MỤC LỤC
1
A.MỞ ĐẦU
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một
tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức
độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác
nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự
cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các
doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và
thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập
hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn
lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều
này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát
huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được
mục tiêu chung của tổ chức - đó là văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp
chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết,
nhưng cũng không ít khó khăn.
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1.Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, tri thức thì khó đứng
vững được. Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của
doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn
thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu
hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự
tổng hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong
thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về văn hóa doanh nghiệp, bởi đây cũng là một chủ đề được nhiều đối tượng quan
tâm nghiên cứu. Mỗi nền văn hóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh
nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Có một vài cách
định nghĩa văn hóa doanh nghiệp như sau:
“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức
khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)
2
“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ
biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”.
(Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)
“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và
tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)
Mỗi định nghĩa đều có nét chung coi văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị
văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi
phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên
sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh
nghiệp.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là một phương pháp quản lý kinh doanh được
xây dựng và thực thi bởi tất cả các thành viên thể hiện một bản sắc, phong cách riêng,
có thể nhận biết nhờ những dấu hiệu đặc trưng, thể hiện những ý nghĩa hình ảnh và
giá trị nhất định đối với các đối tượng hữu quan, và được tổ chức, doanh nghiệp sử
dụng để tạo lập lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu khi hoạt động trong nền kinh tế.
1.2.Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp
Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như “cá
tính” của doanh nghiệp đó. Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người
khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với
doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản
phẩm tương tự ra thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp có ba đặc trưng đó là:
Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp
một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói
quen, đặc trưng của đơn vị đó. Dó đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một
cách “tự phát” hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này dần sẽ càng rõ ràng
hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên một doanh nghiệp, dù muốn hay
không, đều sẽ dần hình thành văn hóa của tổ chức mình. Văn hóa doanh nghiệp khi
hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của
tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn hóa mong muốn là điều cần
thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển
chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.
Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”. Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và
“xấu” (cũng như có cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hóa phù
hợp và không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Gía trị là kết
quả thẩm định của chủ thế đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất
3
định; và những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹpxấu”… nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là không phù hợp. Gía trị
cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian.
Trong thực tế người ta hay áp đặt gia trị của mình, của tổ chức mình cho người khác,
đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hóa của một doanh nghiệp
nào đó.
Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”, Cũng như cá tính của mỗi con người,
văn hóa doanh nghiệp khi đã được định hình thì khó thay đổi. Qua thời gian, các hoạt
động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được
tích lũy và tạo thành văn hóa. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định văn hóa.
1.3.Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong quản lý
VHDN trong quản lý thể hiện hai vai trò quan trọng sau: VHDN là công cụ triển
khai chiến lược, và VHDN là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức
mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ nhất, VHDN là công cụ triển khai chiến lược. Mọi doanh nghiệp đều bắt
đầu sự tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó chỉ
rõ định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi được cụ thể hoá bằng định
hướng về thị trường mục tiêu (khác hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ
yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi
thế cạnh tranh). Thành công trong việc xây dựng chiến lược, nhưng nhiều doanh
nghiệp lại không thành công trong việc triển khai chiến lược. Đó là do những khó
khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý, điều hành việc thực hiện trên cơ sở
bản kế hoạch chiến lược đã xây dựng. Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả mọi
thành viên của tổ chức, doanh nghiệp. Đáng lưu ý là, mỗi người tham gia vào một tổ
chức và hoạt động của tổ chức đều có nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu
những kĩ năng không giống nhau. Họ là những bánh xe khác nhau của cùng một cỗ
xe. Khác nhau là vậy, nhưng họ phải thống nhất trong hành động và phối hợp hành
động để đưa cỗ xe tiến theo cùng một hướng đến đích đã định. Điều đó chỉ có thể đạt
được bằng cách xây dựng những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng
dẫn, chi phối việc ra quyết định và hành động của mọi thành viên. Đối với doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu, điều đó còn có ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc định
hình phong cách.
Thứ hai, VHDN là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh
đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết VHDN được phát triển dựa trên hai
yếu tố: giá trị và con người. Trong VHDN, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, được thể
hiện trong triết lý hành động gồm quan điểm (cách nhận thức), phương pháp tư duy và
ra quyết định mà những người hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa
chọn sẽ sử dụng làm thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành
4
động và mục tiêu để phấn đấu. Giá trị và các triết lý được tổ chức, công ty lựa chọn là
chuẩn mực chung cho mọi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những
người hữu quan bên ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Giá trị và triết
lý của cá nhân không làm nên sức mạnh, chúng chỉ gây mâu thuẫn. Chỉ có giá trị và
triết lý thống nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể.
Giá trị là những đóng góp của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan, hay
xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc gìn giữ và phát
triển các giá trị đạo đức và nhân văn của con người. Giá trị được xác định trên cơ sở
những chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội và kinh doanh. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp
lựa chọn cho mình trong số những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng làm giá trị và
triết lý chủ đạo của mình. Không chỉ vậy, họ còn thể hiện những cam kết của tất cả
các thành viên tổ chức trong việc tự nguyện phấn đấu vì những giá trị và kiên trì theo
đuổi những triết lý đó. Chính vì giá trị mà tổ chức và các thành viên tổ chức cam kết
tôn trọng thể hiện sự cống hiến cho con người. Giá trị là chất liệu tạo nên hình ảnh
của tổ chức. Và chính nhờ những cống hiến đó mà tổ chức và các thành viên tổ chức
được xã hội đánh giá cao và sẵn sàng trao tặng những phần thưởng tinh thần (thương
hiệu) và vật chất (lợi nhuận) tương xứng. Mấu chốt của VHDN là về con người, vì
con người; doanh nghiệpkhông làm cho VHDN có hiệu lực mà chính là con người:
người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành.
Chính con người làm cho những giá trị được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực.
Ngược lại, giá trị làm cho hành động và sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa.
Con người thể hiện giá trị; Giá trị nâng con người lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể
thu hút mọi người đến với nhau. Giá trị liên kết con người lại với nhau. Giá trị tạo nên
động cơ hành động cho con người. Giá trị làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành
động vì mục tiêu chung.
Chương 2: Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
2.1.1. Đặc trưng kiến trúc
Những dấu hiệu đặc trưng kiến trúc của một tổ chức gồm kiến trúc ngoại thất và
thiết kế nội thất công sở. Phần lớn những công ty thành đạt hoặc đang phát triển muốn
gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng
những công trình kiến trúc đặt biệt và đồ sộ. Những công trình kiến trúc này được sử
dụng như biểu tượng và hình ảnh về tổ chức. Các kiến trúc doanh nghiệp không chỉ là
trụ sở làm việc cho nhân viên, là nơi gặp khách hàng mà còn thể hiện rõ nét văn hóa
của doanh nghiệp đó. Đa phần các doanh nghiệp muốn đưa màu sắc của mình vào
kiến trúc. Các doanh nghiệp có kiến trúc đẹp mắt sẽ đưa được khách hàng đến gần
hơn, từ đó tăng doanh thu, phát triển kinh tế.
5
Có thể thấy trong thực tế những ví dụ minh hoạ ở các công trình kiến trúc lớn
như:.
Đặc điểm kiến trúc của Sacombank là màu sắc chủ đạo của toà nhà và logo có
màu xanh lục. Đây là màu tạo nên cảm giác thân thiện gần gũi. Màu xanh là màu của
thiên nhiên, màu của sức sống thể hiện một sức sống tiềm tàng và phát triển mạnh mẽ
của doanh nghiệp. Mùa xanh của tòa nhà với màu xanh của trời thể hiện quyết tâm
hòa nhập vào không gian rộng lớn, nền kinh tế Việt Nam và xa hơn là nền kinh tế thế
giới. Qua đó, Sacombank muốn khẳng định vị thế của mình trong không gian rộng lớn
như vậy.
Trụ sở Sacombank với tông xanh chủ đạo
Cà phê Highland là chuỗi cà phê đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện một
cách bài bản. Hiện cà phê Highland thường xuất hiện ở hầu hết các công trình lớn
cũng như những địa điểm có góc nhìn đẹp. Chuỗi cửa hàng cà phê Hinghland có kiến
trúc độc đáo với một không gian đặc biệt. Với vật liệu xây dựng chính là đá và gỗ
cùng thiết kế tường kính bao quanh đã tạo nên sự sang trọng cho kiến trúc. Xung
quanh có nhiều cay xanh tạo không khí mát mẻ và tươi tắn. Hingland có không gian
rộng lớn, đôi khi có tầng rất thích hợp cho việc vừa uống cà phê vừa ngắm cảnh thành
phố. Đây là một chiến lược thu hút khách rất thông minh.
6
Cà phê Highlands
Tông màu chủ đạo của Hinghland là đỏ và nâu khá nổi bật. Những bộ ghế gỗ tự
nhiên bọc nỉ gần gũi với con người, những chiếc đèn lồng màu sắc trang trí trên trần
nhà hay những chậu cây xanh bên ngoài cánh cửa của Highlands…tất cả những điều
đó đều nhằm truyền đạt các giá trị truyền thống của nền văn hóa Việt Nam, sự thân
thiện trong kiến trúc sẽ đưa mọi người xích lại gần nhau hơn. Nơi đây phù hợp với tất
cả đối tượng, có không gian năng động dành cho các bạn trẻ, không gian sang trọng
lịch sự cho văn phòng tiếp khách, hay nơi sum họp gia đình vào cuối tuần.
Những thiết kế nội thất cũng rất được các công ty, tổ chức quan tâm. Từ những
vấn đề rất lớn như tiêu chuẩn hoá về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế
nội thất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang
phục… đến những chi tiết nhỏ nhặt như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí
của chúng trong phòng vệ sinh… Tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen,
thiện trí và được quan tâm. Có thể lấy một vài ví dụ minh họa như sau:
Màu đỏ thuộc gam màu nóng và luôn chiếm một vị trí quan trọng và là một trong
những màu sắc được sử dụng thường xuyên nhất trong các thiết kế nội thất văn phòng
hay thiết kế căn hộ. Những người thuộc mệnh hỏa thường là những người rất thích
hợp với màu đỏ nổi bật này. Và không phải ngẫu nhiên, người ta sử dụng tông màu
này trong các thiết kế, những ý nghĩa nổi bật của nó là sự thu hút đối với tất cả mọi
người. Các mẫu bàn làm việc, bàn máy tính, vách ngăn thường được sử dụng nhiều
gam màu này.
Màu đỏ có sức hút và sức quyến rũ rất mãnh liệt. Vì thế, màu đỏ luôn là tâm
điểm thu hút được sự chú ý của con người. Vì vậy, màu đỏ thường xuyên được sử
dụng để tạo nên điểm nhấn trong các thiết kế về nội thất hay thời trang, nghệ thuật…
Màu đỏ thể hiện cho nguồn năng lượng và sự quyết tâm mạnh mẽ, dồi dào. Màu đỏ
biểu thị một sự khát khao, đam mê bùng cháy, màu đỏ chính là màu của lửa, màu của
nhiệt huyết.
7
Vì vậy mà ở các công ty trẻ năng động, đặc biệt là các công ty về công nghệ hay
về thức ăn, nước giải khát rất hay sử dụng màu đỏ là biểu tượng hay trong thiết kế nội
thất văn phòng. Có thể lấy một ví dụ đó là công ty giải khát Coca cola nổi tiếng, đã
lấy màu đỏ là biểu tượng. Đó là những cảm giác từ thị quan và các giác quan khác,
màu đỏ trong phong thủy, còn mang một ý nghĩa khá đặc biệt. Màu đỏ tượng trưng
cho lửa và danh vọng. Màu đỏ giúp tăng cường năng lượng và làm rung động cả
những thứ vô tri vô giác.
Nội thất công ty Coca cola
Ví dụ đối với dự án công trình Nutifool, ADT Decor đã thể hiện được nét
chuyên nghiệp với các văn phòng được bố trí tuy đơn giản nhưng lại mang đạm dấu
ấn thương hiệu Nutifool trong từng không gian, đặc biệt là phòng truyền thông của
công ty nới kể lại câu chuyện cảm động từ những ngày đầu hình thành cho đến những
thành tựu vẻ vang mà công ty đạt được.
Thiết kế nội thất văn phòng Yantv lại thể hiện được nét trẻ trung của một kênh
truyền thông sang tạo bởi các gam màu nóng lạnh được sử dụng đối lập, các kiểu bàn
ghế được thiết kế cách điệu, không gian bố trí mở hoàn toàn phù hợp với phong cách
làm việc năng động của công ty.
8
Văn phòng Yantv với các gam màu nóng lạnh
Thiết kế kiến trúc được các tổ chức rất quan tâm là vì những lý do sau:
Kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về
phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc. Ví dụ như kiến
thúc nhà thờ tạo ấn tượng quyền lực, thâm nghiêm; chùa chiền tạo ấn tượng thanh
bạch, thoát tục; thư viện gây ấn tượng thông thái, tập trung cao độ.
Công trình kiến trúc có thể được coi là một ―linh vật biểu thị một ý nghĩa, giá
trị nào đó của một tổ chức, xã hội. Ví dụ, tháp Eiffel của Pháp, Tháp Đôi của Mỹ hay
của Malaysia, tháp truyền hình của một số nước, Vạn Lý Trường Thành của Trung
quốc, Văn miếu, Chùa Một Cột… đã trở thành hình ảnh, biểu tượng về một giá trị tinh
thần quốc gia, địa phương.
Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược
của tổ chức.
Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm của công
ty.
Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với
sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên.
2.1.2. Biểu tượng, logo
Một công cụ khác biểu thị đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp là biểu tượng.
Biểu tượng là một thứ gì đó biểu thị một thứ không phải là chính nó và có tác dụng
giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Hiểu nôm na, biểu tượng là
sử dụng nhưng đặc trưng khác để hiểu cái ẩn sau trong đó. Các công trình kiến trúc, lễ
nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng biểu tượng; thông qua đó
truyền đạt ý nghĩ, giá trị bên trong.
9
Có nhiều loại biểu tượng, song biểu tượng dễ hiểu nhất phải kể đến logo, là loại
biểu tượng dễ được người khác thông hiểu. Logo là tác phẩm sáng tạo được thiết kế
để thể hiện hình tượng về một tổ chức, doanh nghiệp bằng những hình ảnh, kí hiệu,
màu sắc, kí tự đặc biệt. Hay nói cách khác logo là biểu tượng sử dụng ngôn ngữ nghệ
thuật phổ thông nhằm truyền đạt những ý nghĩa đặc biệt. Các biểu tượng logo thường
có sức mạnh rất lớn bởi hướng sự chú ý của người thấy nó vào một vài chi tiết hay
điểm nhấn cụ thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn
tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Logo là loại biểu trưng đơn giản
nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức, các doanh nghiệp chú trọng.
Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp điều có logo, bởi nó là cách thức hữu hiệu
nhất tạo ấn tượng trong mắt khách hàng, đồng thời là dấu ấn sản phẩm của công ty, là
tín hiệu hay dấu hiệu nhận biết sản phẩm của công ty đó. Logo vừa là cách công ty,
doanh nghiệp giới thiệu về doanh nghiệp mình, vừa là biểu tượng để khách hàng nhớ
đến doanh nghiệp hay công ty đó.
Mỗi doanh nghiệp thường tạo cho mình một biểu tượng logo khác nhau, điểm
đặc biệt của nó thường là ngắn gọn, sâu sắc. Một số logo thường kèm theo slogan của
doanh nghiệp hay công ty đó.
Để hiểu rõ hơn về biểu trưng trực quan logo, ta có thể đi cụ thể vào một số logo
của doanh nghiệp nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Trước mắt khi nói tới logo, không thể không nói tới Google. Google là một công
ty internet lớn bậc nhất trên thế giới.
Logo của Google
Logo của Google được thiết kế khá đơn giản với những màu sắc riêng biệt,
không hề có những biểu tượng hào nhoáng nhưng lại có mối liên hệ sâu sắc với hình
ảnh của công ty. Trong quá trình tạo ra logo của Google, các nhà thiết kế muốn thể
hiện được sự thích thú, sáng tạo mà không bị gò bó bởi những biểu tượng quá cồng
kềnh, rối rắm. Ban đầu họ chỉ làm lệch đi một số chữ cái nhưng ý tưởng này đã bị hủy
bỏ mà thay vào đó họ tập trung vào chính màu sắc của chúng. Logo hiện tại của họ có
màu đỏ, vàng và xanh nước biển đều thuộc gam màu cơ bản, nhưng chữ “l” lại thuộc
10
màu xanh lá thứ cấp. Điều này mang một thông điệp rằng: Google không phải là một
công ty thích “chơi đúng luật”.
Sau lĩnh vực internet của google, phải kể đến lĩnh vực di dộng mà đứng đầu là
ông trùm Apple. Logo của Apple tưởng chừng đơn giản nhưng lại hàm chứa nhiều ý
nghĩa sâu xa.
Logo quả táo khuyết của Apple
Apple sở hữu một trong những logo nổi tiếng nhất thế giới với hình ảnh quả táo
cắn mất góc biểu tượng cho ham muốn, hiểu biết, hy vọng và nổi loạn.
Rob Janoff, tác giả của logo này cho biết, logo Apple khi thu nhỏ lại hay nhìn từ
đằng xa, sẽ trông giống với trái cherry hơn là trái táo nếu như không có miếng cắn ở
bên hông.
Miếng cắn này cũng thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới không
ngừng để đạt đến sự hoàn hảo của Apple.
Jean Louis Gassée, đốc điều hành của Apple, từ 1981 - 1990 đã nói rằng logo
quả táo mất góc chính là một trong những bí mật lớn nhất của Apple. Đây là biểu
tượng hoàn hảo cho lòng ham muốn và sự hiểu biết, với một góc khuyết và được phủ
đầy các dải màu cầu vồng, sắp xếp theo một trật tự ngẫu nhiên.
Quả Táo được ngưỡng mộ bởi sự đơn giản, cùng nhiều tầng nghĩa vây quanh.
Các fan hâm mộ thậm chí còn dán logo Apple lên xe, hay xăm mình, một sự yêu quý
cuồng nhiệt mà chỉ rất ít thương hiệu mới có được.
Về doanh nghiệp trong nước, nói về logo phải kể đến logo của các ngân hàng
hay các hãng viễn thông, trong đó phải kể đến logo của ngân hàng Viettinbank.
Logo Viettinbank là cách điệu của đồng tiền cổ, cũng là biểu tượng truyền thống
của các doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực tài chính ngân hàng.
11
Logo ngân hàng Viettinbank
Ý nghĩa logo Viettinbank được lý giải là triết lý sâu xa về sự hòa hợp, hoàn
chỉnh của hai nửa đồng tiền ghép lại trong biểu tượng, phần màu xanh phía trên là
vòm trời còn bán nguyệt phía dưới là trái đất, kết hợp giữa hai màu này là sự hòa hợp
giữa âm dương và trời đất, phù hợp triết lý Á Đông.
Trong kinh doanh, các doanh nghiệp rất coi trọng hình ảnh thương hiệu bởi vì
chính nó quyết đính sự tồn vong và phát triển của thương hiệu đó. Vì thế thường
những công ty lớn bỏ ra một số tiền lớn đầu tư vào biểu tượng – logo để đại diện cho
công ty, hơn nữa đây còn là hình ảnh để công chúng ấn tượng và nhớ tới.
2.1.3. Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Một dạng biểu trưng quan trọng khác thường được sử dụng để gây ảnh hưởng
đến văn hóa công ty là ngôn ngữ. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu
chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý
nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan.
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách
hàng và nhiều người khác trích dẫn. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các
ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, do đó đôi khi có vẻ sáo rỗng về hình thức. Khẩu hiệu là
cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một
công ty. Vì vậy, chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh tổ chức, công ty để
hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.
Để giải thích ngắn gọn cho biểu trưng trức quan này, ta có thể hiểu đơn giản,
ngôn ngữ là cách doanh nghiệp “giao tiếp” trong nội bộ doanh nghiệp và ở ngoài
doanh nghiệp. Còn khẩu hiểu là cách chuyển hóa ngôn ngữ thành đơn giản, cô đọng
thể hiện triết lý sâu sắc của doanh nghiệp. Đúc kết đơn giản của biểu trưng này chúng
ta sẽ đi vào hiểu sâu về SLOGAN – Khẩu hiệu.
Có thể nói slogan (khẩu hiệu) giống như lời tuyên thệ của doanh nghiệp, tất cả
mục đích, ý nghĩa, sứ mạng, tầm nhìn của doanh nghiệp đều hàm chứa trong một câu
nói ngắn gọn, súc tích, đa nghĩa đó. Nhưng không chỉ có vậy, slogan còn phải đạt một
yếu tố không thể thiếu đó là thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng mạnh đối với mọi
người.
Có hàng triệu doanh nghiệp có slogan nhưng chỉ có một số ít được đông đảo
người tiêu dùng nhớ đến. Còn đại đa số đã bị chìm nghỉm, rơi rụng trong cả rừng khẩu
12
hiệu quảng cáo. Slogan là một sự tự giới thiệu, tự quảng cáo, là một thông điệp gửi
đến đối tượng khách hàng đã xác định, dưới hình thức cổ động. Cùng lúc nó phải nói
cho người tiêu dùng biết đặc điểm, ưu điểm của sản phẩm, doanh nghiệp, về những lợi
ích và sự hài lòng mà nó mang đến cho khách hàng… (hẳn nhiên, không khỏi cường
điệu ít nhiều do yêu cầu quảng cáo tiếp thị). Và tất cả những nội dung ấy lại chỉ được
phép gói ghém trong vài từ ngắn ngủi, dễ đọc và dễ nhớ. Nói cách khác, Slogan là một
hình thức diễn đạt cô đọng, giàu ý nghĩa và tạo ấn tượng tốt, mạnh mẽ, dùng rất ít từ
để nói được thật nhiều điều.
Theo các doanh nghiệp slogan là yếu tố nhấn mạnh thương hiệu của doanh
nghiệp. Là cách để doanh nghiệp tạo ấn tượng trong mắt khách hàng, đồng thời để
thương hiệu khắc sâu vào tâm lý người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia thương hiệu, slogan (khẩu hiệu) được hiểu như là sự tự giới
thiệu, tự quảng cáo, là một thông điệp doanh nghiệp (DN) gửi đến người tiêu dùng.
Đây là một phần trong chiến lược phát triển thương hiệu, có vai trò rất quan trọng và
nhiều khi góp đến 50% vào sự thành công của DN.
Slogan là khẩu hiệu thương mại, nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của
những chiến binh Scotland. Ngày nay, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại
của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù
rằng nó chỉ là một câu nói.
Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư
về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được một
slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá
được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.
Trong các slogan nổi tiếng phải kể đến Slogan của Nike: Just do it - Cứ làm đi.
Just do it - Cứ làm đi
Có lẽ chúng ta dễ dàng nhận thấy biểu tượng đường cong màu đỏ với slogan
“Just do it!” của hãng thể thao Nike. Slogan này được hiểu như một lời khuyến khích
13
hay thúc đẩy người ta hãy tiến về phía trước và được ra đời vào năm 1970. Theo một
số giả thuyết thì Nike đã thuê một số hãng quảng cáo thiết kế slogan cùng logo cho
công ty.
Tuy nhiên Philip Hampson Knight (người sáng lập và là chủ tịch của Nike)
không cảm thấy hài long với các phương án mà đối tác đưa ra. Cuối cùng, khi nghe
một đối tác đưa thêm phương án "trình bày" nữa qua điện thoại, Knight tỏ ra thất
vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”. Lúc này có lẽ ông đã quá nản, có hiện tượng
muốn buông xuôi rồi! Nhưng câu nói đầy "thái độ" ấy lại là một ý tưởng tuyệt vời
gắn liền với Nike đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng: “Just do it” là lời một bài hát khá thịnh
lúc bấy giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khẩu hiệu này của công ty đã được người Mỹ nồng
nhiệt đón nhận. Và slogan này đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu hay nhất
mọi thời đại, đem lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khồng lồ cho hãng giày thể thao
huyền thoại.
Nếu nói về Nike của nước ngoài thì không thể không nói tới Bitis – “Nâng niu
bàn chân Việt” - thương hiệu giày dép nổi tiếng Việt Nam.
Logo của hãng giày Biti’s
Theo một số ý kiến khẩu hiệu này Biti’s định vị là sản phẩm của mọi người Việt.
Vì vậy có thể nói phân khúc thị trường của Biti’s là đối tượng người có thu nhập trung
bình, chú ý đến độ bền sản phẩm, tính năng nâng đỡ đôi chân lúc đi lại, vui chơi, hoạt
động. Qua câu slogan ta thấy Biti’s không nhắm đến đối tượng thích làm đẹp mà đơn
giản chỉ là "nâng niu" tức làm công cụ hỗ trợ chứ không thiên về yếu tố thẩm mỹ. Yếu
tố Biti’s nhắm đến ở đây là chức năng, là độ bền.
Thêm vào đó ta cũng thấy câu slogan này chỉ mang tính chất hướng nội "Việt
Nam". Phạm vi thị trường hoàn toàn nhắm vào thị trường nội địa chứ không nhằm
mục đích xuất khẩu. Câu slogan cũng nêu bậc được ý tưởng "Người Việt Nam dùng
hàng Việt Nam".
14
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có một số slogan nổi tiếng như:
• Slogan của Vinaphone: “không ngừng vương xa”
• Slogan của EVN: “Kết nối sức mạnh”
• Slogan của Công ty chiếu sáng Điện quang: “Ở
đâu có điện, ở đó có
Điện quang”
Nhìn chung, slogan là biểu trưng cụ thể để thấy văn hóa của một doanh nghiệp,
là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của một doanh nghiệp.
2.1.4. Nghi lễ, nghi thức
Nghi thức và nghi lễ là những hoạt động được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ
lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa – xã hội chính thức, nghiêm
trang, tình cảm được thể hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ
chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự. Những người quản
lý có thể sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị
được tổ chức coi trọng. Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh những giá trị riêng của
tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện
trọng đại, để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những
niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức
Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty. Tuy
không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với
mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên truyền phổ biến đường lối,
chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt
cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu ... Do vậy, để
thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh canh tranh cho doanh
nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác
phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình.
Những nghi lễ giúp doanh nghiệp để nói về các công ty với các tay tốt nhất, thiết
lập quan hệ thân thiện với khách hàng trung thành và thu hút người hâm mộ mới của
sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, tìm hiểu về các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và
mở rộng ảnh hưởng của truyền thông. Có bốn loại lễ nghi cơ bản: chuyển giao (khai
mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt), củng cố (lễ phát phần
thưởng), nhắc nhở (sinh hoạt văn hoá, chuyên môn, khoa học) và liên kết (lễ hội, liên
hoan, Tết).
Ví dụ: Ở một công ty, việc bầu chọn cho một chức vụ lãnh đạo được coi là một
sự kiện quan trọng đánh dấu sự thành đạt trong nghề nghiệp. Một loạt hoạt động được
tiến hành kèm theo việc bổ nhiệm một chức vụ lãnh đạo, bao gồm cả cách thức ghi
nhận đặc biệt. Người mới được bổ nhiệm được trịnh trọng dẫn đến phòng ăn lần đầu
tiên ở cương vị mới, ở đó người mới được bổ nhiệm sẽ chính thức mời mọi người
15
trong đơn vị uống cốc rượu mừng vào một buổi nào đó sau khi quyết định bổ nhiệm
được chính thức công bố. Có thể coi đó là một buổi lễ ra mắt hay chuyển giao.
Một ví dụ thuộc lễ nghi nhắc nhở đó là việc Tập đoàn Hoa Sen tổ chức Đại hội
Cổ đông thường niên 2015. Lúc 08g30 ngày 19/01/2015, tại Hội trường Thống Nhất,
số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức
Hội nghị thường niên Đại hội đồng Cổ đông niên độ tài chính (NĐTC) 2014 – 2015.
Hội nghị đã thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát về kết quả
hoạt động của Tập đoàn Hoa Sen trong NĐTC 2013 – 2014, cũng như đề xuất Đại hội
đồng cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh và một số định hướng hoạt động của
Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát trong NĐTC 2014 – 2015.
2.1.5. Mẫu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình
Khi triển khai các hoạt động trong thực tiễn, thường xuất hiện những sự kiện,
tấm gương điển hình cho việc thực hiện thành công hay thất bại một giá trị, triết lý
mà tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng làm bài học kinh nghiệm hay minh hoạ điển
hình, mẫu mực, dễ hiểu về văn hoá công ty. Mẩu chuyện là những câu chuyện thường
được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị, triết lý của văn hoá
công ty được các thành viên trong tổ chức thường xuyên nhắc lại và phổ biến những
thành viên mới. Một số mẩu chuyện trở thành những giai thoại do những sự kiện đã
mang tính lịch sử và có thể được khái quát hoá hoặc hư cấu thêm. Trong các mẩu
chuyện kể thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những mẫu hình lý
tưởng về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hoá công ty. Tấm gương điển
hình có thể được nhân cách hoá thành huyền thoại với những phẩm chất và tính cách
của nhiều tấm gương điển hình hay kỳ vọng về những giá trị và niềm tin trong tổ
chức. Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ
chức và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên.
Các mẫu chuyện và giai thoại cùng những tấm gương điển hình giúp nhân viên
cũng như khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, về nơi mình làm việc và hợp tác.
Nó còn giúp thể hiện truyền thống của doanh nghiệp, sự đột phá và lịch sử hình thành
phát triển như thế nào.
Có thể kể đến câu chuyện vượt khó làm giàu của hai doanh nhân điển hình là
ông Đặng Lê Nguyên Vũ của thương hiệu cà phê Trung Nguyên và ông Phạm Nhật
Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup.
Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại Nha Trang, Khánh
Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh
sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
16
Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Mặc dù vậy, việc lên
nhập học trường y tại Buôn Ma Thuật không mở ra con đường tương lai của ông với
nghề này.
"Những ngày học ở trường y, lúc nào tôi cũng trăn trở về công việc và cuộc sống
của người thầy thuốc. Càng học lên, điều đó càng bứt rứt trong lòng tôi. Muốn có
cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người học y chúng tôi đã quên lời thề
Hippocrate. Và với tôi, cách tốt nhất không vi phạm lời thề là... bỏ nó luôn, làm việc
khác", ông chia sẻ.
Ông tính bỏ học lên thành phố kiếm việc làm nhưng sau đó nghe lời khuyên của
chú, ông quyết định quay trở lại hoàn thành nốt việc học của mình.
Thời gian ở Đại học cũng là lúc ông Vũ bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên
cứu về lĩnh vực cà phê. Thông qua một người bạn, ông xin được công thức cà phê
rang xay ở một cửa hàng nổi tiếng tại Tuy Hòa.
Năm 1996, ông và 3 người bạn cùng phòng trọ thành lập hãng Cà phê Trung
Nguyên tại cây số 3 thành phố Buôn Ma Thuột. "Đó là một sự kiện trọng đại trong đời
tôi và lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên", ông Vũ kể lại.
Cho đến nay,cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng
hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Phạm Nhật Vượng
Không chỉ là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách do tạp chí Forbes của
Mỹ công bố, Phạm Nhật Vượng còn là một trong 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất thế giới
năm 2013. Chủ tịch HĐQT Vingroup được ngưỡng mộ không hẳn vì sự giàu có, mà
bởi ông đã làm được những điều mà không ai tin người Việt Nam có thể làm được.
Quê gốc ở Can Lộc (Hà Tĩnh), nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, người đàn ông
47 tuổi này (ông sinh năm 1968) bắt đầu bước ngoặt lớn nhất cuộc đời mình vào năm
1987, khi thi đỗ Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và được chọn sang Nga du học.
Con đường kinh doanh của Phạm Nhật Vượng khởi đầu từ đây với những gói mỳ
ăn liền - món thực phẩm hữu ích vào thời khó khăn, sau khi Liên bang Xô Viết sụp
đổ. Sau mỳ gói thương hiệu Mivina là bột canh và các sản phẩm gia vị, đồ ăn nhanh...
Nhờ thế, Phạm Nhật Vượng đã được vinh danh là “Người sáng lập thị trường thức ăn
nhanh” tại Ukraine. Tập đoàn Technocom do Phạm Nhật Vượng thành lập năm 1993
đã liên tục mở thêm nhà máy và không ngừng khuếch trương quy mô.
17
Và chính những gói mỳ ăn liền và các sản phẩm gia vị, thức ăn nhanh đã mang
lại cho Phạm Nhật Vượng khối tài sản lớn để đầu những năm 2000, đầu tư Vinpearl
Nha Trang.
Liên tiếp 4 năm liền ông đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường
chứng khoán Việt. Đi lên từ hai bàn tay trắng, Ông chủ của Tập đoàn Vingroup chưa
khi nào nghĩ lại có được trong tay một tập đoàn đồ sộ như thế này. Tính đến ngày
28/2/2014, ông nắm giữ số cổ phiếu đạt 21.774 tỷ đồng. Trong Vingroup, đây là tập
đoàn có giá trị khoảng 74.980 tỷ đồng, tuyển dụng hàng nghìn nhân sự trực tiếp và
gián tiếp.
2.1.6. Ấn phẩm điển hình
Những ấn phẩm điển hình là một số những tư liệu chính thức có thể giúp những
người hữu quan có thể nhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hoá và của một tổ chức.
Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ
chức, công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo
giới thiệu sản phẩm và công ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành…
Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức, phương châm hành động,
niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, công ty, người
tiêu dùng, xã hội. Chúng cũng giúp những người nghiên cứu so sánh, đối chiếu sự
đồng nhất giữa những biện pháp được áp dụng với những triết lý được tổ chức tôn
trọng. Đối với những đối tượng hữu quan bên ngoài đây chính là những căn cứ để xác
định tính khả thi và hiệu lực của văn hoá công ty; đối với những người hữu quan bên
trong đây là những căn cứ để nhận biết và thực thi văn hoá công ty.
TẦM NHÌN
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“
SỨ MỆNH
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng
cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội”
18
Ấn phầm về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty sữa Vinamilk
2.2. Các biểu hiện phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp
2.2.1. Biểu hiện phi trực quan theo mức độ nhận thức
Các biểu trưng phi trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận
thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về văn hóa công ty.
Theo định nghĩa trên, các biểu trưng phi trực quan có thể dược chia thành 4 cấp
độ từ thấp đến cao là:
- Giá trị:
Giá trị là biết những việc cần phải làm, những yêu càu cần đáp ứng, những hành
vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ. Giá trị của văn hóa doanh nghiệp là kết
quả của sự đánh giá đúng hay sai, tốt - xấu, đẹp- xấu, phù hợp hay không phù hợp,…
những việc làm, hành vi, yêu cầu đáp ứng và việc có tuân thủ đúng những quy định
chung của từng công ty.
Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không
gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức
mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá
của một doanh nghiệp nào đó.
Một số giá trị được đề cao trong văn hóa doanh nghiệp là:
Sự thành thực (thể hiện là nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện những gì
mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện).
19
Sự tự giác (thể hiện ở mức độ sẵn sang với công việc, không ngại khó khăn, làm
việc hết mình vì lợi ích của tổ chức).
Sự khôn khéo (biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận
những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất).
- Thái độ:
Đây là vần đề quan trọng được coi là ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi cá nhân
trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân đó phải hiểu ý nghĩa của việc mình cần phải làm,
những yêu cầu cần đáp ưng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân
thủ. Khi biết được ý nghĩa của từng yếu tố đó thì mới bộc lộ được thái độ làm việc của
mình.
Ví dụ một số thái độ của cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp qua các việc làm
như: Nhận thức hiểu biết và đánh giá được nội dung, hình thức của một công ty với
thái độ hài long hay không hài lòng.
Khi một công ty khác hay khác hàng đưa ra những điều dối trá trái ngược để hại
công ty mình về sản phẩm thì với việc am hiểu về sản phẩm và nhu cầu sự dụng của
toàn thị trường người lãnh đạo của công ty đó phải có thái độ tốt hay xấu để đem lại
sự thành công cho công ty mình.
- Niềm tin:
Trong lĩnh vực kinh doanh chúng ta muốn thành công thì phải luôn luôn đặt
niềm tin vào trong mơ ước đó. Nếu không có niềm tin thì cũng như việc chúng ta bị
mộng du đi rrong đêm tối vậy. Và nếu không có niềm tin, hoài bão thì coi chúng ta sẽ
gặp thất bại. Vì vậy trong kinh doanh luôn luôn cần sự tính toán cân nhắc nên cần
phải có niềm tin vào đó, ta phải tin là chúng ta làm được thì mới có sự nỗ lực xảy ra
và đó chính là niềm tin. Trước hết đối với bản thân mình là phải luôn đặc ra mục đích,
ước mơ thì làm việc mới thành công được. Bởi niềm tin chính là nghị lực, ý chí để
chúng ta hoàn thành mục tiêu đề ra. Nhưng chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng việc
đặc niềm tin vào đúng chổ, đúng lúc thì mọi việc mới có khuynh hướng thành công
hơn. Họ ở đây tức là doanh nhân phải có tự tin vào chính bản thân mình để họ có thể
đưa ra những chiến lược hợp lý, chính xác trên thương trường. Vì thế niềm tin là cái
bao chứa ý chí, nghị lực và quyết tâm và cũng chính là nguồn động lực chính thôi thúc
họ thành công hơn.
- Nguyên tắc:
Các nhà kinh tế và các danh nhân có các định nghĩa khác nhau về kinh doanh.
Tuy nhiên là công việc sống còn để giúp nền kinh tế phát triển. Vì vậy muốn thành
công trong kinh doanh của một doanh nghiệp thì người đứng đầu cần phải đưa ra
20
những nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên chúng ta phải có khả nằng kinh doanh tức là đối
với bản thân người kinh doanh họ là một người có những triết lý chuẩn xác, những
tính toán chặt chẽ. Thể hiện mình là một người đứng đầu đầy bản lĩnh sẵn sàng đứng
ra chiệu trách nhiệm về rủi ro trong một dự án kinh doanh. Vì thế trong môi trường
kinh doanh cũng như môi trường làm việc họ phải đưa ra những quy định, quy tắc
trước tiên để cho bản thân mình hoàn thiện và những người làm việc xung quanh cụ
thể là cấp dưới dựa vào đó để thực hiện theo. Để hoàn thành tốt công việc đem lại
thành công hơn trong kinh doanh.
2.2.2. Biểu hiện phi trực quan theo mức độ chuyển hóa về nhận thức
Tùy thuộc vào mức độ chuyển hóa về nhận thức, hành vi sẽ được thể hiện với
mức độ khác nhau.Ở mức độ thấp, thì tính chủ động còn rất ít, hành vi còn thụ động.
nhưng trái lại ở mức độ cao nhận thức đã được chuyển hóa thành nội lực (động lực),
vì vậy, con người ý thức và tự giác, tự chủ hơn trong hành động của mình. Được thể
hiện cụ thể như sau:
- Giá trị: chấp nhận những gì yêu cầu phải làm - miễn cưỡng - hành động khi
cần thiết.
Thước đo giá trị của một người là những gì họ làm được, họ nhận thức được việc
đó phải làm. Nhưng đôi khi có những việc mà mình không thích làm nhưng cũng phải
làm. Chẳng hạn như trong một công ty thì những người làm giám đốc có những lúc họ
không muốn phải xử lí, phải đưa ra những nguyên tắc nghiêm ngặt để quản lí nhân
viên khi sai phạm, nhưng vì đó là công việc của họ nên họ phải làm cho dù không
muốn.
Ví dụ thực tế: hiện nay, tất cả ai cũng biết đến tập đoàn Mường Thanh với hệ
thống khách sạn trải dài từ Bắc chí Nam. Được điều hành dưới sự lãnh đạo của người
phụ nữ trẻ tuổi Lê Thị Hoàng Yến. Cô được cho là người quản lý chính hệ thống 30
khách sạn trên cả nước của tập đoàn Mường Thanh. Từ việc lựa chọn vị trí, lên kế
hoạch đầu tư đến thiết kế, xây dựng các khách sạn Lê Thị Hoàng Yến đều tham gia
chỉ đạo. Ngoài ra cô còn phụ trách công việc hoàn thiện nội thất, bố trí phòng ốc, quản
lí và vận hành khách sạn. Qua đây ta thấy được sự bản lĩnh, cứng rắn và tài năng kinh
doanh thiên bẩm. Cô đã làm được những việc tưởng chừng chỉ có đấng mày râu mới
vác nổi.
- Thái độ: bắt đầu có sự phán xét - dè dặt, trải nghiệm, chiêm nghiệm – đôi lúc/
thử nghiệm/ phản sức.
Khi một người có nhận thức cao họ sẽ có thái độ phán xét sự việc khác nhau, có
thể phán xét đúng hoặc sai. Nhưng đôi lúc nhận thức không phải là nhận thức bởi vì
có người học thức thấp nhưng họ lại nhận thức cao. Nhìn chung thì thái độ để nhìn
21
nhận một vấn đề nào đó không đơn giản là dựa vào nhận thức mà còn phải dựa vào sự
trải nghiệm, chiêm nghiệm từ thực tế, từ cuộc sống xung quanh…
Ví dụ thực tế: một công ty muốn thành công thì đầu tiên người giám đốc, người
quản lí phải có sự trải nghiệm, chiêm nghiệm từ thực tế, phải biết đặt mình vào vị trí
của nhân viên để hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân viên muốn gì, cần gì để
mình có những quyết định đúng đắn, có những cái nhìn đúng đắn từ mọi khía cạnh để
phán xét một vấn đề, một nhận định nào đó để tạo ra một môi trường làm việc thỏa
mái và đạt năng suất cao.
- Niềm tin:
Niềm tin, ý thức được định hình, tích cực, nhiệt tình hăng hái thường xuyên tự
giác.
Niềm tin bằng sự tin tưởng đó là một sự việc hay một hiện tượng hay một thái độ
bất kì đấy đều là những khái niệm về tính chất, thái độ cư xử của mỗi con người.
Niềm tin trong kinh doanh cũng như vậy khi một ai đó tin bằng ý thức được sẽ
thành công thì sẽ dẫn đến cho người đó hành động tích cực, nhiệt tình hăng hái trong
công việc hơn. Một khi đã tin vào điều đó là sự thật thì sẽ thàng công.
Chẳng hạn khi những công nhân tin vào công ty, tin vào người lãnh đạo, trung
thành, tích cực làm việc thì công ty đó sẽ ngày càng đi lên. Cũng như người lãnh đạo
đứng đầu công ty biết cách điều hành, biết chăm sóc đáp ứng yêu cầu của công nhân
tạo niềm tin vững chắc với nhau thì công ty đó sẽ ngày càng phát triển.
Có niềm tin ta mới có nghị lực để thực hiện, để hành động. Bởi vì niềm tin là
động lực của ý chí. Dĩ nhiên niềm tin phải đặt đúng chỗ, đúng đối tượng, chớ bao giờ
đem niềm tin của mình đi giao phó một cách bừa bãi vào. Khi những ảo vọng, ước mơ
hão huyền hay vào những người chưa được suy nghĩ cặn kẽ. Đem niềm tin đi gieo rắc
khắp nơi là biểu hiện một thái cực, hèn nhát. Mặt trái của nó chính là sự van xin, cầu
khẩn thụ động.
- Nguyên tắc:
Mỗi một cá nhân sống đều có nguyên tắc, cũng như công ty cũng có nội quy của
nó cũng tạo theo đúng đường đi đã định hình. Nguyên tắc hình thành thói quen, cân
bằng, kiểm soát, trở thành nếp sống hằng ngày của bản thân.
Chẳng hạn như một con người có kỉ luật đi làm đúng giờ, thì thói quen của họ đi
làm đúng giờ, và chấp hành tốt những điều mà công ty đưa ra. Một công tycó nguyên
tác làm ăn dùng pháp luật thì những quy định, những hợp đồng hay những văn kiện,...
đều theo đúng nội quy của pháp luật.
22
- Lịch sử phát triển và truyền thống:
Lịch sử phát triển và truyền thống của một tổ chức là những biểu trưng về những
giá trị, triết lý được chắt lọc trong quá trình hoạt động đã được chắt lọc trong quá trình
hoạt động đã được các thế hệ khác nhau của tổ chức tôn trọng và giữ gìn, chúng được
tổ chức sử dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần
được kiên trì theo đuổi. Vai trò của lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa đối với
việc xây dựng các đặc trưng văn hóa mới cho tổ chức thể hiện ở việc chúng ta hiểu
được đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hóa, những nguyên
nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động và thay đổi về văn hóa tổ chức.
Thực tế cho thấy, những tổ chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống
thường khó thay đổi về tổ chức hơn những tổ chức mới, non trẻ, chưa định hình rõ
phong cách hay đặc trưng văn hoá. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hoá đã
định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành
những - rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những
đặc trưng văn hoá mới.
Người quản lý có thể có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển và
duy trì một nền văn hoá công ty mạnh. Sử dụng các biểu trưng trực quan một cách
hữu hiệu là rất quan trọng. Tuyển chọn thành viên mới có năng lực, nhiệt huyết, ý
thức, gắn bó với công việc và giúp họ nhanh chóng hoà nhập với văn hoá công ty là
một yêu cầu đối với người quản lý để xây dựng một môi trường văn hoá tích cực.
Công ty Procter & Gamble giao cho nhân viên mới bắt đầu làm việc những công việc
vặt vãnh và yêu cầu họ tự tìm hiểu và xác định chuẩn mực hành vi, niềm tin, giá trị
chủ đạo của công ty và thứ ưu tiên đối với chúng. Họ cũng được yêu cầu phải tham
gia vào các hoạt động kinh doanh để học cách làm chủ, tự chủ và độc lập. Bằng cách
đó các nhân viên có điều kiện để hoà đồng niềm tin và quan điểm giá trị của họ với
niềm tin và giá trị chung của công ty. Xét từ góc độ quản lý, các thủ tục này chính là
những cơ hội công ty có thể sử dụng nhằm hoà nhập sức mạnh cá nhân với văn hoá
công ty thành vũ khí chiến lược.
Lịch sử phát triển của công ty sữa Vinamilk:
Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài
nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển.
Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng
tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh. Khánh thành nhà máy sữa Đà
Nẵng, Xí nghiệp nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều
dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan.
Trong suốt quá trình phát triển, Vinamilk đã nhận được nhiều huy chương và
giải thưởng do Nhà Nước trao tặng:
23
- Huân chương Độc lập hạng Nhì (2010),
- Huân chương Độc lập hạng Ba (2005),
- Danh hiệu Anh Hùng Lao động (2000),
- Huân chương Độc lập hạng Nhất (1996),
- Huân chương Độc lập hạng Nhì (1991),
- Huân chương Độc lập hạng Ba (1986)
Nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Sài gòn được Bộ Tài nguyên và Môi
trường tặng Bằng khen "Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.
Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976, dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại:
- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost),
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina),
- Nhà máy sữa Bột Dielac.
Tổng thể trong suốt chặng đường 38 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt
nam với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen
thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị
kinh tế đối với Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội
nhập WTO. Bản lĩnh của công ty là luôn năng động, sáng tạo, đột phá tìm một hướng
đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng không đi chệch hướng
chủ trương của Đảng. Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán bộ công nhân
viên Công ty tự khẳng định và tự hào. Đó là sức mạnh, niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và toàn Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đã, đang
và sẽ tiếp tục dày công vun đắp, thực hiện, phát huy .
C.KẾT LUẬN
Văn hóa doanh nghiệp là những gì cốt lõi của doanh nghiệp được thể hiện trên
bề nổi lẫn bề chìm. Văn hóa của một doanh nghiệp là những gì doanh nghiệp đề ra và
cũng là định hướng cho doanh nghiệp đó phát triển. Bởi trong đó bao gồm cả những
nguyên tắc thành văn và bất thành văn. Một doanh nghiệp có văn hóa tiến bộ ở cả
người lãnh đạo và nhân viên thì doanh nghiệp đó sẽ luôn đảm bảo được cho sự vươn
24
lên trong thị trường. Văn hóa doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiệu quả, thân
thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần định hướng ý chí của từng thành
viên trong doanh nghiệp. Từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
25