Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

QUY CHẾ VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH PHẠM VĂN MINH

QUY CHẾ VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
CÔNG LÝ QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH PHẠM VĂN MINH

Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục

QUY CHẾ VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
CÔNG LÝ QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO

Chuyên ngành

: Luật Quốc Tế

Mã số


: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến

Hà nội – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC

TRANG
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục thuật ngữ La-tin


MỞ ĐẦU

01

1. Đặt vấn đề

01

2. Tính mới và mục tiêu nghiên cứu

03

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

04

4. Phương pháp nghiên cứu

04

NỘI DUNG

05

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO VÀ TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ

05

1.1. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo


05

1.1.1. Khái niệm tranh chấp chủ quyền biển đảo

06

1.1.2. Các dạng tranh chấp chủ quyền biển đảo

06

1.1.3. Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo

10

1.2. Tòa án Công lý Quôc tế của Liên Hợp Quốc

10

1.2.1. Lịch sử hình thành

11

1.2.2. Vị trí và vai trò

11

1.3. Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền

12


1.3.1. Cơ cấu tổ chức

12

1.3.2. Thẩm quyền

19


1.4. Quy chế hoạt động

22

1.5. Thủ tục tố tụng

23

1.5.1. Khởi kiện

23

1.5.2. Thủ tục bổ trợ

25

1.5.3. Thủ tục nội dung

32


1.5.4. Phán quyết của Tòa và thực thi phán quyết

36

1.6. Thẩm phán ad-hoc

37

Chương 2: THỰC TIỂN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ
QUỐC TẾ VỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO

40

2.1. Thềm lục địa biển Bắc 1967-1969 ( Cộng hòa liên bang
Đức/Đan Mạch; Cộng hòa liên bang Đức/Hà Lan)

42

2.1.1. Nội dung vụ việc

49

2.1.2. Căn cứ để Tòa ra phán quyết

44

2.1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

48


2.2. Phân định biên giới biển trong khu vực Vịnh Maine 19811984 (Canada / Mỹ)

49

2.2.1. Nội dung vụ việc

49

2.2.2. Căn cứ để Tòa ra phán quyết

52

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

58

2.3. Tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển 1986-1992 ( El
Salvador / Honduras: Nicaragua xin can dự)

59

2.3.1. Nội dung vụ việc

59

2.3.2. Căn cứ để Tòa ra phán quyết

78

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


86

2.4. Chủ quyền trên Pedra Branca/Pulan Bata Puteh, Middle
Rocks và South Ledge 2003-2008 ( Malaysia/Singapore)

88

Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục


2.4.1. Nội dung vụ việc

88

2.4.2. Căn cứ để Tòa ra phán quyết

99

2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

102

2.5. Phân định tại Biển Đen 2004 - 2009 ( Rumani v. Ucraina)

104

2.5.1. Nội dung vụ việc

104


2.5.2. Quá trình hoạch định và kết quả đường ranh giới

116

2.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

125

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI
THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN CÔNG
LÝ QUỐC TẾ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

127

3.1. Đánh giá về những tranh chấp trên biển của Việt Nam hiện
nay

127

3.1.1. Trung Quốc

127

3.1.2. Philippines

131

3.1.3. Malaysia


132

3.1.4. Indonesia

132

3.1.5. Thái Lan

134

3.1.6. Campuchia

135

3.1.7. Brunei

136

3.2. Việt Nam tham gia giải quyết tranh chấp trên biển trước ICJ

136

3.2.1. Căn cứ pháp lý làm cơ sở tiến hành tố tụng của Việt Nam trước
ICJ

136

3.2.2. Thủ tục Việt Nam cần tuân thủ khi đưa tranh chấp ra ICJ

142


3.2.3. Hồ sơ tranh tụng cần chuẩn bị

147

3.2.4. Những nội dung khác

148


KẾT LUẬN

152

Phụ lục bản đồ
Chú thích
Danh mục tài liệu tham khảo

Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, Toà án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc ( gọi tắt là ICJ) là một
thiết chế tài phán có ảnh hưởng trên thế giới, Tòa đã có những đóng góp lớn cho
việc duy trì hòa bình và công lý trên thế giới. Khi các tranh chấp đã đưa ra Tòa để
giải quyết thì phán quyết của Toà có giá trị pháp lý quốc tế và có hiệu lực bắt buộc

các bên phải tuân theo. Phán quyết sẽ được thi hành dưới sự bảo trợ của Đại hội
đồng và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Thứ hai, khi xét xử và ra phán quyết Toà căn cứ vào các Quy phạm chứa đựng
trong các Nguồn cơ bản như các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc Tế (Jus cogens),
Hiến chương của Liên Hợp Quốc, Quy chế của Toà ( Statute of the Court) và Luật
của Toà ( Rules of the Court), các điều ước quốc tế (viết tắt là ĐƯQT) mà các bên
tham gia tranh chấp ký kết, các luận cứ pháp lý và thực tiễn được các bên tham gia
tranh chấp cung cấp .... Từ đó có thể thấy quy trình xét xử và ra phán quyết của Toà
tuân theo quy chuẩn rất phức tạp và kết quả tố tụng phụ thuộc rất lớn đến quá trình
tranh tụng của các bên. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, hiểu rõ quy chế hoạt động
và thủ tục tố tụng của Toà để khi quốc gia tham gia có thể thực hiện đúng quy trình
làm việc của Toà.
Thứ ba, Biển chiếm hơn 71% bề mặt hành tinh, được xem là cái nôi cuối cùng
của sự sống trên Trái đất, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái và được xem là
“hy vọng cuối cùng”, là “nơi nương tựa cuối cùng” của loài người [1]. Trong hơn
20 thế kỷ vừa qua, con người đã khai thác gần như cạn kiện các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên đất liền. Ngày nay, con người có xu hướng nghiên cứu, thăm dò và
đã khai thác các nguồn tài nguyên còn tiềm ẩn trên biên và lòng đất dưới đáy biển,
các nguồn tài nguyên này có thể kể đến như thuỷ sản, dầu khí, tài nguyên thiên


Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục
nhiên khác … Mặc khác, nhiều nơi biển đảo chiếm một ví trí vô cùng quan trọng
trong giao thương hàng hoá và vị trí địa chính trị. Nhân loại đã nhận thức rằng, thế
kỷ 21 là kỷ nguyên tiến ra biển, làm chủ biển, điều này được hiểu trong thế kỷ này
loài người sẽ từng bước khai thác các nguồn lợi tiềm ẩn vô cùng lớn ở trên biển để
phục vụ cho phát triển kinh tế. Một nguyên nhân khác, thực ra không nằm trên biển
mà ở trên đất liền. Biển không còn là vấn đề của riêng một vài nước tranh chấp chủ
quyền mà là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới có lợi ích ở khu vực. Nói
cách khác, biển đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy mà

các vấn đề liên quan đến biển trên thế giới diễn ra rất phức tạp. Ngày nay, các cuộc
tranh chấp liên quan đến vấn đề trên biển diễn ra ngày càng gay gắt không những ở
Việt Nam nói riêng và toàn thể thế giới nói chung.
Thứ tư, thực tiễn Việt Nam hiện nay đã và đang đối đầu với những vấn đề liên
quan đến tranh chấp trên biển rất phức tạp. Hiện tại nước ta đang ở thế “nước bé”
bên cạnh các cường quốc sát sườn cùng hướng đến những lợi ích trên biển. Chính
thực trạng này dẫn đến các tranh chấp trên biển vừa mang màu sắc chính trị vừa
mang yếu tố kinh tế. Nhận thức rõ điều này, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước quá
độ lên CNXH được báo cáo tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua cũng đã
khẳng định quyết tâm của Đảng ta:
“ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với
sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự
chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh
thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”.
Đặc biệt, Tại phiên họp ngày 21/06/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển
Việt Nam với số phiếu tán thành gần như tuyệt đối (99,8%). Với việc thông qua
Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế
độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982
(viết tắt là UNCLOS 1982). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và
phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. Qua đó cho thấy quyết tâm của toàn Đảng,


toàn nhân dân trong việc gìn giữ chủ quyền thiêng liêng trong thời kỳ xây dựng đất
nước thời đại mới.
Với những lý do nêu trên mà đề tài này được thực hiện vì tính cấp thiết và
thiết thực đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Những nội dung cần đạt được khi thực hiện luận văn
Một là, lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của ICJ. Nguyên tắc hoạt động và
thẩm quyền của Tòa.

Hai là, nội dung các vụ việc tranh chấp liên quan đến biển điển hình mà Tòa
đã xét xử. Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở lịch sử để Tòa căn cứ ra phán quyết,
từ đó rút ra những cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm cho nước ta khi tham gia
giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại Tòa.
Ba là, các tranh chấp hiện này của nước ta trên biển, thực trạng của các tranh
chấp đó. Tính cấp thiết phải có cơ chế pháp lý hữu hiệu để chúng ta tự bảo vệ trong
mọi tình huống trên cơ sở phù hợp với Luật pháp Quốc tế.
Bốn là, trong tương lai các vấn đề trên biển của Việt Nam có thể được đưa ra
Toà để phân xử, chúng ta cần chuẩn bị những gì để tham gia tranh tụng.
Năm là, các cơ chế để đảm bảo phán quyết của Tòa được thực thi.
Sáu là, các kiến nghị, đề xuất để xây dựng một đội ngũ các chuyên gia, các
nhà nghiên cứu khoa học, các luật sư, thẩm phán đủ khả năng tham gia vào tất cả
các hoạt động của Toà.

2. Tính mới và mục tiêu nghiên cứu
Qua nghiên cứu và tìm hiểu một số đề tài có nội dung liên quan, các bài viết
trên các tạp chí luật học, tạp chí khoa học nhận thấy đề tài này ở nước ta chưa có
một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu.


Tin tưởng rằng Luận văn này sẽ một tài liệu khoa học đủ sức cung cấp một cơ
sở lý luận được thu thập từ các nguồn chính thức và tin cậy phục vụ cho nước ta
trong tương lai khi tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế tại ICJ liên quan đến
biển nói riêng và các vấn đề khác thuộc sự điều chỉnh của Luật Quốc Tế nói chung.
Thu lập các tài liệu liên quan đến Lịch sử hình thành, quy chế hoạt động và cơ
cấu tổ chức của ICJ tại Website chính thức của Tòa: www.icj-cij.org. Tìm hiểu các
vụ việc Tòa đã xử liên quan đến phân định biển. Đặc biệt sẽ nghiên cứu chi tiết 5 vụ án
có các điều kiện và hoàn cảnh điển hình. Từ đó rút ra các cơ sở lý luận và bài học kinh
nghiệm cho nước ta.
Nghiên cứu các chế độ pháp lý các cùng biển của Việt Nam, xác định những vùng

đã ký các ĐƯQT phân định và những vùng đang còn tồn tại tranh chấp.
Xây dựng chi tiết các bước tố tụng khi tham gia tranh tụng tại Tòa.
Kết quả luận văn hoàn chỉnh có nội dung phù hợp và đáp ứng được yêu cầu
bảo vệ tốt nghiệp chuyên ngành Luật Quốc Tế. Luận văn sẽ có giá trị sử dụng phục
vụ cho thực tiễn của Việt Nam cho hiện tại và trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về: Quy chế hoạt động ( quy trình, thủ tục tố tụng) của
Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc.
-Thực tiễn xét xử (các án lệ ) của Tòa về tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
- Tình hình các tranh chấp trên biển của nước ta hiện này.
- Kinh nghiệm cho nước ta khi tham gia giải quyết tranh chấp trên biển.
Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện có giới hạn nên Luận văn sẽ nghiên cứu tại
Việt Nam, sử dụng nguồn tham chiếu chính là Website chính thức của ICJ, các tài
liệu của các nhà Luật học trong và ngoài nước. Luận văn dự kiến thực hiện trong 2
năm 2012 và 2013.


Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sẽ được thực hiện theo trình tự 4 bước như sau:
a) Phát hiện vấn đề nghiên cứu;
b) Xây dựng luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn;
c) Tổng hợp kết quả, kết luận;
d) Khuyến nghị.


NỘI DUNG


Với vai trò là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng đang
gặp phải các vấn đề tranh chấp diễn ra ở trên biển, có thể kể đến như tranh chấp ở
khu vực bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, trong Vịnh Thái Lan với
Campuchia, Thái Lan, Malaysia, tranh chấp với Trung Quốc trên quần đảo Hoàng
Sa, tranh chấp với Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunay và Đài Loan trên
quần đảo Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia ... Trong tương lai, các
tranh chấp trên có thể được đưa ra các thiết chế tài phán quốc tế có thẩm quyền để
phân xử mà ICJ được xem là một trong các thiết chế tài phán quốc tế được sử dụng
phổ biến nhất hiện nay vì những tính năng ưu việt trong xét xử và hữu hiệu trong thi
hành các phán quyết của nó.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
VÀ TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ

1.1. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo
Với việc ra đời Công ước luật biển năm 1982, các quy định về quy chế pháp lý
của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phạm vi không gian địa lý của các quốc
gia ven biển được mở rộng đáng kể. Theo tính toán, khoảng 36% diện tích biển và
đại dương vốn trước đây được coi là Biển cả nay đã được đặt dưới chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Hệ quả của việc này làm
tăng các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia đối diện hoặc tiếp liền đòi hỏi các
quốc gia liên quan phải tìm biện pháp giải quyết. Theo ước tính, trên thế giới có
khoảng trên 400 khu vực biển chồng lấn mà các quốc gia hữu quan cần phân định.


Vào năm 1996 chỉ có khoảng 136 đường ranh giới đã được thỏa thuận trên tổng số
379 vụ phân định đường biên giới trên thế giới và vẫn còn 247 các đường ranh giới
còn chưa được được phân định, chiếm 64,1%. Chưa kể tới các tranh chấp nhỏ lẻ
mang tính song phương giữa các quốc gia thì các tranh chấp nhiều bên thường tập

trung ở các khu vực sau: Ấn Độ Dương, Nam Thái Bình Dương, biển Nam Trung
Hoa, Bắc Thái Bình Dương, biển Bắc Cực, Đại Tây Dương, biển Địa Trung Hải và
Biển Đen, biển Ca-ri-bê và Vinh Mê-xi-co[2].
1.1.1. Khái niệm tranh chấp chủ quyền biển đảo
Trước khi tìm hiểu về tranh chấp chủ quyền biển đảo thì phải hiểu thế nào là
tranh chấp quốc tế, theo đó tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó,
các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có
những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.[3]
Căn cứ vào thực tiễn quốc tế, có thể hiểu một cách chung nhất, tranh chấp chủ
quyền biển, đảo là một hình thức của tranh chấp quốc tế xảy ra giữa các chủ thể
của Luật quốc tế, theo đó các bên tranh chấp đưa ra các yêu cầu trái ngược nhau
và các căn cứ để chứng minh cho chủ quyền và quyền chủ quyền của mình đối với
các vùng biển, thềm lục địa, các đảo trong khu vực đang xảy ra tranh chấp.
Tranh chấp chủ quyền biển, đảo có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, là một hình thức tranh chấp quốc tế, có nghĩa là tranh chấp giữa các
chủ thể của luật quốc tế gồm Quốc gia; Tổ chức quốc tế; Các dân tộc đang đấu
tranh giành quyền dân tộc tự quyết có quyền tự trị hoàn toàn về nội trị đươc Liên
hợp quốc thừa nhận phù hợp với Nghị quyết 1514 của Đại hội đồng; Các chủ thể
đặc biệt khác của luật quốc tế (như Nammibia, Tòa thánh Vaticang, công quốc
Liechtenstein …);
Thứ hai, đối tượng của tranh chấp là chủ quyền và quyền chủ quyền đối với
các vùng biển, đảo xảy ra giữa các quốc gia có vùng biển, thềm lục địa tiếp liền, đối
diện nhau, vùng nước sử dụng có tính chất lịch sử, các đảo và quần đảo mà tại đó


các quốc gia hữu quan chưa có một sự phân định đường biên giới hay ranh giới rõ
ràng.
1.1.2. Các dạng tranh chấp chủ quyền biển đảo
Hiện nay, các quốc gia thường gặp các dạng tranh chấp liên quan đến chủ
quyền biển, đảo diễn ra chủ yếu dưới các dạng như sau:

a. Tranh chấp vùng biển tiếp liền, đối diện nhau
Đây là dạng tranh chấp phổ biến hiện nay, đặc điểm của tranh chấp này là các
quốc gia nằm cạnh nhau hoặc gần nhau dẫn đến có bờ biển tiếp liền nhau hoặc đối
diện nhau ở khoảng cách gần nên khu vực biển chồng lấn nhau. Tại những khu vực
tiếp liền, chồng lấn này các quốc gia hữu quan đưa ra những yêu cầu về chủ quyền,
quyền chủ quyền mâu thuẫn với nhau, nên đã dẫn đến tranh chấp quốc tế, như vào
năm 2008 chính phủ Peru đệ đơn lên ICJ đòi có quyền sở hữu đối với 35.000 km2
lãnh hải hiện thuộc quyền sở hữu của quốc gia láng giềng Chile [4].
Hình minh họa

Quốc gia A
Đường biên
giới

Đường bờ
biển

Quốc gia A

Đườn
g bờ
biển

Quốc gia B

Quốc gia B

Hình 1: Đường bờ biển tiếp liền

Hình 2: Đường bờ biển đối diện


b. Tranh chấp thềm lục địa tiếp liền, đối diện nhau


Thềm lục địa trong địa chất học, địa lý là phần lục địa bị ngập dưới đáy biển,
tiếp liền với bờ biển, có độ dốc rất thoải, độ sâu vài chục mét tới 350 m, trung bình
là 200 m. Bề rộng của thềm lục địa có thể từ 0 m đến 1.500 km. Tổng diện tích của
thềm lục địa trên thế giới ước tính khoảng 32 triệu km2, chiếm 9% bề mặt đại
dương. Phần lớn thềm lục địa đều có trầm tích trẻ phủ lên trên, có thể chứa sa
khoáng. Phía ngoài thềm lục địa, phần dìa thềm lục địa có độ dóc lớn hơn gọi là dóc
hoặc sườn lục địa, tận cùng ở bờ hay chân lục địa là nơi chuyển sang đáy đại
dương[5].
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 của UNCLOS 1982 về thềm lục đại:
“Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên
của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến
cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa
lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.”
Các dạng tranh chấp ở thềm lục địa thường gặp như sau:
- Tranh chấp thềm lục địa tiếp liền, đối diện nhau: đặc điểm của tranh chấp
này là các quốc gia nằm cạnh nhau hoặc gần nhau dẫn đến thềm lục địa tiếp liền
nhau hoặc đối diện nhau ở khoảng cách gần nên có hiện tượng thềm lục địa chồng
lấn nhau. Tại những khu vực tiếp liền, chồng lấn này các quốc gia hữu quan đưa ra
những yêu cầu về chủ quyền mâu thuẫn với nhau nên đã dẫn đến tranh chấp. Đây là
hình thức tranh chấp diễn ra phổ biến trên thế giới hiện này, một số vụ việc ICJ đã
phân xử như vụ Tranh chấp Thềm lục địa biển Bắc ( Cộng hòa liên bang Đức và
Đan Mạch; Cộng hòa liên bang Đức và Hà Lan) (1967-1969), Thềm lục địa biển
Êgiê ( Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ 1976-1978), Thềm lục địa ( Tuynidi và Giamahirya
Arập Libi 1978- 1982), Thềm lục địa ( Giamahirya Arập Libi và Manta 1982-1985).
- Tranh chấp giữa các quốc gia về tài nguyên phi sinh vật trong lòng thềm lục

địa. Tài nguyên dạng này bao gồm dầu mỏ, khí đốt, Hydrat Gas, than, mangan,
phophat và nhiều loại khoáng sản quý khác [6]. Đây được xem là dạng tranh chấp
do hệ quả của việc chưa phân định ranh giới thềm lục địa tại các quốc gia có thềm

Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục


lục địa tiếp liền, chồng lấn. Cũng có thể tranh chấp ở các quốc gia đã có sự phân
định ranh giới thềm lục địa nhưng tại các ranh giới này có các mỏ khoáng sản nằm
vắt qua gây bất đồng trong quá trình khai thác và phân chia lợi ích. Để giải quyết
tạm thời tình trạng này, các quốc gia thường ký kết với nhau các thỏa thuận quốc tế
về hợp tác khai thác chung. Trong điều kiện tồn tại sự chồng lấn về yêu sách chủ
quyền hoặc quyền chủ quyền trên biển giữa các quốc gia vốn là vấn đề không dễ
dàng giải quyết thì tìm đến một giải pháp tình thế - Khai thác chung - được các quốc
gia tính đến. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết về nguồn tài nguyên phục vụ
cho sự phát triển đất nước mà thông qua tiếp xúc, cùng khai thác, cùng hưởng lợi
mà các bên từng bước thu hẹp những khác biệt trong nhận thức, thêm hiểu biết lẫn
nhau, giữa các môi trường hòa bình, ổn định cùng phát triển [7].
c. Tranh chấp vùng nước lịch sử
Vùng nước lịnh sử là một khái niệm chính trị- pháp lý đặc biệt tồn tại song
song với lịch sử phát triển của Luật Quốc Tế. Điểm đặc biệt của vùng nước lịch sử
thể hiện, hiện này chưa có văn bản quy phạm luật quốc tế nào ghi nhận hay đưa ra
khái niệm cụ thể về vùng nước lịch sử, tuy nhiên khái niệm này lại được sử dụng
khá rộng rải trong thực tiễn quốc tế, như tại các Hiệp định phân định các vùng nước,
các vịnh giữa các quốc gia (như Hiệp định về Vùng nước lịch sử của nước ta và
Campuchia ký với nhau ngày 07/07/1982 ở vùng nước trong Vịnh Thái Lan) và
trong các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế (như ICJ liên quan đến phân
định Tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển giữa En Sanvado và Hudurat;
Nicaragoa xin can dự 1986-1992).
Vùng nước lịch sử được hiểu là một vùng nước được các quốc gia hữu quan

sử dụng lâu dài, ổn định, có mối quan hệ gắn bó “máu thịt” với người dân bản địa
qua nhiều thời kỳ, được các quốc gia hữu quan thực hiện các hành vi mang tính
quyền lực nhà nước về quản lý, sử dụng, bảo vệ trong một thời gian dài và không có
tranh chấp với quốc gia khác nằm bên ngoài vùng nước này.
d. Tranh chấp đảo và quần đảo


Đây là hình thức tranh chấp diễn ra khá phổ biến hiện này, các bên tranh chấp
đưa ra những yêu cầu của mình nhằm xác lập chủ quyền trên các đảo, quần đảo mà
tại đó chưa có sự phân định rõ ràng về chủ quyền hoặc do các yếu tố lịch sử để lại.
Một số tranh chấp hiện này đang diễn ra như tranh chấp Quần đảo Kuril giữa
Nhật Bản và Nga, tranh chấp trên đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật
Bản, hay Việt Nam chúng ta với hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa ... Bên cạnh
đó, đã có một số tranh chấp được các bên đưa ra các thiết chế tài phán quốc tế để
phân xử như Chủ quyền trên các đảo Pulau Ligita/Pulau Sipadan giữa Inđônêxia
kiện Malaysia 1998- 2002, Chủ quyền trên Pedra Branca/Pulan Bata Puteh, Mid
Rock và South Ledge giữa Malaysia và Singapore 2003 … hay các bên phân định
chủ quyền trên các đảo bằng thương lượng ký kết hiệp định, như tại Điều 3 của
Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa nước ta và Campuchia quy định “Hai bên vẫn
lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo
trong khu vực này”.
1.1.3. Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
đã được ghi nhận trong Công ước La-Hay năm 1899 và 1907. Điều 1 của Công ước
về giải quyết các xung đột quốc tế ký tại La-Hay ngày 18/10/1907 quy định:
“Nhằm ngăn ngừa hết mức việc sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc
gia, các cường quốc kết ước thỏa thuận sử dụng mọi nổ lực để đảm bảo giải quyết
hòa bình các tranh chấp quốc tế”.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Liên Hợp Quốc đã được thành lập,
một tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu với sứ mạnh duy trì hòa bình và an ninh

trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp
tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự
quyết của các dân tộc. Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc đã đưa ra các cách
thức hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm: Thương lượng, đàm
phán, trung gian, hòa giải, trọng tài và tòa án.


Luật quốc tế không bắt buộc các quốc gia ưu tiên sử dụng phương pháp hòa
bình này hơn phương pháp hòa bình khác. Các bên trong một vụ tranh chấp có toàn
quyền tự do lựa chọn hình thức giải quyết hòa bình tranh chấp của mình miễn là hòa
bình và an ninh quốc tế cũng như công lý không bị đe dọa. Đây có thể xem là những
cách thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và được sử dụng để giải
quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo nói riêng.
Từ những nội dung trên có thể đưa ra định nghĩa về giải quyết tranh chấp chủ
quyền biển đảo là những cách thức và phương pháp hòa bình nhằm mục đích phân
định biên giới, ranh giới trên biển và chủ quyền đối với các đảo trong khu vực xảy
ra tranh chấp nhằm duy trì hòa bình và đảm bảo công lý quốc tế.
Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo phải đòi hỏi tuân theo quy định của
pháp luật quốc tế mà cụ thể là các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế (Juscogen),
UNCLOS 1982, các căn cứ lịch sử và pháp lý mà các bên đưa ra phù hợp với thực
tế khách quan nhằm đưa lại hòa bình và công lý cho cộng đồng quốc tế.

1.2. Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc
1.2.1. Lịch sử hình thành
Ngày 26/06/1945 Hiến chương của Liên Hợp Quốc được thông qua tại Mỹ và
đến ngày 24/10/1945 Hiến chương có hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho Liện Hợp
Quốc chính thức được thành lập. Với việc thông qua Hiến chương đã tạo tiền đề cho
sự ra đời của Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên môn trong đó có ICJ. Tiền thân
của ICJ là Tòa Án Thường Trực Công Lý Quốc Tế. Sau khi được thành lập ICJ kế
thừa hầu hết mọi điều kiện về cơ sở vật chất và con người từ Tòa Án Thường Trực

Công Lý Quốc Tế, kể cả những vụ việc mà Tòa Án Thường Trực Công Lý Quốc Tế
đang thụ lý xét xử dở dang. Tại các Điều từ 92 đến 96 của Hiến chương Liên Hợp
Quốc quy định về địa vị, chức năng và những nội dung chính trong hoạt động của
Tòa. Ngoài ra, hoạt động của Tòa còn được quy định tại Quy chế của Tòa và Luật
của Tòa. Đây được xem là các cơ sở pháp lý cho thẩm quyền hoạt động của Tòa.


1.2.2. Vị trí và vai trò
Tại Điều 92 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định “ Tòa án Công lý Quốc Tế
là cơ quan tư pháp chính của Liên Hiệp Quốc. Tòa án hoạt động phù hợp với một
Quy chế kèm theo, được xây dựng trên cơ sở Quy chế Pháp viện thường trực Quốc
tế và là một bộ phận không thể tách rời của Hiến chương này”. Tòa là một cơ quan
chính của Liên Hợp Quốc bên cạnh các cơ quan khác như Đại hội đồng, Hội đồng
bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Ban thư ký, Hội đồng quản thác. Cơ sở pháp lý cho
hoạt động của Tòa được quy định tại Hiến chương, Quy chế và Luật của Tòa.
Từ khi thành lập đến nay, Tòa đã giải quyết hơn 130 vụ việc tranh chấp quốc
tế và đưa ra nhiều kết luận tư vấn cho các Tổ chức quốc tế góp phần to lớn vào việc
duy trì hòa bình cho thế giới cũng như tạo ra các án lệ có tác dụng định hướng cách
“ứng xử” cho các quốc gia trong đời sống quốc tế. Tại cuộc họp thượng đỉnh về
pháp quyền diễn ra ngày 24/09/2012 trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 67 của Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc. Theo đó, Tổng Thư ký Ban-Ki-Moon đã một lần nữa nhận
mạnh đến vị trí, vai trò của Tòa như sau[8]:
“Trong lĩnh vực pháp quyền ở cấp độ quốc tế, các quốc gia cần tuân thủ phán
quyết của ICJ, cơ quan tư pháp được Liên Hợp Quốc thành lập năm 1945 nhằm
giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các nước thành viên”.
Về vấn đề này, tại cuộc họp Chủ tịch ICJ, Ông Peter Tomka nhấn mạnh:
“Giải quyết tranh chấp tại ICJ thường góp phần làm giảm căng thẳng giữa
các nước, nhất là trong những trường hợp tranh chấp về chủ quyền hoặc các vùng
biển”.


1.3. Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Tòa án Công lý Quốc tế có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là
International Court of Justice, tên viết tắc là ICJ, có trụ sở chính tại Cung điện Hòa


Bình, thành phố Lahay, Hà Lan. Tòa có 192 quốc gia thành viên, các thành viên này
đều là thành viên của Liên hợp quốc. Cơ cấu của Tòa bao gồm Hội đồng thẩm phán,
Thư ký Tòa và tùy theo từng vụ việc sẽ thành lập Ban xét xử.
Thành phần của Tòa cũng có thể thay đổi ngay trong quá trình xử án. Tòa
không nhất thiết có cùng một thành phần khi đưa ra phán quyết xem xét việc bác bỏ
trước thẩm quyền của Tòa với khi xem xét về nội dung. Nhưng thành phần của Tòa
không được thay đổi khi vào thủ tục nói trước Tòa. Trong trường hợp vào đúng thời
ký tiến hành thủ tục nói tiến hành bầu cử lại thẩm phán của Tòa thì thẩm phán hết
nhiệm kỳ vẫn tiếp tục tham dự cho đến khi kết thúc vụ án và Chủ tịch hết nhiệm kỳ
vẫn tiếp tục đảm đương vị trí của mình cho đến khi tuyên án. Thẩm phán từ chức
hay từ trần trong quá trình tố tụng sẽ không được thay thế vì số lượng thẩm phán
cần thiết để thủ tục tranh tụng có giá trị tối thiểu là 9, không kể thẩm phán ad-hoc.
a. Hội đồng thẩm phán
Hội đồng thẩm phán của Tòa có 15 người, trong đó không có 2 người cùng
một quốc tịch ( Điều 3 Quy chế của Tòa). Trường hợp một thẩm phán mang nhiều
quốc tịch khác nhau thì nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu được áp dụng để xác định
quốc tịch của thẩm phán đó. Nhiệm kỳ của Hội đồng thẩm phán là 9 năm, cứ sau 3
năm thay lại 1/3 số thành viên. Các thẩm phán được bầu bởi Đại hội đồng và Hội
đồng bảo an. Một người để được đề cử và bầu vào Hội đồng thẩm phán phải đáp
ứng được điều kiện được Quy định tại Điều 2 Quy chế của Tòa như sau:
“Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn,
không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng
các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật
gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế”.


Việc bầu cử thẩm phán khi đến nhiệm kỳ bầu cử được thực hiện như sau:
Bước 1: Ít nhất trong vòng 3 tháng trước khi bầu cử, Tổng thư ký Liên hợp
quốc ra một văn bản gửi đến các Tiêu ban Dân tộc của Tòa trọng tài thường trực


yêu cầu các Tiểu bản này trong khoảng thời hạn quy định, đưa ra những ứng cử viên
có thể nhận nhiệm vụ thành viên của Tòa án (Điều 5, khoản 1 Quy chế của Tòa).
Bước 2: Các Tiểu ban sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Tổng thư ký, sẽ
tiến hành hỏi ý kiến các cơ quan xét xử cao nhất, các khoa luật, các trường Đại học
tư pháp và các viện Hàn lâm của các quốc gia đó cũng như các phân viện của các
viện Hàn lâm quốc tế chuyên nghiên cứu luật về các ứng viên. Sau khi đã thu thập
được các ý kiến trên Tiêu ban tiến hành lập danh sách các ứng viên để gửi cho Tổng
thư ký. Danh sách này phải đảm bảo không một tiểu ban nào được đưa ra quá 4 ứng
cử viên, trong đó không quá 2 ứng viên có cùng quốc tịch của một quốc gia được
tiểu ban đại diện. Số lượng ứng cử viên được tiểu ban đưa ra trong bất kỳ trường
hợp nào cũng không được vượt quá 2 lần số ghế bầu (Điều 5, khoản 2 và Điều 6
Quy chế của Tòa).
Bước 3: Sau khi nhận được danh sách các ứng viên từ các Tiểu ban nói trên,
Tổng thư ký Liên hiệp quốc lập danh sách theo thứ tự ABC tất cả những người
được đề cử, Tổng thư ký trình bản danh sách lên Đại hội đồng và Hội đồng bảo an
để tiến hành bầu ( Điều 7 Quy chế của Tòa).
Bước 4: Đại hội đồng và Hội đồng bảo an khi bầu cử ủy viên Tòa án hoàn toàn
độc lập nhau ( Điều 8 Quy chế của Tòa). Nguyên tắc chỉ đạo việc bầu được quy
định tại Điều 9 Quy chế của Tòa như sau:
“Khi bầu cử các cử tri cần phải cân nhắc không những chỉ mỗi ứng cử viên
nói riêng phải thỏa mãn tất cả những yêu cầu đã nêu ra mà toàn bộ cơ cấu thành
phần các thẩm phán nói chung cần phải đảm bảo đại diện của các hình thái văn
hóa chủ yếu nhất và các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới.”
Quy định này nhằm mục đích đảm bảo công bằng cho tất cả các quốc gia và

đổi mới sức mạnh cho Tòa. Những người được coi là trúng cử là những ứng cử viên
được tuyệt đại đa số phiếu bầu cử ở cả Đại hội đồng cũng như ở cả Hội đồng bảo
an. Trong trường hợp nếu như tuyệt đại đa số phiếu cả ở Đại hội đồng cũng như ở
Hội đồng bảo an, chọn nhiều công dân của cùng một quốc gia trùng nhau thì người
được công nhận trúng cử là người nhiều tuổi hơn. Trường hợp nếu sau phiên họp


thứ nhất triệu tập để bầu cử có một hoặc vài ghế trống thì phải triệu tập phiên thứ
hai, trong trường hợp cần thiết phải triệu tập phiên thứ ba.
Sau cả 3 phiên họp bầu cử mà vẫn còn ghế trống, thì Đại hội đồng và Hội
đồng bảo an sẽ thành lập một Ủy ban Phối hợp để thực hiện việc lựa chọn ứng viên
cho vị trí trống đó. Ủy ban phối hợp có 6 thành viên, được thành lập trên cơ sở chỉ
định các ủy viên của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an, cụ thể Đại hội đồng chỉ định
3 ủy viên và Hội đồng bảo an chỉ định 3 ủy viên. Nếu Ủy ban Phối hợp nhất trí để
một người nào đó ứng cử mà thỏa mãn mọi yêu cầu thì tên người đó có thể được ghi
vào danh sách ứng cử viên cho vị trí ghế trống để Đại hội đồng và Hội đồng bảo an
tiến hành bầu. Khi Ủy ban Phối hợp thấy rằng việc bầu cử không tổ chức được thì
lúc đó các thành viên của Tòa án đã được bầu cử bước vào giai đoạn đã được Hội
đồng bảo an quy định, cụ thể Hội đồng bảo an lựa chọn các thành viên của Tòa án
trong số các ứng cử viên có số phiếu trùng nhau hoặc ở Đại hội đồng hoặc ở Hội
đồng bảo an để thế vào ghế trống của Tòa. Trong trường hợp phiếu của các thẩm
phán bằng nhau thì phiếu của người có số tuổi cao hơn sẽ có ưu thế.
Trong lịch sử, duy nhất năm 1984, chỉ tiến hành một lần bỏ phiếu ở cả hai cơ
quan này đã hoàn thành việc chọn 5 thành viên mới của Tòa. Thông thường việc
bầu cử được tiến hành qua rất nhiều lần bỏ phiếu mới thành công. Tại cuộc bầu cử
năm 1966, Đại hội đồng bỏ phiếu 11 lần, Hội đồng bảo an bỏ phiếu 23 lần để chọn
5 thẩm phán mới. Năm 1978, ngay lần bầu cử đầu tiên chọn được 4 thẩm phán,
người thứ 5 được chọn sau 4 lần bỏ phiếu ở Đại hội đồng và 13 lần tại Hội đồng
bảo an[9].
Chủ tịch và Phó Chủ tịch được Hội đồng thẩm phán bầu ra trong số thành viên

của Hội đồng thẩm phán với nhiệm kỳ 3 năm. Cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày
mà thành viên của Tòa án được bầu tại cuộc bầu cử 3 năm một lần để bắt đầu thời
hạn của chức vụ của họ hoặc ngay sau đó. Nguyên tắc đa số tuyệt đối là cần thiết và
không có điều kiện liên quan đến quốc tịch khi bầu được áp dụng. Chủ tịch và Phó
Chủ tịch có thể được bầu lại.
Chế định thẩm phán của ICJ là một chế định mang tính chất chính trị-pháp lý.
Về mặt chính trị, các thẩm phán được bầu phải làm việc một cách độc lập mà không
được đại diện cho chính phủ của mình hay bất kỳ chính phủ nào. Khi xét xử một vụ


việc không được dành một sự ưu tiên hay thuận lợi hơn cho bất kỳ quốc gia nào mà
phải xét xử dựa trên luật pháp quốc tế và bảo vệ công lý, hòa bình. Về mặt pháp lý,
chức năng, địa vị và nhiệm vụ của thấm phán, Chủ tịch, Phó Chủ tịch được quy
định trong Quy chế từ Điều 2 - 33 và Luật của Tòa Điều 1 – 18, 32 – 37. Để thể
hiện vai trò độc lập của mình, mỗi thành viên của Tòa án có nghĩa vụ trước khi
nhận nhiệm vụ phải trịnh trọng tuyên bố trong phiên họp công khai của Tòa án:
“Tôi long trọng tuyên bố rằng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của
tôi là Thẩm phán vinh dự, trung thành, một cách vô tư và tận tâm”.
Về mặt vật chất để đảm bảo sự độc lập trong quá trình hoạt động của thẩm
phán, Chủ tịch, phó Chủ tịch và các thẩm phán được lĩnh lương cả năm. Chủ tịch
Toà được hưởng phụ cấp đặc biệt cả năm, trường hợp mà Phó Chủ tịch Tòa thừa
hành Chủ tịch Toà thì được hưởng phụ cấp của Chủ tịch tính theo từng ngày. Các
thẩm phán ad-hoc thì được hưởng thù lao theo từng ngày khi thực hiện chức trách
của mình. Lương của thư ký do Đại hội đồng ấn định theo đề xuất của Tòa án. Các
khoản lương, phụ cấp, thù lao do Đại hội đồng ấn định. Nó có thể ít hơn trong thời
gian phục vụ. Các khoản lương, phụ cấp, thù lao đã nêu ở trên đây được miễn mọi
khoản thuế (Điều 32 Quy chế của Tòa án).
Thực tiễn qua các cuộc bầu cử từ khi ICJ được thành lập cho thời điểm hiện
nay, cơ cấu thẩm phán thường được bố trí đảm bảo đại diện của các hình thái văn
hóa chủ yếu nhất và các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới. Tuy nhiên, 5 quốc

gia thường trực của Hội đồng bảo an mỗi quốc gia luôn luôn có 1 thành viên trong
Hội đồng thẩm phán của Tòa. Danh sách Hội đồng thẩm phán tính đến ngày
27/04/2012 của ICJ [10] gồm:
1. Chủ tịch Tòa: Peter Tomka (sinh năm 1956) – Quốc tịch: Slovakia, Thành
viên của Toà án kể từ ngày 06 Tháng 02 năm 2003, Chủ tịch Toà án kể từ 06
tháng 02 năm 2012.
2. Phó Chủ tịch tòa: Bernardo Sepúlveda-Amor (sinh năm 1941) – Quốc tịch:
Mexico, Thành viên của Toà án kể từ 06 tháng 02 năm 2006, Phó Chủ tịch
Toà án kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2012.
3. Thẩm phán: Hisashi Owada (sinh năm 1932) - Quốc tịch: Nhật Bản, Thành
viên của Toà án từ 06 tháng 02 năm 2003, Chủ tịch Toà án từ 06 tháng 02 năm


2009 đến ngày 05 tháng 02 năm 2012, được tái cử kể từ 06 tháng 02 năm
2012.
4. Thẩm phán: Ronny Abraham (sinh năm 1951) - Quốc tịch: Pháp, Thành
viên của Toà án kể từ 15 tháng 02 năm 2005, tái đắc cử kể từ ngày 06 Tháng
02 năm 2009.
5. Thẩm phán: Kenneth Keith (sinh năm 1937) - Quốc tịch: New Zealand,
Thành viên của Toà án từ 06 tháng 02 năm 2006.
6. Thẩm phán: Mohamed Bennouna (sinh năm 1943) - Quốc tịch: Morocco,
Thành viên của Toà án từ 06 tháng 02 năm 2006.
7. Thẩm phán: Leonid Skotnikov (sinh năm 1951) - Quốc tịch: khối USSR,
Thành viên của Toà án từ 06 tháng 02 năm 2006.
8. Thẩm phán: Antônio Augusto Cançado Trindade (sinh năm 1947) - Quốc
tịch: Brazil, Thành viên của Toà án từ 06 tháng 02 năm 2009.
9. Thẩm phán: Abdulqawi Ahmed Yusuf (sinh năm 1948) - Quốc tịch:
Somalia, Thành viên của Toà án từ 06 tháng 02 năm 2009.
10. Thẩm phán: Christopher Greenwood (sinh năm 1955) - Quốc tịch: United
Kingdom and Northern Ireland, Thành viên của Toà án từ 06 tháng 02 năm

2009.
11. Thẩm phán: Xue Hanqin (sinh năm 1955) - Quốc tịch: Trung Quốc, Thành
viên của Toà án kể từ ngày 29 tháng 06 năm 2010, tái đắc cử kể từ 06 Tháng
02 năm 2012.
12. Thẩm phán: Joan E. Donoghue - Quốc tịch: Mỹ, Thành viên của Toà án kể
từ ngày 09 tháng 09 năm 2010.
13. Thẩm phán: Giorgio Gaja (sinh năm 1939) - Quốc tịch: Italia, Thành viên
của Toà án kể từ ngày 06 Tháng 02 năm 2012.
14. Thẩm phán: Julia Sebutinde (sinh năm 1954) - Quốc tịch: Uganda, Thành
viên của Toà án kể từ ngày 06 Tháng 02 năm 2012.
15. Thẩm phán: Dalveer Bhandari - Quốc tịch: Ấn Độ, Thành viên của Toà án
kể từ ngày 27 Tháng 04 năm 2012.


×