Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ CHẤT HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.13 KB, 2 trang )

BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ CHẤT HỮU CƠ
DẠNG I: Dựa vào thành phần % nguyên tố
Bài 1: Thành phần % về khối lượng của hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo thứ tự là 62,1 %; 10,3 %; 27,6 %.
Khối lượng mol phân tử M = 60 g. Công thức phân tử của hợp chất này là
A. C2H4O
B. C2H4O2
C. C2H6O
D. C3H6O
Bài 2:Ankan A có 16,28%H trong phân tử (về khối lượng). vậy CTPT và số đồng phân tương ứng của A là :
A. C6H14 và 4 đồng phân B. C6H14 và 5 đồng phân C. C5H12 và 3 đồng phân
D. C6H14 và 6 đồng phân
Bài 3 Một chất hữu cơ X có thành phần khối lượng các nguyên tố là: 54,5% C; 9,1% H; 36,4% O. Ở đktc thì
0,88 gam hơi X chiếm thể tích là 224ml. CTPT của X là:
A . C3H4O3
B . C5H12O
C . C4H8O2
D . Kết quả khác.
DẠNG II: Dựa vào công thức đơn giản nhất
Bài 1 Hiđrocacbon nào sau đây khi bị đốt sinh ra CO2 và nước có tỉ lệ mol như sau: nCO2 : nH2O  1 : 2
A . C6H6
B . CH4
C . C4H10
D . C4H2
Bài 2: Hợp chất A (chỉ chứa C,H,O,N). Có khối lượng phân tử nhỏ hơn khối lượng phân tử của benzen chứa 9,09
% H 18,18% N về khối lượng. Đốt cháy 7,7 (g) A thu được 4,928 lít CO2 ở 27,30C, 1 atm. Xác định công thức
phân tử của A.
A. C2H7O2N
B. CH7O2N
C. C2H5O2N
D. C2H7ON
Câu 3: Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa hai nguyên tố cacbon và hiđro. X có phân tử khối trong khoảng 150 < M X <


170. Đốt cháy hoàn toàn m gam X sinh ra cũng m gam H2O. X không làm mất màu dung dịch brom nhưng lại
phản ứng với brom khi chiếu sáng tạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất. Tên gọi của X là
A. metylbenzen.
B. 1,4-đimetylbenzen.
C. 1,3,5-trimetylbenzen.
D. 1,2,3,4,5,6-hexametylbenzen.
DẠNG III: Dựa vào phản ứng đốt cháy
Bài 1 Đốt cháy hoàn toàn hồn hợp X gồm hai hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng. Hấp thụ hết sản phẩm vào bình
đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 1,276 gam và thu được 2 gam kết tủa. Dãy đồng đẳng của
hai hidrocacbon là:
A. ankin
B. ankan
C. aren
D. ankin hoặc ankadien
Bài 2 Đốt cháy 6,72 lít khí (ở đktc) 2 hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng tạo thành 39,6 gam CO2 và 10,8 gam
H2O. Công thức phân tử 2 hidrocacbon là:A. C2H6; C3H8
B. C2H2; C3H4
C. C3H8; C5H12
D. C2H2; C4H6
DẠNG IV: Phương pháp trung bình
Bài 1 Một hỗn hợp gồm 2 ankan đồng đẳng liên liếp có khối lượng 24,8 gam. Thể tích tương ứng là 11,2 lít (ở
đktc). Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. CH4; C2H6
B. C2H6; C3H8
C. C3H8; C4H10
D. C4H10; C5H12
Bài 2 Cho 14 gam hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp đi qua dung dịch nước brom thấy làm mất màu vừa đủ
dung dịch chứa 64 gam
Br2.1. Công thức phân tử của các anken là:
A. C2H4 và C3H6

B. C3H6 và C4H8
C. C4H8 và C5H10
D. C5H10 và C6H12
2. Tỷ lệ số mol của 2 anken trong hỗn hợp là:
A. 1: 2
B. 2: 1
C. 2 : 3
D. 1: 1
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam hợp chất hữu cơ X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O)
lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc. dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối
lượng bình (1) và bình (2) tăng lần lượt là 0,54 gam và 1,32 gam. Biết rằng 0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng
thể tích của 0,192 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là:
A. C5H10O
B. C5H10
C. C4H6O
D. C3H2O2.
Câu 2: Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỷ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 :4. Hợp chất X có
công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:
A. C7H8O
B. C8H10O
C. C6H6O2
D. C7H8O2.
Câu 3: Hidrocacbon X có 83,33% khối lượng Cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 6 ( B – 2007): Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có công thức tổng quát CnH2nO2) và O2 (số mol
O2 gấp đôi số mol cần cho pư cháy) ở 139,90C; áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về

nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. Công thức phân tử của X là:


A. C2H4O2
B. C3H6O2
C. C4H8O2
D. CH2O2.
Câu 7: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng
bằng thể tích của 0,7 gam N2(đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2
B. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3
D. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
Câu 8: Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Trong thực phẩm, vitamin A tồn tại ở dạng
chính là renitol (chứa C, H, O) trong đó thành phần % khối lượng H và O tương ứng là 10,49% và 5,594%. Biết
renitol chứa một nguyên tử O. CTPT của retinol là:
A. C20H30O
B. C22H26O
C. C21H18O
D. C18H30O
Câu 9: Arteminisin (X) được chiết xuất từ lá cây Thanh hao hoa vàng là thành phần chính của thuốc trị bệnh sốt
rét hiện nay. Đốt cháy hoàn toàn 14,1 gam X rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O) vào
dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 147,75 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 104,85 gam so với
dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Biết tỷ khối của X đối với H2 bằng 141. CTPT của X là:
A. C15H22O4
B. C14H18O6
C. C16H26O4
D. C15H22O5.
Câu 11: Có bao nhiêu CTPT hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có tỷ khối hơi so với H2 bằng 30.
A. 2

B. 3
C. 4
D. 1.
Câu 12: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Đồng thời số
mol oxi tối thiểu cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là:
A. C2H6O
B. C4H8O
C. C3H6O
D. C3H6O2.
Câu 13: Đun 0,875 gam lòng trắng trứng với dung dịch NaOH đậm đặc, chất khí thoát ra có mùi khai và được
hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Sau đó phải dùng 70 ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa
hết lượng axit dư. Hàm lượng %N có trong lòng trắng trứng là:
A. 16%
B. 15%
C. 18%
D. 14%.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml hơi chất hữu cơ X cần tối thiểu 25 ml O2, chỉ tạo ra 20 ml CO2 và 20 ml hơi
nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện). CTPT X là:
A. C2H4
B. C2H6O
C. C2H4O
D. C2H4O2.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần tối thiểu 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và
có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). CTPT của X là:
A. C3H7O4N
B. C3H5O2N
C. C3H7O2N
D. C2H7O2N.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 500 ml khí O2. Sau phản ứng thu được

hỗn hợp khí và hơi Y có tổng thể tích là 750 ml, khi cho Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư còn lại 350 ml và sau
đó đi qua dung dịch KOH dư còn lại 50 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. CTPT X là:
A. C3H8O2
B. C3H6O
C. C3H8O
D. C3H8O3.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol chất hữu cơ X cần tối thiểu 1,12 lít khí O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy thu được qua bình (1) đựng P2O5 khan, dư và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng 0,9
gam, bình (2) tăng 2,2 gam. CTPT X là:
A. C2H4O
B. C3H6O
C. C3H6O2
D. C2H4O2.
Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,29 gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy cho qua
bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 0,93 gam, nhưng nếu qua bình đựng P2O5 thì khối lượng chỉ
tăng 0,27 gam. Thành phần khối lượng nguyên tử O trong X là:
A. 27,59%
B. 33,46%
C. 42,51%
D. 62,07%.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng
tương ứng là 44 : 22,5. Biết tỷ khối hơi của X đối với H2 bằng 37. CTPT của X là:
A. C4H10O
B. C4H10
C. C3H6O2
D. C2H2O3.
Câu 20: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N) trong đó có 12% N, 27,3% O. Tỷ khối hơi của X so với Hidro
bằng 58,5. CTPT của X là:
A. C5H11O2N
B. C6H7O2N

C. C5H11ON
D. C6H7ON.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X có khối lượng 7,6 gam cần tối thiểu 8,96 lít khí O2
(đktc), sau phản ứng chỉ thu được CO2 và H2O. Biết mCO2 – mH2O = 6 gam. Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C3H8O
B. C3H8O2
C. C3H8O3
D. C3H8.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 4,45 gam một hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lít O2 (đktc), sau pư thu được 11 gam
CO2, 4,5 gam nước và 5,3 gam Na2CO3. CTPT của X là:
A. C2H3O2Na
B. C3H5O2Na
C. C3H3O2Na
D. C4H5O2Na



×