Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN
NGHỊ CHO VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI

Họ và tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Lớp:
Khóa:
Người hướng dẫn khoa học:

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Phan Văn Khải
1111110401
Anh 6 KT
50
Ths. Nguyễn Cương


MỤC LỤC


3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

DN

Doanh nghiệp

DNƯT

Doanh nghiệp ưu tiên

EU-MED

Euro – Mediterranean

Khu vực châu Âu-Địa Trung
Hải

FTA


Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do

NK
PEM

Nhập khẩu
Pan-Euro-Mediterranean

Toàn khu vực châu Âu-Địa
Trung Hải

QLRR

Quản lý rủi ro

TTHQĐT

Thủ tục Hải quan điện tử

WCO
XK

World Customs
Organization

Tổ chức Hải quan Thế giới
Xuất khẩu



4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Tựa đề
SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O

Hình 1.1: Số lượng các hiệp

Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các

Hình 2.1: Quy trình xác min

Hình 2.2: Quy trình xác min

Hình 2.3: Hải quan nước nh
HÌNH

Hình 2.4: Hải quan nước nh

Hình 2.5: FTA của Mỹ với c
Hình 2.6: So sánh nghĩa vụ
Hình 2.7: So sánh nghĩa vụ

Hình 3.1: Tỷ lệ tận dụng ưu

Hình 3.2: Tỷ lệ tận dụng C/O



5

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Xuất xứ hàng hóa là một trong các công cụ quan trọng thực hiện chính sách
thương mại, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa và việc áp
dụng các biện pháp phi thuế quan. Mức chênh lệch thuế suất của hàng hóa có xuất
xứ ưu đãi và không có xuất xứ ưu đãi theo một Hiệp định thương mại có thể rất lớn,
làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa đó khi xuất khẩu vào lãnh thổ của một quốc
gia thành viên. Hàng hóa có xuất xứ ưu đãi cũng gặp nhiều thuận lợi khi tiếp cận thị
trường vì tránh được các biện pháp đối xử không ưu đãi như áp thuế chống bán phá
giá, chống trợ cấp, tự vệ… Chính vì những lợi ích đó, xuất xứ hàng hóa cùng các
quy tắc để xác định xuất xứ luôn là một trong các vấn đề được các bên đặc biệt chu
trọng khi tham gia đàm phán một Hiệp định thương mại tự do và luôn chiếm một
phần đáng kể trong toàn nội dung Hiệp định.
Cùng với các tiêu chí xác định xuất xứ, thì quy trình chứng nhận xuất xứ là
một trong các yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quy tắc xuất xứ nào. Hàng hóa
muốn được hưởng các ưu đãi về xuất xứ thì xuất xứ của hàng hóa đó phải được
chứng nhận và được công nhận ở nước nhập khẩu. Do đó, quy trình chứng nhận
xuất xứ đơn giản hay phức tạp, tiết kiệm hay tốn kém chi phí ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các Hiệp định thương mại.
Trên thế giới hiện nay tồn tại song song hai mô hình chứng nhận xuất xứ:
chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ. Điểm
khác biệt cơ bản nhất giữa hai mô hình này là ở người thực hiện việc chứng nhận
xuất xứ; trong mô hình đầu tiên là cơ quan nhà nước, còn mô hình thứ hai là khu
vực tư nhân. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, hàng hóa được lưu chuyển dê
dàng, nhanh chóng và với quy mô lớn trên thị trường toàn cầu, mô hình tự chứng
nhận xuất xứ với nhiều ưu điểm đang ngày càng được áp dụng rộng rãi vì đáp ứng

được yêu cầu của thời đại. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời, được rất nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ sử dụng
nhưng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vốn chỉ quen thuộc với
mô hình chứng nhận truyền thống bởi cơ quan có thẩm quyền, hãy còn là một điều
mới mẻ và xa lạ.


6

Năm 2015 có thể là một năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt
Nam khi nước ta sắp sửa ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan
trọng với các đối tác lớn như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - EU, Việt Nam - Hàn Quốc… Trong các FTA thế
hệ mới này, vấn đề áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trở thành một vấn đề đặc
biệt được quan tâm bởi các cơ quan quản lý cũng như nhận được nhiều sự chu ý của
đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, ASEAN cũng đang có lộ
trình áp dụng tự chứng nhận xuất xứ cho toàn khối vào cuối năm 2015. Nghiên cứu
để hiểu rõ và làm chủ cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm
từ các quốc gia đã áp dụng cơ chế này là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết.
Vì lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa trên thế giới và khuyến nghị cho việc áp dụng tại Việt Nam trong bối cảnh tự
do hóa thương mại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Bài khóa luận có mục đích nghiên cứu trước hết giới thiệu, cung cấp thông
tin một cách cơ bản nhất về tự chứng nhận xuất xứ và các dạng cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ khác nhau được áp dụng trên thế giới. Sau đó, trên cơ sở đánh giá ưu,
nhược điểm của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ kết hợp với nghiên cứu thực trạng
tận dụng ưu đãi xuất xứ ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho việc áp
dụng cơ chế này tại Việt Nam trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản của một số Hiệp
định thương mại tự do trên thế giới, bao gồm quy trình chứng nhận và kiểm tra
xuất xứ
- Thực trạng tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các FTA ở Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản của
một số Hiệp định thương mại tự do trên thế giới, đối với mỗi dạng cơ chế tác giả
chọn nghiên cứu mô hình của một khu vực, quốc gia, cụ thể lần lượt là khu vực
châu Âu – Địa Trung Hải EU-MED, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA và
nước Mỹ. Lựa chọn những khu vực, quốc gia này là bởi đây là những nơi có truyền
thống áp dụng tự chứng nhận xuất xứ, có hệ thống pháp luật quy định về tự chứng


7

nhận xuất xứ hoàn chỉnh, có nhiều kinh nghiệm áp dụng thực tiên, tiêu biểu cho
từng dạng cơ chế khác nhau, là hình mẫu cho các khu vực, quốc gia khác học tập.
Về mặt thời gian, đối với các quy định về tự chứng nhận xuất xứ, tác giả đều
dẫn chiếu và phân tích trên cơ sở sử dụng phiên bản mới nhất, đã sửa đổi (nếu có)
của các văn bản Hiệp định thương mại tự do. Đối với thực trạng tận dụng ưu đãi
xuất xứ ở Việt Nam, tác giả tập trung trong khoảng thời gian 5 năm kể từ thời điểm
nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp
nghiên cứu tình huống case study, thông qua việc mô tả và phân tích đặc điểm của
các mô hình từ quan điểm tác giả để rut ra đánh giá, kết luận. Ngoài ra bài khóa
luận còn sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như tổng hợp, so sánh – đối
chiếu, thống kê,…

5. Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong
bối cảnh tự do hóa thương mại
Chương 2: Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên thế giới
Chương 3: Khuyến nghị áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
tại Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu phức tạp cộng thêm khó khăn trong việc tiếp cận các
nguồn tài liệu, trong khuôn khổ của một bài khóa luận không thể bao quát được
toàn bộ nội dung của vấn đề nghiên cứu. Tác giả mong các thầy cô và độc giả có thể
tha thứ cho những thiếu sót này, đồng thời hy vọng bài khóa luận có được nhiều
góp ý, đóng góp để được thêm hoàn thiện.
Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên hướng dẫn của
tác giả, Thạc sĩ Nguyên Cương, đã giup đỡ tận tình và sát sao trong suốt quá trình
thực hiện đề tài, từ hình thành và đặt tên đề tài, xây dựng đề cương đến khi bài khóa
luận được hoàn thiện. Thầy cũng rất nhiệt tình giải đáp thắc mắc và hỗ trợ rất nhiều
về mặt tài liệu. Ngoài ra, tác giả cũng chân thành cảm ơn tới tất cả các giảng viên
trường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua để tác giả có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN
XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA
THƯƠNG MẠI
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng


1.1.1.

hóa
Khái niệm xuất xứ hàng hóa
“Xuất xứ hàng hóa” hay “Nước xuất xứ của hàng hóa” là khái niệm được sử

dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không có một định nghĩa thống
nhất cho xuất xứ hàng hóa trên toàn thế giới. Mỗi một quốc gia, khu vực lại có định
nghĩa riêng về khái niệm này.
Ở góc độ luật pháp quốc tế, Chương 1, Phụ lục chuyên đề K của Công ước
Kyoto sửa đổi năm 1999 quy định rằng: “Nước xuất xứ của hàng hóa” là quốc gia
nơi hàng hóa được sản xuất/chế tạo, theo các tiêu chí đặt ra cho các mục đích áp
dụng thuế quan, hạn ngạch hoặc bất kỳ biện pháp nào khác liên quan đến thương
mại. .
Trong Mục 134.1, Phần phụ A, Phần 134, Chương I, Tiêu đề 19 Bộ pháp
điển các quy định liên bang của Mỹ định nghĩa: “Nước xuất xứ” là nước sản xuất,
chế tạo, hoặc nuôi trồng bất cứ thứ gì có nguồn gốc nước ngoài được đưa vào nước
Mỹ. Gia công hoặc phần nguyên vật liệu thêm vào ở một nước khác phải tạo ra sự
thay đổi đáng kể đối với hàng hóa để nước đó được coi là “nước xuất xứ” như định
nghĩa ở phần này; tuy nhiên, đối với hàng hóa của một nước thành viên NAFTA,
quy tắc xuất xứ của NAFTA sẽ xác định nước xuất xứ của hàng hóa.
Đối với quy định của Việt Nam, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định
nghĩa xuất xứ hàng hóa tại Khoản 14 Điều 3 như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước
hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn
chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc
vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.”
Như vậy, nói đến xuất xứ của hàng hóa là nói đến quốc tịch của hàng hóa đó.
Mỗi hàng hóa trong thương mại quốc tế phải có một quốc tịch, đó là nơi mà hàng
hóa được sản xuất, gia công, chế biến, chế tạo. Nếu hàng hóa được sản xuất, chế tạo
toàn bộ tại một nước thì hàng hóa nghiêm nhiên có xuất xứ từ quốc gia đó, hay còn

gọi là có “xuất xứ thuần túy”. Trong trường hợp có nhiều nước cùng tham gia vào
quá trình sản xuất, chế tạo hàng hóa, thì hàng hóa có “xuất xứ không thuần túy”, và


9

xuất xứ của hàng hóa sẽ được xác định theo những quy tắc nhất định được mỗi quốc
gia, khu vực đặt ra. Những quy tắc đó được gọi là “quy tắc xuất xứ”.
Quy tắc xuất xứ phân loại theo mục đích sử dụng gồm: Quy tắc xuất xứ
không ưu đãi và quy tắc xuất xứ ưu đãi. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được dùng để
xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ những nước mà quốc gia đó có quan hệ
thương mại thông thường hoặc quan hệ tối huệ quốc (Most Favoured Nation –
MFN). Quy tắc xuất xứ ưu đãi được dùng để xác định xem hàng hóa nhập khẩu từ
các thành viên của Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực có được
hưởng mức thuế quan ưu đãi hay không. Có sự chênh lệch đáng kể giữa mức thuế
MFN – mức thuế không ưu đãi và mức thuế ưu đãi trong các hiệp định. Ví dụ như
các mặt hàng nông sản trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ATIGA hầu
hết được miên thuế, trong khi mức thuế không ưu đãi khá cao, có thể lên tới 30%
như ở mặt hàng quả sầu riêng mã HS 08106000, hay 25% như với các loại quả khác
như thanh long, nhãn, chôm chôm… Tuy nhiên đạt được những ưu đãi về thuế này
là rất khó vì quy tắc xuất xứ ưu đãi thường khắt khe hơn quy tắc xuất xứ không ưu
đãi.
Việc một nước xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi thường là để áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi cho hàng hóa nhập khẩu như: chống bán
phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan; nếu không
nó chỉ phục vụ cho việc thống kê thương mại hay mua sắm chính phủ. Vì thế,
không phải quốc gia nào cũng xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Trên thực tế,
theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO, cho tới tháng 3 năm 2012,
chỉ có 83 quốc gia có quy tắc xuất xứ không ưu đãi trong hệ thống luật của mình,
“và trong một vài trường hợp chỉ bao gồm một hoặc hai dòng văn bản” (WCO, n.

d., p.11).
1.1.2. Chứng nhận xuất xứ và vai trò của chứng nhận xuất xứ
1.1.2.1.
Khái niệm chứng nhận xuất xứ
Chung ta có thể áp dụng các quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ của hàng
hóa, tuy nhiên xác định không thôi là chưa đủ và trong thương mại quốc tế, cần một
bằng chứng rõ ràng, hợp pháp chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Việc xác
nhận xuất xứ của hàng hóa thể hiện ra bằng một chứng từ cụ thể có ý nghĩa về mặt
pháp lý là “chứng nhận xuất xứ”, chứng từ thể hiện xuất xứ của hàng hóa được gọi
là “chứng từ xuất xứ” (documentary evidence of origin).


10

Chương 2, Phụ lục chuyên đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 định
nghĩa: “Chứng từ xuất xứ” có thể là một Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of
origin – C/O), một Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận (certified declaration of
origin) hoặc một Tuyên bố xuất xứ (declaration of origin).”
“Giấy chứng nhận xuất xứ” là một mẫu cụ thể xác định hàng hóa, trong đó
các cơ quan có thẩm quyền cấp nó xác nhận rõ ràng rằng hàng hóa đó có nguồn gốc
từ một quốc gia cụ thể. Giấy chứng nhận này có thể cũng bao gồm một tuyên bố của
nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền.
“Tuyên bố xuất xứ” là một tuyên bố phù hợp về xuất xứ của hàng hóa được
lập bởi nhà sản xuất, chế tạo, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có
thẩm quyền trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ nào liên quan đến hàng
hóa.
“Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận” là một tuyên bố xuất xứ được chứng
nhận bởi một cơ quan có thẩm quyển được ủy quyền làm việc đó.
Như vậy, chứng từ xuất xứ có thể đơn giản ở dưới dạng một tuyên bố trên
hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ thương mại khác, lập ra bởi nhà sản xuất,

cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền. Trong một số trường
hợp, những tuyên bố xuất xứ này phải được chứng thực bởi một cơ quan có thẩm
quyền độc lập với cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. Trong các trường hợp
khác, chứng từ xuất xứ phải được phát hành dưới dạng một mẫu đặc biệt (giấy
chứng nhận xuất xứ) trong đó cơ quan có thẩm quyền phát hành một giấy chứng
nhận nhằm chứng thực xuất xứ của hàng hóa. Trên giấy chứng nhận xuất xứ có thể
bao gồm cả tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu… Giấy
chứng nhận xuất xứ hay C/O có nhiều mẫu khác nhau tùy theo quy định của từng
hiệp định. Muốn hưởng ưu đãi của hiệp định ưu đãi nào phải sử dụng đung mẫu
C/O quy định trong hiệp định đó.
Nhìn chung, việc xuất trình chứng từ xuất xứ – kết quả của việc chứng nhận
xuất xứ, là cần thiết khi người nhập khẩu muốn hưởng những ưu đãi thuế quan và
phi thuế quan; hàng hóa thuộc diện quản lý nhập khẩu hoặc đang trong thời kỳ có
dịch bệnh cần kiểm soát; trong thời điểm nước người nhập khẩu áp dụng các biện
pháp thương mại không ưu đãi. Tuy nhiên trong thương mại cũng có một số trường
hợp không cần thiết đến các chứng từ xuất xứ như trong Chương 2 Phụ lục chuyên


11

đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 đã đưa ra, ví dụ như: lô hàng nhỏ giá trị
không quá 60 USD, hàng hóa được cấp tạm nhập, hàng hóa quá cảnh,.v.v..
1.1.2.2.
Các cơ chế chứng nhận xuất xứ
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới xuất xứ của hàng
hóa, không có định nghĩa về “chứng từ xuất xứ” mà chỉ có định nghĩa về “giấy
chứng nhận xuất xứ”. Khoản 4 điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP định nghĩa:
"Giấy chứng nhận xuất xứ" là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh

thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất

xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
Nếu so sánh với định nghĩa về chứng từ xuất xứ trong Công ước Kyoto sửa
đổi, có thể thấy định nghĩa của Việt Nam hẹp hơn. Ở Việt Nam chỉ có một trường
hợp giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng
hóa cấp, trong khi Công ước Kyoto sửa đổi, chứng từ xuất xứ còn có thể ở dạng một
tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm
quyền. Sự khác biệt này xuất phát từ thực tiên, quy định trong luật pháp của Việt
Nam hay ở trong các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia đều chỉ tồn tại một mô
hình chứng nhận xuất xứ là mô hình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Thực tế, trên thế giới có hai hình thức chứng nhận xuất xứ: chứng nhận xuất
xứ bởi cơ quan có thẩm quyền (chứng nhận bởi bên thứ ba) và tự chứng nhận xuất
xứ (chứng nhận bởi các bên tham gia vào giao dịch thương mại).
 Chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền
Hình thức chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền là hình thức mà ở
đó, cơ quan có thẩm quyền ở nước người xuất khẩu phát hành chứng từ xuất xứ.
Chứng từ xuất xứ được phát hành dưới dạng một giấy chứng nhận theo mẫu quy
định theo từng hiệp định thương mại đề ra.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở nước người xuất
khẩu phải là cơ quan được nhà nước ủy quyền. Tùy theo quy định của từng nước,
từng chế độ khác nhau mà cơ quan này là khác nhau. Có thể là cơ quan hải quan,
một Bộ (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp…), Phòng Thương mại
Công nghiệp… (WCO, n.d., p4). Ở Việt Nam, Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức
việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc
ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác
thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, các phòng quản lý


12

xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu

công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:
C/O form D, C/O form E, C/O form AK, C/O form AJ, C/O form VJ, C/O form AI,
C/O form AANZ, C/O form VC… Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép
xuất khẩu sang EU).
Nội dung cơ bản được trình bày trên C/O xuất phát từ đặc điểm chung của
nó. Thứ nhất, C/O chỉ được cấp đối với lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu cụ thể: điều
này có nghĩa, C/O chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã
được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu. Vì vậy, các thông tin sau phải có trên
các C/O: Tên, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu; Tiêu chí về vận tải (tên
phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng, dỡ hàng, số vận tải đơn…); Tiêu chí
về hàng hóa (tên hàng, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, số lượng, trị giá…); Xác
nhận của các bên có liên quan (người xuất khẩu, cơ quan cấp, cơ quan kiểm tra…).
Thứ hai, C/O phải tuân theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được
nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận. C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì
được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành
cho các ưu đãi đó. Do đó ngoài những thông tin trên, một C/O phải thể hiện được
quy tắc xuất xứ được áp dụng (mỗi quy tắc xuất xứ thường quy định một mẫu C/O
riêng, tên mẫu C/O thường nằm ở phần trên cùng) và tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa
đáp ứng được. C/O thường được viết bằng tiếng Anh và được đánh máy.
Thủ tục xin cấp C/O tương đối giống nhau ở các nước áp dụng mô hình
chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, đối với doanh nghiệp
lần đầu xin cấp C/O, thủ tục cấp C/O theo 3 bước như sau:
Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O ở Việt Nam


13

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O


Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O

Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O
Đối với những doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ lần đầu, trước
hết phải nạp bộ hồ sơ đăng ký thương nhân. Đây là việc chỉ phải làm một lần và
giấy chứng nhận xuất xứ chỉ được cấp cho Doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương
nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O, ký C/O
-

và mẫu con dấu của thương nhân;
Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của

-

thương nhân;
Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu

-

có);
Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) ra hàng hóa đề nghị cấp C/O;
Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân phải được cập nhật

hai năm một lần.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O
Người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộp
cho tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận

xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực
về nội dung bộ hồ sơ đó. Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại;
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương;
- Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá
trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS


14

của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí
công đoạn gia công chế biến cụ thể).
Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc sản phẩm mới xuất khẩu
lần đầu, trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp C/O có thể kiểm tra thực tế tại cơ
sở sản xuất người xin C/O hoặc yêu cầu nộp thêm các tài liệu, chứng từ về quy trình
sản xuất, các nguyên phụ liệu, giấy phép xuất khẩu,v.v..
Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp
Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác
định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xứ và thu lệ phí phát
hành. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không
đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ. Trong
trường hợp cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia người nhập khẩu
yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhận
xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hóa này và thông báo lại cho cơ
quan đã yêu cầu. Vì vậy, nhà sản xuất/người xuất khẩu đề nghị cấp C/O có trách
nhiệm lưu lại C/O và các chứng từ liên quan trong vòng ít nhất 3 năm để phục vụ
cho công tác hậu kiểm xuất xứ này. Tổ chức cấp C/O cũng phải lưu trữ hồ sơ

thương nhân, hồ sơ đề nghị cấp C/O theo năm, tháng. Việc lưu trữ này cần đảm bảo
khoa học, rõ ràng, tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra sau này.
Mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền xuất hiện ở nhiều
khu vực trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở các quốc gia châu Á và châu Phi.
Theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO công bố vào tháng 2 năm
2014, tất cả 4 FTA nội châu Phi áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có
thẩm quyền. Đối với châu Á, có tới 31 trên 36 FTA nội châu Á lựa chọn cơ chế này.
Tất cả 9 hiệp định liên khu vực áp dụng cơ chế trên đều có một quốc gia châu Á là
một bên ký kết (Phụ lục 1). Có thể thấy rằng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ
quan có thẩm quyền thường được sử dụng trong các hiệp định mà có ít nhất một bên
có hệ thống thủ tục hải quan phần lớn còn dựa trên giấy tờ, thủ tục hải quan điện tử
chưa thực sự phát triển mạnh, mức độ tuân thủ pháp luật thương mại chưa cao
(Newzealand, 2011).
 Mô hình tự chứng nhận xuất xứ
Mô hình tự chứng nhận xuất xứ là mô hình mà nhà sản xuất, người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu tự phát hành bằng chứng xuất xứ. Theo cơ chế này, trách


15

nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan
chuyên trách sang doanh nghiệp (nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập
khẩu). Điều này có nghĩa nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu sẽ tự
thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu
chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố
đó (Trung tâm WTO – VCCI, 2014).
Phụ thuộc vào người phát hành bằng chứng xuất xứ là ai mà mô hình tự
chứng nhận xuất xứ được phân loại thành 3 cơ chế khác nhau. Trong một số hiệp
định, chỉ có một số nhà xuất khẩu được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu (thường là cơ quan hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Công

nghiệp…) mới được tự chứng nhận xuất xứ. Những nhà xuất khẩu muốn được cấp
phép phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, tuy nhiên nguyên tắc cơ bản là
người xuất khẩu vào bất cứ thời điểm nào cũng có khả năng chứng minh được
nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo các tiêu chí của một quy tắc xuất
xứ cụ thể. Đây là cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép (Approved exporter). Nếu là
người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) bất kỳ tự chứng nhận xuất xứ, chung ta có
cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu (Full exporter based
certification). Nếu trách nhiệm chứng minh xuất xứ của hàng hóa thuộc về người
nhập khẩu, đó là cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (importer based
certification system).
Về bằng chứng xuất xứ, đối với mỗi loại cơ chế tự chứng nhận lại có một
dạng riêng. Đối với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, bằng chứng xuất xứ ở
dưới dạng một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ
thương mại nào liên quan đến hàng hóa. Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn
vào nhà xuất khẩu lại yêu cầu người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) phát hành
một giấy chứng nhận xuất xứ hay C/O. C/O này có điểm giống với C/O trong mô
hình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền là theo mẫu quy định, tuy nhiên đây là
C/O do người xuất khẩu tự khai và xác nhận, không có sự tham gia của cơ quan
quản lý trong việc phát hành. Bằng chứng xuất xứ trong cơ chế chứng nhận dựa vào
nhà nhập khẩu là một bản xác nhận xuất xứ của hàng hóa không phải theo khuôn
mẫu nào, do nhà nhập khẩu tự chuẩn bị và nộp cho cơ quan hải quan nước mình,
dựa vào hiểu biết của bản thân về hàng hóa hoặc có thể dựa trên cơ sở yêu cầu


16

người xuất khẩu, nhà sản xuất… cung cấp các chứng từ, tài liệu để chứng minh xuất
xứ hàng hóa. Cho dù ở dạng nào, bằng chứng xuất xứ trong mô hình tự chứng nhận
xuất xứ vẫn phải chứa đựng những nội dung cơ bản như: thông tin về người xuất
khẩu, nhập khẩu; thông tin về hàng hóa; quốc gia xuất xứ của hàng hóa; quy tắc

xuất xứ được áp dụng; tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đạt được và xác nhận của
người phát hành.
Nếu như trong mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, tổ
chức cấp C/O có trách nhiệm xác minh tính xác thực của mỗi tuyên bố xuất xứ
trước khi phát hành C/O, thì trong mô hình tự chứng nhận xuất xứ, người xuất khẩu
có thể chuyển bằng chứng xuất xứ của mình trực tiếp cho người nhập khẩu mà
không bị can thiệp bởi các cơ quan quản lý. Điều này không có nghĩa trong mô hình
tự chứng nhận xuất xứ không có sự kiểm soát về tính xác thực của bằng chứng xuất
xứ được đưa ra, mà trách nhiệm xác minh xuất xứ được chuyển sang cho cơ quan
hải quan ở nước người nhập khẩu. Việc áp dụng mô hình tự chứng nhận xuất xứ
cũng đồng nghĩa với việc tăng cường công tác hậu kiểm. Các nhà xuất khẩu, nhà
sản xuất, cung cấp sẽ được cơ quan quản lý kiểm tra ngẫu nhiên theo nguyên tắc
quản lý rủi ro hoặc bất cứ khi nào có nghi ngờ về tình hình tuân thủ các quy định
trong cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Gian lận xuất xứ sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ
theo quy định của Singapore, lần vi phạm đầu tiên doanh nghiệp có thể bị phạt tiền
đến 100,000 USD hoặc 3 lần giá trị của lô hàng; hoặc phạt tù đến 2 năm hoặc áp
dụng cả hai hình thức trên (Singapore, 2011). Để phục vụ cho công tác xác minh và
hậu kiểm xuất xứ, bằng chứng xuất xứ và tất cả tài liệu chứng từ có liên quan phải
được người xuất khẩu, nhà sản xuất, người nhập khẩu lưu giữ trong vòng từ 3-5
năm tùy theo quy định của mỗi quốc gia và từng hiệp định.
Mô hình tự chứng nhận xuất xứ thường được sử dụng ở các FTA mà tất cả
các bên đều có hệ thống thông quan điện tử hiện đại, có chương trình quản lý rủi ro
hiệu quả, công tác kiểm tra nghiêm ngặt và mức độ tuân thủ pháp luật thương mại
cao. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ phân bố không đều trên thế giới mà có sự phân
khu vực khá rõ ràng theo từng loại cơ chế. Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép chủ
yếu được sử dụng bởi các quốc gia châu Âu trong khi cơ chế chứng nhận dựa hoàn
toàn vào nhà xuất khẩu xuất hiện nhiều trong các FTA nội hoặc liên khu vực của
các quốc gia châu Mỹ. Đặc biệt với cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu, cơ



17

chế này chỉ có trong các hiệp định thương mại mà Mỹ là một bên tham gia, ngoại
trừ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (Phụ lục 1).
1.1.2.3.
Vai trò của chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cần thiết và có vai trò quan trọng trong
thương mại quốc tế, đó là lý do mà các quốc gia xây dựng các quy tắc xuất xứ và áp
dụng các cơ chế chứng nhận khác nhau. Có thể tổng kết vai trò của chứng nhận xuất
xứ như sau:
- Thực hiện chính sách thương mại: ưu đãi thuế quan, phi thuế quan; hạn chế
thương mại; trừng phạt…
Lý do các quốc gia muốn xác định và chứng nhận xuất xứ của hàng hóa là vì
sự tồn tại của những chính sách khác biệt trong thương mại quốc tế. Quy tắc xuất
xứ và hệ thống chứng nhận xuất xứ sẽ không cần thiết trong một nền kinh tế hoàn
toàn mở, vì tất cả hàng hóa sẽ được đối xử như nhau không cần phải xét đến xuất
xứ. Trong một hệ thống mà các biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng trên cơ
sở không phân biệt đối xử, việc phân biệt xuất xứ của hàng hóa là không quan trọng
vì những biện pháp hạn chế thương mại này sẽ được áp dụng rộng rãi cho tất cả các
nước. Tuy nhiên trong thực tế, các nước không áp dụng các biện pháp tương tự đối
với các nước khác trong thương mại hàng hóa quốc tế, dẫn đến việc phải có các
chính sách khác nhau được đưa ra đối với hàng hóa có xuất xứ khác nhau. Các
chính sách đó là thuế nhập khẩu, hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá hoặc áp
dụng các biện pháp chống tự vệ khác, v.v… (WCO, 2014a) Chính vì vậy, có những
trường hợp một số nước cố tình xác định sai xuất xứ của hàng hóa khi nhập khẩu
vào một nước có những biện pháp hạn chế thương mại hoặc trừng phạt đối với hàng
hóa nước mình để lẩn tránh những biện pháp đó.
- Thống kê thương mại
Số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được thống kê dê dàng, nhất là số liệu
đối với một nước hay một khu vực cụ thể, đặc biệt đối với những cơ chế sử dụng

giấy chứng nhận xuất xứ. Trên cơ sở những số liệu đó có thể xác định được xu
hướng thương mại, các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực hoặc tiềm năng… từ đó
đề ra các chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, thống kê thương mại qua xuất xứ góp
phần kiểm soát sự xâm nhập vào thị trường nội địa của hàng hóa nước ngoài. Thông
qua việc tính toán và dự đoán lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với những
hàng hóa có thể gây hại đến nền sản xuất trong nước, các nhà hoạch định chính sách


18

có thể đưa ra các biện pháp thương mại phù hợp, chẳng hạn như điều chỉnh thuế
suất, áp dụng hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng,v.v…
- Xúc tiến thương mại
Việc chứng nhận xuất xứ có vai trò xuc tiến thương mại vì xuất xứ của hàng
hóa gắn liền với thương hiệu của quốc gia, thể hiện uy tín chất lượng của hàng hóa.
Đặc biệt đối với những đặc sản hay sản phẩm nông thủy hải sản, xuất xứ của hàng
hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng vì những sản phẩm có xuất xứ từ những quốc gia
đó có chất lượng hơn hẳn cùng sản phẩm đó ở các quốc gia khác, ví dụ Sô cô la Bỉ,
Rượu vang Pháp, Gạo Thái Lan, Cà phê Brazil… Chính vì những hàng hóa làm nên
thương hiệu này, các quốc gia thường chặt chẽ hơn trong việc chứng nhận xuất xứ
cho những hàng hóa đó, tránh việc hàng hóa kém phẩm chất lợi dụng xuất xứ của
nước mình để tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế (VCCI, 2011).
1.2.
1.2.1.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại và xu hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất
xứ trên thế giới
Tự do hóa thương mại là quá trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản đối với thương


mại, hay nói cách khác là quá trình giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào các
hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng và
thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển. Hoạt động thương mại theo cách hiểu
hiện nay không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm cả
đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong thương mại quốc tế, vào năm 2013 tổng giá trị hàng hóa được trao đổi
toàn thế giới là 18,5 nghìn tỷ USD so với 4,7 nghìn tỷ USD của thương mại dịch vụ,
chiếm khoảng 78% (UNCTAD, 2014). Đối với hàng hóa, những rào cản có thể chia
thành hai nhóm lớn là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan. Thuế quan là
biện pháp bảo hộ mang tính định lượng, thể hiện trong mức thuế suất của các loại
mặt hàng; trong khi đó các biện pháp phi thuế quan lại thiên về các luật lệ, chính
sách, quy định như: hạn ngạch, giấy phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ,
các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, chống trợ cấp, chống bán phá giá,
quyền sở hữu trí tuệ…
Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày càng được cắt giảm và dỡ bỏ
thông qua những quy định của WTO và quy định trong các hiệp định thương mại tự
do của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế như EU, NAFTA, ASEAN… hay của các


19

quốc gia. Có thể thấy xu thế tự do hóa thương mại khu vực và song phương đang
phát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của các hiệp định thương mại tự do (Free
Trade Agreement – FTA). Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,
tính đến tháng 1 năm 2015, WTO đã nhận được 604 thông báo về hiệp định thương
mại khu vực (Regional Trade Agreement – RTA), trong đó 398 hiệp định đã có hiệu
lực. Về thương mại hàng hóa và dịch vụ, có 446 thông báo, trong đó 259 hiệp định
đã đi vào hiệu lực. Trong số đó, các FTA chiếm tới 90%, 10% còn lại là các hiệp
định về liên minh thuế quan (Customs Unions – CU). Điều đáng chu ý là từ năm

2008 đến nay, đã có tới 106 (41%) hiệp định thương mại khu vực đi vào hiệu lực,
đó là chưa kể đến rất nhiều hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán (WTO,
2015). Riêng với Việt Nam trong năm 2015 này đang trong quá trình đàm phán và
có thể đi tới ký kết 7 hiệp định thương mại tự do nữa, bao gồm Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh thuế quan
Nga-Belarus-Kazakhstan, Việt Nam – EFTA và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực RCEP
(Trung tâm WTO Việt Nam, 2015).
Hình 1.1: Số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã thông báo cho
GATT/WTO từ năm 1948 – 2015

Nguồn: WTO, 2015, Regional trade agreements

Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho sự bùng nổ của các hiệp định
thương mại khu vực, nhưng tập trung trong ba nguyên nhân chính sau. Một là, sự


20

gần gũi về địa lý và nhu cầu hợp tác cùng phát triển. Hai là, việc tham gia các hiệp
định thương mại khu vực là bước thử nghiệm để các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển, tham gia vào hệ thống tự do hóa thương mại toàn cầu. Ba là, quan
trọng hơn cả, đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phương
trong điều kiện các vòng đàm phán của WTO chưa đạt được kết quả. Các hiệp định
thương mại khu vực là sự thỏa thuận giữa các bên cùng nhau đưa ra cam kết loại bỏ
các rào cản thương mại trên cơ sở cân bằng lợi ích của các bên, thường thì chỉ có sự
tham gia của một số ít quốc gia. Trong khi đó, WTO có tới 160 thành viên (tính đến
ngày 26/6/2014), khiến cho việc đi tới sự đồng thuận cuối cùng giữa các thành viên
là hết sức khó khăn. Bằng chứng là, vòng đàm phán gần nhất của WTO, vòng đàm
phán Doha về nông nghiệp, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, khởi động từ năm 2001 nhưng

ít có tiến triển và phải tạm ngừng vào năm 2008. Từ năm 2008 đến nay các nỗ lực
nối lại vòng đàm phán vẫn lâm vào bế tắc. Nguyên nhân chính là sự xung đột lợi ích
giữa các nước và các nhóm nước, trong khi các quyết định của WTO lại theo
nguyên tắc đồng thuận (quyết định được đưa ra khi và chỉ khi đạt được sự chấp
nhận của tất cả các quốc gia thành viên). Vì thế đàm phán và ký kết các hiệp định
thương mại khu vực là nhanh và dê dàng hơn nhiều, ngoài ra lĩnh vực của các hiệp
định thương mại này còn có thể rộng hơn phạm vi mà WTO bao quát.
Lợi ích chủ yếu và trực tiếp từ các FTA là việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường các quốc gia thành viên. Hàng hóa
muốn hưởng những ưu đãi đó phải có xuất xứ từ các quốc gia tham gia FTA đó.
Chính vì vậy, quy tắc xuất xứ cùng với vấn đề chứng nhận xuất xứ rất được quan
tâm và luôn đóng vai trò quan trọng trong các FTA. Cơ chế chứng nhận bởi cơ quan
có thẩm quyền bên cạnh một số ưu điểm như: thông tin về xuất xứ của hàng hóa
được kiểm tra trước khi xuất khẩu bởi một bên thứ ba không đại diện cho bên nào,
doanh nghiệp được tư vấn những vướng mắc về xuất xứ thì cũng tồn tại nhiều
nhược điểm: quy trình thủ tục phức tạp có thể gây ra chậm trê trong việc gửi hàng,
tốn kém chi phí, tính chính xác không đảm bảo do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan
có thẩm quyền trong chứng nhận hoặc kiểm tra. Trong bối cảnh tự do hóa thương
mại yêu cầu hàng hóa phải được lưu chuyển nhanh chóng, những nhược điểm trên
là khó có thể chấp nhận. Vì những lý do này, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ngày
càng trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế. Theo một khảo sát của Tổ chức


21

Hải quan thế giới WCO thực hiện vào năm 2013, bao gồm 149 FTA có hiệp lực từ
năm 1994 - 2013 (20 năm), 100 trên 149 FTA (67,1%) sử dụng một dạng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ, hoặc cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, hoặc cơ chế chứng
nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu hoặc cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập
khẩu. Chỉ 49 FTA (32,9%) sử dụng duy nhất cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ

quan có thẩm quyền (WCO, 2014b).

Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA giai đoạn
1994 – 2013
Nguồn: WCO, 2014, Compartive study on certificate of origin

Có thể thấy cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đang là cơ chế chủ đạo trong các
FTA hiện nay. Trong các FTA mới có hiệu lực từ năm 2014 đến tháng 1 năm 2015,
cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tiếp tục giữ vị thế chủ đạo của mình. Điều đáng nói
là, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ không chỉ được áp dụng trong các FTA mà quốc
gia thành viên là những quốc gia/tổ chức kinh tế có truyền thống sử dụng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ như EU, NAFTA, EFTA, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ,… mà còn ở
các quốc gia mới trước đó chưa hề áp dụng. Có thể kể tới những quốc gia mới
chuyển sang áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong những năm trở lại đây
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Chính Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á ASEAN mà Việt Nam là quốc gia thành viên, cũng đang có lộ trình
triển khai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ với mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ
có hệ thống tự chứng nhận xuất xứ chung cho toàn khối (Hoàng Hải, 2014).
1.2.2. Vai trò của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa
thương mại
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang ngày càng tăng cao ở cả cấp độ
khu vực và toàn cầu, luồng hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia đã trở nên dê
dàng hơn nhờ các thỏa thuận hợp tác khu vực và toàn thế giới, thể hiện ở tổng giá
trị hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới ngày càng tăng. Có được điều này là do sự


22

tạo thuận lợi thương mại của các quốc gia thông qua cắt giảm các rào cản thương
mại thuế quan và phi thuế quan. Và áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, kết hợp

song song hoặc thay thế cho cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền
là một trong những biện pháp tạo thuận lợi thương mại phi thuế quan đó. Vai trò
của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại được thể
hiện như sau:
 Đối với doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian, chi phí
Doanh nghiệp không mất thời gian chờ xét cấp C/O. Doanh nghiệp không
phải chuẩn bị bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, không phải
nộp phí đề nghị cấp C/O. Chi phí của người xuất khẩu để chứng minh hàng hóa có
xuất xứ và chi phí xác nhận của tổ chức cấp C/O phản ánh vào giá của hàng hóa.
Với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, những chi phí này được cắt giảm khiến giá của
hàng hóa giảm theo, tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Tạo thuận lợi thương mại và thuc đẩy việc tận dụng ưu đãi từ các FTA
Quy trình thủ tục tự chứng nhận xuất xứ đơn giản, không nặng về giấy tờ.
Không còn tình trạng hàng hóa bị trì hoãn do không xin được C/O, đặc biệt đối với
những chuyến hàng vào cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật các cơ quan nhà nước không
làm việc), vì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có thể hoạt động 24/7; hoặc khi nhập
khẩu, trì hoãn do các lỗi nhỏ trên C/O (ví dụ thủ tục xác minh chữ ký của cán bộ
cấp C/O). Doanh nghiệp chủ động về thời gian phát hành bằng chứng xuất xứ cho
các chuyến hàng. Giảm thời gian lưu chuyển hàng hóa giữa các nước.
 Đối với cơ quan nhà nước
- Tiết kiệm nguồn nhân lực, tinh giảm bộ máy hành chính
Cơ quan nhà nước không còn phải duy trì một hệ thống cồng kềnh và tốn
kém để kiểm tra thực tế, kiểm tra bộ hồ sơ và cấp C/O. Tiết kiệm được chi phí hành
chính phát sinh từ việc vận hành hệ thống như văn phòng, máy móc, thiết bị,…
Không còn phải kiểm tra đối với mỗi một chuyến hàng mà thay vào đó là kiểm tra
người xuất khẩu hoặc hậu kiểm xuất xứ theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Không còn
phải lưu giữ giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ có liên quan khác.
- Giảm rủi ro cho cơ quan nhà nước
Mỗi khi có nghi ngờ về tính xác thực của bằng chứng xuất xứ, cơ quan hải

quan của nước người nhập khẩu sẽ yêu cầu người phát hành bằng chứng xuất xứ
chứng minh. Cơ quan hải quan nước người nhập khẩu có thể yêu cầu sự hợp tác của
cơ quan hải quan nước người xuất khẩu tuy nhiên trách nhiệm chứng minh vẫn


23

thuộc về người xuất khẩu/người nhập khẩu. Nếu phát hiện sai sót hoặc gian lận
người phát hành bằng chứng xuất xứ, người xuất khẩu/người nhập khẩu, phải chịu
trách nhiệm và bị xử phạt theo luật định. Người xuất khẩu, nhập khẩu nên gánh rủi
ro này vì họ là những người được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ bằng chứng xuất
xứ, nắm rõ về hàng hóa và có tất cả tài liệu, bằng chứng về quy trình sản xuất, các
nguyên phụ liệu… Bắt buộc doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với xuất xứ hàng
hóa của mình.
Tiểu kết chương 1: Trong chương 1 tác giả đưa ra các khái niệm về xuất xứ
hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, các dạng chứng nhận xuất xứ (chứng nhận bởi cơ
quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ) và vai trò của chứng nhận xuất xứ
trong thương mại quốc tế. Tiếp theo tác giả giới thiệu thêm về cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ, đặc biệt nhấn mạnh xu hướng áp dụng ngày càng rộng rãi và vai trò
quan trọng của cơ chế này trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Đây là các cơ sở
lý thuyết phục vụ cho việc phân tích cụ thể các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên
thế giới ở chương 2.


24

CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI
Trở lại khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã đề cập ở phần 1.2
trong chương 1, trong 149 FTA của các thành viên trả lời khảo sát có 100 FTA có

sử dụng một trong các các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể hơn, bài tổng kết
khảo sát chỉ ra rằng, trong 100 FTA đó, 55 FTA sử dụng cơ chế nhà xuất khẩu
được cấp phép, 33 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn vào
nhà xuất khẩu và chỉ 12 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập
khẩu. Mặc dù con số 100 trong cuộc khảo sát chỉ tượng trưng cho rất nhiều FTA
khác cũng sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, nhưng qua đó chung ta có thể có
một cái nhìn khái quát về tình hình áp dụng các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa trên toàn thế giới. Mặc dù quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là khác
nhau trong các hiệp định khác nhau, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn vào các quy định
đó có thể thấy rằng hầu như tất cả các đặc điểm được tìm thấy trong các mô hình
chứng nhận xuất xứ ở các quốc gia đều xuất phát từ mô hình của khu vực châu Âu
– Địa Trung Hải (Euro – Med), mô hình của Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
NAFTA và mô hình của Mỹ; tương ứng lần lượt với 3 dạng cơ chế tự chứng nhận
xuất xứ: Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa
hoàn toàn vào nhà xuất khẩu và Cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (WCO,
n.d.b). Từ việc nghiên cứu những mô hình này chung ta có thể hiểu được hầu hết
các mô hình tự chứng nhận xuất xứ khác trên thế giới.
2.1.
Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép
2.1.1. Giới thiệu về khu vực EU-MED và Hệ thống cộng gộp xuất xứ PANEURO-MEDITERRANEAN
Khu vực EU-MED (châu Âu – Địa Trung Hải) bao gồm 28 nước thành viên
Liên minh châu Âu EU, 4 nước thành viên Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu
EFTA (Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ and Liechtenstein), Thổ Nhĩ Kỳ, Quần đảo Faroe
và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải tham gia ký Tuyên bố Barcelona (Albania,
Algeria, Bosnia and Herzegovina, Ai Cập, Israel, Jordan, Lebanon, Mauritania,
Monaco, Montenegro, Morocco, Palestine, Syria, Tunisia). Quan hệ đối tác EUMED đã được thiết lập bởi một tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao từ
các quốc gia EU và các nước vành đai Địa Trung Hải ở thành phố Barcelona vào


25


tháng 11 năm 1995 – do đó tuyên bố này được gọi là Tuyên bố Barcelona – với mục
tiêu cung cấp một khuôn khổ đối thoại và tăng cường hợp tác toàn diện ở khu vực
Địa Trung Hải. Các quốc gia tham gia đã thống nhất một chiến lược nhằm tạo ra
một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung thông qua việc đến thiết lập các
quan hệ thương mại tự do giữa EU và các đối tác Địa Trung Hải, và giữa các quốc
gia thành viên với nhau.
Hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED là sự mở rộng của hệ thống
cộng gộp xuất xứ PAN-EURO trước đây. Hệ thống cộng gộp PAN-EURO được
thành lập năm 1997 trên cơ sở Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu EEA năm
1994 giữa Cộng đồng châu Âu EC, các nước EFTA, các nước CEEC và các quốc
gia vùng Baltics; sau đó được mở rộng ra với sự gia nhập của Slovenia và Thổ Nhĩ
Kỳ. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác với Quần đảo Faroe và các quốc gia vùng Địa
Trung Hải, hiện nay hệ thống này được mở rộng và thường được gọi là hệ thống
cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED. Hệ thống được dựa trên một mạng lưới các
hiệp định ưu đãi mà trong đó các điều khoản về xuất xứ phải bao gồm các quy tắc
giống hệt nhau. Có điểm đặc biệt này là do vào tháng 10 năm 2007 tại Lisbon, các
Bộ trưởng thương mại đã đưa ra đề nghị thay thế mạng lưới các điều khoản song
phương về quy tắc xuất xứ trong khoảng 60 Hiệp định thương mại tự do đang có
hiệu lực trong khu vực EU-MED với một công cụ pháp lý duy nhất dưới hình thức
một công ước khu vực. Mục đích chính của đề nghị này là cho phép quản lý hệ
thống PAN-EU-MED hiệu quả hơn và cung cấp một bộ quy tắc xuất xứ chung
thuận lợi hơn cho việc cộng gộp xuất xứ của hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia
thành viên. Ngoài ra, các quy tắc xuất xứ thường xuyên phải thay đổi để phù hợp
với thực tiên thương mại vì thế với một công cụ pháp lý duy nhất, khi có sửa đổi sẽ
dê dàng hơn là với một mạng lưới các điều khoản phức tạp.
Sau nhiều năm đàm phán, chuẩn bị, Công ước khu vực về quy tắc xuất xứ ưu
đãi của khu vực PAN-EURO-MED cũng đã mở ra cho các quốc gia tham gia ký vào
ngày 15 tháng 6 năm 2011. Kể từ đó, EU, EFTA, Macedonia, Montenegro, Croatia,
Albania và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký tên vào Công ước. Các quốc gia đã phê chuẩn Công

ước này chỉ cần dẫn chiếu tới nó trong điều khoản xuất xứ của các hiệp định thương
mại với các đối tác khu vực EU-MED cũng đã phê chuẩn khác (European
Commission, 2015).


×