Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.59 KB, 17 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài:
Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Họ và tên: Đặng Thị Huyền Trang
Mã sinh viên: CQ513138
Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A

Bài làm:
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước, sẵn
sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Độc lập, tự do và thống
nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất nước. Bởi,
mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, mọi quyền
lực nằm trong tay bọn xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con
người cũng bị đe dọa chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ


của mọi người. Nếu không, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết
hại và tù đày của quân xâm lược và bọn tay sai. Trong lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã nhiều lần phải
đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội như cuộc
chiến chống nhà Hán (năm 111 TCN) của Hai Bà Trưng, chống nhà
Tống (năm 981 và 1288), chống quân Mông Cổ (năm 1258), chống
nhà Nguyên (năm 1285 và 1288), chống nhà Minh (năm 1428), chống
nhà Thanh (năm 1789), …. Và từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm
đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Trí tuệ đánh
giặc giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam. Ra đi
tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền
thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người đã đến với chủ nghĩa Mác
– Lênin. Sau khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin (1920), Nguyễn Ái Quốc


đã “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng…vui mừng đến phát
khóc…”. Từ việc tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của một
số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, Người đã vận dụng sáng tạo
những tư tưởng ấy, nâng lên tầm cao mới của thời đại, gắn quyện
thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam từ Cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến Cách mạng XHCN. Là kết quả của sự
vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào
điều kiện lịch sử cụ thể nước ta. Đồng thời là kết tinh tinh hoa dân tộc
2


và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức
mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ
của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về quốc
phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển
kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân …
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc

được tiến hành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc
lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là một vấn đề
lý luận quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong thời đại cách
mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo Người, chỉ đứng trên
lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết
được đúng đắn vấn đề dân tộc.
Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
Từ những hình thức cộng đồng thị tộc, bộ tộc, bộ lạc đầu tiên đã hình
thành nên các cộng đồng dân tộc, các quốc gia dân tộc. Khi chủ nghĩa
3


tư bản chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược,
cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay
gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa; độc lập, tự do của các
dân tộc trở thành vấn đề thời đại. Giai cấp là những tập đoàn người to
lớn khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định
trong lịch sử.
Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp là một trong những
luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Hai ông đã nhận ra mối quan
hệ giữa giai cấp và dân tộc. Áp bức giai cấp là cơ sở, nguyên nhân của
áp bức dân tộc. Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào
giải phóng dân tộc. Ngược lại, áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới
áp bức giai cấp, nuôi dưỡng áp bức giai cấp, làm sâu sắc thêm áp bức
giai cấp. Đấu tranh dân tộc tác động mạnh mẽ đến đấu tranh giai cấp.
Dân tộc là cơ sở giai cấp, nuôi dưỡng đấu tranh giai cấp, tạo cơ sở sức
mạnh giai cấp. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác đã đề cập
đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là

phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu đồ lợi ích cho khối đại đa
số. Vì vậy cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản
không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức
dân tộc”. Lênin cũng cho rằng: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chính quốc sẽ không giành được thắng lợi nếu nó không liên minh với
cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức”. Từ đó Lênin cùng Quốc tế
cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:
4


“Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Như
vậy, Mác – Lênin đã thấy được mối liên hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên hai ông không đi sâu giải quyết vấn đề
dân tộc. Hai ông cho rằng: Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề
giai cấp, giải phóng giai cấp là cơ sở tiền đề giải phóng dân tộc.
Nguyên nhân của mâu thuẫn của áp bức bóc lột dân tộc là do mâu
thuẫn áp bức giai cấp, xóa bỏ chế độ người bóc lột người thì tình trạng
dân tộc này áp bức bóc lột dân tộc khác không còn. Sứ mệnh của giai
cấp công nhân là giải phóng giai cấp nhưng trước tiên giai cấp công
nhân phải “trở thành dân tộc”, giai cấp công nhân phải đại diện cho
dân tộc; thực hiện, giải quyết các vấn đề dân tộc mình. Tuy nhiên
quan diểm này chỉ đúng với các nước châu Âu.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trên nền tảng truyền thống yêu
nước và nhân ái của dân tộc, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc
đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết
hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải
đặt dân tộc lên trên hết và trước hết.
Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân
tộc của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời cách mạng của Người
ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Như mọi người

đều thấy rõ, trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào
Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống
thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kêt cục đều thất bại. Nguyên nhân
quan trọng nhất khiến cho cac phong trào đó thất bại chính là do bế
tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu
5


nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do
họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên không thấy được
giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công nhân – giai cấp
đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã
hội. Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ
nghĩa yêu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã
quyết định ra đi tìm dường cứu nước. Trên đường tiếp cận chân lý cứu
nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ,
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp,
Người hiểu rõ chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình dẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyến sung sướng và quyền tự do.” Thấm đượm
tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân.
Bác nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ
quốc tôi được độc lập…” Để giành được độc lập, theo Bác, nhân dân
ta phải tiến hành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã
đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số đảng cộng sản châu
Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí cũng như tương lai
của cách mạng thuộc địa. Người đưa ra luận điểm: “Các dân tộc thuộc
địa phải dựa vào sức mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng
hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải

đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi của cách mạng
giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đóng
góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới.” Ngay từ khi
6


hoạt động trong phong trào công nhân ở Pháp, Người đã nhận thấy
một hố sâu ngăn cách giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động
“chính quốc” với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc địa.
Trong Đại hội Tua thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), Nguyễn Ái
Quốc đã kêu gọi những người ủng hộ phong trào giải phóng ở các
thuộc địa và lên án phái nghị viện đi theo đường lối cơ hội của Đệ nhị
quốc tế, theo đuổi bọn thực dân phản động, từ chối yêu cầu giải phóng
dân tộc của các nước thuộc địa. Năm 1924, trong báo cáo Bắc kỳ,
Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: “Mác đã xây dựng học thuyết
của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào?
Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải toàn thể nhân loại.”
Người đề nghị: “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó,
củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông.”, “Ở phương Đông, cuộc
chiến tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã
hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế
không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận
đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…” Đối với
Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa
nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế
quốc và tay sai nổi trội hơn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong
kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó không phải giải quyết vấn đề giai
cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại
chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc rồi mới giải quyết được vấn đề
giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất. Quyền lợi dân

tộc không còn thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc
7


cũng không thể thực hiện được. Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở các luận điểm:
Bác khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo sự
nghiệp giải phóng dân tộc thông qua Đảng Cộng sản. Tuy nhiên cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc phải đưa vào lực lượng toàn dân, nòng
cốt là liên minh công - nông. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu chỉ
đưa vào lực lượng của giai cấp công nhân là hoàn toàn không đủ mà
chỉ có phát động cả dân tộc tham gia, đoàn kết một long mới giành
được thắng lợi cuối cùng. Người nêu rõ Đảng cần có các chủ trương,
chính sách tranh thủ vận động các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu
chung. Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải hết sức liên
lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt,… để kéo
họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu
địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải
lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập…”. Trong khi chủ
trương đoàn kết, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở quán triệt quan điểm giai
cấp: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền
chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông;
hạng ấy chỉ bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”. “Trong khi liên
lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một
chút lợi ích gi của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”.
Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của
đất nước. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo
con đường của cách mạng vô sản. Đối với các dân tộc thuộc địa ở
phương Đông, “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”;
8



“người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa
trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ.” Từ
đầu những năm 20 thế kỷ XX, Bác đã chỉ rõ “Chủ nghĩa đế quốc là
một con đỉa hai vòi, một vòi bám chắc vào chính quốc, một vòi bám
chắc vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời
cắt cả hai vòi của nó đi. Tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính
quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa”. Cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc một chiều vào
cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước, từ đó
góp phần hỗ trợ cho cách mạng ở các nước tư bản. Theo Hồ Chí
Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phát triển, sự
phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế cuộc đấu tranh
giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây. Các giai cấp vẫn có
sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số
phận là người nô lệ mất nước. Từ sự phân tích đó, Người kiến nghị về
Cương lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản là: “Phát động chủ nghĩa
dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc
của họ thắng lợi… nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ
nghĩa quốc tế”. Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội
thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh
giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người quốc tế cộng
san phải nắm lấy và phát huy. Người cho đó là một chính sách mang
tính hiện thực tuyệt vời. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế
cộng sản mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây là chủ nghĩa dân tộc chân
chính, chứ không phải là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
9



Ở các nước thuộc địa, vấn đề dân tộc phải là vấn đề trước hết và
trên hết. Khác hẳn với chủ nghĩa Mác – Lênin. Các ông không xem
nhẹ vấn đề dân tộc nhưng cũng không đi sâu giải quyết vấn đề dân
tộc. Nguyên nhân là do: Tại các nước châu Âu, mâu thuẫn cơ bản của
xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản; ở
các nước này, vấn đề dân tộc được giải quyết trong cách mạng tư sản;
ở thời các ông, hệ thống thuộc địa đã có nhưng các cuộc đấu tranh
giành độc lập chưa phát triển mạnh. Do vậy trong sự nghiệp giải
phóng, hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân. “Hãy
xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột
dân tộc khác sẽ được xóa bỏ”; “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp
trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc
cũng đồng thời mất theo”. Với các ông, so với vấn đề giai cấp thì vần
đề dân tộc chỉ là thứ yếu thôi. Còn theo Hồ Chí Minh, hai cuộc đấu
tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc (mâu thuẫn
địa chủ - nông dân, mâu thuẫn tư sản – vô sản) không tách rời cuộc
đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các đế quốc
xâm lược. Ở giai đoạn đầu của cách mạng, cần đặt vấn đề dân tộc,
độc lập dân tộc lên trên hết. Quan điểm nài được thể hiện rõ ở Nghị
quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941, do người chủ trì: “Trong
lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh
tử của quốc gia dân tộc. Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc
giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng
những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi
của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. “Chính
10


lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải
phóng dân tộc”. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6 –

1924), Hồ Chí Minh đã phân tích: “Vận mệnh của giai cấp vô sản trên
thế giới và đặc biệt là vận mênh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm
lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
thuộc địa”; “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa
đang tấp trung ở các thuộc địa”, nếu khinh thường cách mạng ở thuộc
địa tức là “muốn đánh chết rắn bằng đuôi”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong
lịch sử cách mạng Việt Nam, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này kết hợp
trong bản thân nó tiến trình của hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng
dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân và giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức
bóc lột. Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự bất
cập của tư tưởng yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến:
“trung quân, ái quốc”. Bước ngoặt lớn khi Hồ Chí Minh đọc “Sơ thảo
lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin. Từ đây
Người nhận thức được sâu sắc vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc
trong thời đại mới. Người đã tìm thấy con đường cứu nước duy nhất
đúng đắn để cứu nước, cứu dân. Đó là con đường cách mạng vô sản,
giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng
dân tộc từng bước với phong trào cách mạng vô sản thế giới. Nghiên
cứu Cương lĩnh dân tộc của Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con
đường cứu nước đúng đắn nhất là dựa trên lập trường giai cấp vô sản.
11


Để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong bài “Cuộc kháng chiến” viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX,
nói về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ

nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”. Năm 1930, Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời đánh dấu sự kết hợp của dân tộc và giai cấp, quốc gia
và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất cua
Đảng. Cũng trong năm 1930, trong chánh cương vắn tắt, sách lược
vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai
đoạn: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản (tức cách mạng dân tộc – dân quyền đi tới cách mạng
xã hội chủ nghĩa). Chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn
mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình. Đến
năm 1960, Người khẳng định rõ hơn: “…chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động khỏi ách nô lệ. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn
gốc, có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn
kết, ấm no, bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hòa
bình, hạnh phúc của con người”. Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ căn nguyên
kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xoá bỏ cơ sở kinh tế
sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về
tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân
tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người
12


lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành
người chủ thực sự, có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và đời
sống tinh thần ngày càng phong phú. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc
vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với
các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con

người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn
bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy và giải
quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội là điều kiện để bộc lộ, phát huy những thành quả đạt
được cho sự nghiệp của giải phóng. Người khẳng định: “Yêu Tổ quốc,
yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ
nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc
mỗi ngày một giàu mạnh thêm”. Hồ Chí Minh gắn độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội vì xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phép phản ánh nhu
cầu, nguyện vọng và truyền thống văn hóa của dân tộc. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội là điều kiện để bộc lộ, phát huy những thành quả đạt
được cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hơn nữa, thời đại ngày nay là
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội gắn với cuộc
đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Và độc lập
dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội cho phép phát huy sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại sẽ
dẫn đến thành công của dân tộc trong cuộc chiến đấu giành độc lập.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu,
là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là
13


niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam ta. Độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới, là cội
nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng
chính là sự thống nhất giữa dân tộc và giai cấp vừa phản ánh quy luật
khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng
vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải
phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp.

Chñ nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa quốc tế. Đối với các dân
tộc khác trên thế giới, quan điểm của Hồ Chí Minh là tôn trọng nền
độc lập dân tộc, giúp đỡ nhau giành độc lập, đồng thời thực hiện
quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. Quan điểm đó
của Người được khẳng định trong bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ,
ngày 2-9-1945 rằng: “…tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không
chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc
lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu
nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng. Ngay từ năm 1914, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phải
tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho
dân tộc ta vậy”. Người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chống Nhật
của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân
dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình”, và
chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp
14


vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Năm 1914, khi Chiến
tranh thế giới thứ nhât vừa nổ ra, Hồ Chí Minh đã đem toàn bộ số tiền
dành dụm được từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ kháng chiến
của người Anh. Cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc ta muốn
thắng lợi thì cần tranh thủ cả sức mạnh thời đại. Muốn tranh thủ sự
giúp đỡ của dân tộc khác thì đồng thời có nghĩa vụ giúp đỡ các dân
tộc khác trong công cuộc giải phóng. Hồ Chí Minh nói: “Đảng lấy
toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước
triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản”. Người
đánh giá cao vai trò đoàn kết quốc tế, đoàn kết giữa các nước xã hội

chủ nghĩa. Người chăm lo bảo vệ sự đoàn kết giúp đỡ giữa các nước.
Giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc
của con người. Dân tộc được tự do thì tất cả các giai cấp mới có cuộc
sống bình đẳng, hạnh phúc. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ tấm
lòng yêu nước, thương nòi, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền mục tiêu
giải phóng dân tộc với việc mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Người
lựa chọn con đường giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản chính vì
cách mạng vô sản không chỉ giải phóng giai cấp công nhân mà còn
giải phóng mọi giai cấp và tầng lớp khác thoát khỏi sự áp bức, bóc lột
giai cấp. Người nói: giành độc lập rồi phải xây dựng chủ nghĩa xã hội
vì chủ nghĩa xã hội “làm cho dân giàu, nước mạnh”, … “làm cho mọi
người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”. Quan điểm giải phóng
con người của Hồ Chí Minh được nâng lên, trở thành tâm điểm của
hoạt động cách mạng của Người. Khi chưa giành được độc lập, Người
thể hiện ý chí độc lập bằng câu nói “dù phải đốt cháy cả dãy Trường
15


Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”. Nhưng sau đó Người
nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do,
thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Do đó, theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Hồ Chí Minh viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc,… đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”.
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin đề cao vấn đề giai cấp, còn ở
Hồ Chí Minh, vấn đề giai cấp gắn bó mật thiết với vấn đề dân tộc,
không có giai cấp chung chung đứng ngoài dân tộc, hai cái đó liên hệ
với nhau một cách uyển chuyển và biện chứng. Trong hoàn cảnh mất
nước thì quyền lợi dân tộc được đặt lên trên quyền lợi giai cấp, vì có

giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc
đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp, tạo tiền đề, điều kiện thuận
lợi để giải phóng giai cấp. Theo Người nếu không giải quyết được vấn
đề giải phóng dân tộc, không đòi được tự do cho dân tộc thì chẳng
những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của
bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Không nên
thấy người ta làm thế nào mình cũng làm thế, người ta nói giai cấp
đấu tranh mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh. Ngoài ra trên cơ
sở phân tích xã hội phương Đông, Người còn cho rằng đấu tranh giai
cấp ở các nước phương Đông không quyết liệt như ở phương Tây, còn
ở Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của lịch sử. Bởi
vậy, theo Người, “cần phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh
Quốc tế cộng sản, đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời,
16


vì người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không
dựa trên động lực vĩ đại và duy nhất của họ. Khi chủ nghĩa dân tộc của
ta thắng lợi, phần lớn thế giới sẽ Xô viết hóa và lúc đó chủ nghĩa dân
tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế, còn sự nghiệp của người bản
xứ gắn mật thiết với sự nghiệp vô sản toàn thế giới. Ở Hồ Chí Minh,
dân tộc và giai cấp liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách
mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai
cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Đúng như Ph.Ănghen từng nói: “Những tư tưởng chân chính trong
phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân
chính”.

17




×