Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá tình hình nhiễm giun và các yếu tố liên quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, II huyện Đơn Dương, năm 2008.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.79 KB, 68 trang )


1


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ Y TẾ




BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC





ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH MẪU GIÁO, CẤP I, II
HUYỆN ĐƠN DƯƠNG NĂM 2008-2009.

Chủ nhiện đề tài: BSCKI. Đỗ Phú Nhựt.
Thư ký: CN. Nguyễn Thò Ngọc Hoa.
Thành viên tham gia:
1/ BS. Nguyễn Thò Bích Vân.
2/ CN. Sa Hao Dung.
3/ CN. Lương Văn Hoàng.
4/ KTV. Nguyễn Thò Vy.
5/ ĐD. Lương Thò Lan.
6/ ĐD. Nguyễn Thò Như Ly.





Đơn Dương, tháng 3 năm 2010




2
MỤC LỤC

Trang

Tình hình đòa lý-kinh tế-văn hóa-xã hội huyện Đơn Dương……………… ……….3
Đặt vấn đề…………………………………………………………………………………………………………… ………… 5
Mục tiêu ………………………………………………………………………………………………………………………….….6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………7
1. Lòch sử nghiên cứu bệnh giun tròn ký sinh đường ruột……………… ……………7
1.1. Lòch sử nghiên cứu bệnh giun tròn KSĐR trên thế giới… ………………………… 7
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun tròn KSĐR ở Việt Nam… ……………11
1.3.Tình hình nghiên cứu bệnh giun tròn KSĐR ở Lâm Đồng………………… …….16
2. Đặc điểm sinh học và dòch tể bệnh giun tròn KSĐR………………….…… 17
2.1. Đặc điểm sinh học và dòch tể bệnh giun tròn KSĐR………………………… …… 17
2.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới mức độ nhiễm giun tròn KSĐR…… 26
2.3. Tác hại của bệnh giun tròn KSĐR đối với con người…………… ……………….…28
3. Chẩn đoán và điều trò và phòng bệnh giun tròn KSĐR………………… ………… 30
3.1. Chẩn đoán……………………………………………………………………………………………………….……….….30
3.3. Phòng bệnh giun tròn KSĐR………………………………………………………………………… ….32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………… 36

1. Giới thiệu đòa điểm nghiên cứu………………………………………………………………………… ….36
2. Thời gian nghiên cứu: 3/2008 – 01/2009………………………………………….………………….36
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………….……….36
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….………………… …….36
5. Các kỹ thuật áp dụng………………………………………………………………………….………….……… 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………… ……………………….………42
1. Đặc điểm của mẫu ………………………………………………………………………….………………….……….42
2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn KSTĐR ………………………………… …………………………………… … 43
3. Phân tích tình hình nhiễn giun theo thực hành vệ sinh môi trường…………….44
4. Phân tích tình hình nhiễn giun theo thói quen vệ sinh……………….……………… 45
5. Phân tích tình hình nhiễm giun theo hiểu biết của phụ huynh…………… ….46
6. Phân tích về kiến thức phòng chống bệnh giun của phụ huynh và HS ……35
Chương 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………………… … 50
Kết luận…………………………………………………………………… …………………………………………………… 55
Tài liệu tham khảo



3


TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ- KINH TẾ-VĂN HÓA-XÃ HỘI
HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
I/.ĐỊA LÝ:
1. Vò trí đòa lý:
Đơn Dương là huyện miền núi nằm ở phía Đông – Nam của tỉnh Lâm
Đồng, thuộc cao nguyên Lâm Viên. Độ cao trung bình trên 1000 mét so với
mực nước biển. Vò trí đòa lý nằm dọc theo hai bên bờ sông Đa Nhim.
2. Đơn vò hành chính:

Gồm 10 đơn vò hành chánh gồm: 02 thò trấn và 8 xã.
3. Khí hậu thời tiết:
Đơn Dương ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20
0
C - 24
0
C, lưu lượng mưa trung bình
1800- 3000mm/năm.
II/ DÂN CƯ –DÂN SỐ: (số liệu niên giám thống kê tháng 6/2008).
-Dân số: 94.397. Dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%.
-Tổng số hộ: 18.822. Phân theo nghề nghiệp:
+Nông: 14.150 hộ.
+Công nhân viên chức: 1.534 hộ.
+Buôn bán nhỏ và nghề khác: 3.138 hộ.
III/ KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI:
-Tăng trưởng GDP 14%, thu nhập đầu người: 12 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo 16,7% (tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc 39,6%).
Tỷ lệ suy dinh dưỡng toàn huyện 18,7%.

4
-Tổng số trường học mẫu giáo, cấp I, cấp II (Năm học 2007-2008): 41
trường với số học sinh: 17.600 hs. Trong đó:
+Mẫu giáo: 11 trường, 161 lớp, 2.882 hs.
+Cấp I: 22 trường, 318 lớp, 8.800 hs.
+Cấp II: 8 trường, 161 lớp, 5918 hs.
IV/ NHẬN XÉT CHUNG:
- Là huyện thuần nông, điều kiện đòa lý 1/3 diện tích bò bao phủ bởi
rừng núi, sông suối, ao hồ. Khí hậu, thời tiết thuận lợi cho một số bệnh
nhiễm ký sinh trùng và bệnh gây dòch phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết,

cúm
- Tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là hộ nghèo là người dân tộc thiểu số. Trình
độ dân trí nói chung còn thấp và không đồng đều, nhất là vùng đồng bào
dân tộc. Sự nhận thức của nhân dân vùng đồng bào dân tộc về phòng chống
dòch bệnh còn nhiều hạn chế do còn một số tập tục lạc hậu nên còn nhiều
trở ngại trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói
chung và phòng chống bệnh tật nói riêng.

5
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh ký sinh trùng Y học nói chung, ký sinh trùng đường ruột nói
riêng là bệnh phổ biến trên thế giới, nhất là các nước có khí hậu nóng ẩm
mưa nhiều, điều kiện sinh hoạt, ý thức vệ sinh còn yếu kém. Đây là bệnh xã
hội, lan truyền nhanh nhưng cũng dễ điều trò và phòng bệnh hiệu quả nếu
chúng ta hiểu rõ về chúng.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính trên thế giới có khoảng 2
tỷ người trong diện nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, hơn 1 tỷ người thường
xuyên bò nhiễm các loại giun sán, trong đó số người nhiễm giun móc là 151
triệu người, tử vong hàng năm là 65.000 người. Số người nhiễm giun tóc là
46.000 người, tử vong hàng năm là 10.000 người. Số người nhiễm giun đũa
ước tính 250 triệu người, tử vong hàng năm là 60.000 người. Tỷ lệ nhiễm
giun kim là 40-50% dân số [13].
Việt nam là một nước nhiệt đới có nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và các
yếu tố thổ nhưỡng phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho giun sán tồn tại và
phát triển. Theo nghiên cứu của Nguyễn Vónh Niên có đến 95% người dân
mang mầm bệnh giun sán, tỷ lệ nhiễm 2-3 loại giun sán lên đến 60-70%.
Thường gặp các loại giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim. Tỷ lệ nhiễm
giun kim khá cao từ 18-27%, chủ yếu ở trẻ em. [53]. Bệnh ký sinh trùng
đường tiêu hoá diễn biến có tính âm thầm lặng lẽ, người dân ít để ý nên

bệnh lan truyền rộng rãi trong cộng đồng. Ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc,
nhưng đối tượng quan trọng nhất vẫn là trẻ em. Bệnh gây nhiều biến chứng
như thiếu máu, suy dinh dưỡng… chậm phát triển về thể chất, tinh thần.
Trong khi đó việc phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức không
đúng về y tế dự phòng, đời sống kinh tế thấp, các phong tục tập quán lạc
hậu cũng như thói quen dùng phân tươi để bón hoa mầu còn khá phổ biến,

6
việc phóng uế bừa bãi, hay đi chân đất ở trẻ em ở nông thôn… Vì vậy ngày
nay mặc dù kinh tế có cải thiện, y tế cơ sở được mở rộng đến thôn bản
nhưng tỷ lệ nhiễm giun còn khá cao.
Vì tính chất phổ biến và những tác hại sức khoẻ do nhiễm giun nói
trên, nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột (KSĐR) là một
việc làm cần thiết và có ý nghóa, nhằm nâng cao kiến thức – thái độ – thực
hành cho học sinh, trong công tác phòng chống bệnh giun.
Trong những năm qua tại Huyện Đơn Dương chưa có nghiên cứu nào
về vấn đề này. Để góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm giun tròn KSĐR (giun
đũa, giun tóc, giun móc, giun kim) trong cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá tình hình nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột và các yếu
liên quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, II. Huyện Đơn Dương năm 2008”.
Với mục tiêu:
1- Khảo sát tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột và yếu tố liên
quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, cấp II, huyện Đơn Dương.
2- Khảo sát kiến thức – thái độ – thực hành của phụ huynh và học sinh
về phòng chống bệnh giun tròn ký sinh đường ruột.



7
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Lòch sử nghiên cứu bệnh giun tròn KSĐR:
1.1. Lòch sử nghiên cứu bệnh giun tròn KSĐR trên thế giới:
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1992 trên thế giới có
hơn tỷ người nhiễm bệnh giun sán, không kể các khu vực có nguy cơ lây
nhiễm. Do tính chất phổ biến và dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của
ký sinh trùng, sự phong phú của sinh vật môi giới trung gian (như các loại
động vật, các sinh vật chân đốt, các loại giáp xác…). Vì vậy, hầu hết các
nước trên thế giới đều nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên tùy thuộc vào yếu tố
nhiệt độ, sinh đòa cảnh của từng vùng, của từng khu vực mà tỉ lệ bệnh có sự
khác nhau. Trong đó sự nhận thức về bệnh tật của nhân dân đóng vai trò
quan trọng và cần thiết, đó là yếu tố quyết đònh sự tăng giảm của bệnh.
Tại các nước châu Âu do điều kiện khí hậu khô và lạnh làm hạn chế
sự phát triển của trứng giun ở môi trường. Bên cạnh đó điều kiện kinh tế và
mức sống cao, môi trường sạch, phân rác được xử lý đúng quy cách nên tỷ lệ
nhiễm giun còn rất thấp (1%). Tại các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh do
khí hậu nóng ẩm, môi trường bò ô nhiễm, mức sống thấp nên tỷ lệ còn cao,
Châu Mỹ 8%, Châu Phi 12% [63].
Rajeswari và cộng sự nghiên cứu 456 mẫu phân ở trẻ đi học tại
Gombak (Malaysia) cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun đũa là 7.9% có liên quan
đến tình hình kinh tế, vệ sinh, xử lý phân rác [60].
Bệnh giun móc đã được mô tả từ lâu trong các tài liệu y học cổ và đến
thế kỷ thứ 17 các tác giả: Jakob de Bondt (1629), Pison và Margraff (1648)
mô tả đầy đủ hơn. Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun móc đã được mô tả

8
ở Ý, Ả Rập và BraZil từ thời kỳ Ai Cập cổ đại. Năm 1838, Dubini phát hiện
giun móc trên một tử thi của một bệnh nhân ở Milan. Trước đó giun móc đã
được mô tả ở động vật và được đặt tên là “hookworm” có nghóa là loài giun

có móc. Năm 1843, Dubini đã mô tả ký sinh trùng này kỹ hơn và đặt tên là
Ancylostoma duodenale (A. duodenale). Sau đó một số tác giả khác như
Prunez (1847), Bilharz (1852),Criesinger (1854) cũng phát hiện tương tự.
Năm 1866, Wuchere đã phát hiện giun móc trưởng thành ở tử thi của một
bệnh nhân thiếu máu nhiệt đới, là một bệnh rất phổ biến và trầm trọng vào
thời đó ở Brazil. Năm 1878, Grassi và Parona đã xác minh những cá thể
nhiễm giun móc bằng cách tìm trứng trong phân [91], [92], [98].
Từ năm 1877 – 1880, qua các cuộc điều tra cơ bản ở Ý, Grassi,
Maggi, Pavesi và anh em Parona đã xác đònh căn nguyên bệnh và phương
pháp chẩn đoán bệnh giun móc (A. duodenale). Năm 1880, khi đã xây dựng
đường hầm St. Gotthard qua Alpes ở Thụy Sỹ, lần đầu tiên người ta thấy
giun móc (A. duodenale) gây ra thiếu máu nặng và phổ biến vượt quá mọi sự
nghi ngờ trên một phạm vi rộng. Hàng ngàn công nhân đã bò nhiễm bệnh
với tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm giun móc (A. duodenale) được chứng minh là
nguyên nhân gây thiếu máu của công nhân hầm mỏ. Họ có tỷ lệ mắc bệnh
cao ở nhiều nước châu Âu thời đó [91], [98], [108]. Năm 1879 – 1881,
Concato, Perroncito, Bozzolo, và Graziadei đã xác đònh triệu chứng lâm
sàng và biện pháp điều trò bệnh giun móc (A. duodenale) [98].
Perroncito (1880) lần đầu tiên đã mô tả quá trình phát triển của ấu
trùng giun móc (A. duodenale) có thực quản hình củ (Rhabditiform larva)
sống tự do trong đất trở thành ấu trùng giun móc (A. duodenale) có thực quản
hình trụ (Filariform larva). Leichtenstern đã chứng minh: ấu trùng giun móc
(A. duodenale) có thực quản hình trụ phát triển thành giun móc trưởng thành
ở ruột non [91], [98].

9
Năm 1896 -1897, Looss đã để bàn tay của ông ta tiếp xúc với dòch cấy
ấu trùng giun móc do tai biến thí nghiệm. Ông ta quan sát và nhận thấy có
viêm da phát triển tại điểm tiếp xúc, sau đó tìm thấy trứng giun móc trong
phân của ông và ông đã kết luận: “Người nhiễm ấu trùng giun móc (A.

duodenale) là do nó chui qua da”
Bệnh giun móc đã được ghi nhận ở Hoa kỳ vào năm 1845, mãi đến
năm 1893 loài giun móc này mới được mô tả, nhưng không phân biệt được
với giun móc (A. duodenale, Dubini, 1843). Năm 1902, Stiles đã mô tả và
đặt tên cho loài này là necator americanus ( N.americanus), cũng ký sinh ở
người và có thể phổ biến hơn A.duodenale ở một số nơi [91], [60], [98].
WHO (1994) [66], đã ước lượng trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người
nhiễm giun móc và 98 triệu người bò bệnh giun móc.
Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi nhiều theo độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng và
theo các yếu tố sinh thái học hoặc con người. Chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm
bệnh ở mỗi khu vực, ở mỗi quốc gia trên toàn cầu là cao thấp khác nhau:
*Châu Á:
-Thái Lan: Tỷ lệ nhiễm giun móc ở người dân Thái Lan vào năm
1986, miền Bắc: 35,5%, miền Trung 26,1%, miền Nam 75,9% [103]. Năm
1989, tỷ lệ nhiễm ở Chiang Mai và Bangkok là 26,3% [74]. Upatham E.S
(1989) cho thấy tỷ lệ mới mắc ở vùng ngoại ô miền Nam Thái Lan là 23,1%
[119]. Pitisuttithum P. (1990): tỷ lệ nhiễm ở ngoại ô Bangkok là 25,5%
[109].
-Indonesia: Năm 1982, tỷ lệ nhiễm giun móc ở nông thôn miền Bắc
Sumatra là 61,1% [118]. Tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em: 47,7%; người lớn:
89,4%, trong đo ùN.americanus chiếm tỷ lệ 73,8%, A.duodenale: 4,7%, nhiễm
phối hợp hai loài là 21,5%[102].

10
-Philippin: Năm 1980, tỷ lệ nhiễm giun móc: 73,0%, người lớn cao
hơn trẻ em [54]. Năm 1987, tỷ lệ nhiễm ở đảo Palawai là 34,8%. Năm 1990,
tỷ lệ nhiễm ở vùng nông thôn nuôi cừu: 10% [90].
-Malaysia: năm 1983, tỷ lệ nhiễm giun móc ở nông dân: 43,3%, dân
cư ngoại ô thủ đô Kualumpur: 7,1% [94], [104], [105].
-Trung Quốc: Năm 1999, tỷ lệ nhiễm giun móc ở người dân > 15 tuổi

huyện Hejiang: 87,0% [96].
-Nhật Bản: Năm 1980, tỷ lệ nhiễm giun móc chung cho cộng đồng là
0,85% [84]. Trong khi đó AKao N.(1992), đã tìm thấy tỷ lệ nhiễm ở công
nhân đến từ Philippine và Indonesia là 10,6% [89].
*Châu Phi:
-Kenya: Olsen 1998), tìm thấy tỷ lệ nhiễm giun móc chung ở người
dân miền Tây là 63,0%, cường độ nhiễm: 45 – 190 trứng/1g phân. Booker S
và cộng sự (1999) thấy tỷ lệ nhiễm giun móc ở học sinh tiểu học là 28,7%,
tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng theo tuổi học sinh [93].
-Nigeria: Năm 1992, tỷ lệ nhiễm giun móc ở người dân sống ven biển:
50,1%, tỷ lệ mới mắc: 25,0 – 35,0%/1 năm [118], [119]. Reinthaler (1998),
thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 19,2% [114].
- Zimbabwe: Chandiwana (1989), tìm thấy tỷ lệ nhiễm giun móc ở
nông dân là 61,7% [95].
* Châu Đại Dương:
- Australia: năm 1993, tỷ lệ nhiễm A.duodenale ở trẻ em cộng đồng
thổ dân Kimberley là 1,3% [110].
- Papua New Guinea: Pritchard D.I. và cộng sự (1991) thấy tỷ lệ
nhiễm giun móc ở người lớn là 92,0%, N.americanus chiếm tỷ lệ 100%
[125], [126], [112],[113].


11
* Châu Mỹ:
- Hoa Kỳ: năm 1985, tỷ lệ nhiễm giun móc ở trẻ em nông thôn miền
Bắc bang Florida là 2,0% [44]; Kappus và cộng sự (1987) thấy tỷ lệ nhiễm
giun móc chung là <2,0% [106].
- Guatamela: Năm 1993, tỷ lệ nhiễm giun móc ở người dân vùng nông
thôn: 50,0%, loài giun nhiễm chủ yếu là N.americanus [90].
- Brazil: tỷ lệ nhiễm giun móc ở người dân thành phố Sao Paulo là

0%, nhưng ở nông thôn thì tỷ lệ nhiễm rất cao (76,0%) [99], [121].
*Châu Âu:
Hiện nay, các nước Châu Âu tỷ lệ nhiễm giun móc rất thấp, tuy nhiên
do sự di biến động dân cư, đã xuất hiện thuật ngữ “bệnh nhập khẩu”. Ockert
G.(1983), thấy tỷ lệ nhiễm ở người ngoại quốc từ Đông Nam Á, châu Phi và
châu Mỹ đònh cư tại Đông Đức là 17,9% [86]. Năm 1973 – 1981, tỷ lệ
nhiễm chung ở người dân Đông Nam Á đònh cư tại Đông Đức là 21% [121].
-Năm 1758 Linné người đầu tiên nghiên cứu và mô tả giun kim hiện
được nhiều tác giả và nhiều sách ghi nhận.
-Năm 1889 Cobbod bắt đầu phát hiện chu kỳ sống của giun kim, ông
ta nêu lên rằng thời gian sống của giun kim chỉ kéo dài 2 tuần.
-Năm 1899 Stiles, K.Blanchara ở Pari trong công trình nghiên cứu về
bệnh giun kim đã cho rằng: Giun kim thường làm ruột thừa tiết chất nhày,
làm dày thành ruột thừa.
-Năm 1901 – 1904 Moty – Begouid, Hoepff nêu lên mối quan hệ giữa
ruột thừa viêm và giun kim, kết luận của các tác giả này: Giun kim là một
trong những nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa.
-Năm 1925 Nlemmikavaston ở Đức điều tra về tình trạng nhiễm giun
kim của trẻ em ở Berlin ghi nhận trẻ em nam nhiễm với tỷ lệ 71%, nữ 64%.

12
-Năm 1929 Scriabine – Shoulz ở Liên Xô đã đề xuất phương pháp
dùng que dẹp cạo rìa hậu môn để xét nghiệm trứng giun kim.
-Năm 1935 Standen mô tả giun kim và sắp xếp chúng vào những họ,
giống, loài trong hệ thống phân loại giun sán.
-Năm 1937 Hall dùng cellophane bọc đầu que thủy tinh ấn vào rìa hậu
môn để xét nghiệm giun kim.
-Năm 1941 Graham lại đề xuất một phương pháp xét nghiệm mới ứng
dụng dễ dàng và rất phổ biến đó là phương pháp dùng băng nhựa dính [31]
[46].

-Năm 1956 Brumpt qua các công trình nghiên cứu của mình đã nêu
lên những con số mắc bệnh giun kim của người ở Mỹ, sau đó tác giả khác
cũng ghi nhận nhiều tỷ lệ nhiễm giun kim khác nhau trên Thế giới.
* Tiệp Khắc: Năm 1952 – 1958 trẻ em nhiễm với tỷ lệ 60%.
* Ma róc: Năm 1948 – 1950 trẻ em nhiễm với tỷ lệ 70%.
* Camarun: năm 1957 trẻ em nhiễm với tỷ lệ 35%.
Theo Stoll (1947) ở Châu u có 87 triệu người mắc và trên thế giới
khoảng 209 triệu người mắc.
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun tròn KSĐR ở Việt Nam:
Việt Nam điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mầm bệnh phát triển quanh
năm, mặt khác do đời sống kinh tế xã hội, tập quán canh tác, vệ sinh, dân
trí, trình độ giáo dục môi trường… nên mầm bệnh giun sán là bệnh phổ biến
nhất ở nước ta, một vấn đề lớn sức khoẻ cộng đồng của cả nước, gây nhiều
tác hại lâu dài và nghiêm trọng.
Theo kết quả nghiên cứu của viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương
cho thấy tỷ lệ nhiễm giun trung bình của các tỉnh miền bắc từ 5-30%. Khu
vực có tỷ lệ nhiễn giun cao tập trung tại vùng Trung du, ven biển khu 4 cũ
và các miền núi phía bắc ( Thanh Hoá 71,7%, Nghệ An 78,8%, Lai Châu

13
7,2%, Lào Cai 72,5%, Điện Biên 77,5%, Hà Giang 93,6%, Yên Bái 98,4%)
Các tỉnh miền Nam tỷ lệ giun truyền qua đất rất thấp, từ 7-20% trừ các tỉnh
miền Đông Nam bộ là Tây Ninh và Bình Phước (54%). Các tỉnh miền Trung
tỷ lệ nhiễm giun trung bình 7-30%. Sự phổ biến của bệnh ký sinh trùng
trong cộng đồng có liên quan nhiều đến các yếu tố đó là: Sự hiểu biết của
người dân. Ý thức vệ sinh phòng bệnh. Điều kiện sống (tự nhiên và xã hội).
Đặc biệt sự quan tâm chăm sóc của y tế cơ sở trong hệ thống chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho cộng đồng là việc làm cần thiết và thiết thực nhằm mục
đích quản lý và bảo vệ sức khoẻ toàn diện cho người dân [13].
*Giun đũa là bệnh phổ biến ở nước ta, tình hình nhiễm giun chung là

trên 80%. Tỷ lệ nhiễm giun ở nông thôn cao hơn thành thò, ở đồng bằng cao
hơn miền núi [19]. Do điều kiện vệ sinh môi trường còn kém, ý thức của
người dân chưa cao nên sự ô nhiễm trứng giun đũa trong môi trường sống
còn rất cao: trên 450 mẫu đất có 92.5 – 100% mẫu đất vùng nông nghiệp bò
nhiễm trứng giun trung bình với 7.5 – 127/100g đất [42].
Theo Nguyễn Hứa Phục (1986) cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nông
thôn là 68.4%, ở Thành phố là 61.5% không có sự khác biệt có ý nghóa [56].
Tuổi nhiễm giun đũa của nước ta rất sớm, từ 4 tháng tuổi đã xét
nghiệm thấy trứng giun trong phân [57].
Ở hai xã Nhật Tân và Hoàng Tây Huyện Kim Bảng Tỉnh Nam Hà tỷ
lệ nhiễm giun đũa chung trong cộng đồng là 86.41% [53].
Nhiễm giun của học sinh Khmer ở một số trường cấp I – II Tỉnh Tiền
Giang là 85% trong đó giun đũa là 32% [13].
Riêng tại Huế theo điều tra của bệnh viện Trung ương Huế 1985 –
1995 tỷ lệ là 49.6% [81]. Theo Ngô Chân (1994) tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
trường mẫu giáo mầm non TP. Huế là 47.18% [14]. Tại xã Thủy Dương TP
Huế tỷ lệ nhiễm giun là 81.1% [15].

14
Bệnh giun sán nói chung, bệnh giun móc nói riêng đã được biết từ lâu,
dưới thời Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tónh bệnh giun móc đã được mô tả
các triệu chứng lâm sàng và đưa ra các bài thuốc nam để điều trò [12].
Năm 1936, Đặng Văn Ngữ tiến hành điều tra cơ bản các loài giun sán
y học ở Việt Nam, xác đònh tình hình nhiễm giun sán nghiêm trọng ở người.
Nhưng đến năm 1945, những nghiên cứu về bệnh giun sán cũng mới chỉ giới
hạn trong phạm vi đô thò lớn, chưa có một điều tra cơ bản nào mở rộng ở
khắp mọi tỉnh thành Việt Nam.
Sau năm 1945, các nghiên cứu về giun sán y học được đẩy mạnh, đã
có những điều tra cơ bản trên diện rộng, nghiên cứu đặc điểm hình thể, sinh
học, bệnh học giun móc ở việt Nam [12].

Phạm Tử Dương (1957), thấy tỷ lệ nhiễm ở người lớn là 81,0%, viện
sốt rét – Ký sinh trùng & Côn trùng Hà Nội (1960 – 1970), thấy tỷ lệ nhiễm
từ 32,1 – 53,3%, Phạm Văn Thân (1972), thấy tỷ lệ nhiễm từ 30,0 – 40,0%
[12]. Đỗ Đức Tuy, Nguyễn Phan Long (1973), thấy tỷ lệ nhiễm giun ở vùng
trồng rau màu là 54,0%, vùng trồng lúa là 16,7% [1].
Năm 1975, Nguyễn Phan Long, Kiều Tùng Lâm: thấy tỷ lệ nhiễm
giun móc cao: ở đồng bằng tỷ lệ nhiễm là 57,8%; ven biển: 67,4% và miền
núi là 51,9%, trong đó N.americanus chiếm tỷ lệ 93,9% và 6,1% là do
A.duodenale [21]. Tỷ lệ, cường độ nhiễm tương quan tỷ lệ thuận với tuổi, nữ
nhiễm cao và nặng hơn nam [12].
Lê Khánh Thuận và cộng sự (1992), thấy tỷ lệ nhiễm ở vùng núi miền
Trung là 40,6% [72].
Cường độ nhiễm giun tại Việt Nam không cao ( < 1.000 trứng/1g
phân), tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng lên theo tuổi, nữ nhiễm nhiều hơn nam,
công nhân mỏ than có tỷ lệ nhiễm (30 - 86%), nông dân nhiễm cao hơn ngư

15
dân (76% so với 35%), nghề trồng rau nhiễm cao hơn nghề trồng lúa (69%
so với 22%). Tỷ lệ tái nhiễm sau 6 tháng điều trò đặc hiệu là 4,4% [41].
Nguyễn Võ Hinh và cộng sự (1991 -1996), thấy tỷ lệ nhiễm giun móc
chung ở trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế là 28,3%. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo
tuổi, tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ tương đương [27].
*Ở nước ta, những công trình nghiên cứu về giun kim đã thực sự được
bắt đầu từ thế kỷ này với Seguin và Monzels vào năm 1907, sau đó là những
công trình của:
* Mathis – Léger năm 1909 ở Bắc Bộ.
* Braun năm 1911 ở Nam Bộ.
* Bernard – Koun năm 1913 ở Trung Bộ.
* F.Montair 1920 ở Trung Bộ.
* Galliard, Đặng Văn Ngữ năm 1937 ở Bắc Bộ.

* Phạm Tử Dương 1957 ở Miền Bắc.
* Hoàng Nguyên Dực 1958 ở Hà Nội với luận án tốt nghiệp y khoa về
đề tài giun kim đầu tiên ở nước ta.
Chủ yếu các tác giả này thống kê tỷ lệ nhiễm giun kim trên các cuộc
điều tra với phạm vi rộng lớn, đồng thời thử tác dụng tẩy giun với nhiều loại
hóa dược đã được đề xuất trong dược điển.
Những năm trước đây ở Hà Nội, các tác giả Nguyễn Phan Long,
Nguyễn Thò Loan, Trần Thò Nhung [21] và nhiều cộng sự tiếp tục điều tra
tình hình nhiễm giun sán nói chung, giun kim nói riêng ở các nhà trẻ Phú
Diễn, Mộc Châu, Hà Nội.
Ở Miền Nam có Nguyễn Thò Song Hỷ và cộng tác viên điều tra về tỷ
lệ nhiễm là 47%.

16
Hồ Thò Đức và cộng sự tiến hành điều tra ở trẻ em các nhà trẻ Thò xã
Quy Nhơn ghi nhận tỷ lệ nhiễm giun sán nói chung, trong đó có giun kim là
61,85%.
Tỷ lệ trẻ em nông thôn mắc bệnh giun kim cao hơn ở Thành phố, trẻ
em nữ cao hơn trẻ em nam (nam 40,89%, nữ 45,48%) [12].
Mật độ nhiễm giun tăng nhanh ở độ tuổi 1 – 5 và sau đó giảm dần (trẻ
em dưới 1 tuổi: 1,88%, độ tuổi 1 – 5: 51,16%). Trẻ em sống tập thể có tỷ lệ
nhiễm cao hơn trẻ em sống tại gia đình. Ở người lớn có tỷ lệ nhiễm thấp
[12].
Điều tra tại một nhà trẻ thấy 62% móng tay trẻ em có trứng giun, 12%
sách vở có trứng. Nghiên cứu một chiếc chiếu tìm thấy 257 trứng.
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh giun tròn KSĐR ở Lâm Đồng:
Kết quả khảo sát của chương trình Tây Nguyên II: [13].
Tháng 9/1987 trong cộng đồng Đinh Trang Hoà-Di Linh, tỷ lệ nhiễm
giun chung 87,9% (Giun đũa 48,4%, giun móc 33,8%, giun tóc 5,7%, nhiễm
phối hợp 11,9%). Lộc Bắc-Bảo Lộc tỷ lệ nhiễm giun chung 90,3% (Giun

đũa 33,1%, giun móc 31,7%, giun tóc 25,5%, nhiễm phối hợp 9,7%).
Tháng 3/1990 trong cộng đồng huyện Cát Tiên: tỷ lệ nhiễm giun
chung 91,7% (Giun đũa 62%, giun móc 16%, giun tóc 13,7%, nhiễm phối
hợp 13,4%).
Tháng 4/1994 trong cộng đồng Bảo Lộc: nữ công nhân chè tỷ lệ
nhiễm giun chung 66,9% (Giun đũa 50,1%, giun móc 21,1%, giun tóc 3,4%,
nhiễm phối hợp 15,6%).
Tháng 10/1997 trong cộng đồng Đạ Nha- Đạ Teh, tỷ lệ nhiễm giun
chung 95,2% (Giun đũa 80,9%, giun móc 26,2%, giun tóc 16,7%, nhiễm phối
hợp 40,5%).


17
2. Đặc điểm sinh học và dòch tể bệnh giun tròn KSĐR:
2.1. Đặc điểm sinh học và dòch tể bệnh giun tròn KSĐR:
+Giun đũa( Ascaris Lumbricoides): Giun đũa là loại giun tròn có
kích thước lớn (đk: 2 – 6mm), dài 20 – 30 cm [13], được đào thải theo phân
nên được biết từ rất lâu. Nó được đề cập từ thời Hypocrate, Aristot, Galion
nhưng đến năm 1683 mới được Tayson chính thức mô tả và đặt tên. Ở nước
ta thời Tuệ Tỉnh, Hải Thượng Lãn Ông đã đề cập đến bệnh giun đũa [43].
Trên đuôi của giun đũa có những dây thần kinh cảm ứng với hóa chất
gọi là plasmide, nên nó được xếp vào lớp plasmidia họ Ascaridia. Vì vậy tên
của nó là Ascaris Lumbricoides. Vò trí của giun đũa trong bộ Nematoda.
Giun đũa thuộc bộ Ascaroidae, đây là giun sống tự do hay ký sinh.
Miệng gồm ba môi: một môi lưng, hai môi bụng, trên môi có núm môi, môi
lưng có hai núm. Hình thể môi là đặc điểm quan trọng để phân loại
ascarcoidae [49].
Hình thể bên ngoài:
Là loại giun tròn, không phân đoạn, được bao bọc một lớp kitin ở bên
ngoài. Lớp này không thấm nước, có vai trò bảo vệ cho giun đũa tồn tại. Khi

trưởng thành giun cái dài 20 – 30cm đuôi thẳng, đường kính 2 – 6 mm, giun
đực dài 20 – 25cm, có gai giao hợp. Giun đũa có màu trắng sữa hoặc hơi
hồng khi quan sát thấy [29]:
Đầu: Thon nhỏ có môi xếp cân đối, bao bọc ngoài môi là tầng vỏ
cứng trong, dưới tầng đó có một lớp hạ bì cấu tạo thành tủy môi, dựa vào đó
để đònh loài.
Thân: Được bọc bởi một lớp vỏ cứng, có chia thành từng ngấn vòng
quanh đều từ thân đến đuôi.

18
Đuôi: Nhọn gần cuối đuôi sát về phía bụng là lỗ hậu môn, ở con đực
lỗ hậu môn là lỗ phóng tinh, ở con cái là lỗ đẻ nằm 1/3 trước của thân,
ngang chỗ này giun hay thoắt lại.
Các cơ quan bên trong:
Bộ máy tiêu hóa: Gồm có ba môi ở phía đầu là bộ phận đònh hướng,
hướng dẫn giun đến vùng có thức ăn, ống tiêu hóa thì đơn giản vì thức ăn đã
được người tiêu hóa rồi.
Bộ phận sinh dục: Giun cái: Gồm hai ống, phần đầu nhỏ có tác dụng
như phòng chứa trứng, phần sau lớn dần có tác dụng như hai vòi trứng. Hai
vòi trứng này đến lỗ sinh dục cái thì tập trung thành âm đạo và đổ ra lỗ đẻ.
Trứng giun đũa: Hình trái xoan, kích thước 45 – 75 x 35 – 50 mm, có 3
lớp vỏ: Ngoài có vỏ Albumine sần sùi, bắt màu vàng nâu với muối mật, vỏ
giữa dày màu trong và trong cùng là một lớp mỏng, bền có sức chống đỡ với
hóa chất cao. Bên trong trứng có chứa nhân xẩm màu, khi trứng thụ tinh thì
lớp vỏ Albumine bóc ra.
Theo Browen và Cort, trong thân giun cái có thể chứa tới 27 triệu
trứng và mỗi ngày đẻ khoảng 200.000 trứng, khối lượng trứng giun đẻ ra
trong một năm bằng 1.700 lần khối lượng của nó. Giun cái đạt 15cm chiều
dài có thể đẻ trứng.
Giun đực: Bộ phận sinh dục đực là một ống nhỏ, phần đầu nhỏ hơn có

tác dụng như một ống dẫn tinh, đến phần ống phụt tinh và đổ ra phía hậu
môn.
Ngoài ra có bộ máy thần kinh, tuần hoàn, bài tiết nhưng đơn giản.
*Chu kỳ giun đũa:
Được Stéwart phát hiện và mô tả năm 1916, khu vực sống của giun
đũa là phần đầu và phần giữa của ruột non, môi trường thích hợp có PH từ
7.5 – 8.2 [49].

19
Chu kỳ giun đũa đơn giản gồm: Người <-> Ngoại cảnh, con trưởng
thành sống khoảng 12 – 18 tháng [25]. Khi trưởng thành, con cái đẻ trứng
khoảng 200.000 trứng/ngày, trứng chưa có phôi lúc sinh ra theo phân ra
ngoài, trứng mới sinh ra chưa có khả năng lây nhiễm sẽ phát triển thành
trứng có phôi từ 2 – 4 tuần lễ có khả năng lây nhiễm. Khi người nuốt phải
trứng giun có phôi (trong rau sống hay nước uống) chất dòch tiêu hóa sẽ tác
dụng lên vỏ trứng và phóng thích ra ấu trùng, ấu trùng đến ruột non đi vào
huyết quản màng ruột đến gan qua hệ thống cửa hay xuyên qua phúc mạc.
Ở gan bằng đường tỉnh mạch dưới gan đến tim phải, động mạnh phổi và mao
quản phổi vào ngày thứ ba, ấu trùng lột xác hai lần tại đây. Vào ngày thứ
mười, nó đến thành phế nang, mao quản và theo đường máu đến đường thở.
Tại đây, nó rời phế nang đi ngược lên cuống phổi nhỏ đến cuống phổi lớn
và khí quản đến ngã tư hô hấp tiêu hóa.
Sự hiện diện của ấu trùng tại vùng này tạo một phản xạ ho, tạo điều
kiện thuận lợi cho phản xạ nuốt làm nó rơi lại xuống ống tiêu hóa. Vào dạ
dày thực quản, nó lột xác một lần nữa để trở thành con trưởng thành.
Chu kỳ từ khi nhiễm giun cho đến khi trưởng thành cần thời gian từ 60
– 75 ngày. Vì vậy, việc xổ giun đònh kỳ cần tiến hành trong vòng 3 – 6
tháng. Ngoài ra, theo kỳ Stéwart ngoại cảnh là yếu tố bắt buộc phải có. Do
đó, việc phòng tránh nhiễm giun cần phải giáo dục vệ sinh môi trường [49].
*Khả năng phát triển của trứng giun đũa:

Trứng giun đũa không phát triển ở trong ruột người mà ra ngoài mới
phát triển được, nhiệt độ thuận lợi ở môi trường từ 24 – 25
o
C. Ở nhiệt độ
này trong vòng 12 – 15 ngày, trứng đã phát triển thành ấu trùng. Tuy nhiên,
trứng vẫn phát triển trong giới hạn từ 12 – 36
o
C, dưới 12
o
C

trứng không
phát triển.

20
Nhiệt độ 60
o
C trong vài giờ mới có khả năng diệt trứng, độ ẩm 80%
thì thuận lợi cho sự phát triển của trứng. Điều kiện ngoại cảnh, ánh sáng
mặt trời có khả năng diệt trứng mạnh. Trứng ở trong nước không phát triển
được, nếu ở đó quá lâu từ 6 – 10 tháng cũng bò diệt.
Đối với hóa chất, trứng giun đũa có sức chòu đựng cao, Formol 16%
không có khả năng diệt trứng, các dung dòch, thuốc sát khuẩn thông thường
như thuốc tím không có khả năng diệt trứng mạnh.
Độ tối có khả năng ngăn cản sự phát trển của trứng giun đũa. Đây là
một yếu tố hủy diệt trứng giun đũa của hố xí hai ngăn [49].
Do số lượng trứng giun đũa được bài xuất ra theo phân lớn cùng với
sức đề kháng của trứng rất cao nên giun đũa là loại phổ biến ở Việt Nam và
trên thế giới.
Người mắc bệnh là nguồn lây duy nhất. Mầm bệnh: Trứng thụ tinh có

ấu trùng giun đũa lây theo đường phân miệng.
+Giun tóc:
*Đặc điểm sinh học;
-Hình thể: Giun tóc trưởng thành là loại giun nhỏ dài 30-50mm, phần đầu
nhỏ như sợi tóc, phần đuôi phình to hơn. Con cái đuôi thẳng, con đực đuôi
cong
- Trứng hình quả cau, vỏ dày. KT 50-52mm
-Chu kỳ:
Người  Ngoại cảnh
+ chu kỳ của giun tóc:
- Giai đoạn ở người: Giun ký sinh ở đại tràng, người nhiễm giun là do
ăn phải trứng của giun tóc có ấu trùng vào tới ruột non, trứng nở ra ấu trùng,
ấu trùng di chuyển xuống đại tràng và phát triển thành giun tóc trưởng

21
thành. Giun trưởng thành giao hợp, giun cái đẻ trứng, trứng ra ngoại cảnh
mới phát triển được.
- Giai đoạn ngoại cảnh: Trứng giun tóc ra ngoại cảnh theo phân, gặp
điều kiện thích hợp (T
O
25-30
O
C, độ ẩm 80%, O
2
đủ) sau 17 ngày trứng sẽ
phát triển thành trứng có ấu trùng, trên 50
O
C trứng sẽ bò tiêu diệt, nhưng
nhiệt độ lạnh thì trứng chòu đựng tốt (nên bệnh có cả ở các nước xứ lạnh)
Nhiệt độ > 30

O
C trứng sống 9 ngày. Các chất sát trùng khó tiêu diệt trứng,
vì trứng có vỏ dày. Người ăn phải trứng có ấu trùng sẽ bò nhiễm giun. Thời
gian hoàn thành chu kỳ là 1 tháng. Giun sống 5- 6 năm.
+Giun móc: Hiện nay đa số các tài liệu sử dụng cách phân loại của
Chitwood (1937). Theo cách phân loại này, giun móc ký sinh và gây bệnh ở
người có hai loài: A.duodenale và N.americanus. Hai loài này thuộc lớp
Nematode, lớp phụ Myosiringata,bộ Strongylata, bộ phụ II Strongyloidae, và
thuộc họ Ancylostomidae.Trong họ Ancylostomidae có hai giống:
Ancylostoma và Necator. Trong giống Ancylostoma có nhiều loài, trong số đó
có: Ancylostoma braziliens; Ancylostoma ceylanicum; Ancylostoma caninum;
Ancylostoma malayanum; A.duodenale. Trong giống Necator có loài
N.americanus ký sinh ở người [63], [64], [88], [89].
Việc đònh loài giữa A.duodenale và N.americanus chủ yếu dựa vào
hình thể giun trưởng thành với ba đặc điểm sau: Bộ phận sắc của bao miệng,
hình thể đuôi giun đực, tư thế của thân giun [45], [108].
Trứng N.americanus dài và thon hơn trứng A.duodenale, trứng của hai
loài hình trái xoan, vỏ mỏng, trong suốt không bắt màu, trứng lúc sinh ra đã
có 4 - 8 phôi bào. Kích thước trứng N.americanus khoảng chừng 70
micromét, trứng của A.duodenale khoảng 60 micromét [45], [67].

22
Do ấu trùng của A.duodenale và N.americanus có những điểm khác
nhau về hình thể, nên có thể dựa vào đó để đònh loài theo khóa đònh loài
giun móc/ mỏ của Sasa 1958 [5]. Những điểm khác nhau chính như:
N.americanus: Mồm đậm như dấu chấm than, bao đuôi cong.
A.duodenale: Mồm mờ, mảnh, bao đuôi thẳng, hoặc dựa vào khóa
đònh loài ấu trùng giun móc có thực quản hình trụ trong cấy phân người do
Pawlowski Z.S.(1991) đề xuất [108].
Theo Đỗ Dương Thái (1972 – 1976) đònh loài ấu trùng giun móc có

thể dựa vào đặc tính miễn dòch khi dùng các huyết thanh kháng giun móc để
xác đònh loài ấu trùng [59].
Gần nay, Romstad A.(1997) [115], Monti J.R. (1998), Shetty P.(1998)
[116] đã ứng dụng kỹ thuật ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent
Assay), PCR (Polimerase Chain Reaction) để đònh loài A.duodenale và
N.americanus, tuy nhiên do giá thành đắt và phức tạp nên ít được sử dụng
rộng rãi trong cộng đồng.
*Đặc điểm dòch tể:
Dưới những điều kiện nhiệt đới tự nhiên, những ấu trùng giun móc
sống tự do chỉ sống được rất ít ngày. Hai giai đoạn tự dưỡng đầu tiên của ấu
trùng giai đoạn I, giai đoạn II vẫn còn ở trong phân hoặc trong đất bò nhiễm
phân và ít di chuyển. Nhiều ấu trùng bò chết trong những ngày đầu ở thời kỳ
phát triển thành ấu trùng giai đoạn III có tính nhiễm, còn hầu hết ấu trùng bò
các loài giun tròn, bẹt và các động vật không xương sống trong đất tiêu diệt
[31], [88].
Trái lại, ấu trùng giai đoạn III, không tự dưỡng có thể lây nhiễm và di
chuyển đáng kể theo chiều thẳng đứng (1 mét hoặc hơn), ấu trùng giai đoạn
III ít di chuyển theo chiều ngang, nhưng có thể di chuyển đến bề mặt đất
hoặc cây rau quả thấp để có thể tiếp xúc với vật chủ người, do vậy nó có thể

23
bò sấy khô bởi ánh sáng mặt trời. Đa số ấu trùng này chỉ sống được ít ngày
và rất ít ấu trùng sống được trên 1 tháng [108].
Bóng mát, độ ẩm, đất nhiều mùn và cây cối hỗ trợ cho sự phát triển
và sống sót của ấu trùng. Những vùng đất không có bóng mát, đất nhiễm
mặn, đất cát thấm nước nhanh và đất ngập nước là những nơi không thuận
lợi cho ấu trùng giun móc. Nhìn chung những vùng đất để phóng uế và
những cánh đồng được bón phân tươi là những vùng nhiễm bẩn chủ yếu
[108].
Mưa lớn có thể làm trôi ấu trùng giun móc từ các hố xí hoặc những

vùng nhiễm phân vào các ao hồ, đầm lầy. Nhiễm bệnh nặng có thể xảy ra ở
những vùng nhiễm bẩn thứ phát này. Mật độ của ấu trùng thay đổi tuỳ theo
mùa và tuỳ theo tính chất tiếp cận của đất với phân [88]. Phạm Hoàng Thế
(1969) thấy rằng: “Trong những mùa ít nắng, có mưa, ấu trùng giun móc có
nhiều hơn những mùa nắng nhiều hoặc khô ráo”, Kiều Tùng Lâm thấy: “âáu
trùng tập trung nhiều quanh hố xí, quanh những nơi ủ phân” [64].
- Các thói quen phóng uế: Do ấu trùng giun móc không di chuyển theo
chiều ngang nên nhiễm giun móc nặng thường cần phải có sự tiếp xúc trực
tiếp với đất ô nhiễm phân ở những vùng đất phóng uế.
+Giun kim: Giun kim thuộc loại Enterobius vermicularis, giống
Entrobius, họ Oxyuridae được Linné mô tả năm 1758 [37].
nh hưởng và tác hại của giun kim rất lớn không những đối với người
mà cả đối với gia cầm, gia súc khác. Chính vì vậy mà đã có nhiều công trình
nghiên cứu về giun kim [35].
Giun kim trưởng thành: Giun kim là loại giun hình ống có kích thước
bé, màu trắng, hai đầu nhọn, miệng gồm 3 môi tiếp liền với thực quản, phần
cuối thực quản có một khúc phình ra goiï là u phình thực quản. Đây là đặc
điểm quan trọng để nhận biết giun kim.

24
Giun kim cái có kích thước dài 9 – 12mm, rộng 0,6mm, đuôi thẳng,
nhọn. Bộ phận sinh dục gồm hai buồng trứng nhỏ, hai ống dẫn trứng rất to,
bên trong chứa đầy trứng xếp thành hai hàng trước và sau thân giun. Hai ống
dẫn trứng này đổ vào ông dẫn trứng nhỏ ngắn để đổ ra lỗ sinh dục cái ở nữa
trước của thân.
Giun kim đực nhỏ hơn, có kích thước dài 2 – 5mm, rộng 0,2mm, đuôi
cong, gấp về phía bụng, cuối đuôi thường có một gai sinh dục lòi ra phía
ngoài. Bộ phận sinh dục đực gồm hai tinh hoàn hình ống và ống dẫn tinh.
Trứng giun kim: Trứng có hình bầu dục, không cân đối, một mặt
phẳng, một mặt lồi, lép một góc. Kích thước chiều dài từ 50 – 60 micrômét,

chiều rộng từ 30 – 32 micrômét. Vỏ mỏng nhẵn. Nhân thường có hình ảnh
ấu trùng bên trong. Do ấu trùng giun kim phát triển nhanh, nên dễ gặp hình
thể ấu trùng hoàn chỉnh trong trứng.
*Chu kỳ của giun kim:
Chu kỳ phát triển bình thường của giun kim: Giun kim trưởng thành
sống chủ yếu ở manh tràng (phần cuối ruột non và phần đầu ruột già), giai
đoạn đầu có thể ở ruột non. Dễ gặp giun kim ở ruột thừa.
Thức ăn của giun kim là các chất dinh dưỡng có trong lòng ruột nhưng
không đáng kể.
Giun đực và giun cái có sự giao phối ở ruột, sau đó giun đực chết và bò
tống theo phân ra ngoài. Giun kim cái sau khi được thụ tinh, tử cung chứa
đầy trứng khoảng 200.000 trứng. Khi đẻ, giun kim không đẻ ngay trong lòng
ruột mà theo đường ruột di chuyển về phía trực tràng tới tận hậu môn và đẻ
trứng ở rìa nếp nhăn hậu môn vào buổi đêm. Nguyên nhân của việc di
chuyển đi đẻ trứng này được giải thích theo một số giả thiết cho rằng giun
kim cái cần oxy. Khi đẻ trứng, giun kim cái quặn thân lại, bóp mạnh tử cung

25
và dốc toàn bộ trứng ra ngoài. Số lượng trứng đẻ thay đổi từ 4.000 đến
16.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun cái teo lại và chết.
Trứng giun kim được đẻ ra trên nếp nhăn hậu môn, phát tán ra giường
chiếu, chăn màn, hoa quả … và có đặc điểm là trứng có mức độ phát triển
như nhau. Ngay sau khi đẻ nếu gặp nhiệt độ khoảng 30
0
C và độ ẩm thích
hợp thì trứng giun kim đã có khả năng lây nhiễm. Người ăn phải trứng có ấu
trùng qua vật dụng, thức ăn, tay bẩn … vào ruột. Ở đây, ấu trùng thay vỏ hai
lần và phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở manh tràng trong khoảng
thời gian 3 đến 4 tuần.
u trùng của giun kim không có giai đoạn chu du trong cơ thể. Đời

sống của giun kim trong ruột người chỉ trong vòng 1 – 2 tháng. Chu kỳ giun
kim rất đơn giản, thời gian hoàn thành chu kỳ nhanh. Trứng đẻ ra chỉ trong
vòng 6 – 8 giờ sau đã hình thành ấu trùng có khả năng lây nhiễm.
Chu kỳ phát triển khác của giun kim:
-Sự tái nhiễm: Giun kim đẻ trứng ở nếp nhăn hậu môn, gây ngứa, trẻ
em dùng tay gải cho bớt ngứa, xong đưa tay nhiễm trứng lên miệng và trực
tiếp nuốt trứng vào. Sự tái nhiễm thường xảy ra ở trẻ kém vệ sinh. Chu kỳ
này làm cho bệnh nhân bò tái nhiễm nhanh và kéo dài.
-Hiện tượng nhiễm ngược: Trứng ở hậu môn nở thành ấu trùng, ấu
trùng trực tiếp chui vào hậu môn, đi ngược theo khung đại tràng đến manh
tràng để phát triển thành giun trưởng thành sau 3 – 4 tuần (hiếm gặp).
-Trứng giun kim khi mới đẻ ra thường đã có ấu trùng, chỉ cần ẩm độ
thích hợp, nhiệt độ 30
0
C, có oxy sau 4 đến 6 giờ trứng giun kim phát triển
thành trứng có ấu trùng cử động được, có khả năng lây bệnh.
-Nhiệt độ dưới 20
0
C và nhiệt độ trên 40
0
C trứng không phát triển
được. Ở 60
0
C vài phút là trứng đã hỏng. 15
0
C sau 1 giờ trứng cũng hỏng.

×