Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Xây dựng một tình huống liên quan đến việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự, để qua đó phân tích làm rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên theo dữ kiện trong tình huống được xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.37 KB, 5 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
***********
BÀI TẬP CÁ NHÂN/TUẦN THỨ NHẤT
Môn: Luật dân sự, module 2
Đề bài: Xây dựng một tình huống liên quan đến việc hoãn thực
hiện nghĩa vụ dân sự, để qua đó phân tích làm rõ các quyền và nghĩa vụ
của các bên theo dữ kiện trong tình huống được xây dựng.
1
1. Tình huống:
Ngày 1/4/2010, công ty cổ phần lữ hành quốc tế X ký một hợp đồng với
công ty Y, nội dung liên quan đến việc tổ chức cho nhân viên công ty Y đi du
lịch Băng Kok - Thái Lan nhân dịp nghỉ lễ 30/4. Do đã quen biết từ trước nên
trong hợp đồng không có thỏa thuận nào về việc không phải bồi thường, hay
không có bất kì thỏa thuận nào về việc bồi thường hay không bồi thường nếu
như không thông báo. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của tình hình chính trị
của đất nước Thái Lan, để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, quyền lợi của
khách du lịch Việt Nam, ngày 12/4/2010, Tổng cục Du lịch đã có công văn số
279/TCDL-LH gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố và các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế yêu cầu tạm dừng đưa khách Việt Nam đi du lịch
Băng Kok. Công ty X thông báo với công ty Y về sự kiện bất khả kháng trên và
xin hoãn đến tháng 7/2010, khi tình hình chính trị Thái Lan đã ổn định hơn sẽ tổ
chức. Công ty Y đồng ý. Đến tháng 7/2010, công ty X đã tổ chức được cho nhân
viên công ty Y đi Băng Kok – Thái Lan, và công ty X được coi là hoàn thành
nghĩa vụ của mình đúng hạn.
2. Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên:
Một trong những đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự là tính chất tương
ứng và đối lập nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Quyền lợi của
bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã
được hai bên xác định hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa
vụ ấy. Tuy nhiên,vì những lí do chủ quan hay khách quan, trên thực tế, không


phải lúc nào các bên cũng có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đúng thời hạn đã
thỏa thuận. Trường hợp không thể thực hiện nghĩa vụ đúng hạn nhưng vẫn muốn
tiếp tục thực hiện giao dịch đó thì bên có nghĩa vụ có thể thỏa thuận với bên có
2
quyền để hoãn thực hiện nghĩa vụ. Tình huống trên đây là một trường hợp như
thế.
Ở tình huống trên đây, vì lí do khách quan mà công ty cổ phần lữ hành
quốc tế X không thể tổ chức cho nhân viên công ty Y đi tham quan Băng Kok –
Thái Lan được, và công ty X muốn hoãn tổ chức. Điều 287 Bộ luật dân sự 2005
quy định về hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự:
“1. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có
nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc
thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải
bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên
nhân khách quan không thể thông báo.
2.Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ nếu bên có quyền
đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện
đúng thời hạn.”
Vì trong hợp đồng không có thỏa thuận khác (thỏa thuận khác được hiểu
là nếu hai bên có thỏa thuận về việc không phải bồi thường hoặc bất kì thỏa
thuận nào về việc bồi thường hay không bồi thường nếu như không thông báo),
cũng không phải do nguyên nhân khách quan không thể thông báo (là những lí
do bất khả kháng), nên nghĩa vụ của công ty X (bên có nghĩa vụ) là phải thông
báo ngay cho bên có quyền (công ty Y) biết, và chỉ được hoãn việc thực hiện
nghĩa vụ nếu được công ty Y đồng ý. Trường hợp công ty X không thông báo
cho công ty Y thì công ty X phải bồi thường thiệt hại phát sinh nếu có. Trong khi
đó, quyền của công ty Y (bên có quyền) là có thể đồng ý hay không đồng ý việc
hoãn thực hiện nghĩa vụ của công ty X. Việc đồng ý hay không sự hoãn thực
hiện nghĩa vụ này sẽ quyết định hợp đồng dân sự giữa hai công ty tiếp tục tồn tại

hay chấm dứt. Bộ luật dân sự 2005 không quy định thời gian hoãn thực hiện là
bao lâu, nên các bên có quyền thỏa thuận, và pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận
3
này. Sau khi đã thống nhất hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự thì việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự khi được hoãn (ở đây là tổ chức đi Băng Kok vào tháng 7/2010)
vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn, và bên có nghĩa vụ không phải bồi
thường vì hoãn thực hiện này.
Phụ lục: Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2. Trường đại học luật Hà Nội.
Nhà xuất bản công an nhân dân 2006.
2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2. TS Lê Đình Nghị chủ biên. Nhà
xuất bản giáo dục 2010.
3. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.
4. Bình luận khoa học bộ luật dân sự, phần Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng
dân sự. Nhà xuất bản lao động 2009.
4

×