tường của mình lên và trình bày.
Tổ 1 ……
Tổ 2 ……
Tổ 3 ……
Tổ 4 ……
Mời BGK công bố điểm.
Tổ được giải nhất tờ báo tường đưa tờ báo lên trưng bày để lớp góp ý.
Các HS trong lớp chú ý quan sát tờ báo và góp ý. Lớp cùng nhau sửa chữa và
nộp lên trường dể làm quà tặng thầy cô.
Hoạt động 2: Văn nghệ

Để thay đổi bầu không khí của cuộc thi đại diện các tổ trình bày một chương
trình văn nghệ của tổ để chúc mừng ngày nhà giáo .
Tổ 1 ……
Tổ 2 ……
Tổ 3 ……
Tổ 4 ……
Mời BGK công bố điểm chung.
Các tiết mục đi thi ở trường lên trình bày cho cả lớp.
Cả lớp theo dõi có nên chỉnh sửa động tác không? Để tiết mục hoàn chỉnh.
3. Thực hành
Dẫn chương trình yêu cầu mỗi người nêu lên được ý nghĩa; tâm sự của mình
trong ngày hôm nay.
4. Vận dụng:
Người điều khiển yêu cầu các bạn sau hôm nay phải ra sức học tập hơn tập hơn
nữa để ghi nhớ công ơn của thầy cô đã dạy chúng ta.

VI/ TƯ LIỆU :
1.Các bài hát chào mừng ngày 20/11: Bụi phấn; Ngày đầu tiên đi học; Nhớ ơn thầy cô. Cô
giáo em.
2.Các bài thơ; văn ca ngợi về thầy cô.
3. Một số thông tin về ngày 20/11
Tháng 7/1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục được thành lập (Fesdesration
International Syndicat de l’enseignement) viết tắt là "FISE", trụ sở đặt tại Paris. Năm 1949,
tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản "HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO" gồm
15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:
-Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân
chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến
bộ, dân chủ, khoa học.
GV : Lê Quốc Bảo


Giáo án HĐNG 8
[19]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật
chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.
- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề
dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.
Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng
cốt là các nhà giáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà
giáo”. Từ ngày 26 đến ngày 30/5/1957 tại thủ đô Vacxava, Hội nghị quốc tế các tổ chức
của nhà giáo lần thứ 2, có 57 nước tham gia trong đó có Việt Nam đã quyết định lấy ngày
20/11 hàng năm làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Ở Việt Nam, lần đầu tiên ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn
miền Bắc vào ngày 20/11/1958.
Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định 167-HĐBT lấy
ngày 20/11 là Ngày nhà giáo Việt Nam.
VII/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Dặn dò: chuẩn bị hoạt động 1 tháng 12

THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Mục tiêu chung:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó với sự

phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
- Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ .
- Tự hào , yêu quí và biết ơn bộ đội Cụ Hồ , kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh.
- Nắm vững các môn học; như sử; công dân…
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và giải thích các hiện tượng trong cuộc
sống.
- Hát và thưởng thức các bài hát bài thơ ca ngợi quê hương đất nước.
- Tự giác học tập; rèn luyện tốt; tích cực trong các phong trào của lớp của trường; địa
phương.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học; văn nghệ ca hát về quê hương đất nước.
- Hứng thú chăm chỉ; có tinh thần vượt khó trong học tập.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[20]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

Tuần 1
Tiết 1

Ngày soạn: 29/11/2012
Ngày dạy: 3/12/2012
Hoạt Động 1

HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ truyền thống của quê hương em.
2.Kĩ năng: Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương đất nước.
3.Thái độ: Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, các mẹ Việt Nam.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận, kể chuyện.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN
- Sưu tầm tư liệu về truyền thống cách mạng ở địa phương.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Dẫn chương
Hoạt động của GV và HS
trình
1. Khám phá
Bắt bài hát tập thể.
Nhi
Kính thưa quý thầy cô, thưa các bạn để có được độc lập tự do, hòa bình như
ngày hôm nay dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm. Trong cuộc kháng chiến đó dân tộc ta đã giành được những chiến công
vang dội, tuy nhiên cũng có không ít các anh hùng đã ngã xuống. Hy sinh tuổi
thanh xuân của mình, có biết bao nhiêu bà mẹ tiễn con ra trận mà không trở
về. Có biết bao nhiêu người thương binh đã để lại một phần thân thể cuả mình
nơi chiến trường. Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó có ở
khắp mọi nơi, mọi miền tổ quốc và có cả ở địa phương của chúng ta .

Hôm nay trong buổi sinh hoạt lớp này chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách
mạng của quê hương kể lại cho con cháu nghe những con người cao cả của
đất nước .
Em xin giới thiệu chương trình của chúng ta hôm nay gồm 2 phần:
1: Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương.
2 Hát về quê hương đất nước

Trang

2. Kết nối:
Hoạt động 1: Thi hát giữa các tổ: Du lịch trên quê hương đất nước
qua các bài hát, bài thơ.
- Mời ban giám khảo lên nêu yêu cầu của cuộc thi.
- Nêu yêu cầu và cách thực hiện.
+ Hát bài hát có tên địa danh của quê hương, đất nước.
+ Các tổ lần lượt thực hiện từ tổ 1 đến tổ 4.
+ Bài hát trùng với tổ bạn đã hát trước không được tính điểm.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[21]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

+ Sau hai lượt, tổ nào hát đến cuối cùng là tổ đó thắng.
- Các tổ 1 đến tổ 4 bắt đầu thi.

- Mời ban giám khảo tuyên bố kết quả.

Nhi
BGK

Nhi

Hoạt động 2: Thi tìm ẩn số của các bài hát.
- Mời ban giám khảo nêu yêu cầu của cuộc thi
+ Yêu cầu tìm nhanh, tìm đúng, tổ nào tìm được nhiều ẩn số là tổ đó thắng.
+ Các tổ dùng tín hiệu giơ tay để trả lời. Tổ nào trả lời đúng đầu tiên được 30
điểm. Nếu tổ đầu tiên trả lời sai, tổ thứ hai trả lời đúng được 20 điểm. Nếu đội
thứ hai trả lời sai , tổ thứ 3 trả lời đúng chỉ được 10 điểm. Nếu không tổ nào
trả lời đúng thì mời khán giả nêu ý kiến của mình.
- Nêu từng ẩn số.
? Bạn hãy trình bày một đoạn của bài hát có câu: “ Bóng dáng Người còn in
trên đèo”.
? Bài hát có tên là gì.
? Bài hát do ai sáng tác.
? Bài hát được sáng tác vào năm bao nhiêu.
Hoạt động 3: Thi hát về các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ,
thương binh.
– Yêu cầu các tổ cử đại diện lên bốc thăm số thứ tự biểu diễn, mỗi tổ hát một
bài. Hát đúng được 10 điểm. Hát sai chủ đề sẽ bị trừ điểm.
Tổ 1 đến tổ 4 lên trình bày các tiết mục đã chuẩn bị sẵn.
- Công bố kết quả.
 Tổng kết :
-BGK công bố tổng số điểm của từng đội và công bố các giải nhất, nhì
-Mời GVCN và Đại biểu lên trao phần thưởng và tặng hoa cho các đội .
- GVCN phát biểu ý kiến và hướng dẫn HS chuẩn bị cho hoạt động sau.

3. thực hành:
Người điều khiển yêu cầu các bạn về nhà sưu tầm thêm các bài hát về quê
hương; các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
4.Vận dụng:
Cố gắng học tốt các môn xã hội; vận dụng vào thực tế.

VI/ TƯ LIỆU :
1. Sưu tầm bài hát về cách mạng.
2. Tìm hiểu các truyền thống cách mạng của địa phương.
VII/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Dặn dò: chuẩn bị cho hoạt động lần sau.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[22]


Trường THCS Thống Nhất

Năm học 2015 - 2016

Tuần 3
Tiết 2

Ngày soạn: 15/12/2012
Ngày dạy: 21/12/2012
Hoạt Động 2
SÁNG MÃI ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu rõ sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội
Cụ Hồ.
2.Kĩ năng: Tự hào ,yêu quí và biết ơn bộ đội Cụ Hồ , kính trọng và biết ơn các bác cựu
chiến binh
3.Thái độ: Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đòan kết, giúp nhau học tập, rèn kuyện tốt, quan
tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận, kể chuyện.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN
- Sưu tầm tư liệu về truyền thống cách mạng ở địa phương.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Người
Hoạt động của GV và HS
t/h
1. Khám phá
Nhi
- Bắt bài hát tập thể: “Lớp chúng mình”
Kính thưa các bác cựu chiến binh, các thầy cô, thưa các bạn đến dự buổi giao lưu
hôm nay. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc đã có hàng triệu thanh
niên rời làng quê, phố phường của mình để lên đường nhập ngũ để giành lại độc lập
tự do cho Tổ quốc. Đánh xong giặc có khi họ không còn trẻ nữa và lại trở về cuộc
sống đời thường và tiếp tục đóng góp công sức của mình cho quê hương đất nước.
Hôm nay trong tiết sinh hoạt này chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, hỏi chuyện với
một bác cựu chiến binh ở địa phương. Đề nghị các bạn mạnh dạn nêu câu hỏi mà

mình quan tâm.
Em xin giới thiệu đến dự buổi sinh hoạt hôm nay của chúng ta có:
Cô: Nguyễn Thị Thạch Trúc.
Bác : .................................................cựu chiến binh
Em xin giới thiệu chương trình của chúng ta hôm nay gồm 2 phần:
DCT
1: Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương.
2: Trò chơi.
2.Kết nối:
Hoạt động 1: Giao lưu với các cựu chiến binh.
KM
- Người điều khiển mời cựu chiến binh tham gia giao lưu với lớp
+ Tự giới thiệu một vài nét về mình, kể cho HS nghe những kỉ nịêm sâu sắc nhất
trong cuộc đời bộ đội của mình, nhắn nhủ những mong muốn của mình với học
sinh.
GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[23]


Trường THCS Thống Nhất

DCT

DCT

Năm học 2015 - 2016

+ Báo cáo viên nói chuyện ( người nói chuyện có thể dùng sơ đồ, bản đồ , tranh ảnh

… và nói ngắn gọn về những thông tin cơ bản đã chọn lọc để hấp dẫn, thu hút của
học sinh. )
+ HS cả lớp có thể hỏi thêm ( Những điều cần thiết về cuộc sống vật chất, tinh thần,
nếp sống kỉ luật, tính đồng đội … của những người chiến sĩ ) với cựu chiến binh.
- Lời cảm ơn, tặng quà (hoa) và hứa hẹn của lớp với đại biểu cựu chiến binh.
Hoạt động 2: Trò chơi:
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm và các bạn. HK I của năm học mới sắp kết thúc, các
bạn trong lớp đã rất cố gắng trong học tập. Nhiều bạn học tập tốt là gương cho các
bạn khác noi theo, có nhiều bạn có những tiến bộ đáng kể, nhiều tổ đã giúp đỡ nhau
học tập có hiệu quả như tổ 2, tổ 3, tổ 4. Trong học tấp có nhiều nội dung khó nhưng
thú vị vì nó đòi hỏi học sinh phải nhanh trí , phối hợp với nhau thì mới có thể giải
được với kết quả tốt nhất. Hôm nay lớp chúng ta sẽ tổ chức một cuộc thi để tạo điều
kiện cho những con người thông minh đoàn kết với nhau về trí tuệ và tinh thần
nhằm mang lại chiến thắng về tổ mình.
- Mời ban giám khảo lên phổ biến cuộc thi.
+ Mỗi tổ cử ba thành viên dự thi.
+ Nội dung thi gồm:
Thi tiếp sức giải bài tập toán.
Thi ghép từ.
Thi tự do lựa chọn các môn học của hội vui.
a. Thi tiếp sức giải bài tập toán.
- Giới thiệu các thí sinh dự thi mỗi tổ.
- Giao bài tập và qui định thời gian hòan thành qua 3 đợt.
+ Đợt 1: Mời thí sinh số 1 của mỗi tổ lên giải bài tâp.
+ Đợt 2: Mời thí sinh số 2 (lên thay thí sinh số 1) giải tiếp.
Đợt 3: Mời thí sinh số 3 (lên thay thí sinh số 2) giải tiếp phần còn lại của bài tập.
Hết thời gian quy định tổ nào giải xong và đúng bài tập thì tổ đó thắng.
b. Ghép từ
- Giới thiệu thí sinh của mỗi tổ.
- Nêu đề thi: Cho một số từ, yêu cầu ghép mỗi từ đó với một từ khác để tạo thành

một từ ghép có nghĩa.
Ví dụ: Chiến -> chiến đấu, chiến thắng, chiến bại, kháng chiến, quyết chiến. Hết
thời gian quy định, tổ nào ghép được nhiều từ thì tổ đó thắng.
c.Tự do lựa chọn.
Họat động này diễn ra như sau:
- Câu hỏi các môn học của hội vui được đánh số thứ tự.
- Mỗi lượt, thí sinh của mỗi tổ được chọn một câu hỏi của môn học mà mình
thích.
- Người điều khiển chương trình sẽ đọc to câu hỏi đó để tổ đã chọn trả lời. Nếu
trả lời sai thì các tổ khác được quyền trả lời. Không tổ nào trả lời đúng thì
mời cổ động viên trả lời và thưởng quà cho họ nếu họ trả lời đúng . Không ai
trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án.
- Hết thời gian (hoặc số lượng) quy định, tổ nào có tổng số điểm cao là thắng.
- Ban giám khảo cho điểm công khai sau mỗi lượt cho từng tổ , thư kí tính
điểm và ghi lên bảng, sau đó tính điểm cho từng tổ.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[24]


Trường THCS Thống Nhất

Nhi

Năm học 2015 - 2016

- Mời trưởng ban giám khảo công bố kết quả của các tổ nhất, nhì, ba ….
- Mời giáo viên chủ nhiệm lên trao thưởng.

Xen kẽ giữa các họat động là phần thi dành cho cổ động viên và các tiết mục văn
nghệ.
3. Thực hành
Trước Bác cựu chiến binh cả lớp chúng ta hứa sẽ cố gắng học tập; đoàn kết giúp
đỡ nhau; ra sức lao động để có môi trường học tập tốt.
4.Vận dụng:
Qua chủ đề ngày hôm nay chúng ta phải luôn nhớ đến 1 người có công rất lớn đối
với sự nghiệp cách mạng của dân tộc đó là Bác Hồ.
Bác là 1 tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng phục
vụ nhân dân. Công ơn của Đảng của Bác đối với quê hương đất nước của chúng ta
vô cùng to lớn. Vì vậy nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn
đó; đó là học tập cho thật tốt để mai này xây dựng quê hương đất nước ngày càng
phồn vinh hơn.

VI/ TƯ LIỆU :
1. Tìm hiểu các truyền thống cách mạng của địa phương.
2. - Những kỉ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời người lính. Nguồn gốc sức mạnh làm
nên truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ. Những kiến thức cơ bản cần nắm vững
của một số môn học. Những kiến thức được vận dụng để phục vụ cuộc sống. Những
hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
VII/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Dặn dò: chuẩn bị cho hoạt động lần sau.

GV : Lê Quốc Bảo

Giáo án HĐNG 8
[25]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×