Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Xây dựng một tình huống cụ thể về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.22 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Thực hiện nghĩa vụ dân sự là một vấn đề quan trọng khi có giao dịch dân sự.
Vấn đề này BLDS 2005 đã quy định nhiều cách thực hiện nghĩa vụ dân sự như
theo định kỳ, có điều kiện, có đối tượng thay thế được, liên đới, phân chia được
theo phần, không phân chia được theo phần. Trong đó, thực hiện nghĩa vụ dân sự
có đối tượng tùy ý lựa chọn đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc về đối tượng, cơ sở
phát sinh, quyền lựa chọn. Chính vì thế em xin chọn đề bài số 3: “Xây dựng một
tình huống cụ thể về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn.
Yêu cầu: Trình bày cơ sở phát sinh nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn
trong tình huống, Phân tích rõ từng loại đối tượng trong tình huống, Chỉ rõ
trường hợp người có nghĩa vụ được quyền lựa chọn và trường hợp người có
quyền lựa chọn”.

NỘI DUNG

I.

Cơ sở lý luận thực hiện nghĩa vụ dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự

có đối tượng tùy ý lựa chọn.
1. Thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Sau khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập theo các căn cứ do pháp luật quy định, để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền, người có nghĩa vụ phải
triển khai hành vi của mình để thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận với người có
quyền hoặc theo quy định của pháp luật.


Thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc triển khai hành vi của người có nghĩa vụ trong
việc chuyển giao một tài sản, thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện
một công việc vì lợi ích của người có quyền.
Thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, quyền và lợi ích


hợp pháp của người có quyền sẽ được thỏa mãn. Xét về nguồn gốc, nghĩa vụ có thể
được phát sinh theo ý chí của các chủ thể hay phát sinh theo ý chí của Nhà nước thì
người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước người có quyền.
Việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ không thể được tiến hành một cách
tùy tiện mà cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Điều 283, Bộ luật dân
sự 2005 quy định về nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau “Bên có nghĩa
vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần
hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội”
Theo nguyên tắc này, khi thực hiện nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ phải trung
thực, không được lừa dối hoặc có những hành vi cản trở sự tiếp nhận nghĩa vụ đối
với người có quyền. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người có quyền, việc thực
hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ phải theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết. Về
nguyên tắc, pháp luật tôn trọng cam kết, thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ
nghĩa vụ nhưng trên nguyên tắc những cam kết, thỏa thuận đó không được vi phạm
điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Nếu hiểu nghĩa vụ dân sự là mối liên hệ pháp lý giữa người có quyền và người có
nghĩa vụ thì khi xác định thực hiện nghĩa vụ, có thể hiểu bao gồm cả hành vi thực
hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ hoặc hành vi tiếp nhận nghĩa vụ của người có
quyển. Bộ luật dân sự 2005 chỉ đề cập đến việc xác định hành vi thực hiện nghĩa
vụ của người có nghĩa vụ, tuy nhiên qua quy định hậu quả pháp lí của hành vi
chậm tiếp nhận nghĩa vụ của người có quyền) tại Điều 288, Bộ luật dân sự 2005,


có thể hiểu xác định thực hiện nghĩa vụ dân sự theo nghĩa rộng: hành vi thực hiện
nghĩa vụ của người mang nghĩa vụ và hành vi tiếp nhận nghĩa vụ của người mang
quyền.
2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn.
Điều 295. Thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tuỳ ý lựa chọn
Nghĩa vụ dân sự có đối tượng tuỳ ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một
trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa

chọn, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa
chọn cho bên có quyền.
Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về việc tài sản hoặc công
việc được lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền đã xác định
thời hạn thực hiện nghĩa vụ được lựa chọn thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành
đúng thời hạn.
Trong trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ phải
giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó."
Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ cho phép được lựa chọn một
trong số tài sản hoặc một trong số các công việc để thực hiện nghĩa vụ. Với tính
chất lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ, nên nếu các bên không có thỏa thuận hoặc
pháp luật không quy định thì thông thường, quyền lựa chọn nghĩa vụ thuộc về
người có nghĩa vụ. Tuy nhiên, bên có quyền có thể xác định thời hạn để thực hiện
nghĩa vụ đó. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bên có nghĩa vụ hoàn thành tốt nghĩa
vụ, các bên có thể thỏa thuận về nhiều đối tượng cho phép bên có nghĩa vụ hoặc
bên có quyền lựa chọn đối tượng của nghĩa vụ.


Khi thực hiện quyền lựa chọn, bên có nghĩa vụ phải thông báo sự lựa chọn nghĩa
vụ của mình cho bên có quyền biết. Như vậy, đối tượng của nghĩa vụ đã xác định,
người lựa chọn phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã lựa chọn và phải thực
hiện đúng thời hạn mà bên có quyền đã xác định đối với nghĩa vụ đó.
Việc lựa chọn đối tượng của nghĩa vụ chỉ xảy ra trong trường hợp có nhiều tài
sản hoặc nhiều công việc để lựa chọn. Trong trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc
một công việc thì người có nghĩa vụ phải giao tài sản hoặc thực hiện công việc đó
mà không có quyền lựa chọn nữa.
Chế định thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn có ý nghĩa quan
trọng trong việc tăng cường giao lưu dân sự, tạo điều kiện cho các bên thực hiện
nghĩa vụ. Bởi vì, về thực chất đối tượng thực hiện nghĩa vụ dân sự có sự thay đổi,
nhưng quan hệ nghĩa vụ vẫn ổn định. Việc thay đổi đối tượng nghĩa vụ không phải

là vi phạm nghĩa vụ và vấn đề trách nhiệm dân sự sẽ không đặt ra.
II.

Tình huống cụ thể về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý

lựa chọn.
1. Tình huống.
Anh Nguyễn Văn A và Anh Trần Văn B là bạn thân với nhau từ nhỏ. Anh A muốn
mở công ty tư nhân chuyên sản xuất hàng may mặc và thiếu 500 triệu. Anh B cũng
là chủ của một doanh nghiệp tư nhân khác chuyên về buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ làm
ăn rất phát đạt. Thấy Anh A đang cần tiền nên Anh B sẵn lòng cho bạn thân mình
vay 500 triệu đồng để làm ăn. Anh A đã vay Anh B 500 triệu tại nhà Anh B, nghĩ là
bạn thân với nhau nên Anh B bảo là “ không cần hợp đồng” nể là bạn thân với
nhau. Nhưng vì tính Anh A là nghiêm túc và vấn đề tiền bạc thì phải chắc chắn
nên vẫn muốn làm hợp đồng có chữ ký 2 bên. Trong hợp đồng có chứ ký của 2 bên
và thời hạn là 3 năm thì A ghi thêm vào phần ghi chú của hợp đồng như sau: “Nếu


làm ăn mà không phát đạt, không có tiền mặt trả thì có thể trả bằng nhà xưởng sản
xuất của công ty Anh A hoặc chiếc xe ô tô Toyota màu trắng thuộc quyền sở hữu
của A. Anh B cũng đồng ý với phần ghi chú trên.
2. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn.
Cơ sở phát sinh nghĩa vụ hay là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là những sự
kiện thực tế được pháp luật ghi nhận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn trong tình huống
trên chính là hợp đồng vay tiền giữa A và B.
Điều 471 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả
cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả
lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho
vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy bên vay có toàn quyền đối với
tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng. Anh B có tiền để cho Anh A
vây khi gặp khó khăn trong vấn đề tiền vốn khi mở doanh nghiệp tư nhân cho nên
Anh A là người nhận số tiền 500 triệu có toàn quyền với số tiền này trong công
việc làm ăn của mình mà không có điều kiện nào về việc sử dụng số tiền này trong
việc kinh doanh.
Đối tượng của hợp đồng vay tài sản thông thường là một khoản tiền nhưng thực
tế cũng có thế là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác. Đối tượng
của hợp đồng vay giữa A và B chính là tiền. Đồng thời do thỏa thuận về Anh A
không phải trả tiền lãi nên đây là hợp đồng không có đền bù. Trong hợp đồng cũng
ghi rõ thời hạn để A trả tiền gốc là 3 năm.


• Quyền và nghĩa vụ của Anh B khi là bên cho vay
Theo Điều 473 BLDS 2005 . Nghĩa vụ của bên cho vay
Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và
địa điểm đã thoả thuận;
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm
chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn
nhận tài sản đó;
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy
định tại Điều 478 của Bộ luật này
Với hợp đồng vay tiền giữa A và B là 500 triệu, thì Anh B phải có nghĩa vụ đưa
đúng và đủ số tiền là 500 triệu đồng cho Anh A tại địa điểm nhà Anh B. Và Anh B
không được yêu cầu Anh A trả lại tiền trước thời hạn là 3 năm, trừ trường hợp quy
định tại điều 478.
Sau 3 năm thì Anh B được nhận toàn bộ số tiền 500 triệu và được một phần lợi
ích từ phía Anh A. Hoặc nếu như Anh B không nhận được tiền thì có thể nhà

xưởng hoặc chiếc ô tô.
• Quyền và nghĩa vụ của Anh A khi là bên vay
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải
trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.


Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá
của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường
hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc
trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời
điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Quyền của Anh A là được nhận đủ số tiền vay là 500 triệu. Nghĩa vụ là đến hạn
thì Anh A phải trả lại toàn bộ số tiền gốc là 500 triệu, hoặc nhà xưởng hoặc ô tô.
Do đây là hợp đồng không có đền bù nên Anh A không phải trả lãi.
3. Phân tích rõ từng loại đối tượng trong tình huống.
Đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ
có thể tuỳ ý lựa chọn. Đối tượng của tình huống chính là nhà xưởng hay bất động
sản và chiếc xe ô tô.
Đối tượng nhà xưởng thì ta phải là bất động sản thuộc sở hữu của Anh A và
không có tranh chấp với ai. Trường hợp mà tài sản trên đất hay là nhà xưởng thuộc
A nhưng quyền sử dụng đất lại là của một người khác thì nó liên quan đến vấn đề
xử lý tài sản đối với A và người có quyền sử dụng đất đó. Đồng thời nhà xưởng
phải không là biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự khác như thế chấp, bảo

lãnh…


Xét về giá trị tương đương đối với số tiền 500 triệu thì khi B nhận tài sản là nhà
xưởng thì phải có giá trị tương đương với số tiền 500 triệu mà A đã vay đó. Nếu
thiếu thì có thể dùng khoản tiền khác hay một tài sản khác thế vào. Nếu thừa thì có
thể trả lại cho A khi đã trừ đi 500 triệu. Có thể hai bên thỏa thuận là giá trị của nhà
xưởng có thể cao hơn hay thấp hơn thì Anh B vẫn nhận.
Đối tượng là ô tô thì đây là động sản có đăng ký quyền sở hữu cho nên đây là tài
sản hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Anh A. Chiếc xe này phải đúng là chiếc xe
Toyota màu trắng và đang sử dụng được. Đồng thời chiếc ô tô này không là một
tài sản trong biện pháp bảo đảm.
Xét về giá trị của chiếc xe thì phải tương đương với số tiền đã vay là 500 triệu.
Nếu thiếu thì có thể dùng khoản tiền khác hay một tài sản khác thế vào. Nếu thừa
thì có thể trả lại cho A khi đã trừ đi 500 triệu. Có thể hai bên thỏa thuận là giá trị
của nhà xưởng có thể cao hơn hay thấp hơn thì Anh B vẫn nhận.
4. Trường hợp người có nghĩa vụ được quyền lựa chọn và trường hợp
người có quyền lựa chọn.
• Trường hợp người có nghĩa vụ được quyền lựa chọn.
Đây là trường hợp dành cho Anh A, khi đã đến hạn trả nợ mà Anh A không có
tiền mặt để trả nợ cho Anh B thì Anh A có quyền được lựa chọn nhà xưởng hay
chiếc xe ô tô của mình. Việc được quyền lựa chọn đối tượng để trả cho Anh B là
xét đến vai trò của đối tượng nào có giá trị quan trọng hơn. Nhà xưởng là nơi sản
xuất kinh doanh cho nên nó có thể có giá trị quan trọng hơn như tiếp tục sản xuất
hay cho thuê. Còn ô tô có thể có vai trò quan trọng nhưng nó có thể thay thế được.
Quyền lựa chọn, bên có nghĩa vụ phải thông báo sự lựa chọn nghĩa vụ của mình
cho bên có quyền biết. Như vậy, đối tượng của nghĩa vụ đã xác định, người lựa


chọn phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã lựa chọn và phải thực hiện đúng

thời hạn mà bên có quyền đã xác định đối với nghĩa vụ đó
Khi gần đến hạn trả thì nếu thấy tình hình tài chính của mình không được khả
quan thì có thể báo cho Anh B về việc A sẽ trả cho B nhà xưởng hoặc chiếc ô tô để
trả. Việc lựa chọn do A hoàn toàn quyết định về một trong 2 đối tượng khi có sự
đồng ý của Anh B.
Giả sử như nhà xưởng có vấn đề không thể trả được cho B như bị cháy, bị bán…
hay như ô tô bị hỏng, bị bán.. chỉ còn một trong hai thì phải trả đối tượng còn lại,
Anh B phải chấp nhận đối với đối tượng còn lại duy nhất đó.
• Trường hợp người có quyền lựa chọn.
Đây là trường hợp dành cho Anh B, sau khi được A thông báo là không thể trả
bằng tiền được thì Anh B có quyền lựa chọn một trong hai đối tượng trong hợp
đồng. Lựa chọn của A có thể giá trị của đối tượng về vật chất hay tương đương giá.
Khi B đã lựa chọn đối tượng đó thì B phải chấp nhận về giá trị của đối tượng đó.
Việc lựa chọn đối tượng của nghĩa vụ chỉ xảy ra trong trường hợp có nhiều tài
sản hoặc nhiều công việc để lựa chọn. Khi nhà xưởng có vấn đề không thể trả được
cho B như bị cháy, bị bán… hay như ô tô bị hỏng, bị bán.. chỉ còn một trong hai thì
Anh B có quyền lựa chọn một đối tượng đó là vật trả nợ thì A không được từ chối
mà phải chấp nhận.

KẾT LUẬN
Sau khi xây dựng tình huống về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa
chọn, ta có thể nhận thấy trong quan hệ nghĩa vụ dân sự thì các bên thỏa thuận với


nhau về một đối tượng nào đó. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiên nghĩa
vụ đó thì các bên đã thỏa thuận với nhau về nhiều đối tượng để có thể tùy ý lựa
chọn để thực hiện nghĩa vụ dân sự đó. Đối tượng đó rất đa dạng như tiền, tài sản,
giấy tờ có giá, hay là công việc phải thực hiện hay công việc không phải thực hiện.
Chính vì thế điều luật này cũng đã tạo ra tín hiệu tích cực cho cả 2 bên. Bên có
quyền có thể nhận được tài sản của mình, bên có nghĩa vụ ngoài trả chính tài sản

hay tiền đã thực hiện thì có thể chọn một đối tượng khác có giá trị tương đương để
hoàn trả; hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự 2005.
2. PGS.TS Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp,
Bình luận Bộ luật Dân sự 2005.
3. TS Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư Pháp.
4. />5. />


×