Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu Luận Văn Hóa kinh doanh về vai trò của văn hóa kinh doanh trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thực tiễn tại TH TRUMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.35 KB, 43 trang )

Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

ĐỀ TÀI:
VAI TRỊ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH
TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN Ở TH
TRUEMILK
Nhóm 9:
1. Nguyễn Thị Hồi An
2. Phạm Thị Ngọc Ánh
3. Hồ Gia Bảo
4. Bùi Thị Kim Cúc
5. Cao Hồng Dương
6. Lê Năng Đạt
7. Nguyễn Kim Hảo
8. Đinh Hữu Hội
9. Lê Thảo Linh
10.Nguyễn Thị Hồng Nga
11.Nguyễn Văn Tồn

20130010
20120266
20140320
20122925
20140874
20112876
20123070
20106093
20132269
20132736
20144548



1
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

MỤC LỤC

2
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế đang phát triển, thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết hơn về
lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Vì
vậy, thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển
rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ti đa quốc gia.
Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được
khoảng 20-25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngồi.
Trước thực tế đó, sự xuất hiện của thương hiệu sữa TH True Milk đã tạo thêm
một điểm sáng cho ngành sữa Việt Nam, khi một quy trình chế biến sữa tươi
quy mơ lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Sự xuất hiện của sữa TH True
Milk được người tiêu dùng đón nhận nhiệt liệt trong giai đoạn thị trường sữa
gặp nhiều biến động. Đóng góp một phần khơng nhỏ cho sự thành công cua sữa
Việt Nam, Sự phát triển bền vững của công ty TH true milk được thể hiện như
thế nào và tầm quan tọng của văn hóa kinh doanh đối với sự phát triển bền vững

đó
Với chủ đề “VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA KINH DOANH TRONG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN Ở TH
TRUEMILK” nêu sau đây sẽ làm rõ vai trò của VHKD trong chiến lược kinh
doanh của cơng ty, Trong q trình thực hiện bài tiểu luận vẫn còn một số sai
sọt, mong được sự chỉ dẫn của thầy.

3
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA
Khái niệm Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Nhưng mãi đến
thế kỷ 17, nhất là nửa cuối thế kỷ 19 trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới
tập trung vào nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hóa rất đa
dạng và phức tạp, nó là một khái niệm có nhiều nghĩa, được dùng để chỉ những
khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tượng, tính chất và hình thức biểu hiện.
Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan
niệm xung quanh nội dung thuật ngữ văn hóa. Năm 1952, Koroeber và
Kluchohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hóa, cho đến nay con số này
chắc chắn đã tăng lên rất nhiều. Cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác, một vấn đề
có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy việc có nhiều khái
niệm văn hóa khác nhau khơng có gì đáng ngạc nhiên, trái lại càng làm vấn đề
được hiểu biết phong phú và toàn diện hơn. Theo nghĩa gốc của từ Tại phương
Tây, văn hóa – culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức)…
đều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai khoang, trồng trọt, trơng nom
cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus được mở rộng

nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát
triển mọi khả năng của con người. Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn
hóa bao hàm ý nghĩa văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con
người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng
đắn của nhà cầm quyền. Cịn chữ hóa trong văn hóa là việc đem cái văn (cái
đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời
sống. Vậy, văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa. Đường lối văn trị hay
đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hóa (văn hóa là văn trị
giáo hóa, là giáo dục, cảm hóa bằng điển chương, lễ nhạc, khơng dùng hình phạt
tàn bạo và sự cưỡng bức). Như vậy, văn hóa trong từ ngun của cả phương
Đơng và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng
nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng
có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Căn cứ vào
phạm vi nghiên cứu 2 Căn cứ vào đối tượng mà thuật ngữ “văn hóa” được sử
dụng để phản ánh – ba cấp độ nghiên cứu chính về văn hóa đó là:
- Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hóa là tổng thể nói chung những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Loài
người là một bộ phận của tự nhiên nhưng khác với các sinh vật khác, lồi người
có một khoảng trời riêng, một thiên nhiên thứ 2 do loài người tạo ra bằng lao
động và tri thức – đó chính là văn hóa. Nếu tự nhiên là cái nơi đầu tiên ni
sống con người, giúp lồi người hình thành và sinh tồn như khơng khí, đất đai…
4
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

thì văn hóa là cái nơi thứ hai – nơi ở đó tồn bộ đời sống vật chất và tình thần
của lồi người được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Nếu như con người
không thể tồn tại khi tách khỏi giới tự nhiên thì cũng như vậy, con người không

thể trở thành “người” theo đúng nghĩa nếu tách khỏi mơi trường văn hóa. Do
đó, nói đến văn hóa là nói đến con người – nói tới những đặc trưng riêng chỉ có
ở lồi người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người
nhằm hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới chân – thiện –
mỹ. Đó là ba giá trị trụ cột vĩnh hằng của văn hóa nhân loại. Cho nên, theo
nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó chỉ là
những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động
kinh tế, chính trị và xã hội. Như vậy, hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra
các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới
chân – thiện – mỹ và khả năng sáng tạo chân – thiện – mỹ trong đời sống.
- Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người.
Trong phạm vi này, văn hóa khoa học (tốn học, vật lý học, hóa học…) và văn
hóa nghệ thuật (văn học, điện ảnh…) được coi là hai phân hệ chính của hệ
thống văn hóa.
- Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hóa được coi như một ngành – ngành văn hóa –
nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác. Cách hiểu này
thường kèm theo cách đối xử sai lệch về văn hóa: Coi văn hóa là lĩnh vực hoạt
động đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của nhà nước và “ăn theo”
nền kinh tế. Trong ba cấp độ phạm vi nghiên cứu kể trên về thuật ngữ văn hóa,
hiện nay người ta thường dùng văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Loại trừ những
trường hợp đặc biệt và người nghiên cứu đã tự giới hạn và quy ước. Căn cứ theo
hình thức biểu hiện 3 Văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần, hay nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hóa bao gồm văn hóa
vật thể (tangible) và văn hóa phi vật thể (intangible). Các đền chùa, cảnh quan,
di tích lịch sử cũng như các sản phẩm văn hóa truyền thống như tranh Đơng Hồ,
gốm Bát Tràng, áo dài, áo tứ thân… đều thuộc loại hình văn hóa vật thể. Các
phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảng giá trị, các chuẩn mực đạo
đức của một dân tộc… là thuộc loại hình văn hóa phi vật thể. Tuy vậy, sự phân
loại trên cũng chỉ có nghĩa tương đối bởi vì trong một sản phẩm văn hóa thường
có cả yếu tố “vật thể” và “phi vật thể”. Điển hình như trong khơng gian văn hóa

cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, ẩn sau cái vật thể hữu hình của nó
gồm những cồng, những chiêng, những con người của núi rừng, những nhà sàn,
nhà rông mang đậm bản sắc… là cái vơ hình của âm hưởng, phong cách và quy
tắc chơi nhạc đặc thù, là cái hồn của thời gian, không gian và lịch sử. Như vậy,
khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần được sử
5
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của
mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái mỹ
trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiên và mơi trường
xã hội. Từ ý nghĩa đó, chúng ta rút ra được khái niệm về văn hóa như sau: “Văn
hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà lồi người tạo ra trong q
trình lịch sử”.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.2.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn hóa tham gia vào mọi q
trình hoạt động của con người và sự tham gia đó ngày càng được thể hiện rõ nét
và tạo thành các lĩnh vực văn hóa đặc thù như văn hóa chính trị, văn hóa pháp
luật, văn hóa giáo dục, văn hóa gia đình… và văn hóa kinh doanh. Kinh doanh
là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hóa và thị
trường. Nếu là danh từ, kinh doanh là một nghề - được dùng để chỉ những con
người thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời, cịn nếu là động từ thì
kinh doanh là một hoạt động – là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
cơng đoạn của q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
các dịch vụ trên thị trường. Dù xét từ giác độ nào thì mục đích chính của kinh
doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của kinh doanh

là để kiếm lời. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng
xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân cơng lao động xã hội tạo
ra. Cịn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai
thì đó chính là vấn đề của văn hóa kinh doanh. Trong kinh doanh, những sắc
thái văn hóa có mặt trong tồn bộ q trình tổ chức và hoạt động của hoạt động
kinh doanh, được thể hiện từ cách chọn và cách bố trí máy móc và dây chuyền
cơng nghệ; từ cách tổ chức bộ máy về nhân sự và hình thành quan hệ giao tiếp
ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức cho đến những phương thức quản lý
kinh doanh mà chủ thể kinh doanh áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. Hoạt động
kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trị của văn hóa làm mục đích trực tiếp,
song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn ban đầu, tìm địa bàn kinh doanh,
mặt hàng kinh doanh, cách thức tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh, tiếp
thị sản phẩm, dịch vụ và bảo hành sau bán… được “thăng hoa” lên với những
biểu hiện và giá trị tốt đẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động văn hóa
của con người. Do đó, bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn
bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Từ đó, khái niệm về văn hóa kinh
doanh được trình bày như sau: “Văn hóa kinh doanh là tồn bộ các nhân tố văn
hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt
động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó”.
6
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

1.2.2 Đặc điểm văn hóa kinh doanh
Nên văn hóa là nền tảng tinh thần, đảm bảo cho sự phát triển bền vững,
của một xã hội , một quốc gia thì VHKD chính là nền tảng tinh thần , là linh hồn
cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia.
Mỗi doanh nghiệp đều có VHKD riêng , đặc trưng riêng nhưng tựu chung

lại tất cả đều được hình thành trên nền tảng của văn hóa và chịu ảnh hưởng từ
văn hóa nói chung.Vì văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa, là sản
phẩm của nền văn hóa nên nó mang đặc điểm của văn hóa nói chung đồng thời
cũng mang đặc điểm của VHKD.
Đầu tiên VHKD mang những đặc điểm của văn hóa đó là:
-Văn hóa tập quán
-Văn hóa cộng đồng
-Văn hóa dân tộc
-Văn hóa có thể học hỏi được
-Văn hóa mang tính chủ quan
-Văn hóa mang tính khách quan
-Văn hóa mang tính lịch sử
-Văn hóa mang tính kế thừa
-Văn hóa mang tính năng động
Ngoài ra, đặc điểm riêng của VHKD là:
-VHKD xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hang hóa thị trường
Khi xã hội lồi người xuất hiện thì văn hóa nói chung cũng xuất hiện, cịn
VHKD xuất hiện khi nền sản xuất kinh doanh đã tiến bộ một mức phát triển
nhất định.Khi đó doanh nghiệp mới có đủ thời gian kiểm chứng lại và xác định
đúng đắn hơn con đường kinh doanh nào nên đi chứ khơng đơn thuần vì mực
tiêu lợi nhuận như ban đầu.
-VHKD mang tính chất quản trị
Điều này thể hiện rõ qua các tập đoàn đa quốc gia, dù ở đất nước nào trên
thế giới thì họ vẫn mang theo nền văn hóa riêng của mình có từ lâu đời , và nền

7
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh


văn hóa họ mang theo ít nhiều ảnh hưởng đến những nhân viên cùng làm việc
và chia sẻ với họ những giá trị tư tưởng chung.
-VHKD chỉ được xem xét trên phạm vi hẹp với nhóm đối tượng cụ thể
Phạm vi này chỉ có thể là thể nhận, pháp nhân trong đó chủ yếu là VHKD
của các cơng ty , tập đồn và các doanh nghiệp.
-VHKD của một quốc gia phù hợp với trình độ kinh doanh của quốc gia đó
Ở một trình độ kinh doanh nhất định sẽ có một nền VHKD tương xứng
,phù hợp với nó.
1.3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược. Tuỳ theo
mục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ phát triển khác nhau mà các
nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về chiến lược.
Theo General Ailleret, chiến lược là “việc xác định những con đường và
những phương tiện vận dụng để đạt tới các mục tiêu đã được xác định thơng qua
các chính sách”.
F.J.Gouillart lại cho rằng chiến lược của các nhà doanh nghiệp là “toàn bộ
các quyết định nhằm vào việc chiếm được các vị trí quan trọng, phịng thủ và
tạo các kết quả khai thác và sử dụng ngay được”.
“ Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng nhằm
đạt tới các mục tiêu dài hạn “ (G. Hissh).
“ Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm phác hoạ những quĩ đạo tiến triển đủ
vững chắc và lâu dài, chung quanh quĩ đạo đó có thể sắp xếp những quyết định
và những hành động chính xác của doanh nghiệp” ( Alain Charlec Martinet).
Một số nhà kinh tế trên thế giới đã thống nhất chiến lược kinh doanh với chiến
lược phát triển doanh nghiệp. Đại diện cho quan niệm này là các nhà kinh tế của
BCG, theo đó họ cho rằng “chiến lược phát triển là chiến lược chung của doanh
nghiệp, bao gồm các bộ phận của chiến lược thứ cấp là: chiến lược marketing,
chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển...
Nhưng đối với M. Parter và K. Ohmac, mục đích của chiến lược kinh doanh là

mang lại những điều kiện thuận lợi nhất nhằm tạo lập lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Theo cách tiếp cận thông thường, chiến lược là hệ thống các mục tiêu dài hạn,
các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh về tài chính và về
giải quyết nhân tố con người nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một bước
mới về chất.

8
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

1.3.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược, chúng ta có thể rút ra được
một khái niệm chung nhất về chiến lược như sau:
Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản
cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn
lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một
thời hạn nhất định.
1.3.2 Chiến lược kinh doanh mang các đặc điểm :
- Chiến lược kinh doanh là các chiến lược tổng thể của doanh nghiệp xác định
các mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong thời kỳ tương đối dài (5;10
năm...) và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền
vững.
- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương hướng dài hạn, có tính định
hướng, còn trong thực hành kinh doanh phải thực hiện việc kết hợp giữa mục
tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế, kết hợp giữa chiến lược và chiến thuật,
giữa ngắn hạn và dài hạn. Từ đó mới đảm bảo được hiệu quả kinh doanh và

khắc phục được các sai lệch do chiến lược gây ra.
- Mọi quyết định quan trọng trong quá trình xây dựng, quyết định, tổ chức thực
hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược đều phải tập trung vào người
lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo cho tính chuẩn xác của
các quyết định dài hạn, cho sự bí mật về thơng tin.
- Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng dựa trên cơ sở các lợi thế so sánh.
Điều này đòi hỏi trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp phải đánh
giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của mình để tìm ra các điểm mạnh,
điểm yếu và thường xuyên soát xét lại các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng cho các ngành
nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chun mơn hố, truyền thống thế
mạnh của doanh nghiệp. Điều này đặt doanh nghiệp vào thế phải xây dựng, phải
lựa chọn và thực thi chiến lược cũng như tham gia kinh doanh trên những
thương trường đã có chuẩn bị và có thế mạnh.
1.3.3 Các yêu cầu và căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh
+Các yêu cầu
Một chiến lược kinh doanh đề ra phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Một chiến lược kinh doanh phải đảm bảo tăng thế lực của doanh nghiệp và
giành được lợi thế cạnh tranh. Muốn vậy khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp
phải triệt để khai thác lợi thế so sánh cuả mình.
- Chiến lược kinh doanh phải dảm bảo sự an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh phải xác định được vùng an toàn, phạm vi kinh doanh và
xác định được độ rủi ro cho phép. Để đáp ứng được yêu cầu này doanh nghiệp
9
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

phải tiến hành nghiên cứu và dự đốn mơi trường kinh doanh trong tương lai.

Dự đốn càng chính xác, khả năng an tồn của doanh nghiệp càng cao. Điều này
địi hỏi doanh nghiệp phải có một khối lượng thông tin và tri thức nhất định.
- Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ mục tiêu và những điều kiện cơ bản để
thực hiện mục tiêu.
- Phải xây dựng được chiến lược dự phòng, chiến lược thay thế. Sở dĩ phải như
vậy vì mơi trường ln ln biến đổi, cịn chiến lược lại là quyết định của tương
lai, thực tế ở tương lai có thể khác với dự đoán của chiến lược.
- Phải biết kết hợp giữa thời cơ và sự chín muồi. Có nghĩa là một chiến lược
kinh doanh được xây dựng và triển khai đúng với thời cơ. Một chiến lược dù
hoàn hảo đến đâu mà được đề ra khi thời cơ đã qua đi thì cũng vơ nghĩa.

+Những căn cứ
Qúa trình xây dựng chiến lược kinh doanh chịu tác động của rất nhiều
yếu tố. Người ta khái quát các yếu tố tác động đến chiến lược như sau:
- Đường lối cuả doanh nghiệp: Sứ mệnh của doanh nghiệp tác động đến mục
tiêu của chiến lược. Chiến lược kinh doanh được xây dựng và triển khai phải
trên cơ sở đường lối của doanh nghiệp, phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu
tối cao của doanh nghiệp.
- Nguồn lực của doanh nghiệp xác định chiến lược kinh doanh còn phải căn cứ
vào thực lực của doanh nghiệp, bởi vì nó liên quan tính khả thi của chiến lược.
Chiến lược kinh doanh chỉ thực hiện được trên cơ sở những cái có thể có của
doanh nghiệp. Đó là năng lực của doanh nghiệp về vốn, con người và công
nghệ.
- Các yếu tố chủ yếu của môi trường kinh doanh:
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp phụ thuộc ngày càng chặt chẽ với môi trường. Các quyết định của doanh
nghiệp khơng chỉ căn cứ vào năng lực của mình mà phải tính đến những tác
động của mơi trường trong mối quan hệ với bản thân doanh nghiệp. Các yếu tố
chủ yếu là:
+) Khách hàng:

Khách hàng là cơ sở tồn tại của doanh nghiệp, vì thế quyết định đến chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp. Để xây dựng được chiến lược kinh doanh, doanh
nghiệp phải nghiên cứu số lượng khách hàng đối với sản phẩm của mình, thị
hiếu, thu nhập của khách hàng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ phân đoạn thị
trường, xây dựng mục tiêu đáp ứng thị trường, doanh số cần đạt, điều chỉnh
danh mục và quy mô sản phẩm ...
+) Các đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng đều có đối thủ cạnh tranh. Trong
khi xây dựng chiến lược kinh doanh các nhà hoạch định chiến lược còn phải
nghiên cứu, so sánh khả năng của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh để
tìm ra lợi thế, tận dụng triệt để các lợi thế đó.
10
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

Lợi thế của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác thể hiện ở ưu thế vơ hình và
ưu thế hữu hình. Ưu thế vơ hình là ưu thế khơng thể định lượng được như: uy
tín của doanh nghiệp, các mối quan hệ, địa điểm kinh doanh, trình độ lành nghề
của lao động, kĩ năng và kinh nghiệm quản lí. Ưu thế hữu hình thường được
lượng hoá bằng các chỉ tiêu như: khối lượng và chất lượng sản phẩm, cơ sở vật
chất (nhà xưởng, máy móc thiết bị ), công nghệ sản xuất, giá cả sản phẩm ...
+) Các yếu tố như mơi trường chính trị, pháp luật, các chính sách kinh tế, xã hội
của Nhà nước, sự phát triển khoa học cơng nghệ ...

11
Nhóm 9



Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TH TRUE MILK
1. GIỚI THIỆU VỀ TH TRUE MILK
1.1Giới thiệu chung :
Tổng quan về cơng ty.
Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty cp Thực Phẩm Sữa TH thuộc Tập
đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động
mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư
vào ngành chế biến sữa và thực phẩm.
Mơ tả.
Tập đồn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt
động mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu
tư vào ngành chế biến sữa và thực phẩm.
Từ xuất phát điểm đó, Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà
sản xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn
gốc từ thiên nhiên, trong đó có sữa tươi, thịt, rau củ quả sạch, thủy hải sản… đạt
chất chất lượng cao.
Với tiêu chí giữ vẹn nguyên tinh túy thiên nhiên trong từng sản phẩm, Tập đồn
TH đã trang bị cơng nghệ hiện đại cũng như nguồn nhân lực hàng đầu thế giới.
Tập đoàn TH cũng ứng dụng hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất
khép kín đồng bộ từ khâu ni trồng đến phân phối sản phẩm tận tay người tiêu
dùng. Tất cả đều nhằm mục đích phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm sạch,
an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng nhất. Danh mục sản phẩm của Tập đoàn TH
hiện nay bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH TRUE MILK.

12
Nhóm 9



Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

1.2 Tầm nhìn của tập đoàn TH
“Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong
ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư
nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng
tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi
nhà tin dùng, mọi người u thích và quốc gia tự hào”.
Thơng qua những gì tuyên bố trong tầm nhìn của mình, có thể thấy được tập
đồn TH đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu (chiếm vị trí
trí số một) ở thị trường Việt Nam về các sản phẩm sạch có nguồn gốc thiên
nhiên. Điều này cho thấy ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp sẽ là ngành
sản xuất thực phẩm sạch, mà hiện tại là sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (thương
hiệu TH True Milk), với một dự định trong trung và dài hạn là sẽ chiếm lĩnh thị
trường thực phẩm sạch tại Việt Nam và xây dựng thành công thương hiệu thực
phẩm được biết đến khơng chỉ trong nước mà trên tồn cầu.. Đồng thời TH cũng
đưa ra các yếu tố chủ chốt mà công ty sử dụng để tạo ra giá trị của cơng ty đó là
sự đầu tư tập trung, dài hạn cho sản xuất (về cơ sở hạ tầng, công nghệ) và ứng
dụng các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất.
1.3 Sứ mạng của tập đoàn TH
“Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tập đồn TH ln nỗ lực hết mình để
ni dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm
thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ
dưỡng”.
Thơng qua những gì được tun bố trong sứ mạng của mình, tập đồn TH đã
xác định nhóm khách hàng mà TH nhắm đến là người tiêu dùng Việt Nam,
những người có nhu cầu về thực phẩm khơng chỉ sạch, tươi ngon mà còn bổ
dưỡng, bằng các tận dụng hết những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể để phục

vụ.
Nhận xét: Như vậy, qua những gì được nêu ra trong tầm nhìn và sứ mạng của
mình, TH True Milk đã xác định được các vấn đề sau:
- Mục tiêu



Đứng đầu thị trường Việt Nam về thực phẩm sạch
Xây dựng thương hiệu thực phẩm được biết đến không chỉ trong nước mà
trên thế giới

- Các yếu tố chủ chốt


Cơng nghệ sản xuất hiện đại
13

Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh
• Đầu tư dài hạn cho cơ sở
• Khách hàng: Người tiêu





hạ tầng và cơng nghệ
dùng Việt Nam-có nhu cầu về thực phẩm sạch,


tươi ngon và bổ dưỡng
Ngành nghề: Thực phẩm tươi sạch.
Thị trường: Việt Nam
Triết lý: nỗ lực hết mình
Hình ảnh: gần gũi với thiên nhiên

1.4 Mục tiêu của tập đoàn TH
- Mục tiêu chiến lược: TH trở thành tập đoàn dẫn đầu thị trường sữa tươi vào
năm 2015.
- Mục tiêu doanh thu



Đến năm 2015, TH True milk sẽ đạt doanh thu 3.700 tỷ đồng.
Đến năm 2017, TH True Milk doanh thu sẽ cán mớc 1 tỷ USD.

- Tăng trưởng về thị trường






Củng cớ và mở rộng phân khúc thị trường dành cho khách hàng có thu
nhập cao, đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường sang khách hàng có thu
nhập trung và thấp.
TH true milk không chỉ tập trung vào các thị trường lớn như TPHCM, Hà
Nội mà còn tiếp tục mở rộng thị trường ra tất cả các tỉnh cả nước trong
thời gian tới để tất cả người dân Việt Nam đều có điều kiện tiếp cận sản

phẩm sữa sạch.
Đa dạng hóa sản phẩm : không chỉ cung cấp sữa tươi mà còn các sản
phẩm khác như sữa tươi bổ sung các dưỡng chất, sữa chua, kem, bơ, phô
mai, các sản phẩm sạch như rau củ tươi sạch, thịt bò từ năm 2013.

- Tăng trưởng về thị phần: Chiếm 50% thị phần sữa tươi tại Việt Nam vào
năm 2015
- Tăng trưởng về quy mơ doanh nghiệp






Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhập khẩu dây chuyền máy móc hiện đại, mở rộng
quy mô trang trại TH true milk.
Xây mới hệ thống nhà máy sản xuất ở Nghệ An với công suất 600 tấn
sữa/ngày, hệ thống nhà máy này sẽ được xây dựng hoàn thiện vào năm
2017 với công suất 500 triệu lít/năm, hiện đại nhất Đông Nam Á.
Tăng số lượng đàn bò lên 45.000 con vào năm 2013.
Từ cuối năm 2012, tập đoàn TH tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng,
đồng thời đầu tư hiện đại hóa hệ thống cửa hàng phân phối TH true mart
khắp các tỉnh thành cả nước. Đạt mốc 250 đểm phân phối TH True Mart
trên phạm vi tồn quốc đến năm 2017
14

Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

• Tăng cường tính hiệu

quả của bộ máy quản lý, đội ngũ bán hàng ngày

càng chuyên nghiệp.
- Mục tiêu xây dựng thương hiệu:



Trở thành thương hiệu mạnh, là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu
dùng Việt Nam về các sản phẩm tươi sạch.
Trở thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy với
mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược nghiên cứu, phát triển
nhiều dòng sản phẩm với chất lượng tới ưu.

2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG CẠNH TRANH.
2.1 MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI.
2.1.1Đặc điểm kinh tế ngành
- Thị phần
Về thị phần sữa nước trong nước gồm nhiều các công ty cạnh tranh miếng bánh
thị phần này. Tuy nhiên chiếm ưu thế áp đảo hiện nay là Vinamilk với thị phần
vào khoảng 40% (năm 2010 Vinamilk có 40.9% thị phần sữa uống theo EMI),
kế đến là FrieslandCampina Vietnam LTD ( trước đây là Dutch Lady Vietnam
Food & Beverage Co Ltd ) chiếm gần 24% thị phần. Đây chính là hai đối thủ
cạnh tranh lớn nhất đối với TH True milk về thị trường sữa uống.

-

Phạm vi cạnh tranh


Do
phân
rộng

đặc thù ngành sữa có khả năng
phối mạnh, sản phẩm có độ phủ
nên phạm vi cạnh tranh của
ngành là trên toàn q́c.

15
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

- Tỉ lệ phát triển thị trường

Mặc cho tình trạng tồn kho tăng cao ở hầu hết các ngành công nghiệp chế biến,
riêng ngành sữa vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt với mức tăng 19,9%. (Bộ Công
thương báo cáo 7 tháng).
Theo báo cáo của EMI dự kiến ngành sữa đặc biệt sữa uống (sữa nước, sữa bột
pha và sữa đậu nành) sẽ đạt tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) vào khoảng 7.5 %/
năm. Đây là mức tỉ lệ tăng trưởng khá cao, cho thấy tiềm năng tăng trưởng của
ngành, tuy nhiên điều này cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp hiện tại khi
mà mức tăng trưởng của ngành thu hút các doanh nghiệp khác gia nhập ngành,
mà ví dụ điển hình là TH True Milk.

16
Nhóm 9



Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

- Sớ lượng người mua và kích thước
Thị trường sữa uống là một thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu ngày càng
tăng không chỉ về lượng mà còn về chất do điều kiện kinh tế phát triển cùng với
những chính sách phát triển con người của nhà nước.
Hiện chỉ có 20-25% người dân Việt Nam uống sữa theo thống kê của FAO.

17
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

- Đới thủ có hợi nhập dọc
Cả hai đối thủ lớn nhất của TH True Milk là Vinamilk hay Dutch Lady đều có
hệ thống phân phối riêng của mình.Vinamilk hiện có hệ thống phân phối riêng
với 135.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (VINAMILK, 2010).Trong khi đó
Dutch Lady Việt Nam hiện cũng hệ thống phân phối sản phẩm của mình bao
gờm hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ (Dutch Lady, 2009). Như
vậy có thể thấy các đối thủ của TH True Milk đều có hội nhập dọc về phía trước
tuy nhiên cả Vinamilk và Dutch Lady đều chưa thật sự hội nhập dọc về phía
trước khi mà nguồn nguyên liệu chủ yếu vần còn phụ thuộc vào nguyên liệu
nhập khẩu,đây chính là cơ hội mà TH True Milk cần phải nắm bắt.
- Hình thức phân phối
Đối với ngành sữa thì hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tác
động tới doanh thu của công ty. Hầu hết các công ty trong ngành sữa đều đang
phân phối các sản phẩm của mình thông qua các kênh: kênh bán lẻ (đại lý, tạp
hóa nhỏ lẻ), kênh phân phối lớn (hệ thống siêu thị, trung tâm dinh dưỡng và sức

khỏe) và kênh phân phối khác.
- Tốc độ phát triển công nghệ
Đối với ngành sữa mặc dù có sự đòi hỏi cao về chất lượng thiết bị máy móc sản
xuất nhưng tốc độ phát triển công nghệ đối với hệ thống máy móc, thiết bị lại
tương đối chậm, và ít có sự cải tiến gây ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm của
ngành.
18
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

- Sự khác biệt hóa
Thị trường sữa uống ở Việt Nam mặc dù khá đa dạng về nhãn hiệu tuy nhiên về
chủng loại thì chưa thật sự đa dạng khi mà sản phẩm của nó bao gồm 3 loại là
sữa nước, sữa bột (không phải sữa bột công thức) và sữa đậu nành. Trong đó thị
trường sữa nước mặc dù có sự tham gia canh tranh thị phần của nhiều doanh
nghiệp nhưng lại bị nắm giữ chủ yếu bởi Vinamilk và Dutch Lady. Đây chính là
một thách thức không nhỏ cho TH True Milk.
- Khả năng tận dung lợi thế kinh tế theo quy mô
Theo kế hoạch, tổng đàn bò của các trang trại Vinamilk đến cuối năm 2012 đạt
9.500 con. TH True Milk đưa ra con số 22.000 con bò đang là nguồn cung cấp
sữa chính cho TH. Thậm chí FrieslandCampina Việt Nam (sữa Duch Lady - Cơ
gái Hà Lan) cịn lên tới 33.000 con. Với quy mô sản xuất lớn nên hầu hết các
doanh nghiệp ngành sữa đều tận dụng lợi thế theo quy mô.
- Các thành phần chủ chốt có tập trung tại một điểm
- Đòi hỏi về vốn và rào cản kinh tế
Một đặc trưng của ngành sữa là vốn đầu tư đòi hỏi cao nhưng không phải tập
trung cho đầu tư sản xuất mà là đầu tư cho nghiên cứu phát triển và đầu tư cho
marketing (quảng cáo, khuyến mại, chi phí cho phân phối, …. ). Đây là yếu tố

mà các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành cần lưu tâm. Bên cạnh đó doanh
nghiệp cũng cần phải đối mặc với vấn đề tài chính có thể xảy ra trong một, hai
năm đầu do doanh thu thấp do người tiêu dùng thường chậm thay đổi thói quen
tiêu dùng của họ cũng như thị hiếu. Tất cả tạo nên một rào cản kinh tế cho
những doanh nghiệp nào muốn gia nhập ngành.
- Mức lợi nhuận
Ngành sữa đang hưởng siêu lợi nhuận. Đầu tư ít nhưng lợi nhuận cao. Lợi
nhuận của ngành sữa Việt Nam năm 2007 đã tăng 3,9 lần so với năm 2000. Tồn
ngành sữa có lợi nhuận 15,28% năm 2000, 14,8% năm 2005, 21,66% năm 2006
và 16,72% năm 2007.
Liên kết dọc đang tạo ra
mức giá sữa cao và siêu
lợi nhuận cho các doanh
nghiệp.

19
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

Doanh thu của TH True Milk có thể đạt 1 tỷ USD sau 5 năm, khi đó Vinamilk sẽ
cán mốc 3 tỷ USD.
Cạnh tranh và sức mạnh áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ( M. Porter)

- Đối thủ tiềm năng (New Entrants)
Rào cản gia nhập ngành
20
Nhóm 9



Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

Đòi hỏi về vớn
Đới với những doanh nghiệp muốn gia nhập ngành thì yếu tố về vốn cũng là
một vấn đề đáng lưu tâm nhất là với đặc trưng của ngành sữa là có một rào cản
gia nhập ngành khá cao, đòi hỏi vốn nhiều cho sản xuất, nghiên cứu, quảng bá
và đặc biệt là phân phối sản phẩm.
Khác biệt hóa sản phẩm
Hiện nay khi mà các sản phẩm của các doanh nghiệp sữa nổi tiếng như
Vinamilk, Dutch Lady, Nestle, Abbot đã có chổ đứng trong lòng người tiêu
dùng với những dòng sản phẩm đặc trưng cũng như một thị phần ổn định thì đòi
hỏi các doanh nghiệp mới phải có những nỗ lực, đầu tư mạnh mẽ để vượt qua
rào cản này.
Tiếp cận kênh phân phối
Các doanh nghiệp sữa lớn hiện nay ở Việt Nam hầu hết đều có một hệ thông
phân phối rộng khắp và chuyên nghiệp do vậy những doanh nghiệp mới khi
muốn tiếp cận các kênh phân phối này sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn.
Nhận diện thương hiệu
Trong ngành sữa yếu tố thương hiệu là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng
khá lớn đến thị phần của công ty, từ đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp muốn gia nhập ngành thì câu hỏi
làm sao để có thể tạo dựng thương hiệu, giành được sự trung thành của người
tiêu dùng từ tay những ông lớn khác trong ngành là không hề dễ dàng trả lời
được.
EOS
Cũng như mọi ngành sản xuất khác yếu tố lợi nhuận kinh tế thay đổi theo quy
mô cũng được thể hiện rõ trong ngành sữa ở Việt Nam, chi phí sản xuất sẽ có xu
hướng giảm dần khi quy mô sản xuất tăng.

Đáp trả kỳ vọng
Với việc có hai ông lớn đang chiếm giữ thị phần hiện nay là Vinamilk và Dutch
Lady thì việc muốn xâm nhập ngành đối với các doanh nghiệp là không hề dễ
dàng khi mà cả Vinamilk lẫn Dutch Lady đều có nguồn lực về vốn và tài sản để
thực hiện các hành vi đáp trả. Dễ dàng nhận thấy nhất là Vinamilk với kinh
nghiệm lâu năm và tiềm lực to lớn cộng với thương hiệu đã được xây dựng
vững chắc và sản phẩm thì rất đa dạng có thể gây khó dễ cho bất cứ doanh
nghiệp nào muốn gia nhập thị trường.
21
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

Nhận xét: như vậy có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố vốn, kênh phân phối và khả
năng nhận diện thương hiệu là một trong những rào cản lớn nhất đối với những
doanh nghiệp muốn gia nhập ngành sữa. Bên cạnh đó do đặc thù thị trường Việt
Nam đang bị thống trị bởi Vinamilk nên những doanh nghiệp muốn gia nhập
cũng nên cần có những chuẩn bị trước sự đáp trả của ông lớn này.
- Đối thủ hiện tại (Competive Rivalry)
Hiện trạng các đối thủ trong ngành
Hiện tại thị trường sữa Việt Nam có quy mô khoảng 3 tỷ đồng, với nhiều nhãn
sữa như: Vinamilk, Friesland Campina Việt Nam, Ba Vì Milk, Đà Lạt Milk,
Long Thành Milk. Trong đó, Vinamilk hiện đang chiếm thị phần lớn nhất, với
nhiều phân khúc thị trường, 1 số thị phần gần như là độc quyền. Mặc dù như
thế, nhưng nguồn nguyên liệu của Vinamilk hiện chỉ đáp ứng 25% hoạt động
sản xuất (từ đàn bò trang trại và thu mua của các hộ gia đình). Vinamilk vẫn
đang cố gắng giữ vững và cố gắng gia tăng thêm thị phần.
Rào cản ra ngành
Đối với ngành sữa, thì chi phí vốn địi hỏi ban đầu lớn. Ta có thể tính như sau:

một con bị chửa có giá từ 20-30 triệu đồng, và cần ít nhất 1m 2/ bị sữa. Bên
cạnh đó, bị sữa là lồi cần được chăm sóc chu đáo. Chăn ni bị cũng địi hỏi
hệ thống tưới mát tốt, chuồng trại hợp lý, vắt sữa tự động. Từ đó, ta thấy rõ
rằng, để có quy mơ bị từ hàng chục con bị trở lên thì vốn đầu tư phải khá lớn.
Không chỉ thế, cũng cần đầu tư vào hệ thống nhà máy, máy móc để xử lý và bảo
quản sữa tươi. Có thể nhận thấy, các loại máy móc trên đều rất khó chuyển đổi.
Tất cả các yếu tố trên đã tạo ra 1 rào cản khá lớn về vốn.
Khác biệt hóa sản phẩm
Như đã đề cập ở trên, trên thị trường sữa hiện nay rất đa dạng về nhãn hiệu cũng
như chủng loại khi mà các công ty hầu như đều có các dòng sản phẩm của riêng
mình. Tuy nhiên cũng có không ít những dòng sản phẩm giống nhau ở các
doanh nghiệp như sữa tười, sữa có vị, sữa đậu nành v.v… Do đó các doanh
nghiệp hiện nay đều ra sức để tạo dựng những dòng sản phẩm đặc trưng cho
doanh nghiệp mình.
Nhận diện thương hiệu
Đây không chỉ là vấn đề đối với những doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mới
gia nhập ngành mà còn đối với những doanh nghiệp đã vào ngành từ trước. Có
thể dễ dàng nhận thấy thị trường sữa ở Việt Nam bị thống trị bởi những cái tên
quen thuộc như Vinamilk, Dutch Lady, Nestle, Abbot,… Đây là những doanh
22
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

nghiệp đã gắn bó khá lâu với thị trường và đã đi vào tiềm thức người tiêu dùng.
Đây chính là một trong những áp lực lên những doanh nghiệp khác muốn giành
lấy thị phần khi mà trong ngành sữa, yếu tố thương hiệu cũng là một vấn đề
đáng lưu tâm.


Chi phí chuyển đổi
Chi phí chuyển đổi sản phẩm đối với người tiêu dùng hầu như không có hoặc
nếu có cũng rất thấp do đó người tiêu dùng hoàn toàn có thể chuyển đổi sản
phẩm sao cho ưng ý. Điều này cũng làm tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp.
Tăng trưởng ngành
Ngành sữa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt hiện nay khi mà
nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này ngày càng tăng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là
đặc diểm của ngành sữa có tỉ lệ tăng trưởng ổn đĩnh và lợi nhuận cao nhưng
cũng đòi hỏi phải có thị phần tương đối do đó áp lực cạnh tranh là không hề
nhỏ. Luôn có một cuộc chiến giữa các công ty để tranh giành thị phần của
miếng bánh “béo bở“ này và duy trì tốc độ tăng trưởng của mình với tốc độ tăng
trưởng ngành.
Nhận xét: Như vậy đối với các đối thủ hiện tại trong ngành, doanh nghiệp cũng
có thể dễ dàng nhận thấy áp lực từ yếu tố nhận diện thương hiệu, vấn đề về yêu
cầu vốn tạo nên một rào cản ra ngành . Thêm vào đó do ngành sữa có tỉ lệ tăng
trưởng cao, lợi nhuận ổn định nhưng lại đòi hỏi phải có thị phần tương đối nên
doanh nghiệp hiện tại phải chịu một áp lực khá lớn từ vấn đề cạnh tranh giành
thị phần.
- Năng lực đàm phán của nhà cung ứng (Bargaining power of Suppliers)
Đối với thị trường sữa ở Việt Nam thì nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu vẫn
phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài vốn chiếm khoảng hơn
70% nguyên liệu đầu vào cho ngành sữa (theo báo cáo của Habubank 2010).
Thống kê thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng 5, 5 tháng năm 2012
(ĐVT:USD)
KNNK
T5/2012

KNNK
5T/2012


KNNK
5T/2011

% +/KN
T5 so
T4

% +/- % +/KN
KN so
T5/201 cùng kỳ
2
so
23

Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

T5/2011

Tổng
KNNK

87.417.98
6

450.329.07
8


326.787.51 -16,31
8

-1,63

37,80

Niudilân

16.490.57
4

113.037.02
2

96.918.433 -53,74

-36,17

16,63

Hoa Kỳ

13.745.23
8

57.110.098

82.921.059


16,99

-35,34

-31,13

Hà Lan

10.397.92
8

56.588.028

36.360.014 -21,48

36,28

55,63

Đức

3.913.931

29.117.223

5.498.985 -21,76

152,57


429,50

Pháp

8.577.528

24.853.492

10.057.504

29,75

345,81

147,11

Thái Lan

4.851.163

22.022.102

11.422.205

91,43

91,12

92,80


Malaisia

4.030.043

21.195.578

1.897.611 -13,61

2.382,4
9

1.016,9
6

Đan
Mạch

3.157.949

17.241.746

4.548.994

7,47

239,68

279,02

Ba Lan


1.967.230

8.214.427

10.353.455

79,68

-23,93

-20,66

Oxtrâyli
a

2.368.891

6.966.191

21.345.287

213,9
8

-77,15

-67,36

Hàn

Quốc

847.238

4.248.442

3.322.488 -14,55

4,28

27,87

Tây ban
Nha

819.930

3.797.904

3.702.483

157,3
8

599,95

2,58

Philippin


93.864

1.659.504

1.741.893 -79,24

-76,16

-4,73

24
Nhóm 9


Tiểu luận Văn Hóa Kinh Doanh

Ng̀n: Thớng kê của tởng cục Hải Quan

25
Nhóm 9


×