Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục lịch sử cho nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.52 KB, 30 trang )

Lời mở đầu
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà Cách Mạng nỗi lạc, một
danh nhân văn hóa lớn mà còn là một nhà quân sự, một nhà ngoại
giao lỗi lạc. Cuộc đời của Chủ tịch của một người cộng sản vĩ đại,
một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu
tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân
dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân
tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Lịch sử dân tộc Việt Nam vốn đầy ắp những sự kiện, nhưng
nó càng trở nên phong phú, sinh động hơn bởi trong những trang
vàng lịch sử chứa đựng cuộc đời và sự nghiệp một người con vĩ đại
của dân tộc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Qua những bài viết,
bài nói, những di sản tinh thần mà Người để lại, chúng ta thấy rõ sự
quan tâm đặc biệt của Người đến việc học và giáo dục lịch sử cho
các thế hệ người Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một thành tố quan trọng trong nền
văn hóa dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực bổ sung cho nền luân lý
truyền thống. Cũng có thể xem tư tưởng Hồ Chí Minh đã hiện đại
hóa nền luân lý lâu đời của Việt Nam. Cái đáng lưu ý là tư tưởng
Hồ Chí Minh như giáo huấn xã hội chủ nghĩa mà không mâu thuẫn
với giáo huấn dân tộc cổ truyền thậm chí dân gian. Gạch nối này tôn

1


tạo văn hóa dân tộc, đồng thời truyền bá các tri thức hiện đại, các
khái niệm đạo đức hiện đại.
Trong những cái cần phải học trong cuộc đời mỗi con người,
thì học lịch sử là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Về cách học, theo Hồ Chí Minh phải lấy "tự học" làm cốt...
Nguyên tắc phương pháp luận sử học mà Bác nêu ra là: Học lịch sử


phải biết quá khứ, nhưng không dừng lại ở chỗ nắm những sự kiện
cơ bản về quá khứ mà trên cơ sở biết quá khứ, rút ra bài học kinh
nghiệm cho cuộc đấu tranh trong hiện tại, dự đoán và góp phần thực
hiện tương lai được phát triển theo quy luật. Mở đầu diễn ca năm
1942, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam”. Sau hơn 10 năm lãnh đạo Đảng và
nhân dân đấu tranh giành độc lập tự do, hơn ai hết, Bác đã nhận
thức sâu sắc rằng sử học có vai trò quan trọng đối với quốc gia, dân
tộc. Không hiểu lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc là không
hiểu văn hóa dân tộc. Một dân tộc không có bản sắc văn hóa riêng
thì khó lòng tồn tại.

2


II. PHẦN NỘI DUNG
a)

Tiểu sử và con đường hoạt động cách mạng của hồ chí
minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên
khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách
mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở
làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và
mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước lớn lên ở
một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc
ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của
thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng

kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh
chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho
đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.Với tình cảm yêu
nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang
phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất
Thành, nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral
Latouche Tréville) của hãng Nǎm sao, rời Sài Gòn đi Mác-xây
(Marseille) Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ
nǎm 1911 đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở
châu Âu, châu Phi , châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định
con đường Cứu nước.
Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. ở đây
Người được biết ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo cách mạng
3


thành công, sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên trên thếgiới, bảo
vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui ấy đã cổ vũ
lòng hǎng hái của Nguyễn Tất Thành.
Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Nǎm
1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây
(Versailles). Nhân dịp này thay mặt những người Việt Nam yêu
nước tại Pháp, Nguyễn A'i Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành)
đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt
Nam.
Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hôi Pháp tại thành phố
Tua, trên diễn đàn của Đại hội, Nguyễn A'i Quốc đã tố cáo tội ác
của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và
nhân dân Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và

nhân dân các thuộc địa khác. Người đề nghị: "Đảng xã hội cần phải
hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp
bức ... Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các
nước thuộc địa. Chúng tôi thấy rằng việc Đảng xã hội gia nhập
Quốc tế thứ ba có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể là từ nay Đảng
sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa". Cũng tại
Đại hội này Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân
tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922).
Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân.
Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản
và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp
phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập
Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á, Xuất bản hai cuốn sách

4


nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh
(1927).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng
đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản
đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh
đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp
tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn
thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động

Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).
Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động
cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị
áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.
Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết
định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh
Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách
căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sau Cách mạng
Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba
Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử
tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ
đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

5


Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế
quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.
Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ
và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của
Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã

giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện
Biên Phủ (1954).
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam
chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải
tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn
đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt
Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt
6


Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong
trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
b) tư tưởng hồ chí minh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX vào tháng 4-2001 đã đưa ra
một khái niệm đầy đủ về tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam từ
cách mạng dân chủ dân tộc nhân dân đến cách mạng XHCN, là kết
quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Leenin vào điều kiện

cụ thể của Cách Mạng nước ta đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn
hóa dân tộc và trí tuệ của thời đại để nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.”
Bối cảnh lịch sử xã hội, năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam, Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập biến thành
thuộc địa phong kiến. Xã hội Việt Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ
bản: mâu thuẫn giữa tập thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp,
mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà chủ yếu là nông dân với địa
chủ phông kiến. Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu
có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống
của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng của cuộc vận động
cải cách của của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc tác
động vào Việt Nam. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân
ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của
các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt
Nam Quang phục hội... do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy
tân truyền bá và dẫn dắt, nhưng do bất cập trước lịch sử, nên không
tránh khỏi thật bại.
Những năm đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thẳng tay đàn áp
các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Trường Đông Kinh Nghĩa
7


thục bị đóng cửa (tháng 12- 1907; cuộc biểu tình chống sưu thuế ở
Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (tháng 4 – 1908); vụ Hà
Thành đầu độc bị thất bại và bị tàn sát (tháng 6-1908); căn cứ nghĩa
quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (tháng 01 – 1909); phong trào
Đông Du bị tan rã, Phan bội Châu và các đồng chí của ông bị trục
xuất khỏi nước Nhật (tháng 02-1909); các lãnh tụ của phong trào
Duy Tân trung kỳ, người bị lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn

Hằng Chi..), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...). Tình hình đó cho
thấy, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng
lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.
* Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng hồ chí minh được hình thành dựa trên những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là cốt
lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt
Nam, xuyên suốt trường kì lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự
trường tồn và phát triển của dân tộc. thứ hai là đức tính cần cù, dũng
cảm, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu của
dân tộc ta. Trong gian khó, người Việt thường động viên, giúp đỡ
lẫn nhau.Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với
nhau để tạo nên sức mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành
cùng với sự hình thành của dân tộc Việt và cũng là cội nguồn của
sức mạnh dân tộc Việt.Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng
con người, hướng con người vào làm điều thiện, đồng thời xử lý
tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, anh em, họ hàng và đề
cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội. Do đó người Việt sống
tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn, thông minh hơn.Trong lối sống của
người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt không cực
đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp
8


của dân tộc khác.Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp
nhuần nhuyễn của 3 yếu tố sau đây. Tri thức, đạo đức, cái đẹp.Dân
tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn
vinh những người học cao, đỗ đạt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn được xây dựng trên cở sở tiếp thu

tinh hoa nhân loại.Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu
Đạo phật và Nho giáo. HCM ra đời trong một gia đình Nho giáo nên
Người đã tiếp thu những quan điểm tốt đẹp của Nho giáo. Người
đánh giá rất cao Khổng Tử. Ngày 19/5/1966, Người đến thăm
Khổng Tử, khắc chữ lên bia đá: “Khổng Tử là người thầy vĩ đại
nhất của nhân loại”. Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm
trù nho giáo như: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người” (Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân). Người
đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật đã
thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành”. Trong tinh hoa văn hóa
phương Tây. HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và
CM của CM Pháp, CM Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ.
Chủ nghĩa Mac- Lênin chính là cơ sở của thế giới quan và
phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. 7-1921, Nguyễn
Aí Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa. người đã dứt khoát lựa chọn con đường Cách Mạng Việt
Nam theo con đường Cách Mạng vô sản, chuyển từ lập trường củ
một chiến sĩ yêu nước chân chính sang lập trường của một chiến sĩ
vô sản. Chủ nghĩa Mac- Lênin đã quyết định bước phát triển về chất
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vì nhờ có chủ nghĩa Mac, Người
đã tìm ra con đường đi cho Cách Mạng nước nhà và nhận thức được
vai trò lãnh đạo của Đảng công sản. Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin,
Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là
9


phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm,
phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết
các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Những phẩm chất cá nhân riêng của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với
một đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh
hoa tư tưởng văn hoá cách mạng trong nước và trên thế giới. Sự khổ
công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú của
thời đại và với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng
dân tộc và phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa
Mác Lênin một cách khoa học.Có một tâm hồn của nhà yêu nước
chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành và một trái tim yêu
nước thương nòi, yêu thương những người cùng khổ, sãn sàng chịu
đựng hi sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng
bào.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và
phát triển biện chứng tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc,
tinh hoa văn hoá của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa
Mac-Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại
qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh - một con người có
tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm
chất Cách Mạng cao đẹp .
* Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải
qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền
với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của người.
Giai đạon hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
(từ 1890-1911).Trong thời trẻ, với những đặc điểm quê hương, gia
10


đình và môi trường sống, Hồ Chí Minh đã tích lũy được những hiểu

biết và phẩm chất tiêu biểu sau: Truyền thống yêu nước và nhân
nghĩa của dân tộc. Vốn văn hóa dân tộc và bước đầu tiếp xúc với
văn hóa phương Tây. Hình thành hoài bão cứu dân, cứu nước khi
chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần
đấu tranh bất khuất của cha anh.
Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920). Đây là giai đoạn bôn
ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã: Tìm hiểu các cuộc cách
mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân
tộc bị áp bức. Tiếp xúc với Luận cương của V.I.Lênin về các vấn đề
dân tộc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường chân
chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Đứng hẳn về
Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện đó
đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến
giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản.
Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách
mạng Việt Nam (1921 – 1930). Hồ Chí Minh hoạt động tích cực
trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, tham gia
sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria nhằm tuyên
truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh
sang Mátxcơva dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào
Đoàn chủ tịch của Hội giữa năm 1923. Sau đó, Người tiếp tục tham
dự đại hội V Quốc tế Cộng sản và Đại hội các đoàn thể quần chúng
khác: Quốc tế thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế công hội đỏ...
Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, ra Báo thanh niên, mở các lớp huấn luyện
chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động cuối năm 1924.
11



Tháng 02- 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản trong nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo
ra các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương
trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này, cùng với hai
tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản trước đó là Bản án chế độc
thực dân Pháp (1925) và Đường Kách mệnh (1927), đã đánh dấu sự
hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng
của Việt Nam.
Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định
của cách mạng Việt Nam (1930-1941). Do không nắm được tình
hình thực tế các thuộc địa ở phương Đông và Việt Nam, lại bị chi
phối bởi quan điểm “tả” khuynh, tại Đại hội VI (năm 1928), Quốc tế
Cộng sản đã chỉ trích và phê phán đường lối của Hồ Chí Minh vạch
ra trong Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng. Hội nghị Trung ương
tháng 10 – 1930 của Đảng ta, theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản,
cũng ra “Án nghị quyết” thu hồi chánh cương vắn tắt và sách lược
vắn tắt, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản
Đông Dương. Trong thời gian đó Hồ Chí Minh tiếp tục tham gia các
hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, nghiên cứu chủ nghĩa Mác –
Lênin và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, kiên định quan điểm của
mình. Đại hội VII Quốc tế cộng sản (năm 1935) đã có sự tự phê
bình về khuynh hướng “tả”, cô độc, biệt phái, bỏ rơi mất ngọn cờ
dân tộc và dân chủ trong phong trào cộng sản. Để cho các đảng tư
sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy mà chống phá cách mạng. Đại
hội có sự chuyển hướng về sách lược, chủ trương thành lập Mặt trận
dân chủ chống phát xít. Năm 1936, Đảng ta đề ra “chiến sách” mới,
phê phán những biểu hiện “tả” khuynh, cô độc, biệt phái trước đây.
Trên thực tế, từ đây đảng đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt của Hồ Chí Minh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương
12



tháng 11 – 1939 khẳng định rõ: “đứng trên lập trường giải phóng
dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của
cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục
đích ấy mà giải quyết. Những diễn biến của quá trình này đã phản
ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh
(1941 – 1969). Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chỉ
đạo Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5 – 1941), đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc cao hơn hết, tạm thời gác khẩu hiệu cách mạng điền
địa, xóa bỏ vấn đề Liên bang Đông Dương, lập ra mặt trận Việt
Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở công nông liên
minh. Nhờ đường lối đúng đắn đó, sau bốn năm, Đảng lãnh đạo
cách mạng tháng Tám thắng lợi. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của
tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và
nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu
tranh giải phóng miền Nam. Đây là thời kỳ tư tưởng Hồ chí Minh
được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam: về đường lối chiến tranh nhân dân “toàn
dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, về xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
trong điều kiện đất nước bị chia cắt và có chiến tranh; về xây dựng
Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền; về xây dựng Nhà nước kiểu
mới - của dân, do dân, vì dân; về củng cố và tăng cường sự đoàn kết
nhất trí trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.... Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Đảng lấy

chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
13


tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã
thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công
cuộc đổi mới phát triển. Những biến động chính trị to lớn trên thế
giới diễn ra trong hơn mười năm qua vừa kiểm chứng, vừa khẳng
định tính khoa học, đúng đắn, tính cách mạng, sáng tạo, giá trị dân
tộc và ý nghĩa quốc tế của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một thành tố quan trọng trong nền
văn hóa dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực bổ sung cho nền luân lý
truyền thống. Cũng có thể xem tư tưởng Hồ Chí Minh đã hiện đại
hóa nền luân lý lâu đời của Việt Nam. Cái đáng lưu ý là tư tưởng
Hồ Chí Minh như giáo huấn xã hội chủ nghĩa mà không mâu thuẫn
với giáo huấn dân tộc cổ truyền thậm chí dân gian. Gạch nối này tôn
tạo văn hóa dân tộc, đồng thời truyền bá các tri thức hiện đại, các
khái niệm đạo đức hiện đại.
Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới ở nước ta ngày càng đi vào
chiều sâu, những biến chuyển trên thế giới ngày càng lớn, những
vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều. Rõ ràng
việc nghiên cứu, bảo vệ, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh vào thực tế cuộc sống càng trở thành nhiệm vụ cấp bách, quan
trọng trong công tác lý luận và chính trị của toàn Đảng, toàn dân.
Hoc và tìm hiểu lịch sử là vô cùng cấp thiết trong thời đại hiện nay.
c) Vậy Hồ Chí Minh vận dụng lịch sử như thế nào.
Mở đầu diễn ca năm 1942, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải
biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Sau hơn 10
năm lãnh đạo Đảng và nhân dân đấu tranh giành độc lập tự do, hơn
ai hết, Bác đã nhận thức sâu sắc rằng sử học có vai trò quan trọng

đối với quốc gia, dân tộc. Không hiểu lịch sử dựng nước giữ nước
của dân tộc là không hiểu văn hóa dân tộc. Một dân tộc không có
bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng tồn tại. Những sự kiện lịch sử,
14


những nhân vật lịch sử không chỉ để giúp chúng ta tự hào mà còn để
cho thế giới biết về chúng ta. Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Trần
Quốc Tuấn..., là những tên tuổi, không xa lạ.
Trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh dày
công học hỏi, nghiên cứu và trở thành một nhà sử học lớn. Ngay từ
những năm 20 của thế kỷ 20, Người đã lấy các đề tài lịch sử như:
Kịch Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, v.v. để tuyên
truyền thức tỉnh đồng bào. Ðầu năm 1941, trở về nước sau hơn 30
năm xa cách, dù bận nhiều công việc trong xây dựng và chuẩn bị
lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng Hồ Chí
Minh vẫn dành nhiều tâm sức dịch cuốn Lịch sử Ðảng Cộng sản
Liên Xô để làm tài liệu huấn luyện, học tập cho cán bộ của ta. Ðặc
biệt, cũng trong những năm tháng đầy gian khó này, Hồ Chí Minh
đã viết cuốn Lịch sử nước ta. Mở đầu sách, Người khẳng định:
"Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam"... Tiếp đó, ngày 24-2-1948, trong Thư gửi toàn thể bộ đội
Khu 2 và Khu 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "... Sự học hỏi
là vô cùng. Nay đã biết đọc biết viết, anh em phải gắng sức học
thêm. Học làm tính, học chính trị, học lịch sử, học khoa học thường
thức. Rồi gắng học cao hơn nữa...".
Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã vận dụng sự kiện lịch sử trọng đại. đó là lấy dẫn chứng từ hai bản
tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra

đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Cái “suy rộng ra” của Bác là
cái được lấy từ chính cái luận cứ và lí lẽ: “Lời bất hủ ở trong bản
15


Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ”, nhưng đó lại là “sự
bổ sung rất trí tuệ của Bác: với cuộc đời của dân tộc mình và cuộc
đời của biết bao dân tộc bị đoạ đày khác, Bác đã đưa ra một sự bổ
sung vĩ đại, góp phần xoá bỏ một vết nhơ nhục nhã trong lịch sử
loài người” . Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách
mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng và
quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, ngay trong đoạn mở đầu, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn ngay hai nội dung quan trọng trong
hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm luận cứ cho kết luận của
mình. Có thể nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp
lập luận “gậy ông đập lưng ông” vào ngòi bút của mình một cách
sắc sảo và hiệu quả. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một
đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng lí lẽ của
chính đối thủ ấy. Sự bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế
giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trường hợp như thế. Thứ hai, đối
chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là
phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
sử dụng khi đối chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789” cho kết luận
hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp
lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức
đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính

nghĩa”. Cơ sở lập luận của kết luận trên được xây dựng bằng lí lẽ:
“Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Từ đó cho thấy sức
mạnh to lớn của lịch sử. “ lịch sử” chính là “ sự thật” không thể chối
cãi.
Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư
tưởng chính trị chứa đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi
16


bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của nước Mĩ, nước Pháp mà
cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức
các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn
hóa.
Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa
kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân
trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ; kiên
quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm
vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của
nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
Trong bài viết nhan đề "Đông Dương" đǎng trong Tạp chí Cộng sản
(La Revue Communiste) số 15 tháng 5 nǎm 1921, Nguyễn A'i Quốc
nhấn mạnh : "Ngày mà hàng trǎm triệu nhân dân châu A' bị tàn sát
và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực
dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ,
và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ
nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc họ có thể giúp nhũng người anh
em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn".
Tác phẩm của Nguyễn A'i Quốc "Bản án chế độ thực dân
Pháp" được xuất bản vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm
đã được đǎng báo Le Paria và một số báo, tạp chí ở Pháp và Liên

Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những người thật việc
thật Nguyễn A'i Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng
thời chỉ ra con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn
A'i Quốc chỉ rõ: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi
bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào
giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải
đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi

17


còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp
tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra".
Người viết nhiều bài báo về tình cảnh nông dân Bắc Phi, nông dân
Trung Quốc, nông dân Việt Nam. Trong bài phát biểu tại Hội nghị
Quốc tế Nông dân, Nguyễn A'i Quốc đã tố cáo những thủ đoạn thực
dân để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng. Vì vậy
người nông dân không còn đường sống mà phải đấu tranh, họ là lực
lượng cách mạng vô cùng to lớn. Kết thúc bài phát biểu Nguyễn A'i
Quốc kêu gọi: "Thưa các đồng chí, tôi phải nhắc lại với các đồng
chí rằng Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một Quốc tế thật sự
khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở
phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị
bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế
của các đồng chí".
Nguyễn A'i Quốc đã cùng một số đồng chí trực tiếp giảng bài cho
các lớp huấn luyện. Những bài giảng của Người được tập hợp in
thành sách mang tên "Đường Cách mệnh" xuất bản nǎm 1927. Một
trong những vấn đề đầu tiên Nguyễn A'i Quốc đặc biệt quan tâm là
đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự

nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người;
hiểu lý luận Mác - Lênin; biết đoàn kết và tổ chức nhân dân cùng
phấn đấu vì sự nghiệp chung. Phân tích những bài học kinh nghiệm
của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn A'i Quốc nêu rõ
cách mạng Việt Nam phải theo gương cách mạng Nga đánh đuổi đế
quốc giành độc lập dân tộc, đánh đổ phong kiến tay sai đem lại
ruộng
đất
cho
nông
dân.
Người nói: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã
thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng
cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật... Cách mệnh Nga dạy cho
18


chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công phải lấy dân chúng làm
gốc, phải có đảng vững bền".
Qua đó cho thấy, trong những cái cần phải học trong cuộc đời
mỗi con người, thì học lịch sử là một nội dung quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Về cách học, theo Hồ Chí Minh phải lấy "tự
học" làm cốt... Nguyên tắc phương pháp luận sử học mà Bác nêu ra
là: Học lịch sử phải biết quá khứ, nhưng không dừng lại ở chỗ nắm
những sự kiện cơ bản về quá khứ mà trên cơ sở biết quá khứ, rút ra
bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh trong hiện tại, dự đoán và
góp phần thực hiện tương lai được phát triển theo quy luật.
c) vận dụng tư tưởng hồ chí minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản quý báu của dân tộc ta,
việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng của Người là một

nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Điều đó đã được các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng
định. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện đại, khi nhịp sống trở nên gấp
gáp, bận rộn, xã hội ngày càng phát triển khi đứng trước ngưỡng
cửa “ hội nhập”, con người ta dường như ít quan tâm hơn đến lịch
sử. Những giá trị văn hóa tinh thần, những sự kiện lịch sử quan
trọng – mốc son chói lọi trong quá trình dựng nước và giữ nước
đang dần bị lãng quên. Đứng trước vấn nạn đó, Đảng và Nhà nước
đã phát động phong trào “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, lấy tư tưởng của Người là kim chỉ nam cho mọi hoạt
động chính trị và phát triển xã hội. Vấn đề “ dạy và học lịch sử” như
thế nào cũng trở thành một vấn đề bức thiết và được quán triệt tới
mọi tầng lớp nhân dân mà đặc biệt là đội ngũ thanh thiếu niên.
Không thể để tình trạng “ dân ta không biết sử ta” được.
Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
19


Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là công
việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự
mình đã hủ hoá, xấu xa thì làm nổi việc gì”. Đồng thời, Người còn
chỉ rõ đạo đức mà ta xây dựng là đạo đức mới, khác với đạo đức cũ
là đạo đức phong kiến, tư sản... ĐĐCM là sự kết hợp đạo đức của
giai cấp công nhân với đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
tinh hoa của đạo đức nhân loại.
Hiện nay, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đang đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vận
dụng những quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Người vào công cuộc
xây dựng đất nước.

Trong VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ
IX “Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010” có nhấn
mạnh về chiến lược phát triển văn hóa, xã hội như sau: “ Chú trọng
giữ gìn phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản lý
tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo
tàng. Phát triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa công tác thư viện,
lưu trữ. Xây dựng các công trình văn hóa, khu vui chơi công cộng.
Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật có
giá trị theo các chủ đề lớn về chiến tranh và cách mạng, về sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về xã hội
và con người Việt Nam. Nâng cao chất lượng nền điện ảnh VN,
phấn đấu xây dựng nhiều bộ phim hay và tốt. Chú trọng thể hiện
bản sắc văn hóa VN trong các công trình xây dựng, kiến trúc mới”.
“ Ban hành và thực hiện chính sách thể hiện rõ sự quan tâm và chăm
sóc đối với văn nghệ sĩ và những người hoạt động trong các lĩnh
vực nghệ thuật, nhất là nghệ thuật truyền thống.”
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc
20


tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt
chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh
nội sinh quan trọng của phát triển” là một trong những định hướng
lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, được đề cập trong
các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng. Xác định rõ
phương hướng lớn của chính sách văn hóa Việt Nam là phát huy
truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đại đoàn kết dân
tộc, tinh thần độc lập, tự chủ tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc.
Đảm bảo quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công
dân. Phát triển hệ thống thông tin đại chúng hiện đại, đồng bộ, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân. Phát
triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin trên mạng để cho
người dân có cơ hội tiếp cận với thong tin lịch sử.
Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể của đất nước ở các vùng, các miền, các dân tộc
thiểu số, kết hợp hài hoà việc bảo vệ và phát huy di sản với các hoạt
động phát triển kinh tế, du lịch, chú trọng việc giáo dục truyền
thống lịch sử và truyền thống cách mạng cho các thế hệ công dân.
Đồng thời đầu tư xây dựng các công trình văn hoă: viện bảo
tang, bảo tồn các di tích lịch sử, tôn tạo các di tích lịch sử có giá trị ,
đẩy mạnh công tác bảo quản các di sản văn hóa. Chăm lo đời sống
văn hóa của nông dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Đảm
bảo tự do và dân chủ trong hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật,
báo chí xuất bản, phát huy vai trò tích cực của các lĩnh vực này
trong việc đưa lịch sử đến với công chúng. Đồng thời nâng cao
trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và truyền bá lịch sử.

21


Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các
di tích lịch sử văn hóa, cần chú trọng xây dựng các công trình văn
hóa trọng điểm quốc gia và khu vực. Đặc biệt, Nhà nước quan tâm
tới đầu tư xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số, vùng miền núi, biên giới và hải đảo, xây dựng đời sống văn
hóa ở nông thôn, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung
đông công nhân. Đẩy mạnh việc xuất bản, tái bản và quảng bá

những công trình văn hóa, lịch sử, nghệ thuật tiêu biểu của dân tộc.
Khuyến khích văn hóa đọc trong xã hội.
Nâng cao chất lượng toàn diện của các hoạt động thông tin,
báo chí, phát thanh và truyền hình, xuất bản và phát hành sách,
tuyên truyền miệng ở tất cả các vùng, các miền. Phát triển đi đôi với
quản lý tốt mạng Internet. Đẩy mạnh công tác thông tin và văn hóa
đối ngoại. Khuyến khích cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn
và quảng bá văn hóa Việt Nam, tham gia tích cực vào xây dựng và
phát triển văn hóa của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hoá kiệt xuất. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp
cách mạng của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân cả
nước để tưởng niệm vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của mình, Đảng và
Nhà nước đã quyết định xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Công trình được khánh thành ngày 19/5/1990, tại số 19 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, đúng vào kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là thể hiện lòng biết ơn và đời
đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm
của nhân dân Việt Nam kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vĩ
đại của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà
22


bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hợp tác và hữu
nghị với nhân dân thế giới.
Quỹ Phát triển sử học Việt Nam: Góp phần làm cho “Dân ta
phải biết sử ta”
Đó là kỳ vọng của GS Phan Huy Lê trong buổi ra mắt Quỹ
Phát triển sử học VN sáng 11.10 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 45 năm

thành lập Hội Khoa học lịch sử VN và đón nhận Huân chương Lao
Động hạng Nhất. Quỹ là tổ chức thành viên của Hội Khoa học lịch
sử VN, hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận, nhằm góp phần đào tạo
nhân tài sử học cho đất nước và thúc đẩy sự phát triển của nền sử
học VN.
Thông qua các giải thưởng, các chương trình hỗ trợ tài chính,
quỹ khuyến khích các tài năng trẻ trong học tập, nghiên cứu lịch sử,
động viên các nhà sử học nghiên cứu, công bố những đề tài lịch sử
có giá trị khoa học và thực tiễn cao, góp phần tích cực vào sự
nghiệp GDĐT. Ngay trong năm học 2011-2012, quỹ cấp học bổng
cho các sinh viên đỗ thủ khoa chuyên ngành lịch sử ở các trường đại
học, cao đẳng trong cả nước; chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để
trao giải thưởng cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học bảo vệ
luận án đạt loại xuất sắc chuyên ngành lịch sử; thành lập các hội
đồng về chuyên ngành lịch sử để chuẩn bị hồ sơ, xem xét và trao
giải thưởng cho các công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị cao vào
năm 2015... Cuối năm 2011 có cuộc thi sử toàn quốc, quỹ sẽ trao
thưởng cho các em đoạt giải cao...
⃰ Đối với thế hệ trẻ
Hồ Chí Minh từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có
nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo.” Văn hóa lịch sử là sự kết hợp giữa tư tưởng thời đại
với đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của văn
23


hóa nhân loại. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh đồng thời có nghĩa nghiên cứu về lịch sử. lịch
sử dựng nước và giữ nước, lịch sử truyền thống của dân tộc, những
giá trị văn hóa tinh thần đã được kết tinh thành di sản mà chúng ta

có trách nhiệm phải lưu truyền và phát triển
Trong sự nghiệp giáo dục, phải đặc biệt chú trọng lịch sử .
Đứng trước kỉ nguyên của phát triển và hội nhập, thế hệ trẻ ngày
nay không còn mấy quan tâm đến lịch sử của nước nhà. Việc học
lịch sử trở thành bắt buộc, không đem lại mấy hứng thú cho học
sinh, sinh viên. Một người không thể coi là một công dân yêu nước
khi người ấy không biết một tý gì về lịch sử. Không biết về lịch sử
thì không thể thấu hiểu được sự hy sinh lớn lao của ông cha ta trong
cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ để giành lại độc lập. Học
và hiểu lịch sử không những chúng ta đang trân trọng quá khứ, biết
ơn thế hệ cha anh mà còn là tôn trọng chính bản thân mình. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lịch sử là một kim chỉ nam vô cùng
quý báu mà mỗi cá nhân cần phải học tập, phải tự mình tìm tòi
nghiên cứu mới mong giác ngộ và lĩnh hội hiệu quả.
Lịch sử nhân loại cũng như của mỗi dân tộc phát triển theo
một dòng chảy liên tục, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đó là một
quy luật. Các dân tộc, các giai cấp muốn duy trì và phát triển lực
lượng của mình cần phải nhận thức đầy đủ quy luật đó. Hay nói
khác đi, thế hệ trẻ tương lai cần phải am hiểu và nhận thức toàn diện
về chiều dày lịch sử của dân tộc mình. Có thấu hiểu lịch sử thì mới
có lòng yêu nước, mới hình thành cho mình ý thức, trách nhiệm xây
dựng và bảo vệ tổ Quốc, biết ơn lịch sử, trân trọng những giá trị
hiện tại, gìn giữ và phát triển cho thế hệ tương lai. Đối với thế hệ
học sinh, sinh viên– những người chủ tương lai của nước nhà, cần

24


phải rèn luyện đạo đức cách mạng ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà
trường để có thể trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt.

Tuy nhiên thực trạng tại sao giới trẻ lại không mấy hứng thú
học lịch sử?
Việc dạy sử hiện nay hết sức giáo điều, khô cứng, giáo trình
dạy môn sử chỉ đơn thuần là sự tóm lược lịch sử (của các nhà
nghiên cứu), không để tâm đến sự đón nhận của học sinh, sinh viên.
Sự nặng nề của sách giáo khoa môn Lịch sử, sự nhàm chán của hoạt
động dạy- học tại các trường phổ thông đang làm cho chất lượng
dạy học môn Lịch sử... rơi tự do.
Mục tiêu của môn học nặng về tái hiện thông tin, buộc ghi
nhớ gượng ép, máy móc. Học môn Lịch sử từ tiểu học lên tận... đại
học, một yêu cầu "cốt tử" là sự nhớ thông tin. Vô số thông tin về
quá trình hình thành, phát triển của sự vật hiện tượng, của sự kiện,
nhân vật kế đến là vô số số liệu, thời gian, địa điểm... buộc não bộ
phải ghi nhớ đến mức thuộc được nó. Đó là sức ép rất lớn đối với
người học. Tại sao phải nhớ thuộc lòng những thông tin chi tiết về
số liệu, thời gian và diễn biến của lịch sử? Trong khi, những thông
tin đó tràn ngập trên internet, sách, báo và tạp chí khác. Vì thế, cần
xem xét lại mục tiêu của môn học này? Thuộc lòng những thông tin
của lịch sử hay là lịch sử giúp con người làm chủ được quy luật vận
động của tự nhiên, xã hội và tư duy?
Do đó, dẫn đến tình trạng học sinh phổ thông ngao ngán môn
Lịch sử. Bên cạnh những mặt tích cực của phương pháp luận này,
đó là giúp người học nhận biết được sự vận động, phát triển của xã
hội loài người, thì nó có hạn chế nhất định đó là không tìm hiểu sâu
sắc được về danh nhân. Dẫn đến tình trạng học sinh ngày nay không
biết danh nhân lịch sử của đường phố mình ở là ai.

25



×