THIẾT KẾ XÂY DỤNG NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi
phát triển nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi
gồm: Trung Quốc,Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… nghề nuôi tôm đem lại
lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc
làm, phát triển kinh tế xã hội…từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài
nguyên sinh vật biển. Ở Việt Nam tiềm năng nuôi tôm rất lớn. Nước ta có
3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng
ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng
các loại thủy sản nước lợ mặn.
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu
thụ rộng, thâm canh có thể đạt đến 4.5 tấn/ha/vụ. Là một trong những đối
tượng có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, giúp
ngư dân xoá đói, giảm nghèo và làm giàu nhanh chóng trong công tác
chuyển dịch cơ cấu kinh tế lĩnh vực thuỷ sản.
B. NỘI DUNG
I. Đặc điểm hình thái, phân loại và tập tính của đối tượng nuôi:
1. Phân loại:
Tên tiếng Anh: Black tiger shrimp
Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius
Ngành:
Arthropoda
Lớp:
Crustacea
Bộ:
Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ:
Penaeus Fabricius
Giống:
Penaeus
Loài:
Monodon
2. Đặc điểm:
Tôm Sú phân bố rộng, hầu hết các vùng ven biển từ Móng Cái đến Kiên
Giang song tập trung ở khu vực miền Trung: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú
Khánh… tôm Sú thường sống ở độ sâu nhỏ hơn 50 m nước. Có độ mặn thay
đổi từ 15-300/00. Còn nhỏ sống ở ven bờ khu vực nước lợ, lớn di cư ra biển
và sinh sản.
-
-
Là đối tượng sống đáy nơi có chất bùn cát, hoặc cát bùn, vùi mình, hoạt
động bắt mồi chủ yếu về ban đêm.
Là đối tượng sống có vòng đời dài so với một số đối tượng tôm nước
ngọt (từ 3-4 năm), tốc độ sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác "từ cỡ
thả P15 sau 110- 120 ngày đạt 25-30 g/con. Lớn gấp từ 3.000 -4.000
lần so với ban đầu".
Là loài thích ứng với độ mặn từ 5-35 0/00 tốt nhất là từ 15-250/00. Nhiệt
độ thích hợp cho sự phát triển từ 25-30 0C lớn hơn 350C hoặc thấp hơn
120C kéo dài tôm sinh trưởng chậm.
II. Dự kiến sản lượng thu hoạch hàng năm:
Dự kiến chỉ tiêu mỗi năm sẽ thu hoạch 2 vụ với tổng sản lượng là 100
tấn tôm sú. Như vậy mỗi vụ thu hoạch sẽ phải đạt chỉ tiêu là 50 tấn tôm sú
với cở tôm là 30 con/kg, mật độ nuôi là 60 con/m2
Vậy với cở tôm là 30 con/kg, thì số lượng tôm cần phải thả trong một
vụ là:30×50.000 = 1.500.000 (con giống)
Nhưng thực tế, trong quá trình nuôi, lượng tôm sẽ bị hao hụt, nên tỷ lệ
sống sót vào khoảng 80%, nên số con giống cần thả là:
(1.500.000×100)/80 = 1.875.000 (con giống)
Vậy diện tích ao nuôi cần thiết là: Sao = 1.875.000/60 = 31.250 (m2)
Vậy nên diện tích ao cần làm là 32.000 m2, tương đương 8 ao 4000 m2
(80×50m). Ao có dạng hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng, độ dốc từ cống
tưới đến đáy cuối ao: 2%. Ao nuôi có độ sâu 1,5m
III. Thiết kế trại nuôi:
1. Thiết kế tổng thể:
Trong đó: Trang trại có tổng diện tích 68985m 2 (315x219) m2, trong đó có :
-
8 AAo nuôi (AN)= 32000 m2. Mỗi ao 4000 m2 (80×50m)
AAo chứa (AC) (20% diện tích ao nuôi)= 6400 m2 (100×64m)
AAo xử lý (AXL) (10% diện tích ao nuôi)= 3200 m2 (64×50m)
AAo ương tôm bột P15 (AU)= 2000 m2 (50×40m)
AKhu quản lý (KQL)= 600 m2 (15x40m)
ANhà kho (NK)= 600 m2 (20x30)
AKhu nhà ở (NO)= 400 m2(10x40)
AĐường giao thông, kênh mương = 23785 m2.
+ Bờ liên ao rộng 3m, đường giao thông chính rộng 5m.
+ Các kênh cấp và thoát nước thiết kế hình ống tròn và được chôn
ngầm, mỗi ống có đường kính mặt ngoài là 1m. Kênh cấp nước chiings
đường kính 3m
Loại ao
Ao chứa
Ao nuôi 1
Ao xử lý
Ao ương
Độ sâu
cột nước
(m)
2.5
1
2
Độ sâu
của ao
(m)
3
1.5
3
Diện
tích
(m2)
6400
4000
3200
Chiều dài x
chiều
rộng(m)
100 x 64
80 x 50
64 x 50
1.5
2000
50 x 40
1
Số
lượn
g
1
8
1
1
2. Thiết kế chi tiết:
Lát cắt dọc ao nuôi
Lát cắt ngang ao nuôi
1m
Lát cắt ngang ống dẫn
nước
Ở các vị trí từ 1 đến 8, là hệ thống quạt nước nhằm bổ sung oxy cho ao
nuôi, đồng thời hệ thông quạt xoay làm cho dòng nước trong ao xoay vòng,
dẫn đến gom phân và thức ăn dư thừa đến giữa ao, dễ dàng cho việc vệ
sinh đáy ao, tránh môi trường nước bị ô nhiễm.
Ở vị trí số 1 và 2 được bịt lại bằng ống nhựa, cao gần bằng mặt đê.
Ở vị trí số 1, ống nhựa được khoan nhiều lỗ nhỏ trên thân và được quấn
lại bằng lưới có mắt lưới nhỏ, rồi cắm phía có các lỗ nhỏ xuống, làm như
vậy để tránh tôm thoát ra ngoài theo dòng nước khi chúng ta tiến hành
tháo nước. Khi muốn tháo nước ra ngoài, thì nhỏ ống nhựa lên ở vị trí số
2, do áp suất ở trong ao cao hơn ở ngoài, nên nước sẽ thoát ra ngoài
theo đường ống. Khi muốn thêm nước vào ao nuôi, thì nước từ ao chứa,
qua hệ thống ống dẫn, theo ống 3 vào các ao nuôi.
Nước thoát ra từ vị trí số 2, sẽ đi qua ống 3, rồi ống 4, đề đến ao lắng,
sau khi nước được xử lý ở ao lắng, sẽ được thải ra ngoài môi trường.
C. KẾT LUẬN
Khi bắt đầu tiến hành nuôi tôm thẻ chân trắng, cần phải hiểu rõ được
đặc tính sinh học, tập tính của tôm. Từ đó thiết kế, xây dựng trang trại đảm
bảo phù hợp với tôm thẻ chân trắng. Trong quá trình nuôi, cần kịp thời xữ
lý những sai sót mắc phải, tránh được thiệt hại nặng nề, đồng thời thường
xuyên bảo dưỡng thiết bị, máy móc, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất khi thu hoạch. Đặc biệt phải kiểm tra cẩn thận chất lượng giống ngay
từ khi mua giống, tránh được sự rủi ro trong khi nuôi.