Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Tác Động Của Việc Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) Của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.57 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
THẾ GIỚI (WTO) ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Người hướng dẫn khoa học

: Nguyễn Tiến Dũng
: 1111110447
: Anh 6 - Khối 2 - KT
: 50
: ThS. Trần Thanh Phương

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


2

MỤC LỤC


3



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh
ASEAN - Australia - New
AANZFTA Zealand Free Trade
Agreement
ASEAN - China Free Trade
ACFTA
Agreement
AFTA
ASEAN Free Trade Area
ASEAN - Korea Free Trade
AKFTA
Agreement
Association of South East
ASEAN
Asian Nations
BIT
Bilateral Investment Treaty
CPI
Consumer Price Index
EU
European Union
FDI
Foreign Direct Investment
FE
Fixed effect

FTA
Free Trade Agreement
General Agreement on
GATT
Tariffs and Trade
GDP
Gross Domestic Product
GNP
Gross National Product
IMF
International Monetary Fund
Japan - Vietnam Economic
JVEPA
Partnership Agreement
NIEs
New Industrial Economies
OLS

Ordinary least squares

RE

Random effect
Index of similarity in GDP
size
US - Vietnam Bilateral
Trade Agreement
United States Dollar
Vietnam Dong
World Bank

World Trade Organization

SIMSIZE
USBTA
USD
VND
WB
WTO

Tên tiếng Việt
Hiệp định thương mại tự do ASEAN
- Australia - New Zealand
Hiệp định thương mại tự do ASEAN
- Trung Quốc
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
Hiệp định thương mại tự do ASEAN
- Hàn Quốc
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Hiệp định đầu tư song phương
Chỉ số giá tiêu dùng
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ảnh hưởng bất biến
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định chung về thuế quan và mậu
dịch
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Quỹ tiền tệ quốc tế
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam

- Nhật Bản
Các nền kinh tế công nghiệp mới
Phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất
Ảnh hưởng ngẫu nhiên
Chỉ số tương đồng về quy mô kinh tế
Hiệp định thương mại song phương
Việt Nam - Hoa Kỳ
Đồng đô la Mỹ
Việt Nam Đồng
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


5

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong
sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối
với những quốc gia này, trước hết, FDI có vai trò tích cực trong việc tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư

trực tiếp nước ngoài đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Bên
cạnh đó, đẩy mạnh xuất khẩu cũng là một đóng góp nổi bật của FDI. Hơn thế nữa,
FDI còn là một trong những kênh chủ yếu, có tính đột phá để nâng cao năng lực
công nghệ của các nước đang phát triển. Vì thế, việc thu hút đồng thời nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI là mục tiêu quan trọng đặt ra cho các nước này.
Ở Việt Nam, trong điều kiện nguồn lực trong nước còn hạn chế, thu hút FDI
là một trong những chính sách quan trọng nhất của Nhà nước để đạt được những
mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước ngoặt của
nền kinh tế Việt Nam trong sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập
kinh tế quốc tế đã và đang tạo cho Việt Nam cơ hội thu hút nhiều hơn các nguồn
vốn FDI không chỉ từ các đối tác truyền thống mà còn từ các đối tác mới. Sau 8
năm gia nhập WTO, nguồn vốn FDI đã tăng lên đáng kể cả về chất và về lượng. Vì
thế, nguồn vốn này đã có những tác động tích cực đến quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta. Như vậy, tư cách thành viên WTO đã có những ảnh hưởng
nhất định đến việc thu hút FDI vào Việt Nam. Cho đến nay đã có những luồng tư
tưởng khác nhau về vấn đề gia nhập tổ chức WTO và ảnh hưởng của nó đến thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia. Trong đó đã có nhiều nghiên cứu định
lượng về tác động của việc gia nhập WTO tới dòng vốn FDI của các nước đang phát
triển lớn; tuy nhiên, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu đối với các nước đang phát
triển nhỏ hơn như Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Tác động của việc
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) của Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.


6

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm thu hút tốt hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: tư cách thành viên WTO của Việt Nam trong việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
− Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đến

nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 1988 đến năm 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ vấn
đề nghiên cứu nêu trên.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn FDI tại Việt Nam và một số nghiên cứu
về tác động của việc gia nhập WTO đến dòng FDI vào các quốc gia.
Chương 2: Mô hình thực nghiệm
Chương 3: Cơ sở dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Đánh giá về kết quả nghiên cứu và các giải pháp thu hút nguồn
vốn FDI vào Việt Nam


7

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN FDI TẠI VIỆT


NAM VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC
GIA NHẬP WTO ĐẾN DÒNG FDI VÀO CÁC QUỐC GIA

1.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
1.1.1. Đánh giá chung về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Sau gần 30 năm mở cửa đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút
được nguồn vốn FDI lớn có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội. Hàng
năm, Việt Nam đã nhận và cấp giấy phép cho hàng trăm, hàng ngàn dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài lớn nhỏ. Các dự án này tạo ra một khối lượng lớn của cải vật
chất cho xã hội, đồng thời đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước; từ đó góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ 1.. Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư


Giai đoạn 1988 – 2006: Trước khi gia nhập WTO
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, FDI đã chính thức

đến với Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 342 triệu USD vào năm 1988. Tuy nhiên,
trong giai đoạn 1988 – 1990, nguồn vốn FDI chỉ có trong cam kết mà không hề có
vốn thực hiện (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2013). Điều này có thể được giải
thích rằng: khi Chính phủ Việt Nam mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới,
các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đến Việt Nam với mục đích đơn giản là thăm dò thị
trường chứ chưa có mục đích đầu tư thực sự. Sau khi lượng vốn FDI đầu tiên chính
thức được đưa vào sản xuất kinh doanh năm 1991, sự thiếu sót trong việc hướng
dẫn và quản lý loại hình đầu tư mới này đã dần được bộc lộ. Để khắc phục những
thiếu sót đó, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi lần đầu

tiên năm 1992. Nhờ đó, trong giai đoạn 1991 - 1995, nguồn vốn FDI tăng mạnh từ
1.284,4 triệu USD vốn đăng ký trong năm 1991 lên 7.925,2 triệu USD trong năm
1995; vốn FDI thực hiện cũng tăng lên tương ứng từ 428,5 triệu USD lên 2.792
triệu USD. Năm 1995 cũng là năm ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh


8

tế Việt Nam (9,54%) so với 20 năm trước đó (Nguyễn Đình Chiến và các cộng sự,
2012).
Sự đa dạng của các hình thức đầu tư, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều
của các đối tác đầu tư nước ngoài dẫn đến việc Luật Đầu tư nước ngoài được sửa
đổi lần thứ hai năm 1996 theo hướng linh hoạt hơn. Nhờ đó, tuy rằng vốn đầu tư
đăng ký năm 1997 giảm xuống so với năm 1996 (từ 9.635,3 triệu USD xuống
5.955,6 triệu USD), nhưng vốn FDI thực hiện lại tăng từ 2.938,2 triệu USD lên
3.277,1 triệu USD. Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, một thị trường đầu tư
tiềm năng của các đối tác nước ngoài trong giai đoạn này. Điều đó được minh
chứng bởi sự tăng lên cả về số dự án và nguồn vốn FDI thực hiện. Tuy nhiên, cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã gây ra những tác động tiêu cực cho nền
kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới trong đó có Việt Nam. Năm 1998, cả
số dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký và thực hiện đều giảm mạnh. Cuộc khủng
hoảng trên đã làm suy giảm nguồn vốn FDI trong giai đoạn 1998 – 2000; tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam cũng giảm đáng kể trong năm 1999 và đạt mức thấp kỷ
lục 4,77% - thấp hơn một nửa so với năm 1997 (Nguyễn Đình Chiến và các cộng
sự, 2012).
Vào cuối năm 2000, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục và tăng
trưởng. Dòng vốn FDI vào Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung bắt
đầu quay trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Việc ký kết Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (USBTA) năm 2000 có vai trò quan
trọng trong việc kích thích các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng đều đặn từ 3.265,7 triệu USD năm 2001 lên
6.840 triệu USD năm 2005. Tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong giai đoạn 2001 –
2005 là 20.806,1 triệu USD giảm so với giai đoạn 1996 – 2000 là 4.703,5 triệu
USD; tuy nhiên vốn thực hiện lại đạt 13.842,5 triệu USD, tăng 327,8 triệu USD so
với giai đoạn 5 năm trước. Nền kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá cao,
đạt mức 6,9% vào năm 2001 và tăng lên 8,44% vào năm 2005. Đặc biệt đến năm
2006, tổng vốn FDI đăng ký tăng vọt lên 12.004,5 triệu USD, tăng gần gấp đôi so
với năm 2005 trước đó.
• Giai đoạn 2007 – 2014: Sau khi gia nhập WTO
Ngày 7/11/2007, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO đánh dấu một trang mới trong tiến trình hội nhập


9

kinh tế quốc tế của Việt Nam. Để hội đủ các điều kiện quy định trong Hiệp định về
các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs), Hiệp định về Trợ cấp và
các Biện pháp đối kháng (SCM) cũng như các hiệp định khác của WTO, hàng loạt
các luật, văn bản dưới luật đã được bổ sung, sửa đổi và ban hành. Kế hoạch tổng thể
về Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn
2007 – 2010 (Đề án 30) đã được thực hiện một cách toàn diện. Nhờ đó, tạo ra nhiều
chuyển biến tích cực trong lĩnh vực đầu tư với sự gia tăng đáng kể của dòng vốn
FDI cả về vốn đăng ký và số lượng của các dự án mới trong giai đoạn 2007 – 2014.
Về vốn FDI đăng ký giai đoạn 2007 - 2014
Giai đoạn 2007 – 2009 được coi là giai đoạn bùng nổ đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam. Năm 2007, vốn đăng ký có bước tiến vượt bậc với 21,348 tỷ
USD, tăng 77,84% so với năm 2006. Năm 2008 là năm thu hút đỉnh cao của đầu tư
trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký đạt trên 71,72 tỷ USD, tăng gần 3 lần so
với năm 2007 trước đó. Đây cũng là năm có số vốn đăng ký cao nhất trong lịch sử
thu hút FDI vào Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Trong năm 2009, do tác động

tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới sự điều chỉnh chính sách đầu
tư của các tập đoàn đa quốc gia, dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm nghiêm trọng.
FDI vào Việt Nam cũng suy giảm đáng kể chỉ đạt hơn 23,1 tỷ USD, tức là bằng
khoảng 32,21 % so với năm trước. Tuy nhiên, đây cũng là một mức cam kết khá cao
xét trong tương quan bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Như vậy, chỉ tính riêng
giai đoạn 2007 – 2009, Việt Nam đã thu hút được khoảng 3.923 dự án FDI với số
vốn đăng ký đạt trên 116,18 tỷ USD, cao hơn gần 2,1 lần so với mục tiêu đề ra cho
cả giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 (55 tỷ USD)(Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, 2014).
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên đầu tư trực tiếp nước ngoài
giai đoạn 2010 – 2012 có sự suy giảm nhẹ. Năm 2010, Việt Nam thu hút được 19,88
tỷ USD, năm 2011 là 15,61 tỷ USD và con số này là 16,34 tỷ USD vào năm 2012.
Tính chung cho cả giai đoạn này, Việt Nam đã thu hút được 3.715 dự án FDI với
vốn đăng ký bằng 51,85 tỷ USD, bằng khoảng 72,29% so với năm 2008.
Trong hai năm trở lại đây, nguồn vốn FDI đã có nhiều khởi sắc trở lại. Năm
2013, Việt Nam đã cấp giấy phép cho 1.530 dự án FDI với vốn đăng ký đạt 22,35 tỷ
USD, tăng hơn 36,72% so với năm trước. Theo tính toán sơ bộ của Cục Đầu tư


10

nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 12 tháng năm 2014, các nhà đầu tư
nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD.
Về vốn FDI thực hiện giai đoạn 2007 - 2014
Trong 8 năm 2007 – 2014 , vốn FDI thực hiện cũng có sự tăng trưởng đáng
kể so với giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO và đã duy trì đều ở mức ổn
định. Năm 2007, vốn thực hiện đạt trên 8 tỷ USD, tăng 95,93% so với năm 2006.
Năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng so với năm trước 43,14%. Năm 2009, vốn giải
ngân đạt mức hơn 10 tỷ USD, bằng 86,96% so với năm 2008. Như vậy, tính chung
cả giai đoạn 2007 – 2009, vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng

29,53 tỷ USD vượt qua mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2006 – 2010 là 25 tỷ USD
(Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014).
Năm 2010 và 2011, vốn thực hiện tăng nhẹ, đều đạt trên 11 tỷ USD. Năm
2012 đạt 10,46 tỷ USD và con số này năm 2013 là 11,5 tỷ USD. Theo tính toán sơ
bộ của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014, vốn thực
hiện đạt 12,35 tỷ USD.
1.1.2. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam phân theo ngành kinh tế


Giai đoạn 1988 – 2006: Trước khi gia nhập WTO
Bảng 1.1 phân tích chi tiết cơ cấu nguồn vốn FDI vào Việt Nam theo các

ngành kinh tế nhỏ hơn trong giai đoạn 1988 - 2006. Trong đó, bao gồm số dự án
FDI và vốn đăng ký của mỗi ngành; cũng như tỷ lệ (%) số dự án và vốn đăng ký
của mỗi ngành trên tổng số dự án và tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.
Bảng 1.. Cơ cấu FDI của Việt Nam theo ngành kinh tế giai đoạn 1988 - 2006
Ngành
1. NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

Số dự án

Tỷ lệ
(%)

Vốn đăng ký
(Triệu USD)

Tỷ lệ
(%)


658

7,96

3.854

4,93

5.645
103
5.338

68,29
1,25
64,57

52.686,1
3.480,5
41.462,8

67,33
4,45
52,99

2.3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

23

0,28


1.928,1

2,46

2.4. Xây dựng
3. DỊCH VỤ
3.1. Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô
tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
3.2. Khách sạn và nhà hàng
3.3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
3.4. Tài chính, tín dụng

181
1.963

2,19
23,75

5.814,7
21.708,2

7,43
27,74

97

1,17

512


0,65

253
242
61

3,06
2,93
0,74

5.652,5
4.715,8
830,4

7,22
6,03
1,06

2. CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
2.1. Khai khoáng
2.2. Công nghiệp chế biến, chế tạo


11
3.5. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn
3.6. Giáo dục và đào tạo
3.7. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
3.8. Hoạt động văn hóa và thể thao
3.9. Hoạt động dịch vụ khác


1.014

12,27

8.077

10,32

88
42
103
63

1,06
0,51
1,25
0,76

135,2
478,9
1.273,2
33,2

0,18
0,61
1,63
0,04

Nguồn: Hoàng Chí Cương (2013)

Trong giai đoạn này, dòng vốn FDI tập trung vào ngành công nghiệp và xây
dựng (chiếm 68,29% về số dự án và 67,33% tổng vốn đăng ký); trong đó các ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng chiếm đến 66,75% số dự án và 60,42%
tổng vốn đăng ký. Tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ (chiếm 23,74% về số dự án và
27,74% tổng vốn đăng ký) với 3 lĩnh vực chính: (1) Các hoạt động liên quan đến
kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, (2) Khách sạn và nhà hàng, (3) Vận tải, kho
bãi và thông tin liên lạc; chiếm 18,25% số dự án và 23,57% tổng vốn đăng ký.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chia sẻ phần vốn FDI nhỏ hơn nhiều: 7,96%
số dự án và 4,93% tổng vốn đăng ký. Đây không phải là điều ngạc nhiên vì cấu trúc
nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với
các ngành công nghiệp sản xuất chủ yếu như ngành hàng may mặc, dệt may, điện
tử, lắp ráp ô tô, xe máy sử dụng nguồn lao động giá rẻ và các ngành công nghiệp sử
dụng nhiều năng lượng và nguyên vật liệu như xi măng, thép… (Nguyễn Quang
Thái, 2011). Hơn thế nữa, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đã giải thích tại sao FDI
vào Việt Nam lại tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhằm mục
đích xuất khẩu (Nguyễn Phi Lân và Sajid Anwar, 2010).


Giai đoạn 2007 – 2014: Sau khi gia nhập WTO
Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế giai đoạn 2007 – 2014 sau khi Việt Nam gia

nhập WTO được cho bởi Bảng 1.2.
Bảng 1.. Cơ cấu FDI của Việt Nam theo ngành kinh tế giai đoạn 2007 - 2014
Ngành
1. NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
2. CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
2.1. Khai khoáng
2.2. Công nghiệp chế biến, chế tạo
2.3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước


Số dự án

Tỷ lệ
(%)

Vốn đăng ký
(Triệu USD)

Tỷ lệ
(%)

155

1,44

883

0,44

5.940
45
4.812

55,24
0,42
44,75

124.060
7.863
100.832


61,15
3,88
49,7

100

0,93

8.489

4,18


12
2.4. Xây dựng
3. DỊCH VỤ
3.1. Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô
tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
3.2. Khách sạn và nhà hàng
3.3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
3.4. Tài chính, tín dụng
3.5. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn
3.6. Giáo dục và đào tạo
3.7. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
3.8. Hoạt động văn hóa và thể thao
3.9. Hoạt động dịch vụ khác
Sai số
Tổng số


983
4.658

9,14
43,32

6.876
77.939

3,39
38,42

1.202

11,18

3.137

1,55

223
855
16

2,07
7,95
0,15

14.125

5.518
260

6,96
2,72
0,13

1.157

10,76

50.801

25,04

109
63
66
965
2
10.753

1,01
0,59
0,61
8,97
0,02
100

531

1.470
764
1.332
0
202.881

0,26
0,72
0,38
0,66
0
100

Nguồn: Người viết tự tính toán dựa theo số liệu của Hoàng Chí Cương (2013),
Tổng cục thống kê Việt Nam và Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
Trong giai đoạn này, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư FDI là khá rõ rệt. Các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất; và giảm
sút nghiêm trọng xuống còn 1,44% về số dự án và 0,44% tổng vốn đăng ký (giai
đoạn 1988 – 2006 là 7,96% số dự án và 4,93% tổng vốn đăng ký). Vốn FDI trong
ngành công nghiệp và xây dựng có sự sụt giảm rõ rệt: từ 68,29% về số dự án và
67,33% tổng vốn đăng ký giai đoạn 1988 – 2006 xuống còn 55,24% về số dự án và
61,15% tổng vốn đăng ký. Như vậy, đã có sự chuyển dịch của dòng vốn FDI từ các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; và công nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ.
Từ Bảng 1.2, ta thấy các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch
vụ tư vấn; khách sạn nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc vẫn là ba ngành
dịch vụ thu hút nhiều vốn FDI nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn này tỷ lệ vốn FDI
đăng ký của 3 ngành này có những chuyển biến rõ rệt. FDI có xu hướng chảy vào
lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch
vụ tư vấn. Tỷ lệ của khu vực dịch vụ trong tổng số vốn đăng ký tăng từ 27,74%
trong giai đoạn 1988 – 2006 lên 38,42% sau khi gia nhập WTO; trong đó các hoạt

động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có chiếm đến 25,04% tổng
vốn đăng ký. Điều này cho thấy sau khi gia nhập WTO, Việt Nam không chỉ thu hút
các dự án công nghiệp chế biến, sản xuất mà còn là điểm đến hấp dẫn đầy tiềm năng
cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.


13

Người viết sẽ trình bày những nhân tố khiến luồng vốn FDI chảy vào lĩnh
vực các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Thứ nhất,
Việt Nam đã mở cửa thị trường dịch vụ nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài theo
những cam kết khi gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Thứ
hai, tiềm năng tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cũng là nhân tố thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài vào các lĩnh vực dịch vụ đó. Thứ ba, thị trường bất động sản ở Việt Nam
vẫn còn rất tiềm năng. Đặc biệt, Luật Đất đai 2013 vừa có hiệu lực chính thức từ
đầu tháng 7/2014 đã đưa ra những đột phá trong mua bán đất và giá đất nhằm tăng
cường sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cùng những cải thiện
đáng kể về khung pháp lý cũng như đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện
các thủ tục. Dưới bộ luật mới, các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có quyền như các
nhà đầu tư trong nước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai. Việt Kiều
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được giao đất để đầu tư xây dựng
nhà ở hoặc để bán kết hợp cho thuê. Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ở
mức cao, môi trường đầu tư được cải thiện hơn. Tốc độ đô thị hóa tăng, cùng sự
phát triển vượt bậc của các trung tâm kinh tế đã thu hút lượng đáng kể các chuyên
gia nước ngoài làm việc cho các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Bên cạnh
đó, các trụ sở chính của các công ty lớn có xu hướng nâng cấp các văn phòng ngày
càng hiện đại; đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Điều
này dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu về văn phòng, những căn hộ cho thuê sẽ tiếp
tục tăng. Bốn là, đến thời điểm này thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia châu Á
gần như đã bão hòa, làm giảm sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt

Nam đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh chóng nên nhu cầu về nhà ở, văn phòng,
trung tâm mua sắm, công viên vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ
mát… sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, dư âm của suy thoái kinh tế thế giới hiện nay sẽ tạo
ra nhiều thách thức lớn cho lĩnh vực này (Hoàng Chí Cương, 2013).
Trong khi đó, ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc tuy tăng về tỷ lệ số
dự án (từ 2,93% giai đoạn 1988 – 2006 lên 7,95% trong giai đoạn này), nhưng xét
về vốn đăng ký thì lại có sự sụt giảm nghiêm trọng (giảm từ 6,03% ở giai đoạn
trước xuống 2,72% sau khi gia nhập WTO). Lĩnh vực khách sạn và nhà hàng có sự
suy giảm nhẹ cả về tỷ lệ số dự án và tỷ lệ vốn FDI đăng ký (từ 3,06% số dự án và


14

7,22% vốn đăng ký trong giai đoạn 1988 – 2006 xuống 2,07% số dự án và 6,96%
vốn đăng ký trong giai đoạn này).
Nhìn chung, các lĩnh vực được tự do hóa dường như thu hút được nguồn vốn
FDI lớn hơn. Bên cạnh đó, có những ngành kinh tế bị lãng quên bao gồm nhiều
ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
cả trước và sau khi gia nhập WTO. Điều này cho thấy nguồn vốn FDI chỉ tập trung
chủ yếu vào một số ngành, trong khi Chính phủ đã mời được các nhà đầu tư nước
ngoài trong tất cả các lĩnh vực. Xét trong lĩnh vực nông nghiệp, có khoảng 50 quốc
gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…
Tuy nhiên, các dự án này hầu hết đều có quy mô nhỏ và thiếu tính bền vững. Hầu
hết các dự án được tiến hành ở khu vực nông thôn với sự hỗ trợ hạn chế từ Nhà
nước và lao động nghèo. Cơ sở hạ tầng yếu kém của lĩnh vực nông nghiệp tạo ra
sức ỳ ngăn chặn dòng chảy FDI. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu,
vốn quay vòng chậm, và những khó khăn trong thủ tục hành chính đã làm chùn tay
các nhà đầu tư khi tiến vào lĩnh vực nông nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao các nhà
đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro thấp và thời gian ngắn
để nhanh hoàn vốn như sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp

phục vụ xuất khẩu (Hoàng Chí Cương, 2013). Thu hút FDI trong nông nghiệp có ý
nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc tạo việc làm, mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản, chuyển giao công nghệ và tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan cần có chính
sách nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này; đồng thời tạo ra các cơ chế
ưu đãi khuyến khích dòng vốn FDI vào nông nghiệp.
1.1.3. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam phân theo đối tác đầu tư chủ yếu


Giai đoạn 1988 – 2006: Trước khi gia nhập WTO
Trong giai đoạn 1988 – 2006, có khoảng trên 60 quốc gia đã đầu tư FDI vào

Việt Nam. Bảng 1.3 cho ta thấy tỷ lệ số dự án và vốn đăng ký của 15 đối tác đầu tư
quan trọng của Việt Nam so với tổng số dự án và tổng vốn FDI đăng ký trong giai
đoạn này.
Bảng 1.. 15 đối tác đầu tư FDI quan trọng của Việt Nam giai đoạn 1988 - 2006


15
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15

Đối tác
Singapore
Đài Loan
Hàn Quốc
Nhật Bản
Hong Kong
British Virgin Islands
Hoa Kỳ
Pháp
Hà Lan
Anh
Malaysia
Nga
Thái Lan
Australia
Cayman Islands
Top 15
Các nước khác
Tổng số

Số dự án
543
1.743

1.438
838
548
329
374
236
91
99
239
95
199
176
22
6.970
1.296
8.266

Tỷ lệ
(%)
6,57
21,09
17,4
10,14
6,63
3,97
4,52
2,86
1,1
1,2
2,88

1,15
2,41
2,13
0,27
84,32
15,68
100

Tổng vốn đăng ký
(triệu USD)
10.002,9
9.502,3
9.251,9
8.397,6
6.400,3
5.361
3.121,2
2.902,5
2.765,7
2.065,5
1.863,8
1.854,5
1.783,7
1.539,1
1.481,9
68.293,9
9.954,3
78.248,2

Tỷ lệ

(%)
12,78
12,14
11,82
10,74
8,18
6,85
3,99
3,72
3,53
2,64
2,38
2,37
2,28
1,97
1,89
87,28
12,72
100

Nguồn: Hoàng Chí Cương (2013)
Từ năm 1988 đến 2006, chỉ tính riêng 15 nhà đầu tư thì số dự án FDI lên đến
6.970 dự án chiếm 84,32% tổng số dự án; vốn FDI đăng ký là 68,29 tỷ USD chiếm
87,28% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong khoảng
thời gian này chủ yếu đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (bao gồm
Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, British Virgin Islands và
Hoa Kỳ). Các nhà đầu tư châu Á chiếm 69,24% số dự án và 62,29% về vốn đăng ký
(Hoàng Chí Cương, 2013). Mặc dù, Hoa Kỳ là nhà đầu tư đến muộn hơn nhưng đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể sau khi hai
bên ký kết Hiệp định USBTA (Trần Văn Thọ, 2004). Các nhà đầu tư châu Âu chiếm

10,28% số dự án và 23,09% tổng vốn đăng ký. Cayman Islands là nhà đầu tư có số
dự án và vốn FDI đăng ký chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 0,27% số dự án và 1,89%
tổng vốn đầu tư).


Giai đoạn 2007 – 2014: Sau khi gia nhập WTO
Đến năm 2014, theo Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt

Nam đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ hơn 100 nước và vùng lãnh
thổ với tổng số dự án là 17.499 dự án và tổng vốn FDI đăng ký lên đến hơn 250,66
tỷ USD. So với thời kỳ 1988 – 2006, top 15 nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam đã


16

có những thay đổi nhất định. Bảng 1.4 giúp ta có được những phân tích về sự đóng
góp nguồn vốn FDI của các đối tác này vào Việt Nam.
Bảng 1.. 15 đối tác đầu tư FDI quan trọng của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15

Đối tác
Nhật Bản
Hàn Quốc
Singapore
Đài Loan
Malaysia
Hoa Kỳ
British Virgin Islands
Hong Kong
Cayman Islands
Trung Quốc
Thái Lan
Canada
Brunei
Hà Lan
Samoa
Top 15
Các nước khác
Tổng số

Số dự án
1.704
2.840
881
871

297
425
262
507
29
754
244
91
116
142
69
9.232
1.521
10.753

Tỷ lệ
(%)
15,85
26,41
8,19
8,1
2,76
3,95
2,44
4,71
0,27
7,01
2,27
0,85
1,08

1,32
0,64
85,85
14,15
100

Tổng vốn đăng ký
(triệu USD)
28.219,4
26.490,5
24.389,9
19.473,6
18.101,2
14.639
12.540,4
9.962,6
6.173,6
5.905,5
5.428,9
4.852,7
4.805,3
3.944,2
3.809,9
188.736,7
14.144,7
202.881,4

Tỷ lệ
(%)
13,91

13,06
12,02
9,6
8,92
7,22
6,18
4,91
3,04
2,91
2,68
2,39
2,37
1,94
1,88
93,03
6,97
100

Nguồn: Người viết tự tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam và
Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong giai đoạn 2007 – 2014, 15 đối tác đầu tư chủ yếu của Việt Nam chiếm
85,85% tổng số dự án và 93,03% tổng vốn đăng ký; cụ thể là 9.232 dự án và trên
188,7 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất chiếm 13,91% tổng vốn
FDI đăng ký. Tiếp đó là Hàn Quốc với 13,06% tổng vốn FDI đăng ký và đứng đầu
về số dự án (chiếm tỷ trọng 26,41% tổng số dự án). Nói riêng năm 2014, Hàn Quốc
là quán quân trong đầu tư FDI vào Việt Nam với 505 dự án và 7,32 tỷ USD chiếm
31,8% tổng số dự án và 36,2% tổng vốn đăng ký (Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, 2014). Tiếp theo, Sigapore chiếm vị trí thứ ba với 12,02% tổng
vốn đăng ký; sau đó là Đài Loan, Malaysia, Hoa Kỳ, British Virgin Islands… Từ
các phân tích trên, có thể thấy một đặc trưng quan trọng là FDI vào Việt Nam chủ

yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam
cũng đã thu hút nguồn vốn FDI đáng kể từ các nước đang phát triển thuộc WTO
(Hoàng Chí Cương, 2013).


17

Xu hướng của nguồn vốn FDI trên thế giới cả trước và sau khi các quốc gia
gia nhập WTO đã chỉ ra sự góp mặt chủ đạo của các nền kinh tế công nghiệp mới ở
châu Á (NIEs), Nhật Bản, các nước thuộc liên minh EU và sau đó là Hoa Kỳ. Nói
đến các nước công nghiệp mới ở châu Á, kể từ giữa những năm 1980, họ đã trở
thành các nhà xuất khẩu vốn ròng do mất lợi thế so sánh trong các ngành công
nghiệp thâm dụng lao động ở nước họ. Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam mở cửa
nền kinh tế với lực lượng lao động trẻ, nhưng chi phí thấp, một cơ hội đầy hứa hẹn
đã mở ra cho các nước NIEs để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động như may mặc, da giày… Chúng ta cũng cần lưu ý rằng các lệnh cấm vận của
Hoa Kỳ đối với Việt Nam đến năm 1995 đã làm cho các doanh nghiệp đến từ Nhật
Bản và các nền kinh tế tiên tiến khác có quan hệ với Hoa Kỳ không thể đầu tư vào
Việt Nam, điều này đã tạo ra cơ hội cho các nước NIEs ở châu Á. Việc bình thường
hóa quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập ASEAN vào năm 1995 và ký kết hàng loạt các
FTA (Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định thương mại song
phương Việt Nam – Hoa Kỳ (USBTA); Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA); Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA);
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA); Hiệp định thương mại tự
do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA)) và việc gia nhập WTO đã thúc
đẩy các nhà đầu tư trên toàn thế giới từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và các quốc gia
Đông Nam Á đầu tư vào Việt Nam. Điều này là một cơ hội lớn trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều đối tác FDI là các nhà xuất khẩu
ròng về vốn và các công nghệ tiên tiến; trong đó các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có xu hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp
thay thế nhập khẩu của Việt Nam nhiều hơn như: ô tô, xe máy; cơ khí; thiết bị điện
tử… Các doanh nghiệp khác đến từ các nước như Hong Kong, Đài Loan… chủ yếu
tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như da giày, dệt may…
với đặc trưng bởi quy mô vừa và nhỏ. Điều này hoàn toàn phù hợp với trình độ
công nghệ của họ (Trần Văn Thọ, 2004).
1.1.4. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam phân theo địa phương


Giai đoạn 1988 – 2006: Trước khi gia nhập WTO


18

Bảng 1.5 cho thấy cơ cấu FDI vào Việt Nam phân theo địa phương trong
khoảng thời gian trước khi gia nhập WTO. Trong giai đoạn 1988 – 2006, luồng FDI
đã chảy qua tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Bảng 1.. Cơ cấu FDI vào Việt Nam phân theo địa phương giai đoạn 1988 - 2006
Địa phương
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Dầu khí
Tổng số

Số dự án
1.781

385
474
113
5.126
334
53
8.266

Tỷ lệ
(%)
22
5
6
1
62
4
1
100

Tổng vốn đầu tư
đăng ký
(triệu USD)
20.241,20
2.560,60
6.748,40
1.041,30
42.337,20
2.315,30
3.004,40
78.248,2


Tỷ lệ
(%)
25,87
3,27
8,62
1,33
54,11
2,96
3,84
100

Nguồn: Hoàng Chí Cương (2013)
Có thể thấy rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ này tập trung vào hai
vùng kinh tế lớn: vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Trong đó, FDI có
xu hướng tập trung vào các thành phố kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương đối với khu vực Đông Nam Bộ; và Hà
Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông
Hồng. Hai vùng kinh tế này đã thu hút trên 80% tổng số vốn FDI đăng ký và 74%
tổng số dự án đầu tư FDI trên cả nước. Với 54,11% tổng vốn đăng ký và 62% tổng
số dự án, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế thu hút FDI đứng đầu cả nước; hơn gần 2,1
lần so với số vốn đăng ký của vùng đồng bằng sông Hồng – vùng kinh tế có nguồn
vốn FDI đầu tư đứng thứ hai cả nước, chiếm tỷ lệ 25,87% tổng vốn đăng ký. Tiếp
đến là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thu hút 8,62% tổng vốn đăng
ký và 6% tổng số dự án. Các vùng và địa phương còn lại mặc dù đã có một số dự án
FDI thực hiện nhưng tỷ lệ còn rất thấp so với FDI của hai vùng đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ.


Giai đoạn 2007 – 2013: Sau khi gia nhập WTO

Bảng 1.6 đưa ra số liệu về cơ cấu FDI vào Việt Nam phân theo địa phương

trong giai đoạn 2007 – 2013.
Bảng 1.. Cơ cấu FDI vào Việt Nam phân theo địa phương giai đoạn 2007 - 2013


19

Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc

3.004
304

32,78
3,32

Tổng vốn đầu tư
đăng ký
(Triệu USD)
34.888,7
7.167,7

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

601
84
4.501
648
21

9.163

6,56
0,92
49,12
7,07
0,23
100

61.586,7
597,3
67.630,6
9.947,5
832,1
182.650,6

Địa phương

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Dầu khí
Tổng số

Số dự án

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ

(%)
19,1
3,92
33,72
0,33
37,03
5,45
0,46
100

Nguồn: Người viết tự tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam
Như trong thời gian trước khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn FDI tiếp
tục tập trung vào các thành phố kinh tế lớn thuộc hai vùng đồng bằng sông Hồng và
Đông Nam Bộ. Trong giai đoạn 2007 – 2013, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
Bộ thu hút 56,13% tổng vốn FDI đăng ký và 81,9% số dự án so với cả nước. Như
vậy so với trước khi gia nhập WTO, tổng số dự án của hai vùng kinh tế lớn này tăng
lên song tổng vốn FDI đăng ký lại giảm mạnh khoảng 23,85%. Có thể thấy cơ cấu
FDI theo địa phương trong khoảng thời gian này đã có sự chuyển dịch đáng kể so
với giai đoạn 1988 – 2006. Trong giai đoạn này, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận) nổi lên như một trong những vùng kinh tế thu hút một lượng FDI đáng
kể. Tỷ lệ FDI do vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thu hút được chiếm
33,72% tổng số vốn đăng ký, đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ và vượt qua
đồng bằng sông Hồng.
Xét về số dự án FDI, số dự án của vùng Đông Nam Bộ là 4.501 dự án, của
vùng đồng bằng sông Hồng là 3.004 dự án; vượt xa so với số dự án FDI được đầu
tư vào vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 601 dự án. Từ đó, có thể
thấy rằng nhìn chung các dự án FDI đầu tư vào vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung có quy mô lớn hơn so với các dự án FDI của hai vùng khác. Các địa

phương còn lại vẫn duy trì một mức thấp về khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài cả về số dự án và tổng vốn FDI đăng ký.
Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nguồn vốn FDI lại tập trung vào
các vùng này của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển của Việt Nam, ba vùng


20

kinh tế đã được ưu tiên đầu tư, thiết lập về cơ sở hạ tầng; bao gồm đồng bằng sông
Hồng (tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), vùng Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung (xung quanh Đà Nẵng) và vùng Đông Nam Bộ
(xung quanh thành phố Hồ Chí Minh). Vì vậy, như một hệ quả tất yếu, các vùng
kinh tế này có cơ sở hạ tầng tốt hơn về nhiều mặt như đường sá, sân bay, cảng biển,
hệ thống viễn thông; và đồng thời có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, lượng lao
động kỹ thuật cũng như nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dồi dào hơn so với các
vùng kinh tế khác. Một sự khác biệt tiêu biểu nữa của ba vùng này so với các vùng
khác của Việt Nam, đó là chúng tập trung gần như tất cả các khu công nghiệp lớn,
các khu chế xuất và các khu kinh tế lớn (như Nomura, Thăng Long, Nội Bài, Hà
Nội - Đài Tư, Sài Đồng, Đại An thuộc vùng đồng bằng sông Hồng; Dung Quất, Chu
Lai thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Tân Thuận, Tân Tạo, Việt
Nam – Singapore, Biên Hòa, Sóng Thần… thuộc vùng Đông Nam Bộ). Đây cũng là
những địa điểm tập trung các trường đại học danh tiếng của Việt Nam. Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là bốn thành phố lớn nhất ở Việt Nam
với các sân bay quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và các cảng biển lớn
như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đó (như
của Đặng Nguyên Anh và David R. Meyer, 1999; Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn
Thắng, 2007; Esiyok và Ugur, 2011) đã chứng minh rằng việc phân bổ không đồng
đều của dòng vốn FDI là do điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng của lực lượng lao
động, giáo dục và quản lý cũng như quy mô thị trường địa phương của các vùng
kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư vào các khu đô thị lớn, đồng

thời cân nhắc về vấn đề vốn con người và thường cam kết đầu tư nhiều FDI hơn cho
các tỉnh có nền giáo dục tốt hơn.
Câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào dẫn đến luồng FDI chảy mạnh mẽ vào
Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và việc gia nhập WTO có thực sự tác
động đến luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hay không. Trong phần
tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu một số tư tưởng về tác động của việc gia nhập WTO
đến luồng FDI vào các quốc gia.


21

1.2. Một số nghiên cứu về tác động của việc gia nhập WTO đến việc thu hút
FDI vào các quốc gia
Theo Cao Thị Hồng Vinh (2013), nghiên cứu định lượng về tác động của
việc gia nhập WTO đối với các nước được Rose (2004) bắt đầu một cách chi tiết và
cụ thể xuất phát từ lĩnh vực thương mại. Sử dụng nguồn số liệu của Cục nghiên cứu
kinh tế Hoa Kỳ (NBER), Rose (2004) đã đưa ra một kết quả gây nhiều tranh cãi, đó
là việc gia nhập WTO không mang lại cho các nước những lợi ích thương mại thực
sự như họ mong muốn. Bắt đầu từ bài viết này, rất nhiều nhà kinh tế học như
Subramanian và Wei (2007); Tomz và các cộng sự (2007)… đã tiến hành phân tích
và chỉ ra những hạn chế trong nghiên cứu của Rose (2004) đồng thời đưa ra những
bằng chứng rõ ràng hơn về lợi ích của việc gia nhập WTO đối với sự gia tăng của
các dòng thương mại ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo sau
những phân tích về tác động trong thương mại, các bài nghiên cứu về tác động tới
nền kinh tế nói chung và các dòng đầu tư nói riêng, và đặc biệt là đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã được tiến hành. Nhiều nghiên cứu định lượng được tiến hành để đánh
giá tác động của tư cách thành viên WTO đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chảy vào một quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc gia nhập WTO
mang lại sự tăng trưởng nguồn vốn FDI vào các quốc gia thành viên của tổ chức
này. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng không có mối

quan hệ nhân quả giữa tư cách thành viên WTO và sự gia tăng nhanh chóng của
dòng FDI tại một số quốc gia.
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu nhóm các nghiên cứu chỉ ra việc gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng của dòng
vốn FDI vào một quốc gia.


Xiao (2000)
Năm 2000, Xiao đã đưa ra nghiên cứu của mình trong bài viết có tựa đề “The

Impact of WTO Accession on China‘s Inward Foreign Direct Investment”. Xiao
(2000) khi nghiên cứu về tác động của việc gia nhập WTO đến dòng FDI từ 22
nước đối tác vào nước này trong giai đoạn 1984 - 1997, đã chỉ ra mối quan hệ cùng
chiều của hai nhân tố này. Xiao (2000) đã ủng hộ quan điểm cho rằng gia nhập
WTO là cách thức để nước này thu được nhiều FDI hơn. Nhưng khi lý giải về dòng


22

FDI vào Trung Quốc thì Xiao (2000) đã cho rằng giả thuyết về tiến hành FDI để
tránh rào cản thuế (tariff jumping) không đúng cho trường hợp của nước này. Giả
thuyết về tiến hành FDI để tránh rào cản thuế lý giải về tác động ngược chiều của tư
cách thành viên WTO đến dòng vốn FDI vào Trung Quốc: việc gia nhập WTO làm
gia tăng hoạt động thương mại (do thuế và các rào cản khác được giảm xuống), do
đó không còn tạo động lực cho các nhà đầu tư FDI với mục địch tránh thuế, đặc biệt
là thuế nhập khẩu.
• Walmaley và các cộng sự (2006)
Walmaley và các cộng sự (2006) nhận định rằng FDI là một vấn đề tối quan
trọng trong các cuộc đám phán của Trung Quốc đối với việc gia nhập WTO. Trung
Quốc đã tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hàng thập kỷ, dù vẫn hạn

chế sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, đặc
biệt là dịch vụ. Vì thế, việc cho phép nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào lĩnh vực dịch vụ là hết sức quan trọng đối với các cuộc đàm phán của Hoa
Kỳ và các nước châu Âu trong giao dịch của họ với Trung Quốc. Hơn nữa, việc gia
nhập WTO sẽ dẫn đến việc cắt giảm thuế; bỏ hạn ngạch xuất khẩu các ngành hàng
dệt và may mặc; đồng thời giảm hạn ngạch đối với cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Sử dụng phiên bản biến đổi của mô hình động toàn cầu ứng dụng cân bằng tổng
quát GTAP – Dyn, Walmaley và các cộng sự (2006) đã đưa ra kết luận rằng việc gia
nhập WTO sẽ giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và tăng tỷ suất sinh lợi. Từ
đó, sẽ thu hút luồng FDI từ các nước công nghiệp phát triển và các nước công
nghiệp mới từ Đông Á, Bắc Mỹ và châu Âu.
• Phạm Thị Hồng Hạnh (2011)
Theo Cao Thị Hồng Vinh (2013), nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hạnh
(2011) là nghiên cứu định lượng đầu tiên phân tích về về tác động chung của việc
gia nhập WTO đến dòng FDI. Tác giả sử dụng mô hình Trọng lượng cho bộ số liệu
giai đoạn 1990 – 2008 với 17 nước đối tác đầu tư vào Việt Nam. Nghiên cứu đã
cung cấp một số kết quả quan trọng, trong đó quan trọng nhất là phát hiện ra việc
gia nhập WTO có tác động mạnh mẽ đến thu hút FDI vào Việt Nam. Theo Phạm Thị
Hồng Hạnh (2011), việc giảm thuế theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết sẽ giúp
các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí từ hoạt động nhập khẩu, do đó tạo động lực cho họ
đầu tư nhiều hơn. Theo Cao Thị Hồng Vinh (2013), tuy đã chỉ ra tác động tích cực
của tư cách thành viên WTO đến FDI vào Việt Nam, nghiên cứu này chỉ xem xét


23

ảnh hưởng tới dòng FDI của số lượng nước nhỏ (17 nước), tức là tác giả đã bỏ qua
nhiều đối tác đầu tư của Việt Nam, đặc biệt là những đối tác chỉ đầu tư vào Việt
Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, nghiên cứu của Phạm Thị Hồng
Hạnh mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra tác động làm tăng FDI của các đối tác truyền

thống trước năm 2007; đồng thời chưa đi sâu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố
khác đến dòng FDI vào Việt Nam.
• Hoàng Chí Cương (2013)
Trong nghiên cứu của mình, Hoàng Chí Cương (2013) đã tổng hợp và tính
toán số liệu FDI của Việt Nam theo hai thời kỳ với mốc thời gian là năm 2007 khi
Việt Nam gia nhập WTO trong tương quan về số dự án và vốn FDI đăng ký. Hoàng
Chí Cương (2013) đã đưa ra phân tích về sự thay đổi cơ cấu FDI vào Việt Nam
trong hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO trên nhiều phương diện: theo
ngành kinh tế; theo đối tác đầu tư chủ yếu, theo địa phương và nguyên nhân của sự
thay đổi đó. Với mong muốn có được bằng chứng định lượng rõ ràng và thuyết
phục hơn, Hoàng Chí Cương (2013) đã sử dụng mô hình Trọng lượng với dữ liệu
bảng trong khoảng thời gian 1995 – 2011 và tìm ra kết quả nhất quán với các nghiên
cứu trước đó rằng việc gia nhập WTO có tác động tích cực đến luồng FDI vào Việt
Nam. Trong mô hình định lượng của mình, tác giả cũng đã đưa thêm nhiều biến giả
về việc ký kết các FTA với các đối tác để xem xét tác động của tự do hóa thương
mại tới FDI vào Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy không phải FTA nào cũng
có tác động thúc đẩy FDI vào trong nước, thậm chí có FTA tạo ra tác động ngược
chiều làm suy giảm dòng FDI chảy vào Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu.


Cao Thị Hồng Vinh (2013)
Xuất phát từ mục đích đi sâu tìm hiểu tác động chung của tư cách thành viên

WTO tới dòng FDI của 64 nước đối tác vào Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2011,
Cao Thị Hồng Vinh (2013) đã tiến hành nghiên nghiên cứu định lượng với mô hình
Trọng lượng sử dụng kỹ thuật ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect). Sử dụng các
biến giả về tư cách thành viên của Việt Nam và các đối tác FDI, tác giả muốn tìm
thấy các bằng chứng định lượng rõ ràng hơn về tác động của tư cách thành viên
WTO tới dòng vốn FDI. Với các bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu đã khẳng
định tác động tích cực của việc gia nhập WTO tới dòng FDI vào Việt Nam. Tác

động này có được chủ yếu là do sự cải thiện về mặt thể chế xuất phát từ quá trình


24

thực hiện cam kết của Việt Nam. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn tìm ra các kết
quả mới, đó là tác động tích cực tới dòng FDI vào Việt Nam của các nhân tố cụ thể
như: cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; các Hiệp định đầu tư song
phương giữa Việt Nam và các nước đối tác cùng các khía cạnh của nhân tố thể chế
như Ổn định chính trị và Trật tự xã hội, Chất lượng Quy định và Kiểm soát tham
nhũng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các bằng chứng khẳng định về những
kết quả nghiên cứu đã được phát hiện trước đó, đó là tác động tích cực của việc cải
thiện cơ sở hạ tầng, việc giảm thuế tới thu hút FDI vào Việt Nam.
Bên cạnh rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động dương của tư cách thành viên
WTO đến sự gia tăng của nguồn vốn FDI vào một quốc gia cũng có nghiên cứu chỉ
ra rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng với các quốc gia khác nhau, trong
các thời kỳ nghiên cứu khác nhau.
• Phạm Thị Hồng Hạnh (2012)
Sau khi mở của thị trường, với Trung Quốc là năm 1979 và Việt Nam là năm
1987, cả hai quốc gia này đều đạt được nhiều thành tựu khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường. Thu hút nhiều hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một phương
châm chiến lược của các quốc gia này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: lý do nào tạo nên
sự chênh lệch dòng vốn FDI vào Trung Quốc và Việt Nam. Bài viết “Determinants
of FDI into China and Vietnam: A comparative study” của tác giả Phạm Thị Hồng
Hạnh (2012) được viết ra để trả lời câu hỏi đó. Sử dụng mô hình Trọng lượng và dữ
liệu bảng, bao gồm các thông tin về FDI song phương và rất nhiều biến kinh tế cho
khoảng thời gian 1994 – 2008, Phạm Thị Hồng Hạnh (2012) đã chỉ ra khoảng cách
ngày càng lớn giữa FDI của Trung Quốc và Việt Nam được giải thích bởi hai nhóm
yếu tố: một là thể chế và hai là các yếu tố nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô. Một
trong những yếu tố đó là việc gia nhập vào tổ chức WTO của các quốc gia này. Kết

quả mô hình định lượng trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tư cách thành viên WTO
chỉ có tác động dương đến luồng FDI vào Việt Nam, mà không có tác động tương tự
đến luồng FDI của Trung Quốc. Tác giả cũng đưa ra nhận định: Về mặt tổng thể,
Việt Nam đã tụt lại sau Trung Quốc không chỉ trong việc tham gia quá trình toàn
cầu hóa mà còn trong việc ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và nâng cao chất lượng
thể chế (xem Bảng 1.7). Độ trễ ấy chính là nhân tố quan trọng tạo ra sự khác biệt
giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước.


25

Bảng 1.. Một số mốc thời gian quan trọng trong tiến trình mở cửa của Việt
Nam và Trung Quốc

Mở cửa nền kinh tế
Mở cửa đầu tư

Trung Quốc

Việt Nam

1979
Luật Liên doanh cổ phần giữa
Trung Quốc và nước ngoài ra
đời

1987

Ký hiệp định thương
mại với Hoa Kỳ

Gia nhập WTO

Độ trễ thời gian
(năm)
8

Luật Đầu tư nước
ngoài ra đời năm 1987

8

Tháng 7 năm 1979

Tháng 12 năm 2001

22

Tháng 12 năm 2001

Tháng 1 năm 2007

5

Nguồn: Phạm Thị Hồng Hạnh (2012)
Như vậy, các tác giả đã chỉ ra những kết quả khác nhau khi nghiên cứu về tác
động của việc gia nhập WTO đến việc thu hút dòng FDI vào các quốc gia. Tự do
hóa thương mại trong khuôn khổ WTO có thể thúc đẩy sự tăng trưởng dòng FDI
nhưng cũng có thể xu hướng này không có những tác động rõ rệt đến nguồn vốn
FDI vào trong một nước.



×