Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích mô hình kim cương của michel porter đối với 1 tổ chức (trong 1 ngành) lấy ví dụ về 1 tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.87 KB, 15 trang )

Đề tài: Phân tích mô hình kim cương của Michel Porter đối với 1 tổ chức
(trong 1 ngành). Lấy ví dụ về 1 tổ chức.
Bài làm

Phần I. Tổng quan về mô hình kim cương của m.porter
Mô hình Kim Cương của Porter đặt trên cơ sở 4 yếu tố xác định và 2 yếu tố biến
thiên bên ngoài.
1.Những yếu tố xác định:
1.1. Những điều kiện yếu tố sản xuất:
-Số lượng, kỹ năng và những chi phí về nhân lực
-Sự phong phú chất lượng và chi phí của những nguồn nguyên vật liệu đầu vào,
các dịch vụ hỗ trợ…
-Vốn kiến thức: các công nghệ áp dụng trong sản xuất, sự am hiểu về thị trường ..
-Số lượng và chi phí về vốn có sẵn đối với ngành công nghiệp tài chính
-Chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông
tải, hệ thống truyền thông, …
-Những yếu tố khác tác động đến doanh nghiệp
1.2.Những điều kiện và nhu cầu
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cầu
- Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường, sức mạnh thị trường của người mua
- Những cách làm cho nhu cầu nội địa được quốc tế hoá và đưa những sản phẩm và
dịch vụ ra nước ngoài (mở rộng nhu cầu về hàng hóa của doanh nghiệp)
1.3.Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan.
- Những ngành công nghiệp bổ trợ cung ứng các điều kiện cần thiết cho sản xuất,
giúp doanh nghiệp chuyên môn hóa hơn  tạo hiêu quả cao và cắt giảm chi phí.
-Những ngành công nghiệp liên quan phối hợp và chia sẻ các hoạt động trong
chuỗi mắc xích khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.

1



 sự phát triển của các ngành bổ trợ và liên quan thúc đẩy sự phát triển của doanh
nghiệp
1.4.Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh
- Chiến lược: Kế hoạch trọng tâm, dài hạn của doanh nghiệp thể hiện mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp
-Cấu trúc của doanh nghiệp là sự tổ chức, phối hợp các nguồn lực theo một
phương thức để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ hiện tại cũng như tiềm ẩn …
2. Những yếu tố biến thiên bên ngoài:
2.1. Vai trò về cơ hội, vận may rủi
Những sự kiện về vận may rủi có thể xoá bỏ những ưu thế của 1 số nhà cạnh tranh
ở một vị thế cạnh tranh tổng thể bởi những phát triển như: những phát minh mới,
những quyết định về chính trị của các chính phủ nước ngoài, các cuộc chiến tranh,
các thay đổi quan trọng trong các thị trường tài chính thế giới, hay tỉ giá hối đoái,
việc ngưng trệ về chi phí đầu vào như các cú sốc về dầu lửa, làn sóng nhu cầu
trong khu vực và thế giới tăng lên, và những đột phá về công nghệ trọng yếu.
2.2. Vai trò của chính phủ
Chính phủ có thể tác động đến tất cả 4 yếu tố xác định qua các hành động như: trợ
cấp, chính sách giáo dục, các quy định hay bãi bỏ các quy định trong thị trường
vốn, thành lập các tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm địa phương, mua các hàng
hoá và dịch vụ, các luật thuế, và các quy định về chống độc quyền.

Giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình:
1. Những tác động đến yếu tố sản xuất:
a. Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công ty:
- Tổ hợp các công ty cạnh tranh nhau trong một lĩnh vực nào đó thúc đẩy sự tạo
dựng yếu tố sản xuất (VD máy móc – công nghệ, các ngành cung ứng đầu vào, …)

2



- Mỗi công ty có chiến lược sản xuất, cạnh tranh … cũng như có cấu trúc hoạt
đông khác nhau  nhu cầu về yếu tố sản xuất và sự phối hợp sử dụng các yếu tố
đó khác nhau
- Sự cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ đòi hỏi công ty phải không ngừng
đổi mới, phát triển các yếu tố sản xuất. đó không chỉ là đổi mới công nghệ sản
xuất, sử dụng đầu vào mới … mà còn có cả thu thập và xử lý thông tin kịp thời,
chính xác … bởi vì thông tin cũng là một yếu tố sản xuất cực kì quan trọng.
b. Điều kiện nhu cầu:
- Nhu cầu về một sản phẩm nào đó sẽ tác động tới hoạt động lựa chọn các yếu tố
sản xuất phù hợp của doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm một cách hiệu quả.
- Nhu cầu hàng hóa tác động đến sản lượng cung ứng của nhà sản xuất. sự tăng
giảm đơn thuần của nhu cầu có thể chỉ ảnh hưởng tới quy mô, số lượng các yếu tố
sản xuất. tuy nhiên nếu nhu cầu thay đổi cả về chất lượng, tính năng … sản phẩm
thì các yếu tố sản xuất có thể phải cải tiến hoặc thay đổi hoàn toàn.
c. Các ngành có liên quan và các ngành bổ trợ:
- Các ngành này có thể tác động tới việc cung ứng các yếu tố sản xuất nếu là các
ngành ngược chiều.
- các ngành sản xuất hàng hoá bổ sung hoặc có quan hệ xuôi chiều sẽ thúc đẩy sản
xuất của doanh nghiệp và từ đó tác động tới các yếu tố sản xuất.
2. Những tác động lên nhu cầu:
a. chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công ty:
- chiến lược cạnh tranh làm giá cả thị trường có xu hướng giảm và chất lượng hàng
hoá có xu hướng tăng lên  tăng cầu
b. Điều kiện yếu tố sản xuất:
- Yếu tố sản xuất ngày càng nâng cao, phát triển sẽ góp phần tạo ra sản phẩm với
chi phí thấp hơn, chất lượng tốt hơn  từ đó tác động đến cầu
c. Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngàh công nghiệp bổ trợ:
- Các ngành cung ứng đầu vào tác động thông qua yếu tố sản xuất
- Các ngành sản xuất sản phẩm bổ sung phát triển sẽ có tác động kich thích nhu

cầu với sản phẩm của doanh nghiệp.
3


3. Những tác động lên các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan:
a. Điều kiện yếu tố sản xuất:
Bất kể ngành nào cũng cần yếu tố sản xuất, vì vậy yếu tố sản xuất ngày càng phát
triển sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển ngành
b.Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công ty:
+ Khuyến khích sự hình thành các ngành cung ứng
+ Tác động kích thích nhu cầu các ngành này (ngành sx hàng hoá bổ sung)
+ Cung ứng đầu vào cho các ngành liên quan này
c. Điều kiện cầu:
Nhu cầu hàng hoá dich vụ lớn và tăng nhanh sẽ kich thích sự tăng trưởng của
những ngành liên quan này.
4. Những tác động lên chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công ty
a. Điều kiện yếu tố sản xuất:
Sự phong phú, sẵn có của các yếu tố sản xuất và chi phí thấp của các yếu tố này sẽ
tạo động lực hình thành doanh nghiệp cũng như tạo nền tảng để DN xác định chiến
lược sản xuất, cạnh tranh phù hợp trên thị trường.
b. Điều kiên nhu cầu:
Có ảnh quyết định đến chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp. bởi lẽ,
trong nên kinh tế thị trường nguyên tắc tồn tại là cung cấp “cái thị trường cần” chứ
không phải là “cái mình có”. Cạnh tranh suy cho cùng là hướng đến nhu cầu của
khách hàng
c. Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp bổ trợ:
+ Nếu các ngành này hoạt động có hiệu quả sẽ dẫn tới tăng chất lượng và mức độ
có sãn các yếu tố sx. (đối với ngành cung ứng)
+ Đồng thời tác động thuận chiều đến sự hình thành các công ty trong lĩnh vực sản
xuất hàng hoá bổ sung. (đvs ngành bổ sung)

+ Tạo nhu cầu về một sản phẩm nào đó (ngành xuôi chiều..)
* Đánh giá mô hình
4


- Mô hình của Porter được thiết kế trên cơ sở phân tích thống kê các dữ liệu tâp
hợp với các thị phần xuất khẩu của 10 nước: Đan Mạch, Ý, Nhật, Singapore, Hàn
Quốc, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh, Mỹ và Đức. Các nghiên cứu về các trường hợp
trong lịch sử, về bốn ngành công nghiệp, công nghiệp in ấn của Đức, ngành công
nghiệp thiết bị kiểm soát của Mỹ, ngành công nghiệp đá lát của Ý, ngành công
nghiệp về người máy của Nhật, trong mỗi trường hợp, mỗi nứơc vừa là một thành
viên của liên minh tay ba hay là một quốc gia công nghiệp hoá.  Với số lượng
lớn các nước chưa đạt đến trình độ là quốc gia công nghiệp và không có sức mạnh
kinh tế tương tự thì mô hình cần phải bổ sung các điều kiện khác.
- Mặc dù tác động của chính phủ có thể ảnh hưởng lớn đến ưu thế cạnh tranh của
các doanh nghiệp song việc bảo hộ quá mức có thể dẫn đến triệt tiêu động lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. VD ngành sx ô tô VN chỉ dừng lại ở nhập khẩu và lắp ráp
linh kiện… bên cạnh đó xu hướng hiện nay là giảm sự can thiệp của chính phủ tới
cạnh tranh (các nước tham gia WTO không được sử dụng các công cụ như trợ cấp
doanh nghiệp, tiến tới giỡ bỏ bảo hộ thuế quan …)
- Mặc dù có thể tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp song các yếu
tố cơ hội, vận may rủi đa phần là khó dự đoán và xảy ra ngẫu nhiên. Chỉ có số ít đc
dự báo như chu kì kinh doanh, kết quả của chính sách mới …

5


Sự
ngẫu
nhiên


CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC
CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC
VÀ CẠNH TRANH TRONG
VÀ CẠNH TRANH TRONG
NƯỚC CỦA CÔNG TY.
NƯỚC CỦA CÔNG TY.

ĐIỀU KIỆN
ĐIỀU KIỆN
YẾU TỐ SẢN
YẾU TỐ SẢN
XUẤT
XUẤT

ĐIỀU KIỆN
ĐIỀU KIỆN
NHU CẦU
NHU CẦU

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CÓ LIÊN QUAN VÀ CÁC
CÓ LIÊN QUAN VÀ CÁC
NGÀNH CÔNG NGHIỆP BỔ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP BỔ
TRỢ
TRỢ

Chính

phủ

6


Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình
1. Những tác động đến sự hình thành yếu tố sản xuất

Một tổ hợp các đối
thủ trong nước thúc
đẩy tạo dựng yếu tố
sản xuất

CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC VÀ
CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC VÀ
CẠNH TRANH TRONG NƯỚC
CẠNH TRANH TRONG NƯỚC
CỦA CÔNG TY.
CỦA CÔNG TY.
Thucs ddayrTH
Nhu cầu nội địa tác động tới những ưu
tiên cho đầu tư tạo dựng yếu tố sản
xuất.

ĐIỀU KIỆN YẾU
ĐIỀU KIỆN YẾU
TỐ SẢN XUẤT
TỐ SẢN XUẤT

ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN
NHU CẦU
NHU CẦU

Các ngành công nghiệp liên quan hay phụ trợ tạo
hay thúc đẩy tạo dựng các yếu tố sản xuất có thể
chuyển nhượng.

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÓ
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÓ
LIÊN QUAN VÀ CÁC NGÀNH CÔNG
LIÊN QUAN VÀ CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP BỔ TRỢ
NGHIỆP BỔ TRỢ

2. Những tác động lên nhu cầu nội địa

7


CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC
CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC
VÀ CẠNH TRANH TRONG
VÀ CẠNH TRANH TRONG
NƯỚC CỦA CÔNG TY.
NƯỚC CỦA CÔNG TY.
Nhóm các công ty cạnh tranh tạo nên
hình ảnh và sự thừa nhận quốc gia như
một đối thủ cạnh tranh quan trọng.


ĐIỀU KIỆN
ĐIỀU KIỆN
YẾU TỐ SẢN
YẾU TỐ SẢN
XUẤT
XUẤT

Những cơ chế sản sinh yếu tố sản xuất tinh vi
thu hút sinh viên và các doanh nghiệp nước
ngoài thông qua các sản phẩm của quốc gia
các doanh nghiệp nước ngoài

CÁC NGÀNH CÔNG
CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN
NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN
VÀ CÁC NGÀNH CÔNG
VÀ CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP BỔ TRỢ
NGHIỆP BỔ TRỢ

Cạnh tranh làm cầu nội
địa tăng và tinh vi hơn

ĐIỀU KIỆN
ĐIỀU KIỆN
NHU CẦU
NHU CẦU
Hình ảnh của những ngành
công nghiệp liên quan và phụ

trợ hàng đầu thế giới mang lại
lợi ích cho một ngành công
nghiệp.
Những ngành công nghiệp sản xuất
quan và phụ trợ hàng
sản phẩm bổ sung thành công quốc tế
sẽ lôi kéo nhu cầu nước ngoài đối với
đầu thế giới mang lại
sản phẩm của ngành.
lợi ích cho một ngành

3. Những ảnh hưởng lên sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan.

CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC
CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC
VÀ CẠNH TRANH TRONG
VÀ CẠNH TRANH TRONG
NƯỚC CỦA CÔNG TY.
NƯỚC CỦA CÔNG TY.
Nhóm các công ty
cạnh tranh nội địa sẽ
khuyến khích sự
hình thành những
nhà cung cấp chuyên
sâu cũng như các
ngành công nghiệp

ĐIỀU KIỆN YẾU
ĐIỀU KIỆN YẾU
TỐ SẢN XUẤT

TỐ SẢN XUẤT

Những yếu tố sản
xuất chuyên sâu có
thể dịch chuyển
sang các ngành
công nghiệp phụ
trợ và liên quan.

CÁC NGÀNH CÔNG
CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN
NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN
VÀ CÁC NGÀNH CÔNG
VÀ CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP BỔ TRỢ
NGHIỆP BỔ TRỢ

ĐIỀU KIỆN NHU
ĐIỀU KIỆN NHU
CẦU
CẦU

Nhu cầu nội địa lớn
và tăng nhanh kích
thích sự tăng trưởng
của những ngành
công nghiệp cung
cấp


.
Những tác động lên cạnh tranh nội địa
8


Sự phong phú của
các yếu tố sản
xuất hoặc cơ chế
sản sinh các yếu
tố sản xuất chuyên
sâu sẽ sinh ra
những công ty
mới

CHIẾN LƯỢC, CẤU
CHIẾN LƯỢC, CẤU
TRÚC VÀ CẠNH
TRÚC VÀ CẠNH
TRANH TRONG NƯỚC
TRANH TRONG NƯỚC
CỦA CÔNG TY.
CỦA CÔNG TY.

Sự thâm
nhập sản
phẩm sớm
nuôi dưỡng
những
doanh
Những công ty

nghiệp
mới
mới sinh ra
từ

ĐIỀU KIỆN
ĐIỀU KIỆN
YẾU TỐ SẢN
YẾU TỐ SẢN
XUẤT
XUẤT

Những người
dùng hàng đầu
gia nhập ngành
công nghiệp
cung cấp

ĐIỀU KIỆN
ĐIỀU KIỆN
NHU CẦU
NHU CẦU

những ngành
công nghiệp liên
quan và phụ trợ
CÁC NGÀNH CÔNG
CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CÓ LIÊN
NGHIỆP CÓ LIÊN

QUAN VÀ CÔNG
QUAN VÀ CÔNG
NGHIỆP BỔ TRỢ
NGHIỆP BỔ TRỢ

Hệ thống chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
STT Chỉ số

Trọng số

1

Cơ sở hạ
tầng

2.

Đào tạo
11.1%
công
nhân,
nhân
viên.
Năng lực 11.1%
cạnh
tranh của
hàng hóa.

3.


11.1%

Biến thành phần
1.Tổng thể cơ sở hạ tầng
2.Chất lượng đường giao thông
3.Chất lượng CSHT đường sắt
4.Số thiết bị máy tính, Internet.
5.Chất lượng CSHT vận chuyển hàng.
6. Khả năng chứa của kho hàng.
7.Chất lượng điện được cung cấp.
8.Số đường dây điện thoại.
9. Số thuê bao điện thoại.
1.Tỉ lệ CNNV tốt nghiệp phổ thông.
2. Tỉ lệ CNNV tốt nghiệp đại học.
3.Chất lượng chương trình đào tạo chuyên sâu.
4. Khả năng tiếp cận tiến bộ mới.
1.Độ mạnh của đối thủ địa phương.
2.Khả năng mở rộng chiếm lĩnh thị trường.
3.Sự thuận lợi về thuế.
4. Phần trăm lợi nhuận.
5.Mức độ thuận tiện trong thủ tục kinh doanh.
6.Mức độ tiết kiệm thời gian trong thủ tục kinh doanh.
7.Tỉ lệ thuế quan được miễn giảm.
8.Mức độ có tham gia của sở hữu nước ngoài.
9. Tỉ lệ xuất khẩu.
9


4.


Năng lực
cạnh
tranh của
lao động.

11.1%

5.

Sự phát
triển của
tài chính.

11.1%

6.

Sự sẵn có
về công
nghệ

11.1%

7.

Quy mô
thị
trường.
Sự phát
triển của

hệ thống
kinh
doanh.

11.1%

Sự đổi
mới công
nghệ.

11.1%

8.

9.

11.1%

10.Sự tinh vi của người mua.
11.Mức độ định hướng người tiêu dùng.
1.Mức độ hợp tác giữa lao động và quản lí.
2.Độ linh hoạt về tiền công.
3.Sự khắt khe trong thuê tuyển.
4.Thông lệ tuyển+ sa thải.
5.Chi phí sa thải.
6.Tiền lương và năng suất lao động.
7.Độ tín nhiệm của người quản lí.
8.Mức độ chảy máu chất sám.
9. Tỉ lệ phụ nữ trên đàn ông.
1.Hiệu lực từ các dịch vụ tài chính.

2.Khả năng về tài chính.
3. Nguồn vốn từ bán cổ phiếu.
4.Mức độ dễ dàng trong vay vốn.
5.Hiệu quả vốn từ các dự án mạo hiểm.
6.Sự lành mạnh của ngân hàng cho vay.
7.Chỉ số quyền lợi hợp pháp.
1.Hiệu quả của những công nghệ mới nhất.
2.Khả năng tiếp cận công nghệ mới.
3. Số người dùng Internet.
4. Số thuê bao Internet.
5.Tần số Internet.
1.Chỉ số về quy mô thị trường trong nước.
2.Chỉ số về quy mô thị trường nước ngoài.
1.Số lượng nhà cung cấp.
2.Chất lượng nhà cung cấp.
3.Quy mô chuỗi giá trị.
4.Khả năng phân phối quốc tế.
5.Sự phức tạp trong quy trình sản xuất
6.Mức độ mở rộng marketing.
7.Mức độ sẵn lòng chuyển nhượng bản quyền.
1.Khả năng sang tạo.
2.Hiệu quả từ các bộ phận nghiên cứu khoa học.
3.Độ thuận lợi của các thủ tục về sản phẩm sử dụng công nghệ
tiên tiến.
4.Khả năng của các kỹ sư và nhà khoa học.
5.Số bằng sáng chế.
6.Chất lượng bộ phận R&D

Phần II. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần bò giống Mộc
Châu theo mô hình kim cương.


10


Giới thiệu về công ty
-Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.
-Địa chỉ: huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La
-Hoạt động trên các lĩnh vực: chăn nuôi bò sữa, sản xuất các sản phẩm chế biến từ
sữa.
-Mục đích : đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các sản phẩm sữa trên toàn quốc.
Những yếu tố xác định:
1.Những yếu tố tác động đến yếu tố sản xuất:
-Điều kiện thị trường:
Trong một phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa
ra những đánh giá khái quát về thị trường sữa Việt Nam. Theo đó, ngành sữa là
một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt
Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực.
Tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam là khá cao bởi nhu cầu dùng sữa và các sản
phẩm từ sữa hiện tại là rất thấp ( mức tiêu dùng bình quân là 11,2kg/năm, thấp hơn
nhiều so với các nước châu Á khác) tuy nhiên xu hướng hiện tại là mức nhu cầu là
tăng nhanh (năm 2010 gấp đôi 2008) do mức sống nâng cao và hiểu biết về lợi ích
của sữa ở người dân tăng lên.Do đó cầu về nhân lực, vốn, cơ sở hạ tầng (đồng cỏ,
nhà máy, trang trại), số lượng bò sữa cũng cần tăng để đáp ứng được sự tăng lên
của nhu cầu của ngành này. Ngoài ra khi ngành sữa phát triển hơn cũng khiến
nguồn cung của các loại nguyên liệu đầu vào ( giống bò sữa, loại cỏ thức ăn cho
bò..) được đa dạng hóa hơn về chủng loại, nâng cao về chất lượng.
Ngoài ra, nhu cầu sữa trên thế giới tăng khiến Mộc Châu cũng có những
chiến lược nhằm xuất khẩu được sản phẩm này ra quốc tế. Điều này đòi hỏi cải tiến
nhiều hơn về yếu tố sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh, vượt qua được các đối
thủ quốc tế như Mead Johnson, Abbott, Nestle…Do đó cần nâng cao công nghệ về

sản xuất, công nghệ chăn nuôi bò sữa, công nghệ chăm sóc và lựa chọn giống cỏ,
công nghệ chế biến sữa để nâng cao chất lượng và năng suất cho sản phẩm..; bên
cạnh đó cũng cần có sự am hiểu, kiến thức về thị trường quốc tế để đáp ứng được
nhu cầu thế giới.
-Những ngành công ngiệp liên quan.
Do có trang trại nuôi bò sữa nên Mộc Châu không phải nhập khẩu sữa tươi
từ bên ngoài do đó nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của công ty là
nguồn cung cấp giống bò sữa. Các giống bò sữa ở Mộc Châu được chọn lựa rất kỹ,
11


tìm nhập ở những trang trại có tiếng trên thế giới (bò Holstein Friesian thuần
chủng, bò Jersey, bò Brune..)
Các ngành công nghiệp có liên quan như chế biến đường, ca cao, hương liệu.. và
các ngành công nghiệp bổ trợ như ngành điện, ngành sản xuất máy móc, xăng dầu,
sản xuất bao bì.. phát triển, có giá thành thấp sẽ cung cấp cho công ty các yếu tố
sản xuất dồi dào hơn với chi phí thấp hơn để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh của các xí nghiệp.
Bản chiến lược của công ty thể hiện mục tiêu, những hoạt động, kế hoạch trong dài
hạn của công ty. Cấu trúc công ty là sự tổ chức, phối hợp các nguồn lực theo một
phương thức để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Đối với Mộc Châu thì một trong những chiến lược quan trọng là đầu tư phát triển
đàn bò sữa chất lượng cao, tăng sản lượng nguyên liệu sữa tươi nguyên chất; áp
dụng tiến bộ khoa học, cho thụ tinh nhân tạo tinh phân định giới tính mua từ Mỹ,
Canada, Úc . Công ty tập trung mở rộng chăn nuôi bò sữa với mục tiêu đến năm 2015
đạt 15.000-17.000 con, sản lượng sữa tươi đạt 70.000-80.000 tấn/năm, nâng quy mô
lên 30 con/hộ chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2015, xây dựng thêm 4 trung tâm giống
với quy mô 500-1.000 con bò/trại. Về cấu trúc, tổng công ty Mộc Châu gồm 2 mảng
chính là chăn nuôi bò sữa và mảng chế biến các sản phẩm về sữa. Cấu trúc và
chiến lược như vậy đòi hỏi công ty phải tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất cho

hợp lí. Nguồn nhân lực phải có sự phân chia rõ ràng về chuyên môn và số lượng ở
cả 2 mảng sản xuất. Các công nghệ sản xuất, giống bò sữa được nhập khẩu cũng
cần được lựa chọn kỹ càng, nâng cao về chất lượng, đồng thời mức chi phí bỏ ra
cần được tính toán sao cho mức sản lượng kỳ vọng sẽ đáp ứng được mục tiêu đã đề
ra. Thực tế, công ty phải đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến hiện đại,
nhập công nghệ, dây chuyền chế biến từ Thụy Điển, Italia của tập đoàn nổi tiếng
Tetrapak, Bencopak.
2. Những tác động lên nhu cầu nội địa.
-Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công ty.
Sự cạnh tranh ngày càng mạnh của các công ty sữa về giá cả, chất lượng , mẫu mã,
giá cả khiến người tiêu dùng có thể có nhiều sự lựa chọn hơn, kích thích cầu tiêu
dùng. Trong thị trường sữa hiện nay ở Việt Nam, sự cạnh tranh càng ngày càng cao
khi mà xuất hiện thêm rất nhiều công ty sữa như Công ty sữa Long Thành,
NutiFood, HaNoiMilk, Ba Vì, Vinamilk, Dutch lady,… và các hãng sữa nhập
ngoại.dẫn đến việc giảm giá thành đáng kể, các mẫu mã ngày càng đẹp hơn, chất
lượng ngày càng tốt hơn, các loại sản phẩm đa dạng hơn nhằm nâng cao sức cạnh
12


tranh, khiến nhu cầu sử dụng sữa của người dân trong nước tăng đáng kể. Công ty
Mộc Châu cũng là một trong những công ty có số loại sản phẩm từ sữa là rất đa
dạng ( sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng, sữa chua, bánh sữa,…), đồng thời hiệu quả
từ chiến lược quảng bá sản phẩm lớn nên số người tiêu thụ tăng.
-Điều kiện yếu tố sản xuất công ty: Mộc Châu là công ty có nguồn lao động dồi
dào (gần 1.600 lao động), cùng với nguồn sữa tươi từ chăn nuôi bò sữa tăng do
giống bò được cải tiến, công nghệ chế biến ngày càng hiện đại, vốn huy động được
từ nhiều nguồn (Vốn nhà nước, vốn cổ đông từ người lao động trong công ty, vốn
cổ đông khác) sẽ tạo điều kiện tốt việc sản xuất sản phẩm của công ty, thu hút thêm
nhiều người sử dụng.
-Các ngành công nghiệp liên quan: ngành sản xuất bánh mỳ, ngành sản xuất những

sản phẩm sử dụng đến nguyên liệu từ sữa như bánh ngọt, caramen, mỹ phẩm…
cũng góp phần tác động đến nhu cầu tiêu thụ sữa.
3. Những ảnh hưởng lên sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và
liên quan
- Các yếu tố sản xuất:
Khi ngành sữa phát triển ngày càng chuyên môn hóa, các yếu tố sản xuất chuyên
sâu như hương liệu, phẩm màu, bao bì sản phẩm, nuôi trồng cỏ tươi, chế biến thức
ăn cho bò, sản xuất máy vắt sữa bò, hệ thống tưới tiêu cho cỏ có thể trở thành các
ngành công nghiệp riêng biệt chuyên cung cấp đầu vào cho ngành sữa. Các công ty
sữa như Mộc Châu có điều kiện để tập trung vốn, nguồn lực cho những sản phẩm
chính hơn.
-Nhu cầu nội địa:
Nhu cầu sử dụng sữa Mộc Châu tăng cao đòi hỏi số lượng và chất lượng của
những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty này( đường, hương liệu,
tinh dầu, công nghiệp hóa hóa, phụ gia) và ngành sản xuất máy móc (máy vắt sữa
bò, máy cắt cỏ, máy cày bừa…) cũng phải tăng theo để đáp ứng sự tăng lên của
nhu cầu sử dụng. Điều này không chỉ tác động đến sản lượng mà còn khiến các
hãng cung cấp đầu vào đó xuất hiện ngày càng nhiều, giảm giá thành, nâng cao
chất lượng.
- Chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh của các xí nghiệp.
Tương tự như tác động từ nhu cầu sử dụng, sự cạnh tranh của Mộc Châu với các
hãng sữa khác đòi hỏi công ty phải giảm giá thành, do vậy mà phải giảm chi phí
thu mua các nguyên liệu đầu vào , tạo ra sự cạnh tranh giữa các hãng cung cấp đầu
vào.
13


4.Những yếu tố tác động đến chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong công ty.
-Nhu cầu sử dụng: Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm sử dụng nhiều sữa
như bánh kẹo, bơ, trà sữa…để thuận lợi cho huy động đầu vào, họ có thể gia nhập

vào ngành chế biến sản phẩm sữa. Sự xuất hiện này ảnh hưởng ít nhiều đến sự
cạnh tranh của các công ty lâu năm như Mộc Châu.
-Các ngành công nghiệp liên quan: Những doanh nghiệp chế biến bánh mì, hương
liệu cũng có thể đa dạng hóa sản phẩm , mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ gia nhập
ngành chế biến các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như tập đoàn Kinh Đô
-Yếu tố sản xuất: Những yếu tố đầu vào như vốn, chi phí nhân lực, cơ sở hạ tầng,
công nghệ của công ty tác động đến việc hình thành chiến lược của công ty:
+Chiến lược sản phẩm: về mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+Chiến lược giá: chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng
+Chiến lược về xúc tiến hỗn hợp (truyền thông): quảng cáo, khuyến mãi,
chào hàng, tuyên truyền.
Những yếu tố biến thiên bên ngoài:
1. Vai trò của vận may rủi.
-Năm 2006, dư luận hoang mang với thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng: hầu hết người tiêu dùng phải sử dụng sữa được chế biến từ sữa bột với nhãn
mác và giá thành của sữa tươi. Thông tin này có thể là rủi ro cho nhiều doanh
nghiệp khác, thậm chí là những đối thủ lớn như Vinamilk, Dutch Lady… phải lao
đao. Trong khi đó, công ty sữa Mộc Châu được các cơ quan kiểm định có thẩm
quyền kết luận là sản phẩm sữa tươi hoàn toàn từ sữa tươi thực sự. Thông tin này
đã tạo ra thời cơ, vận may cho Mộc Châu cạnh tranh với các đối thủ.
-Sự kiện sữa chứa Melamine cũng lại là cơ may cho sản phẩm sữa Mộc Châu khi
mà melamine chỉ chứa trong sữa khô nhập khẩu trong khi công ty này tự sản xuất
và cung cấp sữa tươi.
2. Vai trò của chính phủ.
Đối với sữa Mộc Châu nói riêng, đối với ngành sữa Việt Nam nói chung, nhà nước
có nhiều chính sách hỗ trợ như chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm
khuyến khích chăn nuôi bò sữa hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm sữa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

14


Kết luận
Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình Diamond của MichaelPorter để đánh giá sơ
bộ về môi trương vĩ mô của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu theo từng
khía cạnh: điều kiện về yếu tố sản xuất,điều kiện về cầu…để có được 1 cái nhìn
khái quát về những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của
công ty trong thời gian vừa qua.

15



×