Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết việc làm đối với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.58 KB, 18 trang )

Đề bài số 4
1. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết việc làm đối với người khuyết tật
2. Cháu Trần Thị Lộc sinh ngày 22 tháng 10 năm 1999, quê ở Nghệ An. Cháu lộc mồ
côi cha mẹ. Cháu vào cơ sở nuôi dạy và chăm sóc trẻ em Thiên Phước ( thành phố
Hồ Chí Minh) ngày 30 tháng 04 năm 2003. Khi vào cháu rất yếu, cháu bị bệnh
xương thủy tinh. Chỉ cần một va chạm nhẹ là xương của cháu bị gãy. Lúc đầu khi
mới bị gãy chân, tay, cháu được đưa vào bệnh viện Nhi đồng 1 để bó bột. Có điều là
vừa tháo bột xong cháu lại bị gãy tiếp. Cháu gãy tay chân không biết bao nhiêu lần.
Tuy vậy nhưng cháu Lộc thể hiện một sự phấn đấu rất lớn để vượt qua bệnh tật.
Hiện cháu tự phục vụ ăn uống cho bản thân.
Theo quy định của pháp luật, cháu Lộc có thể được hưởng n0hững chế độ bảo trợ xã
hội nào? Hãy nêu cụ thể các chế độ đó.?

1


I.

Bài làm:
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết việc làm đối với người
khuyết tật

Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có khoảng 6,7
triệu người khuyết tật (NKT), trong đó 60% NKT trong độ tuổi lao động và tập trung chủ
yếu ở khu vực nông thôn. Thế nhưng, chỉ có khoảng 50% số này có việc làm. Giải quyết
việc làm cho NKT đã, đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Để giúp NKT hòa nhập
với cộng đồng và có động lực vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, công tác dạy
nghề, giải quyết việc làm cho NKT được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan
tâm tổ chức và thực hiện làm cho ngày càng có nhiều hơn người khuyết tật có việc làm. Để
tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, em xin đi phân tích trách nhiệm của các chủ thể trong việc
giải quyết việc làm đối với NKT, để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề việc làm của NKT


hiện nay.
1. Khái niệm người khuyết tật và đặc điểm của người khuyết tật
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về NKT, được nhìn nhận dưới nhiều góc
độ.
Theo khoản 1 Điều 1 Công ước 159 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về phục hồi
chức năng lao động và việc làm của NKT năm 1983, quy định: “Người khuyết tật dùng chỉ
một cá nhân mà khả năng có việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến
với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khuyến khuyết về thể chất và tâm thần
được thừa nhận”.
Công ước quốc tế về quyền của NLT của Liên hợp quốc (UN) năm 2006 định nghĩa: “
Khuyết tật là kết quả của sự tương tác giữa những người có khuyết khiết và những rào cản
về thái độ và môi trường ở đó hạn chế tham ggia một cách đầy đủ và có hiệu quả vào các
hoạt động trên cơ sở bình đẳng với các thành viên trong xã hội’. Và cũng theo Điều 1 của
công ước này định nghĩa: “ Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể
chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với
hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả cỉa người khuyết
tật và xã hội trên có sở bình đẳng với những người khác”.
Theo khoản 1 điều 2 Luật Người khuyết tật Việt Nam định nghĩa: “ Người khuyết tật là
người bị khiến khuyết một phần hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt và hoạc tập gặp khó khăn”.
2


Với những cách tiếp cận khác nhau về định nghĩa NKT chúng ta có thể thấy rằng, NKT
là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn
đến những hạn chế trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ
sở bình đẳng với những chủ thể khác mà nền tảng là quyền con người.
Đặc điểm của NKT:
-Đặc điểm về sức khỏe: NKT là người bị khiếm khuyết hay bị suy giảm một hay nhiều
bộ phận cơ thể, có những rối loạn về sinh lý, tâm lý hoặc một chức năng nào đó của cơ thể.

Chính sự khiếm khuyết đó làm cho NKT bị hạn chế về sức khỏe, kém khả năng chống lại
các bệnh dịch bệnh và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và vận động.
-Đặc điểm về tâm lý: phần lớn họ NKt đều mặc cảm tự ti về mình, có cuộc sống bi
quan, cô lập với mọi người và thế giới xung quanh. Họ cảm thấy mình là người thừa, là
gánh nặng cho gia đình và xã hội nên có tâm lý chán nản bất cần, chán trường, sống thu
mình với thế giới xung quanh.
-Đặc điểm về kinh tế- xã hội: NKT là những yếu thế trong xã hội do bị khiếm khuyết về
thể chất hoặc tinh thần. Đồng thời xã hội cũng chưa có sự nhận thức đúng đắn về NLT nên
họ thường phải đối mặt với sự kì thị và phân biệt đối xử từ phía cộng đồng, dẫn đến đa số
NKT phải sống trong cảnh cô đơn và tự kì thị.1
2. Khái niệm và ý nghĩa giải quyết việc làm đối với người khuyết tật
Có thể hiểu giải quyết việc làm là quá trình tạo điều kiện và môi trường đảm bảo cho
mọi người trong độ tuổi lao động có khả năng, đanh có nhu cầu tìm việc làm với mức tiền
công thịnh hành trên thị trường đều có cơ hội làm việc. Theo đó, có thể hiểu kháo niệm
giải quyết việc làm đối với NKT chính là quá trình Nhà nước, xã hội, người sử dụng lao
động tạo điều kiện cho người khuyết tật có khả năng lao động có cơ hội được làm việc
trong điều kiện môi trường làm việc được đảm bảo phù hợp với đặc điểm đặc thù của họ.
Ý nghĩa của giải quyết việc làm đối với người khuyết tật
-Dưới góc độ chính trị -xã hội: Gải quyết việc làm cho NKT góp phần xây dựng một xã
hội ổn định, công bằng tiến bộ mà ở đó con người khống có bất cứ một sự phân biệt nguồn
gốc hay đặc điểm tinh thần, thể chất nào đều được phát triển toàn diện. Đồng thời giúp
NKT xóa bỏ những mặc cảm, tự ti trong cuộc sống, tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cuộc
sống.

1

Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hồ Thị Trâm, Hà Nội năm 2013

3



-Dưới góc độ kinh tế: Giải quyết việc làm đối với NKT trước hết tạo điều kiện khai thác tối
đa nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế, đồng thời Việc làm sẽ tạo ra thu nhập
cho chính bản thân NKT và từ đó tạo ra tích lũy cho nền kinh tế.
-Dưới góc độ pháp lý: Việc ban hành chế độ pháp lý dành riêng cho người khuyết tật đã
tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội. Việc giải quyết việc làm đối với NKT đã đáp ứng
quyền được làm việc, được công hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước, giúp họ khẳng
định mình trong cuộc sống.2
3. Trách nhiệm của các chủ thể đối trong việc giải quyết việc làm đối với của NKT.
Trách nhiệm đối với NKT được hiểu là những nghĩa vụ pháp lý có tính chất bắt buộc
được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành, được áp dụng đối với các chủ thể trong xã hội. Cụ thể là các trách nhiệm của
Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, các gia đình, cá nhân....đối
với NKT.
a, Trách nhiệm của Nhà nước đối với giải quyết việc làm của NKT
Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong lĩnh vực việc làm đối với NKT bởi nhà nước
là cơi quan quyền lực cao nhất, có công cụ là pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vai
trò của nhà nước trong việc thể chế hóa các quy điịnh về quyền lợi của NKT cũng như các
quy định và trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội chính là điều kiện tiên quyết giúp
người khuyết tật hòa nhập cuộc sống,được quy định khá cụ thể tại Luật NKT 2010: Điều 5
“ chính sách nhà nước về người khuyết tật”, Điều 49: “ Chính sách nhà nước về người
khuyết tật”, Điều 50: “ trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp”.
3
Cụ thể:
- Thứ nhất, nhà nước có trách nhiệm giải quyết việc làm đảm bảo cho mọi người có khả
năng lao động được được quy định tại điều 13- Bộ luật lao động năm 2012. Trách
nhiệm của Nhà nước được quy định khá cụ thể tại BLLD 2012- Điều 176. Chính
sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật: “1. Nhà nước bảo trợ quyền
lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến
khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người

khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật người khuyết tật2. Chính phủ quy
định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử
dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật”. Tuy nhiên, vì NKT là người
bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nên họ
2

Thực trạng giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt nam, Khóa luận tốt nghiệp, Lê Thị Thu Hòa, Hà Nội,
2012
3
Giái trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội
năm 2012

4


bị suy giảm khả năng lao động. Bởi vậy, đối với NKT, ngoài vấn đề việc làm nói
chung, Nhà nước cần có trách nhiệm phục hồi chức năng lao động cho họ để NKT
có việc làm và duy trì việc làm lâu dài.
-Thứ hai, nhà nước đảm bảo để NKT được tư vấn học nghề miễn phí lựa chọn học nghề
theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác, cụ thể tại khoản 1- điều 33Luật NKT 2010: “1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao
động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc
điểm của người khuyết tật.”
-Thứ ba, để khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh danh nhận NKT vào làm việc nhà nước
đã có những chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở dạy nghề. Điều 34 Luật NKT 2010: “Cơ
sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được
hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản
xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê
đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết
tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp. 4

-Thứ tư, nhà nước thàng lập và quản lý Quỹ việc làm. Theo đó ở các địa phương sẽ thành
lập Quỹ việc làm để giúp NKT phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm. Theo Thông
tư số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT quy định: “1. Các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm lập Quỹ việc làm dành
cho người tàn tật (sau đây gọi chung là Quỹ) theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị
định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung để giúp đỡ người tàn tật học nghề, tạo việc làm,
hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, hỗ trợ
các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế có nhận người tàn tật vào học nghề
và làm việc đạt tỷ lệ cao.2. Quản lý quỹ: Quỹ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra
quyết định thành lập và giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ tài
khoản.”5
b,Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với người khuyết tật
Với tư cách là các chủ thể đại diện cho Nhà nước để thực thi các quy định về người
khuyết tật trong từng lĩnh vực cụ thể được ghi nhận tại khoản 2,3 điều 49-Luật NKT
2010:” 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

4
5

Luật người khuyết tật năm 2010
Theo Thông tư số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT

5


3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công
tác người khuyết tật.”
Nhà nước giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trong

việc giải quyết việc làm cho NKT được quy định cụ thể tại khoản 1- Điều 50 luật NKT
2010: “
a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền
văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;
b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người khuyết tật;
chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;
c) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành thủ tục, hồ sơ, thời gian và quy trình giải quyết
chế độ trợ cấp xã hội, chế độ mai táng phí; quy trình, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận và điều kiện
dừng nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
d) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với người
làm công tác người khuyết tật; cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc, nhân viên phục hồi
chức năng, cán bộ chuyên trách của tổ chức người khuyết tật;
đ) Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc người
khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
e) Đào tạo nghiệp vụ cán bộ, công chức, nhân viên làm công tác người khuyết tật và nhân
viên chăm sóc người khuyết tật tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc người
khuyết tật;
g) Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về người khuyết tật và công
tác người khuyết tật;
h) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
k) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật;
l) Thực hiện khảo sát, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin, định kỳ
công bố báo cáo về người khuyết tật;
m) Quy hoạch và quản lý hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và cơ sở chăm
sóc người khuyết tật thuộc thẩm quyền.6
Giải quyết việc làm cho người khuyết tật, ngoài Bộ lao động thương binh và xã hội
thì nhà nước còn quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc giải quyết
vấn đề này, được ghi nhận tại khoản 4 điều 49-Luật NKT 2010: “4. Ủy ban nhân dân các

6

Luật người khuyết tật năm 2010

6


cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà
nước về công tác người khuyết tật”. Và cụ thể là tại khoản 11- điều 50 Luật NKT 2010:
“11. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm điều kiện để người khuyết tật
thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
tham gia hỗ trợ người khuyết tật.
c. Trách nhiệm của các cơ quan,tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc giải quyết
việc làm đối với người khuyết tật người khuyết tật
-Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc giải quyết việc
làm đối với NKT được quy định tại khoản 2,3,4-Điều 33- Luật NKT 2010: “2. Cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu
chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp
luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo
điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù
hợp cho người khuyết tật.
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải
thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật”
Cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực
hiện các chương trình vad quỹ việc làm cho NKT. Nhà nước cần phải đóng vai trò gương
mẫu tiên phong đi đầu trong vấn đề tuyển dụng lao động khuyết tật. Nếu là doanh nghiệp
nhà nước ( DNNN) việc thông thoáng hơn trong vấn đề tuyển dụng sẽ là cầu nối cho các

doanh nghiệp bên ngoài suy xét về vấn đề tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm cho NKT.
Về phía doanh nghiệp, cùng với quyền tuyển chọn tăng giảm lao động cho phù hợp
với sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm trong đảm bảo la động, việc
làm cho NKT theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, phải nhận tỉ lệ lao
động tàn tật nhất định. Doanh nghiệp là nơi thu hút được nhiều lao động nhất, cũng là nơi
có khả năng cung cấp đầu việc cho NKT. Vấn đề tạo việc làm bình đẳng cho nguồn lao
động này đều có thể thực hiện được. Mặt khác, doanh nghiệp có thể có môi trường làm
việc năng động cạnh tranh tọa điều kiện để NKT có thể hòa nhập với cộng đồng, có khả
năng tiếp xúc giao lưu với người không khuyết tật để họ tự tin chủ động trong công việc.
Trách nhiệm của các tổ chức của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật:
hiện nay các tổ chức này có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn NKT thực
7


hiện các quyền của mình, đồng thời tích cực thực hiện các hoạt động nhằm tìm kếm, giải
quyết việc làm đối với NKT
+Hội người mù Việt Nam là tổ chức NKT cấp quốc gia được thành lập sớm nhất ở
nước ta. Hội cung cấp nhiều dịch vụ cho các thành viên gồm: dạy nghề, đào tạo về di
chuyển, cung cấp các phần mền và trang thiết bị trợ giúp đồng đẳng...
+Hội kinh doanh của NKT được thành lập tháng 10/2003 là tổ chức chính trị xã hội
đại diện cho nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên là doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh, làm dịch vụ của NKT, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh,
qua đó có thể tạo việc cơ hội việc làm và việc làm phù hợp cho NKT; Và Hội còn trực tiếp
cung cấp các dịch vụ dạy nghề cho NKT, đồng thời khuyến khích các hoạt động dạy nghề
thông qua các doanh nghiệp thành viên.7
Trách nhiệm của các cá nhân đối với người khuyết tật: được ghi nhận tại khoản 3Điều 7 Luật NKT 2010: “Mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, trợ giúp và giúp đỡ
người khuyết tật”; và tại khoản 1,2 điều 14 của Luật này: “1. Kỳ thị, phân biệt đối xử
người khuyết tật. 2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khuyết tật. Để giúp người khuyết tật có thể xỏa bỏ những tự ti, mặc cảm
của mình, các cá nhân khác trong xã hội có trách nhiệm trợ giúp và hỗ trợ người khuyết tật

tìm kiếm có hội việc làm và có việc làm phù hợp với điều kiện và khả năng của NKT để họ
có thể vươn lên là chủ cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
d,Trách nhiệm của gia đình đối với giải quyết việc làm đối với NKT
Điều 8-Luật NKT 2010 có quy định: “1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện
để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và
nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.”. Với quy định này, nhà nước xác định rõ trách nhiệm
của gia đình trong việc:Giáo dục, nâng cao nhận thức của các thành viên trong gia đình về
vấn đề NKT, cách ứng xử và hỗ trợ NKT;chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật vận động... Trong đó quan trọng nhất là vận
dụng các biện pháp thay đổi tư duy và nhận thức chủ quan của từng thành viên trong gia
đình về vấn đề khuyết tật để họ có thể tham gia các quan hệ lao động, cũng như tìm kiếm
việc làm bình đẳng như những người bình thường khác trong xã hội.
Điều 28 Luật NKT 2010 còn quy định về trách nhiệm của gia đình NKT trong việc: “Có
trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội để người khuyết tật được học tập và phát triển theo
khả năng của cá nhân”. Do đó nếu NKT có điều kiện và khả năng lao động được thì gia
7

Thực trạng giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt nam, Khóa luận tốt nghiệp, Lê Thị Thu Hòa, Hà Nội,
2012

8


đình NKT phải có trách nhiệm tìm kiến và tạo cơ hội việc làm cho NKT để học được học
tập và lao động, phát triển theo khả năng cá nhân.
4. Những điểm mới trong Bộ Luật lao động năm 2012 về việc làm đối với người
khuyết tật
BLLD số 10/20112 có hiệu lực từ ngày 01/05/2013, đã có những thay đổi đáng kể về
vấn đề việc làm cho NKT. Cụ thể là:

-Thứ nhất, thay đổi thuật ngữ pháp lý, sử dụng thuật ngữ “khuyết tật” thay cho thuật ngữ
“tàn tật” để phù hợp với công ước quốc tế về quyền của NKT và Luật NKT. Sự thay đổi
này, sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về năng lực làm việc của những người khiếm
khuyết cơ thể nhưng vẫn có khả năng lao động. Từ đây mở ra hi vọng trả lại cho NKT
quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm.
-Thứ hai, quy định quyền không bị phân biệt đối xử vì lí do khuyết tật, so với Bộ luật lao
động năm 2005 thì đây là một điểm tiến bộ. Cụ thể điều 8- BLLD 2012 đã liệt kê ra những
hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi phân biệt đối xử với NKT. Quy định mới này
tiếp cận theo hướng quyền được đối xử bình đẳng giữa những người lao động trong quan
hệ lao động phù hợp với công ước quốc về quyền của NKT và Luật NKT
-Thứ ba, bãi bỏ định mức nhận người lao động khuyết tật, cụ thể tại điều 176- BLLD
2012, quy định này thể hiện việc nhà nước quan tâm hơn về việc ưu đã, khuyến khích
người sử dụng lao động trong việc sử dụng lao động là NKT.
-Thứ tư, bãi bỏ quy định riêng về thời thời giờ làm việc của NKT, hiện nay NKT chỉ phải
làm việc không quá 7 giờ/ngày và 42 giờ/ tuần, trong khi đối với người bình thường là
không quá 8 giờ/ ngày và 48 giờ/tuần. Sự khác nhau này thể hiện chính sách ưu tiên cho
NKT nhưng lại tạo ra tâm lí ngại tuyển lao động khuyết tật bởi NSDLD luôn mong muốn
sử dụng được tối đa sức lao động của NLĐ.
Như vậy , quy định trong BLLD 2012 hứa hẹn sẽ tạo ra cơ hôi việc làm cho NKT, bởi
cách tiếp cận bình đẳng, chống phân biệt giữa NKT và người không khuyết tật. Đồng thời
đem lại những nhận thức theo hướng tích cực cho NSDLD và cho xã hội nói cung về vấn
đê việc làm đối với NKT.8
5, Thực trạng vấn đề việc làm đối với người khuyết tật
Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều biện pháp xúc tiến việc làm cho NKT, đã
ban hành nhiều chính sách ưu đã, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là
NKT, các cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT và thành lập quỹ việc làm cho NKT. Do đó,
8

Thực trạng giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt nam, Khóa luận tốt nghiệp, Lê Thị Thu Hòa, Hà Nội,
2012


9


NKT có nhiều cơ hội việc làm hơn và số lượng NKT có việc làm cũng được tăng hằng
năm. Cụ thể là từ năm 1995 đến nay, từ có 177 cơ sở với 7.821 lao động là NKT, đến nay
đã có hơn 400 cơ sở và trên 15.000 lao động là NKT. Riêng Hội người mù Việt nam hiện
nay quản lí 146 cơ sở, thu hút khoảng 4000 lao động. Các doanh nghiệp này có quy mô lớn
nhỏ khác nhay, có doanh ghiệp có trên 400 NLT đang làm việc như Công ty Chân-ThiệnMỹ ở Hải Dương và Bắc Ninh.
-Quỹ quốc gia về việc làm đã giao cho Hội người mù quản lý trên 31 tỷ đồng cho khoảng
13.000 hội viên được vay vốn để phát triển kinh doanh, tọa việc làm, khoảng 65% số hộ
NKT được hưởng các chính sách hỗ trơ phát triển sản xuất. Rồi Hội sản xuất kinh doanh
của người khuyết tật Việt Nam thành lập năm 2003, sau 5 năm hoạt động đã có 289 cơ sở
hội viên, có 57 cở sở có chức năng dạy nghề, năm 2007 có 468 học viên, năm 2008 có 640
hội viên là NKT, sau khi học xong được cấp chứng chỉ nghề, 70% NKT được bố trí việc
làm tại các doanh nghiệp.
-Các khung pháp lý cơ bản nêu trên đã khuyến khích bản thân NKT cũng như các đơn vị
sử dụng người lao động tiếp nhận và sử dụng người lao động là NKT. Ngày 28/3/2013, tại
phiên giao dịch việc làm do trung tân giới thiệu việc làm Hà Nội tổ chức, có khoản 65
doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển duyện từ 900-1000 người lao động, trong đó có
15 doang nghiệp có nhu cầu tuyển dụng từ 150-200 lao động là NKT.
- Hiện nay, NKT có thể tìm việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất hiện
ngày càng nhiều các trang web để NKT có thể tìm kiếm việc làm điển hình là địa chỉ
www.vieclamnguoikhuyetta.edu.vn và web Tìm việc nhanh. Đó là cách thức để NKT có cơ
hội tiếp xúc và tìm kiếm việc làm cho bản thân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề giải quyết việc làm đối với NKT vẫn có đó
những tồn tại cần phải khắc phục:
- Thứ nhất, tỷ lệ NKT gia tăng, tuy nhiên tỉ lệ NKT có việc làm vẫn thấp. Theo số liệu
khảo sát điều tra dân số năm 2009 tại Việt Nam cho thấy, 7,8 % dân số tương đương 6,1
triệu người Việt nam là NKT với 69% đang trong độ tuổi lao động và chỉ có 30% trong số

này có việc làm và thu nhập ổn định để chăm sóc cho bản thân và gia định. Theo tổng cục
thống kê năm 2010 Việt Nam có 12,1 triệu người có khuyết tật chiếm 15.5% dân số. Trong
số NKT, loại đặc biệt(không thể nghe, nhìn, vận động..) chiếm 0.7% dân số Việt Nam; từ 5
tuổi trở lên và 4.7% tổng số NKT. Dự báo trong những năm tới số lượng NKT ở VN chưa
giảm do tác động của ô nhiêm môi trường, ảnh hưởng của chiến tranh trước đây, tai nạn
giao thông và tai nạn nghề nghiệp...
-Thứ hai, NKT gian nan tìm việc, việc tìm việc và có có việc làm đối với NKT là vô cùng
gian nan và khó khăn.
10


-Thứ ba, NKT tự tạo việc làm chiếm tỉ lệ lao. Hiện có tơi 75% NKT có khả năng tham gia
hoạt động kinh tế, trong đó có tới 42% tự tạo việc làm.Có một số điểm hình như tầm
gương của anh Nguyễn Công Hùng là NKT vận động, có duy nhất một ngón tay sử dụng
được chuột để làm việc bằng máy tính. Với nghị lực phi thường anh đã gặp hái được nhiều
thành công trong cuộc sống: như trở thành Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nhìn chung, công
tác giải quyết việc làm đang là bài toán khó. Tình hình việc làm cho NKT chưa có nhiều
tiến triển khả quan. Tỉ lệ NKT có việc làm vẫn thấp và không ổn định, thu nhập thấp, tỉ lệ
thấp nghiệp cao xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
-Do NKT có trình độ văn hóa thấp, không được đến trường lớp. Theo bộ LDTB_XH, trình
độ học vấn của NKT ở Việt Nam thấp, chỉ có 415 NKT biết đọc, biết viết; 19.5% học hết
cấp 1; 2.75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề hơn chỉ có hơn
01,% có bằng đại học hoặc cao đẳng.
-Do rào cản về quan điểm, thái độ của cộng đồng đối với NKT, sự nhìn nhận của NSDLD
đối với NKT. NKT chưa được cộng đồng nhìn nhận đánh giá đúng về năng lực và khả
năng làm việc
-Do rào cản giao thông môi trường xây dựng cũng là thách thực không nhỏ đối với NKT,
nhiều công trình, phương tiện giao thông chưa thực sự tiếp cận được với NKT.
-Do rào cản về pháp luật. Hiện nay một số quy định chưa thực sự đồng bộ, khả năng thực
hiện thấp, vô hình trung gây cản trở trong công tác giải quyết việc làm cho NLT như các

quy định về giảm thời gian làm việc, tỉ lệ định mức nhận NKT làm việc... 9
6. Giải pháp hoàn thiện
-Thứ nhất, các cơ quan chức năng phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình đề án, kế hoạch công tác NKT, đặc biệt là
chương trình giải quyết việc làm đối với NKT.
-Thứ hai, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật về NKT theo hướng: từng bước có những
sửa đổi và ghi nhận, thực thi quyền của NKT, cần bổ sung những quy định nhằm thực hiện
hóa nguyện vọng được làm việc của NKT. Trong vấn đề việc làm việc phân biệt đối xử
thường xuyên diễn ra. Vì vậy cần bổ sung các quy định về việc chống phân biệt đối xử vì lí
do khuyết tật trong lĩnh vực việc làm ở cả giai đoạn tuyển dụng và sử dụng lao động như
việc cách li, phân loại người khuyết tật vì lí do khuyết tật...Đồng thời cần có những chế tài
nghiêm khắc hơn cho những hành vi phân biệt đối xử này.

9

Thực trạng giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt nam, Khóa luận tốt nghiệp, Lê Thị Thu Hòa, Hà Nội,
2012

11


Quy định hưởng ưu đãi khi sử dụng 30% người lao động là NKT trên tổng số lao động là
một quy định cứng nhắc và chưa khuyến khích được các doanh nghiệp trong việc sử dụng
lao động là NKT. Hơn nữa khoảng cách giữa 10 người lao động khuyết tật và 30% lao
động khuyết tật là khá xã xôi. Do vậy, cần có sự điều chỉnh hợp lý, mền dẻo để thực hiện
quy định này cho hiệu quả.
-Thứ ba, về công tác tổ chức thực hiện. Nâng cao trách nhiệm của nhà nước, gia đình, cơ
quan tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề giải quyết việc làm cho NKT. Nhà nước cần kiểm
tra giám sát quá trình thực thi pháp luật để kịp thời khắc phục những tồn tại tạo cơ hội tối
đa cho NKT có thể có việc làm, hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó là tăng cường các hoạt

động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về NKT và pháp luật chính sách về NKT để thay đổi
ý thức quan niện về năng lực và khả năng làm việc của NKT.
-Thứ tư, nâng cao nhận thức xã hội về NKT, khoảng cách giữa các quy định của pháp luật
và việc thực hiện nó là khá xa. Vì vậy các quy định của pháp luật về việc làm đối với NKT
muốn đi vào cuộc sống cần phải nâng cao ý thức cồng đồng đối với NKT. Để làm được
điều đó cần tuyên truyền pháp luật về NKT, đặc biệ là nâng cao vai trò xã hội của NKT.
-Thứ năm,tăng cường nguồn lực và phát triển các sự án dành cho NKT. Trong bối cảnh
hiện nay, khi các ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, mây tre đan xuất khẩu..
đang dần bị mai một do những người khỏe mạnh muốn tìm công việc với thu nhập cao hơn
thì đối với NKT đo lại là những nghành nghề có nhiều khả quan. Thiết nghĩ cần mở rộng
việc làm cho NKT trong các lĩnh vực này.10
II.

Giải quyết tình huống

Cháu Trần Thị Lộc sinh ngày 22 tháng 10 năm 1999, quê ở Nghệ An. Cháu lộc mồ côi cha
mẹ. Cháu vào cơ sở nuôi dạy và chăm sóc trẻ em Thiên Phước ( thành phố Hồ Chí Minh)
ngày 30 tháng 04 năm 2003. Khi vào cháu rất yếu, cháu bị bệnh xương thủy tinh. Chỉ cần
một va chạm nhẹ là xương của cháu bị gãy. Lúc đầu khi mới bị gãy chân, tay, cháu được
đưa vào bệnh viện Nhi đồng 1 để bó bột. Có điều là vừa tháo bột xong cháu lại bị gãy tiếp.
Cháu gãy tay chân không biết bao nhiêu lần. Tuy vậy nhưng cháu Lộc thể hiện một sự
phấn đấu rất lớn để vượt qua bệnh tật. Hiện cháu tự phục vụ ăn uống cho bản thân.
Theo quy định của pháp luật, cháu Lộc có thể được hưởng những chế độ bảo trợ xã hội
nào? Hãy nêu cụ thể các chế độ đó.
Căn cứ vào khoản 1-Điều 2-Luật người khuyết tật(LNKT) 2010: “ Người khuyết
tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” Trong
10

Việc làm đối với người khuyết tật- từ pháp luật đến thực tiễn thực hiện, Đặc san pháp luật người khuyết tật, 2013, TS.

Trần Thị Thúy lâm

12


tình huống này có thể thấy Cháu Trần Thị Lộc bị bệnh xương thủy tinh chỉ một vài va
chạm nhẹ có làm cho xương của cháu bị gãy, gây đau đớn và ảnh hưởng tới sức khỏe, lao
động, sinh hoạt và học tập. Do đó, căn cứ vào điều Luật có thể xác định cháu Lộc là
người khuyết tật
Căn cứ vào khoản 1,điều 3-LNKT 2010 có thể xác định cháu Lộc là người khuyết tật
thuộc loại khuyết tật là khuyết tật vận động. Cháu Lộc bị xương thủy tinh, việc đi lại của
cháu gặp rất nhiều khó khăn vì nếu không cẩn thận thì chỉ cần một vài va chạm nhẹ cũng
có thể khiến cháu bị gãy xương. Do đó cháu Lộc gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá
nhận, vui chơi, học tập và lao động. Đồng thời căn cứ vào khoản 2,điều 3 LNKT 2010
có thể thấy, dù bị bệnh xương thủy tinh nhưng cháu Lộc vẫn cố gắng vượt qua bệnh tật,
hiện tại cháu có thể tự phục vụ ăn uống của bản thân, còn các hoạt động sinh hoạt khác
cháu Lộc không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ từ người khác. Do đó có thể
xác định cháu Lộc thuộc dạng khuyết tật đặc biệt nặng.
Từ những phân tích trên có thể thấy, Cháu Trần Thị Lộc- là người khuyết tật thuộc loại
khuyết tật vận động, mức khuyết tật là đặc biệt nặng. Cháu Lộc mồ côi cha mẹ, nên không
có người chăm sóc, năm 2003 cháu Lộc được đưa vào chăm sóc tại cơ sở nuôi dạy và chăm
sóc trẻ em Thiên Phước ( thành phố Hồ Chí Minh). Với những điều kiện, theo quy định
của pháp luật, cháu Lộc có thể được hưởng những chế độ bảo trợ xã hội người khuyết tật
trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Căn cứ vào Điều 45-LNKT 2010 nhà nước sẽ cấp kinh phí nuôi dưỡng cháu Lộc khi
cháu được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dạy và chăm sóc trẻ em Thiên Phước, cháu Lộc sẽ
được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
c) Mua thẻ bảo hiểm y tế;

d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết;
g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
Cụ thể là:
Thứ nhất, chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
Căn cứ vào Điều 45-LNKT 2010 và Căn cứ vào khoản 1-Điều 26-nghị định
136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội ,
13


theo đó mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn
trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo
quy định sau đây: “a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;b) Hệ số 4,0 đối với trẻ em từ
04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60 tuổi trở lên; c) Hệ số 3,0 đối với người từ 16
tuổi đến đủ 60 tuổi;d) Hệ số đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;”
Căn cứ vào khoản 1-Điều 18-Nghị định 28/2012 NĐ-CP, nhà nước cấp kinh phí để cơ
sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, không tự lo được cuộc sống
theo quy định: “Hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng là ba(3,0);trường hợp
người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao
tuổi thì mức trợ cấp là bốn (4,0)”.Trong tình huống, cháu Trần Thị Lộc sinh năm 1999,
đến năm 2003 cháu được đưa vào cơ sở nuôi dạy và chăm sóc trẻ em Thiên Phước Cháu
Lộc thuộc trường hợp khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em, nên Cháu Lộc sẽ là đối tượng
hưởng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng bằng bốn (4,0).
Căn cứ vào Điều 4 nghị định 136/2013 NĐ-CP có thể xác định mức chuẩn trợ
cấp, trợ giúp xã hội: “ Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức
chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng.”
Trong tình huống này cháu Trần Thị Lộc sẽ được hưởng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng bằng mức chuẩn trợ cấp xã hội nhân với hệ số tương ứng. Cụ thể:

Mức hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng = 270.000 x 4= 1.080.000 đồng
Thứ hai, được mua thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ vào Điều 45-LNKT 201 và Căn cứ vào khoản 2-Điều 26 nghị định
136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội,
trong trường hợp này cháu Lộc được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy
định pháp luật về bảo hiểm y tế;
Căn cứ vào khoản 13-điều 12-Luật bảo hiểm y tế năm 2008: ‘Người thuộc diện hưởng
trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật”. Trong tình huống này,
Cháu Lộc thuộc đối tượng mà Luật BHYT điều chỉnh. Việc đóng BHYT cho Cháu Lộc sẽ
do ngân sách nhà nước chi trả căn cứ vào điều 13 của Luật này.
Do đó, trong tình huống này, cháu Lộc sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Mức hưởng căn
cứ vào điều 22-Luật BHYT 2008, theo đó khi đi khám bệnh, chữa bệnh cháu Lộc sẽ được
quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng
bằng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Cháu Lộc bị bệnh xương thủy tinh, một vài va
chạm nhẹ cũng có thể kiến cháu gãy chân, hoặc tay...Khi mới vào cơ sở nuôi dạy và chăm
sóc trẻ em Thiên Phước, lúc đầu khi mới bị gãy chân, tay, cháu được đưa vào bệnh viện
14


Nhi đồng 1 để bó bột. Có điều là vừa tháo bột xong cháu lại bị gãy tiếp. Cháu gãy tay chân
không biết bao nhiêu lần. Như vậy, với mỗi lần đi khám bệnh, chữa bệnh như vậy, cháu
Lộc sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba, được mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày; Vệ
sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ; Mua thuốc chữa bệnh thông
thường;
Căn cứ vào Điều 45-LNKT 2010 và Căn cứ vào khoản 4 Điều 26 nghị định
136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội :
“4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè,
quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh
thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ,

sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy
định”
Trong tình huống này, cháu Lộc sẽ được hưởng các quyền lợi, đó là được mua sắm
tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày như được cấp chăn, màn, chiếu, quần áo
màu hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt giày, dép, bản chải đáng răng, thuốc
chữa bệnh thông thường, sách vở đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi
phí khác theo quy định. Đồng thời cháu Lộc còn được cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân hàng
tháng.
Thứ tư, được mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
Căn cứ vào Điều 45-LNKT 2010 có thể thấy rằng, với hoàn chảnh của cháu Lộcmột bé gái bị bệnh xương thủy tinh- thuộc loại khuyết tật vận động, nên gặp rất nhiều khó
khăn trong nằm, ngồi, di chuyển, cầm nắm...Do đó cháu Lộc gặp rất nhiều khó khăm trong
sinh hoạt cá nhân, vui chơi, hoạc tập và lao động. Như vậy, với hoàn cảnh của cháu Lộc
thì cháu sẽ được hỗ trợ về phương tiện đi lại như: xe lăn hoặc gậy chống... và đặc biệt là
cần có không gian cần thiết, thuận tiện, phù hợp để cháu Lộc có thể dễ dàng di chuyển mà
không gây ra sự tổn thương cho cơ thể khi va chạm với các đồ vật khác.
Thứ năm, được mai táng khi chết
Căn cứ vào Điều 45 và Điều 46-LNKT 2010 quy định về Chế độ mai táng phí
dành cho người khuyết tật tật trong cơ sở bảo trợ xã hội: “ Người khuyết tật đang
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Chính phủ quy
định mức hỗ trợ chi phí mai táng.”
Căn cứ Điều 11 nghị định 136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định về hỗ trợ chi phí mai táng
“1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
15


a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này đang hưởng
trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng,

trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng
20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp
đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác
nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.”
Căn cứ vào khoản 3-Điều 26- nghị định 136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ
giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định: “Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết
với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội”;
Căn cứ vào Điều 4 nghị định 136/2013 NĐ-CP có thể xác định mức chuẩn trợ cấp,
trợ giúp xã hội: “ Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn
trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng.”
Theo quy định của pháp luật, Nếu trong trường hợp em Trần Thị Lộc qua đời thì sẽ
được hưởng chế độ bảo trợ xã hội liên quan đến hỗ trợ mai táng phí. Mức hỗ trợ mai táng
phí sẽ được xác định như sau:Mức hỗ trợ mai táng phí bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã
hội. Cụ thể:
Mức hỗ trợ mai táng phí= 20 x 270.000 = 5.400.000 đồng.
Kết luận: Theo quy định của pháp luật cháu Trần Thị Lộc có thể được hưởng những chế
độ bảo trợ xã hội: Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; Mua thẻ bảo hiểm y tế; Mua sắm tư
trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày; Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối
với người khuyết tật là nữ; Mua thuốc chữa bệnh thông thường; Mua dụng cụ, phương
tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; Mai táng khi chết.

16


1.

2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.

9.

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
Thực trạng giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt nam, Khóa luận tốt
nghiệp, Lê Thị Thu Hòa, Hà Nội, 2012
Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hồ Thị
Trâm, Hà Nội năm 2013
Việc làm đối với người khuyết tật- từ pháp luật đến thực tiễn thực hiện, Đặc san
pháp luật người khuyết tật, 2013, TS. Trần Thị Thúy lâm
Giái trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2012
Luật người khuyết tật năm 2010
nghị định 136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội ,
Luật bảo hiểm y tế năm 2008
Nghị định 28/2012 NĐ-CP Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật người khuyết tật
Theo Thông tư số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT Hướng dẫn thi hành
Nghịđịnhsố81/CPngày 23 tháng 11 năm 1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động
về lao động là người tàn tật

17



MỤC LỤC

Đề bài số 4................................................................................................................................................................... 1
Bài làm:........................................................................................................................................................................ 2
2. Khái niệm và ý nghĩa giải quyết việc làm đối với người khuyết tật...................................................................3
Trách nhiệm đối với NKT được hiểu là những nghĩa vụ pháp lý có tính chất bắt buộc được quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, được áp dụng đối với các chủ
thể trong xã hội. Cụ thể là các trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,
các gia đình, cá nhân....đối với NKT......................................................................................................................4
- Thứ nhất, nhà nước có trách nhiệm giải quyết việc làm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động được
được quy định tại điều 13- Bộ luật lao động năm 2012. Trách nhiệm của Nhà nước được quy định khá cụ thể
tại BLLD 2012- Điều 176. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật: “1. Nhà nước bảo trợ
quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người
sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật
người khuyết tật2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với
người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật”. Tuy nhiên, vì NKT là người bị khiếm khuyết
một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nên họ bị suy giảm khả năng lao động. Bởi vậy,
đối với NKT, ngoài vấn đề việc làm nói chung, Nhà nước cần có trách nhiệm phục hồi chức năng lao động cho
họ để NKT có việc làm và duy trì việc làm lâu dài................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO.............................................................................................................................17

18



×