Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở người dân tộc Dao 15-49 tuổi tại ba xã của tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.7 KB, 24 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế và xã hội nghiêm
trọng trên toàn cầu. Dịch HIV ở Việt Nam đã có mặt gần như
mọi vùng miền đất nước kể cả những khu vực khó khăn, các
thôn bản ở vùng núi cao, vùng sâu vùng xa.
Đồng bào dân tộc Dao có các phong tục, tập quán, văn hóa
đặc trưng riêng và trong đó có những đặc điểm tiềm ẩn nguy cơ
lây truyền các bệnh HIV/STI như phóng khoáng trong quan hệ
tình dục qua việc quan hệ tình dục sớm và có nhiều bạn tình,
vấn đề tảo hôn khá phổ biến. Hiện nay, các hoạt động phòng
lây nhiễm HIV/STI trong nhóm dân tộc thiểu số đã và đang
được xác định là một trong các ưu tiên hàng đầu trong công tác
phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Việc tìm hiểu thực trạng
các vấn đề về HIV/STI sẽ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà
chuyên môn trong việc định hướng, lập kế hoạch, hoạch định
chính sách trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và
nhà nước với các nhóm dân tộc thiểu số nói chung và nhóm
dân tộc Dao nói riêng. Với các lý do này, nghiên cứu được thực
hiện với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở
người dân tộc Dao 15-49 tuổi tại ba xã của tỉnh Yên Bái năm
2006.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm HIV/STI ở
người dân tộc Dao 15-49 tuổi tại ba xã của tỉnh Yên Bái trong
giai đoạn 2006-2012.


2



2. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nhiễm HIV/STI ở
đồng bào Dao tại 3 xã tỉnh Yên Bái có những đặc thù khác với
các nơi khác: không có trường hợp nhiễm HIV, tỷ lệ dùng ma
túy thấp, không có tiêm chích. Trong khi đó, hành vi nguy cơ
QHTD không an toàn là nguyên nhân của tỷ lệ nhiễm các
nhiễm trùng STI, đặc biệt là bệnh giang mai khá cao. Luận án
cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động can thiệp dự phòng
nhiễm HIV/STI ở nhóm đồng bào Dao tại Yên Bái. Nghiên cứu
cũng chỉ ra cần có sự phối hợp giữa điều trị và dự phòng thì
can thiệp phòng chống các nhiễm trùng STI mới đạt hiệu quả
thực sự.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng
có so sánh trước và sau can thiệp. Kỹ thuật thu thập và phân
tích số liệu chính xác, tin cậy. Với số liệu được thu thập, luận
án đã xác định được những chỉ số về tỷ lệ nhiễm HIV, giang
mai, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/STI và chỉ số hiệu quả
can thiệp trên nhóm đồng bào Dao tại địa bàn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
HIV/AIDS đang là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực
y tế công cộng. Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm
HIV/STI, các yếu tố liên quan để có biện pháp can thiệp dự
phòng phù hợp trên nhóm dân tộc Dao, một nhóm quần thể đặc
biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa còn ít được quan tâm có giá
trị thực tiễn, mang tính nhân văn cao.



3

4. Bố cục của luận án: Phần chính của luận án được trình bày
133 trang (không kể phần phụ lục, mục lục, các chữ viết tắt) và
được chia ra: Đặt vấn đề 2 trang; Mục tiêu nghiên cứu: 1 trang;
Chương 1-Tổng quan: 41 trang; Chương 2 – Phương pháp
nghiên cứu: 22 trang; Chương 3 – Kết quả nghiên cứu: 39
trang; Chương 4: Bàn luận 24 trang; Kết luận: 2 trang; Khuyến
nghị 1 trang và danh mục công trình nghiên cứu 01 trang. Luận
án gồm 35 bảng, 04 biểu đồ và 05 hình vẽ. Phần phụ lục gồm
131 tài liệu tham khảo (79 tiếng Việt, 52 tiếng Anh), phiếu điều
tra (bộ phỏng vấn hộ gia đình và cá nhân); Quy trình xét
nghiệm HIV, giang mai; Tổng hợp kết quả hoạt động can thiệp
và Bảng chỉ số nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm về chủng tộc và dân tộc thiểu số
1.1.1. Khái niệm chủng tộc
Chủng tộc là một quần thể dân cư từ bẩm sinh đã có đầy
đủ những yếu tố di truyền tổng hợp và biểu lộ thành đặc điểm
cơ thể.
1.1.2. Dân tộc, tộc người và dân tộc thiểu số
Trên thế giới, đang tồn tại các loại hình cộng đồng dân
tộc và cộng đồng tộc người và đa số các quốc gia đều là đa dân
tộc, tức là cộng đồng cư dân ở đó gồm nhiều tộc người. Dân
tộc Việt Nam là khối cộng đồng quốc gia bao gồm nhiều dân
tộc/tộc người hợp lại.
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với
dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.



4

1.1.3. Các dân tộc thiểu số và dân tộc Dao tại Việt Nam
Dân tộc Dao hiện đang đứng thứ 8 trong nhóm những
DTTS đông dân nhất tại Việt Nam (0,9%) và có các phong tục
trong hôn nhân của của dân tộc Dao tiềm ẩn những nguy cơ về
sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là dẫn tới hành vi QHTD không an
toàn và nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng STI.
1.2. Tình hình nhiễm HIV/STI ở nhóm dân tộc thiểu số
1.2.1. Trên thế giới
Tại Mỹ, HIV/AIDS tác động lớn đên các nhóm chủng tộc
và tỷ lệ nhiễm HIV ở người Mỹ gốc Phi cao hơn 9 lần với
người da trắng.
Trong nghiên cứu về các nhiễm trùng STI trên nhóm
khách làng chơi tại tỉnh miền núi Ấn Độ, tỷ lệ nhiễm HIV từ
2,0%-10,9%, bệnh giang mai từ 3,1%-10,1%. Trong điều tra
cắt ngang về tỷ lệ nhiễm các nhiễm trùng STI trên nhóm PNBD
tại tỉnh miền núi Vân Nam, Trung Quốc, các vi khuẩn phổ biến
nhất trong các nhiễm trùng STI là Chlamydia trachomatis
(58,6%), Trichomonas vaginalis (43,2%) và Neisseria
gonorrhoeae (37,8%).
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, 7/10 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao
nhất là nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS. Theo kết quả
GSTĐ 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT khu vực Tây
Bắc cao nhất cả nước (24% tại Điện Biên, 35% tại Lào Cai).
Trong điều tra DTTS năm 2006, tỷ lệ nhiễm HIV của dân tộc
Thái tại Thanh Hoá là 6 %.



5

Trong điều tra DTTS năm 2006, tỷ lệ mắc giang mai
khoảng 1,4%-1,6%. Nghiên cứu về các nhiễm trùng STI trong
nhóm PNBD tại 05 tỉnh biên giới, tỷ lệ nhiễm giang mai, lậu,
chlamydia là 10,7%, 10,7%, 11,9%. Kết quả nghiên cứu năm
2012 trên nhóm 15-49 tuổi tại 5 tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên, tỷ lệ nhiễm lậu là 24,4%, nhiễm Clamydia
Trachomatis là 13,8%.
1.3. Nguy cơ nhiễm HIV/STI trong nhóm dân tộc thiểu số
1.3.1. Trên thế giới
Tại Mỹ, các nhóm chủng tộc đã được cảnh báo về sự nguy
hiểm của việc QHTD không dùng BCS, dùng chung BKT.
Trong nghiên cứu từ 2004-2008 trong nhóm DTTS từ 1549 tuổi tại khu vực đường cao tốc xuyên Á, 61,9% không sử
dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với BTBC.
Trong nghiên cứu nhóm 15-49 tuổi tại Myanmar, nhóm có
nhiều bạn tình bị nhiễm ít nhất một nhiễm trùng STI và không
dùng BCS liên tục trong 2 tuần có khả năng bị đa nhiễm trùng.
1.3.2. Tại Việt Nam
Tỷ lệ tiêm chích ma túy là 93,3% trong nhóm dân tộc Thái
(Thanh Hóa) đã từng sử dụng ma túy. Tại Lai Châu, tỷ lệ sử
dụng ma tuý là 10,5% trong nhóm dân tộc H’mông từ 15-49
tuổi, trong đó có 3,4% có tiêm chích ma túy. Trong nghiên cứu
của dự án Haarp, 37% người NCMT có sử dụng lại BKT đã
qua sử dụng và 41% có hành vi đưa cho người khác BKT của
mình sau khi tiêm chích.
Tại Thanh Hóa, 40,4% phụ nữ trong nhóm có chồng nhiễm
HIV sử dụng BCS khi QHTD trong 12 tháng qua. Nghiên cứu



6

trong nhóm DTTS năm 2006, 21,1% nam đồng bào H’mong có
QHTD với BTBC trong 12 tháng qua và tỷ lệ luôn dùng BCS
dưới 30%. Nghiên cứu nhóm DTTS tại Đăk Lăk, 86,6% không
dùng BCS khi QHTD với các bạn tình.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV/STI
trong nhóm DTTS gồm yếu tố về kinh tế-chính trị, văn hóa-xã
hội, vấn đề sức khỏe và kiến thức dự phòng nhiễm HIV/STI.
1.4. Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI trong nhóm
dân tộc thiểu số
Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 đã xác định ưu tiên triển khai các
chương trình: Thông tin giáo dục truyền thông; chương trình tư
vấn xét nghiệm tự nguyện; chương trình khám và điều trị STI;
chương trình can thiệp giảm tác hại.
Trong mục tiêu phòng lây nhiễm HIV/STI cho nhóm
DTTS, cần áp dụng các chương trình như trên và điều chỉnh
cho phù hợp với điều kiện sống và môi trường văn hóa và
phong tục tập quán của từng nhóm dân tộc.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nam hoặc nữ là người dân tộc Dao từ 15-49 tuổi, sống trên
địa bàn nghiên cứu một tháng trở lên tại thời điểm nghiên cứu
và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu: 03 xã Nậm Búng, Nậm Lành và
Nậm Mười, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.



7

2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2006 đến 11/2012.
2.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có
so sánh trước và sau can thiệp
2.5. Cỡ mẫu: Áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu cho thiết kế
nghiên cứu can thiệp cộng đồng có so sánh trước và sau can
thiệp. Cỡ mẫu hai lần điều tra là 807 người và 802 người.
2.6. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hộ gia
đình dựa trên danh sách quản lý tại địa phương.
2.7. Nội dung chương trình can thiệp
Chương trình can thiệp được xây dựng dựa trên hướng dẫn
quốc gia kết hợp kết quả điều tra trước can thiệp năm 2006.
Các nội dung chính của chương trình can thiệp bao gồm
xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý chương trình can thiệp;
Truyền thông thay đổi hành vi; Tư vấn xét nghiệm HIV tự
nguyện; Khám, quản lý nhiễm trùng STI; Cấp phát bao cao su.
2.8. Chỉ số nghiên cứu: Dựa theo mục tiêu nghiên cứu.
2.9. Công cụ nghiên cứu: BCH hộ gia đình và BCH cá nhân.
2.10. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: các số liệu về kết quả hoạt động can thiệp
trong kế hoạch và báo cáo hoạt động hàng năm.
Điều tra thu thập số liệu: thông báo với chính quyền địa
phương, lựa chọn và tập huấn điều tra viên, giám sát viên và
thực hiện đầy đủ quy trình thu thập số liệu tại thực địa.
2.11. Kỹ thuật xét nghiệm
Xét nghiệm HIV, giang mai thực hiện tại phòng xét
nghiệm khẳng định trường hợp HIV dương tính Yên Bái. Quy
trình xét được tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế.



8

2.12. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch trước khi nhập bằng Epi data 3.1 và
phân tích bằng Stata 12.0. Các kết quả được so sánh giữa hai
vòng điều tra bằng kiểm định bằng test χ2 hai phía. Phân tích
đơn biến mô tả mối liên quan với tỷ lệ nhiễm giang mai với các
biến độc lập; mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự
phòng lây nhiễm HIV/STI và các yếu tố nguy cơ. Phép hồi quy
Logistic ước tính tỷ suất chênh cho kiến thức, thái độ, hành vi
và các yếu tố nguy cơ.
Xác định hiệu quả can thiệp, theo công thức:
CSHQ = Tỷ lệ sau can thiệp – Tỷ lệ trước can thiệp x 100
Tỷ lệ trước can thiệp
2.13. Vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua tại Hội đồng đạo đức Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
2.14. Sai số nghiên cứu
Nghiên cứu có một số hạn chế trong việc chọn mẫu và tính
đại diện cho cộng đồng khu vực miền núi huyện Văn Chấn.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nhóm 15-24 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,1% (2006)
và 32,1% (2012). 84,4% người Dao học vấn từ tiểu học trở
xuống năm 2006 và 62,8% năm 2012. Hơn 95% người Dao
làm ruộng/ rẫy. Có 16,5% (2006) và 8,1%(2012) người Dao trả
lời có đi xa nhà trong 12 tháng qua. Có 66,1% người trả lời
hiện đang sống với vợ/chồng năm 2006 và 40,6% năm 2012.



9

3.2. Thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan
3.2.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai theo nhóm tuổi và giới-2006
Đặc trưng
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ nhiễm HIV chung (n=787)
0,0
Tỷ lệ nhiễm giang mai chung (n=787)
3,4
Theo nhóm tuổi
- 15-24(n=290)
3,1
- 25-49(n=497)
3,6
Theo giới tính
- Nam giới (n=386)
3,9
- Nữ giới (n=401)
3,0

Tỷ lệ nhiễm giang mai năm 2006 là 3,4%. Tỷ lệ nhiễm
giang mai trong nhóm nam giới cao hơn nhóm nữ giới (3,9%
và 3,0%). Tỷ lệ nhiễm giang mai ở nhóm 25-49 tuổi cao hơn
nhóm 15-24 tuổi (3,6% và 3,1%). Năm 2006, nghiên cứu
không phát hiện được trường hợp nhiễm HIV dương tính.
Bảng 3.2. Tự báo cáo mắc nhiễm trùng STI-2006
Đặc trưng

Tiết dịch bất thường bộ phận sinh dục (n=807)
Viêm loét tại bộ phận sinh dục (n=807)
Mắc nhiễm trùng STI trong 12 tháng qua (n=535)

Tỷ lệ (%)
2,6
2,4
1,3

Có 1,3% người tham gia trả lời từng mắc các nhiễm trùng
STI. Tỷ lệ bị viêm loét hoặc tiết dịch bất thường tại bộ phận
sinh dục trong năm 2006 lần lượt là 2,4% và 2,6%. Kết quả hồi
quy logistic cho thấy nhóm không được nhận thông tin dự
phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua có nguy cơ mắc
giang mai gấp 10,01 lần nhóm được nhận thông tin truyền
thông (AOR=10,01; 95% CI: 1,18 – 55,53).


10
Bảng 3.3. Phân tích logistic các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giang mai năm 2006
Đặc trưng
Nhận thông tin dự phòng nhiễm
HIV/STI trong 12 tháng

Không


Nhiễm giang
mai
n

%
2
20,0
19
3,1

OR
(95% CI)

AOR
(95% CI )

7,79
1,55 – 39,18

10,01
1,81 – 55,53

Bảng 3.4. Phân tích logistic các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI-2006
Đặc trưng
Giới tính
Biết đọc tiếng phổ thông
Nhận thông tin/hỗ trợ từ các tổ
chức địa phương
Nhận hỗ trợ trong phòng lây
nhiễm HIV/STI trong 12 tháng

Nam
Nữ


Không

Không

Không

Kiến thức
đúng
n
%
81
24,3
37
12,4
61
29,9
57
13,3
88
31,3
30
8,6
84
31,7
34
9,3

OR
(95% CI)


AOR
(95% CI)

2,26
1,48 – 3,46
2,78
1,84 – 4,18
4,88
3,11 – 7,66
4,55
2,93 – 7,04

1,67
1,01 – 2,77
2,24
1,17 – 4,32
3,20
1,89 – 5,43
2,72
1,63 – 4,52


11

3.2.2. Thực trạng kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI
Bảng 3.5. Thực trạng kiến thức phòng lây nhiễm HIV – 2006
Đặc trưng
Tỷ lệ (%)
Đã từng nghe nói về HIV/AIDS (n=807)
78,3

Nghe nói về bệnh lây truyền qua đường tình dục (n=807)
66,3
Kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV (n=632)
18,7
Kiến thức đúng phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (n=632)
43,4
Biết về thuốc điều trị HIV cho người nhiễm HIV (n=632)
37,2

Có 18,7% người tham gia có kiến thức đúng về phòng lây
nhiễm HIV/STI. 43,4% người tham gia biết cả ba giai đoạn có
thể lây truyền HIV từ mẹ sang con và 37,2% biết về thuốc điều
trị cho người nhiễm HIV/AIDS.
Kết quả tại bảng 3.4 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV/STI năm 2006. Các
yếu tố này bao gồm:
- Giới tính nam (AOR=1,67; 95% CI:1,01 – 2,77);
- Biết đọc tiếng phổ thông (AOR=2,24; 95% CI:1,17 –
4,32);
- Nhận truyền thông/hỗ trợ từ các tổ chức địa phương
(AOR=3,20; 95% CI:1,89 – 5,43);
- Nhận hỗ trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12
tháng trước điều tra (AOR=2,72; 95% CI: 1,63 – 4,52).
3.2.3. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS
Bảng 3.6. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS–2006
Đặc trưng
Tỷ lệ (%)
Thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS (n=632)
6,7
Quan điểm đúng với người nhiễm HIV/AIDS(n=624)

16,0

Có 6,7% người tham gia có thái độ đúng và 16,0% có quan
điểm đúng về người nhiễm HIV/AIDS.


12
Bảng 3.7. Phân tích logistic các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS-2006
Thái độ đúng

Đặc trưng
Đọc báo hàng ngày
Nhận thông tin từ tivi
Nhận thông tin/hỗ trợ từ trường học


Không

Không

Không

n
9
33
38
4
12
30


%
36,0
5,4
9,2
1,8
24,5
5,2

OR
(95% CI)

AOR
(95% CI)

9,78
(4,02 – 23,79)
5,49
(1,93 – 15,58)
5,98
(2,83 – 12,63)

6,09
(1,93 – 19,29)
3,29
(1,02 – 10,59)
2,59
(1,06 – 6,35)

Bảng 3.8. Phân tích logistic các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi luôn dùng BCS với các loại bạn tình -2006
Đặc trưng

Sống cùng vợ/chồng/người yêu
Nhận thông tin từ sách báo tờ rơi
Nhận hỗ trợ BCS trong 12 tháng


Không

Không

Không

Luôn SD
BCS
n
%
14
2,1
11
18,0
14
11,1
10
2,3
9
25,0
15
2,9

OR
(95% CI)


AOR
(95% CI)

0,1
(0,04 – 0,23)
5,23
(2,26 – 12,08)
11,18
(4,49 – 27,84)

0,13
(0,04 – 0,43)
4,81
(1,64 – 14,19)
14,19
(4,30 – 46,87)


13

Kết quả bảng 3.7 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thái độ với người nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu.
Các yếu tố bao gồm:
- Đọc báo hàng ngày (AOR=6,09; 95% CI: 1,93 –
19,29);
- Nhận thông tin từ tivi (AOR=3,29; 95% CI: 1,02 –
10,59);
- Nhận thông tin/hỗ trợ từ trường học (AOR=2,59; 95%
CI: 1,06 – 6,35).

3.2.4. Hành vi QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình
Bảng 3.9. Hành vi QHTD và sử dụng BCS–2006
Nam
Nữ
Đặc trưng
(n=360)
(n=371)
n
%
n
%
Tuổi trung bình QHTD lần đầu
360 17,7 371 17,2
Có QHTD với vợ/chồng/ người yêu
347 96,4 362 97,6
trong 12 tháng qua
Có QHTD với bạn tình bất chợt
26
7,2
14
3,8
trong 12 tháng qua
Luôn sử dụng BCS khi QHTD với
19
5,4
6
1,6
các loại bạn tình
- 15 – 24
10 10,4

3
2,4
- 25 – 49
9
3,5
3
1,2

Chung
(n=731)
n
%
731 17,5
709

97,0

40

5,5

25

3,5

13
12

5,9
2,4


Tuổi trung bình QHTD lần đầu là 17,5 và 5,5% người Dao
có QHTD với BTBC trong 12 tháng qua. Tỷ lệ luôn dùng BCS
với các loại bạn tình là 3,5%. Tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ
(5,4% và 1,6%); nhóm 15-24 cao hơn từ 25-49 (5,9% và 2,4%).
Với hành vi luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn
tình trong 12 tháng trước cuộc điều tra, các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thay đổi hành vi này bao gồm:


14

-

Sống cùng vợ/chồng/người yêu (AOR=0,13; 95% CI:
0,04 – 0,43);
- Nhận thông tin từ sách báo, tờ rơi (AOR=4,81; 95% CI:
1,64 – 14,19);
- Nhận được hỗ trợ BCS trong 12 tháng trước thời điểm
phỏng vấn (AOR=14,19; 95% CI: 4,30 – 46,87).
3.2.5. Hành vi sử dụng ma túy
Chỉ có 1,6% người trả lời đã từng sử dụng ma túy và
không có trường hợp nào dùng ma túy bằng đường tiêm chích.
3.3. Hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở
người dân tộc Dao 15-49 tuổi giai đoạn 2006-2012
Bảng 3.10. Nhận được thông tin/hỗ trợ trong 12 tháng qua
TCT 2006
SCT 2012
CSHQ
(n=632)

(n=789)
Đặc trưng
p
(%)
n
%
n
%
Nhận ít nhận một
622 98,4 776 98,4
p>0,05
0
thông tin truyền thông
Nhận ít nhất một hỗ trợ
265 41,9 484 61,3
p<0,001
46
dự phòng
Bao cao su
38
6,0 355 45,0
p<0,001
650

Tỷ lệ người tham gia nhận ít nhất một nội dung truyền
thông phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua được duy
trì ở mức cao (trên 98%). Tỷ lệ người Dao nhận ít nhất một hỗ
trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng trước điều
tra tăng từ 41,9% năm 2006 lên 61,3% năm 2012 (p<0,001),
trong đó tỷ lệ được hỗ trợ BCS tăng từ 6% lên 45% (p<0,001).

Bảng 3.11. Tiếp cận dịch vụ trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
TCT 2006
SCT 2012
CSHQ
(n=632)
(n=789)
Đặc trưng
p
(%)
n
%
n
%
Biết nơi xét nghiệm HIV
90 14,2 176 22,3 p<0,001
57


15
Đã từng xét nghiệm HIV
XN HIV và nhận KQ
Biết nơi cung cấp BCS

12
7
218

1,9
1,1
34,5


418
133
610

53,0
31,8
77,3

p<0,001
p<0,001
p<0,001

2689
2791
124

Tỷ lệ biết nơi xét nghiệm HIV tăng 57% từ 14,2% năm
2006 lên 22,3% năm 2012 (p<0,001). Tỷ lệ biết các nơi cung
cấp BCS tăng 124% từ 34,5% năm 2006 lên 77,3% năm 2012
(p<0,001). Tỷ lệ người tham gia xét nghiệm HIV và nhận được
kết quả tăng từ 1,1% lên 31,8% (p<0,001).
Bảng 3.12. Thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV
TCT 2006 SCT 2012
(n=807)
(n=802)
Đặc trưng
p
n
%

n
%
Đã từng nghe nói về
632 78,3 789 98,4 p<0,001
HIV/AIDS
Nghe nói về bệnh STI
535 66,3 766 95,5 p<0,001
Kiến thức đúng về phòng
118 18,7 396 50,2 p<0,001
lây nhiễm HIV/STI
Kiến thức về phòng lây
274 43,4 382 48,4 p>0,05
HIV từ mẹ sang con
Biết về thuốc điều trị HIV
235 37,2 350 44,4 P<0,01
cho người nhiễm HIV
Kiến thức đúng về phòng
lây nhiễm HIV/STI trong
51 21,0 136 52,9 p<0,001
nhóm 15-24

CSHQ
(%)
26
44
168
12
19
152


Kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV ở đồng bào Dao
tăng 168%. Trong đó, nhóm 15-24 tuổi có kiến thức đúng tăng
152% từ 21% năm 2006 lên 52,9% năm 2012 (p<0,001).
Bảng 3.13. Thay đổi về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS
2006
2012
CSHQ
(n=632)
(n=789)
Đặc trưng
p
(%)
n
%
n
%
Thái độ đúng về người
42
6,7 402 51,0 p<0,001
661
nhiễm HIV/AIDS
Quan điểm đúng về người
100 16,0 453 58,4 p<0,001
265


16
nhiễm HIV/AIDS

Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS tăng 661% (p<0,001).

Bảng 3.14. Thay đổi về đặc điểm hành vi QHTD
2006
2012
(n=731)
(n=757)
Đặc trưng
p
n
%
n
%
Luôn SD BCS với
vợ/chồng/người yêu trong
25
3,5
42
5,8
p<0,05
12 tháng qua
- 15 – 24
13
6,1
26
13,2
p<0,05
- 25 – 49
12
2,4
16
3,0

p<0,05
Luôn SD BCS với BTBC
5
12,5 34
17,1
p>0,05
trong 12 tháng qua
- 15 – 24
2
10,0 15
25,0
p>0,05
- 25 – 49
3
15,0 19
13,7
p>0,05
Luôn SD BCS với các loại
25
3,5
38
5,1
p>0,05
bạn tình trong 12 tháng
- 15 – 24
13
5,9
25
12,0
p<0,05

- 25 – 49
12
2,4
13
2,4
p>0,05

CSHQ
(%)
66
116
25
37
150
(9)
46
103
0

Tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình
tăng từ 3,5% lên 5,1%, trong đó nhóm 15-24 tuổi tăng 103% từ
5,9% lên 12,0% (p<0,05).
Tỷ lệ sử dụng ma túy được duy trì ở mức thấp trong năm
2012 (1,4%) và không có sự khác biệt với năm 2006 (p>0,05).
Bảng 3.15. Thay đổi về tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI
2006
2012
(n=787)
(n=802)
Đặc trưng

p
n
%
n
%
Tỷ lệ nhiễm HIV
0
0,0
0
0,0
Tỷ lệ nhiễm giang mai
27
3,4 45 5,6 p<0,05
- 15 – 24
9
3,1
4
1,6 p<0,05
- 25 – 49
18
3,6 41 7,5 p<0,05

CSHQ
(%)
65
(48)
108

Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao
vẫn ở mức cao trong năm 2012 (5,6%). Tỷ lệ này giảm từ 3,1%



17

xuống 1,6% (p<0,05) trong nhóm 15-24 tuổi. Năm 2012,
nghiên cứu cũng không phát hiện được trường hợp nhiễm HIV.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở
người dân tộc Dao 15-49 tuổi năm 2006
4.1.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI
Tỷ lệ nhiễm giang mai ở nhóm dân tộc Dao trong nghiên
cứu là khá cao (3,4%) khi so sánh với tỷ lệ mắc giang mai
trong hai nhóm đại diện cho quần thể dân cư nói chung là thanh
niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và phụ nữ mang thai (0,5%).
Tỷ lệ này cũng tiếp cận với tỷ lệ nhiễm giang mai trong các
nhóm nguy cơ cao như nam khám các nhiễm trùng STI và
nhóm PNBD (4,5%).
Nguyên nhân lây nhiễm giang mai được xác định chủ yếu
qua hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù kết quả
nghiên cứu chưa cho thấy rõ vấn đề quan hệ tình dục nhiều bạn
tình của người dân tộc Dao (nguyên nhân chính là do người
Dao chưa phân biệt được bạn tình bất chợt và người yêu),
nhưng qua các điều tra xã hội học cũng như các đặc điểm văn
hóa của người dân tộc Dao đã được thừa nhận thì người dân tộc
Dao có đặc điểm phóng khoáng về QHTD trong cộng đồng
khép kín. Ngoài ra, kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở
người Dao thấp, tỷ lệ luôn sử dụng BCS thấp và việc thiếu hụt
các hoạt động can thiệp là các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ
nhiễm giang mai cao ở dân tộc Dao tại địa bàn nghiên cứu.



18

So với kết quả xét nghiệm giang mai, tỷ lệ người Dao tại
địa bàn nghiên cứu tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI thấp
hơn khá nhiều. Sự khác biệt này cho thấy những thiếu sót trong
truyền thông về các nhiễm trùng STI.
Mặc dù chưa phát hiện được trường hợp nhiễm HIV tại địa
bàn nghiên cứu nhưng tỷ lệ nhiễm giang mai khá cao là nguy
cơ lớn làm xuất hiện HIV trong nhóm đồng bào Dao.
4.1.2. Thực trạng kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI
Kết quả năm 2006 cho thấy chỉ có 18,7% người tham gia
nghiên cứu có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV/STI. Tỷ
lệ đồng bào dân tộc Dao có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm
HIV/STI là rất thấp so với mục tiêu trong chiến lược quốc gia
phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Theo mục tiêu trong chiến lược được ban hành năm 2004 này
là 80% người dân khu vực nông thôn, miền núi có hiểu đúng và
biết cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Nguyên nhân của kết
quả này có thể được giải thích bởi trước thời điểm tiến hành
điều tra năm 2006, tại địa bàn nghiên cứu hầu như chưa có hoạt
động phòng chống HIV/AIDS cụ thể nào được thực hiện. Bên
cạnh đó, với địa bàn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn và khác
biệt về ngôn ngữ cũng là rào cản cho đồng bào Dao có thể tiếp
cận được các thông tin truyền thông về HIV/AIDS nói chung.
4.1.3. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS
Vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS vẫn còn rất phổ biến khi chỉ có 6,7% người tham
gia có thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS. Kết quả về
thái độ với người nhiễm HIV/AIDS rất thấp phản ánh đúng



19

tình hình tại địa bàn nghiên cứu năm 2006 khi tỷ lệ người dân
có kiến thức đúng trong phòng lây nhiễm HIV/AIDS rất thấp.
So sánh kết quả với các nghiên cứu về thái độ với người nhiễm
HIV/AIDS trong và ngoài nước cùng giai đoạn, đồng bào Dao
có thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS thấp hơn nhiều.
4.1.4. Thực trạng về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI
QHTD không an toàn và không sử dụng BCS được coi là
những hành vi nguy cơ chính trong lây nhiễm HIV/STI trong
nhóm dân tốc Dao. Tỷ lệ luôn sử dụng BCS với
vợ/chồng/người yêu và bạn tình bất chợt rất thấp (3,5% và
12,5%). Kiến thức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/STI thấp
và sự thiếu hụt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS là
nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sử dụng BCS với các loại bạn
tình trong nhóm đồng bào Dao rất thấp. So sánh với kết quả từ
các nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng BCS với các loại bạn tình
trong và ngoài nước cùng giai đoạn, thì đồng bào Dao có tỷ lệ
sử dụng BCS thấp hơn nhiều.
Việc sử dụng ma túy tại địa bàn nghiên cứu chỉ dưới hình
thức hút (1,6%) và được coi như là một thói quen của người
dân tộc thiểu số tại đây, đặc biệt với những người có thời gian
sống lâu năm tại địa phương.
4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI
ở người dân tộc Dao 15-49 tuổi, giai đoạn 2006-2012
4.2.1. Thay đổi về kiến thức, thái độ phòng lây nhiễm HIV/STI
Có sự thay đổi rõ rệt từ năm 2006 đến 2012 trong kiến
thức phòng lây nhiễm HIV/STI (tăng 168%). Trong 15-24 tuổi,

kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI tăng 152% từ 21% năm


20

2006 lên 52,9% năm 2012. So sánh với chỉ tiêu trong chiến
lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030, kết quả trong nghiên cứu này vẫn thấp hơn chỉ tiêu
60% người dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đầy đủ về
HIV/AIDS vào năm 2015. Để đạt được chỉ tiêu này, các hoạt
động về thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi vẫn
cần tiếp tục được duy trì và tăng cường chất lượng.
Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên
cứu tăng rõ rệt sau 6 năm can thiệp với 661%. Mặc dù vậy, kết
quả này vẫn còn thấp hơn chỉ tiêu 60% người dân không kỳ thị
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vào năm 2015 trong
chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030.
4.2.2. Thay đổi về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI
Tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình
tăng 46% sau 6 năm can thiệp, trong đó nhóm 15-24 tuổi tăng
103%. So sánh với chỉ tiêu 90% người dân trong độ tuổi 15-49
dùng BCS lần gần nhất khi QHTD với nhiều hơn một bạn tình
trong một năm, các kết quả này vẫn còn thấp hơn khá nhiều.
Do đó, các hoạt động can thiệp dự phòng tại địa phương vẫn
cần thiết phải duy trì và nâng cao chất lượng nhằm đạt mục tiêu
trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn 2030.
Tỷ lệ sử dụng ma túy trong nhóm dân tộc Dao vẫn được
duy trì ở mức thấp trong cả hai vòng điều tra (1,6% và 1,4%).



21

4.2.3. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI
Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao
từ 15-49 tuổi tăng và ở mức cao trong năm 2012 (5,6%). Tỷ lệ
nàygiảm trong nhóm 15-24 tuổi từ 3,1% xuống 1,6%. Tỷ lệ
nhiễm HIV vẫn duy trì ở mức 0% qua hai vòng điều tra.
Nguyên nhân lây nhiễm HIV được xác định chủ yếu qua
hai hành vi là tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy người dân tộc Dao chỉ sử dụng ma túy
qua đường hút như một thói quen của người dân nên dịch HIV
chưa xâm nhập vào cộng đồng người Dao qua đường tiêm
chích ma túy. Về hành vi quan hệ tình dục, người dân tộc Dao
có đặc điểm phóng khoáng trong vấn đề quan hệ tình dục và
theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD của
người dân tộc Dao cũng rất thấp, tuy nhiên một đặc điểm đáng
chú ý của người Dao là họ chỉ phóng khoáng khi QHTD trong
cộng đồng người Dao mà ít có sự giao lưu với người các dân
tộc khác. Các lý do này giải thích cho việc chưa xuất hiện
nguồn lây nhiễm HIV trong cộng đồng người Dao nên chưa
phát hiện được trường hợp nhiễm HIV tại địa bàn nghiên cứu,
mặc dù tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm này lại ở mức cao.
Ngoài các yếu tố chủ quan trong đặc điểm của người dân tộc
Dao, kết quả thực hiện các chương trình can thiệp đã làm tăng
nhận thức của người dân tại địa bàn nghiên cứu và góp phần
làm hạn chế việc xuất hiện nguồn lây nhiễm HIV.
Với nhóm thanh thiếu niên đồng bào Dao, tỷ lệ nhiễm
giang mai đã giảm so với năm 2006. Kết quả này có thể được

giải thích bởi một số hoạt động được tập trung cho nhóm thanh


22

thiếu niên như chương trình BCS và khám các nhiễm trùng STI
do nhóm này là nhóm có khả năng có nhiều bạn tình hơn các
nhóm tuổi khác. Đây cũng là lý do giúp nhóm này có tỷ lệ sử
dụng BCS tăng mạnh sau 6 năm can thiệp (103%).
Kết quả tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI phù hợp với
kết quả xét nghiệm giang mai. Các kết quả này có thể do hiệu
quả các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI trên
địa bàn giúp cho đồng bào Dao tại đây có nhận thức và đánh
giá đúng được nguy cơ họ có thể mắc các nhiễm trùng STI.
4.3. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu còn hạn chế trong sự phối hợp tham gia giữa
điều trị và dự phòng các nhiễm trùng STI chưa có hiệu quả.
Hạn chế trong tiếp cận đối tượng nguy cơ cao và việc e
ngại cung cấp thông tin nhạy cảm có thể dẫn đến sai số trong
nghiên cứu.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
5.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở
người dân tộc Dao 15-49 tuổi năm 2006
- Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao
năm 2006 khá cao (3,4%), mặc dù tỷ lệ tự báo cáo mắc các
nhiễm trùng STI và có các triệu chứng các nhiễm trùng STI là
thấp hơn. Không phát hiện trường hợp nhiễm HIV nào.
- Đồng bào dân tộc Dao có kiến thức dự phòng lây nhiễm
HIV/STI rất thấp (18,7%). Vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn nghiên cứu còn khá phổ

biến với tỷ lệ người Dao có thái độ đúng với người nhiễm


23

HIV/AIDS rất thấp (6,7%). Nguyên nhân của vấn đề này có thể
là do tại địa bàn nghiên cứu, năm 2006 hầu như chưa có hoạt
động phòng chống HIV/AIDS được thực hiện và một số hoạt
động chuẩn bị được triển khai cũng tập trung chủ yếu cho
nhóm NCMT, PNBD. Ngoài ra, với địa bàn vùng sâu, vùng xa,
đi lại khó khăn và sự khác biệt về ngôn ngữ là rào cản cho
người dân tộc Dao tiếp cận các thông tin truyền thông về
HIV/AIDS.
- Tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình
của đồng bào Dao là rất thấp (3,5%), nguyên nhân có thể là do
kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI rất thấp cùng với thiếu
hụt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS như truyền thông
hay chương trình cấp phát BCS.
- Tỷ lệ báo cáo sử dụng ma túy rất thấp (1,6%).
5.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI
ở người dân tộc Dao 15-49 tuổi, giai đoạn 2006-2012
Các hoạt động can thiệp đã làm giảm nguy cơ nhiễm
HIV/STI qua các chỉ số sau:
- Kiến thức, thái độ của đồng bào Dao trong dự phòng lây
nhiễm HIV/STI cũng đã được cải thiện đáng kể (CSHQ:168%,
p<0,001 và CSHQ:661%, p<0,001).
- Tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình
tăng đặc biệt với nhóm 15-24 tuổi (CSHQ:103%, p<0,05).
- Tỷ lệ thanh thiếu niên đồng bào Dao tự báo cáo các triệu
chứng như viêm loét hoặc có tiết dịch bất thường tại bộ phận

sinh dục giảm (CSHQ:60%, p<0,05). Tỷ lệ mắc giang mai
trong nhóm thanh thiếu niên giảm (CSHQ:48%, p<0,05).


24

- Tỷ lệ dùng ma túy trong nhóm người Dao vẫn duy trì ở
mức thấp (1,4%) và không có trường hợp tiêm chích ma túy.
- Duy trì không có trường hợp nhiễm HIV nào trong được
phát hiện tại địa bàn nghiên cứu.
KHUYẾN NGHỊ
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong hai vòng điều ra
năm 2006 và 2012 và kết quả đạt được trong quá trình can
thiệp, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị về nội dung chương
trình can thiệp dự phòng nhiễm HIV/STIs cho đồng bào dân
tộc Dao như sau:
- Truyền thông: gồm các hoạt động truyền thông trực
tiếp, gián tiếp và truyền thông sự kiện trong đó tập trung cho
truyền thông trực tiếp bằng tiếng Dao và truyền thông sự kiện
với các hội thi văn hóa văn nghệ.
- Tư vấn xét nghiệm tự nguyện bao gồm hoạt động tư vấn
xét nghiệm tự nguyện cố định và lưu động.
- Khám và quản lý các nhiễm trùng STI gồm hoạt động
khám, tư vấn, truyền thông dự phòng lây nhiễm các nhiễm
trùng STI và điều trị các triệu chứng nhiễm trùng STI.
- Cấp phát BCS bao gồm phát BCS tại phòng TVXNTN,
phòng khám STI và cấp phát qua hoạt động của hội nông dân,
hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
- Tổ chức thực hiện: các hoạt động can thiệp cần dựa trên
hệ thống y tế cơ sở, duy trì sự tham gia của các ban ngành,

đoàn thể tại địa phương và tăng cường hoạt động giám sát theo
dõi đánh giá.



×