Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nghiên cứu công tác dự đoán thông tin và ra quyết định cho công ty cổ phần dệt may bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.33 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ tổ chức cá nhân hay doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh
doanh mục đích của họ là thu được lợi nhuận cao.Muốn thu được lợi nhuận cao
thì trước khi sản xuất hay kinh doanh cái gì ra một phương án kinh doanh tối ưu,
một phương án kinh doanh được gọi là tối ưu khi có min chi phí và max lợi
nhuận.Để có được một phương án kinh doanh tối ưu thì đòi hỏi nhà quản trị phải
ra quyết định đúng và chính xác.Muốn vậy cần phải có đủ thông tin, hiện nay
thông tin có rất nhiều và luôn luôn méo vì vậy đòi hỏi nhà quản trị phải phân
tích đúng và kỹ trước khi ra quyết định.
Thông tin là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người nào có thong tin là
người nắm quyền lực.
Quyết định là sản phẩm sang tạo của nhà quản trị, là hành vi sang tạo của chủ
doanh nghiệp, để có được quyết định đúng và chính xác đòi hỏi chủ doanh
nghiệp cần có thong tin. Khi có được thông tin rồi cần phải có kỹ năng phân tích
và dự đoán kết quả quyết định của mình để tránh rủi ro và có được nhũng
phương án dự phòng nếu kết quả không may xảy ra đồng thời đảm bảo hoạt
động kinh doanh diễn ra tốt đẹp.Việc nghiên cứu thông tin và ra quyết định cho
công tác quản lý của công ty là vấn đề rất quan trọng và cần thiết với mỗi nhà
quản trị nói chung và với mỗi doanh nghiệp nói riêng
Chính vì vậy em đã lựa chọn nhiệm vụ “ Nghiên cứu công tác dự đoán thông
tin và ra quyết định cho công ty Cổ Phần Dệt May Bắc Ninh “ để góp phần
nhỏ bé của mình cho sự phát triển của công ty.

1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN
1.1 Thông tin trong quản trị kinh doanh
1.1.1 Khái niệm thông tin
Thông tin thường được hiểu là các tin tức mà con người trao đổi với nhau,


hay rộng hơn thông tin bao gồm cả những tri thức về các đối tượng.
Hiểu một cách tổng quát thông tin là kết quả phản ánh các đối tượng trong sự
tương tác và vận động của chúng.
1.1.2 Đơn vị đo lường thông tin
Ta sẽ dùng phương pháp xác suất để đo số lượng thông tin mà người nghiên
cứu nhận được từ một thông báo, dữ liệu về đối tượng xét theo một phương diện
nghiên cứu nào đó
Độ đa dạng và đọ bất định – Đơn vị đo:
Độ đa dạnh v của một hệ thống X phụ thuộc vào số các trạng thái n của nó
V=f (n) thỏa mãn các điều kiện sau :
- Nếu hệ thống X chỉ có một trạng thái duy nhất ( n=1) thì độ đa dạng f(1)= 0
- Nếu hệ thống có càng nhiều trạng thái có thể có thì độ đa dạng càng lớn
- Nếu hai hệ thống X và Y độc lập với nhau nếu kết hợp hai hệ thống này lại
thì độ đa dạng của hệ thống mới bằng tích các độ đa dạng cảu hai hệ thống thành
phần
Để đo độ bất định của một hệ thống X ta đưa vào khái niệm entropi, trong
trường hợp lấy a = 2 thì đơn vị đo entropi là Bit
Nếu xác xuất xuất hiện trạng thái Xi và P càng nhỏ thì Hi càng lớn, do đó ta
có thể giải thích entropi của một trạng thái Xi như là đọ bất ngờ mà việc xuất
hiện trạng thái đó đem lại cho người nghiên cứu hay quan sát
1.1.3 Thông tin trong quản trị kinh doanh
Thông tin là những tin tức mới được thu nhận, được cảm nhận, được đánh
giá là có ích cho việc gia quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ nào đó trong
quản trị kinh doanh
a. Vai trò của thông tin trong quản trị kinh doanh :
- Thông tin là đối tượng lao động của cán bộ quản trị nói chung và người
lãnh đạo nói riêng
-Thông tin là công cụ của quản trị kinh doanh
-Thông tin là căn cứ để tiến hành xây dựng chiến lược của doanh nghiệp
-Thông tin là cơ sở để thực hiện hạch toán kinh tế

-Thông tin tác động trực tiếp đến các khâu của quá trình kinh doanh
 Tóm lại : Muốn tiến hành quản trị kinh doanh phải có thông tin
2


b.

Phân loại thông tin :
-Xét theo mối quan hệ bên trong và bên ngoài môi trường
Thông tin bên trong : Là những thông tin phát sinh trong nội bộ doanh

nghiệp
Thông tin bên ngoài : Bao gồm các thông tin trên thị trường như giá cả,
chất lượng, chủng loại sản phẩm, sự biến động của tiền tệ, dân cư…
-Xét theo chức năng của thông tin:
Thông tin chỉ đạo : Mang các mệnh lệnh, có tác động quy định đến mọi
phương hướng
Thông tin thực hiện :
-Xét theo cách truyền thông tin:
Thông tin có hệ thống: là các báo cáo thống kê được kiểm duyệt,
thông tin về tình hình kinh doanh hang ngày
Thông tin không có hệ thống là những thông tin được truyền đi khi có
sự kiện đột xuất
- Theo phương thức thu nhận và xử lý thông tin:
Thông tin về khoa học kỹ thuật: làm cơ sở cho việc chế tạo, do các cơ qua
khoa học kỹ thuật thu thập
Thông tin về tình hình kinh tế
- Xét theo hướng chuyển động cảu thông tin
Thông tin chiều ngang
Thông tin chiều dọc

- Xét theo số làn gia công
Thông tin ban đầu
Thông tin thứ cấp
c. Yêu cầu đối với thông tin
- Thông tin phải chính xác và trung thực
Thông tin cần được đo lường chính xác và phải chi tiết hóa đến mức độ cần
thiết làm căn cứ cho việc đề ra quyết định được đúng đắn mà tiết kiệm được chi
phí
Thông tin cần phản ánh trung thực tình hình khách quan của đối tượng quản
lý và môi trương xung quanh để có thể trở thành kim chỉ nam tin cậy cho nhà
quản trị
- Thông tin phải kịp thời và linh hoạt
Thời gian là kẻ thù của thông tin, thời gian làm cho thông tin lối thòi và vô
ích
Tính kịp thời của thông tin được quyết định bởi nhũng điều kiện cụ thể , bởi
độ chin muồi của vấn đề
3


Thu thập và xử lý thông tin quá sớm sẽ không có mục đích vì vấn đề chưa
chin muồi và sự thay đổi của tình hình diễn ra sau đó làm cho thông tin trở nên
vố dụng
Thu thập và xử lý thông tin quá muộn dẫn đến ra quyết định không kịp thời
làm cho quyết định kém hiệu quả
Mâu thuẫn giữa tính đầy đủ và tính kịp thời được khắc phục bằng cách hoàn
thiện ký thuật và công nghệ xử lý thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn cho
người làm công tác thông tin
Thông tin cần tiện lợi cho việc sử dụng
- Thông tin phải đầy đủ
Đảm bảo cung cấp cho chủ thể quản trị những thông tin cần và đủ ra quyết

định có cơ sở khoa học và tác động có hiệu quả đến đối tượng quản trị, tránh
tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin
- Thông tin phải có tính hệ thống và tổng hợp
Kết hợp các loại thông tin khác nhau theo trình tự nghiêm ngặt nhằm phục vụ
cho việc quản lý có hiệu quả. Làm cho chủ thể quản lý có thể xem xét đối tượng
quản lý toàn bộ tính phức tập đa dạng của nó, điều chỉnh sự hoạt động của đối
tượng quản lý cho phù hợp với tình huống cụ thể
- Thông tin phải cô đọng và logic
Thông tin phải có tính nhất quán, có tính luận cứ, không có chi tiết thừa,tính có
nghĩa của vấn đề, tính rõ rang của mục tiêu đạt tới nhờ sử dụng thông tin
d. Đảm bảo thông tin cho các quyết định trong quản trị kinh doanh
- Xác định nhu cầu thông tin trong quản trị kinh doanh
Dịch vụ thông tin phải được tổ chức sao cho phù hợp với các cấp quản trị, vì
mỗi cấp quản trị đều có phạm vi hoạt động nhất định và chỉ cần những thông tin
có lien quan đến quyền hạn và trách nhiệm đã quy định
Trong công tác quản trị kinh doanh người ta chia người lãnh đạo ra làm 3 cấp:
+ Người lãnh đạo cấp cao
+ Người lãnh đạo cấp trung
+ Người lãnh đạo cấp thấp
Dựa vào chức năng nhiệm vụ của họ để xác định nhu cầu về toong tin cho phù
hợp
- Tổ chức hệ thống thông tin trong kinh doanh
Sự cần thiết phải tổ chức hệ thống thông tin của doanh nghiệp:
+ Mở rộng khả năng thu thập thông tin
+ Bảo đảm cho nhà quản trị nhanh chóng nắm được những thông tin chính
xác
4


+ Tạo điều kiện để thực hiện nguyên tắc hệ thống trong quản trị

Chức năng của hệ thống thông tin của doanh nghiệp:
+ Thu thập thông tin
+ Xử lý thông tin
+ Lưu trữ thông tin
+ Tìm kiếm thông tin
- Nguyên tắc để xây dựng hệ thống thông tin
Căn cứ vào nhu cầu thông tin của cơ quan quản trị các cấp để xác định cấu
trúc của hệ thống thông tin
Thuận tiện cho việc sử dụng, hệ thống thông tin cần gọn nhẹ, phù hợp với
trình độ của cán bộ quản trị, dịch vụ thông tin cần được tổ chức cho phù hợp với
quy chế quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận quản trị và tác phong của
người lãnh đạo
Đưa tin vào một lần và sử dụng nhiều lần
Đảng bảo sự trao đổi qua lại giữa các hệ thống
Mô hình hóa các quá trình thông tin
Kết hợp sử lí thông tin làm sao cho cán bộ quản trị nói chung và người lãnh
đạo nói riêng phải bận tâm về việc xử lý thông tin dành thời gian tập chung vào
các hoạt đọng sáng tạo như xây dựng và lựa chọn các phương án quyết định
Đảm bảo sự phát triển liên tục không ngừng của hệ thống thông tin , phải từng
bước hợp lý hóa hệ thống thông tin để có thể đảm bảo thu thập, xử lý và cung
cấp cho nhà quản lý những thông tin chính xác, kịp thời
Cán bộ quản trị và người lãnh đạo phải trực tiếp tham gia vào việc thiết kế và
xây dựng hệ thống thông tin
Đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống thông tin
1.2 Quyết định trong quản trị kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Quyết định quản trị kinh doanh là hành vi sang tạo của chủ doanh nghiệp
nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của doanh nghiệp để
giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động
khách quan của hệ thống và việc phân tích các thông tin vè hiện trạng của hệ

thống và môi trường
1.2.2 Phân loại quyết định
Theo cách phản ứng của người ra quyết định:
- Các quyết định trực giác là các quyết định xuất phát từ trực giác của con
người
5


- Các quyết định lý giải là các quyết định dựa trên sự nghiên cứu và sự phân
tích có hệ thống một vấn đề
Theo tính chất của quyết định:
- Quyết định về sản phẩm
- Quyết định về giá cả của sản phẩm
- Quyết định về thị trường
Xét theo tầm quan trọng của quyết định:
- Quyết định chiến lược
- Quyết định sách lược là để khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp
- Quyết định tác nghiệp là những quyết định dung để trển khai các quyết định
chiến lược
Xét theo thời gian:
- Quyết định dài hạn thường từ 5 năm trở lên
- Quyết định trong hạn thường từ 1 năm đến dưới 5 năm
- Quyết định ngắn hạn là những quyết định thực trong vòng 1 tháng, 1 quý,
hoặc 1 năm
1.2.3 Các yêu cầu đối với quyết định trong quản trị kinh doanh
- Thứ 1: Tính khách quan và tính khoa học
Các quyết định là những cơ sở cho việc đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả
của việc thực hiện chúng, cho nên các quyết định không được chủ quan tùy tiện,
thoát ly thực tế. Vì quyết định là sản phẩm chủ quan sang tạo của con người, do
đó việc đảm bảo tính khách quan không đơn giản, nhất là trong những trường

hợp việc thực hiên các quyết định có lien quan đến lợi ích của người ra quyết
định
Tính khoa học của các quyết định là sự thể hiện của nhữn cơ sở căn cứ , thông
tin nhận thức, kinh nghiệm của nhà quản trị mạng trong việc xử lý giải quyết
những tình huống cụ thể , đòi hỏi có sự can thiệp bằng các quyết định của nhà
quản trị.ngoài ra các quyết định phải tuân thủ đòi hỏi các quy luật khách quan

6


- Thứ 2 : Tính tối ưu
Trước mỗi vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp thường có thể xây dựng được
nhiều phương án khác nhauu nhằm đạt tới mục tiêu. Yêu cầu phải đảm bảo tính
tối ưu có nghĩa là phương án quyết định sẽ đưa ra để thực hiện phải tốt hơn
những phương án quyết định khác và trong trương hợp có thể có thì đó phải là
phương án quyết định tốt nhất
- Tính cô đọng, dễ hiểu:
Dù được biểu hiện dưới hình thức nào các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ
hiểu để một mặt tiết kiệm được thông tin tiện lợi cho việc bảo mật và di chuyển
mặt khác làm cho người thực hiện không thể hiểu sai lệch về lục tiêu, phương
tiện và cách thức thực hiện
- Tính pháp lý :
Đòi hỏi các quyết định đưa ra phải hợp pháp và các cấp thực hiện phải thực
hiện nghiêm chỉnh
- Tính có độ đa dạng hợp lý
Trong nhiều trường hợp, các quyết định có thể phải được điều chỉnh trong quá
trình thực hiện. Những quyết định quá cứng nhắc sẽ khó thực hiện và hoàn thành
để cấp thực hiện không được kéo dài thời gian thực hiện
1.2.4 Các căn cứ ra quyết định
- Quyết định phải bám sát mục tiểu chung cảu doanh nghiệp

Muốn làm gì thì cái đích đặt ra hang năm hoặc nhiều năm của doanh nghiệp
phải trở thành hiện thực
- Quyết định của doanh nghiệp phải tuân thủ luât pháp và thong lệ thị trường,
chảng hạn không thể vi phạm luật lao động , không thể chà đạp lên nhân phẩm
của người lao động
- Quyết định phải được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng và thực lực của
doanh nghiệp, ban quản lý không thể đưa ra các quyết định vượt quá mức tiềm
năng của doanh nghiệp
- Quyết định quản trị kinh doanh khi đưa ra còn phải xuất ohats từ thực tế của
cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp là một trong các bên tham dự
Rõ rang doanh nghiệp làm ra nhũng sản phẩm chất lượng thấp , giá thành cao
thì khó có thể tồn tại so với các doanh nghiêp cạnh tranh có chất lượng sản
phẩm cao hơn, giá thành thấp hơn
- Quyết định quản trị kinh doanh còn phải được đưa ra dựa trên yếu tố thời
gian và thời cơ. Một quyết định đưa ra dựa trên yếu tố thời cơ và thời gian , một
7


quyết định đưa ra để lỡ thòi cơ hay kéo dài thời gian sẽ có thể thu được hiệu quả
như mong muốn
1.2.5 Quá trình ra quyết định
- Bước 1 : Sơ bộ đề ra nhiệm vụ
Quá trình ra quyết định phải được bắt đầu từ việc đè ra nhiệm vụ nhưng
không phải bao giờ cũng đề ra được ngay một nhiệm vụ chính xác. Tùy theo
mức độ nghiên cứu những vấn đề mới xuất hiện việc giải quyết những vấn đề
này có ảnh hưởng nhiều hay ít đến kết quả của quyết định. Vì thế trong quá trình
đề ra quyết định phải làm ró them nhiệm vụ đã đề ra và đôi khi phả thay đổi
nhiệm vụ. khi đề ra nhiệm vụ nếu tương tụ như những nhiệm vụ đẫ đề ra trước
đây, có thể sử dụng kinh nghiệm đã có và đạt ngay được mức độ chính xác
cao.Khi quyết định những nhiệm vụ có nội dung mới thì ở bước đầu phải sơ bộ

đề ra nhiệm vụ và làm rõ dần nó trong quá trình quyết định nhiệm vụ
- Bước 2 : Chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án
Muốn so sánh các phương án một cách khách quan để lựa chọn phương án
tốt nhất cũng như thấy rõ khả năng thực hiện mục đích đề ra cẩn phải có tiêu
chuẩn đánh giá hiệ quả
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả có thể được thể hiện bằng số lượng và chất
lượng phản ánh đầy đủ nhũng kết quả dự tính sẽ đạt . Tiêu chuẩn phải cụ thể, rõ
hiểu, đơn giản
- Bước 3 : Thu thập thông tin làm rõ nhiệm vụ đề ra
Chỉ có thể giải quyết đúng đắn một vấn đề nào đó nếu như có thông tin đầy
đủ và chính xác. Lượng thông tin cần thiết phụ thuộc vào tính phức tạp của
nhiệm vụ được xét và phụ thuộc vào trình độ thành thạo, kinh nghiệm khi giải
quyết nhũng vấn đề thường gặp, có thể bổ sung nhuuwngx thông tin nhận được,
xuất phát từ kinh nghiệm của mình trong những trường hợp tương tư. Nhưng
cần thiết phỉa thu thập thông tin, nêu điề kiện cho phép về tình huống nhất định.
Nếu thông tin chưa đủ để quyết định vấn đề một cách chắc chắn phải có biện
pháp bổ sung
- Bước 4 : Chính thức đề ra nhiệm vụ
Bước này có ý nghĩa rất quan trọng để đề ra quyết định đúng đắn. Chỉ có thể
chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi đã xử lý các thông tin thu được do kết quả

8


nghiên cứu về tính chất của việc giải quyết nhiệm vụ đó, tình huống phát sinh,
việc xác định mục đích và tiêu chuản đánh giá hiệu quả
- Bước 5 : Dự kiến các phương án có thể
Nêu nhũng phương án quyết định sơ bộ trình bày dưới dạng kiến nghị,
những phương án sơ bộ này thường xuất hiện ngay ở bươc đề ra nhiệm vụ. Cần
xem xét kỹ lưỡng mọi phương án quyết định có thể có, ngay cả đối với nhũng

phương án mà mới nhìn tưởng không thực hiện được. Trước hết nên sử dụng
kinh nghiêm đã có khi giải quyết những vấn đề tương tự. Nếu kinh nghiệm đó là
kinh nghiệm tốt và những riêng biệt đã cho kết quả tốt thì nên đưa các phương
án đó vào trong số những phương án quyết định. Tuy nhiên không nên dừng lại
ở đó mà nên tìm các phương pháp giải quyết có hiệu quả hơn
- Bước 6 : Xây dựng mô hình ra quyết định
Các phương án của nhũng quyết định phức tạp được nghiên cứu bằng các
mô hình. Mô hình phản ánh hoặc tái tạo đối tượng, thay thế đối tượng để sau khi
nghiên cứu mô hình thu được nhũng thông tin về đối tượng đó. Mô hình của đối
tượng đơn giản hơn và chỉ phản ánh những mặt cơ bản để đạt mục tiêu. Các mô
hình cho phép các nghiên cứu các phương án của quyết định với hao phí về sức
lực phương tiện và thời gan ít nhất
- Bước 7 : Đề ra quyết định
Sau khi đánh giá những kết quả dự tính của quyết định và lựa chọn phương
án tốt nhất ban quản lý doanh nghiệp phải trực tiếp ra quyết định và chịu trách
nhiệm trực tiếp về quyết định đó
1.2.7
Triển khai thực hiện quyết định
- Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức thực
hiện quyết định
Trước khi quyết định cần được nêu thành mệnh lệnh hay chỉ thị để nó có hiệu
lực của một văn bản hành chính
Tiếp theo là tuyên truyền và giải thích cho những người thực hiện về ý nghĩ
và tầm quan trọng của quyết định đã đề ra. Sau đó vạch chương trình quyết định
này
Kế hoạch tỏ chức phải xuất phát từ việc quy định rõ giới hạn hiệu lực của
quyết định và phải theo đúng giới hạn đó trong quá trinh thực hiện. Việc tổ chức
phải cụ thể, chi tiết, nghĩa là tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của nhiệm vụ
9



đã đè ra mà phân định toàn bộ khối lượng công việc theo các đối tượng cà
khoảng thời gian. Trong kế hoạch phải nêu rõ : ai làm, khi nào thì bắt đầu, và lúc
nào thì kết thúc, thực hiện bằng phương tiện nào
- Kiểm tra thực hiện quyết định:
Kiểm tra tình hình thực hiện có vai trò quan trọng vì hai lý do : Thứ nhất,
kiểm tra sẽ có tác động tới hành vi của con người ,nâng cao trách nhiệm của họ
và động viên họ thực hiện những hoạt động nằm trong kế hoạch đã vạch ra. Thứ
hai, việc tiến hành kiểm ttra sẽ thúc đẩy sự thực hiện kịp thời và có trình tự các
nhiệm vụ đã đặt ra
- Điều chỉnh quyết định
Có nhiều nguyên nhân đãn đến sự cần thiết phải điều chỉnh quyết định
trong quá trình thực hiện chúng. Các nguyên nhân đó thường là: tổ chức không
tôt việc thực hiện quyết định, có những thay đổi đọt ngột do nguyên nhân bên
ngoài gây ra, có nhũng sai lầm nghiêm trọng trong bản than quyết định và một
số nguyên nhân khác
Không nên do dự trong việc điều chỉnh quyết định khi một tình huống đã
hoàn thành làm cho một quyết định trước đây đã mất hiệu lực, không còn là một
nhân tố tổ chức mà trái lại trên mọt chừng mực nào đó đang trở thành một nhân
tố phá hoại
- Tổng kết việc thực hiện ra quyết định:
Đây là mot yếu tố quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Trong
mọi trường hợp bất kể các quyết định có được thực hiện đày đủ và đúng hạn hay
không đều cần tổng kết các kết quả thực hiện quyết định qua việc tổng kết các
kết quả các tập thể biết được họ đã làm việc thê nào, làm phong phú kho tang
kinh nghiệm quản lý, kiểm tra hiệu quả của cách đề ra cách thực hiện quyết định
quản lý. Trong quá trình tổng kết các kết quả, cần xem xét chu đáo tất cả các
giai đoạn công tác, phân tích rõ tất cả những thành công cũng như nhúng sai
lầm, thiếu sót, phát hiện các tiềm năng chưa được sử dụng . Khi tổng kết cần xây
dựng kế hoạch tổng kết, lựa chọn và kiểm tra nhung thông tin cần thiết, phân

tích và so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ,tìm nguyên nhân thành công hoặc
thất bạ và dánh giá tổng hợp
1.2.8
Các trở ngại khi ra quyết định
10


Một số vấn đề đã chín muồi và đã được đặt ra song quyết định đưa ra có
thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào động cơ và bản lĩnh của ban lãnh
đạo doanh nghiệp
Một quyết định đúng đắn phụ thuoc rất nhiều vào động cơ của người quyết
định. Những động cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của ban lãnh
đạo doanh nghiệp
Ngoài việc phị thuộc vào động cơ quyết định còn phụ thuộc vào bản lĩnh
của giám đốc có giám nhân rủi ro để vượt qua mọi trở ngại trong khi ra quyết
định hay không
1.3
Cơ sở dự đoán trong trường hợp đủ, thiếu và rất ít thông tin
Dựa trên các nguyên tắc ra quyết định đã xem xét ở phần trên việc ra quyết
định trong thực tế kinh doanh có những vấn đề rõ rang nhưng cũng có những
vấn đề không được rõ rang, vấn đề là phải xử lý như thế nào.Thông thường việc
ra quyết định xay ra trong 3 trường hợp :
1.3.1 Trường hợp có đủ thông tin
Việc ra quyết định sử dụng các công cụ tính toán kinh tế. Các phương pháp
tính toán kinh tế có tên gọi chung chỉ một nhóm các bộ môn khoa học tiếp giáp
giữa kinh tế học , toán học và điều khiển học. Nó ra đời và phát triển chủ yêu
từ cuối nhưng năm 1930 đầu nhũng năm 1940 và có thể chia thành 3 nhóm :
- Nhóm 1 : Các phương pháp thống kê kinh tế ( các mô hình thống kê )
- Nhóm 2 : Mô hình hóa các quá trình kinh tế ( các mô hình tối ưu )
- Nhóm 3 : các công cụ và phương tiện tính toán hiện đại ( máy vi tính, tin học..)

a. Các mô hình thống kê
Bao gồm các mô hình toán xử lý các bài toán quản trị kinh doanh mà các
thông tin thu lượm được mang tính tản mạn, ngẫu nhiên được thống kê theo
các quy luật ngầu nhiên, bao gồm nhiều công cụ khác nhau: Dự đoán kinh tế,
lý thuyết xác xuất và thống kê toán, lý thuyết điều tra chọn mẫu, lý thuyết phục
vị đám đông, lý thuyết tồn kho dự trữ …
b. Các mô hình tối ưu
Đây là mảng công cụ về hạch toán, lý thuyết đồ thị, sơ đồ mạng, lý thuyết trò
chơi..
1.3.2
Trường hợp có ít thông tin
Trường hợp này phải sử dụng kết hợp hai phương pháp : chuyên gia và so
sánh hiệu quả. Các phương pháp trên dựa vào việc rút kinh nghiệm của các
11


chuyên gia rồi loại bỏ phần sai sót chủ quan của họ để tìm ra tiếng nói chung
của nhiều chuyên gia làm quyết định phải lựa chọn
Chẳng hạn để chuẩn bị cho giai đoạn 20015- 2020 doanh nghiệp phải có chiến
lược sản phẩm cho tương lai. Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ mời một số chuyên
gia có kinh nghiệm và chuyên theo dõi lĩnh vự kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.3 Có rất ít thông tin hoặc không co thông tin
Người lãnh đạo phải sử dụng kết hợp hai phương pháp : cây đồ thị hoặc
cây mục tiêu và các phương pháp ngoại cảm để xử lý
Phương pháp cây đồ thị tâm lý : Đó là việc sử dụng những thông tin về
tâm lý cá nhân, về đặc điểm nhân cách , tác phong làm việc…mà thủ lĩnh hoặc
các nhà lãnh đạo có thế lực của các tổ chức để tiên liệu các khă năng hoạt động
của các tổ chức đó
Phương pháp ngoại cảm của con người : Đó là khả năng tự cân nhắc, tự
chịu trác nhiệm của nhà lãnh đao khi phải ra các quyết định có tính thời điểm mà

thông tin có quá ít hoặc quá nhiều hoặc quá phân vân giữa có và không và không
thể tìm cách trì hoãn được
Phương pháp dự đoán dịch học:
Bước 1 : Đổi ngày, giờ, tháng, năm dương lịch ra hệ âm lịch
Bước 2 : Tìm thượng quoái bằng cách cộng năm, tháng, ngày âm lịch rồi
chia cho modun 8, số lẻ dư được tra bảng cho sẵn để tìm hạ quoái
Bước 3 : tìm hạn quoái bằng cách cộng năm tháng ngày giờ âm lịch rồi
chia cho modun 8, số lẻ dư được tra bảng cho sẵn để tìm hạ quoái
Bước 4: tìm chánh quoái bằng cách đặt thượng quoái lên hạ quoái
Bước 5 : tìm hỗ quoái bằng cách tạo từ các hào cho trước của chánh quoái.
Lấy hào 1, 2, 3, 4, 5, 6 của hỗ quái là các hào 2, 3, 4, 5 của hỗ quoái
Bước 6: tìm chánh quoái suy từ modun 6 được số dư nào thì tương ứng goi
là hào động, biến quoái là chánh quoái sau khi đã thay đổi hào động
Bước 7: Tìm thể và dụng của chánh quoái : quẻ đơn ở nửa chứa hào động
goi là dụng ( biểu thị chủ thể mối quan hệ, chỉ bản than nguwoif đang lựa chọn
việc ra quyết định quản trị), quẻ đơn ứng với nửa đơn còn gọi là thể ( chỉ khách
thể của mối quan hệ )
Bước 8: Suy đoán để đưa ra quyết định. Có nhiều cấp độ suy đoán khác
nhau ( tùy thuộc mức độ nghiên cứu dịch học ở trình độ cao hay thấp). Thông
thường và đơn giản là việc suy đoán như sau
12


a.

Dựa vào thể dụng ở chánh quoái và lý thuyết ngũ hành để xét tổng

quan vấn đề ra quyết định. Dựa vào thể và dụng của hỗ quoái xem lien kết ra
sao.
b.


Dựa vào thể và dụng của biến quoái để đoán nhận kết cục công việc

sẽ ra sao
Toàn bộ quá trình xử lý có thể được lập trình sẵn trong máy vi tính giúp
cho việc ra quyết định được thực hiện một cách nhanh gọn, chính xác bảo mật
và văn minh
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
BẮC NINH
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dệt may Bắc
Ninh
Công ty cổ phần dệt may Bắc Ninh là một doanh nghiệp nhà nước, được
thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước của nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đăng ký kinh daonh theo quyết định số 90 QĐ/UB
ngày 21 tháng 12 năm 1991 của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
Trụ sở công ty tại Km 2 đường 18 – phường Đại Phúc – thành phố Bắc
Ninh
Tiền thân của công ty cổ phần dệt may Bắc Ninh là trạm vải sợi may mặc
thành lập vào tháng 6 năm 1963 trực thuộc Công ty Bách Hóa Bắc Ninh với
nhiệm vụ là cải tạo một số cơ sở dệt may trong tỉnh đồng thòi gia công dệt vải
khổ vuông và dệt vải màn phục vụ tiêu dung chủ yêu của nhân dân trong Tỉnh.
Từ năm 1964 đến giữa năm 1970 làm nhiệm vụ cải tạo cơ sở may mặc và
gia công áo bong nam, nữ sau đó chuyển sang sản xuất gia công vải sợi may
mặc, trực tiếp sản xuất áo bong nam nữa. Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ này là may
mặc quân trang phục vụ cho quốc phòng
Từ năm 1967 thì tách nhiệm vụ gia công vải sợi riêng thành lập trạm vải
sợi vải gia công may mặc. Năm 1968, ủy ban hành chính tỉnh quyết định thành
lập xí nghiệp may mặc, xí nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc công ty làm
nhiệm vụ vừa gia công vừa sản xuất hang may mặc theo kế hoạch được giao.
Từ những năm 1970 đến những năm 1980, doanh nghiệp là cơ sở duy

nhất ở địa bàn sản xuất hang may mặc phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh và

13


các địa bàn lân cận. Thời kỳ này, sản xuất của doanh nghieeph phát triển ổn
định, là một trong số các doanh nghiệp dẫn đầu của Tỉnh.
Những năm cuối của thập kỷ 80, sau đại hooij đản toàn quốc lần thứ VI,
do chính sách kinh tế mở cửa nhà nước ta, cũng như hầu hết các doanh nghiệp
may trong nước, Công ty bắt đầu chuyển sang sản xuất hang xuất khẩu. Ban đầu
là những sản phẩm đơn giản như bảo hộ lao động, ga gối xuất khẩu vào thị
trường Đông Âu. Đây là bước khởi đầu cho việc thâm nhập thị trường thế giới.
Tháng 3 năm 1993, Công ty được bộ thương mại cấp giấy phép kinh
doanh xuất khẩu trực tiếp và được phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hang may mặc
vào thị trường EU thường xuyên với số lượng hang từ 30.000 đến 50.000 áo
Jecket và nhiều loại mặt hang khác. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Công
ty ổn định và phát triển sản xuất.
Từ những yêu cầu của hiệp định, của thị trường mới, doanh nghiệp đã chủ
động đầu tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng đổi mới máy móc thiết bị, công
nghệ sản xuất,đào tạo công nhân lành nghề
Vì vậy Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Sản
phẩm của công ty xuất khẩu vào thị trường EU, Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Canada và thij trường Mỹ từ đầu năm 2002 với chất lượng cao được khách hang
tín nhiệm.
Doanh thu năm 2002 tăng so với năm 1995 là 10 lần
Thu nhập của cán bộ công nhân viên năm 1995 là 200.000đ/ người/ tháng
đến năm 2002 tăng lên 410.000đ/ ng/ tháng
Quý 2 năm 2001, công ty bắt đầu khởi công phân xưởng may số 2, phân
xưởng may số 2 với tổng diện tích 2.500m2 công suất 130.000 áo Jacket/ năm.
Phân xưởng được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc khá

hiện đại đủ tiêu chuẩn sản xuất hang xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Đến nay phân xưởng đã đi vào hoạt động và đã khẳng định được việc đầu
tư là đúng đắn phù hợp vơi yêu cầu tình hình mới, yêu cầu tăng tôc, phát triển
của ngành dệt may và phát triển sản xuất công nghiệp địa phương, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
2.2
Chức năng nhiệm vụ hoạt động của Công ty cổ phần dệt may
Bắc Ninh
14


- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc xuất khẩu và các mặt hàng
phục vụ tiêu dung nội địa
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào sản xuất kinh
doanh
- Nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả công nghệ sản xuất mới, ứng dụng
phương pháp sản xuât có hiệu quả nhất.
- Giải quyết tốt các nguồn thu nhập và phân phối thu nhập trong doanh
nghiệp
- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp
- Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hang về sản phẩm, giải quyết
thỏa đáng các quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình
đẳng cùng có lợi.
- Đảm bảo viêc làm, chăm lo đời sống của người lao động
- Bảo toàn tăng trưởng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh
- Bảo vệ môi trường
- Chấp hành đầy đủ ngân sách nhà nước vơi địa phương
2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty may Bắc Ninh

15



2.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần dệt may Bắc Ninh
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁMĐỐC
QMR

PHÒNG
KẾ
TOÁN

PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
SƠN

PHÒNG
KỸ
THUẬT

Quản lý và phát triển

PHÂN
XƯỞNG
SẢN XUẤT
BAO BÌ

PHÒNG

KINH
DOANH

Nghiên cứu & phát
triển sản phẩm mới

Mua hàng & lựa

Tài chính – Kế toán

Bảo

Kế hoạch và điều

– Thống kê

lượng

hành tiêu thụ

Quản lý hành chính

Kế hoạch và điều

Dịch vụ kỹ thuật

hành sản xuất

& phát triển thị


nguồn lực

đảm

chất

chọn nhà cung cấp

trường
Bảo dưỡng & sửa
a thiế
t bị ty dệt may Bắc Ninh
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýchữ
của
công
Bán hàng cho đơn
vị sử dụng trực tiếp

Tiếp nhận và giải
quyết khiếu nại của
khách hàng

2.3.2 chức năng nhiệm vụ

Giao hàng & quản

- Hội đồng quản trị:

lý hàng tồn kho


Chịu trách nhiệm trước cấp trên (Nhà Nước) và tập thể người lao
động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật của công ty, phụ
trách chung và trực tiếp các lĩnh vực:
+ Tổ chức bộ máy công tác cán bộ.
+ Chiến lược phát triển và quy hoạch đầu tư, thị trường, bảo toàn và phát
triển vốn.
+ Kế hoạch sản xuât kinh doanh - tài chính hàng năm.
16


+ Công tác quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, quan hệ
với các ngành chức năng, tổ chức tín dụng, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ.
+ Công tác tuyển dụng, hội đồng cán bộ chuyên viên.
+ Công tác khen thưởng, kỷ luật cánbộ, chuyên viên.
+ Công tác bảo vệ thanh tra.
- Giám đốc :
Là người được hội đồng quản trị tổng công ty thống nhất bổ nhiệm, thay
mặt hội đồng quản trị quản lý công ty. Là người chỉ huy cao nhất, chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị tổng công ty về mọi hoạt động chính trị, kinh tế,
kỹ thuật, sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Chỉ đạo việc tổ chức tiến hành nghiên cứu, công nghệ, thị trường.
+ Đình chỉ sản xuất, nghiên cứu khi xét thấy không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Ký kết các hợp đồng thương mại.
+ Ký duyệt phiếu thu - chi, các chứng từ thanh toán, hoá đơn… theo quyết
định về tài chính
+ Quyết định kết quả đào tạo và khen thưởng sáng kiến.
+ Tham gia về công tác nhân sự, nâng bậc của hệ thống quản lý kỹ thuật kinh
tế, nghiệp vụ
-


Phòng kế toán
Tổ chức công tác hạch toán kế toán, hướng dẫn các kế toán viên thực

hiện công việc của mình.Tính và thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân
viên trong công ty .Tính giá thành sản phẩm, theo dõi công nợ, quản lý tài sản,
công cụ dụng cụ.Nhận và thanh toán các hợp đồng vốn, hướng dẫn mọi người
lập các chứng từ liên quan.
- Phòng kỹ thuật:
Tư vấn cho giám đốc về thiết bị công nghệ mới. Đào tạo năng lực, nâng
bậc cho công nhân công nghệ, cơ khí. Chịu trách nhiệm về toàn bộ kỹ thuật sản
xuất, chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
Lập kế hoạch sản xuất cho toàn công ty, lập kế hoạch mua sắ vật tư và
nhập khẩu để đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Quản lý kho cấp phát
17


vật tư, kiểm soát quá trình sản xuất. Tổng hợp các số liệu thống kê, lập báo cáo
thống kê. Giám sát và đối chiếu với thủ kho, viết hóa đơn xuất nhập hàng, duyệt
vật tư sản xuất cho các đơn hàng.
Phòng kinh doanh :
Theo dõi thị trường, đề xuất với lãnh đạo công ty các biện pháp, chính sách
tiêu thụ sản phẩm. Theo dõi các hợp đồng sản xuất, tiếp cận và phản ánh các
thông tin khiếu nại của khách hàng. Làm các thủ tục xuất nhập khẩu vận chuyển
hàng hóa. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Đề nghị các chính sách đối với
khách hàng về tiêu thụ sản phẩm
2.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
dệt may Bắc Ninh
2.4.1 Đăc điểm sản phẩm, nguyên vật liệu
May mặc là ngành sản xuất hang tiêu dung sản phẩm rất đa dạng luôn thay đổi

theo thị hiếu, thùy theo độ tuổi, tưng vùng, từng mùa, từng thời điểm
Yêu cầu về tính thẩm mỹ của sản phẩm rất cao, kiểu dáng, mẫu , mốt phải phù
hợp với tùng lứa tuổi, nghề nghiệp, thời tiết khí hậu và sở thích của từng
nguwoii. Công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau từ sản phẩm đơn
giản như : Bảo hộ lao động, quàn áo sơ mi..đến sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật
phức tạp như áo Jacket, bộ thể thao, veston…
Mỗi chủng loại sản phẩm tùy theo từng vùng, từng mùa lại có yêu cầu hết sức
khác nhau về kiểu dáng, cách pha màu, thông số kỹ thuật, chất kiệu vải…
Nguyên liệu chính cảu ngành may mặc là là các loại vải làm tù bông sợ tổng
hợp, các phụ liệu làm từ kim loại, nhưa, da..sau đó đến vấn đề nghiên cứu thiết
kế kiểu dáng à tổ chức sản xuất để có sản phẩm đạt chất lượng tốt, cuối cùng là
tổ chức tiêu thụ nhanh nhất.\
May mặc là ngành thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, sản phẩm may mặc là mặt
hàng thiết yếu đối với mỗi con người sống trong xã hội hiện nay. đối tượng phục
vụ của ngành dệt may nói chung và của công ty Cổ Phần Dệt May Bắc Ninh nói
riêng rất đa dạng.
Sản phẩm dệt kim đông xuân là sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng
ngày của con người. Mặt hàng này cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và tập
quán sinh hoạt của người dân ở mỗi nước. Do đó công ty phải chú trọng đến
18


chất liệu để may sao cho thoáng mát, hợp khí hậu thời tiết và quan trọng hơn cả
là hợp vệ sinh và mang tính thẩm mỹ cao, và trong một vài năm gần đây công
ty đã gia tăng các mặt hàng T- Shirt, P - Shirt, váy, quần áo bộ mang tính thời
trang với kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt, hợp ý người mua, đây là những sản
phẩm được thiết kế trên nền vải truyền thống 100% cotton của công ty - với chất
liệu vải này, đòi hỏi một trình độ kỹ thuật công nghệ cao, phức tạp, giá trị kinh
tế của sản phẩm cao hơn nhiều sơ với trước kia.
Sản phẩm chính của công ty là : T- Shirt, P - Shirt, đồ lót, quần áo cho

người lớn và trẻ em chủ yếu dùng cho xuất khẩu ( chiếm 90%). đây là những
mặt hàng dân dụng thiết yếu phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết,sở thích,
mục đích sử dụng... của người tiêu dùng nhưng lâ mặt hàng không thể thiếu
trong đời sống xã hội.
Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác quản lý
kỹ thuật nên sản phẩm của công ty đã có chất lượng tương đối tốt trênthị trường
truyền thống là Nhật Bản, cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và hàng của
một số nước khác. từ năm 2001 công ty đã bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ
với một số kiểu dáng lạ mắt, chất liệu và giá cả có sức cạnh tranh.. . sản lượng
của công ty tăng đều qua các năm biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm ổn định
và có khả năng mở rộng hơn nữa
Với định hướng sản xuất kinh doanh chủ yếu là hướng ra thị trường quốc tế.
Công ty đó chỳ trọng vào việc đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đa
dạng của các khách hàng, đặc biệt với việc đầu tư vào công nghệ dệt, hiện tại ở
công ty có rất nhiều các kiểu dệt khác nhau.Các sản phẩm chính của công ty và
năng lực sản xuất được thể hiện trong bảng sau :

Tên sản phẩm
1.T- shirt
2. P- shirt
3.Quần áo trẻ em
4.Quần áo nam

Năng suất
160.000
42.000
130.000
52.000
19


Tỉ trọng (%)
38
10
31
12


5.Quần áo nữ

36.000

9

Bảng 1 : Sản phẩm chính và năng lực sản xuất
2.4.2 Đặc điểm về thị trường và khách hang
Hiện nay cũng như hầu hết các doanh nghiệp may trong nước công ty chủ yếu
sản xuất theo phương thức gia công, theo đơn đặt hang của khách hang. Khách
hàng cung cấp toàn bộ nguyên liệu, mẫu mã. Công ty tổ chức sản xuất, vấn đề là
phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm và đặc biệt là thời gian giao hàng
vì sản phẩm ngành may rất nhạy cảm, đòi hỏi tính kịp thời, tính khẩn trương.
Khách hàng của công ty chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan,
Singapo..với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vào thị trường EU, Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là thị trương Mỹ
Hiện nay sản phẩm của công ty đó có mặt ở cỏc khu vực Châu Á, Châu Âu,
Châu Mĩ.
- Ở Châu Á, Nhật Bản luôn là thị trường trọng yếu, truyền thông của công ty.
Khách hàng của công ty ở thị trường này là các công ty:
Katakura với sản phẩm chính là quần áo lót( Underwears) và (T-shirt);Kafulas
với sản phẩm chính là Griđle; Daiei, Bandai ( Sản phẩm chính là T-shirt); Itochu
(SP chính là quần áo trẻ em và T-shirt); Mítukochi ( SP chính là quần áo lót).

- Ở châu âu (EU), Anh là thị trường khá lâu với công ty Nightingalenknit là
khách hàng của công ty. SP mà công ty xuất sang thị trường này là áo T-shirt.
Ngoài Nightingalenknit ra, khách hàng của công ty cũn cú: JSB (Đan mạch) với
SP chính là quần áo lót và áo T-shirt, Eminence ( Pháp) với SP là quần áo lót và
T-shirt; Franz Stummer ( của Úc) với SP là quần áo trẻ em ( Childer’wears);
Ebsco & Co, C&A, Textilen ( của Đức) với SP là Underwears và T-shirt.
Sportcat Irland ( Ailen) với SP chính xuất sang đây là Áo Polo ( Polo Shirt).
- Ở khu vực Châu mĩ, Mỹ là thị trường tương đối mới mà công ty mới thâm
nhập với các khách hàng chính là: Joy Atheltic ( SP là áo T-shirt); Forever 21
Inc với SP là Tank-top; August Silk Inc với SP là Áo ngủ đêm ( Nightdress),
Blouse, Camisole, Panties; Vivace Appakel Inc với SP là áo T-shirt; và cuối
20


cùng là công ty Children’Place với SP là quần áo lót (Pant). SP của công ty
được xuất sang các nước chủ yếu dưới hỡnh thức xuất khẩu trực tiếp, chỉ cú một
số lượng rất nhỏ và chỉ ở một số năm công ty mới có xuất khẩu uỷ thác.
Nhỡn chung, hiện tại cơ cấu thị trường xuất khẩu của công như sau: Đứng đầu
vẫn là thị trường ở khu vực Châu á (Asia): 75%, sau đó tới Mĩ 18%, và cuối
cùng là EU: 7%. Không chỉ quan tâm tới thị trường quốc tế, DKĐXHN cũng tập
trung vào khai thác thị truờng nội địa đầy tiềm năng với tổng dân số gần 80 triệu
dân, công ty thường xuyên tham gia hội trợ, triển lóm giới thiệu sản phẩm tới
tay người tiêu dung
2.4.3 Đặc điểm về quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất của công ty bắt đầu từ khâu nhận mẫu mã, nguyên phụ
liệu từ phía khách hàng nước ngoài đến giao thành phẩm tại cửa khẩu xuất hàng.
Vì vậy phải thùy thuộc vào từng đơn hàng, tùng vùng, tùng nước, từng mùa,
từng khách hàng để quy trình sản xuất thích hợp, kết hợp chặt chẽ, hợp lý các
yếu tố snr xuất cho phù hợp với từng mã
Khohàng.

nguyên liệu
Tuy nhiên các bước công nghệ tuần tự chung ảnh hưởng rất lớn đến việc quản
lý vật tư, tiết kiệm chi phí, tăng năng xuất, chất lương sản phẩm, đảm bảo thời
Trung tâm tiếp thu

Đo đếm số lượng – kiểm tra
gian giao
hàng
nguyên
vật cho
liệu khách, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu luôn thay đổi của người
chất lượng nguyên liệu vải

tiêu dung.
Vì vậy yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo sự cân đối năng lực giữa các bộ phận,
các công đoạntrong dây truyền sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt
Phân xưởng lập
Kho đầu tấm
Phân xưởng cắt
côngtrình
tác mẫu
thiết mã
kế kích
hệ thống sản xuất và kế hoạch hóa nhằm làm cho day truyền
thước

sản xuất hoạt động nhịp nhàng thong suốt
Quy trình sản xuất của công ty cổ phần dệt may Bắc Ninh
Kho bán thành
phẩm


Kho phụ liệu
Kho bao bì

Phân xưởng may

Phân xưởng thành
phẩm- kiểm tra chất
lương
21

Kho thành phẩm

Sản xuất phụ

Kho phế liệu


Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất của công ty cổ phần dệt mat Bắc Ninh
2.4.4 Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất của công ty cổ phần dệt may Bắc ninh theo trình tự sau :
Công ty – Phân xưởng – Tổ sản xuất – Nơi làm việc
Các bộ phận được tổ chức theo hình thức công nghệ với phương pháp tỏ chức
sản xuất là phương pháp dây truyền lien tục từ khi chế thử sản phẩm mẫu – lập
trình mẫu mã kích thước - pha cắt bán thành phẩm – may lắp ráp hoàn chỉnh cả
khuy cúc – là đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm
2.4.5 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Công ty Cổ Phần Dệt May Bắc Ninh bao gồm nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, các công trình kiến trúc hầu hết mới được xây dựng
và trang bị máy móc thiết bị hiện đại của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật

Bản…
Máy móc thiết bị của Công ty mới, hiện đại và đồng bộ nên sản phấm sản xuất
ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo điều
kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành sản
phẩm

22


Hiện nay cơ cấu thiết bị của công ty tương đối đồng bộ. Từ năm 1995 đến
nay công ty thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị chuyên dung hiện đại bổ
sung cho dây truyền sản xuất
2.4.6 Đặc điểm về lao động
Lực lượng lao động trong công ty rất đông đảo, bao gồm nhiều loại lao động
khác nhau, trình độ tay nghề cũng khác nhau, bao gồm những người đã tốt
nghiệp đại học, những công nhân được đào tạo từ các trường trung cấp, cao
đẳng cho tới những người không được đào tạo qua trường lớp như công nhân
bốc vác, lao công. Nguồn nhân lực trong Công ty được phản ánh qua bảng sau:

Bảng2: Cơ cấu lao động trong Công ty qua những năm gần đây:
Đơn vị: người
Năm Tổng

2009
2010
2011
2012

Nam


Bộ

Bộ

số lao

phận

phận

động
6.529
6.100
5.450
5.150

hành
414
chính
402
359
325

1.985
1.923
1.718
1.600

Nữ


4.544
4.177
3.732
3.550

Trình độ học vấn
Đại
Trung Phổ

học
cấp
thồng
sản
6.115
340
381
5.799
xuất
5.698
334
380
5.386
5.091
350
420
4.680
4.825
355
429
4.366

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Biểu 1 cho thấy, trong Công ty lao động nữ nhiều hơn nam. Qua thực tế khảo
sát, số nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận trực tiếp sản xuất. Điều này rất phù hợp
với dặc điểm sản xuất của ngành. Số lao động trong bộ phận hành chính chiếm
7%, bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm 93%, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý
của Công ty rất gọn nhẹ. Hàng năm, quý, tháng Công ty tổ chức thi tay nghề, mở
23


các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Độ tuổi lao động trung bình trong
Công ty là 27, đây là một thuận lợi lớn cho Công ty bởi tuổi trẻ thường có tính
năng động, sáng tạo và lòng nhiệt tình với công việc. Lực lượng lao động này đã
giúp Công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May trong cơ chế
thị trường.

24


2.5 Kế hoạch sản xuất của công ty
Mục tiêu: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công
nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu , thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu
trong nước , tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội
nhập vũng chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai: Xây dựng công ty cổ phần dệt
may Bắc Ninh trở thành doanh nghiệp mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành, đứng đầu
trong cả nước về sản xuất áo sơ mi nam nữ
Tốc độ tăng trưởng trung bình : 2012 – 2025 là 15%, trong giai đoạn 2012 -2015:
10%/ năm, giai đoạn 2015 – 2020: 15% / năm, giai đoạn 2020 – 2025: 20% / năm
Cơ cấu sản phẩm trung bình: Áo sơ mi nam, nữ 60% ; Áo khoác, bộ thể thao 15%,

quần áo các loại 10%, các mặt hàng khác 5% và veston 5%
Tiếp tục đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất. Giữ vững và phát triển thị trường trong
nước, công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao
dịch với khách hang mới ở các thị trường khác nhau.
Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quan hệ kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực
theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và quản lý hệ thống theo tiêu
chuẩn ISO 9002 và trach nhiệm xã hội SA 8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu
chuẩn WRAP.
Tiến hành các biện pháp chống nạn làm giả, làm nhái hang công ty
+ Kế hoạch phát triển công ty trong năm 2013:
Hoàn thành việc ký kết các hợp đồng nguyên liệu vào phục vụ quá trình sản xuất
như vải cotton, hóa phẩm, và nguyên liệu phụ..
Ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác chiến lược.
Hoàn thành công tác đào tạo nhân lực vận hành và bảo dưỡng nhà máy
Triển khai ác hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm mới trên thị trường mục tiêu
và khách hàng tiềm năng.
+ Kế hoạch phát triển công ty từ năm 2013 – 2015:
Từ năm 2012 trở đi: duy trì ổn định sản xuất và tiêu thụ 439.800 sản phẩm/năm đạt
100% công suất Nhà máy.
25


×