Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

giáo án ngoài giờ lên lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.53 KB, 33 trang )

Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Tháng 9 :
Chủ đề : Mái trường thân yêu của em
Bài 1: Lễ khai giảng
I/ Mục tiêu :
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày kai giảng
- HS biết yêu trương, yêu lớp.
II/Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô toàn trường.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Đĩa nhạc bài Quốc ca
- Quốc kì, ảnh Bác, cờ hoa, phông màn, địa điểm tổ chức lễ…
- Loa, âm li, micro…
IV/ Cách tiến hành :
1/ Đội nghi thức rước Quốc kì, ảnh Bác, cờ đội lên lễ đài, HS về vịu trí của lớp.
2/ HS lớp 5 dắt tay HS lớp 1 về vị trí, mọi người cổ vũ nồng nhiệt.
3/ Đại diện Ban tổ chức tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
4/ Chào cờ
5/ Hiệu trưởng đọc báo cáo năm học trước.
6/ Đại diện chính quyền địa phương đọc thư Chủ tịch nước gửi GV và HS.
7/ Đại diện HS đọc lời hứa danh dự của HS trước buổi lễ.
8/ Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh hồi trống khai giảng
năm học.
9/ Bế mạc Lễ khai giảng. HS xếp hàng về từng lớp theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Rút kinh nghiệm :……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 9 :


Chủ đề : Mái trường thân yêu của em
Bài 2: Bày cỗ Trung thu
I/ Mục tiêu :
- HS hiểu ý nghĩa của tết Trung thu.
- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm Trung thu.
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn rã cho HS trong ngày hội.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo lớp .
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Các loại hoa, quả để bày cỗ
- Các nguyên liệu để làm chó bằng bưởi: quả bưởi, tăm tre nhọn hai đầu, khuy
nhựa mỏng màu đen, thân cây chuối con…
IV/ Các bước tiến hành :
1/ Phổ biến mục đích, yêu cầu của hoạt động :
- GV phổ biến cho HS nắm trước 1-2 tuần :
Trung thu là tết của trẻ em. Theo truyền thống, trong đêm Trung thu người ta thường bày
mâm cỗ. Đó là một hoạt động hấp dẫn, thể hiện sự sáng taọ cùng với đôi bàn tay khéo léo

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
của người bày. Để đón một đêm trăng Trung thu thật vui vẻ, lớp ta sẽ tự bày mâm quả vui
liên hoan. Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ dành giải:bàn tay vàng”.
- Công bố ds Ban tổ chức, ban giám khảo
- Công bố giải thưởng dành cho mâm cỗ đẹp
2/ GV hướng dẫn HS làm chó bằng bưởi :
- GV : Trong mâm cỗ Trung thu, chú chó làm bằng bưởi thường giữ vai trò
trung tâm thể hện tài khéo léo của người bày. Để tạo ra chú chó này, đòi hỏi
người làm phải khéo léo từ cách chọn các nguyên liệu đến việc dựng hình

sao cho chú chó càng xù lông càng đẹp.
- GV hướng dẫn cách làm chó bưởi.
3/ Niêm yết biểu điểm chấm thi :
- Loại A: Đúng thời gian, đẹp phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo
- Loại B : Đúng thời gian, đẹp chưa phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo
- Loại C: Đúng thời gian, đẹp trình bày chưa đẹp .
4/ Tiến hành cuộc thi :
- Tuyên bố lí do
- Khai mạc cuộc thi
- Thông qua chương trình thi
- Giới thiệu Ban giám khảo
- Các đội thi trình bày sản phẩm
5/ Đánh giá :
- Thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm
- Ban giám khảo hội ý chọn các giải thưởng
- HS tham quan các mâm cỗ trong lúc BGK hội ý.
6/ Trao giải thưởng :
- Thư kí đọc kết quả xếp loại, mời BGK trao giải thưởng.
- HS phá cỗ và tham gia rước đèn Trung thu cùng các bạn trong trường.
Rút kinh
nghiệm : ..............................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.....................
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 9 :
Chủ đề : Mái trường thân yêu của em
Bài 3: Giao lưu tuyên truyền viên giỏi về An toàn giao thông
I/ Mục tiêu :

- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về Luật An toàn giao thông và
phòng tránh cá tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ em thông qua các
hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ.
- Biết cách xử lí, sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích.
- Giáo dục các em ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cách phòng tránh
các tai nạn thương tích thường gặp.
II/ Quy mô hoath động :
- Tổ chức theo quy mô khối lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Tài liệu về Luật Giao thông, một số biển báo…

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
IV/ Các bước tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
- GV phổ biến cho HS trước 1 tuần
- Chủ đề của cuộc giao lưu
- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, hình ảnh liên quan đến chủ đề.
- Nội dung : An toàn giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em.
- Hình thức: giao lưu tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng tráng các tai
nạn thương tích thường gặp ở trẻ em dưới hình thức tiểu phẩm.
- Tiêu chí đánh giá :
Về nội dung : 4 điểm
Tính sáng tạo : 1 điểm
Phong cách thể hiện : 3 điểm
Trang phục : 2 điểm
- các giải thưởng : 1 nhất, 1 nhì, 1 ba, 1 kk
- Thành phần ban giám khảo là các thầy cô trong khối 5

- Cử người dẫn chương trình
- Phân công trang trí
- Phân công các tiết mục văn nghệ
2/ Tổ chức cuộc thi :
- Ổn định tổ chức
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình
- Giới thiệu Ban giám khảo
- Giới thiệu các đội thi, mời các đọi thi giới thiệu về đội mình
- Lần lượt lên trình diễn
3/ Tổng kết – đánh giá :
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi và thái đọ của các đội
- Biểu diễn văn nghệ trong khi BGK hội ý
- Công bố kết quả cuộc thi
- Người dẫn chương trình mời đại diện đội đoạt giải lên nhận giải.
- Mời đại biểu trao phần thưởng và phát biểu ý kiến
- Người dẫn chương trình cảm ơn và tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Rút kinh
nghiệm : ..............................................................................................................
................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 9 :
Chủ đề : Mái trường thân yêu của em
Bài 3: Xây dựng Sổ truyền thống lớp em
I/ Mục tiêu :
- HS biết đóng góp công sức xây dựng sổ truyền thống của lớp.
- GD HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự,
truyền thống của lớp.

II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Một cuốn sổ bìa cứng 19x 26,5 cm

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
- Ảnh chụp chung HS cả lớp, từng tổ, cá nhân
- Thông tin về các cá nhân HS Các tổ, lớp
- Bút màu, keo dán
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
- Mỗi HS chuẩn bị : 1 tấm ảnh 4x6 và viết một vài dòng tự giới thiệu bản
thân :
Họ tên
Giới tính
Ngày, tháng, năm sinh…
Quê quán
Năng khiếu, sở trường
Môn học yêu thích nhất
Môn thể thao/ nghệ thuật yêu thích nhất
Thành tích về các mặt : học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao
động,
- Các tổ chuẩn bị : 1 tấm ảnh, giới thiệu về tổ mình
- Lớp chuẩn bị : 1 tấm ảnh, giới thiệu về lớp.
2/ Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp :
- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, tổ, cá nhân
- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại

- Tổng hợp biên tập lại các thông tin
- Trình bày, trang trí Sổ truyền thống
- Hướng dẫn HS trình bày dúng theo cấu trúc( như hướng dẫn trang 18
GDNGLL)
Lưu ý : Sổ truyền thống của lớp được bắt đầu hình thành từ đầu năm học nhưng sẽ
được bổ sung và hoàn thiện dần trong quá trình cả năm học. Vì vậy, cần chừa lại
những khoảng giấy trắng nhất định sau mỗi maucj, mỗi phần để có chỗ tiếp tục ghi
những thông tin bổ sung, đặc biệt là mục thành tích của lớp, của tổ, của cá nhân
HS và suy nghĩ, cảm tưởng của HS.
Rút kinh
nghiệm : ..............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Chủ đề : Vòng tay bè bạn
N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Trò chơi “Trái bóng yêu thương”
I/ Mục tiêu :
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng

những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.
- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :

- Một quả bóng cao su nhỏ vừa tay HS lớp 5, có thể dùng báo vo tròn.
III/ Cách tiến hành :
1/ Tổ chức trò chơi :
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi
+Lưu ý : Trước khi ném bóng cho bạn khác, HS cần phải nói một lời yêu
thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn.
+Người nhận bóng trong tay lâu hơn 10 tiếng đếm thì trao quả bóng
cho người quản trò.
+Nếu người nhận bóng bắt trượt bóng, trả bóng lại cho người quản
trò.
+Mỗi HS chỉ nhận bóng một lần, nếu người tung bóng tung nhầm lần 2 vi
phạm , bóng trả lại người quả trò.
- Tổ chức lớp chơi thử.
- Tổ chức lớp chơi thật.
+ Cả lớp đứng thành vòng tròn để chơi.
+ Người quản trò đứng giữa
2/ Thảo luận sau trò chơi :
- Sau khi chơi xong, GV tổ chức cho lớp thảo luận các câu hỏi xung
quanh trò chơi.
- + Em cảm thấy thề nào khi nhận được lời yêu thương của bạn bè?
- + Em cảm thấy thế nào khi trao lời yêu thương cho bạn?
- Qua trò chơi này em cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi những lời yêu thương, khích lệ bạn bè của HS
trong lớp.
- Căn dặn HS thực hiện nói lời yêu thương.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Chủ đề : Vòng tay bè bạn

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Tiểu phẩm “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”
I/ Mục tiêu :
- HS hiểu : Giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
- GD HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Kịch bản “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu”
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
- GV phổ biến kịch bản cho đội kịch của lớp trước 1 tuần.
- Nội dung kịch bản ( xem tài liệu HĐNGLL trang 26)
Đội diễn kịch gồm 5-6 HS, cụ thể :
+ Vai Dế Mèn
+ Vai chị Nhà Trò
+ Vai Nhện chúa
+ 2-3 Nhện con
+ Vai người dẫn chuyện.
- HS tập diễn tiểu phẩm và chuẩn bị đạo cụ cần thiết.
2/ Trình diễn tiểu phẩm :
- Đội kịch lên sân khấu diễn kịch
- Cả lớp quan sát từng vai diễn để nhận xét.
3/ Thảo luận sau khi xem tiểu phẩm :
- Sau khi diễn tiểu phẩm xong, GV tổ chức cho lớp thảo luận các câu hỏi
xung quanh tiểu phẩm .
+ Vì sao chị Nhà Trò lại run rẩy, sợ hãi ?

+ Nghe chuyện, anh Dế Mèn có thái độ gì ?
+Vì sao, có lúc Dế Mèn hơi do dự ?
+ Hành động của Dế Mèn như thế nào trước bọn nhện độc quá hung hãn ?
+ Em có suy nghĩ gì trước việc làm của anh Dế Mèn ?
4/ Tổng kết, đánh giá :
- Cả lớp bình chọn diễn viên xuất sắc nhất.
- GV tổng kết, căn dặn HS hãy học tập tấm gương dũng cảm của anh Dế
Mèn.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Hoạt động tập thể

Tiết 8: Kết bạn cùng tiến
N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
I/ Mục tiêu :
- Thông qua việc “ Kết bạn cùng tiến” gd HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia
sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường.
- GD HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Sưu tầm những câu chuyện về “ Đôi bạn cùng tiến”.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
- GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của việc “kết bạn cùng tiến” trước 1 tuần.

- Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến” tổ
chức vào buổi sinh hoạt lớp sắp tới :
+ Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, báo chí,
đài truyền hình, mạng internet…
+ Cùng với bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm học này
và trình bày trên giấy HS, có trang trí đẹp. VD :
Đôi bạn cùng tiến : Trịnh Thị Anh Thư và Trần Thị Ngọc Hân
Trong năm học : 2011-2012
Chúng tôi sẽ cùng nhau phấn đấu:….
Kí tên :
- Gv có thể tham gia cố vấn cho các đôi bạn.
- Cử người điều khiển chương trình.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ về chủ đề bạn bè.
2/ Ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến”.
- MC tuyên bố, giới thiệu chương trình
- Các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt tự giới thiệu trước lớp về
hướng phấn đấu, giúp đỡ nhau của mình.
- MC mời các bạn kể chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” đã sưu tầm.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
3/ Nhận xét - Đánh giá :
- GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiens”.
Chúc các đôi bạn trong lớp đạt được chỉ tiêu phấn đấu của mình đặt ra.

Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Hoạt động tập thể
N¨m häc 2013-2014



Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Tham gia các hoạt động nhân đạo
I/ Mục tiêu :
- HS hiểu : Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên,
cần thiết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- HS có ý thức và hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo
theo khả năng của mình.
- GD HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương, cả
nước.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
- GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của hoạt động nhân đạo và phat động phong
trào HS thi đua tham gia hoạt động này trước 1 tuần.
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp khả năng mình( có thể sách,
vở, quần áo cũ…)
- Đóng gói quà cá nhân hoặc tổ.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ
- Cử người dẫn chương trình
- Chuẩn bị tờ giấy rooki lớn để cả lớp dán tranh ảnh thông tin sưu tầm về
hoạt động nhân đạo.
Bước 2 : Lễ quyên góp, ủng hộ :
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, giới thiệu Ban tổ chức.
- Văn nghệ chào mừng.
- MC lần lượt mời từng cá nhân, đại diện nhóm, tỏ lên trao quà ủng hộ.
- Đại diện HS phát biểu cảm tưởng.

- Trưởng ban tổ chức cám ơn tấm lòng hảo tâm của các HS trong lớp và
thông báo món quà này sẽ quyên góp cho trường.
- Giới thiệu một số hoạt động nhân đạo của trường, địa phương, cả nước.
- Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
Bước 3 : Nhận xét - Đánh giá :
- GV khen ngợi sự thành công của buổi lễ
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Hoạt động tập thể
Chủ đề : Biết ơn thầy giáo, cô giáo
N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Viết thư, gửi thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ.
I/ Mục tiêu :
- Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng thầy và trò.
- HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy cô giáo.
- HS yêu trường, yêu lớp, thích đi học.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, KN ra quyết định
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Sưu tầm các bức thư hay gửi thầy cô giáo
- Các câu chuyện về tình thầy trò.
- Các bài hát ca ngợi thầy cô, trường lớp.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :

- GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của bài học trước 1 tuần.
- HD HS sưu tầm các bức thư hay gửi thầy cô giáo.
- HD HS sưu tầm ca dao, tục ngữ về người thầy, các câu chuyện về tình thầy
trò.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Xây dựng chương trình hoạt động trong 1 tiết.
Bước 2 : Tiến hành :
- Cả lớp hát bài “bụi phấn”.
- Liên hệ :
+ các em đã bao giờ có cử chỉ, hành động hoặc lời nói thẻ hiện tình cảm
yêu quý thầy cô giáo chưa? Lúc đó thái độ của thầy cô giáo ra sao?
+ Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý của thầy cô giáo
chưa? Tâm trạng của em lúc đó ra sao?
- GV đọc cho HS nghe một vài bức thư gửi thầy cô giáo.
- HD HS viết thư, gửi thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ.
- HS viết thư hoặc làm thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ.
- Một số HS lên đọc thư đã viết.
Bước 3 : Nhận xét - Đánh giá :
- GV khen ngợi HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với các
thầy cô giáo cũ .
- HS hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ về tình cảm thầy trò.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Hoạt động tập thể
Giao lưu tìm hiểu về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
N¨m häc 2013-2014



Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày

Nhà giáo Việt Nam
- GD HS thêm yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Các sách báo, tài liệu, tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam
- Phần thưởng cho các đội thi.
III/ Cách tiến hành :
1/ Bước 1 :
- GV phổ biến bài học trước 2 tuần cho HS nắm :
- Kế hoạch tổ chức giao lưu
Thể lệ cuộc giao lưu : thành lập các đội tham gia giao lưu giữa các tổ
- Nội dung thi :
+ các thông tin có liên quan đến ngày 20-11
+ các thông tin có liên quan đến ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
+ Các hoạt động về ngày nhà giáo VN.
- Các giải thưởng : I, II, III, KK, thưởng từng mặt.
Bước 2 :
- Các tổ thành lập đội thi.
- HD HS sưu tầm, thu thập các tư liệu cần thiết về ngày 20-11.
- Các tổ luyện tập tiết mục văn nghệ.
- Chọn người dẫn chương trình : 1 nam, 1 nữ
- Ban giám khảo họp cách chấm điểm.
Bước 3 : Tổ chức hội thi :

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Trưởng Ban tổ chức đọc khai mạc, giới thiệu ý nghĩa ngày 20-11.
- Giới thiệu BGK và các đội thi
- Tiến hành giao lưu
- Nội dung giao lưu ( chào hỏi, giới thiệu về đội mình, các thành tích học
tập, biểu diễn một tiết mục văn nghệ, trả lời câu hỏi của MC)
Bước 4 : Công bố kết quả và trao giải :
- Trưởng Ban tổ chức công bố tổng số điểm và thông báo KQ hội thi.
- Trao giải thưởng cho các đội.
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Hoạt động tập thể
N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Hát về thầy cô giáo em
I/ Mục tiêu :
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong học tập
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Chuẩn bị sân khấu
III/ Cách tiến hành :
1/Bước 1 :

- GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của bài học trước 1 tuần.
- Nội dung và thể loại: đơn ca, tốp ca, song ca, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm có
nội dung : Ca ngợi công ơn của thầy cô giáo
+ Ca ngợi tình thầy trò
+ Nói về tình cảm với lớp, trường.
+ Ca ngợi về tình bạn.
+ Các bài hát nói về hoạt động Đội thiếu niên tiền phong.
- Thành lập Ban tổ chức hội diễn.
- Các tổ xây dựng chương trình biểu diễn.
- Các tổ tiến hành luyện tập.
2/ Bước 2 : Duyệt các tiết mục văn nghệ của các tổ:
- Chuẩn bị sân khấu và các phương tiện phục vụ các tiết mục.
- Lựa chọ MC : 1 nam, 1 nữ
- MC hướng dẫn các đội văn nghệ của các tổ lần lượt biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Ban tổ chức duyệt và công bố các tiết mục văn nghệ được tham gia diễn.
3/ Bước 3 :
- Ban tổ chức xây dựng chương trình hội diễn.
- Ban tổ chức tổng duyệt các tiết mục lần cuối.
- Chuẩn bị biểu diễn : Sân khấu, trang trí băng rol, các phương tiện phục vụ cho các tiết
mục.
- Bố trí chỗ ngồi cho các đội
- Chuẩn bị quà tặng và hoa.
4/ Bước 4 : Công diễn :
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Trưởng ban tổ chức lên khai mạc buổi biểu diễn.
- Trình diễn các tiết mục văn nghệ
- Kết thúc buổi biểu diễn MC mời các đại biểu lên tặng hoa và quà cho các diễn
viên, các tiết mục đặc sắc.
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………

Hoạt động tập thể
N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Ngày hội môi trường
I/ Mục tiêu :
- Nâng cao nhận thức về môi trường và BVMT cho HS
- Góp phần thay đổi nhận thức của HS về môi trường và trách nhiệm

BVMT.
- Thực hiện giữ gìn, BVMT ở nhà, ở trường và nơi công cộng.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tổ chức hoạt động.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Các trò chơi môi trường lứa tuổi tiểu học.
III/ Cách tiến hành :
1/ Bước 1 :Chuẩn bị
- GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của bài học trước 1 tuần.
- Thành lập Ban tổ chức, ban giám khảo
- Hướng dẫn HS thu thập thông tin, tư liệu về môi trường.
- Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ, luyện tập nội dung tham gia ngày hội môi
trường.
- Ban tổ chức chuẩn bị địa điểm tổ chức, trang trí sân khấu.
- Ban tổ chức chuẩn bị các nội dung thi.
- Lựa chọn MC điều khiển chương trình.
2/ Bước 2 : Ngày hội môi trường :

1/ ca nhạc chào mừng
2/ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, khách mời.
3/ Trưởng ban tổ chức phát biểu khai mạc ngày Hội, công bố nội dung, giới thiệu
thành phần giám khảo.
Nội dung 1 : Thi tiết mục văn nghệ về chủ đề BVMT
Nội dung 2 : Thi thiết kế thời trang thân thiện với môi trường.
Nội dung 3 : Thi vẽ tranh về chủ đề BVMT.
Nội dung 4 : Thi làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các đồ vật đã qua sử dụng.
4/ Các tổ thi theo các nội dung đã đăng kí.
3/ Bước 3 : Tổng kết và trao giải thưởng :
- Trưởng Ban giám khảo công bố kết quả, trao giải thưởng cho các đội.
- Văn nghệ chào mừng: “Ngày hội môi trường”
- Tuyên bố bế mạc.
- Kết thúc buổi biểu diễn MC mời các đại biểu lên tặng hoa và quà cho các diễn
viên, các tiết mục đặc sắc.
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
……………………………………………………..…………………………

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Chủ đề : Uống nước nhớ nguồn
Bài 13 : Giao lưu tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội nhân dân VN
và ngày Quốc phòng toàn dân 22-12
(Theo hình thức giải ô chữ)

I/ Mục tiêu :
- Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân VN và ngày Quốc
phòng toàn dân 22-12.
- GD các em lòng biets ơn đối với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng, liệt sĩ và tự hào về
truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội nhân dân VN anh hùng.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Bảng, kẻ ô chữ
- Cờ báo hiệu trả lời của các đội.
III/ Cách tiến hành :
1/ Bước 1 :Chuẩn bị
- GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của bài học trước 1 tuần.
- Hướng dẫn HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về ngày
TLQĐNDVN.
- Nội dung : Tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật anh hùng dân tộc, anh hùng cách
mạng theo hình thức giải ô chữ.
- GV nói luật chơi, cách chơi cho các đội biết trước
- Cử Ban giám khảo : 4 HS làm giám khảo(1 trưởng ban, 1 thư kí, còn lại thành viên)
- GVCN làm cố vấn cho các câu hỏi khó.
- Cử người làm MC.
- Phân công các tiết mục văn nghệ
2/ Bước 2 : Tổ chức cuộc thi :
- Ổn định tổ chức ( Hát)
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi
- GT ban giám khảo, phổ biến luật chơi
- MC đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội lựa chọn( Xem tài liệu
trang 48)
3/ Bước 3 : Tổng kết và trao giải thưởng

- Ban giám khảo hội ý đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ các đội.
- Biểu diễn văn nghệ trong lúc BGK hội ý.
- Công bố kết quả cuộc thi, mời các đội lên nhận giải thưởng.
- MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia, tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………..…………………………..……………
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 12 :
N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Chủ đề : Uống nước nhớ nguồn
Bài 14 : Giao lưu với các cựu chiến binh ở địa phương
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ và những truyền
thống vẻ vang của Quân đội nhân dân VN.
- GD các em lòng yêu quê hương, đất nước và tự hào về những truyền thống vẻ vang, anh
hùng của Quan đội nhân dân VN.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Micro, âm li, loa.
III/ Cách tiến hành :
1/ Bước 1 :Chuẩn bị :
Đối với GV :
- Thông báo cho cả lớp về nội dung buổi nói chuyện, thời gian, địa điểm tổ chức.
- Liên hệ với các cựu chiến binh tại địa phương.

- Định hướng cho đại biểu chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh, sơ đồ…
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận liên quan đến chủ đề.
- Cử người dẫn chương trình
- Phân công trang trí
- Phân công tặng phẩm cho các đại biểu
- Phân cong văn nghệ
Dự kiến đại biểu mời.
Đối với học sinh :
- Tích cực chủ động tham gia các tiết mục được phân công
2/ Bước 2 : Tiến hành buổi giao lưu :
- Ổn định tổ chức ( Hát)
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình giao lưu
- MC mời HS trong lớp nêu các câu hỏi, các cựu chiến binh trả lời.
- Đại biểu trả lời câu hỏi, giải thích, kể chuyện,… theo yêu cầu. Có thể hỏi lại HS
trong lớp.
- Biểu diễn văn nghệ.
3/ Bước 3 : Kết thúc buổi giao lưu :
- Đại diện HS phát biểu ý kiến, cảm ơn và tặng hoa cho các đại biểu cựu chiến
binh.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt noi gương anh bộ
đội Cụ Hồ.
- Kết thúc buổi giao lưu.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………..…………………………..……………
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 12 :
Chủ đề : Uống nước nhớ nguồn

Bài 15 : Em làm công tác Trần Quốc Toản
I/ Mục tiêu :

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
- Giúp HS biết được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản.
- Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức; tham gia tích cực vào các hoạt động
tập thể mang tính xã hội do chi đội và liên đội nhà trường tổ chức, phát động.
- GD các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở
thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực
hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời 2/1948 đến nay.
III/ Cách tiến hành :
1/ Bước 1 :Chuẩn bị :
*Đối với GV :
- Phối hợp với chi đoàn, liên đội nhà trường, GV-Tổng phụ trách và chính quyền
địa phương tổ chức các hoạt động như /; Chăm sóc công trình măng non, chăm sóc nghĩa
trang liệt sĩ, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng…
- Thành lập Ban tổ chức thực hiện phong trào Trần Quốc Toản gồm : GVCN, Đại
diện cha mẹ HS, Ban chỉ huy Chi đội, Tổ trưởng trong lớp.
- Ban tổ chức họp và phân công nhiệm vụ.
- Hướng dẫn HS sưu tầm, thu thập tư liệu, tranh ảnh, bài viết về các hoạt động của
phong trào TQT do Chi đội phụ trách.
- Dự kiến đại biểu mời.
*Đối với học sinh :

- Tham gia tích cực vào phong trào em làm công tác TQT do chi đội phụ trách.
- Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về hoạt động của p/t theo suej hướng dẫn của Ban tổ
chức.
2/ Bước 2 : Tổ chức thực hiện :
*Phát động phong trào :
- Buổi phát động tổ chức trong lớp.
- MC Ổn định tổ chức ( Hát)
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào TQT.
*Tiến hành hoạt động :
1/ Thăm nghĩa trang liệt sĩ( Sau khi nói về hoàn cảnh ra đời của phong trào TQT)
- Đại diện Ban tổ chức hướng dẫn các em thăm nghĩa trang.
- Hướng dẫn các em xếp hàng trước đài tưởng niệm
- Đại diện HS lên đặt hoa trên đài tưởng niệm(1 phút tưởng niệm)
- HS chia nhóm thăm các khu vực của nghĩa trang
- Làm cỏ, dọn vệ sinh, trồng hoa mộ liệt sĩ.
2/ Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng ở địa phương
- Các em đến thăm tặng quà cho các GĐ thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng.
- Giúp đờ bằng việc làm cụ thể : quét dọn nhà cửa, sân vườn, xách nước, giặt
quần áo,…
3/ Bước 3 : Tổng kết, đánh giá hoạt động :
- Ban tổ chức tiến hành tổng kết, tuyên dương các em tích cực tham gia phong
trào.
- Nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng việc làm cụ thể.

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Rút kinh

nghiệm : ..............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 01 :
Chủ đề : Ngày tết quê em
Bài 16 : Tiểu phẩm “Táo quân chầu trời”
I/ Mục tiêu :
- HS hiểu ý nghĩa của ngày ông Công, Ông Táo chầu trời.
- HS biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm”Táo quân chầu trời” mang
ý nghĩa GD con người.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Kịch bản “ Táo quân chầu trời”
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
- GV phổ biến kịch bản cho đội kịch của lớp trước 1 tuần.
- Nội dung kịch bản ( xem tài liệu HĐNGLL trang 55)
Đội diễn kịch gồm 3 HS, cụ thể :
+ Vai Ngọc Hoàng
+ Vai Thái Bạch Kim Tinh
+ Vai Táo GD
- HS tập diễn tiểu phẩm và chuẩn bị đạo cụ cần thiết.
- Cử người điều khiển chương trình.
2/ Luyện tập :
- GV cung cấp tiểu phẩm
- Các nhóm tự phân vai nhân vật, phân công làm đạo cụ

- HS tập tiểu phẩm
- Đăng kí thành viên cho Ban tổ chức
3/ Tiến hành cuộc thi :
- Ban tổ chức niêm yết biểu điểm chấm thi :
+ Hình thức đạo cụ đẹp, trên mũ thể hiện rõ tên của táo quân
+ Lời nói rõ ràng, hóm hỉnh, phù hợp nhân vật:
+ Diễn xuất sáng tạo
Nội dung ngắn gọn, có ý nghĩa.
- Phát biểu điểm cho Ban giám khảo
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình cuộc thi
- Giới thiệu Ban tổ chức, Ban giám khảo.
- Các đội trưởng lên bốc thăm thứ tự trình diễn
- Các đội lên trình diễn theo thứ tự.
- Cả lớp bình chọn cá nhân trình diễn xuất sắc.
4/ Nhận xét, đánh giá :
- Ban tổ chức mời HS nói đội trình diễn mà mình thích? Vì sao?
5/ Trao giải thưởng :

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
- Thư kí đọc kết quả cuộc thi, mời các đội lên nhận giải thưởng.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi..
Rút kinh
nghiệm : ..............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............

Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 01 :
Chủ đề : Ngày tết quê em
Bài 17 : Ngày hội khéo tay hay làm
I/ Mục tiêu :
- HS biết làm và trưng bày một số sản phẩm mang nét đặc trưng của tết truyền
thống.
- GD HS ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Biết quan tâm đến
mọi người, mọi việc trong gia đình và quý trọng những sản phẩm do mình
làm ra.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Các tranh ảnh về hoa dào, hoa mai.
- Giấy màu, kéo, keo dán để làm hoa.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
- GV phổ biến cho lớp trước 1 tuần.
- GV giới thiệu về ngày tết cổ truyền.
- Mỗi tổ chọn và làm một cây hoa đào hay hoa mai vàng.
- Tổ trưởng chuẩn bị phân công các bạn chuẩn bị vật liệu.
- HS sưu tầm tranh ảnh về hoa đào, hoa mai.
2/ GV hướng dẫn học sinh làm hoa :
* Gập và cắt hoa 5 cánh :
- GV ôn lại cho HS cách cắt hoa 5 cánh đã học ở lớp 3
+ Tạo các đường dấu để gập
+ Gập, chia cánh hoa
+ Cắt cánh hoa.
* Kết bông hoa

- Làm từng lớp hoa :
+ Dùng que đũa vuốt nhẹ vào cánh hoa làm cho cánh hoa cong lên.
- làm bông hoa :
+ Đặt và dán các lớp hoa chồng lên nhau( 2-3 lớp)
- Làm nhị hoa : lấy giấy trắng để cắt thành nhị hoa rồi dán vào bông hoa
* Gắn hoa vào cành
- Tùy theo cành hoa, dán số lượng các bông hoa cho cân đối, đẹp mắt.
3/ HS hoàn thành sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm về vị trí quy định
4/ Nhận xét, đánh giá :

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
-

Cả lớp quan sát, bình chọn và đánh giá các sản phẩm. GV khen ngợi những HS
khéo léo. Tuyên bố kết thúc hội thi
Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 02 :
Chủ đề : Em yêu tổ quốc Việt Nam
Bài 18 : Giao lưu tìm hiểu về Đảng
( Theo hình thức rung chuông vàng)
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền

thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của
Đảng.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi liên quan đến chủ đề cuộc thi
- Micro, loa, âm li, bảng ghi đáp án.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
* Đối với GV :
- Giới thiệu chủ đề và nội dung giao lưu tìm hiểu về Đảng.
- Thể lệ :
+ Thí sinh ngồi đúng vị trí, không nhắc nhở nhau.
+ Sau khi MC nêu câu hỏi xong, thí sinh viết nhanh câu trả lời ra bảng con trong
vòng 30s, hết thời gian thì giơ bảng lên.
+ nếu sau 30s không có đáp án coi như bị loại, trả lời sai cũng bị loại.
+ Cứu trợ chỉ được thực hiện khi trên sàn đấu còn 7-10 thí sinh trở xuống.
+ GV CN cứu trợ và chọn thí sinh vào thi tiếp.
+Số lượng câu hỏi chính khoảng 15 câu. Hết 5, 10, 15 thí snh nghỉ giải lao xen
vào văn nghệ.( tham khảo tài liệu trang 68)
+ Soạn câu hỏi phụ dành cho khán giả.
+ Cử ban giám khảo ( GVCN, lớp trưởng..)
- GVCN làm ban cố vấn
- Cử MC.
* Đối với HS : Chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công
2/ Tổ chức cuộc thi :
- Ổn định tổ chức
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình.

- Giới thiệu ban giám khảo
- Phổ biến thể lệ cuộc giao lưu.
- MC lần lượt đọc các câu hỏi, thí sinh ghi câu trả lời ra bảng, trả lời sai hoặc
không có đáp án rời khỏi sàn thi đấu.

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
3/ Tổng kết- đánh giá-trao giải thưởng :
Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội
- Trong tg BGK hội ý MC dẫn chương trình văn nghệ.
- Công bố kết quả, trao giải thưởng
Rút kinh
nghiệm : ..............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 02 :
Chủ đề : Em yêu tổ quốc Việt Nam
Bài 19 : Giao lưu văn nghệ mừng Đảng-mừng xuân
I/ Mục tiêu :
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm, điệu múa…xoay
quanh chủ đề” Mừng Đảng-mừng xuân”
- Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu quê hương đất nước và
tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.

III/ Tài liệu và phương tiện :
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm, điệu múa..ca ngợi Đảng, ca ngợi
vẻ đẹp của quê hương đất nước của mùa xuân.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
* Đối với GV :
- GV phổ biến yêu cầu của cuộc thi để HS nắm.
- Hình thức thi : Mỗi tổ cử 1 đội 5-7 người thi đấu với nhau.
- Cử MC
+ Soạn câu hỏi, câu đố, trò chơi…về chủ đề mùa xuân va đáp án, lựa chọn các câu
hỏi phụ dành cho khán giả.
+ Cử ban giám khảo ( GVCN, lớp trưởng..), thư kí.
- Tiêu chí chấm điểm ; theo thang điểm 10
+ Trả lời đúng câu hỏi 5 đ
+ Biểu diễn tự nhiên, kết hợp động tác hợp lí 3 đ
+ Thực hiện đúng và đủ yêu cầu của MC 2đ.
+ Giải thưởng : I, II, III,KK đồng đội và I cá nhân
* Đối với HS : Chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công
2/ Tổ chức cuộc thi :
- Ổn định tổ chức
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình.
- Giới thiệu ban giám khảo
- Phổ biến thể lệ cuộc giao lưu.
- MC lần lượt đọc các câu hỏi, Các đội có tín hiệu trả lời. nếu 2 đội không có trả
lời quyển thuộc về khán giả.
- BGK chấm điểm theo thang điểm 10 bằng thẻ.

N¨m häc 2013-2014



Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
- Sau mỗi tiết mục biểu diễn xong, MC yêu cầu BGK đánh giá, MC đọc to lên, thư
kí ghi lại kết quả.
3/ Tổng kết- đánh giá-trao giải thưởng :
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội
- Trong tg BGK hội ý MC dẫn chương trình văn nghệ.
- Công bố kết quả, trao giải thưởng, tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 02 :
Chủ đề : Em yêu tổ quốc Việt Nam
Bài 20 : Thi hùng biện về chủ đề “ Việt Nam-Tổ quốc em”
I/ Mục tiêu :
- HS trình bày được sự hiểu biết của mình về các danh lam thắng cảnh, về
truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh xây dựng và BVTQ VN.
- Rèn đức tính tự tin,mạnh danjkhi trình bày một vấn đề trước tập thể.
- GD các em tình yêu quê hương, đất nước ; tự hào về những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc VN anh hùng.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, sách báo, truyện kể, các bài thơ, ca dao, tục ngữ…
ca ngợi đất nước, con người VN.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
* Đối với GV :

- GV phổ biến yêu cầu của cuộc thi để HS nắm trước 1 tuần.
- Nội dung thi : thi hùng biện về chủ đề “ VN-Tổ quốc em”
- Hình thức thi : thi cá nhân hoặc đội, nhóm
- Nếu thi cá nhân thì có những tiết mục văn nghệ xen kẽ.
- nếu thi theo đội, nhóm cần có những nọi dung sau :
Phần 1: Chào hỏi( GT về đội)
Phần 2 : Phần thi diễn thuyết : Đại diện đội cử ra một cá nhân diễn thuyết theo nội dung
đã thống nhất, hoặc nối tiếp nhau diễn thuyết.
Phần 3 : các nhóm diễn tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm về chủ đề “VN-TQ em”
- Thời gian theo nhóm : 12-15 phút
- Tiêu chí chấm điểm ; theo thang điểm 10
Phần 1: 2,5đ( nd hấp dẫn, sinh động)
Phần II : 5 đ ( nd sinh động, hấp dẫn)
Phần III : 2,5 đ ( ND biểu diễn sinh động)
+ Giải thưởng : I, II, II,KK tập thể và I cá nhân( người hùng biện hay nhất)
* Đối với HS : Chủ động đăng kí tiết mục với ban tổ chức
2/ Tổ chức cuộc thi :
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông qua nội dung chương trình.
- Giới thiệu ban giám khảo, phổ biến thể lệ cuộc thi.
- MC mời các đội tiến hành bốc thăm để chọn thứ tự dự thi.
- Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi của đội mình.

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
- BGK chấm điểm theo thang điểm 10 bằng thẻ.
- Sau mỗi tiết mục biểu diễn xong, MC yêu cầu BGK đánh giá, MC đọc to lên, thư
kí ghi lại kết quả.
3/ Tổng kết- đánh giá-trao giải thưởng :

- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội
- Trong tg BGK hội ý MC dẫn chương trình văn nghệ.
- Công bố kết quả, trao giải thưởng, tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Rút kinh
nghiệm : ..............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 02 :
Chủ đề : Em yêu tổ quốc Việt Nam
Bài 21 : Thi các trò chơi dân gian
I/ Mục tiêu :
- HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian
- Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp Tết, lễ hội,giờ ra chơi.
- Rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo
- GD tinh thần đoàn kết, tính tập thể trong khi chơi.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Tuyển tập các trò chơi dân gian
- Sưu tầm các trò chơi qua sách,. Báo
- Dụng cụ , PT liên quan đến trò chơi.
III/ Cách tiến hành :
1/ Chuẩn bị :
* Đối với GV :
- GV phổ biến yêu cầu của cuộc thi để HS nắm trước 1 tuần.
- Nội dung thi : thi các trò chơi dân gian
- Hình thức thi : Mỗi tổ cử ra 5-7 em thi đấu với tổ khác.

- Thành lập ban tổ chức cuộc thi : GVCN, lớp trưởng…
- Yêu cầu trò chơi cần đơn giản, dễ chơi, không chuẩn bị nhiều.
- Các giải thưởng : I, II tập thể, I cá nhân.
- Tiêu chí chấm điểm : Gv lựa chọn 4-5 phần thi. Sau các phần thi đội nào có số
điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
* Đối với HS :
- Phân công trang trí, kê bàn ghế…
- Chuẩn bị văn nghệ, chọn MC.
- Các đội chơi đăng kí trò chơi với ba tổ chức.
2/ tiến hành cuộc thi :
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông qua nội dung chương trình.
- Giới thiệu ban giám khảo, phổ biến thể lệ cuộc thi.
- MC mời các bạn văn nghệ mở đầu.
- Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi của đội mình.

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
- Sau mỗi trò chơi xong, MC yêu cầu BGK đánh giá, MC đọc to lên, thư kí ghi lại
kết quả.
3/ Tổng kết- đánh giá-trao giải thưởng :
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội
- Trong tg BGK hội ý MC dẫn chương trình văn nghệ.
- Công bố kết quả, trao giải thưởng, tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..


Tháng 03 :
Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo
Bài 22 : Vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ, chị em gái
I/ Mục tiêu :
- HD HS vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái
nhân dịp ngày Quốc Tế phụ nữ 8/3.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Bìa màu khổ A4, bút màu, giấy vẽ..
III/ Cách tiến hành :
- Mở đầu GV nêu câu hỏi : Sắp đến 8/3 rồi, các em có muốn tặng quà cho bà,
mẹ và các chị em gái ở nhà không? Các em muốn tặng quà gì?
- HS kể các món quà các em sẽ tặng
- GV gới thiệu : Hôm nay thầy sẽ HD các em cách làm bưu thiếp hoặc vẽ tranh
để tặng bà, mẹ và chị em gái nhân dịp 8/3.
- GV hd HS cách làm bưu thiếp :
+ Gập đôi tờ bìa màu.
+ Mặt ngoài tờ bìa dùng bút màu vẽ đường diềm. Các em cần tang trí bưu thiếp
bằng màu sắc, các hình vẽ hình vẽ những loài cây, loài hoa, hoặc con thú, đồ
vạt…phụ nữ yêu thích.
+ Mặt trong có thể vẽ đường diềm và trang trí nhưng cần để khoảng trắng để ghi
dòng chữ tặng bà, mẹ, chị em gái.
+ VD : Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! con sẽ mãi là con ngoan của mẹ.
Cháu chúc bà mạnh khỏe, sống lâu.
- Gv cũng có thể HD HS vẽ tranh để tặng bà, mẹ và chị em gái. ND tranh vẽ
có thể là một bó hoa, một bông hoa, một con vật đáng yêu hay một thứ gì đó
mà em muốn tặng. ND tranh cũng có thể là cảnh ngôi nhà của gia đình em,
cảnh sinh hoạt đàm ấm của gia đình em, hoặc chân dung của người mình

tặng. Tranh vẽ nên có lời ghi bên dưới tranh.
- Cuối cùng, HD cách tặng tranh vẽ, bưu thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái
- GV : Món quà có ý nghĩa nhát đối với bà,mẹ, chị em gái chính là thành tích
học tập tốt của các em đó.
3/ Tổng kết- đánh giá :
- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS.

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
- Dặn dò chuẩn bị bài tuần sau.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 03 :
Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo
Bài 23 : Chúc mừng ngày hội của cô giáo và các bạn gái
I/ Mục tiêu :
- Hs biết được ý nghĩa ngày Quốc Tế phụ nữ 8/3.
- HS thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng quý mến các
bạn gái trong lớp, trong trường.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Các bài thơ,bài hát về phụ nữ, về ngày 8/3.
- Lời chúc mừng các bạn gái.
III/ Cách tiến hành :

Bước 1 : Chuẩn bị :
- Trước 1 tuần các HS nam bàn kế hoạch về ngày 8/3.
- Trang trí lớp học :
- Viết hàng chữ trên bảng bằng phấn màu : “Chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ
8/3”
- Bàn GV trải khăn, bày lọ hoa.
- Kê bàn hình chữ u
- Có thể mời trước 2 ngày bằng giấy mời hoặc nói miệng.
Bước 2 : Chúc mừng cô giáo và các bạn gái :
- Các bạn nam sẽ đứng trước lớp mời các bạn nữ vào ngồi trong lớp.
- Đại diện bạn nam tuyên bố lí do, đồng thanh hô : Chúc mừng ngày 8/3
- Lần lượt từng em nam lên chúc mừng ngắn bằng một câu và tặng hoa cho cô
giáo, các bạn nữ.
- Cô giáo và các HS nữ nói lời cảm ơn các bạn nam.
- Tiếp theo là liên hoan văn nghệ. Các em nam sẽ hát, đọc thơ, kể chuyện,trình
diễn tiểu phẩm,… về chủ đềngày 8/3. các bạn nữ cũng tham gia văn nghệ với
các bạn nam.
- Kết thúc, cả lớp sẽ cùng hát tập thể bài hát” Lớp chúng ta đoàn kết”.
3/ Tổng kết- đánh giá :
- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS.
- Dặn dò chuẩn bị bài tuần sau.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..


Tháng 03 :
Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo
Bài 24 : Giao lưu nữ sinh xuất sắc
I/ Mục tiêu :
- Tạo cơ hội cho các nữ sinh xúât sắc được gặp gỡ, giao lưu, tự khẳng định mình.
- Động viên khuyến khích các em nữ sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên
về mọi mặt
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu và phương tiện :
- Cờ hoa, khẩu hiệu, máy ảnh
- Câu hỏi thi phần kiến thức, ứng xử.
III/ Cách tiến hành :
Bước 1 : Chuẩn bị :
- Thành lập Ban tổ chức, xây dựng chương trình giao lưu.
- Các tổ bình chọn nữ sinh xuất sắc của tổ mình theo tiêu chí :
+ Đạt danh hiệu HS giỏi HKI
+ Đạo đức tốt, được bạn bè yêu mến.
- Ban tổ chức tập hợp danh sách các nữ sinh xuất sắc, mời tham gia buổi giao
lưu.
- Các nữ sinh xuất sắc dăng kí tham gia các phần thi.
- Trang trí địa điểm giao lưu.
- Chuẩn bị khẩu hiệu : “Chào mừng các bạn nữ sinh xuất sắc”
Bước 2 : Giao lưu :
- Chương trình giao lưu gồm 5 phần chính .
1/ Phần chào hỏi, giới thiệu
- Các nữ sinh sẽ lần lượt giới thiệu đôi nét về bản thân.
2/ Phần tôn vinh các nữ sinh xuất sắc :
Ban tổ chức tặng hoa và đeo dải băng : Nữ sinh xuất sắc”

3/ Phần thi kiến thức :
- MC sẽ nêu câu hỏi về chủ đề phụ nữ VN, ai giơ ay trước sẽ được phát biểu,
đúng thì được 1 điểm, trả lời sai không được điểm.
4/ Phần thi tài năng :
- các nữ sinh tự do thể hiện năng khiếu của mình : Hát, múa, đọc thơ, biểu diễn
võ thuật, vẽ tranh, nhảy hip hop… Điểm tính từ 0-5 đ
5/ Phần thi ứng xử :
- Các nữ sinh lần lượt bốc thăm và trả lời câu hỏi sau 5 phút chuẩn bị.
- Kết thúc, cả lớp sẽ cùng hát tập thể bài hát” Lớp chúng ta đoàn kết”.
Bước 3 : Tổng kết- đánh giá, trao giải :
- Ban giám khảo công bố giải thưởng cho từng phần thi, bao gồm :
-Giải nữ sinh có kiến thức uyên bác
- Giải nữ sinh tài năng nhất
- Giải nứ sinh ứng xử hay nhất.
- Các đại biểu lên tặng hoa và phần thưởng.
- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS, dặn dò chuẩn bị bài tuần sau.

N¨m häc 2013-2014


Gv: NguyÔn ThÞ Minh Thu – Líp 5E – Trêng TiÓu häc S¬n §«ng
Rút kinh
nghiệm : ..............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............
Thứ………, ngày…. Tháng…. năm………..

Tháng 03 :
Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo

Bài 25 : Hội trại 26-3
I/ Mục tiêu :
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày Thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản HCM ;
có ý thức phấn đấu vươn lên đoàn.
- Phát triển các kĩ năng cắm trại, trang trí trại và kĩ năng hoạt động tập thể.
II/ Quy mô hoạt động :
- Tổ chức theo quy mô lớp.
- III/ Tài liệu và phương tiện :
- Lều bạt, dây cọc… để dựng trại.
- Đồ ăn uống, pt thi đấu các trò chơi dân gian
- Phần thưởng…
III/ Cách tiến hành :
Bước 1 : Chuẩn bị :
- Ban tổ chức xây dựng kế hoạch Hội trại và phổ biến cho lớp nắm.
- Địa điểm : Sân trường
- Các nhóm chuẩn bị dụng cụ cần thiết để dựng trại, nội dung giao lưu các
nhóm khác.
Bước 2 : Tiến hành hội trại :
- Chương trình Hội trại gồm 3 phần chính .
1/ Thi cắm trại và trang trí trại
- Các tổ nhận địa điểm cắm trại
- Tiến hành dựng trại trên phần đất đã được phân công và trang trí trại.
- Ban tổ chức chấm thi theo tiêu chí :
+ Trại dựng chắc chắn, đúng quy cách, đảm bảo thời gian quy định
+ Trại được trang hoàng đẹp, sáng tạo và có ý nghĩa
2/ Giao lưu văn nghệ giữa các tổ với chủ đề “ Hướng lên đoàn”
3/ Thi các trò chơi dân gian như : kéo co, nhảy dây, đánh cờ, đá cầu…
Bước 3 : Tổng kết và bế mạc hội trại :
- Ban giám khảo công bố giải thưởng cho từng phần thi
- Các đại biểu lên tặng hoa và phần thưởng.

- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS, dặn dò chuẩn bị bài tuần sau.
- Tiến hành dỡ trại, thu dọn, vệ sinh…
Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

N¨m häc 2013-2014


×