Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

chủ trương của đảng trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.67 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
LỜI

MỞ

ĐẦU

................................................................................................................................
.2
CHƯƠNG

1

GIỚI

TIỆU

CHUNG

................................................................................................................................
.2
1.1 Lý

do

chọn

đề

tài


...........................................................................................................................
.2
1.2......................................................................................................................................

Mục

đích



mục

tiêu

nghiên

cứu

.....................................................................................................................
.2
1.3......................................................................................................................................

Giới

thiệu

đề

tài


.....................................................................................................................
.2
1.4......................................................................................................................................

Phương

pháp

nghiên

cứu

.....................................................................................................................
.2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM SINH VIÊN
HIỆN

NAY

................................................................................................................................
.3
Tình

2.1

hình

thất

nghiệp


của

sinh

viên

hiện

nay

...........................................................................................................................
.3
1


Nguyên

2.2

nhân

dẫn

đến

tình

trạng


thất

nghiệp

...........................................................................................................................
.5
2.3 Tình hình việc làm của sinh viên ra trường tại một số nước trên thế

giới
...........................................................................................................................
.8
Liên

2.4

hệ

khoa

quản

trị

doanh

nghiệp

...........................................................................................................................
13
2.5 Tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho sinh mới ra trường của


nước

ta

hiện

nay

...........................................................................................................................
14
CHƯƠNG 3: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GẢI QUYẾT
VIỆC

LÀM

CHO

SINH

VIÊN

SAU

KHI

RA

TRƯỜNG


................................................................................................................................
18
3.1 Chỉ đạo, quyết định của thủ tướng chính phủ về vấn đề giải quyết việc
làm

của

sinh

viên

................................................................................................................................
18
3.2 Về giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường tốt nghiệp các
trường trung câp, cao đẳng, đại học nhưng chưa kiếm được việc làm
................................................................................................................................
19
3.3.

Tham

khảo

bộ

luật

lao

động


................................................................................................................................
22
2


KẾT

LUẬN

................................................................................................................................
26

LỜI MỞ ĐẦU
Sinh viên ra trường hiện nay thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động trong xã
hội hiện nay. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp là do đâu? Và hậu
quả để lại là gì? Vấn đề đã gây thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà? Và chúng ta phải
làm gì để khắc phục tình trạng trên? Vấn đề này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và
mỗi người một quan điểm khác nhau. Tuy nhiên giải pháp nhằm đặt ra gấp để giải quyết
vấn đề lao động trong xã hội cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn sinh
viên mỗi năm ra trường. Vấn đề này cần sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta và nó
không nằm ngoài sự quan tâm của các sinh viên.
CHƯƠNG 1: GIỚI TIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề thất nghiệp của sinh viên ra trường là vấn đề đáng báo động. Nguyên nhân
vấn đề này là do đâu và Đảng, nhà nước đã có những chủ trương gì để giải quyết việc làm
đối với sinh viên sau khi ra trường.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM SINH VIÊN HIỆN
NAY

2.1 Tình hình thất nghiệp của sinh viên hiện nay

Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với bản thân
sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành
nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra
trường mà ngay cả đối với các bạn còn ngồi trên ghế giảng đường đại học.
3


Trong bối cảnh hiện nay, trường hợp sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm trái
ngành - những công việc không liên quan đến trình độ, bằng cấp đã không còn là chuyện
hiếm.
Do mang nặng tư tưởng đó nên nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp vẫn sống dựa dẫm
vào gia đình, đều đặn hàng tháng nhận tiền của bố mẹ gửi cho. Và rồi không ít trong số
đó, sau một thời gian không thể tìm được việc làm ưng ý lại quyết định tìm đường học
tiếp lên cao học. Đó dường như là sự lựa chọn tối ưu, có thể một lúc giải quyết được
nhiều vấn đề: Không bị coi là thất nghiệp, vẫn được ở lại thành phố lớn chứ không phải
về quê và hàng tháng vẫn được bố mẹ đều đặn chu cấp tiền ăn học…
Có sự chênh lệch trong việc tìm kiếm việc làm giữa các ngành: Nhận thấy rõ nhất
điều này qua sự so sánh hai bộ phận sinh viên đối với sinh viên ngành tài chính ngân hàng
và sinh viên ngành sư phạm. Trong khi các bạn sinh viên học ngành tài chính ngân hàng
thì dễ dàng kiếm cơ hội việc làm cho mình với một mức lương khá cao thì các bạn sinh
viên ngành sư phạm lại vất vả tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp ra trường.
“Vừa thiếu- vừa thừa”
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường
Lao động TPHCM về nhu cầu tìm việc làm của trên 80.000 sinh viên từ năm 2009- 2014,
có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó
khăn hoặc không tìm được việc phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc
thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm chỉ có 50% là có
việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu

nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.
Cũng theo Trung tâm này, thị trường lao động hiện nay tiếp tục có sự chênh lệch
giữa cung - cầu. Việc “thừa - thiếu, thiếu - thừa” giữa các ngành, nghề vẫn luôn hiện diện,
người có trình độ Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, có nhu cầu tìm việc chiếm khoảng 60% số
người đang tìm việc trong khi đó các doanh nghiệp luôn cần nhiều nhân lực hài hòa 3 yếu
tố: kiến thức nghề, kỹ năng nghề và thái độ (đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật, trách
nhiệm…).

4


Nói về việc cử nhân, thạc sĩ, người có bằng cấp thất nghiệp, theo ông Trần Anh
Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh là có
nhiều nguyên do. Ông Tuấn cho biết, mỗi năm các trường đại học, cao đẳng cung cấp cho
thị trường lao động thành phố hơn 70.000 lao động có trình độ đại học và 50.000 lao động
có trình độ cao đẳng cùng hàng chục ngàn lao động do các chương trình đào tạo đại học
liên kết quốc tế, du học, đào tạo vừa học vừa làm, liên kết đào tạo đại học với các tỉnh...
“So với giai đoạn trước năm 2010 thì năm 2014 – 2015, số lượng nhân lực được đào tạo
đại học, cao đẳng tăng gấp trên 2 lần (120.000/50.000 hàng năm). Trong khi nhu cầu nhân
lực có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có khoảng 60.000 chỗ làm việc/ năm”, ông Tuấn nói.
Mặt khác, cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập. Ông
Tuấn phân tích, trong cơ cấu đào tạo đại học, nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ và Khoa
học tự nhiên chiếm tỷ trọng khoảng 30%, các nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Khoa học
xã hội – Y tế - Giáo dục chiếm tỷ trọng 70% trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh
nghiệp thì nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ - Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 45%, dẫn
đến thừa lao động có chuyên môn về Kinh tế - Tài chính – Giáo dục – Y tế - Khoa học xã
hội… Đồng thời, có nhiều ngành học được các trường mở ra với số lượng tuyển sinh khá
lớn trong những năm gần đây theo thị hiếu xã hội nhưng chưa đầu tư đảm bảo đúng yêu
cầu chất lượng chuyên ngành nên không được doanh nghiệp đánh giá cao khi tuyển dụng
như ngành Xã hội học, Báo chí, Tin học – Kế toán, Quản trị văn phòng, Khởi nghiệp,

Quản lý giáo dục, Dược – Điều dưỡng.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp
Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ sinh viên khi mới ra trường bị thất nghiệp đang ở mức
cao. Theo Tổng cục thống kê, Quý III năm 2015, cả nước có hơn 340.000 người có trình
độ cao đẳng chuyên nghiệp, trình độ đại học trở lên thất nghiệp, và con số này đang có xu
hướng tiếp tục tăng.
Trong bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ
Luận thừa nhận: “Thực tế hiện nay có tình trạng nhiều sinh viên (SV) tốt nghiệp không
tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo”.
Vì sao sinh viên thất nghiệp ?
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
5


Lý giải về hiện tượng này, người đứng đầu ngành giáo dục đã chỉ ra các nguyên
nhân chính:
Cụ thể, từ khi tiến hành đổi mới, Nhà nước không phân công công tác cho các sinh
viên tốt nghiệp ra trường, dẫn đến quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường đại học, cao
đẳng không ăn khớp với nhu cầu của thị trường lao động. Hiện nay, hệ thống quản lý lao
động và việc làm ở cấp trung ương không cung cấp thông tin dự báo nguồn nhân lực theo
trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, không đưa ra các cảnh
báo kịp thời cho các nhà trường và xã hội.
Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chủ yếu dựa vào năng lực đội ngũ
giảng viên và cơ sở vật chất, không tổ chức nghiên cứu để cập nhật, phát triển các chương
trình đào tạo theo nhu cầu xã hội (chỉ đào tạo những ngành trường có khả năng, chưa đào
tạo những ngành xã hội cần). Trong thời gian vừa qua, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh chủ
yếu căn cứ vào năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà chưa tính đến nhu cầu sử
dụng nhân lực của xã hội.
Quyền đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành đào tạo do người học tự quyết định.
Xã hội hiện nay vẫn còn tư duy tập trung cho con đi học những ngành nghề hiện tại đang

được đánh giá cao, không tính đến tương lai khi tốt nghiệp ra trường.
Tình hình suy thoái kinh tế trong 2 năm qua dẫn đến hàng chục ngàn doanh
nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, làm cho sinh viên sau tốt nghiệp gặp càng
nhiều khó khăn hơn trong công tác tìm kiếm việc làm.
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, phải xét đến nguyên nhân chủ quan đến từ
chính các bạn sinh viên.
a. Thiếu kĩ năng
Phải xét tới năng lực, trình độ và kĩ năng của các em khi ra trường. Bên cạnh
nguyên nhân là hệ thống giáo dục lạc hậu, đào tạo sinh viên không theo nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp thì bản thân sinh viên hiện nay đang có những sự trì trệ. Thiếu kỹ
năng mềm: thuyết trình, thuyết phục người đối diện, vi tính, ngoại ngữ… là những cái
thiếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay.
6


Trong thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài lại rất chú
trọng đến kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, truyền đạt, khả
năng làm việc theo nhóm,…
Các công ty thường đưa ra thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng, và trong khoảng
thời gian này, không có nhiều những ứng viên thực sự có khả năng tiếp thu, xử lý công
việc. Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi với điểm số rất cao, qua thử việc thực
tế, các sinh viên này lại không được đánh giá cao và không được nhận làm.
Có một nghịch lý hiện đang tồn tại là dù số lượng sinh viên ra trường có tỷ lệ thất
nghiệp cao nhưng các công ty vẫn thiếu người làm, bởi lẽ, sinh viên không có kỹ năng để
đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, sinh viên học đến đâu sẽ được thực hành
ngay đến đó, nên sẽ nhớ rất lâu. Nhiều vấn đề thay vì phải giảng giải lý thuyết như ở Việt
Nam, thì sinh viên nước ngoài được thực hành ngay. Mỗi khi thực tập, sinh viên được đến
các công ty và thực hành ngay tại đó, vì thế kỹ năng làm việc của sinh viên được hình

thành ngay từ khi bắt đầu vào học tại trường.
Ở Việt Nam, chương trình cử nhân trung bình phải mất 4 năm, tách bạch giữa học
và hành. Trong 3,5 năm đầu của khóa học, sinh viên được học “nhồi nhét” kiến thức, chỉ
còn một kỳ cuối của khóa học là được dành cho cả chương trình thực tập và làm đề án tốt
nghiệp. Nội dung chương trình thực tập ngắn, lại rất sơ sài, nên cuối cùng, sau 4 năm học,
sinh viên chỉ có kiến thức lý thuyết “nhồi nhét”, còn kỹ năng làm việc được trang bị rất ít,
hoặc thậm chí không có.
Nhiều sinh viên đi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đã bị nhà tuyển dụng loại sớm
bởi cách trình bày hồ sơ xin việc sơ sài, ngôn ngữ sử dụng thiếu tính chuyên nghiệp, thậm
chí địa chỉ email liên lạc cũng thiếu nghiêm túc…
b. Tâm lý phụ thuộc
Mặt khác, các bạn sinh viên thường bị động khi tìm việc. Đây là một những trong
lỗi thường mắc phải của sinh viên mới ra trường. Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại vào
bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó
đến tìm mình.
7


c. Không biết mình đang đứng ở đâu
. Ngược lại, họ đòi hỏi phải có công việc tốt, lương cao nhưng tất cả không biết
mình đang ở đâu, đứng vị trí nào trong xã hội.
Khi đó mặc dù lương không cao nhưng cử nhân không nghĩ được với công việc
như vậy có thể tự nuôi sống bản thân và học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, cử nhân cần chấp
nhận thực tế mới ra trường và không có kinh nghiệm thì lương chỉ ở mức 4-5 triệu đồng.
Vì vậy, các cử nhân cần nhìn nhận vào thực tế vị trí của bản thân để lựa chọn cho mình
một công việc phù hợp.
2.3 Tình hình việc làm của sinh viên ra trường tại một số nước trên thế giới
- Thực trạng tại Trung Quốc
Theo thống kê, năm 2008 đã có hơn 1,5 triệu sinh viên tốt nghiệp không thể tìm
được việc làm, tăng gần 500.000 người so với năm 2007. Cả nước hiện có hơn 8,3 triệu

người thất nghiệp. Thực trạng của vấn đề này được các chuyên gia Trung Quốc tìm ra lời
giải: Chính sách mở rộng tuyển sinh, đầu tư xây dựng thêm trường, cấp học bổng khuyến
khích từ năm 1999 đã đẩy số lượng sinh viên của Trung Quốc tăng vọt lên 41,2% so với
năm trước và cứ thế tiếp tục tăng. Tỷ lệ sinh viên chiếm 3% năm 1980 - thậm chí còn thấp
hơn nhiều nước đang phát triển; đến năm 2005, Trung Quốc vươn lên là nước có tỷ lệ
tuyển sinh cao nhất thế giới với 25 triệu sinh viên theo học. Theo Phó Giám đốc Viện
Nghiên cứu dân số và phát triển Thượng Hải Zhou Haiwang: bên cạnh đẩy mạnh phát
triển xã hội, chính sách cũng mang đến những tác động tiêu cực và là một trong những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay, chưa kể đến các vấn đề về chất lượng và điều
kiện giáo dục tại các trường. Cung không chỉ vượt cầu, mà nhiều nhà tuyển dụng còn đặt
nghi vấn về các chương trình, loại hình đào tạo. Nhà nghiên cứu quản lý cộng đồng và
nhân sự Wang Yi cho biết: Nhiều công ty không tin tưởng vào sinh viên mới tốt nghiệp với “núi kiến thức lý thuyết” nhưng lại “thiếu khả năng thực hành”, do đó họ ưu tiên
tuyển các học viên trường nghề hơn. Kết quả, cung - cầu bị chệch hướng nhau.
Do đó, các trường cao đẳng, đại học cần phải thay đổi chính sách và mô hình giáo
dục phù hợp với thực tế. Hơn nữa, sinh viên phải là người nắm rõ thực trạng, không nên
chủ quan lơ là, đến những năm học cuối mới chú tâm đến định hướng nghề nghiệp là quá
trễ. Góp phần giải quyết, từ đầu năm 2006 nhiều chính quyền địa phương làm công tác
8


vận động các công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp bố trí thực tập trong nửa năm và hưởng
trợ cấp hàng tháng từ địa phương. Qua đó, sinh viên thực tập tốt sẽ có cơ hội được nhận
vào làm. Cụ thể, năm 2006 tỉnh Fujian có 58 doanh nghiệp tham gia chương trình và hơn
50% trong 60.000 sinh viên thực tập được tuyển dụng chính thức. Năm nay, sẽ tăng thêm
62 doanh nghiệp tham gia. Bản thân các trường cũng được khuyến khích gây quỹ nghiên
cứu và thu hút sinh viên tham gia, mang đến nguồn lợi cho cả hai.
- Tình trạng tại Hàn Quốc
Theo báo cáo được Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET)
công bố ngày 29-9, tỉ lệ người ở độ tuổi 20 có việc làm đã giảm từ 58,2% trong năm 2009
xuống còn 57,4% vào năm ngoái. Trong khi đó, số liệu thống kê của chính phủ Hàn Quốc

cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ cao gấp 2-3 lần so với tỉ lệ trung bình của nước này.
“Dù thị trường việc làm ở Hàn Quốc đã có sự cải thiện ổn định vài năm qua nhưng giới
trẻ lại không được hưởng lợi gì. Số lượng cũng như chất lượng công việc dành cho người
trẻ vẫn không ngừng sụt giảm. Tình trạng này là do cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt
nghiệp đại học và cao đẳng ít đi, trong khi các công việc bán thời gian và thực tập lại gia
tăng” - KIET giải thích.
Những khó khăn mà giới trẻ đối mặt xuất phát từ “thị trường lao động kép” - nơi
tồn tại khoảng cách lớn giữa người có công việc ổn định, trọn thời gian và lương cao với
người có công việc ít ổn định và lương thấp. “Sự chia rẽ tự nhiên này khiến sinh viên ra
trường đổ xô tìm việc tại các tập đoàn lớn và trong lĩnh vực công, dẫn đến sự cạnh tranh
gay gắt. Trong khi đó, những công ty ít hấp dẫn hơn lại chật vật trong việc tuyển dụng”.
Sự mất cân bằng nêu trên khiến sinh viên sau khi ra trường có được việc làm muộn hơn
hoặc phải lựa chọn vị trí thực tập hay công việc bán thời gian. Với thực trạng này, không
có gì lạ khi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp Hàn Quốc ở vị trí 86 về sự hiệu quả của
thị trường lao động, hạng 106 về mức độ linh hoạt trong việc tuyển dụng và sa thải nhân
viên.
- Tình trạng tại Mỹ
Vấn đề lớn nhất mà sinh viên Mỹ sau khi ra trường đang phải đối mặt là: kiếm việc
làm để trả nợ cho chính phủ khoản vay khi học đại học.
9


Mới đây, khảo sát sơ bộ của tờ L’Express (Pháp) cho biết, sau cuộc khủng hoảng
nợ tiền mua nhà, mua xe hơi, giờ đây vấn đề nợ tiền ăn học đang là một trong những mối
lo đè nặng lên xã hội Mỹ. Ước tính, đến cuối năm 2012, tổng số tiền nợ đến hạn nhưng
chưa thể thanh toán của các sinh viên Mỹ đã lên tới hơn 1.000 tỷ USD.
Năm 2009, khi Tổng thống Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp của
nước Mỹ mới chỉ dừng ở mức 7% nhưng ngay sau đó đã vọt lên mức 10%, thậm chí có
thời điểm đã chạm ngưỡng 12%. Kể từ cuối năm 2012, tình trạng thất nghiệp đã giảm
nhiệt nhưng hiện vẫn vào khoảng 8%. Sinh viên ra trường rất khó kiếm việc làm còn cha

mẹ họ (những người đã có việc làm) lại liên tục bị giảm lương và hệ quả là vấn đề trả nợ
chính phủ càng trở nên nan giải. Thống kê cho biết, có ít nhất 68% số sinh viên Mỹ đã tốt
nghiệp, ra trường hiện đang nợ tiền ăn học và trung bình mỗi người nợ khoảng 27.000
USD. Hồi năm 1989, con số này chỉ là khoảng 10.000 USD. Đối với 2 ngành “cao giá” và
tốn kém nhất là y khoa và kinh tế, khoảng 10% số sinh viên ra trường cùng với khoản nợ
lên tới 62.000 USD. Hiện nay có đến 20% số hộ gia đình Mỹ đang phải chi trả tiền ăn học
hàng tháng cho con cái họ và nhóm ‘con nợ’ lớn nhất là những người dưới 35 tuổi.

Ít nhất 68% số sinh viên Mỹ đã tốt nghiệp hiện đang nợ tiền ăn học và trung bình
mỗi người nợ khoảng 27.000 USD

10


Một số ý kiến của sinh viên sau khi ra trường tại Mỹ cho rằng:
+ Hadi Nassar, một nha sỹ cho biết, sau 8 năm theo học ngành y số nợ của anh đã
lên tới 186.000 USD và sau khi ra trường, anh chỉ xin được vào làm việc tại một phòng
khám răng công với khoản thu nhập không đủ bù đắp cho sinh hoạt.
+ Tyler Dickenson, 24 tuổi, cựu sinh viên của một trường đại học ở New York cho
biết anh đã buộc phải bỏ học vì đơn xin vay tiền của anh không được gia hạn. “Số nợ tôi
đã gánh quá lớn và nó không xứng đáng cho một tấm bằng cử nhân”, Dickenson phát biểu
với phóng viên của hãng tin Reuters.
“Đây rõ ràng là một sự bất công và nó không xứng đáng. Đáng lẽ ra tôi không nên
đi học đại học mà đi làm luôn cho một cửa hàng Starbuck sau khi tốt nghiệp trung học”,
Katie Zaman, một nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành xã hội học của trường ĐH Wisconsin
chia sẻ. Tuy học một ngành không mấy “đắt đỏ” và chưa tốt nghiệp nhưng cô đã nợ tới
111.000 USD.
“Nếu kinh tế ổn định hoặc tăng trưởng tốt, chúng tôi có thể trả hết nợ trong vài
năm nhưng bây giờ, đến kiếm việc làm còn khó thì tôi không còn cách nào khác là chấp
nhận bị phạt, bị đánh giá tín dụng tồi… Ngoài việc phải trả nợ tiền ăn học, hầu hết đều

còn phải tiếp tục vay tiền để mua xe, trả tiền nhà nên gánh nặng của những người trẻ như
tôi là vô cùng lớn. Nó khiến chúng tôi chẳng còn dám chi tiêu gì khác”, Amanda chia sẻ.
Các chuyên gia kinh tế đặc biệt tỏ ra lo ngại trước tình trạng “luẩn quẩn” này bởi
sự nợ nần bế tắc sẽ khiến tiêu dùng bị cắt giảm một cách thậm tệ và góp phần khiến nền
kinh tế trì trệ hơn.
Bi kịch hơn nữa, trong khi nhiều sinh viên còn chưa kiếm được việc làm thì nhiều
người đã kiếm được việc làm nhưng lương thấp và nợ nần đeo đẳng đã quyết định bỏ việc
để… đi học tiếp nhằm trốn nợ. Những người này hy vọng trong khi họ đi học tiếp, chính
phủ sẽ không đòi nợ quá gắt gao (khoản nợ cũ được hoãn trả) đồng thời họ có trình độ cao
hơn qua đó sẽ kiếm được một việc làm tốt hơn trong tương lai.
11


Chuyện ngược đời đã xảy ra. Trước kia, các sinh viên mong sao nhanh chóng tốt
nghiệp để đi làm còn ngày nay, sinh viên Mỹ chỉ mong càng lâu ra trường càng tốt.
-Tình trạng tại Anh Quốc( cập nhật tài liệu 18/05/2011)
Khảo sát của công ty quảng cáo tuyển dụng cao cấp cho thấy sinh viên nộp đơn xin
việc thường xuyên và sớm hơn với các công việc làm dành cho sinh viên ra trường.
Nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm của gần 18.000 sinh viên năm cuối ở 30 trường
đại học hàng đầu Anh Quốc.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự tự tin đang trở lại thị trường công ăn việc làm cho
sinh viên tốt nghiệp sau thời kỳ ảm đạm do suy thoái.
Sinh viên các trường đại học tham gia khảo sát được dự kiến sẽ gửi ra tổng cộng
343.000 đơn xin việc - tăng một phần ba so với năm ngoái và tăng 75% so với năm 2004.
Và 40% sinh viên tốt nghiệp hy vọng sẽ bắt đầu đi làm trong năm nay - so với 36%
năm ngoái, 25% hy vọng sẽ chuyển sang làm nghiên cứu sinh, và 35% dự định sẽ đi du
lịch hoặc làm các công việc tạm thời hoặc làm tình nguyện hay chưa có quyết định gì.
Công việc và địa điểm ưa chuộng
Lần đầu tiên trong ba năm, sinh viên tốt nghiệp chờ đợi lương khởi điểm được
tăng thêm - và ngân hàng đầu tư lại một lần nữa trở thành lựa chọn hướng nghiệp được ưa

chuộng.
Công ăn việc làm trong khu vực công, một lựa chọn hấp dẫn hơn trong thời kỳ suy
thoái kinh tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã trở nên ít hấp dẫn hơn đối
với sinh viên mới tốt nghiệp đại học năm nay -- và số đơn xin việc giảm một phần năm.
Trong khi nhiều sinh viên ở Belfast và Glasgow có ý định ở lại và làm việc tại các
vùng khác nhau, khảo sát này cho thấy một mô hình rõ rệt trên khắp nước Anh là sinh
viên mới tốt nghiệp được thu hút về London.
Trong số 25 các trường đại học được khảo sát, London là lựa chọn tìm việc đầu
tiên.
Martin Birchall, Giám đốc điều hành của tổ chức High Fliers Research, cho biết:
"Trong giai đoạn tồi tệ nhất của thời kỳ suy thoái, nhiều sinh viên sáng giá nhất tốt nghiệp
từ các trường đại học của Anh đã chọn không tìm việc mà thay vào đó học cao học hoặc
đi du lịch sau khi tốt nghiệp, với hy vọng triển vọng công ăn việc làm sẽ tốt hơn khi họ
12


trở về."Cuộc khảo sát mới nhất của chúng tôi với sinh viên năm cuối cho thấy niềm tin
vào thị trường công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp cuối cùng cũng đã được cải thiện."
Bộ trưởng Bộ Đại học, David Willetts, nói: "Tôi vui mừng được thấy có những dấu
hiệu niềm tin được gia tăng tại thị trường công ăn việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp.
"Theo như khảo sát này cho thấy, sinh viên tốt nghiệp đã thích ứng với thách thức của
một thị trường đầy khó khăn bằng con số đơn xin việc sớm ở mức kỷ lục. Bằng cấp vẫn là
một đầu tư tốt và là một trong những con đường tốt nhất để có được một công việc tốt và
một sự nghiệp xứng đáng.
"Cải thiện thông tin cho sinh viên trong tương lai về những gì họ có thể chờ đợi ở
trường đại học và ở bằng cấp của mình là một phần quan trọng trong kế hoạch tương lai
của chúng tôi cho giáo dục đại học."
Kết luận: Không phải chỉ những nước đang phát triển hay kém phát triển mới tồn
tại việc thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Mà ngay cả các nước phát triển cũng
đang tồn tại vấn đề này. Giải quyết vấn đề này đang là điều cấp bách cho các nước và đặc

biệt là Việt Nam.
2.4 Liên hệ khoa quản trị doanh nghiệp.
Mỗi năm thì có rất nhiều cử nhân ra trường tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh
doanh. tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị doanh
nghiệp ai cũng muốn kiếm cho mình một công việc phù hợp với những gì cái tên ngành
của nó mang lại là làm giám đốc hoặc trưởng phòng gì đó. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp
ra trường nói chung và sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp nói riêng ra trường đều rơi
vào tình trạng thất nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết: “Kỹ năng của sinh viên mới
ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có.”
Quả thật, sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt
là các kỹ năng cần thiết để làm việc. Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ
cần tuyển người có năng lực chuyên môn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C…
Chính vì thế, các bạn đổ xô rủ nhau đi học bằng này bằng kia, khoá học này khoá học kia,
nhưng các bạn không hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty
nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng
13


làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong
tình huống bất ngờ…
Học không đi sâu vào thực tế mà chỉ lướt qua và đi sâu vào lý thuyết. Phương thức
sản xuất thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt kịp, không có sự cân bằng, đồng bộ giữa
đào tạo và thực tế làm cho sinh viên ra trường không đủ khả năng phục vụ cho công việc.
Sinh viên lúng túng trước yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
Chúng ta đều nhận ra rằng thất nghiệp ở sinh viên ra trường không phải do lỗi toàn
bộ của bất cứ ban ngành nào mà nó do nhiều yếu tố tác động đến, nguyên nhân khách
quan như tình hình kinh tế xã hội, nguyên nhân chủ quan là về hệ thống giáo dục đào tạo,
chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động chưa hợp lý cũng như tâm lý chủ quan về phía
bản thân của sinh viên. Nhưng nói gì đi nữa thất nghiệp ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng
không tốt tới tình hình phát triển của đất nước. Lượng sinh viên ra trường ngày càng

nhiều vì vậy việc làm là vấn đề cấp bách của xã hội.
2.5 Tầm quan trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên mới ra trường của nước ta
hiện nay.
Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa
hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội 2011-2020 cũng nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục
quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ”. Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam cần thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp:
Thứ nhất: xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTG Phê
duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mỗi
bộ, ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến
lược, kế hoạch phát triển chung của mình. Vấn đề hiện nay là cần hiện thực hóa chiến
lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi
14


trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định
tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ hai: song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển
nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người
trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý
thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý
tưởng. Đây cũng là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất cần được
tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Thứ ba: phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức

khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập
tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và
yêu cầu cường độ lao động cao.
Thứ tư: cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng rộng
rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn
nhân lực ở nước ta và trên thế giới.
Thứ năm: cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam.
Thứ sáu: cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực Việt
Nam.
Hiện nay, nhiều sinh viên dù đang ngồi trên ghế giảng đường nhưng hết sức lo lắng
về tình hình thất nghiệp. Theo báo cáo điều tra lao động, hiện nay, cả nước
có 857.000 người thất nghiệp và 1,3 triệu người thiếu việc làm. Con số này tăng nhiều so
với các thời điểm trước, và chắc chắn con số thực tế còn lớn hơn nhiều so với thống kê.
Hơn 60% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc phải làm những công việc tạm thời,
không đúng với chuyên ngành. Thực trạng này tạo nên những tâm lý tiêu cực cho nhiều
sinh viên, thậm chí cả những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp đại học cũng mang tâm lý lo
lắng luôn đặt câu hỏi: Kết quả học tập sẽ như thế nào? Ra trường sẽ đi đâu về đâu?

15


Bên cạnh những sinh viên đáp ứng đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi
hoặc những người có người thân xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi chạy lại
với các trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính dựa vào sự khan
hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để
thu tiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấp
nhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập. Đó là về phía sinh viên, còn
về phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn ‘than’ là thiếu lao động mà theo họ là thiếu những

người có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập cũng như một số yêu cầu khác.
Sau vài năm vất vả học hành tích luỹ kiến thức và tìm kiếm việc làm sinh viên
đành phải chấp nhận một công việc có thể không đúng chuyên ngành đào tạo của mình.
Có những sinh viên còn chẳng sử dụng một chút kiến thức đã được trang bị trong những
năm học ở trường. Đó có thể coi là một sự lãng phí cả về nguồn lao động cũng như nguồn
vốn cho nhà nước. Sinh viên học chuyên ngành này lại đi làm một chuyên ngành khác là
một thực tế đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bên cần
nguồn lao động nhưng lao động này cần có kiến thức cao, có trình độ. Nhưng các bạn
sinh viên lại khó có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó.
Khoảng 72.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp chính là thông tin mà Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội vừa công bố trong thời gian gần đây và trên thực tế thì con
số đó còn có thể lớn hơn rất nhiều. Câu chuyện sinh viên ra trường loay hoay tìm việc làm
hay chấp nhận thất nghiệp đã trở nên quá quen thuộc. Và mặc dù không phải là vấn đề gì
mới, nóng hổi nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn nhận được sự quan tâm, chú ý của dư luận
xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, trường hợp sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm trái
ngành - những công việc không liên quan đến trình độ, bằng cấp đã không còn là chuyện
hiếm. Sẽ không quá khó để bắt gặp những hình ảnh sinh viên bán trà đá vỉa hè, đi tiếp thị
sản phẩm hay làm bảo vệ, phục vụ tại các quán bar, nhà hàng… Thậm chí, nhiều người
còn chấp nhận phải đi làm công nhân trong các xí nghiệp, nhà máy với công việc nặng nề,
vất vả trong khi đồng lương lại quá eo hẹp và chật vật. Khi không xin được việc làm ổn
định trong khi vẫn phải bắt buộc đảm bảo cho nhu cầu của cuộc sống thì không thể có con
đường nào khả thi hơn là việc họ chấp nhận làm trái ngành.
16


Giải pháp trước mắt nhưng lại mang tính lâu dài của nhiều sinh viên hiện nay, đó là
sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ nộp hồ sơ xin việc vào một công ty có quy mô nhỏ hoặc
vừa phải. Điều quan trọng nhất là công việc đó phù hợp với năng lực của bản thân, có thể
tự tích lũy được kinh nghiệm để sau này đầu quân cho những công ty, doanh nghiệp có

tầm vóc lớn hơn.
“Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần
3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba đại
học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động.
Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây
được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với
trình độ, chuyên ngành đào tạo.
Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa
chọn một giải pháp an toàn là... tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.
Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của
mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về
ngành học cũng chiếm tới 18%.”
Một thực tế khác đang diễn ra đó là sinh viên của một số ngành thì dễ dàng xin
việc bên cạnh đó một số ngành khác thì lại khó khăn trong cơ hội việc làm. Đó có thể là
một trong những vấn đề lo ngại của sinh viên khi bước vào cánh cửa trường đại học.
Nhận thấy rõ nhất điều này qua sự so sánh hai bộ phận sinh viên đối với sinh viên ngành
tài chính ngân hàng và sinh viên ngành sư phạm. Trong khi các bạn sinh viên học ngành
tài chính ngân hàng thì dễ dàng kiếm cơ hội việc làm cho mình với một mức lương khá
cao thì các bạn sinh viên ngành sư phạm lại vất vả tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp ra
trường. Một bạn sinh viên tốt nghiệp một trường đại học với ngành học sư phạm cầm trên
tay tấm bằng giỏi song lại khó khăn khi tìm kiếm việc làm là một sự thật có thể xảy ra do
vị trí công việc của ngành này không còn chỉ tiêu. Với trình độ đào tạo đại học các bạn
sinh viên sư phạm còn khó xin việc thì những bạn học cao đẳng sau khi tốt nghiệp càng
khó xin việc hơn. Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2010 các ngân hàng nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn chính vì thế số lượng lao động cần bổ sung sẽ
17


lớn. Sau vài năm vất vả đèn sách tích luỹ kiến thức và tìm kiếm việc làm sinh viên đành

phải chấp nhận một công việc mà không phải như những gì mình đã được đào tạo. Có
những sinh viên còn chẳng sử dụng một chút kiến thức đã được trang bị trong những năm
học ở trường. Đó có thể coi là một sự lãng phí cả về nguồn lao động cũng như nguồn vốn
cho nhà nước. Sinh viên học chuyên ngành này lại đi làm một chuyên ngành khác là một
thực tế đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bên cần nguồn
lao động nhưng lao động này cần có kiến thức cao, có trình độ. Nhưng các bạn sinh viên
lại khó có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó.
Theo số liệu thống kê thì năm 2003 – 2004 tổng số sinh viên Đại học và Cao đẳng
là 1.131.030 sinh viên nhưng đến năm 2007-2008 con số này đã tăng lên 1.603.484 sinh
viên. Và đến 2010 con số này là 1,7triệu sinh viên. Những con số ở trên có thể thấy rõ
rằng số lượng nguồn lao động của nước ta được đào tạo ngày càng tăng lên. Nhưng nó
cũng là một thách thức không nhỏ khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo
thì chất lượng nguồn lao động được đào tạo sẽ không đảm bảo. Có khoảng 63% sinh viên
tốt nghiệp ra trường không có việc làm và trong số sinh viên ra trường kiếm được việc
làm thì lại có nhiều sinh viên làm không đúng ngành mình được học. Với số lượng sinh
viên ra trường ngày càng lớn như hiện nay thì áp lực về cơ hội việc làm ngày càng trở nên
khó khăn.
CHƯƠNG 3: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG

3.1 Chỉ đạo, quyết định của thủ tướng chính phủ về vấn đề giải quyết việc làm cho
sinh viên .
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua nhiều luật quan
trọng, trong đó có Bộ luật Lao động năm 2012 (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học năm
2012, Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Phê duyệt Chiến
lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia
về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, trong đó vấn đề việc làm nói chung và
việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp luôn được chú trọng với quan điểm: bảo đảm chất
18



lượng giáo dục, đào tạo thông qua quy định hệ thống các tiêu chuẩn về điều kiện bảo đảm
chất lượng đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên; thực hiện cơ chế đào
tạo theo nhu cầu xã hội, gắn với thị trường lao động.
Ngày 9/7/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2015/NĐ-CPquy định các
chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, trong đó đối tượng thụ hưởng
là người lao động Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên (bao gồm sinh viên đã tốt nghiệp trung
cấp, cao đẳng, đại học) thông qua các hình thức dưới đây:
- Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp (định hướng về nghề nghiệp; cung cấp thông tin về
việc làm và nghề nghiệp; đào tạo bồi dưỡng kỹ năng về tìm việc; tham gia chương trình
thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức; khởi sự doanh nghiệp (cung cấp kiến thức về
pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan đến khởi sự doanh nghiệp;
cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật).
- Cho vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.
Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành chính sách tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí
cho người lao động thông qua hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm ở các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
3.2 Giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường trung
cấp, cao đẳng, đại học nhưng chưa tìm kiếm được việc làm.
Thủ tướng nêu rõ, một trong những giải pháp căn cơ là phải tạo ra sự cân đối giữa
đào tạo và sử dụng lao động để sinh viên khi tham gia học tập tại các trường trung cấp,
cao đẳng, đại học được đào tạo chuyên môn, ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn
của thị trường lao động để khi ra trường có thể tìm kiếm được công việc phù hợp nhất với
khả năng của mình, tránh tình trạng thất nghiệp hoặc phải làm việc không đúng với
chuyên môn được đào tạo. Do đó, trong thời gian tới Chính phủ tập trung chỉ đạo thực
hiện một số giải pháp lớn sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về công tác giáo dục, đào tạo,
về thị trường lao động để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và bảo đảm chất lượng
nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động.

19


- Triển khai công tác phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp; đẩy mạnh giám sát công tác phân luồng, hướng nghiệp đào tạo, từng bước
cân đối giữa cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết số 29/NQ-TW,
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó khuyến khích
thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề và đẩy mạnh tự chủ trong các
cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển
nhân lực Việt Nam, kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế nhằm khắc phục, điều chỉnh
Chiến lược và Quy hoạch trong giai đoạn tới; Khẩn trương hoàn thiện và đưa vào khai
thác sử dụng hệ thống thông tin, dự báo về nhu cầu nhân lực quốc gia đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp, người dân và các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh tế vĩ mô minh bạch, ổn định
nhằm thu hút đầu tư, tạo ra nhiều việc làm mới.
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên các cơ sở giáo dục đại học
và giáo dục nghề nghiệp kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài các giải pháp có tính chất lâu dài và căn cơ đã nêu ở trên, trước mắt, Chính
phủ đã và đang triển khai một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, hỗ trợ, khuyến khích người lao động
(bao gồm cả sinh viên sau khi tốt nghiệp) chủ động tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm,
bồi dưỡng nâng cao hoặc chuyển đổi lĩnh vực, ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp, người sử dụng lao động theo tinh thần của Nghị định số 61/2015/NĐCP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về
việc làm.
- Đẩy mạnh giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao

đẳng, đại học có nhu cầu tìm kiếm việc làm thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm
tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
20


- Đẩy mạnh giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao
đẳng, đại học có nhu cầu tìm kiếm việc làm thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm
tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
(Trích - Đại hội VI)
Đại hội VI đã đề ra chủ trương về giải quyết các vấn đề xã hội như:
Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số, coi đây là một điều kiện quan trọng để tăng
thu nhập quốc dân bình quân đầu người, để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội; Đảm
bảo việc làm cho người lao động là nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu. Nhà nước cố gắng
tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm bằng cách
khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh
tế khác, kể cả thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Ban hành và thực hiện Luật lao động;
Đảm bảo cho người lao động có thu nhập thoả đáng phụ thuộc trực tiếp vào kết quả lao
động, có tác dụng khuyến khích nhiệt tình lao động.Như vậy, chủ trương của Đại hội VI
về lĩnh vực xã hội, tập trung vào các vấn đề: lao động và việc làm; Trong đó, tư duy mới
của Đảng thể hiện thông qua chủ trương: vấn đề lao động, việc làm được giải quyết gắn
với phát triển nhiều thành phần kinh tế.
Đại hội Đảng lần thứ VI (6-1991) và Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
Khoá VII (1-1994) chủ trương tăng cường xây dựng các luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người lao động, vừa khuyến khích đầu tư phát triển, vừa hạn chế bất công xã
hội. Từng bước nhận thức rõ hơn về nhiều hình thức phân phối, bên cạnh phân phối theo
lao động, còn có chính thức phân phối theo nguồn vốn đóng góp vào sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh đào tạo tay nghề, mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn lao động; có chính sách ưu
đãi hợp lý về nhiều mặt để tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên làm đủ sống và trở
thành khá giả. Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo.
Có chính sách ưu đãi hợp ý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho

người nghèo có thể tự mình vươn lên.
Thực tế cho thấy, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội được đề ra ở Đại hội VII
và các hội nghị Trung ương Đảng Khóa VII... “thể hiện sự đổi mới tư duy của Đảng trong
việc giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh từ việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế
mới, như: xác lập nguyên tắc chi trả tiền lương, tiền công theo kết quả lao động là chủ
21


yếu; xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội chung của người lao động thuộc mọi thành phần kinh
tế; xác định giải quyết việc làm là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần
kinh tế…

3.3 Tham khảo “Bộ luật lao động”
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những
thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định
của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát
triển sản xuất, kinh doanh.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao
động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy
nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng
và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao động có
trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung
cầu lao động.
6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng
tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.


22


7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã
hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao
động chưa thành niên.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ
nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người
sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao
động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc
lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác
theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động,
thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp
của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo
hiểm y tế.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen

thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo
quy định của pháp luật;
23


c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập
thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn
đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với
người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và
thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu
cầu;
d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt
động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ
quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm
xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm
1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết
việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà
pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ

việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ
của mình.
Điều 11. Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc
làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao
động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
24


Điều 12. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm
1.Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 05 năm, hằng năm.
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội
quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.
2. Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao
động tự tạo việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động
là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động.
4. Hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường
lao động ở nước ngoài.
5 . Thành lập quỹ quốc gia về việc làm đẻ hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và
thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật .
Điều 13. Chương trình việc làm
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng chương trình việc làm của địa phương trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định.
2. Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và
người sử dụng lao động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm.

Điều 14. Tổ chức dịch vụ việc làm
1. Tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề
cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao
động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp
hoạt động dịch vụ việc làm.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy
định của Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan
25


×