Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tìm hiểu công tác lập kế hoạch nhân sự của công ty đóng tàu phà rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.93 KB, 31 trang )

Lời mở đầu.
Gần hai thập kỷ trôi qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự chuyển
mình trong một cơ chế mới đó là cơ chế thị trường. Chúng ta có thể quan sát thấy
sự thay da đổi thịt của nền kinh tế, nhất là sự trỗi dậy của kinh tế tư nhân và sự cải
thiện đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các
quy luật của thị trường, vì vậy những dấu hiệu thị trường là cơ sở để các doanh
nghiệp thực hiện hành vi sản xuất kinh doanh của mình.. Tuy vậy kế hoạch hóa
vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp. Vì vậy cho đến nay
nó vẫn tiếp tục phát huy những thế lực vốn có của mình, dù là trong cơ chế thị
trường hiện đại hay trong các nền kinh tế chuyển đổi.
Công ty đóng tàu Phà Rừng là một công ty đi đầu trong lĩnh vực đóng mới
và sửa chữa tàu biển ở nước ta. Sản phẩm tàu biển là một sản phẩm có chất lượng
phụ thuộc nhiều vào đội ngũ nhân công tham gia sản xuất chô nên vấn đề nhân sự
hiện nay của công ty rất cần được chú trọng giải quyết. Một trong những biện pháp
quản lý và theo dõi tình hình nhân sự trong doanh nghiệp chính là bản kế hoạch
nhân sự. Cho nên muốn quản lý tốt lực lượng lao động trong công ty trước hết phải
chú trọng đến công tác lập kế hoạch nhân sự trong doanh nghiệp.
Nhận biết được sự cần thiết của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. Vì vậy
mà em chọn đề tài “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch nhân sự của công ty đóng
tàu Phà Rừng” là nội dung của đề án môn học sắp tới của mình.
Bài làm của em chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, vì thế rất mong
được sự góp ý của thầy giáo cùng tất cả các bạn, để bài làm của em ngày càng hoàn
thiện hơn.Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn đã
hướng dẫn em thực hiện đề tài này.

1


PHẦN I: GIỚITHIỆU VỀ CÔNG TY.
1. Giới thiệu chung.


Công ty đóng tàu Phà Rừng thành lập ngày 25 thánh 03 năm 1984 với diện
tích đất sử dụng là 45 ha, diện tích đất xây dựng là 40 ha. Là công ty chuyên đóng
mới và sửa chữa các loại tàu biển, tàu chuyên dụng đòi hỏi kỹ thuật cao. Hiện nay,
trụ sở chính của công ty tại Thị trấn Minh Đức – Thủy Nguyên – Hải Phòng – Việt
Nam.
Công ty Đóng tàu Phà Rừng trước đây là Nhà máy Sửa chữa tàu biển Phà
Rừng là công trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Cộng hoà Phần Lan được
đưa vào hoạt động từ ngày 25 tháng 3 năm 1984. Ban đầu, Công ty được xây dựng
để sửa chữa các loại tàu biển có trọng tải đến 15.000 tấn. Trải qua hơn 20 năm hoạt
động, Công ty đã sửa chữa được gần ngàn lượt tàu trong nước và của các quốc gia
danh tiếng trên thế giới như: Liên bang Nga, Đức, Hy Lạp, Hàn Quốc, Singapore...
đạt chất lượng cao. Công ty là một trong những đơn vị đi đầu trong việc sửa chữa
các loại tàu biển đòi hỏi kỹ thuật cao như tàu chở khí gas hoá lỏng, tàu phục vụ
giàn khoan... Công ty Đóng tàu Phà Rừng là một trong những cơ sở hàng đầu của
Việt Nam có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực sửa chữa tàu biển.
Những năm gần đây, Công ty bắt đầu tham gia vào thị trường đóng mới.
Công ty đã bàn giao cho khách hàng gần chục tàu có trọng tải từ 6500 tấn đến
12500 tấn. Đó là tiền đề để Công ty Đóng tàu Phà Rừng thực hiện các hợp đồng
đóng mới các loại tàu có tính năng kỹ thuật cao để xuất khẩu như tàu chở dầu/hoá
chất 6500 tấn cho Hàn Quốc, tàu chở hàng vỏ kép 34.000 tấn cho Vương Quốc
Anh hiện đang được triển khai tại Công ty. Sản lượng và doanh thu năm 2006 của
Công ty cao hơn 10 lần so với năm 2000. Kế hoạch năm 2007 Công ty phấn đấu
giá trị tổng sản lượng đạt 1500 tỷ đồng, doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.

2


Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước và của Tập
đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty đang thực hiện dự án xây dựng
Công ty Đóng tàu Sông Giá có thể đóng tàu trọng tải đến 100.000 tấn, xây dựng

cụm công nghiệp Vinashin Đình Vũ bao gồm hệ thống cảng biển và khu công
nghiệp phụ trợ, xây dựng nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu tại Yên Hưng - Quảng
Ninh...
Hiện tại Công ty đóng tàu Phà Rừng bao gồm công ty mẹ, 5 công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, 5 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Công ty
2. Cơ cấu tổ chức.
Đứng đầu điều hành công ty đóng tàu Phà Rừng là giám đốc Nguyễn Văn
Học cũng đồng thời là người phụ trách đảng uỷ công ty. Là người có quyền quyết
định tối cao nhất với vấn đề quan trọng của công ty như phương hướng hoạt động,
kế hoạch kinh doanh…
Dưới quyền giám đốc là các phó giám đốc phụ trách các phòng ban chính
của công ty như phòng kinh doanh, phòng công nghệ, phòng nhu cầu đào tạo,
phòng sản xuất và phòng tổ chức cán bộ-lao động.
Phòng sản xuất phụ trách về công tác sản xuất của công ty. Chức năng sản
xuất ngoài việc điều hành các phân xưởng sản xuất như phân xưởng sản xuất máy,
sản xuất vỏ, sản xuất vỏ đóng mới và phân xưởng Bài Trí-Ụ Đà còn phụ trách điều
hành các phòng ban chức năng như phòng vật tư, phòng an toàn lao động.
Đứng đầu phòng công nghệ là phó giám đốc Trần Quý Côi. Phụ trách đièu
hành các phòng ban chức năng có liên quan đến công nghệ như phòn công nghệ,
phòng chất lượng, phân xưởng cơ điện. Đứng đầu mỗi phòng chức năng này là một
trưởng phòng.

3


Phó giám đốc kinh doanh là người quyết định cao nhất đối với các hoạt động
của phòng kinh doanh và phòng kế hoạch tài chính.
Phòng tổ chức cán bộ lao động do trường phòng Trương Quân Định điều
hành phụ trách việc quản lý cán bộ lao động trong công ty và vấn đề lập kế hoạch
về nhân sự cho công ty.

Hiện nay công ty có 4 chi nhánh là chi nhánh Hải Phòng, chii nhánh hàng
hải, chi nhánh Vũng Tàu và công ty liên doanh Baikal. Mỗi chi nhánh do một
trưởng phòng phụ trách.
3. Thị trường và sản phẩm.:
3.1.Sản phẩm.
Tiền thân của công ty đóng tàu Phà Rừng hiện nay là nhà máy sửa chữa tàu
biển Phà Rừng, chỉ chuyên sửa chữa những loại tàu biển mà không tham gia vào
lĩnh vực đóng mới. Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên vững mạnh,
công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang lĩnh vực đóng mới tàu biển
và đã đạt được những thành công nhất định với một số sản phẩm tàu biển có nhiều
uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm mà công ty đóng mới hiện tại đang
sản xuất đều được tạo ra trên các đơn đặt hàng của các khách hàng. Hiện nay, công
ty đã sản xuất được một số các sản phẩm nổi bật sau:
Tàu chở dầu/ hóa chất 6.500 DWT với thiết kế của Asia Ship Design
Consutants Co., Ltd (ASDEC), chủ tàu Forture Marine Co., Ltd, do đăng kiểm KR
phân cấp, khu vực hoạt động không hạn chế. Các thông số chính: chiều dài toàn bộ
tàu 110 m, chiều rộng 18.2m, mớn nước 8.75 m, dung tích khoang hàng 7300 m3,
tốc độ 13 hải lý/h, với biên chế thuyền viên là 18 người. Hệ động lực chính: 01
M/E HAN SHIN tác dụng đơn, 4 kỳ, loại không bàn trượt, tua bin model LH46L
type MCR: 4000PS, 2942. Với các thiết bị: 2 tời neo mũi, 2 tời dây lái; thiết bị làm

4


hàng băng hệ thống bơm gồm: bơm hàng chính – 11sets (loại electric motor driven
– 200m3/h x 110MLC ATSG 0.8, 1.0CST), bơm két láng – 11 sets (loại electric
motor driven –200m3/h x 110MLC TSGO 0.8, 1.0CST). Tàu này được dự kiến
bàn giao vào tháng 11/ 2007.
Tàu chở hàng rời vỏ kép 34000 DWT, tàu do công ty Carl Bro a/s – Đan
Mạch thiết kế kỹ thuật và Shanghai Hengar Ship Design Co., Ltd thiết kế công

nghệ. Đăng kiểm DNV giám sát thi công và phân cấp, vùng hoạt động không hạn
chế. Các thông số chính: chiều dài toàn bộ tàu 180m, chiều rộng 30m, chiều cao
đến mặt boong 17.7m, trọng tải 34000 DWT, tốc độ 14 hải lý/h. Máy chính có
công suất 7860 KW, vòng quay 129 vòng/ phút, do hãng MAN B&W 6S46MC –
C sản xuất. Với dự kiến bàn giao vào tháng 4/2008.
Tàu VINASHIN BAY là tàu chở hàng rời, vỏ kép, đáy đôi có trọng tải
20000DWT, chủ đầu tư là Công ty hàng hải VINASHIN, tàu do Việt Nam thiết kế
và phân cấp, vùng hoạt động không hạn chế. Các thông số chính: Chiều dài toàn bộ
168,37m, chiều rộng: 25m,tốc dộ: 11 hải lý/h.Với hệ động lực chính: Máy chính
8320ZCd - 8 x 2 cái, Công suất 2 x 3000HP, vòng quay: 525RPM. Dự kiến bàn
giao vào tháng 11/2007.
Tàu Cái Lân - 4 là Tàu chở hàng khô trọng tải 6500DWT do KITADA Ship
design Co., Ltd thiết kế, chủ tàu là Công ty vận tải biển viễn dương VINASHIN,
do đăng kiểm NK phân cấp vùng hoạt động không hạn chế. Các thông số chính:
Chiều dài toàn bộ 102.79m, chiều rộng: 17m, mớn nước 6.95m, Dung tích khoang
hàng 6610m3, tốc dộ: 12,50 hải lý, biên chế thuyền viên là 26 người. Hệ động lực
chính: 01M/E HAN SHIN 6LH41LA, 4 kỳ, một hàng thẳng đứng, đảo chiều trực
tiếp với công suất ra lớn nhất: 2674KW (3600ps)x240 min-1, công suất ra bình
thường: 2250KW (3600ps)x227 min-1 85% (MCO). Có 2 tổ máy phát
YAMAR,360PSx1.200RPM, 1 máy phát sự cố diesel lai loại SANSHIN. Thiết bị

5


gồm: 2 tời neo mũi/ 2 tời dây lái, 2 Radar màu, La bàn điện và lái tự động, Máy đo
sâu, Định vị vệ tinh, EPIRB, 2VHF, INMASAT-C, 4 cẩu Derrick điện thuỷ lực .
Tàu khởi công ngày 3/11/2005, bàn giao 18/9/2006.
Tàu VINASHIN BEACH là tàu chở hàng tổng hợp, thép cuộn và chở hàng
hạt trọng tải 12500DWT. Các thông số cơ bản của tàu: Chiều dài 136,4m, chiều
rộng 20,20m, chiều cao đến mặt boong 11,30m, Tốc độ 12,50 hải lý/giờ. Máy

chính có công suất 3.965 KW, vòng quay 215 vòng/phút, hãng sản xuất
AKASAKA – Misubishi UE Diesel Engine, loại 7UEC 33 LS II.
Tàu do Công ty KITADA – Nhật Bản thiết kế: Đăng kiểm NK – Nhật Bản và
Đăng kiểm Việt Nam giám sát thi công và phân cấp, vùng hoạt động không hạn
chế. Tàu này đã được bàn giao vào ngày 18/9/2006.
Từ các sản phẩm này ta có thể thấy rõ là công ty đóng tàu Phà Rừng hiện tại
đang thực hiện đóng mới tàu thủy, nhưng phần thiết kế chủ yều không phải là từ
trong nước mà là từ các nước phát triển. Công ty luôn có chính sách về chất lượng
của sản phẩm với các tiêu chí: khách hàng là trung tâm, chất lượng sản phẩm là
yếu tố hàng đầu, đảm bảo thời gian giao hàng, giá cả hợp lý.
3.2 Thị trường.
Trước đây, khi mới thành lập công ty chỉ tham gia vào lĩnh vực sửa chữa tàu
biển và đã sửa chữa thành công nhiều loại tàu của nước ngoài với nhiều chi tiết
phức tạp như Liên Bang Nga, Đức, Hy Lạp, Singapo…do đó cũng đã tạo dựng
được danh tiếng trong ngành hàng hải của các nước. Hiện nay, ngoài lĩnh vực sửa
chữa công ty còn tham gia vào lĩnh vực đóng mới tàu biển. Tàu biển là một loại
sản phẩm mang tính đặc thù cao, bởi vì mỗi loại tàu chuyên chở một loại sản phẩm
khác nhau lại phải có những yêu cầu riêng về kỹ thuật vì thế cho nên công ty chỉ
sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Với những sản phẩm tàu biển hiện đại
có trọng tải lớn đã sản xuất công ty cũng đã tạo dựng được nhiều uy tín trong

6


ngành do đó thị trường của công ty không chỉ bó hẹp trong nước mà đã vươn xa ra
nước ngoài thậm chí với các nước châu âu như Anh,Nga...Ở trong nước các khách
hàng lớn của công ty như Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin,
Công ty tàu thuỷ Vinalines.
A- LÝ LUẬN CHUNG
I.Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.Khái niệm hoat động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một,một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư,sản xuất,tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy hoạt động kinh doanh không chỉ bao gồm các hoạt động thương
mại mà còn bao gồm nội dung rất rộng,bao gồm:đầu tư,sản xuất,chế biến,các hoạt
động thương mại thuần túy và các hoạt động cung cấp dịch vụ.
2.Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục dích tạo ra của cải vật chất cho
xã hội vá tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh.Bản chất
của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ.Gía
trị của sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử dụng cho phép thỏa
mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng.Những nhu cầu này có thể mang
tính hữu hình và cũng có thể mang tính vô hình..Dù cho hoạt động kinh doanh có
phục vụ nhu cầu nào của khách hàng đi chăng nữa thì nhiệm vụ của các đơn vị sản
xuất kinh doanh lá phải gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ.Bởi vì giá trị
gia tăng là nguồn gốc của mọi của cải vật chất.
II.Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp.
Đứng trên mỗi góc độ khác nhau,hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp được
phân chia thành những bộ phận khác nhau.

7


1.Theo góc độ thời gian.
Theo góc độ này,kế hoạch doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận cấu thành:
Kế hoạch dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm.Qúa
trình soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi:
+Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã có
mặt;

+Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ,bao gồm xu hướng dự tính của
nhu cầu,giá cả và hành vi cạnh tranh;
+Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính;
+Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo.
Kế hoạch trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra
các khoảng thời gian ngắn hơn,thường là 3 hoặc 5 năm.
Kế hoạch ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến
độ,hành động có thời hạn dưới 1 năm như: kế hoạch quý,tháng…Kế hoạch ngắn
hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần
thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.
2.Đứng trên góc độ nội dung,tính chất hay cấp độ của kế hoạch:
Chúng ta có thể chia hệ thống kế hoạch doanh nghiệp làm 2 bộ phận:kế
hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật.
+Kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ biến vào những năm 1960
đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của chúng trở nên phức tạp
hơn,đồng thời cạnh tranh gay gắt hơn,đa dạng hơn trong khi các tiến bộ về khoa
học công nghệ trở nên tăng tốc hơn khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong
việc lựa chon mục tiêu phát triển công nghệ và sản phẩm mới,thâm nhập thị
trường,lựa chọn các phương thức phát triển…

8


Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho
phép doanh nghiệp thay đổi,cải thiện vị thế cạnh tranh của mình và những phương
pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó.
+Kế hoạch chiến thuật
Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chương
trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động

của doanh nghiệp,nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
III.Kế hoạch nhân sự trong doanh nghiệp
1.Khái quát về chức năng quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản lý
doanh nghiệp,bởi quản lý con người là quản lý một trong những yếu tố quan trọng
nhất của doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự bao gồm tất cả các quyết định và hoạt động quản lý có ảnh
hưởng tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên.Mục tiêu hàng đầu
của quản lý nhân sự là giúp doanh nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp những
người lao động với mức trình độ và kỹ nanưng phù hợp vào đúng vị trí và đúng
thời điểm,nhằm hoàn thành các mục tiêu của mình.
Chức năng quản lý nhân sự liên quan đến các mảng công việc:
+Kế hoạch hóa nhân sự: là quá trình phân tích liên tục yêu cầu nhân sự của
doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.Công tác
tuyển dụng nhân viên chính là để đáp ứng các nhu cầu mà lực lượng hiện tại không
thể đáp ứng được.
+Đào tạo và phát triển: đây là quá trình liên tục đánh giá và phát triển kỹ
năng và kiến thức của nhân viên để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của
công ty.
+Duy trì và quản lý: chất lượng công việc,tinh thần và không khí làm việc
đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ở lại của mỗi nhân viên.Môi trường

9


làm việc tích cực được tạo ra thông qua thực tiễn quản lý công bằng và nhất quán
và sự quan tâm đến các nhu cầu của nhân viên.
+Hệ thống thông tin: công tác quản lý nguồn nhân lực còn chịu trách nhiệm
về mối quan hệ giữa các nhân viên,các tiêu chuẩn về công việc và việc quản lý các
dịch vụ và lợi ích mà công ty đem lại cho nhân viên.

2.Vai trò của kế hoạch nhân sự.
Kế hoạch nhân sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các
nhu cầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao
động.Việc thiết kế tốt kế hoạch nhân sự là một trong những yếu tố cơ bản cho việc
thực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch nhân sự trong doanh nghiệp thường hướng vào trả lời các câu
hỏi sau:
• Chúng ta cần những con người như thế nào và với số lượng bao
nhiêu?
• Khi nào chúng ta cần họ?
• Chúng ta đã sẵn có những người thích hợp chưa? Và liệu họ đã có
sẵn những kiến thức chuyên môn,kỹ năng cần thiết hay không?
• Kế hoạch nhân sự đóng một vai trò quan trọng cho việc thực hiện các
mục tiêu chiến lược quan trọng của doanh nghiệp và được thể hiện:
• Thứ nhất: Kế hoạch nhân sự là yếu tố cơ bản giúp cho tổ chức thực
hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ của mình.
• Thứ hai: Kế hoạch nhân sự là cơ sở để xây dựng một cách hợp lý các
chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
• Thứ ba: Qúa trình kế hoạch hóa nhân sự giúp doanh nghiệp nắm bắt
được thực chất đội ngũ lao động trong doanh nghiệp,trình độ học

10


vấn,chuyên môn,các tiềm năng cần được khai thác để có thể năng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Thứ tư: Kế hoạch nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp dự kiến được số
người bổ sung do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh và
số lượng cần được thay thế do các vấn đề xã hội để đảm bảo cho quá
trình sản xuất được diễn ra liên tục.

• Thứ năm: Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp bố trí và sắp xếp,sử
dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý,cũng như xác định được số
tiền công để trả cho người lao động.
• Thứ sáu: Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp tìm kiếm được các tài
năng từ thị trường lao động và phát triển tài năng trong doanh nghiệp
để thỏa mãn những nhu cầu về nhân sự trong tương lai.
• Cuối cùng kế hoạch nhân sự là cơ sở cho việc thiết lập một hệ thống
thông tin về nguồn nhân lực để trợ giúp cho hoạt động quản lý nguồn
nhân lực,cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.Quy trình kế hoạch hóa nhân sự trong doanh nghiệp
Quy trình kế hoạch hóa nhân sự bao gồm các bước sau:
 Phân tích môi trường bên ngoài và hoạt động của doanh nghiệp để từ
đó dự báo được nhu cầu sử dụng nhân sự.
 Phân tích tình hình nhân sự hiện tại để dự đoán cung về nhân sự
nhằm thỏa mãn những nhu cầu đã xác định.Để thực hiện được điều
này đòi hỏi doanh nghiệp phải lập bản kê cập nhật thường xuyên về
nguồn nhân lực,giúp doanh nghiệp nắm rõ được doanh nghiệp đã có
những kỹ năng chuyên môn gì,ai có những kỹ năng và chuyên môn
đó.

11


 Phân tích những mất cân đối về nhân sự,bằng cách so sánh dự báo
nhu cầu về nhân sự với nguồn nhân sự hiện có.
 Lập kế hoạch điều chỉnh nội bộ thông qua các kế hoạch đề bạt,sơ đồ
thuyên chuyển…
 Lập kế hoạch điều chỉnh bên ngoài thông qua việc tuyển dụng hoặc
thuê thêm giờ lao động ngoài giờ…
 Kiểm tra và đánh giá.

4.Dự báo nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp
Các nhân tố tác động đến nhu cầu nhân sự
4.1.Các yếu tố bên ngoài
Có rất nhiều yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có thể tác động đến nhu cầu
nhân sự của doanh nghiệp bao gồm: các nhân tố kinh tế,chính trị và pháp luật,văn
hóa-xã hội,công nghệ,cạnh tranh...
Các yếu tố vĩ mô thường có nhiều ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh
nghiệp nhưng lại rất khó ước lượng,chẳng hạn như:chu kỳ kinh doanh,xu hướng
tăng trưởng nền kinh tế,lãi suất,lạm phát...
4.2 Các yếu tố thuộc. nội bộ doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp (tăng
trưởng, thị phần, sản phẩm mới...) và các mục tiêu này lại ảnh hưởng trực tiếp tới
số lượng và cơ cấu lao động cần thiết trong tương lai.Các mục tiêu của doanh
nghiệp là các yếu tố thuộc môi trường bên trong có tác động rất lớn đến nhu cấu
nhân sự.Các kế hoạch của doanh nghiệp chính là cơ sở để xác định nhu cầu nhân
sự.Để thực hiện các kế hoạch,doanh nghiệp cần phải phân bổ các nguồn nhân
lực,muốn phân bổ được trước hết doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn nhân lực.Do
đó chính các chiến lược và các kế hoạch là nguyên nhân tạo ra nhu cầu sở dụng
nhân sự đối với doanh nghiệp.

12


Ngân sách là nguồn cung cấp tài chính cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp.Ngân sách tăng hay giảm đều có tác động trực tiếp đến nhu cầu nhân sự.
Dự báo bán hàng và dự báo sản xuất cũng có tác động lớn đến nhu cầu sử
dụng nhân sự của doanh nghiệp.Chẳng hạn khi dự báo nhu cầu đối với sản phẩm
hoặc dịch vụ của doanh nghiệp gia tăng,các doanh nghiệp sẽ phải tăng quy mô sản
xuất để thỏa mãn nhu cầu.Việc gia tăng quy mổ sản xuất sẽ kéo theo nhu cầu nhân
sự tăng.Nhu cầu về nhân sự cũng thay đổi khi có sự biến động về nhân sự của

chính doanh nghiệp bởi các nguyên nhân khác nhau như:đề bạt,hết hợp
đồng,chết,sa thải...
B-Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của công ty đóng tàu Phà Rừng.
I.Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện có.
1.Về số lượng lao động:
Tính đến thời điểm ngày 31/08/2007, tổng số lao động trong công ty là 2648
người trong đó có 233 lao động nữ.
Để tiện cho công tác đánh giá và lập kế hoạch nhân sự, lực lượng lao động
trong công ty được phân chia thành các nhóm: lao động quản lý, lao động phục vụ
sản xuất và lịch sử trực tiếp sản xuất.
Thuộc nhóm lao động quản lý là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, những người
trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty như: Tổng giám đốc, các Phó Tổng
Giám đốc, cán bộ lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ….Hiện tại
trong công ty có 49 người thuộc nhóm này.
Thuộc nhóm lao động phục vụ sản xuất của công ty là nhân viên của các
phòng ban trực thuộc: phòng Tổ chức - Cán bộ - Lao động, phòng Tài chính – Kế
toán, phòng Vật tư, phòng Kinh doanh…. ; những người làm việc trong các lĩnh
vực hậu cần, chăm sóc sức khỏe và đời sống công nhân như bếp ăn, phòng y tế;
những người thuộc phòng bảo vệ; thuộc bộ phận lái xe…Hiện tại có 403 lao động
thuộc nhóm phụ vụ sản xuất của công ty.

13


Cuối cùng là những lao động trực tiếp sản xuất: đó là lực lượng lao động
chủ yếu, chiếm đại đa số trong tổng số lao động của công ty, hầu hết những người
này là công nhân kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật. Tính đến thời điểm 31/08/2007,
tổng số lao động trực tiếp tham gia sản xuất của công ty đống tàu Phà Rừng là
2520 lao động.
Trên cơ sở đáng giá tổng số lao động đang làm việc, Công ty sẽ biết được

lực lượng lao động mà công ty nắm trong tay là bao nhiêu người, mối quan hệ tỷ lệ
giữa số lượng lao động trực tiếp sản xuất với số lượng cná bộ quản lý và số lao
động phục vụ sản xuất. Tỷ lệ này đã hợp lý hay chưa, là nhiều hay ít, nếu nhiều thì
nên cắt giảm lao động ở bộ phận nào, nếu thiếu thì thiếu ở bộ phận nào, cần bổ
sung là bao nhiêu lao động.
2.Về chât lượng (trình độ) lao động:
Cùng với đánh giá số lượng lao động, thì việc đánh giá chất lượng nguồn lao
động là một việc làm vô cùng quan trọng. Với đặc thù là một công ty đóng mới và
sửa chữa tàu thì vấn đề chất lượng lao động càng phải đặt lên hàng đầu vì trong gia
đoạn hiện nay, việc đào tạo ra được một lao động có đầy đủ các phẩm chất kỹ
thuật, đáp ứng được yêu cầu của công việc là một việc làm không hề dễ chút nào.
Khi đánh giá nguồn nhân lực theo khía cạnh chất lượng, công ty cũng chia
ra làm 2 nhóm: nhóm lao động quản lý và nhóm công nhân kỹ thuật.
Để tiện cho việc so sánh, đánh giá về tỷ lệ, cơ cấu lao động, công ty lại chia
những người thuộc nhóm lao động quản lý ra thành 2 bộ phận nhỏ. Đó là những
người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và các cán bộ kinh tế. Để đánh giá
chất lượng nhóm lao động này, công ty dựa vào trình độ học vấn và bằng cấp của
từng người: có bao nhiêu cán bộ có trình độ trên đại học: thạc sỹ, tiến sỹ. bao
nhiêu cán bộ có trình độ đại học, bao nhiêu người có trình độ cao đẳng, trung học.
Đối với công nhân kỹ thuật, tiêu chí đánh giá chất lượng công nhân của
công ty là trình độ bậc thợ. Công ty chia lượng công nhân kỹ thuật này ra thành

14


từng loại thợ, ngành nghề khác nhau. Trong từng nhóm nhỏ này, sẽ có phân chia
và đánh giá theo trình độ bậc thợ. Trong công ty, thì bậc 7/7 là bậc có trình độ tay
nghề cao nhất, còn bậc 1/7 là thấp nhất. Hiện tại, vẫn có sự chênh lệch rất lớn gữa
các nhóm bậc thợ: những bậc thợ có trình độ tay nghề cao (bậc 6 và bậc 7) là rất ít
trong khi số lượng công nhân có trình độ tay nghề bậc hai lại rất nhiều, chiếm đa

số trong tổng số lao động kỹ thuật của công ty.
Trên cơ sở đánh giá chất lượng và số lượng lao động, công ty sẽ biết được
mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng lao động, lao động có trìn độ như thế nào
chiếm đa số trong công ty, lượng lao động kỹ thuật đã đáp ứng đủ yêu cầu của sản
xuất kinh doanh trong thời gian tới chưa. Bộ phận nào là thiếu nhiều nhất, thiếu
những người có trình độ như thế nào… Từ đó, công ty sẽ xác định được nhu cầu
về nhân lực của mình trong thời gian tới.
Số cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học (kỹ sư,cử nhân) của công ty được
thể hiện dưới bảng số liệu sau đây:

15


Bảng: cán bộ nhân viên công ty đóng tàu Phà Rừng.
Ngành nghề

Đại học

Vỏ tàu thủy

63

Hàn tàu thủy

3

Ngành nghề

Đại học


Bảo đảm ATHH

2

Điều khiển tàu biển

5

Máy tàu thủy

86

Kỹ thuật điều khiển

1

Điện tàu thủy

25

Kỹ thuật môi trường

2

Điện khí hóa và dân dụng

20

Kế toán


20

Chế tạo máy

11

Kinh tế vận tải biển

21

Gia công áp lực

1

Kinh doanh công nghiệp

5

Máy xếp dỡ

14

Quản trị kinh doanh

15

Cơ giới hóa xếp dỡ

6


TCKT ngân hàng

4

Cơ khí tàu thuyền

21

Tiếng Anh,Nga, Pháp

7

Ôtô

1

Y khoa

1

Xây dựng, công trình

24

Công nghệ thông tin

1

Toán thống kê tin học


2

Thông tin học

1

Đúc kim loại

1

Kinh tế ngoại thương

2

Cơ dệt

1

Chính trị tư tưởng

1

Bảo hộ lao động

2

Khai thác thủy sản

1


16


Với tổng số công nhân kỹ thuật là 2104 người,công ty đã phân cụ thể ra từng
loại thợ và ngành nghề khác nhau:
 Thợ lắp ráp (sắt) tàu thủy;
 Thợ hàn tàu thủy;
 Thợ máy tàu thủy;
 Thợ điện tàu thủy...
Trong tổng số 2104 công nhân được phân cấp theo trình độ bậc thợ: bậc1/7, 2/7,
3/7, 4/7, 5/7, 6/7, 7/7.Số thợ bậc 1 chiếm 218 người, bậc 2 chiếm 1104 người, bậc
3 chiếm 246 người,bậc 4 là 184 người, bậc 5 là153 người, bậc 6 là 84 người, bậc 7
là 28 người.Như vậy số công nhân kỹ thuật có trình độ bậc 2 chiếm nhiều nhất và
thợ bậc 7 chiếm ít nhất.Công ty vẫn thường xuyên mở các lớp thực hành và đào
tạo nhằm nâng cao tay nghề bậc thợ cho công nhân kỹ thuật Theo số liệu thông kê
trên cho ta thấy trình độ tay nghề của công nhân trong công ty còn chưa cao.Vì thế
việc đào tạo thường xuyên cho công nhân là một việc làm rất cần thiết để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty.
Theo báo cáo tình hình đáp ứng nguồn nhân lực 6 tháng đầu năm 2007 của công
ty cho thấy:
Về cán bộ kỹ thuật: Số kỹ sư mới ra trường nên còn thiếu kinh nghiệm thực
tế,Trưởng các đơn vị có phân công người kèm cặp đào tạo tiếp trong thực tế sản
xuất theo Quy định tuyển dụng 62- QĐ1 và nội dung thực tập đối với kỹ sư mới ra
trường của công ty đã ban hành..Đặc biệt là việc đào tạo kiến thức về hàn,xử lý
biến dạng nhiệt cho kỹ sư-đốc công mới.
Riêng kỹ sư vỏ tàu thủy vẫn chưa đáp ứng đủ cho các đơn vị,do số lượng kỹ sư
vỏ tàu thủy vừa tốt nghiệp của trường Đại học Hàng hải có hạn,chưa đáp ứng kịp
nhu cầu phát triển quá nóng của nghành CNTT.
Để thu hút kỹ sư chuyên nghành đóng tàu,vừa qua Tổng giám đốc công ty đã
liên kết với khoa đóng tàu trường Đại học hàng hải tổ chức tiếp xúc giao lưu với


17


sinh viên năm thứ 3,4 của khoa đóng tàu.Công ty đã áp dụng trợ cấp ăn giữa ca và
đi lại cho sinh viên khoa đóng tàu về thực tập tại công ty.Với nhiều chính sách ưu
đãi đối với sinh viên khoa đóng tàu như thế này để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên có điều kiện học tập tốt sau này sẽ về công ty làm việc và cống hiến cho công
ty.Đây sẽ là một nguồn lực lớn các kỹ sư tốt nghiệp ra trường có trình độ kỹ thuật
cao góp phần nâng cao năng suất sản phẩm của công ty sau này.
Công ty đã có chế độ trợ cấp 200.000 đ/tháng cho số kỹ sư,cử nhân mới ra
trường có bậc lương 1/8.
Công ty đang có kế hoạch liên kết với khoa đóng tàu trường Đại học hàng hải
để đào tạo tại chức lớp kỹ sư vỏ bằng 2 tại công ty.
Tóm lại với nhiều các chính sách và các chế độ trợ cấp đối với các kỹ sư và cử
nhân mới ra trường,cùng với các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường của
trường Đại học hàng hải, công ty đã tạo điều kiện tốt góp phần nâng cao về mặt
đời sống vật chất cũng như tinh thần hàng ngày cho mọi người trong công ty,tạo
động lực thúc đẩy mọi người càng có tinh thần làm việc tốt hơn nữa.
Về công nhân kỹ thuật: Công ty đã thực hiện kiểm tra, sát hạch đối với công
nhân mới tuyển dụng theo nội dung đào tạo, tiêu chuẩn bậc thợ do công ty quy
định.Việc làm này của công ty giúp cho việc tuyển dụng công nhân của công ty
với chất lượng đầu vào phù hợp với nhu cầu nguồn lực còn thiếu của công ty cũng
như đảm bảo về trình độ kỹ thuật đáp ứng cho mọi hoạt động của công ty
Công ty đã đào tạo cấp chứng chỉ đăng kiểm DNV cho: 85 thợ hàn...Mở lớp đào
tạo công nghệ hàn thép trắng cho 15 thợ hàn ống và 25 thợ hàn.Ngoài ra công ty
còn mở lớp đào tạo xử lý,nắn biến dạng phân,tổng đoạn trong đóng mới cho 87
người.
Tuy nhiên về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của công ty còn nhiều hạn chế
do điều kiện mặt bằng, nhà xưởng chật hẹp, thiết bị công cụ lao động chưa

đủ...Chính vì thế mà các đơn vị chưa thể tiếp nhận lao động mới vào để đào tạo bổ

18


sung cho cơ sở 2 theo kế hoạch của công ty.Đây cũng là nguyên nhân tỷ lệ tuyển
dụng công nhân kỹ thuật của 6 tháng đầu năm 2007 đạt thấp.Ngoài ra hiện nay còn
115 thợ hàn công ty đã kiểm tra sức khỏe đủ tiêu chuẩn nhưng chưa bố trí sắp xếp
được công việc.
II. Xây dựng kế hoạch bổ sung lao động:
1.Căn cứ để xây dựng:
Để xây dựng được bản kế hoạch bổ sung nhân sự, công ty phải dựa vào các
yếu tố sau:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, trong đó đặc biệt chú trọng đến
các chỉ tiêu:


Giá trị tổng sản lượng



Doanh thu tiêu thụ kỳ kế hoạch



Số lượng, cơ cấu sản phẩm
 Số lượng loại tàu sửa chữa đóng mới
 loại tàu: tàu chở hàng, tàu chở dầu, hóa chất…
 Trọng tải từng loại tàu: 6.500 tấn, 13.500 tấn, 20.000 tấn,
34.000 tấn…


- Kế hoạch quy mô phát triển của công ty


Mở rộng cơ sở, năng lực sản xuất hiện có



Phát triển mới:
 Xây dựng thêm cơ sở mới
 Năng lực, thiết bị, công nghệ

- Mức tăng trưởng lao động hàng năm (tỷ lệ % lao động tăng thêm hàng
năm)
- Số lao động giảm tự nhiên hàng năm: nghỉ hưu;chết;lao động bị thương
mất sức lao động; lao động nghỉ việc …

19


Số lao động chuyển chỗ làm mới
Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh năm 2006 và tổ chức các đơn vị thành
viên của công ty đóng tàu Phà Rừng và kế hoạch của sản xuất kinh doanh của Tập
đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Công ty đóng tàu Phà Rừng lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh năm 2007 như sau:
Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản của toàn công ty đóng tàu Phà Rừng năm2007:
Bao gồm công ty đóng tàu Phà Rừng, 3 công ty TNHH TTV ( chi nhánh cũ) và 5
cty cổ phần có góp vốn cổ phần chi phối của công ty đóng tàu Phà Rừng
1. Nộp nghĩa vụ :


50.504.416.000 đồng ~103 % so với năm 2006

2. Thu nhập doanh nghiệp: 12.950.148.000 đồng ~214 % so với năm 2006
3. Sản lượng :

1.497.548.295.000 đồng ~ 205.4 % so với năm 2006

4. Doanh thu :

1.131.907.819.000 đồng ~191 % so với năm 2006

Ngoài ra công ty còn căn cứ vào việc xây dựng tiền lương năm 2007 để có kế
hoạch bổ sung lao động.Căn cứ vào kết quả thực hiện LĐTL năm 2006 và điều
kiện thực tế của công ty năm 2007,công ty Đóng tàu Phà Rừng xây dựng mức chi
phí tiền lương năm 2007 trình tổng công ty như sau:
Bảng: Xây dựng mức chi phí tiền lương năm 2007
Sô TT

Tên chỉ tiêu

Doanh thu

I.

Lao động

Qũy lương

Chi phí


Sản xuất chính

1.000đồng
Người
848.000.000 2.958

Đồng
86.915.000.000

đ/1.000đ
102,5

1.

Sửa chữa tàu

43.000.000

9.030.000.000

210,0

2.

Đóng mới

803.000.000 2.594,0

76.285.000.000


95,0

3.

Sửa chữa nội bộ

2.000.000

56,0

1.600.000.000

800,0

II.

Sản xuất kinh doanh 3.000.000

7,0

1650.000.000

55,0

III.

khác
Cộng tổng

87.080.000.000


102

308,0

851.000.000 2.965

20


Hàng năm công ty xây thêm nhiều các cơ sở sản xuất cũng như việc mở rộng
nhiều nhà xưởng để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất. Ngoài ra việc mua
sắm thêm rất nhiều các trang thiết bị mới và áp dụng nhiều các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhằm cải thiện đáng kể năng suất của hoạt động của công ty.
Việc lập kế hoạch bổ sung lao động của công ty còn căn cứ vào vấn đề hàng năm
số lao động của công ty: nghỉ hưu, chết, bỏ việc...hoặc là số lao đông chuyển đi nơi
khác làm việc.
2. Tính toán, xác định nhu cầu lao động cần bổ sung để đáp ứng nhiệm vụ
SXKD:
Dựa vào những căn cứ như trên công ty sẽ xác địnhđược nhu cầu về nguồn
nhân lực của mình trong kỳ kế hoạch. Công ty xác định được trong các bộ phận
của mình bộ phận nào đang thiếu lao động, đó là những lao động như thế nào, tay
nghề của lao động ra sao: bậc cao hay thấp, trình độ đại học hay trên đại học…
Nhu cầu bổ sung lao động của công ty cũng được phân chia thành 2 nhóm: nhóm
lao động quản lý và nhóm công nhân kỹ thuật. Mỗi nhóm lại có những yêu cầu
riêng, cụ thể. Với lao động quản lý sẽ là những cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ
kinh tế, tiêu chí đưa ra sẽ là những yêu cầu về trình độ học vấn, công ty sẽ cần
những cán bộ có trình độ như thế nàp. Với công nhân kỹ thuật thì nhu cầu về
nguồn lao động này sẽ được phân chia theo bậc thợ.
3.Nguồn cung cấp lao động:

- Trường đào tạo cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học được cung
cấp từ các trường: Đại học Hàng hải, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc
dân, Học viện tài chính…
- Trường đào tạo công nhân kỹ thuật:
+ Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương II;
+ Trường Cao đẳng Hàng hải I;
+Trường đào tạo nghề CNKT Công nghiệp tàu thủy I;

21


+ Trường Trung học Thủy sản…
III. Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
Ngoài việc lập kế hoạch lao động còn phải lập kế hoạch đào tạo phát triển
nguồn nhân lực của công ty.Bao gồm các nội dung sau:
1. Phân tích nhu cầu đào tạo:
Công ty cần phải xác định rõ yêu cầu kết quả của công việc hiện tại, thực tế
kết quả thực hiện công và những thách thức của công ty trong tương lai. Khi
đó công ty mới biết rõ được những nhu cầu cần thiết của từng ngành nghề và
bộ phận cụ thể cũng như những khó khăn mà công ty còn gặp phải để có
phương hướng giải quyết.
2. Xác định mục tiêu đào tạo và nội dung phương pháp đào tạo:
Cần phải xác định các kỹ năng cụ thể sẽ đào tạo, thời gian đào tạo trong bao
lâu, số người cần đào tạo và ai là người đào tạo: Cán bộ trong công ty hay
thuê từ tổ chức bên ngoài.
Về nội dung phương pháp đào tạo phần thiết kế chương trình đào tạo cần chỉ
rõ: tên chương trình, mục tiêu của chương trình, nội dung cụ thể của chương
trình, thời gian, lựa chọn tài liệu, lập kế hoạch bài giảng.
Phương pháp đào tạo công ty có thể đào tạo trong công việc bằng cách đào
tạo theo kiểu chỉ dẫn, kèm cặp hoặc luân chuyển trong công việc. Ngoài ra có

thể đào tạo bên ngoài bằng các chương trình cho mọi người do trường hoặc
trung tâm đào tạo cung cấp.
3. Xác định kinh phí đào tạo:
Chi phí học tập cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực bao gồm có: Tiền
lương cho người đi học.Chi phí đào tạo gồm tiền thù lao cho người dạy, chi phí tài
liệu, ăn ở, chi phí phục vụ khóa học…

22


Dựa vào tất cả các nội dung về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đã nêu
trên và kế hoạch đào tạo nhân sự của công ty đóng tàu Phà Rừng được thể hiện ở
bảng sau đây:

23


Bảng: Kế hoạch đào tạo nhân sự của công ty đóng tàu Phà Rừng.
Nội dung
STT
hình
thức đào tạo
I.
Đào tạo
CBQL & NV
Thừa hành
1.
2.

3.

II.
1
2
3
4
5
6
III

Đối
Đơn vị
Số
tượng
Đào
Lượng
Đào tạo
tạo
70
CBNV

Bồi dưỡng về
Chuyên môn
CBNV
Và nghiệp vụ
Áp dụng
Tiến bộ &
CBNV
Chuyển giao
CN mới
Đào tạo nâng CBNV

Cao trình độ
Đào tạo công CNKT
Nhân kỹ thuật
Huấn luyện ban CNKT
đầu CN tuyển
dụng mới
Nâng bậc hàng CNKT
năm
Đào tạo lại và CNKT
Nâng cao
Cấp chứng chỉ CNKT
Đăng kiểm
Áp dụng tiển bộ CNKT
KHKT& chuyển
Giao CN
Đào tạo mới
CNKT
Đào tạo nhận CBCNV
Thức về ISO
Cộng (I+II+III)

Thời
gian
Đào tạo

(đơn vị 1.000.000)
Chi phí đào tạo (VNĐ)
Chi
Lương Cộng
phí

156
140
296

Ngắn và
Dài hạn

CT+BN
20

60

40

100

6

40

46

60

150

1.245

3.790


Công ty 800

Ngắn và 90
Dài hạn
Ngắn và 2.545
Dài hạn
Ngắn hạn 160

17,5

177,5

Công ty 250

Ngắn hạn 500

775

1.275

CT+BN 400

400

800

CT+BN 300

Ngắn và
Dài hạn

Ngắn hạn 1.260

93

1.353

CT+BN 150

Ngắn hạn 225

52,5

277,5

Công ty Công ty 2.200

Ngắn hạn
Ngắn hạn 28,6

80

108,6

CT+BN
Bên
ngoài

Ngắn hạn
20
Ngắn hạn


Bên
30
ngoài
CT+BN 2.000

2.729,6 1.465

24

4.194,6


IV. Những thành tựu và hạn chế trong công tác kế hoạch nhân sự của công ty
đóng tàu Phà Rừng:
1. Ưu điểm:
Công tác lập kế hoạch nhân sự của công ty được tiến hành thường xuyên, đều
đặn hàng năm, không chỉ lập cho khoảng thời gian ngắn hạn, mà cả trong dài hạn.
Chính vì vậy mà tình hình nhân sự, quản lý nhân sự của công ty luôn được cập
nhật rõ ràng, cụ thể, dễ dàng hơn trong việc đưa ra các giải pháp khắc phục tình
trạng của công ty một cách kịp thời và có hiệu quả. Hơn thế nữa, việc thực hiện
hàng năm này sẽ giúp cho công ty có thể có được các giải pháp cụ thể cho từng
giai đoạn với những tình hình thị trường cụ thể tạo nên nhu cầu nhân sự khác nhau
của chính công ty.
Việc lập kế hoạch nhân sự của công ty trong việc duy trì và phát triển quản lý
nhân sự luôn được xây dựng dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước ban
hành, như: Luật Lao động, Luật Bảo hiểm,…
2.Nhược điểm.
Tất cả mọi công việc trong công tác lập kế hoạch của công ty đều được thực
hiện bởi phòng Tổ chức cán bộ lao động. Các biện pháp cho từng kế hoạch bổ

sung lao động, kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực đều chỉ do phòng này
nêu ra mà không có sự thảo luận với cac phòng ban khác, vì vậy mà các giải pháp
này chưa hẳn là tối ưu nhất cho công ty. Bởi công tác lập kế hoạch nhân sự của
công ty nói riêng, của cả công ty nói chung đỏi hỏi sự tham gia không chỉ của các
nhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo công ty, các phòng ban
chức năng và sẽ tốt hơn nếu lôi kéo được sự tham gia của người lao động vào việc
thảo luận và soạn lập cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch.

25


×