Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

chủ thể nộp đơn phá sản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.53 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Phá sản là một trong nhưng vấn đề quan trọng của doanh nghiệp mà yếu tố này
không phải doanh nghiệp nào cũng muốn nó xảy đến. Thuật ngữ "Phá sản" thường
được sử dụng để chỉ những chủ thể bị lâm vào tình trạng hỗn loạn về tài chính và
không còn khả năng thanh toán các khoản nợ. Có nhiều mức độ phá sản khác
nhau, bao gồm từ tình trạng bị mất khả năng thanh toán tạm thời cho đến những
trường hợp chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp với tư cách một thực thể kinh
doanh. Chính vì thế em xin chọn đề bài: “Bình luận các quy định pháp luật hiện
hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về phá sản và chủ thể nộp đơn yêu

cầu mở thủ tục phá sản.
1. Phá sản doanh nghiệp.
Phá sản theo thông thường có thể hiểu là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó
khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán
tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm
quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản. Có hai loại phá sản: phá
sản đơn và phá sản gian lận. Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu
tính toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh bạch, không tôn
trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm
quyền về tình hình ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định. Phá sản
gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán, che giấu bớt tài sản
nơ, khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận bị phạt nặng hơn phá sản đơn.


Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc
nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán
đấu giá để thanh toán nợ.


Đồng thời theo khoản 2 điều 4 Luật Phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra
quyết định tuyên bố phá sản”.
Phá sản là việc các doanh nghiệp hay nền kinh tế mogn muốn do nó có các tác
động tiêu cực như sau:
Về mặt kinh tế: Một doanh nghiệp bị phá sản trong điều kiện ngày nay có thể
dẫn đến những tác động tiêu cực. Khi quy mô của doanh nghiệp phá sản càng lớn,
tham gia vào quá trình phân công lao động của ngành nghề đó càng sâu và rộng, số
lượng bạn hàng ngày càng đông, thì sự phá sản của nó có thể dẫn đến sự phá sản
hàng loạt của các doanh nghiệp bạn hàng theo "hiệu ứng domino" - phá sản dây
chuyền.
Về mặt xã hội: Phá sản doanh nghiệp để lại những hậu quả tiêu cực nhất định về
mặt xã hội bởi nó làm tăng số lượng người thất nghiệp, làm cho sức ép về việc làm
ngày càng lớn và có thể làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, thậm chí các tội phạm.
Về mặt chính trị: Phá sản dây chuyền sẽ dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền
kinh tế quốc gia, thậm chí khủng hoảng kinh tế khu vực và đây là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến những khủng hoảng sâu sắc về chính trị. Như vậy, xét ở ba mặt trên,
phá sản với tính cách là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần được hạn chế và ngăn
chặn đến mức tối đa. Để hạn chế các tác động tiêu cực, phá sản cần phải được coi
là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất của chính phủ đối với doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản. Yêu cầu này cần phải được thể hiện một cách nhất quán trong
pháp luật phá sản qua các nội dung như: tiêu chí xác định một doanh nghiệp lâm


vào tình trạng phá sản, vấn đề hồi phục doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản,
thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ khi tuyên bố phá sản…
2. Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Luật phá sản năm 2014 đã được thông qua ngày 19/6/2014 tại kì họp thứ 7 Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII. Luật này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2015 và thay thế Luật phá sản năm 2004. Luật phá sản năm

2014 gồm 14 chương, 133 điều. Nhưng chỉ có duy nhất 1 điều 5 là dành cho chủ
thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp,hợp tác xã mất khả năng thanh toán (Khoản 1,
Điều 4 Luật Phá sản 2014) là “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán” chứ không
phải “không có khả năng thanh toán”.
Thời điểm được xác định trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán mà
không phải là “khi chủ nợ có yêu cầu” như quy định tại Luật Phá sản 2004.Bộ luật
mới không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh DN, HTX không
có khả năng thanh toán bằng bản cân đối tài chính.Căn cứ để Tòa án ra quyết định
mở thủ tục phá sản là có khoản nợ và đến thời điểm Tòa án ra quyết định việc mở
thủ tục phá sản DN, HTX vẫn không thanh toán.
Tiêu chí mất khả năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ nhiều
hay ít mà chỉ cần 1 khoản nợ. Luật Phá sản 2014 không quy định giới hạn các
khoản nợ.
Điều này có thể hiểu bất kỳ khoản nợ nào, dù nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã
hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng... chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có
quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản DN, HTX.


Khi có những tiêu chí đó thì chủ thể có thể nộp đơn yêu cầu phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã. Chủ thể đó là chủ doanh nghiệp, chủ nợ, người lao động… Tổ
chức, cá nhân sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp kể
từ khi có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp này bị mất khả năng thanh toán, cụ thể là
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn
thanh toán. Khi một doanh nghiệp bị xem là mất khả năng thanh toán, thì người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ tịch Hội
đồng quản trị của công ty cổ phần; chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên; thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản. Nếu những người này không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn

yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường
hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán do
việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì những người này phải
bồi thường. Độc lập với nghĩa vụ nộp đơn của những người nêu trên, Luật Phá Sản
2014 cho phép những người có quyền lợi liên quan dưới đây được nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
II.

Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Luật Phá sản

2014.
1. Chủ nợ.
Khoản 1 điều 5 “Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày
khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán”.


Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo
đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp,
hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản
bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó. Ví dụ: Công ty X nợ Công ty Z 180 triệu đồng,
trong khi đó tài sản của Công ty X thế chấp để đảm bảo trả nợ là 150 triệu đồng.
Như vậy Nếu Công ty X lâm vào tình trạng phá sản và đang tiến hành thủ tục tuyên

bố phá sản thì Công ty Z là chủ nợ có đảm bảo một phần của Công ty X.
Quy định này là tạo điều kiện cho các chủ nợ không có sự bảo đảm và chủ nợ có
bảo đảm một phần có cơ hội lựa chọn một thủ tục thích hợp nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Còn
đối với các chủ nợ có bảo đảm thì luôn được ưu tiên thanh toán bằng tài sản bảo
đảm của doanh nghiệp, HTX hoặc người thứ ba nên việc quy định quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản là không cần thiết.
Tuy vậy để tránh tình trạng nộp đơn do không khách quan gây ảnh hưởng đến
danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, HTX hoặc có sự gian dối
trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn yêu cầu tùy mức độ sẽ bị
xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS nếu gây thiệt hại phải bồi
thường theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm mục đích đề cao trách
nhiệm khi người nộp đơn được mở rộng khả năng và điều kiện nộp đơn yêu cầu


2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn.
Theo khoản 2 điều 5 “Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ
trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp,
hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.
Luật Phá sản năm 2004 quy định người lao động cử người đại diện hoặc thông
qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã đó. Đại diện người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số
người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín
hoặc lấy chữ ký đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực
thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số
người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành. Quy định như vậy
là chưa rõ ràng, số lượng người lao động trong doanh nghiệp là số lượng người lao
động ở thời điểm nào. Quy định này cũng hạn chế quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ

tục phá sản của người lao động với tư cách là một chủ nợ đặc biệt. Để khắc phục
vướng mắc hạn chế này, Luật Phá sản năm 2014 đã mở rộng về người có quyền,
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo đó, người lao động là một chủ
thể có quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không cần thông
qua người đại diện của họ. Điều 14. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
của người lao động “Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được
lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác
xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông
qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã đó”.


Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao
động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy
chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc
thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người
được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
Với tính chất đặc thù của quan hệ lao động thì tổ chức đại diện người lao động là
công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, ở những nơi chưa thành lập
công đoàn cơ sở sẽ được luật trao quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Khoản 3 điều 5 “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán”.
Theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật Dân sự (năm 2005), thì người đại diện của
doanh nghiệp là người đứng đầu pháp nhân (tức là “thủ trưởng” của DN). Người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải được ghi nhận trong Điều lệ, đồng
thời phải được ghi nhận trên Giấy chứng nhận ĐKKD của DN. Người đại diện
theo pháp luật của DN có thể là Chủ tịch hoặc Giám đốc hay Tổng Giám đốc – Sau
đây gọi chung là Giám đốc – (các điều 46, 67, 95 và 116, Luật DN năm 2005), cụ

thể với từng loại DN là những người dưới đây:
Đối với công ty TNHH 1 thành viên, là Chủ tịch HĐTV hay Chủ tịch Công ty
hoặc Giám đốc;
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, là Chủ tịch HĐTV hoặc Giám đốc.
Nếu Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật, thì các giấy tờ giao dịch phải
ghi rõ điều đó (khoản 4, Điều 49, Luật DN). Đối với công ty TNHH chỉ có 2 thành


viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị
tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng
giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy
định của pháp luật, thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo
pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của HĐTV (khoản 2, Điều 12,
Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05-9-2007 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết
thi hành một số điều của Luật DN);
Đối với công ty cổ phần, là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc. Riêng khoản 3, Điều
9, Quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, Ban kiếm soát, Tổng giám đốc
ngân hàng TMCP, ban hành kèm theo Quyết định số 1087/2001/QĐ-NHNN ngày
27-8-2001 của Thống đốc NHNN lại chốt cứng khác với luật là: “Chủ tịch HĐQT
là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng TMCP và được ghi trong Điều lệ
Ngân hàng TMCP”;
Đối với công ty hợp danh, là tất cả các Thành viên hợp danh. Riêng trường hợp
này, Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19-10-2006 của Bộ trưởng Bộ KH và ĐT
Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định
88/2006/NĐ-CP, vẫn xác định cụ thể người đại diện theo pháp luật của công ty;
Đối với công ty nhà nước, là Giám đốc (khoản 1, Điều 23 và khoản 1, Điều 38,
Luật DNNN);
Đối với DN tư nhân, là Chủ DN;
Đối với HTX, là Trưởng Ban quản trị hoặc Chủ nhiệm HTX.

Như vậy, các chức danh khác như Phó chủ tịch, Phó tổng giám đốc, giám đốc chi
nhánh,… chỉ có thể là người đại diện hợp pháp theo uỷ quyền, chứ không bao giờ


là người đại diện theo pháp luật của DN. Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc DN, nếu
không phải là người đại diện theo pháp luật của DN thì không có quyền đương
nhiên được ký kết văn bản giao dịch với các đối tác.
Bộ luật Dân sự, Luật DNNN, Luật Doanh nghiệp cũng có những quy định rất rõ
ràng về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người có “quyền sinh”,
quyền sát” của DN, ít nhất là về mặt pháp lý thể hiện ra bên ngoài.
Khoản 6 điều 5 “Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của
hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.
Đây là quy định mới của Luật Phá sản năm 2014. Trước đó, Luật Phá sản năm
2004 chỉ quy định đại diện hợp pháp của hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ
phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thành viên hợp
tác xã.
Khoản 4 điều 5: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công
ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành
viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”.


Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ

tịch hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu của
công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa
vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Trên thực tế, chủ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thường né tránh việc nộp
đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với mình. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện quy định
của Luật Phá sản năm 2014 về nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, khắc
phục quy định, chế tài mang tính chung chung hình thức của Luật Phá sản năm
2004 thì khoản 5 điều 28 Luật Phá sản năm 2014 đã quy định chế tài đối với chủ
doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch
Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu của
công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà không nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp là
con nợ gây thiệt hại sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì còn phải bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở
lên.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong
thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu
dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán
trong trường hợp Điều lệ công ty quy định, theo khoản 5 điều 5.


Cổ đông là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay
toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận
quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu
công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và

nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Cổ phần phổ thông: là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Người sở
hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Là người chủ sở hữu của
công ty cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan
đến công ty cổ phần . Bên cạnh đó pháp luật còn quy định một số hạn chế về quyền
của các cổ đông sáng lập đối với loại cổ phần phổ thông mà họ sở hữu trong thời
hạn 3 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Luật phá sản 2014 quy đinh về cổ đông có thể nộp đơn yêu cầu phá sản cho thấy
pháp luật nước ta đã cho phép mọi người có quyền lợi liên quan đến lợi ích của
doanh nghiệp. Cổ đông là người mua cổ phần của công ty.
KẾT LUẬN
Pháp luật phá sản là một tổng thể thống nhất các quy phạm pháp luật nhằm hướng
đến việc giải quyết đúng đắn yêu cầu tuyên bố phá sản, trong đó luật phá sản đóng
vai trò trung tâm vì nó quy định những vấn đề có tính nguyên tắc của thủ tục giải
quyết một vụ phá sản. Pháp luật về phá sản luôn là một hệ thống mở và vận động
để phù hợp với các yêu cầu của mỗi nền kinh tế ở các giai đoạn khác nhau. Tuy
nhiên sự hình thành nhanh chóng các công ty đa quốc gia cùng với toàn cầu hoá
trong điều kiện hiện nay đòi hỏi các nền kinh tế phải có cách nhìn nhận hiện tượng
phá sản một cách thống nhất, và sư hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để bảo đảm
an ninh kinh tế chung trên cơ sở giảm thiểu các bất lợi bắt nguồn từ phá sản.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phá sản 2014.
2. Luật phá sản 2004.
3. TOẠ ĐÀM KHOA HỌC MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT PHÁ SẢN
NĂM 2014, trường đại học luật Hà Nội, ngày 30/08/2014.
4. Những kiến thức cần nắm bắt về phá sản, Công ty luật Minh khuê.
5. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Luật dương gia.

6. />7. Luật hợp tác xã 2012.



×