Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Lập phương án kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty MT7 sang công ty TLPY ( anh )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.84 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Một con thuyền nhỏ bé đứng trước biển cả rộng lớn mà không biết phải đi về đâu,
không biết làm sao có thể tránh được những cơn bão dữ dội có thể ập xuống bất cứ
lúc nào, không biết nơi nào là tốt nhất có thể cập bến… Doanh nghiệp cũng sẽ như
vậy, sẽ mất phương hướng trước thị trường bao la và sẽ không vượt qua được
những rủi ro, thách thức có thể xảy ra nếu không có một phương án kinh doanh
hợp lý.
Phương án kinh doanh không chỉ là một công cụ quản lý của doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra các phương hướng kinh doanh hợp lý
mà còn giúp doanh nghiệp thấy được trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến
trước khi nó trở nên quá muộn, và có thể tìm ra giải pháp để giải quyết hoặc ngăn
ngừa.
Có thể nói lập phương án kinh doanh là một bước tiền đề quan trọng trong mỗi dự
án kinh doanh trong và ngoài nước. Để hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động
xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được phương án kinh
doanh khả thi, vì đây là cơ sở cho việc ra quyết định xem doanh nghiệp có nên xuất
khẩu hay không. Hiện nay ở nước ta có khá nhiều mặt hàng xuất khẩu chiếm kim
ngạch cao trong nền kinh tế quốc dân như: dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà
phê, ...đặc biệt là mặt hàng gạo, bởi đây được coi là mặt hàng truyền thống lâu đời
của Việt Nam. Mặt hàng gạo của Việt Nam đã từng bước phát triển, cạnh tranh
mạnh mẽ với các thị trường bạn như: Thái Lan , Ấn Độ... Tỷ trọng xuất khẩu của
mặt hàng gạo chiếm khá lớn, đem lại lượng ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân,
góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà. Nhà nước và Bộ
công thương đã có những chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này. Vì
vậy, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài : “ Lập phương án kinh doanh xuất
khẩu gạo của công ty MT7 sang công ty TLPY ( Anh ) ”

1



CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU
1. Căn cứ pháp lý
Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu gạo cho tháng 12 năm 2013 công ty
chúng tôi căn cứ trên các quy định pháp lý sau :
_ Luật Thương Mại của nước CHXHCN Việt Nam 2005.
_Nghị định 12 NĐ - CP ngày 23/01/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết
việc hướng dẫn thực hiện Luật Thương Mại 2005. Cụ thể có thể kể đến như :
Điều 10. Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
1. Xuất khẩu gạo các loại và lúa hàng hoá.
Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế đều được phép xuất khẩu gạo,
lúa, hàng hoá.
Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy
ban nhân dân các tỉnh có sản lượng lúa, hàng hóa lớn và Hiệp hội Lương thực Việt
Nam, điều hành việc xuất khẩu gạo hàng năm theo nguyên tắc:
Bảo đảm về an ninh lương thực.
Tiêu thụ hết lúa, hàng hóa và bảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân, đồng thời
phù hợp mặt bằng giá cả hàng hoá trong nước.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý khi các nguyên tắc này
không được bảo đảm hài hoà.
Đối với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam
với Chính phủ nước ngoài (hợp đồng Chính phủ), Bộ Thương mại trao đổi với
Hiệp hội Lương thực Việt Nam để Hiệp hội thống nhất việc tổ chức giao dịch, ký
kết hợp đồng và giao hàng.
Bộ Thương mại xây dựng Quy chế để từng bước tổ chức đấu thầu thực hiện
các hợp đồng này.

2


- Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động

xuất nhập khẩu khác như Luật Hải Quan, nghị định 154/2005/NĐ- CP, thông tư
113/2005/TT – BTC.......
2. Cơ sở thực tế
2.1 Các Order của khách hàng
Sau khi gửi đi ba offer, hiện doanh nghiệp đang có hai đơn đặt hàng của 2
đối tác nước ngoài như sau :
Order 1: Từ Công ty BB Products – German
ORDER
From: BB Products
Add: Tower A Leon Street - Hamburg German
Tel

: +49 (0)316666965

Fax

: +49 (0)316666965

Email :Bbproducts@.co.ger
www.BbPro.com
To: MT7 Company
138 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Tel

: +84 0313.854.548

Fax

: +84 0313.854.548


Email : - www.MT7.vn
Dear Sir,
After receiving your offer ,we would like to place an order with your
company. The purchase condition and price list that we would like to order is:
Commodity : Vietnam White Rice
Unit price

: 300USD/MT
3


Quantity

: 1.000 MT

Total : 300.000 USD
Which includes packing,The price will be valid within 10 days from
the date of this letter.
Payment

: to be made by an L/C

Packing

: The goods will be packed in single new jute bags of

30kgs net each.
Delivery

: No later than 30 days of receiving of our order.


We’re looking forward to hearing from you.
Yours sincerely,
Jacki Chan
Vice Director

Oder 2 : Từ Công ty TLPY - Anh
ORDER
From: TLPY LIMITED
Add: lat A. 3/F Central Tower
16 – 22 Central Road
Tel : +85 27117428
Fax :+ 85 278117428
Telex: 61533 WSGTC England

4


To: MT7 Company
138 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Tel

: +84 0313.854.548

Fax

: +84 0313.854.548

Email : - www.MT7.vn
Dear Sir,

Thanks you very much for the offer of 5 November, 2013.We are very
plesured to inform our detail of purchase condition and price list that we’d like to
order:
Commodity : Vietnam White Rice
Unit price

: 450USD/MT

Quantity

: 10.000 MT

Total

: 4.500.000 USD

Which includes packing, The price will be valid within 30 days from
the date of this letter.
Payment

: to be made by an L/C at sight.

Packing

: The goods will be packed in single new jute bags of 50

kgs net each.
Delivery

: No later than 90 days of receiving of our order.


We’re looking forward to receiving your reply in the near future.
Yours sincerely,

5


Jonh William
Director
2.2 Kết quả nghiên cứu thị trường
Ngày 25-10-2013, tờ Bangkok Post (Thái Lan) đưa tin, tính đến thời điểm
hiện tại Việt Nam đã vươn lên thành cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới với
sản lượng xuất khẩu đạt 5,9 triệu tấn, đứng thứ hai là Ấn Độ với 5,6 triệu tấn, và
Thái Lan “rớt hạng” xuống vị trí thứ ba với 5,2 triệu tấn. Còn theo Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA), gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 có thể lên tới 7,5
triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm ngoái. Trong khi đó năm 2013, gạo xuất
khẩu Thái Lan cũng có thể đạt mốc 7,5 triệu tấn, ngang ngửa mức dự kiến xuất
khẩu gạo của Việt Nam. Hơn nữa, theo nhận định của một quan chức Bộ Thương
mại, ông Tikhumporn Natvaratat thì Thái Lan sẽ lấy lại vị trí số một về xuất khẩu
gạo khi hai đối thủ là Ấn Độ đang gặp rắc rối trong vấn đề quá tải cảng xuất khẩu,
còn Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề hạn hán.
Có một thực tế rất đáng suy nghĩ là về giá trị thì gạo Thái vẫn chiếm ưu thế.
Thông tin trên báo The Nation (Thái Lan) cho thấy một tấn gạo trắng 5% tấm của
Thái Lan bán với giá 570 USD khi gạo Việt Nam chỉ bán được 490 USD. Theo
cách tính này, Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu với doanh số 3,5 tỉ
USD, Việt Nam theo sau với 2,45 tỉ USD. Như vậy, bài toán "giá trị thặng dư" của
gạo Việt vẫn còn quá nan giải đối với Nhà nước.
Thực tế hiện nay gạo Việt Nam không khác biệt quá xa so với gạo Thái.
Thậm chí, tính đến hết tháng 5-2013, gạo thơm và gạo cao cấp Việt Nam chiếm
35% thị phần London (Anh) đạt 40,4 triệu USD và được dự báo có thể lên đến

60%, thay thế gạo Thái Lan ở thị trường này. Đó là chưa kể gạo Thái Lan gặp
nhiều khó khăn do chính sách trợ giá của chính phủ. Tuy nhiên, bất chấp những
khó khăn trên, gạo Thái vẫn nằm ở mức thặng dư cao. Điều đó chứng minh giá trị
6


hạt gạo không bị quyết định hoàn toàn bởi những yếu tố ngoại cảnh, mà là chính
sách mua - bán trong xuất nhập khẩu theo cơ chế cung - cầu của thị trường.
Nghị định về "Kinh doanh Xuất khẩu gạo" (số 109/2012/NĐ-CP) trong thời
gian qua cũng có nhiều ưu điểm nhất định. Cơ chế quản lý có thể huy động gạo tập
trung hướng đến mục tiêu co hẹp các cửa xuất khẩu nhằm giữ uy tín, chất lượng
gạo Việt. Tuy nhiên, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo dường như quá
"khắc nghiệt" khi phải đáp ứng cả ba điều kiện:



Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa,



phù hợp với quy chuẩn theo quy định.
Có ít nhất một cơ sở xay, xát lúa, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn
lúa/giờ, phù hợp quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Thêm vào đó, Nghị định này còn yêu cầu "doanh nghiệp phải dự
trữ tối thiểu 10% lượng gạo đã xuất khẩu sáu tháng trước đó". Chưa bàn
đến sự thiếu hợp lý từ yêu cầu dự trữ tối thiểu 10% (vì vấn đề an ninh
lương thực là nhiệm vụ của Cục Dự trữ quốc gia) thì Nghị định 109 có
những bất cập.
Thứ nhất, gạo Việt Nam liên tục rớt giá do thiếu "cửa ra". Cơ chế ràng

buộc các nhà xuất khẩu tư nhân trước các đơn hàng xuất khẩu khiến
lượng gạo trong nước trở nên thừa thãi do đầu ra chỉ dựa vào hai cửa
"Bắc - Nam" là chủ yếu. Tháng 8-2013, khi Nghị định 109 chuẩn bị
chính thức có hiệu lực, Phó giám đốc Sở Công thương Long An, ông
Nguyễn Xuân Hồng lo ngại rằng Long An hiện có nhiều doanh nghiệp
công suất kho 40.000 tấn phải đối diện với thực trạng "nhường đơn hàng
sang cho doanh nghiệp khác" do thiếu hệ thống sấy và gặp khó khăn khi
thuê mặt bằng và vốn. Trái lại, một số doanh nghiệp "đại gia" ngành lúa
gạo sẽ "cố đấm ăn xôi" trong cuộc chạy đua xin giấy phép bằng cách

7


tung ra lượng tiền lớn để trang bị cơ sở vật chất, mặt bằng, vốn nhằm
thâu tóm các đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp nhỏ.
Bàn về tính thực tế của Nghị định 109, đại diện Công ty Lương thực, thực
phẩm Kiên Giang cho rằng Nghị định chưa theo sát với thực tế. Đơn vị này chỉ ra
rằng nếu quy chiếu theo Nghị định 109, nhiều doanh nghiệp tuy không đảm bảo
tính "cơ sở nhà xưởng khép kín" mà vẫn đảm bảo hiệu quả chế biến, cơ sở vật chất,
vận chuyển gạo... thì vẫn bị loại khỏi cuộc chơi. Như thế, không chỉ các doanh
nghiệp "có 5-7 tấn mang đi xuất khẩu" mới lâm vào cảnh "dẹp tiệm", mà những
doanh nghiệp có công suất kho lớn, thậm chí là có đủ cơ sở vật chất, quy trình sản
xuất vận chuyển... cũng phải chịu thiệt thòi do chưa đảm bảo được yêu cầu cao từ
Nghị định 109 đưa ra. Như vậy, lượng tồn kho gạo tăng do thiếu cửa ra sẽ tỷ lệ
nghịch với giá gạo, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của hạt gạo nội địa với hạt
gạo của các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, quyền lợi của người nông dân chưa được chia sẻ.Nghị định 109 vô
tình tạo nên cơ chế độc quyền cho một số "đại gia" ngành lúa gạo. Điều này mang
về cho họ một khoản lời lớn trong khi nhà nông vẫn bị cái nạn "nông nghiệp giá
rẻ" bám đuôi do bị ép giá vì cung vượt quá cầu. Nghịch lý "trúng mùa mất giá" vẫn

đang tồn tại như nỗi ám ảnh của bà con nông dân. Ngay cả bản dự thảo về Quy chế
thu mua tạm trữ lúa gạo hỗ trợ nông dân được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đưa ra bàn hồi tháng 8-2013 cũng chỉ dừng ở lợi ích tối thiểu "người nông dân
đảm bảo có lời 30%". Trong khi đó, theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp
hội Lương thực Việt Nam, thì "dù Nhà nước đảm bảo mức lợi nhuận cho nông dân
là 100% thì họ cũng không khá lên được".
Thứ ba, Nghị định 109 còn phần nào làm hạn chế tính tự do hóa thương mại
trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh vị thế trong sân chơi WTO. Tính "cận độc
quyền" trong xuất khẩu khiến uy tín Việt Nam không chỉ mất dần mà còn che lấp
rất nhiều các cơ hội đổi đời cho gạo Việt Nam cũng như những hộ gia đình "hai
8


lúa" thông qua các hợp tác quốc tế. Hiện nay, gạo Việt Nam đang đứng trước nguy
cơ "ra rìa" trước các đối thủ trong và ngoài khu vực. Việc Việt Nam bị ra rìa ở
Hiệp hội Lúa gạo tư nhân ba nước Thái Lan, Philippines, Myanmar vừa qua là một
bài học đáng nhớ cho sự bất cân xứng về chính sách xuất khẩu. Trong WTO, trong
khi ba nước Thái Lan, Philippines, Myanmar và nhiều nước khác đang hướng đến
tự do hóa xuất khẩu gạo của tư nhân thì khu vực xuất khẩu gạo tư nhân của Việt
Nam vẫn còn nhiều hạn chế từ Nghị định 109.
Chưa dừng ở đó, ngày 19-10-2013 vừa qua, tờ The Nation đưa tin Thái Lan
có kế hoạch hợp tác với Myanmar và các nhà sản xuất gạo trên thế giới nhằm nâng
cao khả năng thương lượng của các nước ASEAN, đồng thời tăng giá trị hạt gạo
trên thị trường thế giới. Thái Lan muốn dựa vào uy tín các hiệp hội để tăng thặng
dư hạt gạo thông qua các biện pháp chia sẻ, tăng tính lan tỏa về khoa học kỹ thuật
của gạo Thái đến các quốc gia có tiềm năng như Myanmar. GS Võ Tòng Xuân
nhận định "... điều đầu tiên các nhà nhập khẩu thường làm là đánh giá uy tín nhà
xuất khẩu. Họ thường chọn hợp tác với tập thể hơn là nhà xuất khẩu đứng một
mình". Trong khi đó, sáng kiến liên minh lúa gạo Việt Nam - Myanmar hay việc
hỗ trợ châu Phi phát triển lúa gạo trong tương lai vẫn chưa được Việt Nam xúc tiến

mạnh mẽ, thậm chí nhiều ý kiến trái chiều đánh giá "dẫn đàn đi buôn".
Xét trên khía cạnh hợp tác liên chính phủ hay hợp tác tư nhân thì Hiệp hội
lúa gạo giữa các nước ASEAN đều đi đến mục tiêu cuối là đảm bảo chuỗi cung
ứng lúa gạo cho khu vực và toàn thế giới, góp phần tăng sản lượng lẫn giá trị hạt
gạo, thoát khỏi ám ảnh gạo giá rẻ. Ở hiệp hội này, Việt Nam đóng vai trò quan
trọng. Chính Giám đốc điều hành Công ty Agrow Enterprise ở Bangkok (Thái
Lan), ông Chiaki Furi nhận định rằng cần phải có sự góp mặt của Việt Nam trong
Hiệp hội gạo ASEAN. Tuy nhiên, nếu vẫn giữ cơ chế độc quyền xuất khẩu thì việc
gia nhập hiệp hội lúa gạo của Việt Nam sẽ trái với cơ chế điều hành, quản lý; ảnh
hưởng uy tín chung của cả hiệp hội. Thế nên việc sử dụng yếu tố "tư nhân" nhằm
9


"loại khéo" Việt Nam không đơn thuần xuất phát từ tính cạnh tranh, mà là vì lợi
ích chung lâu dài của cả hiệp hội khu vực.
2.3 Tổng vốn để thực hiện phương án và các nguồn huy động
Dự kiến tổng số vốn đầu tư cho dự án là: 4.000.000 USD
Các nguồn huy động vốn bao gồm:
- Nguồn vốn của doanh nghiệp : 3.500.000 USD
-Nguồn vốn vay của Ngân hàng : 500.000 USD với mức lãi suất 5%/năm ;
tuy nhiên sẽ được hưởng mức hỗ trợ lãi suất cho vay là 2%/năm. Dự kiến thời hạn
vay là 1 tháng.
Do đó, dự kiến tiền lãi vay ngân hàng : 500.000 x (5% - 2%)/12 = 1.250 USD
2.4 Dự kiến doanh thu
Doanh thu : 450 USD/1 tấn
Suy ra doanh thu toàn bộ lô hàng = 450 x 10.000 = 4.500.000 (USD)
= 90.373.500.000 VND ( tính theo tỉ giá là 20083 VND/USD)
2.5 Dự kiến chi phí của lô hàng xuất khẩu
- Giá thu mua: 6.800 VND/kg x 10.000 tấn = 68.000.000.000 VND
- Phí bao bì và ký mã hiệu: 250.000.000 VND

- Phí giám định: 419.111.013 VND
- Phí kiểm dịch: 350.000 VND
- Phí Hải quan: 75.000 VND
- Phí C/O: 50.000 VND
- Phí lấy B/L: 250.000 VND

10


- Phí vận chuyển nội địa: 150.000.000 VND
- Phí bốc dỡ hàng: 50.000.000 VND
- Phí khấu hao: 25.000.000 VND
- Quỹ dự phòng: 3.492.591.780 VND
- Lãi tiền vay: 25.103.750 VND
- Phí giao dịch ngân hàng: 209.555.506 VND
- Chi phí khác: 10.000.000 VND

 Tổng chi phí: 72.632.087.049 VND
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 90.373.500.000 72.632.087.049 = 17.741.412.951 VND
Tỉ suất lợi nhuận:
PDT =
PDT =
Tỷ suất ngoại tệ:
RXK =
Điều này cho ta thấy muốn thu được 1 USD công ty phải bỏ ra số tiền là
16.368 VND nhỏ hơn tỷ giá thực tế là 20083 có nghĩa là phương án xuất khẩu này
hợp lý và đem lại lợi nhuận cho công ty.

CHƯƠNG II TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
2.1 Chọn bạn hàng, chọn thị trường

11


Từ những số liệu như đã phân tích, MT7 quyết định chọn thị trường Anh và
ký hợp đồng thương mại quốc tế với công ty TLPY. Vì đơn đặt hàng của công ty
TLPY đặt hàng với số lượng và giá cả thích hợp hơn so với công ty BB Products.
Bên cạnh đó , TLPY là một công ty lớn với uy tín lâu năm, khả năng tài chính lớn
và ổn định nên sẽ mang lại một khả năng thanh toán nhanh và chắc chắn hơn so
với BB Products là một công ty nhỏ mới thành lập. Hơn nữa công ty TLPY còn là
một công ty lớn của thị trường Anh, nơi MT7 đang muốn thâm nhập và mở rộng
thị phần nên tất nhiên MT7 sẽ ưu tiên đơn đặt hàng của TLPY.
2.2 Tổ chức giao dịch ký hợp đồng
2.2.1 Hình thức giao dịch
MT7 là một doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại cùng đầy
đủ các thiết bị phục vụ liên lạc quốc tế cần thiết ( máy fax , điện thoại ,
Internet ....), độ bảo mật cao. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ cán bộ ngoại thương
với nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp cũng như trình độ ngoại ngữ tốt .Vì vây,
chúng tối quyết định thực hiện giao dịch thông qua thư điện tử và fax.
So với việc gặp gỡ giao dịch trực tiếp thì giao dịch qua thư tín sẽ tiết kiệm
được nhiều chi phí cũng như thời gian và nhân lực hơn.Từ đó lợi nhuận công ty sẽ
tăng. Hơn nữa, TLPY là một công ty có uy tín lâu năm với cơ sở đã có những giao
dịch thành công khác với MT7. Do vậy, trong trường hợp này, lựa chọn giao dich
thông qua thư tín là hoàn toàn hợp lý.
2.2.2 Gửi thư chấp nhận order của đối tác
MT7 Company
Add: 138 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Tel
12

: +84 0313.854.548



Fax

: +84 0313.854.548

ACCEPTANCE
To: TLPY Company
Add: lat A. 3/F Central Tower
16 – 22 Central Road
Tel : +85 27117428
Fax : + 85 278117428
Dear Sir,
We have received your order and very pleasure that you agreed with all our
requests about the goods with their specifications, the quantity, the delivery
date and the payment made.
We are looking forward to receiving the confirmation from you.
Yours faithfully,
Director
2.2.3 Đối tác gửi thư xác nhận

TLPY LIMITED
Add: lat A. 3/F Central Tower
16 – 22 Central Road
13


Tel: +85 27117428
Fax: + 85 278117428
CONFIRMATION

To: MT7 Company
Add: 138 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Tel: +84 0313.854.548
Fax: +84 0313.854.548
Dear Sir,
We are happy to have dealing with you. We send this confirmation to ensure
that we agree with all the items you gave in your offer.
Please send me a signed contract as soon as possible.
Yours faithfully,
Director
2.2.4 Lập hợp đồng
CONTRACT FOR THE PURCHASE AND SALE OF RICE
No. 007/VNF/2013
The Buyer: TLPY COMPANY
Add

: lat A. 3/F Central Tower
16 – 22 Central Road

Tel

: +85 27117428

Fax

: + 85 278117428

Telex

: 61533 WSGTC England (hereinafter called the Buyer)


14


The Seller: MT7 COMPANY
Add

: 138 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam

Tel

: +84 0313.854.548

Fax

: +84 0313.854.548

Email

:
www.MT7.vn

Cable address: MT7 Company (hereinafter called the Seller)
It has been mutually agreed to the sale and purchase of rice on the
terms and conditions as follows:
1. Commodity: Vietnam White Rice
2. Specification:
- Brokens: 35% max
- Moisture: 14,5% max
- Foreign matter: 0,4% max

- Crop: 2012 – 2013
3. Quantity: 10.000MT more or less 5% at Seller's option
4. Price: 450USD per metric ton,
net for December 2013 Shipments,
a. Dunnage, bamboomat for Ship owner's/ Buyer's account
b. Shore tally to be at Seller's account
c. Vessel tally to be at Buyer's/Ship owner's account
d. All export duties and taxes levied in the country of destination and
outside Vietnam shall be for Buyer's account.
5. Time of shipment: 15 – 20 days after L/C opening date
6. Packaging: Rice to be packed in single new jute bags of 50 kgs net each,
about 50.6 kgs gross each, hand-sewn at mouth with jute twinethread suitable for
rough, handling and sea transportation. The Seller will supply 0.2% of new jute
bags, free of charge, out of quantity of bags shipped.
7. Insurance: To be arranged by the Buyer.
15


8. Inspection and Fumigation:
a. The certificate of quality, weight and packing issued by Vinacontrol at
loading port to be final and for Seller's account.
b. Fumigation to be effected on board the vessel after completion of
loading with expenses to be at Seller's account; but expenses for crew on shore
during the fumigation period including transportation, accommodation and meals
at hotel for Ship owner's account.
c. Time for fumigation not to count as laytime.
9. Loading terms:
a. Buyer shall advice vessel's ETA and its particulars 15 days and
Captain shall inform vessel's ETA, quantity to be loaded and other necessary
information 72/48/24 hours before the vessel's arrival at loading port.

b. Laytime to commence at 1PM if N.O.R given before noon and at 8AM
next working day if N.O.R given in the afternoon during office hours,incase of
vessel waiting for berth due to congestion, time commences to count 72 hours after
N.O.R submited.
c. Loading rate: 800MT per weather working day of 24 consecutive
hours, Sundays, holidays excepted even if used, base on the use of at least four to
fivenormal working hatchs/ holds and all cranes/derricks and winches available in
good order, if less than prorata
d. Seller shall arrange one safe berth of one safe port for the vessel of
10,000MT – 20,000MT capacity to load the cargo.
e. Time is between 17.00 PM on Saturday and the day preceding a
holiday until 8AM next working day not to count as laytime even if used.
f. Before submitting N.O.R, the vessel must be in free practique.
Immediately after the vessel at berth, captain shall request Vinacontrol to inspect
the hatchs/holds and issue a certificate certifying that the hatchs/holds are clean,
16


dry, free from harmful factions and suitable for food loading with such expenses to
be at ship owner's account and time not to count as laytime.
g. Demurrage/ Dispatch if any, to be as per C/P rate, but maximum of
4,000/2,000 USD per day or prorata and to be settled directly between Seller and
Buyer within 90 days after B/L date.
h. For the purpose of obtaining Shipping documents such as:
- Commercial invoices
- Certificate of quality, weight and packing
- Certificate of origin
The responsible party shall Cable/Fax/Telex advising shipment particulars
within 24 hours after completion of loading. In order for the Buyer to obtain
insurance, a Bill of Lading shall be issued immediately after completion of loading

and before fumigation and provided immediately to the Buyer.
i. In case, cargo is ready for shipment as schedule in this contract, but Buyer
fail to nominate the vessel to load, then all risk, damages and associated expenses
for cargo to be borne by the Buyer based on the Seller's actual claim. In the event
that no cargo is available to be loaded on nominated vessel at loading port, then
dead freight to be paid by the Seller bases on Buyer's actual claim and the Buyer
will submit the following documents to Vietcombank for receiving P.B: (time
counted: 20 – 25 days from L/C opening date):
- N.O.R with Seller's signature.
- Report signed by the Captain and the Seller confirming that the vessel has
already arrived at the port to receive the cargo but the seller has no cargo to load.
- Vietcombank's confirmation.
10. Payment:
a. After signing the contract, the Buyer or the Buyer's nominee (SHN
(LONDON) MANUFACTURING CO. LTD or other nominee) shall telex asking
17


the Seller to open P.B of 1% of total L/C amount at Vietcombank Haiphong within
two days thereof. The Seller shall open P.B and inform the Buyer; then, four days
after receiving Vietcombank's confirmation; the Buyer shall open a telegraphic,
irrevocable and confirmed L/C which is in conformity with this contract by an
international first class bank at sight with T.T.R acceptable for 40,000 MT in
favour of MT7 through the Bank of Vietnam. For 60,000 MT the Buyer of Buyer's
nominee shall open a telegraphic,irrevocable and transferable at sight L/C which is
in conformity with this contract with TTR acceptable. In this case, the Seller
requests the confirmation of L/C, the L/C shall be confirmed for Seller's account.
In the event that the Buyer fails to open L/C four days after receiving confirmation
from Vietcombank then Seller shall collect P.B from the Vietcombank and then the
contract is automatically canceled.The Seller will collect the P.B against

presentation of shipping documents at Vietcombank
b. Presentation of the following documents to the bank of Foreign Trade of
Vietnam, payable within 3-5 banking days after receipt of the telex from the
Vietcombank certifying that documents have been checked in conformity with the
L/C terms:
- Full set of "Clean on board" B/L – in three (3) originals marked "Freight
to collect"
- Commercial invoice in three (3) folds
- Certificates of quality, weight and packing issued by the Vinacontrol to
be final at loading port in six (6) folds.
- Certificates of origin issued by Vietnam Chamber of Commerce in six (6)
folds.
- Certificates of fumigation issued by the Competent authority of Vietnam
in six (6) folds.

18


- Phytosanitary certificate issued by the Competent authority of Vietnam in
six (6) folds.
- Cable/ fax/ Telex advertising shipment Particulars within 24 hours after
completion of loading.
11. Force Majeure:
The Force Majeure (exemption) clause of the International Chamber of
Commerce (ICC publication No 421) is hereby incorporated in this contract.
12. Arbitration:
Any discrepancies and/ or disputes arising out or in connection with this
contract not settled amicably shall be referred to Arbitration in accordance with the
Rules and Practices of the International Chamber of Commerce in Paris or such
other places agreed by both sides.

13. Other terms:
Any amendment of the terms and conditions of this contract must be agreed
by both sides in writing.
This contract is made in 06 originals in English language, three for each
party
This contract is subject to the Buyer's final confirmation by telex
(November 28th, 2013 latest).
Made in Hai Phong, on November 16th, 2013
FOR AND BEHALF

FOR AND BEHALF

OFTHE SELLER

OF THE BUYER

2.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
19


Chấp nhận đơn đặt hàng
Tổ chức sản xuất /thu gom

Nhận đơn đặt hàng

Kế hoạch giao hàng
- Thông báo tàu đến
- Kế hoạch giao hàng


Ký hợp đồng
ngoại thương

Giục mở L/C

Thủ tục nghiệp vụ XK
- Giấy tờ XK, tờ khai HQ
- Giám định hàng hóa

Thủ tục nghiệp vụ giao hàng
- Hợp đồng bốc xếp với cảng
- Thủ tục ra vào cảng
- Kế hoạch kiểm tra hàng hóa với HQ

Tổ chức thực hiện giao hàng
- Tổ chức giao hàng theo HĐ
- Giám sát hàng hóa
- Giám định số lượng , chất lượng hàng

- Thủ tục đòi thanh toán
- Khiếu nại và
20giải quyết khiếu nại
- Thanh lý hợp đồng với khách hàng


Sau khi hai bên ký kết hợp đồng thương mại, công ty MT7 sẽ tiếp tục thực hiện các
công việc sau:
a. Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu
Cùng với số lượng gạo đã có sẵn trong kho, công ty đã tiến hành ký kết
hợp đồng kinh tế trong nước với các hợp tác xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình để thu

gom đủ nguồn hàng phục vụ cho hợp đồng quốc tế đã ký kết với công ty TLPY.
b. Giục mở L/C và kiểm tra L/C
Gần đến hạn giao hàng thì MT7 sẽ giục TLPY mở L/C. Sauk hi TLPY
mở L/C thì MT7 sẽ kiểm tra L/C với các yêu cầu sau :
-

Đối chiếu các quy định trong hợp đồng và các quy định trong L/C xem có
tương thích hay không. Nếu điều khoản trong hai chỗ chưa phù hợp phải

-

yêu cầu bên mua sửa đổi.
Loại L/C công ty TLPY mở phải là loại thanh toán ngay, không chuyển

-

nhượng và không hủy ngang.
Số tiền trong L/C có đủ để thanh toán lô hàng hay chưa, nếu chưa đủ cần
bổ sung.

Ngân hàng bên TLPY mở chọn phải là ngân hàng MT7 đã chọn.
-

Kiểm tra xem các thời hạn và thời gian hiệu lực của L/C đã đủ và phù
hợp chưa. Nếu chưa phù hợp cần yêu cầu bên mua gia hạn them hoặc sửa
lại cho thích hợp.

21



c. Xin giấy phép xuất khẩu
Công ty đã lập một bộ hồ sơ theo yêu cầu gồm:
-

Hợp đồng ngoại thương.
Đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu.

Và nộp đến phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại.
d. Đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu cho hàng hóa
- Đóng gói bao bì: Gạo được đóng gói trong bao đay đơn mới trọng lượng
tịnh mỗi bao 50 kg, khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bao bằng chỉ đay xe
đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển.
- Kẻ ký mã hiệu: Ký mã hiệu được kẻ bao gồm tên hàng, trọng lượng tịnh,
trọng lượng cả bì, số hiệ , tên nước sản xuất, nơi đến….Và những dấu hiệu lưu ý:
Tránh mưa, không dùng móc, mở chỗ này…
e. Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa
Công ty sẽ tiến hàng kiểm tra, giám định hàng hóa trước khi thông quan xuất
khẩu bởi công ty giám định Vinacontrol. Sau đó Vinacontrol sẽ tiến hành cấp giấy
chứng nhận phẩm chất, số lượng hàng hóa....như bên mua đã yêu cầu.
f. Làm thủ tục Hải quan
Khai báo Hải quan: Khai báo chi tiết về hàng hóa trên tờ khai Hải quan để
cơ quan Hải quan kiểm tra và cấp giấy tờ.
Xuất trình hàng hóa: Hàng hóa cần được sắp xếp thuận tiện cho việc kiểm
tra. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công cho việc mở và đóng kiện hàng.
Thực hiện các quyết định của Hải quan: Sau khi kiểm tra, Hải quan ra quyết
định thông quan hàng hóa ( Công ty phải nộp các loại phí liên quan. Không phải
nộp thuế xuất khẩu ).
g. Giao nhận hàng với tàu
Lập bản đăng ki hàng để đổi lấy sơ đồ xếp hàng ( Stowage plant )
Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.

22


Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
Lấy biên lai thuyền phó đổi lấy vận đơn
Đăng ký thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng
( Containerlist)
h. Làm thủ tục thanh toán
Kiểm tra lại chứng từ, đòi tiền thông qua ngân hàng và thanh lý phí cho
ngân hàng khi kết thúc.
Nếu không có gì thắc mắc, hai bên thanh lý hợp đồng, nếu có thì tiến hành
khiếu nại.
i.

Khiếu nại (nếu có)

Mọi khiếu nại của hai bên sẽ được giải quyết dựa trên tinh thần hợp tác. Nếu
không giải quyết được sẽ tiến hành như theo đã thỏa thuận trong hợp đồng.

23


KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới nói chung cũng như
nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang có những thay đổi lớn từng ngày, đặc biệt là
khủng hoảng kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp, việc nắm bắt
được những cơ hội kinh doanh tốt là một trong những yếu tố hàng đầu đem đến sự
thành công cho mỗi cá nhân, tổ chức, và lớn hơn nữa là của cả quốc gia. Trong mỗi
hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược cụ thể
và nắm vững được các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực của mình, từ đó có

thể thành công và giảm thiểu được tối đa những thiệt hại, rủi ro đến với mình.

24



×