Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giáo án ngoài giờ lên lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.73 KB, 35 trang )

THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
Tích hợp chủ đề tháng 9 và 10 năm 2007
Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công
nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nớc. Thanh niên với
tình bạn tình yêu và gia đình
Thiết kế bài dạy: GVCN lớp 11.C--
Nguyễn Viết Nhị
Lớp dạy: 11.C
Ngày tổ chức hoạt động: Sáng chủ nhật 28/10/2007.
Địa điểm tổ chức hoạt động:Hội trờng lớn nhà A
3
, THPT Lê Viết Thuật
A.Mục tiêu giáo dục:
1.Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nớc. Học sinh xác định đợc quyền và trách
nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
2.Học sinh nhận thức rõ giá trị của tình bạn, tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ tình bạn ,tình yêu và hạnh phúc
gia đình.
3.Học sinh có ý thức rèn luyện các kĩ năng ứng xử cho phù hợp trong cuộc
sống, chủ động tự giác trong học tập, rèn luyện, phấn đấu tu dỡng,để trở thành
những công dân có ích trong tơng lai, phục vụ tốt sự nghiệp chung của đất nớc.
B.Nội dung hoạt động:
1.
Giáo viên chủ nhiệm định hớng hoạt động cho học sinh:
+Học sinh tự học, nắm kiến thức cơ bản đợc cung cấp qua hệ thống câu hỏi.
+Học sinh tự đọc tài liệu, sách báo, tại th viện nhà trờng.
+Học sinh su tầm tài liệu, tranh ảnh theo chủ đề học tập .
2.


Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh qua hệ thống câu hỏi:
Câu hỏi theo chủ đề
Bạn cho biết thế nào là
công nghiệp hoá ?
Kiến thức cần đạt
+
Công nghiệp hoá:
Là quá trình đa nền sản xuất nhỏ ,thủ công, lạc
hậu, trở thành nền sản xuất công nghiệp, với máy
móc thiết bị,phơng tiện hiện đại,dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công
nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
1
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
Giải thích khái niệm hiện
đại hoá.
Vì sao Việt Nam phải tiến
hành hiện đại hoá nền công
nghiệp ?
Sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đem lại lợi ích gì
cho đất nớc ?
Chúng ta cần có những
điều kiện nào để tiến hành sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nớc ?
Là học sinh đang đi học,em

có quyền và có thể tham gia
+
Hiện đại hoá:
Là nền công nghiệp đợc áp dụng các thành tựu
khoa học,công nghệ hiên đại nhất ở các khâu,
các lĩnh vực sản xuất;Từng bớc tự động hoá, tin
học hoá... Để hàm lợng trí tuệ ngày càng chiếm
tỷ trọng lớn trong các sản phẩm đợc sản xuất ra.
+Nớc ta phát triển nền công nghiệp trên cơ sở là
một nớc nông nghiệp lạc hậu, vì thế muốn phát
triển nhanh, theo kịp các nớc trong khu vực và
thế giới chúng ta phải hiện đại hoá ngành công
nghiệp.
Với nền kinh tế:
Làm cho tốc độ phát triển kinh tế của đất nớc
tăng trởng nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn,
chất lợng tôt hơn, giá thành rẻ hơn.
Với đời sống chung của nhân dân:
Chất lợng sống đợc nâng cao, xã hội có nhiều
của cải đầu t vào các công trình phúc lợi nh:
bệnh viện ,trờng học,đờng giao thông, công trình
văn hoá...
Với học sinh:
Chúng ta có điều kiện để học tập tốt hơn,có đầy
đủ các phơng tiện học tập,để phát triển cả về thể
chất, trí tuệ và tinh thần.
+Nền khoa học-công nghệ.
+Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên.
+Tiền vốn để phát triển.
+Cơ sở hạ tầng.

Nguồn nhân lực:có trình độ, sức khoẻ,đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hoá ,hiện đại hoá.
Hs
thảo luận.
Gv:
định hớng thêm:
Con đờng tốt nhất để tạo nguồn nhân lực là đầu
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
2
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
vào sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của đất nớc
nh thế nào?
Bạn cho biết chủ đề và
những nét chính của năm học
2007-2008 ?
t, phát triển giáo dục.
Chủ đề năm học 2007-2008
Cuộc vận động Hai không với nội dung
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gơng
đạo đức Hồ Chí Minh
Nét chính trong năm học 2007-2008
Năm học tiếp tục triển khai phân ban và thay
sách giáo khoa ở lớp 11.Khuyến khích học sinh
học tập bằng phơng pháp học tập tích cực.
Theo cách hiểu của bạn, thế
nào là phơng pháp học tập tích
cực ?

Quyền của học sinh trong
vấn đề tình bạn, tình yêu và
hạnh phúc gia đình?
Em hiểu thế nào là tình yêu
và hạnh phúc gia đình?
12.Tình bạn đẹp giúp cho em
những gì trong học tập ? trong
cuộc sống?Nếu không có bạn
bè cuộc sống sẽ ra sao?
13.Theo em? là học sinh có
Phơng pháp học tập tích cực:
Là phơng pháp học tập đòi hỏi học sinh chủ
động lĩnh hội kiến thức, làm chủ hoạt động học
tập của mình bằng cách tự ghi bài, tự đọc sách
giáo khoa. Chỗ nào cha hiểu thì phát biểu, trao
đổi cùng bạn bè; Nếu không giải quyết đợc thì
mới nhờ thầy, cô hớng dẫn.Thầy cô chỉ đóng vai
trò hớng dẫn, tổ chức hoạt động học tập cho học
sinh.
Tác dụng:
Học sinh chủ động trong học tập, tự học, nên
kiến thức đợc khắc sâu hơn, nắm vững bài hơn,
vận dụng đợc những kiến thức đã học vào học
tập và thực tế cuộc sống.
Học sinh có quyền đợc t do kết giao bạn bè, đợc
bảo vệ chống lại sự can thiệp tùy tiện vào công
việc riêng t. Đợc bảo vệ danh dự, chống lại mọi
hình thức bóc lột , lạm dụng tình dục.
(Nhắc Hs chuẩn bị tốt ý thảo luận này)
Tình yêu là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh

phúc. Gia đình hạnh phúc là chỗ dựa vững chắc,
là môi trờng sống thuận lợi nhất cho mỗi con ng-
ời.
(Học sinh tự chuẩn bị đề cơng trao đổi, thảo
luận, bày tỏ chính kiến riêng của mình)
Hs tự chuẩn bị nội dung
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
3
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
nên có bạn khác giới không?
14.Có bạn khác giới rủ em đi
chơi, em có đi không?tại sao?
nếu không đi em sẽ từ chối nh
thế nào?
Hs tự chuẩn bị nội dung
C.Công tác chuẩn bị:
+
Giáo viên:
-Cung cấp tài liệu, kiến thức cho học sinh.
-Định hớng học tập cho học sinh.
-Hớng dẫn học sinh thể lệ các cuộc thi theo chủ đề học tập.
+Học sinh:
-Nhận câu hỏi, tổ chức thảo luận xây dựng đáp án trả lời.
-Chuẩn bị tiết mục văn nghệ theo chủ đề học tập.
-Phân công: chủ toạ, dẫn chơng trình, th ký.Kê bàn ghế .
-Hoa tơi, tặng phẩm nhỏ (trị giá 5.000
đ
).

D.Tổ chức hoạt động:

Đối tợng tham gia học tập
+Học sinh lớp 11.C (50 em)
+Giáo viên chủ nhiệm lớp 11.C
Nguyễn Viết Nhị

Đại biểu
+Thầy
Trần Duy Thành
(Phó hiệu trởng, dự và chỉ đạo)
+Thầy Thúc Văn Tài (Bí th đoàn trờng,dự và chỉ đạo).
+Cô
Nguyễn Hằng
(Phụ trách giáo dục công dân khối 11, dự và kiểm tra)

Địa điểm, thời gian:
-7
h
30
/
chủ nhật ngày 28/10/2007
-Hội trờng lớn nhà A
3,
trờng THPT Lê Viết Thuật.

Hoạt động:
+Chủ toạ, dẫn chơng trình:
Biện Thị Quỳnh Trang


(Lớp trởng)
Nguyễn Thị Hoàng Anh
+Nghi lễ. Hát tập thể
+Trả lời câu hỏi: theo hình thức hái hoa dân chủ (ngời trả lời đúng có quyền
mời bạn khác, tập thể động viên bằng hình thức vỗ tay).
Thi hùng biện
1 Biện Thị Quỳnh Trang (lớp trởng)- chủ đề hạnh phúc gia đình
2. Lê thị Phơng Thuý- chủ đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
4
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
3. Đậu Thị Thuỳ Linh (BT chi Đoàn) - chủ đề tình bạn
4. Nguyễn Thị Hoài Thanh (lớp phó học tập)- chủ đề gia đình
5 Lâm Tình Thơng - chủ đề công nghiệp hoá
6. Nguyễn Quốc Huy - chủ đề tình bạn
7. Nguyễn Hồng Hạnh - chủ đề công nghiệp hoá
8. Phạm Tố Oanh - chủ đề gia đình
9. Nguyễn Thị Diệu Linh - chủ đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Văn nghệ (xen kẽ )
1. Đơn ca
2. Song ca
3. Tam ca
4. Múa
;

Thi bạn gái với tà áo dài dân tộc
Thể lệ
trang phục áo dài.

Chất liệu vải
tuỳ chọn.
Màu sắc
tuỳ chọn.
Trình diễn
đi một vòng trên sân khấu.
Hình thức thi
thi giữa các nhóm nữ trong các tổ.
/
Thi trang phục thanh niên hiện đại
Thể lệ
trang phục quần áo dài tay.
Màu sắc
tuỳ chọn.
Chất liệu vải, kiểu may
tuỳ chọn, phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT
Hình thức trình diễn
Các nhóm thi,

đi một vòng trên sân khấu.
1.Trang phục bạn gái khi đi học.
2.Trang phục bạn nam khi đi học
3.Trang phục bạn gái khi đi du lịch
4.Trang phục bạn gái khi dạo phố
5.Trang phục mùa đông (giày bốt,áo khoác )
6.Trang phục bạn gái khi đi dự lễ hội

Kết thúc hoạt động
+Lớp trởng
Biện Thị Quỳnh Trang

, nhận xét chung.
+Giáo viên chủ nhiệm 11.C : động viên học sinh, xếp loại thi đua các tổ.
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
5
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
+Nêu chủ đề tháng 11/2007
Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn s
trọng đạo.
Sẽ thi hùng biện:

kỷ niệm đẹp trong đời học sinh

Cắm hoa theo chủ đề:
Mừng ngày 20/11/ 2007
Mừng lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trờng THPT Lê Viết Thuật
Chủ đề tháng 11 / 2007
Thanh niên với truyền thống hiếu
học và tôn s trọng đạo
Thiết kế bài dạy: GVCN lớp 11.C-
Nguyễn Viết Nhị
Lớp dạy: 11.C
Thời gian tổ chức hoạt động: 7
h
30
/
chủ nhật ngày 11/11/2007
Địa điểm tổ chức hoạt động: Hội trờng lớn nhà A
3

THPT Lê Viết Thuật.
A. Mục tiêu giáo dục
Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh hiểu đợc: Nội dung và giá trị của truyền
thống hiếu học, tôn s trọng đạo của dân tộc ta.
Định hớng cho học sinh: biết cách c xử đúng mực với thầy cô giáo trong mọi
tình huống. Kính trọng và yêu quý nghề dạy học, xác định đợc trách nhiệm của
mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp đó của dân tộc
bằng cách tự giác học tập, tu dỡng, rèn luyện để thể hiện lòng biết ơn đối với
các thầy cô giáo.
B.Nội dung hoạt động


Giáo viên chủ nhiệm định hớng hoạt động cho học sinh:
+Học sinh đọc tài liệu, su tầm tranh ảnh,sách báo theo chủ đề 20/11.
+Học sinh tự xây dựng đề cơng học tập theo chủ đề 20/11.
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
6
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
+Học sinh thể hiện lòng biết ơn thầy cô bằng nỗ lực học tập, rèn luyện cụ thể.


Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh.
Câu hỏi chuẩn bị Kiến thức cần đạt
1.Bạn cho biết: năm học2007-2008
trờng THPT Lê Viết Thuật có bao
nhiêu lớp học? bao nhiêu học sinh ?
2.Bạn cho biết: khối lớp 11 bạn đang
học tập có bao nhiêu học sinh ?

3.Bạn có biết: trong năm học 2007-
2008 này, thầy và trò trờng ta đang h-
ớng tới ngày kỷ niệm trọng đại gì
4.Bạn có biết trờng ta hiện nay có bao
nhiêu thầy, cô giáo?
5.Bạn hãy cho biết một vài nét về
thầy,cô giáo chủ nhiệm lớp của bạn ?
6.Bạn có biết ? hiện tại cả nớc ta có
bao nhiêu trờng THPT?
7.Bạn có biết năm học 2007- 2008,
trên toàn quốc có bao nhiêu học sinh
cùng học lớp 11 nh bạn?
8.Bạn có biết cả nớc ta hiện nay có
bao nhiêu thầy cô giáo cấp THPT?
9.Bạn hãy nhẩm nhanh, bạn sẽ dành
bao nhiêu thời gian để học xong cấp
THPT ?
+Tổng số : 43 lớp. 2066 học sinh.
Công lập: 33 lớp với 1545 học sinh
Bán công: 10 lớp với 521 học sinh
( Báo cáo của ban giám hiệu tại hội
nghị công nhân viên chức năm học
2007-2008)
+Tổng số: 744 học sinh
(489 em thuộc hệ công lập, 255 em
thuộc hệ bán công) (Báo cáo...)
30 năm ngày thành lập trờng THPT Lê Viết
Thuật (11/2007)
+114 thầy cô giáo, trong đó: 47 thầy cô
là Đảng viên; 25 thầy cô có trình độ

thạc sĩ; 40 thầy cô đã từng đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
(Báo cáo của ban giám hiệu... )
Học sinh tự tìm hiểu.
Năm học 2007-2008 cả nớc có:
2.200 trờng THPT.
(Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo
dục năm học 2007-2008).
2.802.000 học sinh lớp 11
( tài liệu tập huấn... )
107.000 thầy cô giáo cấp THPT.
(Tài liệu tập huấn... )
Một ngày học bình quân 05 tiết.
(45phút/tiết)
+Một tuần học 6 ngày, cả năm học có
35tuần.
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
7
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
10.Ai đợc tôn vinh là ngời thầy
chung của hai dân tộc có truyền
thống Nho giáo là Việt Nam và Trung
Quốc? ngời thầy đó hiện đang đợc
thờ phụng ở Văn Miếu Quồc Tử
Giám- Hà Nội ?
11.Em hãy cho biết vài nét về Văn
Miếu Quốc Tử Giám?
12 Ngời thầy nào của dân tộc Việt

Nam đang đợc thờ phụng ở Văn
Miếu Quốc Tử Giám ?
Cấp THPT cần 1000 giờ học tập.
Một đời ngời nếu thọ 100 tuổi sẽ
có:876.000 giờ trong cuộc đời. Chỉ dành
có 1000 giờ học THPT thì quả là
nhanh !
Khổng Tử
(551- 479)Tr.CN.
Tên Là: Khâu.
Tự là : Trọng Ni.
Ngời nớc Lỗ, thời Xuân Thu Chiến
Quốc. Trung Quốc ngày nay.
Ông là ngời có công sáng lập học thuyết
nho giáo; Mở trờng dạy học, tuyên
truyền, giáo hoá cho học thuyết của
mình. học trò ông có lúc lên tới 3000
ngời.
Ngời đời sau tôn vinh ông là vạn thế s
biểu (ngời thầy của muôn đời ).
Năm 1070 Văn Miếu đợc xây dựng để
thờ Khổng Tử (thời vua Lý Thánh
Tông ).
Văn Miếu: miếu thờ Chí Thánh Văn
Tuyên Vơng - tức Khổng Tử .
+1075 Khoa thi đầu tiên ở Việt Nam .
+1076 mở Quốc Tử Giám (Trờng đại
học đầu tiên của quốc gia Đại Việt).
Chu Văn An
(1292- 1370).

+Tên chữ (Tự): Linh Triệt.
+Tên hiệu : Tiều ẩn.
+Ngời làng Văn Thôn, Xã Quang
Liệt,huyện Thanh Liêm (nay là Thanh
Trì) Hà Nội.
+Ông đỗ Thái Học Sinh, nhng không ra
làm quan, mà về quê mở trờng dạy học,
học trò ông, nhiều ngời thành đạt, làm
quan to trong triều nh: Phạm S Mạnh,
Lê Quát...
+Đời vua Trần Minh Tông, ông đợc mời
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
8
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
13.Trong lịch sử Việt nam, có một
ngời thầy tuy mù loà nhng vẫn mở tr-
ờng dạy học, học trò theo học ông rất
đông. Ngời thầy đáng kính đó là ai ?
14.Trớc khi ra đi tìm đờng cứu nớc
năm 1911, bác Hồ kính yêu đã từng
dạy học ở trờng nào?
15. Câu vì lợi ích mời năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng ngời, đợc Bác Hồ nói ở đâu ?
16. Em hãy nêu xuất xứ của lời dạy:
Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp
tục thi đua dạy tốt học tốt
vào làm T Nghiệp Quốc Tử Giám (chức

quan dạy học ).
+Đời vua Trần Dụ Tông,chính sự thối
nát,ông dâng Thất trảm sớxin chém
bảy tên quan nịnh thần, vua không
nghe, ông bèn treo mũ từ quan, về ở ẩn
tại Chí Linh, Hải Dơng.Sau ông mất tại
đó.
+Khi ông mất, vua Trần đã dành cho
ông một vinh dự bậc nhất đối với một
ngời thầy, một tri thức là đợc thờ phụng
ở Văn Miếu.
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1688).
Nhà thơ lớn, ngời thầy đáng kính của
dân tộc ta.
Năm 1910, Bác dạy học ở trờng Dục
Thanh của hội Liên Thành ở Phan
Thiết .
Thầy Thành dạy chữ Pháp, chữ quốc
ngữ cho lớp ba và lớp t.Dạy đợc bảy tám
tháng, bỗng một sáng thứ hai khoảng
tháng mời năm 1911 có tin thầy đã bỏ đi
và không cho ai biết. Học trò rất xôn
xao, ai cũng cảm thấy ngời thầy này dạy
học không chỉ vì kiếm sống mà còn vì
một lẽ gì khác...
(Bác sỹ nguyễn Kính Chi- một học trò
của thầy Nguyễn Tất Thành kể lại, Bác
Hồ-Hồi kí nhiều tác giả ,NXB văn học
1960,Tr.30).

+Bác nói câu này ngày 13/ 9/ 1958 tại
hội nghị cán bộ giáo dục toàn quốc
trong bối cảnh: miền bắc tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực
hiện thống nhất nớc nhà .
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
9
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
17.Bức th cuối cùng Bác gửi cho
ngành giáo dục vào ngày tháng năm
nào ?
18.Em hiểu gì về lịch sử ngày nhà
giáo Việt Nam 20/11 ?
19.Kể tên những nhà giáo Việt Nam
nổi tiếng từ xa đến nay mà em biết
20.Cảm nghĩ của bạn về công lao của
thầy cô giáo?
21.Su tầm những câu châm ngôn,
cách ngôn, tục ngữ, ca dao, nói về
việc học tập và công lao của thầy cô
giáo.
22.Kể lại một kỷ niệm đẹp về tình
thầy trò.
Lời dạy của Bác Hồ đợc trích trong lá
th ngày 16/10/1968, Bác gửi cho cán bộ,
cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân
viên, học sinh mẫu giáo, phổ thông, bổ
túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp,

đại học.
Chiều 19/5/1969, khi các thầy thuốc
kiểm tra sức khoẻ cho Bác xong, ngời
liền viết th khen các cháu học sinh ở
hợp tác xã măng non Phú Mẫn, Yên
Phong, Hà Bắc. Bức th có đoạn viết
Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học
tập tốt vừatham gia sản xuất tốt. Các
cháu là những ngời chủ tơng lai của nớc
nhà.
(Hồ Chí Minh toàn tập,NXB chính trị
quốc gia , tập XII, Tr457, Hà Nội,
2000).
Tháng 8/1957, tại Vac-sa-va(Ba Lan)
hội nghị quốc tế các nhà giáo đã thông
qua bản hiến chơng các nhà giáo và
quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm
làm ngày quốc tế hiến chơng các nhà
giáo.
+Ngày20/11/1958, lần đầu tiên ngày
quốc tế hiến chơng các nhà giáo đợc tổ
chức ở miền bắc nớc ta .
+Ngày28/9/1982, hội đồng bộ trởng
(nay là chính phủ) ra quyết định lấy
ngày 20/11 hàng năm làm ngày nhà
giáo Việt Nam.
Quyết định này thể hiện sự quan tâm
của Đảng, nhà nớc ta với vị trí, vai trò
của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục.
Học sinh tự chuẩn bị.

Học sinh tự chuẩn bị .
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
10
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
23.Bạn có biết nội dung thông điệp
về giáo dục của liên hợp quốc?
Học sinh tự chuẩn bị .
Học sinh tự chuẩn bị.
+Tổ chức UNESCO ( giáo dục-khoa
học-văn hoá liên hợp quốc) ra thông
điệp:
-Học tập là của cải nội sinh của mỗi con
ngời, mỗi quốc gia.
-Học để nhận thức.
-Học để hành động.
-Học để khẳng định bản thân .
-Học để biết cách chung sống với mọi ngời.
C.Tổ chức hoạt động

Thành phần tham gia hoạt động
+Học sinh lớp 11.C 50 em.
+Giáo viên chủ nhiệm lớp 11.C
Nguyễn Viết Nhị
+Giáo viên các bộ môn đến giao lu với lớp 11.C

Đại biểu
-Đại diện BGH nhà trờng: thầy Trần Duy Thành
-Đại diện BCH Đoàn trờng: thầy

Thúc Văn Tài
-Đại diện tổ GDCD khối 11: cô Nguyễn Thị Hằng.
-Đại diện hội cha mẹ học sinh 11.C bác
Nguyễn Thị Hà


Địa điểm, thời gian
-7
h
30
/
chủ nhật ngày 11/11/2007
-Tại hội trờng lớn nhà A
3
trờng THPT Lê Viết Thuật.

Hoạt động
+Nghi lễ, giới thiệu đại biểu, hát tập thể.
+Dẫn chơng trình:
Nguyễn Thị Mến, Nguyễn Thị Phơng Thanh
+Trả lời câu hỏi :
Ưu tiên bạn Biện Thị Quỳnh Trang lên hái hoa trả lời câu hỏi trớc
(có bố,
mẹ là giáo viên ).
-Ngời trả lời đúng, có quyền chỉ định bạn khác.
+Thi hùng biện về chủ đề 20/11
-Đậu Thị Thuỳ Linh
(Bí th chi đoàn 11.C)
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
11

THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
Trần Thị Hồng Nhung
-Vơng Thị Hồng Nhung
+Thi trình bày tranh ảnh su tầm theo chủ đề 20/11
-Tổ1 , Tổ 3
+Thi cắm hoa theo chủ đề 20/11, Mừng 30 năm ngày thành lập trờng
*Hình thức: lọ, giỏ, lẵng, đĩa . Giá trị :15.000
đ
/lẵng. Có thuyết minh ý tởng .
Nhóm I:
Đinh Linh, Biện Trang, Phạm Oanh, Nguyễn Hoà, Hà Ly
Nhóm II:
Hoài Thanh, Vơng Nhung,

Quốc Huy, Diệu Linh
Văn nghệ xen kẽ , hát tặng các thầy cô giáo
Đơn ca
Song ca
Múa
Vũ điệu quốc tế:
Đậu Linh
và nhóm nhảy 11.C
D.Kết thúc hoạt động
+Lớp trởng
Biện Thị Quỳnh Trang: nhận xét chung.
+Giáo viên chủ nhiệm : phát biểu động viên học sinh, xếp loại thi đua các tổ.
Nêu chủ đề tháng 12/ 2007
thanh niên với sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ

quốc
Chủ đề tháng 12 / 2007
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc
Thiết kế bài dạy: GVCN-11.C-
Nguyễn Viết Nhị
Lớp dạy:11.C
Ngày tổ chức hoạt động: Chủ nhật 16/12/2007
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
12
THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
Địa điểm tổ chức hoạt động: Gia đình bác
Lê Hồng Vân
B.B 1/4- 61%
Nhà số 09 khối 08 đờng Nguyễn Bính, phờng bến Thuỷ, Vinh.
(Bố em
Lê Thị Thanh Hải
)
A.Mục tiêu bài học :
Giáoviên định hớng cho học sinh:
Hiểu ý nghĩa của ngày quốc phòng toàn dân 22-12 vì nó gắn liền với ngày thành
lập QĐND Việt Nam. Học sinh có hoạt động tích cực học tập, rèn luyện, để
xứng đáng với truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh.
Tin tởng ở đờng lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Đảng và nhà nớc. Sẵn sàng
tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ tổ quốc do nhà trờng và địa phơng
tổ chức.
B.Nội dung hoạt động:
1.Giáo viên chủ nhiệm định hớng hoạt động cho học sinh:

-Học sinh tự đọc sách báo tại th viện trờng theo chủ đề 22/12
-Su tầm tranh, ảnh,tài liệu về truyền thống của QĐND Việt Nam.
-xây dựng đề cơng học tập qua hệ thống câu hỏi, giáo viên cho học sinh thảo
luận qua những giờ sinh hoạt 15 phút.
-Học sinh tham gia hoạt động tập thể: thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thơng binh do
lớp 11.C tổ chức. (gia đình bác
Lê Hồng Vân
-B.B 1/4- bố em
Lê Thị Thanh
Hải, học sinh lớp 11.C - Số nhà 09, Khối 08, đờng Nguyễn Bính
Bến Thuỷ, Vinh, Nghệ An.
.Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh, qua hệ thống câu hỏi:
ý nghĩa ngày toàn quốc kháng chiến:
+ Ngày 19 tháng 12 năm 1946, hởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Bác Hồ,tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đã đứng lên kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lợc.Cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm và kết thúc bằng thắng
lợi huy hoàng Điện Biên Phủ của dân tộc ta.Thắng lợi đó thể hiện sức mạnh
đoàn kết của nhân dân ta dới sự lãnh đạo của Đảng,của Bác Hồ.
ý nghĩa ngày quốc phòng toàn dân:
+Ngày22 tháng 12 năm 1944 là ngày thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, nay là QĐND Việt Nam.
+Quân đội là lực lợng nòng cốt trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ của dân tộc ta.Sức mạnh chiến thắng các đế quốc xâm lợc là sức
mạnh của toàn thể dân tộc ta, trong đó có tầng lớp thanh niên.Vì thế Đảng và
nhà nớc ta đã lấy ngày 22 tháng 12 là ngày quốc phòng toàn dân.
Quyền và trách nhiệm của học sinh:
-Tôn trọng, chấp hành pháp luật thực hiện các chủ trơng, chính sách của Đảng,
nhà nớc. Nội quy, quy định của trờng THPT Lê Viết Thuật-Tự học tập rèn
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
13

THPT Lê Viết Thuật-
hoạt động GIáo Dục Ngoài giờ lên lớp-Lớp 11-
Nguyễn Viết Nhị
luyện, để bớc vào cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng sống, để đáp ứng yêu cầu cuộc
sống và tự bảo vệ mình
-Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân: tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây
dựng và bảo vệ tổ quốc trong phạm vi và trách nhiệm, bổn phận của thanh niên
học sinh dới mái trờng xã hội chủ nghiã.
Sơ lợc tiểu sử và thành tích chiến đấu của bác Lê Hồng Vân
+Bác
Vân
sinh ngày 03 tháng 05 năm 1947; tại Yên Thành, Nghệ An.
+Vào Đảng ngày 25 tháng 10 năm 1967.
+Nhập ngũ ngày 25 tháng 02 năm 1968.
+Từ tháng 02 năm 1968 đến tháng 7 năm 1970: bác Vân chiến đấu tại nớc bạn
Lào. ở đơn vị C14 E271 QK4.
+Từ tháng 08 năm 1970 đến tháng 11 năm 1978:bác tham gia chiến đấu ở chiến
trờng Quảng Trị và miền Đông Nam Bộ.
+Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 05 năm 1979, bác làm nghĩa vụ quốc tế tại
Căm PuChia.
+Từ tháng 06 năm 1979 đến tháng 12 năm 1989 bác công tác ở trờng quân sự
trung cao cấp QK7.
+Bác Vân bị thơng tại chiến trờng xã Đức Hoà,tỉnh Long An.
( xếp hạng BB 1/4 61%)
+Trớc khi nghỉ hu,bác là thiếu tá, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra Đảng, trởng
ban tổ chức cơ quan chính trị, trờng quân sự trung cao cấp QK7.
+Từ khi nghỉ hu tháng 1 năm 1990, đến nay ,bác luôn tích cực gơng mẫu, tham
gia các công tác ở địa phơng; giữ vững phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ. Hiện tại
bác đang là: P. chủ tịch hội cựu chiến binh Bến Thuỷ; uỷ viên BCH hội cựu
chiến binh thành phố Vinh.

C.Tổ chức hoạt động.
1.Thành phần:
-Học sinh lớp 11.C: 50 em
(Trong đó 06 em là con gia đình thơng binh, bệnh binh)
-Giáo viên chủ nhiệm lớp 11.C Nguyễn Viết Nhị
-Bác
Lê Hồng Vân
và gia đình.
2.Đại biểu:
Đại diện BCH đoàn trờng THPT LêViết Thuật.
3.Địa điểm, thời gian:
-Từ 8 giờ45 đến 9giờ45 sáng chủ nhật, ngày 16/12/2007
-Tại nhà bác
Lê Hồng Vân
4.Chuẩn bị:
hoa tơi, tặng phẩm nhỏ (trị giá:20.000 đồng.)
5.Hoạt động:
+Tổ chức cho học sinh đi đến nhà em
Hải
(gia đình bác
Vân
), theo sự chỉ
đạo của GVCN lớp 11.C (Cách trờng khoảng 01 km -đờng nhựa.)
Năm học 2007-2008. Lớp 11.C BanKHXH&NV
14

×