Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Luật pháp Hy Lạp La Mã cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.97 KB, 6 trang )

I.
Luật pháp Hy Lạp cổ đại
1. Sơ lược về thành bang Aten

Hy lạp cổ đại bao gồm rất nhiều thành bang trong đó thành bang tiêu biểu là
Aten => về mặt luật pháp tình hình Aten cũng tương đối tiêu biểu.
- Nhà nước Aten hình thành vào cuối thế kỉ VIII TCN trên đồng bằng Attic
miền trung Hy Lạp
- Aten là nhà nước dân chủ
- Bộ máy nhà nước gồm
+ Hội đồng quý tộc
+ Quan chấp chính
+ Đại hội công dân
- Luật pháp bang Aten
+ Là kết quả của sự đấu tranh của quần chúng
+ Gắn liền với những cải cách về chính trị, hiến pháp, luật Đracông
- Nhà nước Aten là nhà nước dân chủ nhưng tầng lớp quý tộc, thị tộc vẫn là
tầng lớp có thế lực nhất về chính trị và kinh tế. Hội đồng quý tộc có quyền
về tư pháp, giám sát và quyết định mọi việc quan trọng. Về kinh tế, thông
qua việc cho vay nợ lãi, tầng lớp quý tộc đã chiếm được nhiều ruộng đất
của nông dân, biến nhiều nông dân hoặc vợ con họ trở thành nô lệ =>
Mâu thuẫn xã hội ở Aten ngày càng gay gắt.
- Đến cuối TK VII TCN, quần chúng đã nổi dậy đấu tranh đòi tầng lớp quý
tộc phải bãi bỏ lệ xét xử độc đoán dựa trên những tục lệ truyền miệng và
phải ban hành luật thành văn
=>Luật Đracông ra đời
Bộ luật Đracông ra đời năm 621 TCN, do quan chấp chính đương thời là
Đracông thảo ra.
Đây là 1 bộ luật hết sức hà khắc (chủ yếu là án tử) Vd: Phạm tội ăn cắp vặt cũng
bị xử tử.
2. Những pháp lệnh


a. Những pháp lệnh của Xô lông

Việc ban bố luật Đracông không giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội
=>quần chúng lại tiếp tục đấu tranh, yêu cầu lúc bấy giờ là “ phải làm thế nào để
giải phóng con nợ khỏi những món nợ , chia lại ruộng đất, hơn nữa phải cải cách
trật tự đang tồn tại”. Cho nên, năm 594 TCN, quý tộc cử Xô- lông làm quan chấp
chính và giao cho ông nhiệm vụ cải tổ lại chế độ chính trị của Aten.
- Các pháp lệnh về kinh tế
+ Pháp lệnh về ruộng đất
+ Pháp lệnh về nô lệ vì nợ


-

+ Pháp lệnh về việc thừa nhận quyền chuyển nhượng tài sản.
+ Pháp lệnh về việc cấm xuất khẩu nông phẩm nhưng khuyến khích xuất
khẩu rượu nho và dầu ô liu.
Các pháp lệnh về chính trị
+ Pháp lệnh về việc phân chia đẳng cấp và quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi
đẳng cấp
Căn cứ theo tài sản,có 4 đẳng cấp sau:
* Đẳng cấp 1: những người có thu nhập hang năm từ 500 mê đim lúa mì
trở lên. Được giữ chức vụ cao nhất, tham gia Hội đồng trưởng lão,kị binh,
có nghĩa vụ cung cấp tiền để xây dựng hạm đội và tế lễ.
* Đẳng cấp 2 : 300 mê đim trở lên và có thể nuôi được 1 con ngựa chiến.
Được giữ các chức vụ (trừ quan chấp chính và thành viên hội đồng trưởng
lão), cũng được tham gia kị binh.
* Đẳng cấp 3 : 200 mê đim trở lên (trung nông). Được giữ 1 số các chức
vụ và được sung vào bộ binh trang bị bằng vũ khí nặng.
* Đẳng cấp 4 : Dưới 200 mê đim (bần nông ). Tham gia Đại hội nhân

dân, có quyền bầu cử những người giữ các chức vụ công cộng nhưng
không được ứng cử, chỉ được sung vào bộ binh trang bị nhẹ.
+ Pháp lệnh về thành lập “Hội đồng 400 người” và Tòa án nhân dân.
Hội đồng 400 người tồn tại song song với hội đồng trưởng lão gồm dại
biểu của 4 bộ lạc có chức năng giải quyết những công việc hang ngày giữa
các kì đại hội nhân dân.
Tòa án nhân dân là 1 cơ quan mà dân nghèo cũng được tham gia bồi
thẩm.
=>Pháp lệnh của xô-lông đã hạn chế 1 phần quyền lợi của quý
tộc,đem lại nhiều lợi ích cho nông dân, chấm dứt việc biến nông dân
thành nô lệ, thúc đẩy sự phát triển của công thương nghiệp và làm cho
tính chất dân chủ của nhà nước Aten được hoàn thiên them 1 bước.

b. Những pháp lệnh của Clixten
Cuối TK VI TCN, tầng lớp quý tộc lại giành được chính quyền mọi quyền
dân chủ bị xóa bỏ. Clixten lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ chính
quyền quý tộc. Ông lên làm quan chấp chính số một, năm 508 TCN, ông ban hành
1 số pháp lệnh để hoàn thiện hơn chế độ dân chủ của Aten.
Các pháp lệnh:
- Pháp lệnh chia lại khu vực hành chính : xóa bỏ 4 bộ lạc cũ, lập 10 bộ lạc
mới và 10 bộ lạc này sống rải rác khắp 3 khu vực thành phố, nội địa và ven
biển.
- Pháp lệnh thành lập Hội đồng 500 người và Hội đồng 10 tướng lĩnh
+ Hội đồng 500 người gồm đại biểu của 10 bộ lạc, mỗi bộ lạc 50 người, là
cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, nhiệm kỳ của bộ phận thường
trực là 36 ngày mỗi năm.


-


+ Hội đồng 10 tướng lĩnh gồm 10 viên tướng do 10 bộ lạc cử ra. Lúc đầu
thì hội đồng này chỉ nắm quyền chỉ huy quân sự nhưng về sau nắm cả
quyền hành chính cao nhất của nhà nước.
Pháp lệnh trục xuất qua việc bỏ phiếu bằng vỏ sò để ngăn ngừa mọi âm
mưu đảo chính.
Pháp lệnh về việc mở rộng số công dân và dân tự do : cho 1 số kiều dân có
công trong quá trình đấu tranh chống chế độ chuyên quyền được trở thành
công dân Aten và giải phóng 1 số nô lệ thành kiều dân.

=>Pháp lệnh này đã làm chế độ dân chủ Aten được hoàn thiên hơn và những tàn
tích cuối cùng của chế độ thị tộc bị tấn công và giải thể.
c. Những pháp lênh của Ephiantet và Piriclet
- Đầu thế kỷ V TCN, ở Aten lại diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt mà lâu dài
giữa phái bảo thủ và phái dân chủ.
Đến năm 462 TCN, một lần nữa phái dân chủ lại được lên cầm quyền
- Thủ lĩnh của phái dân chủ là Ephiantet đã ban bố pháp lệnh thu hẹp quyền
lực của Hội đồng trưởng lão.
Quyền lập pháp thuộc về Đại hội nhân dân.
Quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân.
Quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân.
-Năm 461 TCN , Ephiantet bị phái quý tộc ám sát , Piriclet trở thành thủ lĩnh
của phái dân chủ. Tiếp tục đường lối của Ephiantet , Periclet đã ban hành nhiều
pháp lệnh để triệt để làm dân chủ hóa nền chính trị của đất nước.
*Các pháp lệnh
- Pháp lệnh bổ nhiệm các chức vụ bằng cách bốc thăm : trừ chức Tướng quân , các
chức vụ lớn nhỏ kể cả quan chấp chính đều được bổ nhiệm bằng cách bốc thăm
( mọi công dân ko phân biệt tầng lớp nào đều có thể đảm nhiệm các chức vụ trong
bộ máy nhà nước )
- Pháp lệnh quy định chức năng của cơ quan nhà nước và quyền dân chủ của công
dân gồm : Đại hội nhân dân , hội đồng 500 người , tòa án nhân dân và hội đồng 10

tướng lĩnh.
+ Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất trong nước , mỗi tháng
họp từ 2 đến 4 lần.
+ Hồi đồng 500 người gồm những người từ 30 tuổi trở lên do “bộ lạc” bầu ra
bằng cách bỏ phiếu.
+ Toàn án nhân dân là cơ quan tư pháp cao nhất của Aten.
+ Hồi đồng 10 tướng lĩnh được đại hội công dân bầu hằng năm bằng cách
giơ tay, sau đó cũng bằng cách cử công khai để phân công trách nhiệm cho các vị


tướng lĩnh. Tư lệnh bộ binh, tự lệnh hải quân và 1 số tư lệnh khác, tướng quân số 1
có quyền lớn hơn quan chấp chính.
+ Chính sách lương bổng và phúc lợi: để cho những công dân thuộc tầng lớp
dưới có thể thoát ly sản xuất, đảm nhiệm các chức vụ và các nghĩa vụ đối với Nhà
nước, lần đầu tiên trong lịch sử, Piriclet ban hành chế độ trả lương đối với các
thành viên của hội đồng, quan chấp chính, ủy viên bồi thẩm, thủy thủ, binh lính, sỹ
quan, người chèo thuyền,…Đồng thời Piricle còn thi hành 1 số chính sách phúc lợi
như cấp tiền cho công dân mua vé xem kịch và cấp phát lương thực cho người
nghèo.
=>Như vậy, từ Xô lông đến Piriclet , tính chất dân chủ của luật pháp Aten ngày
càng triệt để, những pháp chế của Piriclet làm cho Aten trở thành nhà nước mẫu
mực về nền dân chủ cổ đại.
II. Luật pháp của La Mã cổ đại
1. Nhà nước cộng hòa La Mã
- Được thành lập năm 514 TCN, theo chế độ cộng hòa
- Lúc đầu bộ máy nhà nước gồm: Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân và
Quan chấp chính
- Tầng lớp bình dân không được bình đẳng về quyền kinh tế, chính trị, đẳng
cấp với quý tộc. Vì vậy họ đã đấu tranh lâu dài vs quý tộc để giả quyết các
vấn đề đó. Buộc tầng lớp quý tộc phải ban hành luật thành văn

=> Vì vậy đến năm 450 TCN, luật 12 Bảng ra đời, nội dung của bộ Luật đề
cập đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như thể lệ tố tụng xét xử, việc kế thừa tài
sản, việc cho vay nợ, quan hệ gia đình, địa vị phụ nữ,…
Luật 12 Bảng:
- Ra đời vào thế kỉ V TCN (10 bảng được viết trong năm 451 TCN, 2 bảng
còn lại được viết vào những năm tiếp theo)
- Được khắc trên 12 bảng đá
- Có sự tham khảo luật pháp của người Hy Lạp, nhất là của Xô lông.
- Ủy ban biên soạn gồm 5 quý tộc và năm bình dân. Ủy ban đã thống nhất
“Một đạo luật được ban hành thì phải được áp dụng chung với tất cả mọi
người, chứ không phải một cá nhân cụ thể nào”.
Tinh thần chủ yếu của bộ Luật là bảo vệ tính mạng, tài sản và danh dự cho
mọi người:
Ví dụ:
- “Những điều quy định của 12 Bảng cấm sát hại một cách phi pháp 1
người,dù người đó là thế nào đi nữa” (điều 6 Bảng IX),
- “Nếu đi ăn trộm ban đêm mà bị giết tại chỗ thì việc giết kẻ đó được coi là
hợp pháp (điều 12 Bảng VIII).



Tội tử hình cũng được”áp dụng trong trường hợp người nào đó đặt ra bài
hát có nội dung vu khống hoặc lăng nhục người khác” (Bảng VIII).
Về quan hệ gia đình, các điều Luật thể hiện rõ tính chất của chế độ gia
trưởng. Người cha có quyền bán con làm nô lệ 3 lần, chỉ sau lần thứ 3,
người con mới thoát khỏi sự lệ thuộc vào người cha. Người chồng có
quyền ra lệnh cho vợ cấm lấy những thứ của riêng mình rồi đuổi vợ ra khỏi
nhà (điều 2, 3, Bảng IV)
Về lĩnh vực chính trị, Luật 12 Bảng ra lệnh xử tử kẻ nào xúi giục quân thù
của nhân dân La Mã tiến công nhà nước La Mã hay kẻ nào nội 1 công dân

La Mã cho kẻ thù ( điểu 5 Bảng IX)

-

-

Những pháp lệnh khác
Do Luật 12 Bảng có nhiều vấn đề chưa được đề cập tới, nhiều yêu cầu của
bình dân chưa được giải quyết, nên cuộc đấu tranh của bình dân vẫn tiếp tục.
Vì vậy, từ thế kỷ V TCN về sau, nhà nước La Mã đã ban hành nhiều pháp
lệnh bổ sung.
- Năm 445 TCN, ban bố luật Cluneiut cho phép bình dân kết hôn với quý
tộc
- Năm 367 TCN, thông qua 3 pháp lệnh quan trọng:
1. Những món nợ mà bình dân vay, nếu đã trả lãi phải được coi như đã trả
gốc, số còn thiếu sẽ trả hết trong 3 năm.
2. Không ai được chiếm quá 500 jujera đất công tức ( xấp xỉ 125 ha)
3. Bỏ chức Tư lệnh quân đoàn, khôi phục chế độ bầu quan chấp chính hang
năm, trong 2 quan chấp chính phải có 1 người là bình dân.
- Năm 326 TCN, thông qua pháp lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ với công dân La
Mã.


-

Năm 287 TCN, ban hành pháp lệnh quy định quyết nghị của Đại hội bình
dân, có hiệu lực như pháp luật với mọi công dân La Mã.

Kết thúc
Nội dung có tham khảo trong giáo trình và những nguồn khác nhau trên mạng nên

có nhiều chỗ thiếu và sai sót, mong cô góp ý cho chúng em để bài được hoàn thiện
hơn
Chúng em xin cảm ơn!



×