Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Lập dự án đầu tư dây truyền máy may giày PUFU TAIWAN của công ty cổ phần giày sao vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.94 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Kinh tế thế giới trải qua một năm đầy biến động và khó khăn. Nhưng đến
nay cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được Chính phủ các nước kiểm soát.
Đây là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Viêt Nam
nói riêng. Cùng với tăng trưởng kinh tế các hoạt động thương mại và đầu tư
cũng từng bước được phục hồi và phát triển tạo điều kiện tốt cho nghành xuất
khẩu Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam có 3 nghành đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là:
dầu thô, dệp may và da giầy. Ngành da giầy là một trong những ngành có nhu
cầu về lao động rất cao trong đó chủ yếu là lao động nữ chiếm khoảng 70% số
lao động tại công ty. Ngành được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện khuyến
khích phát triển góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước nhà đồng thời ngành
cũng giải quyết vấn đề lao động, tạo công ăn việc là ổn định, giảm bớt áp lực
cho xã hội. Theo xu thế chung đó Công ty cổ phần giày Sao Vàng tận dụng được
cơ hội và sử dụng lợi thế của mình để đi lên và phát triển trở thành một trong
những doanh nghiệp xuất sắc của Hải Phòng.
Nhằm năng cao sản lượng, đáp ứng những yêu cầu từ bạn hàng. Công ty cổ
phần giầy Sao Vàng quyết định lập dự án đầu tư dây truyền máy may giày
PUFU - TAIWAN trị giá khoảng 259.811USD.
Sau khi tìm hiểu và kết thúc học phần: "Quản trị dự án đầu tư" để hoàn
thành đề tài: "Lập dự án đầu tư dây truyền máy may giày PUFU - TAIWAN
của Công ty cổ phần giày Sao Vàng".
Đề tài gồm những nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về dự án đầu tư dây truyền máy may giày PUFU TAIWAN của Công ty cổ phần giày Sao Vàng
Chương 2: Các chỉ tiêu của dự án đầu tư dây truyền máy may giày
PUFU - TAIWAN của Công ty cổ phần giày Sao Vàng
Chương 3: Lập dự án đầu tư

dây truyền máy may giày PUFU -

TAIWAN của Công ty cổ phần giày Sao Vàng


1


Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - TS. Vũ Thế Bình đã chỉ dạy
hướng dẫn em trong thời gian qua.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I, SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN.
Theo đánh giá chủ quan của công ty đây là dự án có nhiều tính khả thi, phù
hợp và hiệu quả kinh tế vì các lý do sau:
-Đáp ứng sản lượng theo các đơn đặt hàng của khách hàng.
-Dự án tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
-Nguồn vốn đầu tư cho dự án này là vừa đủ với khả năng tự có của Công ty
và phần còn lại được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chấp nhận cho
vay.
-Trên toàn quốc nói chung và Hải Phòng nói riêng đang đẩy mạnh quá trình
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Các vùng nông thôn đang diễn ra quá trình Đô
thị hóa do đó việc đầu tư dây truyền để đáp ứng sự phát triển theo chủ trương
định hướng của Đảng, Nhà nước.
Do đó việc đầu tư giúp Công ty đứng vững và khẳng định thương hiệu của
doanh nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài.
II, CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN.
1,Các thông số kỹ thuật.
-Máy trụ 1 kim Model: PU- 810
-Máy trụ 2 kim Model: PU-820

-Tốc độ may: 2500 vòng/ phút
-Kim: DP x 5
-Chiều dài mũi may: 0 ~ 6 mm

3


QUY TRÌNH ĐÓNG GIÀY

Thiết kế và tách chi tiết

Cắt chi tiết

Dãy chi tiết

May chi tiết
Gò đế giày

Hoàn thiện chi tiết

Giáp đế giày
Hoàn thiện đôi
giày

Để có một đôi giày thì những người công nhân phải trải qua 2 công đoạn
chính đó là công đoạn chế biến mũ giày và giáp đế giày. Với công đoạn chế biến
mũ giày phải trải qua 5 công đoạn nhỏ:
Thiết kế và tách chi tiết: Đây là công đoạn quan trọng của quy trình sản
xuất. Mẫu mã có thu hút được người tiêu dùng hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu
vào công đoạn này. Người thợ cần phải tách từng chi tiết của đôi giày, ra mẫu

bìa, phân loại chi tiết ngoài, chi tiết trong. Tùy từng mẫu, mã giày sẽ có những
phần tách chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết sẽ được tách nhỏ để thuận tiện cho quá
trình sản xuất.
Cắt chi tiết: Công đoạn này đòi hỏi người làm việc phải làm việc trực tiếp
với thuộc da. Từ những bản vẽ trên bìa giấy những người thợ phải cắt tỉa sao

4


cho đúng kích cỡ, số đo đã có sẵn. Người thợ sẽ phải làm việc một cách tỷ mỉ để
đảm bảo chính xác về số đo và tiết kiệm tối đa lượng da thuộc.
Dãy chi tiết: Những chi tiết được cắt sẵn trên da sẽ được chuyển xuống bộ
phận dãy để gấp chi tiết. Bộ phận này có trách nhiệm gấp các đường theo đúng
kích cỡ của giày .
May chi tiết: Sau khi các chi tiết được gấp sẽ được chuyển xuống bộ phận
may. Ở đây các chi tiết được may tách biệt nhau.
Hoàn thiện chi tiết: Các chi tiết sau khi đã được thiết kế, cắt, gấp, may.
Phần này là phần ghép các chi tiết theo bản thiết kế đã có sẵn. Kết thúc bước này
việc chế biến mũ giày cũng cũng sẽ được hoàn thiện.
Song song với việc sản xuất mũ giày thì phần giáp đế giày được thực hiện.
Với công đoạn này thì người thợ phải thực hiện 2 công việc chính là gò và giáp
đế.
Như trước đây khi mà chưa có những máy chuyên dụng cho nghề da giày
thì việc gò đế giày thực hiện hoàn toàn bằng tay. Nhưng đến nay, khi công nghệ
phát triển thì những việc này không phải làm thủ công nữa, người thợ chỉ việc
bấm máy, trong 5 phút phần gò được hoàn thiện. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 2
cơ sở có máy hiện đại được nhập khẩu từ Đài Loan.
Sau khi đế giày đã được gò xong thì sẽ tiến hành đến phần giáp đế. Công
đoạn này chủ yếu được thực hiện bằng máy. Nhưng trước khi tiến hành giáp đế
thì công nhân phải bôi keo lên phần đế và dùng máy sấy khô trong vòng 5 phút.

Tiếp sau đó phần mũ giày và phần đế sẽ được giáp lại với nhau bằng các máy
chuyên dụng như máy ép 2 chiều và máy ép 6 chiều chia đều 2 bên sườn và
phần hậu của đôi giày. Kết thúc phân đoạn này là việc bắn đinh cho các sản
phẩm và như vậy chúng ta có một đôi giày hoàn chỉnh.
Ước tính những người thợ mất khoảng 1 tiếng để hoàn thành 1 đôi giày.
Trong vòng 1 năm xưởng cũng sản xuất được từ 12.000 đến 13.000 đôi với một
dây truyền sản xuất gồm 20 công nhân.
2,Các thông số kinh tế.
-Vốn đầu tư: 5.442.000.000 đồng.
5


+Vốn cố định: 2.942.000.000 đồng
• Thiết bị: 2.942.000.000 đồng

BẢNG GIÁ MÁY MÓC THIẾT BỊ
STT
1
2
3
4
5

TÊN
PU-910Z
PU-810
PU-820
PU-910
PU-920


ĐƠN
SỐ
VỊ
LƯỢNG
Cái
20
Cái
15
Cái
25
Cái
15
Cái
25
Tổng giá trị

NƯỚC SẢN
XUẤT
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan

GIÁ TRỊ
700.000.000
637.000.000
500.000.000
480.000.000
625.000.000

2.942.000.000

+Vốn lưu động dự kiến là: 2.500.000.000 đồng
-Vốn vay: 55%
-Lãi suất vay: 6%/ năm
-Thời hạn hoàn vốn vay: 5 năm
-Kỳ trả nợ vay: 4 kỳ/ năm
-Thời gian kinh doanh: 10 năm
3,Định mức nhân sự.
*Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ Phần Giày Sao Vàng theo cơ
cấu trực tuyến – chức năng để tránh cồng kềnh, qua tải, bộ máy quản lý được
phân công phù hợp cho các bộ phận. Bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng nghiệp
vụ chuyên môn, bộ phận quản lý trực tiếp các phân xưởng. Ban Giám đốc công
ty trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của toàn công ty, các phòng ban nghiệp vụ
giúp giám đốc điều hành và quản lý công ty.

6


SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY SAO
VÀNG

HỘI ĐÔNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG

TCHC LĐTL

PHÒNG
TIẾN ĐỘ
SẢN
XUẤT

PHÂN
XƯỞNG
CHẶT

PHÂN
XƯỞNG
IN

PHÒNG
KỸ
THUẬT
MẪU

PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU

PHÂN
XƯỞNG
ĐẾ

PHÒNG

TÀI VỤ
KẾ TOÁN

PHÂN
XƯỞNG
MAY

PHÂN
XƯỞNG
THÀNH
HÌNH


Hội đồng quản trị:
- Quyết định chiến lược kinh doanh của công ty và phương án đầu tư

của công ty.
- Kiến nghị loại cổ phần và số cổ phần từng loại được trao bán.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng
của công ty.

7


- Quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ công ty, quyết định thành

lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua
cổ phần của doanh nghiệp khác.

Chủ tịch hội đồng quản trị

- Lập chương trình hoạt động kế hoạch của Hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu phục vụ cho cuộc họp,
triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản trị.

Giám đốc
- Quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh

doanh hàng ngày của công ty.
- Được quyền quyết định các hợp đồng mua, bán, cho vay và các hợp
đồng khác có giá trị nhỏ hơn 10%giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán
của công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đông quản trị.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Kiến nghi phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công
ty.

Ban kiểm soát
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động

sản xuất kinh doanh.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
- Thường xuyên báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiến nghị biện pháp bổ sung sửa đổi cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc

- Là người được ủy quyền giải quyết mọi vấn đề khi Giám đốc vắng
mặt.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và giúp giám đốc điều hành

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng Tài vụ - Kế toán
- Là bộ phận tham mưu quan trọng giúp giám đốc nắm rõ thực lực tài
chính của công ty quá khứ, hiện tại và tương lai và là nơi cung cấp kịp
8


thời đầy đủ hồ sơ, cơ sở dữ liệu về tài chính giúp Giám đốc đưa ra những
quyết định về tài chính.
- Phân tích đánh giá hoạt động tài chính của công ty để tìm ra các
biện pháp sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả nhất.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về tính trung thực của báo cáo tài chính
cũng như những chứng từ tài chính – kế toán.

Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc đổi mới kiện toàn cơ cấu tổ
chức, quản lý kinh doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu không ngừng về khả năng quản lý hệ
thống chất lượng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả tổ
chức công ty.
- Thiết lập các chính sách về nguồn lực dựa trên quyết định sản xuất
kinh doanh của công ty.

Phòng xuất nhập khẩu

- Giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động của công ty vì toàn bộ nguyên
vật liệu đầu vào được nhập khẩu và toàn bộ sản phẩm của công ty xuất
khẩu.
- Thông qua nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng có chức năng củng cố

và phát triển với đối tác của công ty, với khách hàng quốc tế góp phần
tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị
trường thế giới, cải thiện vị trí của công ty cũng như góp phần nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phòng tiến độ sản xuất
- Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch nhập, xuất
nguyên vật liệu và trực tiếp điều hành các phân xưởng sản xuất chính.
- Lập tiến độ sản xuất phù hợp với đơn đặt hàng, trên cơ sở năng lực
thực tế của công ty.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện những tiến độ đã đề ra.

Phòng kỹ thuật mẫu
- Hỗ trợ Giám đốc theo dõi kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm từ
khâu đầu đến khâu cuối của quy trình công nghệ để có hướng xem xét,
thiết kế mẫu cho phù hợp với đơn đặt hàng.
9


- Thực hiện công tác thống kê, chất lượng, phân tích diễn biến chất

lượng nguyên vật liệu, vật tư được đưa vào sản xuất.
*Cơ cấu lao động trong công ty
Bảng: Cơ cấu lao động của công ty
Năm


Mức phản

2011

2012

So sánh

ánh
Số lượng

%

đối(+/-)

đối(%)

2404

100%

2209

100%

-195

8,11%


Cán bộ quản

62

2,58%

64

2,89%

+2

3,125%


Nhân viên
CN kỹ thuật
CN phổ thông

23
53
2266

0,95%
2,20%
94,27

21
55
2069


0,95%
2,48%
93,68

-2
+2
-197

8,69%
3,77%
8,69%

2

%
0,083

5

%
0,226

+3

50%

50
24
2328


%
2,08%
0,99%
96,83

54
25
2125

%
2,44%
1,13%
96,19

+4
+1
-203

8%
4,16%
8,72%

21
2364

%
0,87%
98,34


23
2140

%
1,04%
96,87

+2
-224

9,52%
9,47%

43
2144

%
0,79%
89,18

46
2020

%
2,09
91,44

+3
-124


6,97%
5,78%

258

%
10,82

189

8,56

-69

26.74%


2-Cơ cấu
chất LĐ

Số
lượng

Chỉ tiêu
1-Tổng số

theo tính

%


2012/2011
Tuyệt
Tương

3-Cơ cấu

Trên ĐH

theo trình độ
ĐH, CĐ
TC
Phổ thông
4-Cơ cấu

< 18 tuổi
18-36 tuổi

theo độ tuổi

> 36 tuổi
Nữ

5-Cơ cấu
theo giới

Nam

tính

%

Nhận xét:
- Cơ cấu lao động theo tính chất lao động:

Căn cứ vào trình độ, năng lực của người lao động, hoàn thành
nhiệm vụ được giao và sự tiến bộ trong nghề nghiệp.
10


- Cơ cấu lao động theo trình độ:

Những người có trình độ: Trên đại học, Đại học, Cao đẳng chủ
yếu là cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng…( lao động gián tiếp).
Năm 2011 số người có trình độ trên dại học và đại học tăng lên. Còn
lao động trực tiếp ( công nhân trực tiếp sản xuất ) của công ty là lao
động phổ thô đây cũng là đặc điểm chung của công ty Da – Giầy Việt
Nam.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi:
Đội ngũ lao động chính của công ty chủ yếu là lao động trẻ, có độ
tuổi từ 18 – 36 tuổi. Đây có thể coi là điểm mạnh của công ty.
- Cơ cấu lao động theo giới tính:
Tỷ lệ nam - nữ chênh lệch khá lớn, điều này là do tính chất sản
xuất kinh doanh của công ty nên lao động nữ là chủ yếu.
Số lượng lao động nữ có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính nên quy mô sản xuất của công ty đã bị
thu hẹp hơn.

11


III, PHƯƠNG ÁN KINH DOANH.

1,Phương hướng phát triển.
Với mục tiêu xây dựng Công ty cổ phần giày Sao Vàng thành một
công ty mạnh với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đã đặt ra cho công ty
những nhiệm vụ chính trong những năm tới:
Tiếp tục duy trì và phát huy những sản phẩm hiện có, đi liền với
việc phát triển những sản phẩm mới như: xuất nhập khẩu các nguyên vật
liệu phụ kiện, vật tư, thiết bị phụ tùng cho sản xuất kinh doanh của công
ty. Dịch vụ đào tạo dạy nghề cho lao động nghành giầy…
Củng cố và tiếp tục tổ chức hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như
cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty cho phù hợp với nhiêm vụ mới, yêu
cầu của thị trường và những định hướng chiến lược trong tương lai.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân
viên của công ty, xây dựng một tập thể CBCNV có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao, có kiến thức về khoa học kỹ thuật, về thị trường, luôn đáp
ứng được những đòi hỏi của thị trường và phát triển khoa học kỹ thuật.
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ công tác quản lý
và sản xuất cũng như đầu tư các thiết bị công nghệ phục vụ cho những
lĩnh vực kinh doanh mới, khó, việc đầu tư này phải đảm bảo các thiết bị
được đầu tư là những thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại, mang lại năng
suất cao, giảm chi phí, mà đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001-2000 đảm bảo hệ thống quản lý này được duy trì một cách thường
xuyên và hiệu quả trong toàn công ty, tăng cường công tác kiểm tra giám
sát chất lượng tại các bộ phận nhằm đạt chỉ tiêu 100% các kế hoạch, các
sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, tạo uy tín và sự tin cậy đối với khách
hàng và thị trường.
2, Thị trường nguyên liệu đầu vào.
Tính chất cạnh tranh của môi trường được thể hiện một phần qua số
lượng các đối thủ, mức độ khó hay dễ khi gia nhập vào ngành hay rút lui
khỏi ngành …Ngành gia công và sản xuất da giày là ngành đang rất phát

triển ở nước ta nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ gia công sản xuất cho
nước ngoài tức gia công thuần túy chứ không phải là hình thức mua
12


nguyên vật liệu bán thành phẩm, đây là một điểm yếu của ngành sản xuất
da giày Việt Nam. Theo số liệu thống kê có tới 70% các doanh nghiệp
xuất khẩu lớn là các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
Trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất da giày lại có 70%
làm gia công nên giá trị lợn nhuận thực mà ngành mang lại là không lớn.
Như vậy môi trường cạnh tranh trong nước về gia công giày là khá mạnh,
các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý,
công nghệ hiện đại tiên tiến. Các doanh nghiệp Việt Nam nhằm thu hút,
sử dụng nguồn nhân công rẻ và chế độ chính trị ổn định ở nước ta để phát
triển sản xuất tăng lợi nhuận cho mình. Tuy hiện nay hầu hết các công ty
đều có khách hàng và thị trường riêng cho mình nên việc ảnh hưởng nhau
là ít nhưng trong tương lai một khi doanh nghiệp nào có lợi thế, có thế
mạnh sẽ có khả năng mở rộng thị trường và tranh dành thị trường với các
công ty khác trong nghành. Bên cạnh đó môi trường sản xuất giày xuất
khẩu của một số nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất
nhập khẩu da giày của Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần giày
Sao Vàng nói riêng. Trong đó ngành gia công chế biến da giày của Trung
Quốc, Thái Lan, Malaxia cũng rất phát triển. Với lợi thế về nguồn nguyên
liệu hầu hết có sẵn trong nước và chi phí nhân công cũng rẻ. Trung Quốc
sản xuất ra một đôi giày với giá chỉ 2~3 USD nhưng cũng đôi giày đó ở
Việt Nam chi phí lên tới 5~6 USD đây là một lợi thế cạnh tranh vượt trội
của Trung Quốc so với ngành da giày Việt Nam. Để cạnh tranh với Trung
Quốc không còn cách nào khác ngoài việc Việt Nam phải xây dựng nguồn
nguyên vật liệu trong nước có chất lượng tương đương với chất lượng của
nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc phát triển theo hướng nâng cao chất

lượng sản phẩm, sản xuất các loại giày cao cấp tránh trùng lặp với mẫu
mã của Trung Quốc nhưng xem ra đây là những điều hết sức khó khăn
cần có sự giúp đỡ từ phái Chính phủ và các ban ngành mà không thể một
sớm một chiều có thể làm được.
13


-Nhà cung cấp: Nhà cung cấp cho các doanh nghiệp các nguồn
nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Đối với ngành sản xuất
gia công giày của nước ta hiện nay nói chung và đối với hoạt động sản
xuất xuất khẩu của Công ty cổ phần Sao Vàng nói riêng, nguồn nguyên
vật liệu chính phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên nhân chính bởi
trong nước không có nguồn sản xuất nguyên vật liệu này hoặc nếu có sản
xuất thì chất lượng không đảm bảo hoặc giá thành rất cao so với giá nhập
khẩu. Hợp đồng sản xuất chỉ có thể thực hiện tốt nếu quá trình sản xuất
tốt, quá trình sản xuất tốt chỉ khi nào được đảm bảo nguồn nguyên vật liệu
đầu vào đầy đủ cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng và đúng
thời hạn giao nhận. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu là rất quan trọng và
có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty. Công ty đã
thực hiện các hoạt động hỗ trợ hay giúp đỡ các nhà cung ứng trong việc
vận chuyển hàng hóa để duy trì các mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng
và ngày càng thắt chặt hơn mối quan hệ này.
3,Thị trường tiêu thụ của sản phẩm.
Hiện nay ngành Da Giầy thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sang
các nước đang phát triển đặc biệt hướng vào môi trường đầu tư thuận lợi,
chính trị ổn định và an toàn như ở Việt Nam sẽ tạo rất nhiều cơ hội cho công
ty nhưng bên cạnh đó nghành Da Giầy gặp không ít những khó khăn như
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Da Giầy Trung Quốc, từ ngày 1/1/2009
EU chính thức loại mặt hàng Da Giầy Việt Nam ra khỏi danh sách các nước
được hưởng ưu đãi thuế quan và luật chống phá giá. Với những khó khăn của

nghành Da Giầy nói chung và sự cạnh tranh khốc liệt công ty cần phải có
một số biên pháp như: tổ chức bộ máy quản lý làm việc hiệu quả hơn, tuyển
dụng những người có trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho nhân viên, chủ động đi sâu tìm hiểu nghiên cứu thị trường, tạo
dựng những mối quan hệ tốt với bạn hàng, xác định rõ phương hướng nhiệm
vụ chiến lược trong kinh doanh để hoàn thành mục tiêu của công ty đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
14


- Công ty cổ phần giầy Sao Vàng chủ yếu xuất khẩu giầy sang thị trường
EU và Nam Mỹ.
- Sản lượng giầy dép xuất khẩu của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước.
- Trong những năm gần đây công ty đã cố gắng đa dạng hóa thị trường xuất
khẩu của mình từ việc tập trung xuất khẩu ở các nước EU ( Năm 2005 hơn 80%
sản lượng xuất sang thị trường EU ) nay đã chuyển dần sang một số nước Châu
Á và Nam Mỹ đây là những thị trường bớt khó tính hơn EU( Năm 2008 xuất
sang EU chỉ còn 70%)

CHƯƠNG 2: TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN
15


I,DỰ TÍNH NĂNG SUẤT VÀ MỨC SẢN LƯỢNG.
Hiện nay công ty có 6 dây chuyên sản xuất giầy thể thao xuất khẩu cùng
với 2200 cán bộ và công nhân viên nhà máy và sản lượng mỗi năm đạt được
750.000 đôi. Khi đưa dây truyền vào hoạt động ước tính những người thợ mất
khoảng 1 tiếng để hoàn thành 1 đôi giày. Trong vòng 1 năm xưởng cũng nâng
cao sản lượng từ 25.000 đến 40.000 đôi với một dây truyền sản xuất này. Như

vậy với số lượng cán bộ công nhân viên hiện tại của doanh nghiệp trong 1 năm
sản lượng có thể đạt được là 775.000 ~ 790.000 đôi. Với uy tín hiện nay của
doanh nghiệp trên thị trường có thể hoàn thành và đáp ứng các điều kiện khắt
khe về sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm trong hợp đồng từ phía các
đối tác ký kết.
II,DỰ TÍNH DOANH THU BÌNH QUÂN TỪ DÂY TRUYỀN ĐẦU TƯ.
Bảng: dự tính doanh thu bình quân
STT
1
2
3
4
5

TÊN SẢN PHẨM

SỐ LƯỢNG SẢN
PHẨM DỰ KIẾN TIÊU
THỤ
Giày thể thao chạy bộ
8389
Giày thể thao tennis
7800
Giày đá bóng
7525
Giày thể thao thời trang
7527
Giày thể thao cầu lông
8300
Tổng doanh thu


ĐƠN GIÁ
(đồng/sp)
146615
167560
140000
104725
105000

DOANH THU
(đồng)
1229776925
1306968000
1053500000
788265075
871500000
5.250.000.000

Vậy doanh thu dự kiến hàng năm là: 5.250.000.000 đồng
III,TÍNH CÁC KHOẢN CHI PHÍ.
1,Tiền lương cán bộ, công nhân viên.
Doanh nghiệp áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian.
Là hình thức tiền lương mà tiền lương của người lao động nhận được phụ
thuộc vào thời gian làm việc thực tế và bậc lương của người lao động hiện giữ.

16


Áp dụng: Cho lực lượng lao động quản lý, phục vụ quản lý và những công
việc chưa xây dựng được mức lao động khoa học hoặc những công việc có yêu

cầu về tiêu chuẩn, độ chính xác cao.
L tháng i = H i x L tt + Các phụ cấp nếu có
Trong đó:
L tháng i : Tiền lương tháng của người lao động i
Hi

: Hệ số lương của người lao động i

L tt

: Mức lương tối thiểu.

(Nếu người lao động làm đủ số ngày công theo chế độ)
Mức lương tối thiểu áp dụng theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Thủ
tướng Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm
việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các cơ quan tổ chức có thuê mướn
lao động…
Hải Phòng thuộc vùng 2, đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
áp dụng mức lương tối thiểu là 2.100.000đồng/ tháng.
-Nếu làm thêm giờ vào những ngày thường thì:
Tiền lương giờ làm thêm = 1,5 x Tiền lương giờ trong giờ làm việc
-Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì:
Tiền lương giờ làm thêm = 2 x Tiền lương giờ trong giờ làm việc
Phân bổ cán bộ, công nhân viên làm việc tại dây truyền mới như sau:
• Cán bộ phụ trách dây truyền: 1 người, hệ số lương: 1,92 , phụ cấp

trách nhiệm 0,5
Lương/ tháng/ người: 2.100.000 x 1,92 + 2.100.000 x 0,5 = 5.082.000 đồng
• Công nhân trực tiếp thực hiện: 30 người, hệ số lương: 1,48


Lương/ tháng/ người: 2.100.000 x 1,48 = 3.108.000 đồng
Tổng lương trong 1 năm:
(5.082.000 + 3.108.000 x 30) x 12 = 1.179.864.000 đồng/ năm
2,Bảo hiểm xã hội.
Chi phí bảo hiểm xã hội = 23% x Chi phí lương
= 23% x 1.179.864.000 = 271.368.720 đồng/ năm
17


3,Vật liệu.
• Da chưa thuộc: 15.000 (đ/kg) x 20.800 = 312.000.000 đồng/ năm
• Chất liệu giả da:12.000 (đ/kg) x 20.000 = 240.000.000 đồng/ năm
• Chỉ khâu:
5.000 (đ/cuộn) x 15.600 = 78.000.000 đồng/ năm

Chi phí vật liệu = 630.000.000 đồng/ năm.
4,Nhiên liệu.
Mỗi ngày cần dùng trung bình 10 lít dầu dienzen và 15 lít xăng khi đó
lượng nhiên liệu tiêu dung trung bình một năm là
• Dầu dienzen : 21.400 (đ/lít) x 10 x 300 = 64.200.000 đồng/ năm
• Xăng
: 24.050 (đ/ lít) x 15 x 300 = 108.225.000 đồng/ năm

Chi phí nhiên liệu = 172.425.000 đồng/ năm.
5,Khấu hao.
Doanh nghiệp áp dụng theo thông tư số 203/2009 /TT- BTC ngày
20/10/2009 của Bộ Tài Chính. Sử dụng phương pháp khấu hao theo đường
thẳng
A=
A: mức khấu hao trung bình hàng năm

NG: Nguyên giá của TSCĐ
Tsd : Thời gian sử dụng định mức TSCĐ
• Khấu hao thiết bị = = 294.200.000 đồng/ năm

6,Chi phí quản lý.
Bao gồm các chi phí như: chi phí lương cho cán bộ quản lý, giá trị vật liệu
xuất dùng cho công tác quản lý ( giấy, bút, mực ), vật liệu sử dụng cho việc sửa
chữa TSCĐ, công cụ dụng, giá trị dụng cụ đồ dùng văn phòng cho công tác quản
lý, chi phí thuế môn bài, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí hội nghị tiếp
khách…
Dự tính trích hàng năm cho khoản này là 2% Doanh thu
= 2% x 5.250.000.000 = 105.000.000 đồng
7,Chi phí điện nước.

18


Trên thực tế giá điện được tính theo bậc thang tiêu và áp dụng với doanh
nghiệp sản xuất. Để giản ước việc ước lương nên lấy mức giá trung bình trên
một số điện
+Chi phí điện: 3.100 đồng/số x 500 số/ngày x 300 ngày = 465.000.000
đồng/năm
+Chi phí nước: 7.000 đồng/khối x 417 khối/ngày x 300 ngày = 875.051.180
đồng/năm
Tổng chi phí điện nước là: 465.000.000 + 875.051.180 = 1.340.051.180
đồng/năm.
8,Chi phí bao gói.
Giày được đựng trong hộp.
Chi phí bao gói = 100 đồng/hộp x 39.541đôi = 3.954.100 đồng/năm
9,Các chi phí khác.

Các chi phí sửa chữa khác như chi phí sửa chữa thường xuyên, kinh phí
công đoàn…
Dự tính trích 2% doanh thu = 2% x 5.250.000.000 = 105.000.000 đồng
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH
Đơn vị tính: Đồng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

KHOẢN MỤC
Chi phí tiền lương

SỐ TIỀN
1.179.864.000

Bảo hiểm xã hội
Chi phí vật liệu
Chi phí nhiên liệu
Chi phí khấu hao
Chi phí quản lý
Chi phí điện nước
Chi phí bao gói
Chi phí khác

Tổng

271.368.720
630.000.000
172.425.000
294.200.000
105.000.000
1.340.051.180
3.954.100
105.000.000
4.101.863.000

Giá thành đơn vị sản phẩm = = = 103.737 đồng
IV, TÍNH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
Doanh thu là: 5.250.000.000 đồng
19


Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Tổng chi phí - Lãi vay
= 5.250.000 - 4.101.863.000 - 0,06 x 55% x
5.442.000
= 968.551.000 đồng
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh
nghiệp
= 968.551.000 - 25% x 968.551.000
= 726.413.250 đồng

20



CHƯƠNG III: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I,CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.
1. Giá trị hiện tại thuần (NPV- Net Present Value)
 Giá trị hiện tại thuần là giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia tăng hoặc là hiệu số

giữa giá trị hiện tại của dòng chi phí khi đã được chiết khấu với một lãi suất
thích hợp.
 Công thức tính:
n

NPV=

NCFi

∑ (1 + r )
i =0

i

i

i

i

NCF =CFI - CFO
Trong đó:


i


CFI bao gồm doanh thu, giá trị thanh lý tài sản cố định, nguồn thu từ bán
phế liệu, phế phẩm, phụ tùng thay thế.



i

CFO bao gồm chi phí hoạt động, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí

đầu tư, nghĩa vụ với bạn hàng, dự phòng giảm giá.
• r: Tỉ suất chiết khấu được chọn.
• n: Số năm hoạt động của dự án.
• Nếu NPV> 0: phương án đáng giá.
• Nếu NPV< 0: loại.
• Nếu NPV= 0: phương án hòa vốn.
Một nhược điểm chính của giá trị hiện đại thuần là nó rất nhạy cảm với lãi
suất được chọn, sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của
dòng lợi ích và giá trị của dòng chi phí. Dự án thường phải chi những khoản lớn
trong n năm đầu khi vốn đầu tư được thực hiện và lãi suất chỉ xuất hiện ở năm
sau khi dự án đã đi vào hoạt động. Bởi vì khi lãi suất tăng giá trị hiện tại của
dòng lợi ích sẽ giảm nhanh hơn, do đó giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ giảm
xuống . Như vậy giá trị hiện tại thuần không phải là một tiêu chuẩn tốt nếu
không xác định được một lãi suất thích hợp. Trong khi đó việc xác định lãi suất
là một vấn đề khó khăn, trong phân tích tài chính của dự án lãi suất thường được
chọn căn cứ vào chi phí cơ hội tức là chi phí thực sự cho dự án. Hầu hết các dự
21


án đều lấy chi phí từ các nguồn khác nhau: vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng,…

nên lãi suất sẽ là mức chỉnh bình của các chi phí từ các nguồn khác nhau.
r=
Trong đó: Ki : Vốn vay lấy từ nguồn vốn i
ri: Lãi suất phải cha đối với nguồn vốn
r : Mức lãi suất chỉnh bình
Thông thường các dòng lợi ích và chi phí cần được kết cấu ở một mức
không đổi. Tuy vậy lãi suất có thể phả xét thay đổi và để phản ánh các điều kiện
kinh tế. Trong trường hợp lãi suất thay đổi theo thời gian, giá trị hiện tài thuần
của dựa án sẽ được tính theo chi phí.
Khi sử dụng giá trị hiện tại thuần để đáng giá dự án người ta chấp nhận tất
cả các NPV dương. Khi đó tổng lợi ích sẽ được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí
được chiết khấu và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại khi NPV âm lợi ích
không đủ để bù đắp chi phí đã bỏ ra và bị bác bỏ.
Giá trị hiện tại thuần là tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các phương án loại
trừ lẫn nhau theo nguyên tắc: Dự án được chọn là dự án đem lại giá trị hiện tại
thuần lớn nhất. Tuy vậy là một tiêu chuẩn tuyệt đối NPV không thể hiện được
mức độ hiệu quả của dự án cho nên không được dùng để xếp hạng dự án.
Bảng: Giá trị hiện tại thuần của dự án
Năm Vốn đầu tư Chi phí Doanh thu GTCL
0
5442000000
427899605 525000000

(1+r)t

NPV
1 -5442000000

1


0
0
424307885 525000000

1.06

916041462.3

2

0
0
420716165 525000000

1.1236

896156238.9

3

0
0
417124445 525000000

1.191016

875587187.7

4


0
0
413532725 525000000

1.26247696

854475435.3

5

0
0
411287900 525000000

1.338225578

832948322.3

6
7

0
0
411287900 525000000

1.418519112
1.503630259

801625434.8
756250410.1


22


0
0
411287900 525000000
8

0
0
411287900 525000000

1.593848075

713443782.9

9

0
0
1.068947896
411287900 525000000 10000000

1063775891

10

0
0

0 1.790847697
Giá trị hiện tại thuần của toàn bộ dự án

690801904.6
2959106070

2. Tỷ suất nội hoàn (IRR- internal rate of return)
- Tỷ suất nội hoàn là lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích
bằng giá trị hiện tại của dòng chi phí hay nói cách khác giá trị hiện tại thuần
bằng 0
- IRR phản ánh lãi suất tối thiểu mà dự án có thể chấp nhận được hay với
tỷ suất chiết khấu nào thì dự án hoàn vốn.
- Nguyên tắc sử dụng:
Chấp nhận mọi dự án có tỷ suất nội hoàn lớn hơn chi phí cơ hội của
vốn đầu tư ( lãi suất). Lúc đó dự án có mức lãi suất cao hơn lãi suất thực tế phải
trả cho các nguồn vốn sử dụng trong dự án. Ngược lại tỷ suất nội hoàn nhỏ hơn
chi phí cơ hội của dự án thì bác bỏ.
Do tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ suất nội hoàn được sử dụng trong
việc so sánh và xếp hạng các dự án độc lập, ý nghĩa của dự án có tỷ suất cao hơn
sẽ được ưu tiên hơn.
Công thức tính IRR (có 3 phương pháp)


Thứ nhất, dựa công thức trên thử tỷ suất chiết khấu r cho đến khi công thức
đúng.



Thứ hai, vẽ đồ thị.
Thứ ba, sử dụng phương pháp nội suy để tìm IRR


IRR=r1+ (r2- r1)

NPV 1
NPV1 − NPV 2

Trong đó: - r1: lãi suất nhỏ hơn.
23


- r2: lãi suất lớn hơn.
-NPV1: giá trị hiện tại thuần ứng với r1.
-NPV2: giá trị hiện tại thuần ứng với r2.
 Giá trị hiện tại thuần và tỷ suất nội hoàn của dự án
Chi phí cơ hội của vốn là mức chỉnh bình của các chi phí từ các nguồn r =
6%
IRR của dự án được xác định bằng phương pháp ngoại suy. Khi sử dụng
phương pháp nội suy thì không nên sử dụng nội suy quá rộng thể khoảng cách
giữa 2 lãi suất được chọn không vượt quá 5%.
*Nguyên tắc sử dụng:
Khi đánh giá dự án bằng IRR ta chấp nhận mọi dự án có IRR lớn hơn chi
phí cơ hội của vốn, lúc đó dự án có mức lãi suất cao hơn mức lãi suất thực tế
phải trả cho các nguồn vốn sử dụng trong dự án, ngược lại khi IRR nhỏ hơn chi
phí cơ hội của vốn thì dự án sẽ bị bác bỏ.
Là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối IRR được sử dụng trong việc so sánh
và xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắ: những dự án có IRR cao hơn sẽ
phản ánh mức sinh lời lớn hơn sẽ có vị trí ưu tiên hơn. Tuy nhiên IRR có thể dẫn
tới những quyết định không chính xác khi lựa chọn những dự án loại trừ lẫn
nhau, những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ, một dự
án có IRR thấp nhưng có NPV cao. Bởi vậy khi lựa chọn một dự án có IRR cao

rất có thể bỏ qua một cơ hội thu NPV lớn .
IRR là một tiêu chuẩn dùng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì đây là tiêu
chuẩn hữu ích để tổng kết tính doanh lợi của dự án. Tuy vậy IRR không phải là
một chỉ tiêu hoàn toàn tin cậy bởi vì trước hết IRR chỉ tồn tại khi dòng lợi ích
thuần của dự án có một giá trị âm còn khi tất cả các năm đều dương thì lãi suất
lớn đến thế nào NPV vẫn dương. Vấn đề thứ 2 quan trọng hơn cả là có thể xảy
ra tình huống không phải có một mà có nhiều IRR gây khó khăn cho đánh giá
dự án.
Cho r1 = 12% ta có bảng NPV1 như sau:
Năm Vốn đầu tư

Chi phí

Doanh thu

GTCL

(1+r1)t

NPV1
544200000

0

5442000000

1
24

0



1
2
3

4278996050 5250000000
4243078850 5250000000
4207161650 5250000000

1.12 866967813
1.2544 802711376
1.404928 742271739
1.573519

4

4171244450 5250000000

36 685568654
1.762341

5

4135327250 5250000000

683 632495254
1.973822

6


4112879000 5250000000

685 576100887
2.210681

7

4112879000 5250000000

407 514375792
2.475963

8

4112879000 5250000000

176 459264100
2.773078

9

4112879000 5250000000

757 410057232
1000000 3.105848

10

4112879000 5250000000

Tổng

00

208 398319852
646132700

Chọn r2 = 17% ta có bảng NPV2 như sau:
Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Vốn đầu tư
5442000000

Chi phí
4278996050
4243078850
4207161650
4171244450
4135327250
4112879000

4112879000
4112879000
4112879000

Doanh thu

(1+r2)t

GTCL

NPV2
1 -5442000000
1.17 829917906
1.3689 735569545
1.601613 651117561
1.87388721 575677951
2.192448036 508414672
2.565164202 443293649
3.001242116 378883461
3.511453276 323832018
4.108400333 276779502

5250000000
5250000000
5250000000
5250000000
5250000000
5250000000
5250000000
5250000000

5250000000
10000000

10

4112879000 5250000000

Tổng

0 4.806828389 257367416
-461146318

25


×