Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Thực Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Clanhke Và Xi Măng Việt Nam Sang Thị Trường Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CLANHKE VÀ XI MĂNG
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAM Á

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Thị Vân Anh

Mã sinh viên

: 1111110539

Lớp

: Anh 6 – Khối 2 KT

Khóa

: 50

Người hướng dẫn khoa học : ThS. Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 05 năm 2015



i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM Á.....................................4
1.1 Tổng quan về thị trường Nam Á...................................................................4
1.1.1 Tổng quan về thị trường clanhke và xi măng nhập khẩu khu vực Nam Á. .4
1.1.2 Tình hình tiêu thụ clanhke và xi măng ở thị trường Bangladesh và Sri
Lanka................................................................................................................13
1.2 Các quy định quản lý nhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng của
Bangladesh và Sri Lanka...................................................................................17
1.2.1 Quy định về thuế nhập khẩu....................................................................17
1.2.2 Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu.......................................................20
1.2.3 Quy định về nhãn mác, ký mã hiệu..........................................................20
1.2.4 Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu........................20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CLANHKE VÀ XI
MĂNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAM Á..........................................22
2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng....22
2.1.1 Tình hình sản xuất xi măng của Việt Nam...............................................22
2.1.2 Lượng tiêu thụ nội địa và tình trạng cung vượt quá cầu..........................24
2.1.3 Giải pháp xuất khẩu clanhke và xi măng dư thừa....................................27
2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng clanhke và xi măng Việt Nam sang thị
trường Bangladesh và Sri Lanka......................................................................34
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt Nam sang thị trường
Bangladesh và Sri Lanka..................................................................................34

2.2.2 Mặt hàng xuất khẩu.................................................................................38
2.2.3 Giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam......................................................43
2.2.4 Đối thủ cạnh trạnh của xi măng Việt Nam tại khu vực Nam Á................46
2.2.5 Doanh nghiệp xuất khẩu clanhke và xi măng..........................................48


ii
2.2.6 Một số vấn đề về thực hiện hợp đồng xuất khẩu......................................49
2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt
Nam sang thị trường Nam Á.............................................................................52
2.3.1 Những thành tựu đạt được.......................................................................52
2.3.2 Một số hạn chế còn tồn tại.......................................................................53
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CLANHKE VÀ XI
MĂNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAM Á..........................................56
3.1 Quan điểm, định hướng của Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu xi măng 56
3.1.1 Quan điểm, định hướng về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi
măng.................................................................................................................56
3.1.2 Quan điểm, định hướng về đẩy mạnh xuất khẩu clanhke và xi măng......57
3.2 Kinh nghiệm xuất khẩu xi măng của một số nước và bài học cho Việt
Nam.....................................................................................................................59
3.2.1 Lợi thế của Thái Lan so với Việt Nam.....................................................59
3.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc..................................................................61
3.2.3 Bài học cho Việt Nam..............................................................................66
3.3 Đề xuất một số giải pháp..............................................................................67
3.3.1 Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ và các bộ, ngành liên quan..............67
3.3.2 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp.....................................................71
KẾT LUẬN............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................79
PHỤ LỤC...............................................................................................................86



iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước Nam Á................................5
Bảng 1.2: Tỷ trọng các nước xuất khẩu hàng hóa sang bốn nước Nam Á giai
đoạn 2000-2012........................................................................................................5
Bảng 1.3: Tỷ trọng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hiệp hội SAARC
................................................................................................................................... 6
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Bangladesh..........................9
Bảng 1.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Sri Lanka giai đoạn 20072014......................................................................................................................... 12
Bảng 1.6: Mã số HS hàng hóa, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xi măng.......19
Bảng 2.1: Sản lượng và tình hình tiêu thụ trong nước của xi măng Việt Nam
giai đoạn 1997-2008...............................................................................................23
Bảng 2.2: Xuất khẩu clanhke, xi măng giai đoạn 2013 – 2014...........................30
Bảng 2.3: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu mặt hàng xi măng,
clanhke củaViệt Nam sang Bangladesh và Sri Lanka (Từ năm 2010 – Quý
I/2015).....................................................................................................................34
Bảng 3.1: So sánh giá xuất khẩu xi măng bình quân (FOB) của Thái Lan và
Việt Nam giai đoạn 2010-2014..............................................................................60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang
Bangladesh năm 2014............................................................................................10
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Sri Lanka
năm 2013................................................................................................................12
Biểu đồ 1.3: Lượng tiêu thụ xi măng bình quân đầu người (Kg) tại Bangladesh
giai đoạn 2000-2014...............................................................................................13
Biểu đồ 1.4: Dự báo cầu xi măng của Bangladesh giai đoạn 2015-2021............14
Biểu đồ 1.5: Cung và cầu xi măng của Sri Lanka giai đoạn 2011-2014 và dự

báo giai đoạn 2015-2021........................................................................................15


iv
Biểu đồ 1.6: Trị giá nhập khẩu xi măng – clanhke của Sri Lanka giai đoạn
2005-2014................................................................................................................16
Biểu đồ 2.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng nội địa 2009-2014 và dự báo năm
2015......................................................................................................................... 24
Biểu đồ 2.2: Lượng cung và sản lượng tiêu thụ xi măng theo vùng miền năm
2011......................................................................................................................... 26
Biểu đồ 2.3: Khối lượng và tốc độ tăng giảm xuất khẩu clanhke và xi măng của
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014............................................................................28
Biểu đồ 2.4: Biến động tăng giảm kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng
Việt Nam theo từng tháng 2013 – 2014................................................................31
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam sang
các vùng lãnh thổ năm 2014..................................................................................33
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu xi măng, clanhke Việt Nam sang
Bangladesh và Sri Lanka giai đoạn 2010 - 2014..................................................35
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam sang
Bangladesh và Sri Lanka qua các tháng năm 2014 - đầu năm 2015..................37
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu toàn ngành xi măng Việt Nam sang
khu vực Nam Á năm 2010 và năm 2014...............................................................42
Biểu đồ 2.9: Giá clanhke và xi măng xuất khẩu sang một số thị trường từng
tháng năm 2014......................................................................................................45
Biểu đồ 2.10: Thị phần xuất khẩu clanhke và xi măng của các nước sang
Bangladesh năm 2011............................................................................................46
Biểu đồ 2.11: Thị phần xuất khẩu clanhke và xi măng của các nước sang Sri
Lanka năm 2011....................................................................................................47

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vận chuyển xi măng, clanhke bằng đường biển từ Việt Nam sang
một số nước và khu vực.........................................................................................50


v


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CHND

Cộng hòa Nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

CXTTM

Cục Xúc tiến Thương mại

TCHQ

Tổng cục Hải quan


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

VICEM

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

VNĐ

Việt Nam Đồng

XK

Xuất khẩu

TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
ASEAN

Nghĩa tiếng Anh
Association of Southeast

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


Asian Nations
CIA

Central Intelligence Agency

Cơ quan Tình báo Trung ương

CIF

Cost Insurance and Freight

Tiền hàng, Phí bảo hiểm và Cước phí

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB

Free On Board

Giao hàng trên tàu

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ISO

International Organization
for Standardization

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa


vii
ITC

International Trade

Ủy ban Thương mại quốc tế

Commission
M&A

Mergers and Acquisitions

Mua bán và sáp nhập

SAARC


The South Asian

Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu

Association for Regional

vực

Cooperation
UNCTAD

The United Nations

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương

Conference on Trade and

mại và Phát triển

Development
UNSD

United Nations Statistics

Cơ quan Thống kê của Liên Hiệp

Division

Quốc


USD

United States Dollar

Đô la Mĩ

VAT

Value-added Tax

Thuế giá trị gia tăng

VCCI

The Vietnam Chamber of

Phòng thương mại và công nghiệp

Commerce and Industry

Việt Nam

Vietnam National Cement

Hiệp hội Xi măng Việt Nam

VNCA

Association
WTO


World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành một
trong mười nước có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới, có khả năng đáp ứng các
nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước. Tuy nhiên, sự phát triển không có quy
hoạch bài bản cộng thêm ảnh hưởng từ sự trì trệ của thị trường bất động sản đã
khiến ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đứng trước thách thức to lớn: cung
vượt quá cầu nội địa, thường xuyên dẫn đến tình trạng tồn kho và cạnh tranh gay
gắt trong nước, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp xi
măng Việt Nam đang bắt đầu triển khai hướng đi mới, đó là xuất khẩu xi măng và
clanhke để giải quyết những khó khăn trước mắt.
Việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mang tính thực tế và phù hợp khi mà
thương mại quốc tế đang thể hiện vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sau khi Việt Nam
gia nhập WTO các doanh nghiệp sản xuất xi măng có cơ hội mở rộng thị trường,
thu hút, tiếp cận và chuyển dịch nguồn lực đầu tư, tài chính; tiếp cận công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến từ các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Đồng thời,
đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp cho Việt Nam phát huy được lợi thế của mình, góp
phần hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới nói chung.
Kể từ khi gia nhập nhóm các mặt hàng xuất khẩu, ngành xi măng đã xuất
khẩu với mức tăng trưởng nhanh và ấn tượng. Theo thống kê của Bộ Xây dựng năm

2009 Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu xi măng, năm 2010 xuất được 1,6 triệu tấn
thì nhập 1 triệu tấn, nhưng chỉ sau 4 năm tức là đến năm 2014 Việt Nam đã xuất
khẩu được 21 triệu tấn với kim ngạch gần 1 tỷ USD, trở thành quốc gia xuất khẩu xi
măng đứng đầu các nước Đông Nam Á và tiến tới cạnh tranh với các nước xuất
khẩu xi măng lớn nhất thế giới.
Trong số các thị trường xuất khẩu clanhke và xi măng chủ yếu của Việt
Nam, thị trường Nam Á có một vai trò quan trọng, được coi là thị trường xuất khẩu
xi măng chiến lược của Việt Nam. Trong khu vực Nam Á, Bangladesh và Sri Lanka


2
là hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đặc biệt là Bangladesh. Hiện nay
Bangladesh đã và đang là đối tác quan trọng, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu clanhke và xi măng Việt Nam. Mặt hàng xi măng và clanhke luôn có kim
ngạch xuất khẩu vào Bangladesh ổn định và liên tục tăng từ năm 2010 đến nay.
Nam Á thật sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
xi măng Việt Nam. Nền kinh tế các quốc gia khu vực Nam Á đang trên đà phát
triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn trong khi sản xuất xi măng phải phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu vì không sẵn nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, Việt Nam
chỉ mới bắt đầu xuất khẩu trong khi các cường quốc xi măng khác như Trung Quốc,
Thái Lan, Hàn Quốc đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới từ lâu. Cho nên các
doanh nghiệp Việt Nam phải nắm bắt mọi cơ hội thâm nhập các thị trường còn khả
năng khai thác, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc xác định xuất khẩu là hướng đi chung cho ngành công nghiệp xi măng
dưới áp lực cạnh tranh trong thời điểm hiện nay là việc làm cấp thiết, bởi xuất khẩu
sẽ mở ra cơ hội phát triển trong tương lai của ngành. Tuy nhiên thời gian qua, xuất
khẩu xi măng nói chung của Việt Nam còn đối diện nhiều khó khăn thách thức.
Nhận thức được vấn đề đó nên em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu mặt hàng clanhke và xi măng Việt Nam sang thị trường Nam Á” để
viết khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu khóa luận tập trung vào mục đích phân tích và đánh giá thực
trạng xuất khẩu xi măng và clanhke của Việt Nam sang thị trường Nam Á qua các
số liệu thu thập được, sử dụng phân tích định tính. Dựa trên các kết quả nghiên cứu
và phân tích để đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu xi
măng Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu xi măng và clanhke của Việt
Nam sang thị trường Nam Á, trong đó Bangladesh là quốc gia nhập khẩu lớn nhất.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giới hạn trong ngành xuất khẩu xi măng và
clanhke của Việt Nam sang thị trường Nam Á từ năm 2010 đến hết tháng 3/2015 do
hoạt động xuất khẩu mới chính thức bắt đầu cuối năm 2010.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp quy nạp, diễn giải, phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê, kết hợp lý luận và thực
tiễn dựa trên nguồn dữ liệu được thu thập từ các nguồn chính thống như Bộ Công
Thương, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê và các nguồn tài liệu tin cậy khác
trên Internet để làm rõ vấn đề.
5. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm
ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thị trường Nam Á
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam
sang thị trường Nam Á
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam
sang thị trường Nam Á
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Trần Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và

hỗ trợ để em hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới
các thầy cô trong Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - trường Đại học Ngoại
thương đã giúp đỡ em trong quá trình viết bài.
Do kiến thức và kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của thầy cô.
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân Anh


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM Á
1.1 Tổng quan về thị trường Nam Á
1.1.1 Tổng quan về thị trường clanhke và xi măng nhập khẩu khu vực Nam Á
1.1.1.1 Giới thiệu chung về thị trường Nam Á
Khu vực Nam Á là một lục địa nhỏ với diện tích bằng khoảng 10% diện tích
châu Á. Khu vực Nam Á có khoảng 1,6 tỉ dân (World Bank, 2015), chiếm khoảng
23% dân số thế giới, là khu vực có nền kinh tế đang phát triển. Các nước thuộc khu
vực Nam Á thường được xác định là thành viên của Hiệp hội Nam Á vì sự hợp tác
khu vực (SAARC), bao gồm: Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives,
Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Nếu đánh giá quy mô thị trường trên góc độ dân số
thì SAARC là một trong những khối kinh tế lớn nhất thế giới, khu vực này chiếm
khoảng 67% dân số có thu nhập thấp của thế giới (Ali và Talukder, 2009). Về tình
hình kinh tế, các nước khu vực Nam Á đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng và
có mức tăng trưởng khá cao, ở mức 5,2% (IMF, 2013), trong đó Ấn Độ đạt 5,7%,
Pakistan đạt 3,58%, Bangladesh 5,75%, Sri Lanka 6,25%, Afghanistan 3,06%,
Maldives 3,46%, Bhutan 5,83%, Nepal 3,65%. Một trong những tín hiệu cho thấy
khu vực Nam Á đang dần thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm

2008 là sự tăng mạnh về nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tại các thị trường khu vực.
Hiệp hội hợp tác các nước khu vực Nam Á được thành lập vào cuối năm
1985 trên nền tảng tình hữu nghị, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, với mục đích
thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Cụ thể, theo Cục Xúc tiến Thương mại (2011),
các hoạt động trao đổi thương mại nội khối trên cơ sở ký kết Hiệp định khu vực
thương mại tự do Nam Á (SAFTA) diễn ra tương đối chậm, khối lượng giao dịch
chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch trao đổi thương mại toàn khối. Quan trọng
hơn cả là hoạt động ngoại thương ngoài khối SAARC, trong đó xuất khẩu ngoài khu
vực các nước Nam Á tăng trưởng với tốc độ trung bình 12% giai đoạn 2005-2010,
nhập khẩu tăng mạnh hơn, đạt khoảng 14,6%. Đáng nói là tình trạng nhập siêu của
các nước thuộc khối SAARC đều khá lớn và tăng đều qua các năm.


5
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước Nam Á
Đơn vị tính: Tỷ USD
Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

2005

139,9

214,0


-74,1

2006

167,3

253,8

-86,5

2007

211,2

338,5

-127,3

2008

219,2

368,7

-149,5

2009

207,2


350,5

-143,3

2010

240,7

411,0

-170,3

2011

363,0

575,3

-212,3

2012

353,1

615,9

-262,8

2013


405,1

604,2

-199,1

2014

452,3

680,4

-228,1

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các chỉ số phát triển quốc gia – Ngân hàng Thế giới
(WorldBank) và Báo cáo hàng năm về trị giá xuất nhập khẩu các nước giai đoạn
2000-2014 của Cơ quan thống kê Liên hợp quốc UNSD
Xét về hoạt động giao dịch thương mại, các quốc gia Nam Á chỉ mới tiến
hành trong khoảng mười năm trở lại đây. Với mong muốn phát triển kinh tế trong
nước, các quốc gia này bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường mục tiêu là
các nước công nghiệp phát triển, trong khi mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ cả các
nước phát triển và đang phát triển.
Đối tác xuất nhập khẩu chủ yếu của các nước khu vực Nam Á là các nước
đang phát triển, tiêu biểu tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của các nước đang phát triển
nói chung vào Bangladesh và Sri Lanka lần lượt là 75,5% và 69% trong khi các
nước phát triển chỉ chiếm 24,5% và 31%. Hàng hóa từ các nước Đông Nam Á
chiếm tỷ trọng đáng kể khoảng 16% trong tổng số hàng hóa xuất khẩu sang khu vực
Nam Á. Có thể nói Nam Á là thị trường xuất khẩu tiềm năng của các nước Đông
Nam Á, trong đó phải nhấn mạnh lợi thế về khoảng cách địa lý
Bảng 1.2: Tỷ trọng các nước xuất khẩu hàng hóa sang bốn nước Nam Á

giai đoạn 2000-2012


6
Đơn vị tính: %
Đối tác ↓
Bangladesh
India
Pakistan Sri Lanka
Các nước phát triển
24,5
45,5
34,5
31
Châu Á Thái Bình Dương
10
8,4
8
9,5
Châu Âu
10,2
27,6
18
17,3
Bắc Mĩ
4,3
9,5
8,5
4,2
Các nước đang phát triển

75,5
54,5
64,5
69
Nam Á
15,8
2,8
4,5
21,9
Đông Nam Á
17,6
10,1
12,3
16,5
Đông Á
25,9
7
12,2
22
Tây Á
4,2
16,5
30,2
5,6
Châu Phi
1,2
10
3,1
0,8
Mĩ La-tinh

4,5
1,1
1,2
0,5
Các nước khác
6,3
7
1
1,7
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của UN Comtrade Database, United Nations
Commodity Trade Statistics và IMF Direction of Trade Statistics 2013
Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tại các thị trường trong khu vực Nam
Á tăng mạnh trở lại sau khủng hoảng là một trong những động lực thúc đẩy trao đổi
thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này. Năm 2013 đánh dấu những bước
tiến trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực Nam Á.
Bộ Công Thương đã triển khai những hoạt động nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý, xây dựng môi trường thuận lợi cho việc giao thương với các nước khu vực Nam
Á nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này (Trần Quang Tùng, 2013).
Bảng 1.3: Tỷ trọng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hiệp hội SAARC
Đơn vị: Tỉ USD, %
Năm

2011

2012

2013

Nam Á (SAARC)


2,02

2,51

3,16

Toàn thế giới

96,90

114,53

140,08

Tỷ trọng

2,08%

2,19%

2,25%

Thị trường

Nguồn: Trade Map, 2015
Từ bảng số liệu, năm 2013 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt
Nam và các nước khu vực Nam Á đạt khoảng 6,2 tỷ USD, tăng hơn 30% so với
năm 2012. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nam Á đạt khoảng
3,16 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2012 (Trần Quang Tùng, 2013). Con số này thể



7
hiện tốc độ tăng trưởng khá cao, tuy nhiên tổng trị giá hàng hóa mà khu vực Nam Á
nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ, bình quân khoảng 2% tổng trị giá
hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi toàn thế giới, tỷ trọng có tăng qua các năm nhưng
không đáng kể. Các mặt hàng chủ yếu được các nước SAARC nhập khẩu từ Việt
Nam bao gồm máy móc và thiết bị phụ tùng, cà phê, cao su, hóa chất, sắt thép, vôi
và xi măng (Trade Map, 2015).
1.1.1.2 Thị trường xi măng – clanhke nhập khẩu ở khu vực Nam Á
Thương mại về xi măng đóng vai trò không thể thiếu trong quan hệ giữa các
nước trong khu vực Nam Á và giữa các nước Nam Á với thế giới. Cùng với sự ra
đời của Hiệp hội SAARC, các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên được
ký kết đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung.
Ấn Độ là quốc gia có trình độ phát triển cao nhất trong khu vực Nam Á, đặc
biệt ngành công nghiệp xi măng Ấn Độ được đánh giá là lớn thứ hai sau Trung
Quốc, chiếm 8% tổng sản lượng xi măng toàn cầu (Equitymaster, 2014). Sản xuất xi
măng tăng với tốc độ tăng trưởng kép khoảng 9% trong giai đoạn 2006 – 2013,
trong khi tiêu thụ xi măng tăng trưởng chậm với tốc độ trung bình là 4% dẫn tới
tình trạng cung vượt cầu, phải đẩy mạnh xuất khẩu. Sản lượng xi măng dư thừa của
Ấn Độ được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Bangladesh, Maldives, Nepal,
Sri Lanka và Afghanistan, đáp ứng nhu cầu xi măng đáng kể với mức giá ưu đãi do
chênh lệch tỷ giá hối đoái và lợi thế về khoảng cách địa lý (Khalid Amin, 2010).
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng nhập khẩu xi măng Portland từ Pakistan và Bhutan, hai
quốc gia có ngành xi măng sản xuất thặng dư. Từ năm 2008 Pakistan đã đẩy mạnh
xuất khẩu xi măng sang Ấn Độ, Afghanistan, Sri Lanka và một số nước châu Phi.
Về các nước nhập khẩu xi măng ở Nam Á, Afghanistan là một quốc gia kém
phát triển, bất ổn về chính trị kéo dài, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng bị phá hủy
nghiêm trọng. Sự tái thiết đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc dẫn tới sự tăng
lên về nhu cầu tiêu thụ xi măng trong khi sản xuất chưa phát triển nên Afghanistan
lựa chọn giải pháp nhập khẩu, cụ thể là nhập khẩu từ nước láng giềng Pakistan

(Trade Map, 2011). Bangladesh có nhiều trạm nghiền và nhà máy sản xuất xi măng
nhưng thiếu nguyên liệu đầu vào nên cũng phải nhập khẩu clanhke và xi măng từ
bên ngoài, tiêu biểu là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.


8
Maldives nhập khẩu các mặt hàng xi măng trắng, xi măng portland từ Ấn Độ,
Malaysia và Thái Lan. Nepal hiện nay vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn clanhke
và xi măng nhập khẩu nước ngoài. Lượng xi măng nhập khẩu từ Ấn Độ đáp ứng
đến 80% nhu cầu thị trường nội địa. Mặc dù công suất thiết kế theo tính toán có thể
cao hơn nhu cầu nhưng do hiệu quả sản xuất thấp nên vẫn không thể tự đáp ứng hết
cầu nội địa (P. K. Mittal, 2012). Sri Lanka phải nhập khẩu xi măng do cầu vượt quá
cung. Quốc gia này phụ thuộc vào xi măng clanhke nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ,
các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam (International
Cement Review, 2010).
Các đối tác xuất khẩu clanhke và xi măng hàng đầu vào các nước khu vực
Nam Á được thể hiện ở phụ lục 1.
1.1.1.3 Thị trường nhập khẩu xi măng – clanhke của Việt Nam tại khu vực
Nam Á
Mặt dù vật liệu xây dựng là mặt hàng chủ yếu mà các nước Nam Á tiến hành
giao dịch thương mại với Việt Nam, nhưng chỉ có hai nước là Bangladesh và Sri
Lanka nhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng (CXTTM và TCHQ, 2013, 2014).
Để đảm bảo tính tập trung và thống nhất của bài viết, kể từ đây thị trường xuất khẩu
mặt hàng clanhke và xi măng của Việt Nam ở khu vực Nam Á (hay thị trường Nam
Á) sẽ hàm ý là thị trường gồm hai quốc gia Bangladesh và Sri Lanka. Trong đó,
Bangladesh là thị trường nhập khẩu chủ lực, thậm chí là thị trường lớn nhất trong số
các thị trường nhập khẩu mặt hàng xi măng và clanhke của Việt Nam.
 Thị trường Bangladesh
-


Thông tin cơ bản về thị trường Bangladesh

Được thành lập vào năm 1971, Bangladesh là nền kinh tế trẻ nhất khu vực
Nam Á. Về cơ bản, Bangladesh là quốc gia chậm phát triển, với GDP đạt khoảng
321,8 tỷ USD năm 2013, GDP tăng trưởng 6%. Dự đoán trong năm 2015-2016,
GDP tăng lần lượt 6,2% đến 6,5% (Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI, 2013a). Tốc độ
tăng trưởng của Bangladesh cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
của các quốc gia đang phát triển (4,9% vào năm 2013). Thu nhập bình quân đầu
người là 2.100 USD (CIA World Factbook, 2013). Trong lĩnh vực mậu dịch, từ khi


9
tiến hành tự do hóa và mở cửa kinh tế cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, xuất nhập
khẩu luôn đạt mức tăng trưởng cao. Theo báo cáo của Vụ Thị trường Châu Phi, Tây
Á và Nam Á, trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh đạt 26,91 tỷ
USD, kim ngạch nhập khẩu là 32,94 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% hàng năm (Lê
Thu Quỳnh, 2014).
-

Tình hình quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và

Bangladesh
Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Bangladesh vào ngày
11/2/1973. Trong 25 năm kể từ giai đoạn 1990, quan hệ hai bên đã có nhiều bước
phát triển cả về chính trị và kinh tế. Hai bên đã cùng nhau ký kết 16 hiệp định, thỏa
thuận, nghị định thư trên nhiều lĩnh vực hợp tác ngoại giao, kinh tế, thương mại,
đầu tư. Tiêu biểu trong số đó là Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Bangladesh được ký kết năm 1996:
Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp giữa Việt Nam và Bangladesh về hợp tác kinh
tế, thương mại, văn hóa, khoa học và kỹ thuật năm 1997, Bản Ghi nhớ về hợp tác

xúc tiến thương mại giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETTRADE)
thuộc Bộ Công thương nước CHXHCN Việt Nam và Cục Xúc tiến xuất khẩu (EPB)
thuộc Bộ Thương mại nước CHND Bangladesh; Thỏa thuận hợp tác thành lập Hội
đồng Doanh nghiệp Bangladesh – Việt Nam và Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam –
Bangladesh giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên
hiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh (FBCCI) (Ban Quan hệ
Quốc tế - VCCI, 2013a).
Trên cơ sở chính thức công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam vào
năm 2012 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương, Bangladesh đã
cùng với Việt Nam thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, thương mại, văn
hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Bangladesh. Khoảng năm năm trở lại đây,
quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có khởi sắc. Trao đổi thương mại
giữa hai nước tăng nhanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 288
triệu USD vào năm 2010 đã tăng lên 767 triệu USD năm 2014, cho thấy mức độ
tăng trưởng cao (Lê Thu Quỳnh, 2014)
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Bangladesh


10

Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014


Đơn vị: Triệu USD
Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại
46,9
24,8
22,1
2,7
64,7
47,2
17,5
29,7
82,0
59,5
22,5
37,0
287,5
252,8
34,7
218,1
484,3
442,6
41,7
400,9
389,8
354,2
35,6
318,6
518,7
481,8
36,9
444,9

767,1
711,4
55,7
655,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Chỉ riêng năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và
Bangladesh đạt khoảng 767 triệu USD, tăng 47,8% so với năm 2013, trong đó, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Bangladesh là 710 triệu USD, tăng
47,5%. Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường
Bangladesh năm 2014, hầu hết các mặt hàng của Việt Nam có kim ngạch tăng
trưởng tốt, trong đó clanhke là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 324
triệu USD, tăng hơn 23 lần so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
của Việt Nam sang Bangladesh giai đoạn 2010 - 2014 được nêu rõ trong phụ lục 2.
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
sang Bangladesh năm 2014

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Tóm lại, Bangladesh là thị trường trọng yếu trong khu vực các nước Nam Á,
có dân số đông 156,6 triệu người (UNCTAD, 2013), dung lượng thị trường tương
đối lớn, sức tiêu thụ mạnh đối với nhiều loại hàng hóa. Mặc dù giữa Việt Nam và
Bangladesh có nhiều nét tương đồng trong cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng


11
vẫn còn nhiều lĩnh vực ngành hàng có thể bổ sung cho nhau từ hàng hóa phục vụ
sản xuất tới hàng hóa tiêu dùng trong đời sống.
 Thị trường Sri Lanka
-


Thông tin cơ bản về thị trường Sri Lanka

Sri Lanka là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm trong khu vực Nam
Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Về tình hình phát triển kinh tế, GDP năm
2013 của Sri Lanka là khoảng 128,5 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 6.100
USD, mức cao nhất trong khu vực Nam Á, GDP tăng trưởng ở mức 6,8% (Ban
Quan hệ Quốc tế - VCCI, 2013b). Sau năm 1977, do tiến hành cải cách kinh tế theo
cơ chế thị trường, mở cửa chú trọng xuất khẩu nên quan hệ thương mại của Sri
Lanka với bạn hàng nước ngoài ngày càng được cải thiện. Sri Lanka cũng là thành
viên sáng lập WTO vào năm 1995. Bên cạnh đẩy mạnh trao đổi thương mại với Ấn
Độ, Mỹ, các nước phương Tây, Nhật Bản, Sri Lanka cũng chú trọng mở rộng quan
hệ hợp tác về hướng Đông, với Trung Quốc, Singapore và các nước Đông Nam Á.
-

Tình hình quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Sri

Lanka
Về thương mại, Việt Nam và Sri Lanka đều thiện chí xây dựng mối quan hệ
hợp tác hiệu quả giữa hai nước trên cơ sở xúc tiến thương mại trong nhiều lĩnh vực
kinh tế. Hai bên đã ký Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, đặc biệt Phòng Thương
mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại Quốc gia Sri Lanka
(NCCSL) đã có thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế thương
mại hai nước (Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI, 2013b). Kim ngạch buôn bán hai chiều
giữa hai nước trong thời gian qua đã biến chuyển mạnh mẽ, cụ thể kim ngạch đã
tăng lên đáng kể qua các năm (Lê Thu Quỳnh, 2015). Việt Nam luôn ở thế xuất siêu
trong cơ cấu ngoại thương với Sri Lanka.


12
Bảng 1.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Sri Lanka

giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Triệu USD
Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2007

53,7

38,8

14,9

2008

61,6

40

21,6

2009

50,5


26,2

24,3

2010

93,27

62,37

30,9

2011

113,3

83,4

29,9

2012

131,2

95,3

35,9

2013


166,6

124,2

42,4

2014

201,4

156,1

45,3

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
Từ bảng số liệu, có thể thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và Sri Lanka trong năm 2014 tăng trưởng khá cao, tăng hơn 20% so với năm 2013,
trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể (26%). Đáng nói, mặt hàng clanhke có
xu thế tăng trưởng rất mạnh từ năm 2011 đến năm 2014.
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Sri Lanka
năm 2013

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam


13
Tóm lại, Sri Lanka là một thị trường mới nổi đầy tiềm năng cho hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ bởi quốc gia này có mức thu nhập bình quân
đầu người cao nhất khu vực Nam Á mà còn vì nó đang trong quá trình trở thành
trung tâm kinh tế thương mại, hàng không, hàng hải và tri thức quan trọng của khu

vực Nam Á. Bên cạnh đó, Sri Lanka còn đóng một vai trò quan trọng – cửa ngõ đưa
hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Nam Á hơn 1,5 tỷ người với
khoảng 500 triệu dân có mức sống trung lưu, trên cơ sở các Hiệp định tự do hóa
thương mại nội khối. Chính vì những điều kiện này, hai nước đang hướng tới gia
tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD vào năm 2015 (Lê Trung Thông,
2013).
1.1.2 Tình hình tiêu thụ clanhke và xi măng ở thị trường Bangladesh và Sri Lanka
1.1.2.1 Thị trường Bangladesh
Về cơ bản là một quốc gia đang phát triển nên Bangladesh vẫn đang trong
quá trình xây dựng và kiến thiết cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà cửa, đường sá và
các công trình công cộng khác đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.
Vì vậy nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng mà đặc biệt là xi măng của quốc gia này
ngày càng tăng cao (Cemnet, 2015).
 Tình hình tiêu thụ clanhke và xi măng
Biểu đồ 1.3: Lượng tiêu thụ xi măng bình quân đầu người (Kg) tại Bangladesh
giai đoạn 2000-2014

Nguồn: Loesche India Round Table 2012


14
Căn cứ vào biểu đồ trên, lượng tiêu thụ xi măng bình quân đầu người ở
Bangladesh có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2014, mức tiêu thụ đạt 99,4
kg, tăng hơn 3 lần so với năm 2000 (Zebun Nahar, 2011). Nhìn chung là lượng tiêu
thụ xi măng có tốc độ tăng ngày càng cao. Giai đoạn 2005-2010 lượng tiêu thụ xi
măng của Bangladesh có nhiều biến động. Năm 2005, tổng lượng tiêu thụ đạt 7,6
triệu tấn, tốc độ tăng trưởng là 18,5%, đến năm 2007, lượng tiêu thụ đạt 8,2 triệu
tấn nhưng tốc độ tăng trưởng lại ở mức âm (-2,38%). Tuy nhiên, trong hai năm sau
đó các chỉ tiêu đã tăng trở lại, thậm chí đến năm 2010, cả lượng tiêu thụ và tốc độ
tăng trưởng đều tăng lên đáng kể, đạt 13,93 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng 31,8%

(IDLC, 2011).
Cầu xi măng của Bangladesh giai đoạn 2015-2021 được dự báo sẽ tiếp tục
tăng. Khoảng những năm 1980 về trước, Bangladesh không phụ thuộc nhiều vào xi
măng bởi việc xây dựng nhà ở chủ yếu sử dụng vật liệu truyền thống. Tuy nhiên
ngày nay, tỷ lệ đô thị hóa và tình trạng nhập cư vào thủ đô Dhaka tăng lên nhanh
chóng, trong khi đất đai không dư thừa khiến việc xây mới nhà ở và các khu căn hộ
chung cư cao tầng hiện đại trở nên cấp thiết. Mặt khác nhu cầu về xi măng tại
Bangladesh chủ yếu tập trung vào các dự án của Chính phủ (chiếm khoảng 40%
lượng tiêu thụ xi măng nội địa) về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bất động sản
như cầu, cống, đường sá, cảng… để đáp ứng nhu cầu của người dân (International
Cement Review, 2010). Cầu tăng lên tuy nhiên nguồn cung nội địa lại không tăng
tương ứng, nên Bangladesh sẽ phải nhập khẩu clanhke và xi măng từ bên ngoài.
Biểu đồ 1.4: Dự báo cầu xi măng của Bangladesh giai đoạn 2015-2021

Nguồn: Loesche India Round Table 2012


15
 Tình hình nhập khẩu clanhke và xi măng
Theo Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Bangladesh là thị trường nhập
khẩu xi măng, clanhke lớn thứ ba trong khu vực Nam Á, chiếm một thị phần nhập
khẩu xi măng đáng kể của toàn thế giới (Bộ Công thương, 2015).
Bangladesh không có sẵn nguồn tài nguyên để sản xuất xi măng, đặc biệt là
đá vôi, bởi đất đai ở đây chủ yếu gồm bùn và trầm tích, do đó các nhà sản xuất buộc
phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất xi măng từ
bên ngoài. Hầu hết các nhà máy ở Bangladesh đều phụ thuộc vào clanhke nhập
khẩu chủ yếu từ khu vực Đông Nam Á (P. K. Mittal, 2012). Chính vì vậy, nhu cầu
nhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng của Bangladesh là tương đối lớn, từ đó xi
măng nhập khẩu có cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2.2 Thị trường Sri Lanka

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Sri Lanka đã tăng trưởng mạnh
mẽ, cầu về xi măng vì thế cũng tăng theo với tốc độ nhanh chóng trên nền tảng phát
triển của thị trường nhà đất. Tiêu thụ xi măng ở Sri Lanka tăng đều trong vòng năm
năm qua. Theo đó, mức tiêu thụ xi măng bình quân đầu người cũng tăng nhanh, đạt
mức 204 kg (Cemnet, 2015). Tóm lại, thị trường xi măng của Sri Lanka đang ở
trạng thái tích cực, quỹ đạo tăng trưởng ổn định đạt được là nhờ nhu cầu xây dựng
nhà ở không ngừng nâng cao. Đặc biệt, sự tăng mạnh trong tín dụng tư nhân tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân triển khai các dự án nhà ở cũng như khách sạn,
điều này cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng xi măng (Global Cement, 2012).
Biểu đồ 1.5: Cung và cầu xi măng của Sri Lanka giai đoạn 2011-2014
và dự báo giai đoạn 2015-2021

Nguồn: Loesche India Round Table 2012


16
Bảng số liệu cho thấy cầu xi măng liên tục tăng, từ 3,3 triệu tấn vào năm
2011 và 2012 đến 4,8 triệu tấn dự kiến trong năm 2015. Tuy nhiên nguồn cung chỉ
tăng nhẹ và tăng rất chậm, cho thấy sản lượng xi măng sản xuất nội địa không đủ
đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Hiện nay, khoảng 66% lượng cầu xi măng của
Sri Lanka được đáp ứng bằng cách nhập khẩu dưới dạng xi măng hoặc clanhke.
Điều đáng nói là tỷ lệ này có thể tăng lên mức 75% nếu như tính cả lượng clanhke
được nhập khẩu rồi đưa vào các trạm nghiền tại nước này. Sri Lanka thường nhập
khẩu xi măng từ nhiều công ty ở các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Việt Nam,
Pakistan, Malaysia, Indonesia và Thái Lan (Sundaytimes, 2014).
Biểu đồ 1.6: Trị giá nhập khẩu xi măng – clanhke của Sri Lanka
giai đoạn 2005-2014
Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Central Bank of Sri Lanka 2014

Biểu đồ cho thấy, từ năm 2005 đến năm 2014, tổng trị giá nhập khẩu xi măng
clanhke của Sri Lanka có xu hướng tăng, cụ thể đã tăng khoảng 6,5 lần. Năm 2009,
trị giá xi măng clanhke sụt giảm tương đối so với năm 2008, nhưng đã tăng trở lại
vào năm 2010 với hơn 111 triệu USD và sau đó theo đà tăng mạnh đến năm 2014
đạt xấp xỉ 370 triệu USD.


17
1.2 Các quy định quản lý nhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng của
Bangladesh và Sri Lanka
1.2.1 Quy định về thuế nhập khẩu
1.2.1.1 Thị trường Bangladesh
Về thuế nhập khẩu cơ bản, mức thuế suất hải quan đã giảm xuống tới mức từ
0% đến 37,5% và 2,5% phí nhập khẩu chỉ là công cụ bảo hộ đối với hầu hết hàng
hóa nhập khẩu. Hệ thống cấp phép nhập khẩu hiện nay được tự động hóa và các thủ
tục mở thư tín dụng đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Bangladesh. Đạt được kết quả như vậy
là do Bangladesh đã nỗ lực và có những tiến bộ đáng kể trong việc tự do hóa
thương mại.
Thuế hải quan được áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu (trừ
một số trường hợp đặc biệt). Mức thuế suất được xác định theo các dòng như sau:
-

Một số ít mặt hàng thiết yếu: 0 – 15%

-

Nguyên liệu thô cơ bản phục vụ sản xuất: 15 – 22,5%

-


Bán thành phẩm: 22,5 - 30%

-

Thành phẩm: 30 – 37,5%

Ngoài ra còn có:
-

Mức phụ phí 3% phục vụ phát triển được áp dụng cho hàng nhập khẩu

với phí nhập khẩu 2,5% và thuế thu nhập trả trước (AIT – Advance Income Tax).
-

Mức thuế bổ sung (SD – Supplementary Duty) được áp dụng đối với các

mặt hàng xa xỉ.
-

Thuế tiêu thụ đặc biệt đã được bãi bỏ đối với tất cả các mặt hàng ngoại

trừ hàng thuốc lá điếu tự cuốn, tài khoản ngân hàng và dệt may.
-

Thuế giá trị gia tăng: Một số sản phẩm nhất định được miễn thuế giá trị

gia tăng.
Các doanh nghiệp sản xuất cho mục đích xuất khẩu và các nhà nhập khẩu
gián tiếp có thể yêu cầu được khấu trừ thuế ở một mức nhất định.



×