Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công việt nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 213 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối với hầu hết các quốc gia trên con đƣờng hội nhập quốc tế, việc cải cách hệ thống
tài chính - kế toán của Chính phủ và tiến trình thực hiện đang trở nên quan trọng để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài
chính công. Một trong những nội dung của chƣơng trình cải cách là xây dựng một hệ thống
chuẩn mực kế toán cho khu vực công trên cơ sở vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế,
vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính quốc gia vừa đƣợc sự thừa nhận của
quốc tế.
Đối với Việt Nam, trong những năm qua với chính sách mở cửa, tăng cƣờng quan hệ
song phƣơng và đa phƣơng, Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên chính
trƣờng quốc tế. Quá trình đó, kế toán công Việt Nam đã không ngừng đổi mới góp phần
quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách Nhà nƣớc, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế. Tuy có những chuyển biến tích cực, song kế toán công Việt Nam đƣợc đánh
giá là còn nhiều hạn chế và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, khu vực công Việt
Nam tồn tại nhiều chế độ kế toán theo đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động, cùng là kế toán
ngân sách nhƣng cấu trúc của các chế độ kế toán lại khá khác biệt nhau, mỗi chế độ kế toán
đƣợc thiết lập phục vụ cho mục đích quản lý riêng, số liệu đƣợc tổng hợp từ cơ quan tài
chính qua các nguồn thông tin khác nhau thƣờng không thống nhất. Với những bất cập nhƣ
hiện nay, chắc chắn kế toán công sẽ không thể phản ánh một cách đầy đủ, tin cậy về tình
hình tài chính Nhà nƣớc chƣa kể là còn nhiều khác biệt so với quốc tế.
Từ thực trạng đó, nhu cầu về một khuôn khổ pháp lý quy định thống nhất cho việc
thực hành kế toán công hay nói khác hơn là xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán
chung cho khu vực công là nhu cầu tất yếu khách quan nhằm quản lý thống nhất về tài chính
Nhà nƣớc, thực hiện công khai minh bạch các hoạt động tài chính Nhà nƣớc, tổng hợp thông
tin đồng bộ, cung cấp thông tin tin cậy cho việc quản lý hiệu quả nguồn lực Nhà nƣớc, đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng Chuẩn mực kế toán
công Việt Nam, trong những năm qua Bộ Tài chính đã triển khai và đề xuất lộ trình xây
dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc
tế. Kể từ năm 2004 đến nay, nhiều cuộc hội thảo giữa các chuyên gia, các nhà nghiên cứu


nhằm tìm ra những phƣơng hƣớng tốt nhất cho việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt
Nam. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện khá chậm theo đánh giá của nhiều chuyên gia quá trình
i


đó gặp nhiều khó khăn, bất cập phát sinh từ thực trạng quản lý tài chính – kế toán công. Một
câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào làm trở ngại tiến trình này?
Để trả lời câu hỏi trên, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu nhằm phát hiện những nhân tố đã
và đang tác động đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, đo lƣờng và đánh
giá mức độ ảnh hƣởng của chúng đối với quá trình thực hiện. Những phát hiện này sẽ làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thiết thực để thúc đẩy tiến trình xây dựng Chuẩn mực
kế toán công Việt Nam. Với những lý do đó tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu những
nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều
kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế” làm nội dung nghiên cứu cho luận án
Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động, ảnh
hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng
Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung
vào:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn
mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc
tế.
2. Phân tích thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam, nhận diện các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận
dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế.
3. Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lƣờng mức độ tác động
của từng nhân tố.
4. Lập luận, đề xuất một số giải pháp và điều kiện cần thiết nhằm thúc đẩy tiến trình xây
dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu chung của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi
nhƣ sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn mực
kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố này tác động nhƣ thế nào đến việc xây dựng
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, nguyên nhân phát sinh chúng?

ii


Câu hỏi nghiên cứu 3: Những điều kiện nào cần thiết để Việt Nam có thể xây dựng
Chuẩn mực kế toán công?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tiến trình xây
dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán
công quốc tế, xu hƣớng vận dụng IPSAS để xây dựng chuẩn mực kế toán công của các
quốc gia trên thế giới, cụ thể nghiên cứu tại Mỹ, Canada và Nam Phi làm bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng chuẩn mực kế toán công.
Tuy nhiên, do khu vực công Việt Nam khá rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau,
mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù, vì thế tác giả chọn các đơn vị thuộc khu vực công
đƣợc tài trợ bằng ngân sách Nhà nƣớc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ chủ đề nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp hai phƣơng pháp nghiên cứu định
tính và định lƣợng. Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả khái quát hóa
các lý thuyết nghiên cứu và đồng thời xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế
(IPSAS). Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng giúp tác giả kiểm định các nhân tố đã đƣợc
tổng hợp trong phạm vi rộng hơn nhằm xác định rõ mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố làm
cơ sở cho các đề xuất của luận án. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, phân tích và so sánh
Các phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng nhằm tiếp cận với các nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc liên quan đến việc phát hiện các nhân tố tác động ảnh hƣởng đến việc xây dựng
chuẩn mực kế toán công quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng trong điều kiện vận
dụng IPSAS. Đồng thời, tiếp cận với thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam nhƣ các
chế độ, chính sách kế toán, các quy định pháp lý hiện hành áp dụng cho khu vực công, các
tác động từ môi trƣờng... qua đó phân tích, so sánh và đánh giá những nhân tố có ảnh hƣởng
đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Thông qua đó, tổng hợp và phân tích
làm rõ nguyên nhân phát sinh các nhân tố, mức độ tác động của chúng, đây là cơ sở quan
trọng giúp tác giả có những đề xuất hợp lý hỗ trợ cho việc hoạch định các chính sách thích
iii


hợp để xây dựng chuẩn mực kế toán công của Việt Nam. Ngoài ra, từ quá trình nghiên cứu
thực tế, tác giả đánh giá những điều kiện cần thiết để xây dựng chuẩn mực kế toán công cho
Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Thực hiện phƣơng pháp này, tác giả có cuộc trao đổi với 2 nhóm đối tƣợng, thứ nhất là
các chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành tham gia trong việc xây dựng Chuẩn
mực kế toán công Việt Nam, những ngƣời đã và đang giảng dạy, công tác nhiều năm trong
lĩnh vực kế toán công. Và đối tƣợng thứ hai là đối tƣợng áp dụng chuẩn mực kế toán công
bao gồm những nhân viên kế toán khu vực công, những ngƣời đã và đang làm việc liên
quan tới lĩnh vực công. Cuộc phỏng vấn xoay quanh các nội dung bao gồm: Quan điểm
riêng của họ về thực trạng kế toán công Việt Nam, những nguyên nhân ảnh hƣởng đến tiến
độ xây dựng chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam, điều kiện cần thiết cho Việt Nam để vận
dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Cuộc trao đổi này sẽ củng cố những nhận thức của

tác giả để có sự nhìn nhận đúng đắn về các nhân tố thực sự đang tác động đến việc xây dựng
chuẩn mực kế toán công. Tuy nhiên để kết quả nghiên cứu mang tính thuyết phục và có độ
tin cậy cao hơn, tác giả tiếp tục xây dựng bảng câu hỏi và mở rộng đối tƣợng khảo sát nhằm
khẳng định lại quan điểm, từ đó giúp tác giả có những đề xuất hữu ích.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu và thống kê mô tả
Luận án sử dụng hai phƣơng pháp chọn mẫu bao gồm: Phƣơng pháp chọn mẫu mở
rộng dần và phƣơng pháp chọn mẫu tới hạn. Sở dĩ tác giả sử dụng phƣơng pháp này là vì
khu vực công khá rộng nên việc khảo sát trên tổng thể là rất khó khăn. Bên cạnh đó, để tổng
hợp quan điểm đánh giá của các chuyên gia về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng
chuẩn mực kế toán công, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả theo hai phƣơng
pháp: mô tả một biến và mô tả các biến cùng thang bậc.
- Các phương pháp kiểm định
Các kiểm định tác giả đã sử dụng trong luận án của mình bao gồm: kiểm định Bartlett,
kiểm định KMO, kiểm định phƣơng sai trích, kiểm định Independent-Samples T test và
Kiểm định Mann – Whitney. Kết quả thống kê sẽ giúp tác giả khám phá và đo lƣờng mức
độ tác động của các nhân tố làm cơ sở cho những đề xuất của luận án.
6. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là một phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên độ tin cậy cũng
nhƣ tính thuyết phục của luận án. Để đáp ứng đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận án tác giả
sử dụng cả 2 loại dữ liệu nghiên cứu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
iv


7. Những đóng góp của luận án
 Về mặt lý luận
Luận án tổng hợp các lý luận liên quan đến những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây
dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công
quốc tế. Trên cơ sở đó, kết hợp với nghiên cứu thực trạng, tác giả đã phát triển các lý luận
này trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam.
 Về mặt thực tiễn

 Xây dựng mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn
mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc
tế.
 Xác định các nhân tố ảnh hƣởng, đo lƣờng, đánh giá mức độ tác động, đồng thời
phân tích nguyên nhân phát sinh và mối liên hệ của các nhân tố đến tiến trình xây
dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam.
 Dựa trên các nhân tố đã phát hiện, nghiên cứu làm rõ những điều kiện tiền đề cần
thiết để Việt Nam xây dựng chuẩn mực kế toán công theo hƣớng vận dụng Chuẩn
mực kế toán công quốc tế nhƣng phù hợp với thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của
Việt Nam.
 Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tác động vào cơ chế
quản lý tài chính công và hệ thống kế toán công, cung cấp cơ sở khoa học cho việc
hoạch định chính sách thích hợp nhằm tác động thúc đẩy tiến trình xây dựng Chuẩn
mực kế toán công Việt Nam.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận án gồm 5 chƣơng:
 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
 Chương 2: Cơ sở lý luận
 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị

v


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Sự ra đời của IPSAS đã khẳng định vai trò của chuẩn mực kế toán đối với khu vực
công trong mỗi quốc gia. Chính vì thế, trong những năm gần đây ngày càng có nhiều nghiên
cứu liên quan đến chuẩn mực kế toán công. Trong đó, nghiên cứu về những nhân tố ảnh
hƣởng đến chuẩn mực kế toán công và việc vận dụng IPSAS đƣợc nhiều nhà khoa học quan

tâm với mong muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc thiết lập một hệ thống chuẩn
mực kế toán cho khu vực công quốc gia. Đối với nội dung nghiên cứu của luận án, các tài
liệu này sẽ là những hỗ trợ quan trọng cho nghiên cứu của tác giả. Trong phạm vi chƣơng
này, tác giả khái quát các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến chủ đề nghiên cứu
của mình, qua đó đánh giá và xác định khoảng trống từ các nghiên cứu trƣớc. Nội dung
chƣơng này cũng sẽ nêu bật những phƣơng pháp, những bằng chứng thực nghiệm đã đƣợc
các nhà khoa học sử dụng, các tài liệu này sẽ giúp định hƣớng cho tác giả cách thức và thiết
kế mà tác giả sẽ thực hiện để làm rõ chủ đề nghiên cứu.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công
và vận dụng IPSAS
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa IPSAS và việc cải cách hệ thống kế toán
công tại các nƣớc đang phát triển. Chan, J. L (2006) nhận định những hạn chế từ hệ thống
quản lý tài chính Chính phủ của các nƣớc đang phát triển đó là: tình trạng tham nhũng đe
dọa tính hợp pháp và thẩm quyền của Chính phủ, những rủi ro trong đầu tƣ tài chính
công,… đã làm giảm nguồn lực tài trợ cho các dịch vụ công. Từ đó, nội dung của cuộc cải
cách là nhằm thay đổi các chính sách và thủ tục của kế toán Chính phủ, hỗ trợ cho việc quản
lý hiệu quả nguồn lực công, cung cấp thông tin minh bạch cho các nhà quản lý khu vực
công để thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nƣớc, tăng cƣờng năng lực thể chế để đạt
đƣợc mục tiêu phát triển. Nghiên cứu chỉ ra rằng thành công của cuộc cải cách phụ thuộc
vào vai trò hỗ trợ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao và nguồn tài chính cung cấp để thực hiện.
Các nƣớc đang phát triển đƣợc khuyến khích thực hiện kế toán dồn tích và vận dụng IPSAS
làm định hƣớng cho việc cải cách. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa đề cập đến giải pháp để
các nƣớc đang phát triển có thể thực hiện nhằm cải cách và vận dụng IPSAS.
Roje và cộng sự (2010), dựa trên nghiên cứu sự tƣơng đồng và khác biệt về thực trạng
kế toán Chính phủ ở các nƣớc Slovenia, Croatia, Bosnia và Herzegovina, đây là các quốc
gia đang trong quá trình thực hiện việc cải cách để chuyển đổi sang IPSAS. Nghiên cứu tập
trung kiểm tra tính đầy đủ của hệ thống kế toán Nhà nƣớc, mô hình báo cáo tài chính, các
[1]



quy định kế toán hiện hành và những khuôn khổ báo cáo tài chính của các quốc gia trên. Sự
khác biệt giữa các quốc gia khi thực hiện IPSAS phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trƣớc hết các
quy định pháp luật có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc chuyển đổi, theo đó quốc gia có hệ
thống pháp luật không mạnh mẽ sẽ dễ dàng hơn khi chuyển sang IPSAS. Thứ hai có một
mối liên hệ chặt chẽ giữa ngân sách và kế toán để tài trợ cho dự án. Bên cạnh đó, những khó
khăn để chuyển từ kế toán tiền mặt sang kế toán dồn tích, những hạn chế trong chuyển đổi
ngôn ngữ, thuật ngữ, sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, sự
gián đoạn trong cải cách khu vực công cũng là những rào cản nhất định cho việc chuyển
sang IPSAS, vì thế cần cung cấp các yêu cầu về kỹ thuật để phát triển hệ thống kế toán hỗ
trợ cho quá trình thực hiện, tuy nhiên nghiên cứu chƣa khai thác sâu các giải pháp cần thiết
để thực hiện.
Thực hiện điều tra nguyên nhân của việc cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng
IPSAS tại các quốc gia với nhiều mức độ khác nhau, Christiaens và cộng sự (2013), đã phát
triển các nghiên cứu trƣớc đó nhƣng mở rộng phạm vi trên 81 quốc gia tại các vùng lãnh
thổ. Các quốc gia đƣợc khảo sát phân chia thành 6 nhóm theo phong cách khác nhau của
việc quản lý tài chính công để giải thích các tính năng khác nhau của cải cách khu vực công
thực hiện trên toàn thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy do sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh
lịch sử hoặc trong cấu trúc của mỗi quốc gia đã ảnh hƣởng đến việc cải cách hệ thống kế
toán công và do đó việc vận dụng IPSAS cũng đƣợc thực hiện với nhiều mức độ khác nhau.
Trong đó, nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng kế toán dồn tích cho khu vực công đƣợc thực hiện
tại các quốc gia theo 3 cấp độ khác nhau bao gồm: Nội dung, thời gian và phƣơng pháp. Do
cơ chế không thể thực hiện IPSAS và thiếu biện pháp bắt buộc, nhiều Chính phủ xem xét
nhu cầu riêng của mình và không thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định của IPSAS vì
thế cải cách kế toán dồn tích sẽ không đồng nhất trong vận dụng IPSAS.
Irina và cộng sự (2013), trên cơ sở nghiên cứu những hạn chế từ hệ thống kế toán khu
vực công của Ukraine bao gồm: thiếu phƣơng pháp thống nhất trong cơ quan lập pháp cho
hoạt động kế toán của các đơn vị thuộc khu vực công; thông tin về tình trạng tài chính của
Nhà nƣớc không đƣợc ghi nhận đầy đủ, chính xác và không có khả năng so sánh; báo cáo
ngân sách hợp nhất nhiều thông tin trùng lặp, dẫn đến tăng chi phí cho việc xử lý thông tin;

thiếu các quy định cho những hoạt động khác nhau trong cơ cấu tổ chức và quy trình của kế
toán, những hạn chế này làm ảnh hƣởng đến mức độ tin cậy của thông tin trên Báo cáo tài
chính. Từ đó, việc cải cách hệ thống kế toán là nhằm thiết lập một hệ thống báo cáo chuẩn,
không những phục vụ cho quản lý điều hành ngân sách mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin
[2]


cho nhiều đối tƣợng sử dụng kể cả công chúng và nâng cao tính minh bạch của các Báo cáo
tài chính đƣợc lập bởi Chính phủ. Việc cải cách theo hƣớng hiện đại hóa dịch vụ tài chính
kế toán tạo nên sự thích ứng giữa chƣơng trình ngân sách với các nguyên tắc, phƣơng pháp
luận mới về kế toán trên quan điểm vận dụng IPSAS.
Gomes (2013), phân tích những nỗ lực của Malaysia thực hiện kế toán cơ sở dồn tích
để hội tụ với IPSAS. Áp dụng kế toán dồn tích sẽ cho phép cung cấp thông tin chính xác về
việc sử dụng các nguồn lực, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý
tài chính công, tạo thuận lợi cho Chính phủ đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế. Nghiên
cứu này cũng phân tích những hạn chế của hệ thống kế toán cơ sở tiền mặt, phân tích xu
hƣớng áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích và thực hiện chuyển đổi sang IPSAS. Đối với
Malaysia, những nỗ lực của Chính phủ là nhằm hƣớng tới áp dụng IPSAS trƣớc ngày
01/01/2015 và thực hiện chính sách kế toán dồn tích khi phát hành các Báo cáo tài chính
vào tháng 01 năm 2015, đồng thời đáp ứng đƣợc các yêu cầu của IPSAS.
Theo nghiên cứu của Alshjairi (2014), lý do cho sự cần thiết phải cải cách hệ thống kế
toán Chính phủ và áp dụng IPSAS tại Iraq trƣớc hết bắt nguồn từ sự thay đổi trong thể chế
chính trị, kinh tế và chủ trƣơng hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra, tình trạng tham nhũng và
thiếu minh bạch trong quản lý tài chính công đã làm phát sinh yêu cầu cải cách hệ thống kế
toán công trên cơ sở áp dụng IPSAS. Thực hiện đánh giá tính khả thi của việc áp dụng
IPSAS tại Iraq, một bảng câu hỏi khảo sát trong đó có những câu hỏi liên quan đến nhu cầu
cải cách quản lý tài chính công, những yêu cầu và thách thức đối với việc áp dụng IPSAS tại
Iraq. Các đối tƣợng đƣợc khảo sát bao gồm: Bộ Tài chính, Ban Kiểm toán viên tối cao, các
trƣờng Đại học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cần thiết cải cách hệ thống kế toán Chính
phủ Iraq theo hƣớng áp dụng IPSAS là một giải pháp tốt nhất để cải thiện tình hình của Iraq.

Lý do thứ nhất để áp dụng IPSAS là do sự phù hợp với các tổ chức quốc tế hoặc các nhà
viện trợ phát triển, theo đó cần thiết áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích nhằm cung cấp một
hệ thống thông tin tin cậy. Lý do thứ hai cho việc áp dụng IPSAS là thúc đẩy khả năng so
sánh thông tin tài chính trên phạm vi quốc tế. Hơn nữa, IPSAS tăng cƣờng tính minh bạch
thông tin và trách nhiệm giải trình của Chính phủ cho ngƣời dân, cử tri và các đại diện của
họ.
Mhaka (2014), thực hiện một nghiên cứu phân tích và so sánh việc áp dụng cơ sở kế
toán tiền mặt với việc thiết lập các Báo cáo tài chính của Chính phủ trên cơ sở vận dụng
IPSAS taị Zimbabwe. Từ những năm 2008, nền kinh tế Zimbabwe đƣợc xác định là siêu
lạm phát, cuộc khủng hoảng nợ quốc gia cộng với những sai sót, hạn chế từ khu vực công
[3]


nhƣ ghi nhận không đầy đủ tình hình tài chính, các hoạt động gian lận và chi tiêu lãng phí
làm phát sinh nhu cầu về cải cách hệ thống quản lý tài chính – kế toán của Chính phủ. Hàng
loạt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán và chất lƣợng Báo cáo tài chính
đƣợc thực hiện. Kế thừa các nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu này đã đi sâu phân tích chi phí và
những lợi ích cho việc áp dụng IPSAS đồng thời đề xuất các biện pháp ngăn chặn những
thách thức cho việc áp dụng IPSAS tại Zimbabwe.
Ijeoma, NB (2014) dựa trên nghiên cứu đánh giá việc cải cách Báo cáo tài chính của
Chính phủ tại Nigeria và thực hiện chuẩn mực kế toán công trên cơ sở vận dụng IPSAS.
Nghiên cứu tập trung vào việc xem xét chất lƣợng Báo cáo tài chính Chính phủ và những
yêu cầu cho việc cung cấp một hệ thống thông tin tài chính minh bạch. Thông qua việc sử
dụng bảng câu hỏi khảo sát và công cụ thống kê là Chi-square và Kruskal Wallis để kiểm
tra, phân tích, các đối tƣợng đƣợc khảo sát bao gồm: tất cả các phòng ban khác nhau của kế
toán Nhà nƣớc, các kế toán chuyên nghiệp, các kiểm toán viên, giảng viên kế toán tại Đại
học Nnamdi Azikiwe, Awka… Kết quả khảo sát cho thấy việc vận dụng IPSAS sẽ tăng
cƣờng mức độ trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong khu vực công, cho phép cung
cấp thông tin có ý nghĩa hơn và tăng cƣờng khả năng so sánh trên phạm vi quốc tế.
● Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về xu hướng cải cách hệ thống kế toán

công và vận dụng IPSAS
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu nƣớc ngoài về xu hƣớng cải cách hệ thống kế toán
công và vận dụng IPSAS
Tên tác
giả ( Năm)

Tên đề tài

IPSAS and
James L.

Government

Chan

Accounting Reform

(2006)

in Developing
Countries

Nơi công bố

Mục tiêu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Public Sector


Nghiên cứu cải cách hệ thống

Kết quả của cải cách và vận dụng

Accounting,

kế toán công tại các nƣớc đang

IPSAS phụ thuộc vào:

volume IV

phát triển nhằm thay đổi các

- Vai trò hỗ trợ của các cán bộ

comparative

chính sách và thủ tục của kế

lãnh đạo cấp cao.

International,

toán trên cơ sở vận dụng

- Nguồn tài chính cung cấp để

Pp.219-230


IPSAS.

thực hiện.

nghiên cứu

Sự năng động của việc vận dụng
Gorana

Accounting

Roje,

regulation and

DavorVasi

IPSAS

cek and

implementation:

Vesna

efforts of transition

Vasicek

countries toward


(2010)

IPSAS compliance.

Journal of
Modern
Accounting
and Auditing,
6 (12): 1-17.

IPSAS tại các quốc gia phụ thuộc
Nghiên cứu sự tƣơng đồng và

vào thành tựu của cuộc cải cách

khác biệt về thực trạng kế toán

hệ thống kế toán công.

Chính phủ ở các nƣớc Slovenia,

Hạn chế từ quá trình cải cách để

Croatia, Bosnia và Herzegovina

chuyển đổi sang IPSAS bao gồm:

để chuyển đổi sang IPSAS.


Chuyển từ kế toán tiền mặt sang
kế toán dồn tích; khó khăn khi
chuyển đổi ngôn ngữ kế toán.

[4]


Johan
- Do sự khác biệt về văn hóa, bối

Christiaens
,
Christophe
Vanhee,
Francesca
ManesRossi and
Natalia

cảnh lịch sử hoặc trong cấu trúc

The Effect of IPSAS
on Reforming
Governmental
Financial Reporting:

Gent
University.

Nguyên nhân của việc cải cách
hệ thống kế toán công và vận

dụng IPSAS tại các quốc gia
theo nhiều mức độ khác nhau.

an International
Comparison

của mỗi quốc gia.
- Việc áp dụng kế toán dồn tích
cho khu vực công đƣợc thực hiện
tại các quốc gia theo các cấp độ
khác nhau.
- Do sự thống trị của kế toán

Aversano

doanh nghiệp

(2013)
- Chiến lƣợc cải cách kế toán của
Ukraine: Hoàn thiện hệ thống kế
toán: phân chia trách nhiệm hạch
Shtuler

Global Trends

Irina,

IPSAS

Makarovyc


Implementation and

h Victoria

Prospects for

(2013)

Ukraine

Nghiên cứu quá trình cải cách

toán kinh doanh đối với tài sản,

Economics &

kế toán khu vực công tại

công nợ, thu nhập, chi phí; cải

Economy,

Ukraine nhằm cải thiện hệ

thiện Báo cáo cáo tài chính.

Vol. 1, No. 2,

thống Báo cáo tài chính khu vực


- Các nhân tố quyết định thành

Pp.143-153

công theo hƣớng vận dụng

công: Hiệu lực quản lý của Chính

IPSAS.

phủ; tăng cƣờng kiểm soát tài
chính công; tăng cƣờng đầu tƣ hệ
thống công nghệ thông tin chuyển
đổi sang IPSAS

Nghiên cứu xu hƣớng cải cách
Majella
Gomes
(2013)

Accountants

hệ thống kế toán công áp dụng

Improving public

Today,

kế toán trên cơ sở dồn tích và


sector finance.

January/Febru

chuyển đổi sang IPSAS trên thế

ary 2013

giới đồng thời liên hệ thực tế tại
Malaysia.

Phân tích những hạn chế của hệ
thống kế toán cơ sở tiền mặt và
những nỗ lực của Chính phủ
Malaysia nhằm hƣớng tới thực
hiện chính sách kế toán dồn tích
và áp dụng IPSAS trƣớc ngày
01/01/2015.
- Nguyên nhân thực hiện cải cách

Mohamme
d Huweish
Alshujairi,
(2014)

Research

hệ thống kế toán công tại Iraq là


Government

Journal of

do sự thay đổi trong thể chế chính

Accounting System

Finance and

Nghiên cứu quá trình cải cách

trị, kinh tế và chủ trƣơng hội nhập

Reform and the

Accounting.

hệ thống kế toán công tại Iraq

kinh tế thế giới. Tình trạng tham

Adoption of IPSAS

ISSN2222-

để chuyển đổi sang IPSAS.

nhũng và thiếu minh bạch trong


in Iraq

1697.

quản lý tài chính công.

Vol.5,No.24

- Cải cách hệ thống kế toán công
trên cơ sở vận dụng IPSAS.

[5]


IPSAS - A

Charity
Mhaka
(2014)

Guaranteed Way of

Hạn chế từ kế toán khu vực công

Quality Government

Zimbabwe nhƣ ghi nhận không

Financial


International

Reporting? A

Journal of

Comparative

Financial

Analysis of the

Economics

Existing Cash

Vol.3,No.3,Pp

Accounting and

134-141

Nghiên cứu phân tích, so sánh
việc áp dụng cơ sở kế toán tiền
mặt và thiết lập các Báo cáo tài
chính trên cơ sở vận dụng
IPSAS tại Zimbabwe.

đầy đủ tình hình tài chính, các
hoạt động gian lận và chi tiêu

lãng phí làm phát sinh nhu cầu về
cải cách hệ thống quản lý tài
chính – kế toán của Chính phủ.
Nghiên cứu này phân tích chi phí

IPSAS Based

và những lợi ích cho việc áp dụng

Accounting

IPSAS

Reporting
The impact of
International Public
Sector Accounting

International

Nghiên cứu xem xét chất lƣợng

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,

Standard (IPSAS)

journal of

Báo cáo tài chính Chính phủ và


để cải thiện độ tin cậy, uy tín và

Ijeoma,N.

On Reliability,

technology

những yêu cầu cho việc cung

tính toàn vẹn của các Báo cáo tài

B

Credibility And

enhancements

cấp một hệ thống thông tin tài

chính trong quản lý tài chính

(2014)

Integrity Of

and emerging

chính minh bạch nhằm thực hiệc


công, cần vận dụng IPSAS để

Financial Reporting

research,vol s,

chuẩn mực kế toán công Nigeria

thực hiện chuẩn mực kế toán công

In State Government

issue 3

trên cơ sở vận dụng IPSAS.

quốc gia.

Administration In
Nigeria

(Nguồn Tác giả tự tập hợp)
Tóm lại, nghiên cứu việc cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS thực hiện
tại nhiều quốc gia đƣợc tập trung chủ yếu vào một số nội dung:
(i) Nghiên cứu nguyên nhân thực hiện cải cách kế toán công tại các quốc gia: Nguyên
nhân của việc thực hiện cải cách kế toán công để vận dụng IPSAS bắt nguồn từ những hạn
chế của hệ thống quản lý tài chính, tình trạng tham nhũng đe dọa tính hợp pháp và thẩm
quyền của Chính phủ, việc cải cách theo hƣớng vận dụng IPSAS nhằm làm minh bạch
thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình và hạn chế sự khác biệt so với thông lệ
quốc tế (Chan, 2006; Alshjairi, 2014). Cải cách kế toán công còn phát sinh do thiếu phƣơng

pháp thống nhất trong cơ quan lập pháp cho hoạt động kế toán công, thông tin về tình trạng
tài chính Nhà nƣớc không đƣợc ghi nhận đầy đủ, chính xác, không có khả năng so sánh, báo
cáo ngân sách nhiều thông tin trùng lắp làm tăng chi phí khi xử lý thông tin, thiếu quy định
cho các hoạt động khác nhau trong cơ cấu tổ chức và quy trình kế toán (Irina và cộng sự,
2013). Việc cải cách hệ thống kế toán còn phát sinh do sự thay đổi trong thể chế chính trị,
kinh tế và chủ trƣơng hội nhập kinh tế thế giới (Alshjairi, 2014). Bên cạnh đó, những hạn
[6]


chế sai sót từ kế toán khu vực công làm cho việc ghi nhận không đầy đủ về tình hình tài
chính công, các hoạt động gian lận, chi tiêu lãng phí cũng là một trong những lý do dẫn đến
việc thực hiện cải cách hệ thống kế toán công của quốc gia (Mhaka, 2014). Ngoài ra, để
phát triển hệ thống thông tin kế toán chi phí của Chính phủ, cơ sở kế toán tiền đƣợc cho là
không phù hợp vì thế cải cách kế toán công trên cơ sở thực hiện kế toán dồn tích nhằm gia
tăng độ tin cậy của thông tin (Cardoso và cộng sự, 2014).
(ii) Nội dung của cuộc cải cách
Cải cách hệ thống kế toán công theo hƣớng vận dụng IPSAS nhằm nâng cao trách
nhiệm giải trình, tính minh bạch của các Báo cáo tài chính Chính phủ (Irina và cộng sự,
2013; Ijeoma, NB, 2014). IPSAS phù hợp với các tổ chức quốc tế hoặc các nhà viện trợ phát
triển, thúc đẩy khả năng so sánh thông tin tài chính trên phạm vi quốc tế, tăng cƣờng sự
minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của Chính phủ cho ngƣời dân, cử tri và các đại
diện của họ (Alshjairi, 2014; Gomes, 2013).
- Các nhân tố tác động đến quá trình cải cách và vận dụng IPSAS
Trƣớc hết, sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử, cấu trúc của mỗi quốc gia và sự
thống trị của kế toán doanh nghiệp đã có những ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình cải cách
và vận dụng IPSAS tại các quốc gia với nhiều mức độ khác nhau (Christiaens và cộng sự,
2013). Bên cạnh đó, những khác biệt về ngôn ngữ, thuật ngữ sử dụng trong kế toán, những
khó khăn khi chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích hoặc
thực hiện kế toán dồn tích không đầy đủ, sự gián đoạn trong cải cách khu vực công, cùng
với sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực và công nghệ là những nhân tố cản trở việc vận

dụng IPSAS tại các quốc gia (Roje và cộng sự, 2010; Cardoso và cộng sự, 2014). Ngoài ra,
đối với các nƣớc đang phát triển, vai trò hỗ trợ của cán bộ lãnh đạo cấp cao và nguồn lực tài
chính có ý nghĩa quan trọng để thực hiện việc chuyển đổi và vận dụng IPSAS (Chan, 2006).
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây
dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS
Ryan và cộng sự (1999), nghiên cứu quá trình cải cách toàn diện các báo cáo tài chính,
làm rõ vai trò của các cá nhân và tổ chức tham gia trong quy trình thiết lập chuẩn mực kế
toán công tại Úc. Theo đó, việc thiết lập các chuẩn mực kế toán công đòi hỏi phải có sự lựa
chọn xã hội giữa xung đột lợi ích của các cá nhân khác nhau và các nhóm bị ảnh hƣởng.
Trên cơ sở phân tích vấn đề của ED55, nghiên cứu xem xét mức độ tham gia của các tổ
chức, cá nhân trong thiết lập chuẩn mực kế toán công tại Úc và xây dựng mô hình thiết lập
chuẩn mực. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ tham gia của các cơ quan Chính phủ là
[7]


khá thấp, điều này có ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng các chuẩn mực đƣợc xây dựng và
hậu quả của quá trình thực hiện kế toán dồn tích.
Boolaky (2003), trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc nhƣ nghiên cứu của Larson,
Hofstede, Gray, Nobes, Parker, Muller, Doupnik, Doost, D'Arcy,... sử dụng phƣơng pháp
thử nghiệm đa thức trên hai nhóm quốc gia có và không có thị trƣờng chứng khoán, đồng
thời áp dụng mô hình PESC để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến chuẩn mực kế toán
trong Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều nhân tố
ảnh hƣởng đến hệ thống kế toán và thực hành trong một đất nƣớc mà khi phân tích chặt chẽ,
có thể đƣợc nhóm lại thành các nhân tố: Chính trị và pháp lý; kinh tế; xã hội và văn hóa
(Political, Economic, Social, Cultural - PESC). Trong đó:
-

Nhân tố chính trị: Sức mạnh chính trị; khả năng thực thi.

-


Nhân tố kinh tế: Các loại hình kinh tế; mức độ phát triển kinh tế quốc gia; chi phí và
các ƣu tiên của Chính phủ; số lƣợng công ty niêm yết và thị trƣờng vốn; gia tăng về
cầu ngƣời sử dụng thông tin; mục tiêu của việc thiết lập thông tin.

-

Nhân tố xã hội: Phát triển nghề kế toán; giáo dục và đào tạo; thái độ của quốc gia đối
với kế toán.

-

Nhân tố văn hóa: Khoảng cách quyền lực; tôn giáo và tín ngƣỡng.
Từ đó, tác giả khẳng định rằng các nhà hoạch định chính sách cần xem xét các nhân tố

chính trị và pháp lý; kinh tế; xã hội và văn hóa khi phát triển chuẩn mực kế toán của một
quốc gia hay khi vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế.
Trong một nghiên cứu mô hình cơ bản cho việc áp dụng thành công kế toán dồn tích ở
khu vực công, Ouda (2004) đã mở rộng vấn đề nghiên cứu đối với các nƣớc đang phát triển.
Theo đó, việc cải cách hệ thống kế toán công tại các nƣớc đang phát triển có những hạn chế
nhất định bắt nguồn từ những nguyên nhân nhƣ việc thâm hụt ngân sách, những yếu kém
trong quản lý tài chính công dẫn đến tình trạng tham nhũng, tỷ lệ lạm phát cao, những hạn
chế về trình độ chuyên môn cũng nhƣ nguồn lực về tài chính để thực hiện. Do đó, tác giả đã
đề xuất mô hình các nhân tố giúp các nƣớc đang phát triển thực hiện cải cách kế toán trên cơ
sở dồn tích nhƣ sau: AC (ps) = f (MC + PBS + PAS + CS + WC + CC + BAC + SAI +
ABC+ ITC + IFS). Trong đó: Quản lý thay đổi văn hóa (MCC); hỗ trợ chính trị (PBS); hỗ
trợ học thuật (PAS); chiến lƣợc truyền thông (CS); động lực sẵn sàng thay đổi (WC); tƣ vấn
và điều phối (CC); ngân sách và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); các vấn đề kế toán cụ
thể (SAI); sự nhất quán giữa ngân sách và kế toán (ABC); năng lực công nghệ thông tin


[8]


(ITC); sự hỗ trợ tài chính của quốc tế (IFS), đặc biệt Ouda nhấn mạnh các nƣớc đang phát
triển cần có sự hỗ trợ về tài chính để thực hiện việc cải cách.
Zhang (2005), dựa trên nghiên cứu các lý thuyết bao gồm lý thuyết Muller (1967),
Cộng đồng kế toán Mỹ (1977), Nobes (1984), Arpen và Radebaugh (1981), Belkaoui
(1985), Harrison và McKinnon (1986), Gray (1988), Radebaugh và Gray (1993), Lawrence
(1996), Walton (1998),… về những nguyên nhân của sự khác biệt trong hệ thống kế toán ở
mỗi quốc gia và nghiên cứu thực trạng quá trình phát triển của hệ thống kế toán Trung Quốc
giai đoạn (1949 -2005), tác giả đã phân chia các giai đoạn phát triển của hệ thống kế toán
Trung Quốc và chỉ ra những nhân tố tác động ảnh hƣởng đến hệ thống kế toán qua từng giai
đoạn lịch sử. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển kế toán của Trung Quốc chịu ảnh
hƣởng mạnh mẽ bởi các nhân tố khác nhau bao gồm: chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hóa,
luật pháp, giáo dục và tính chuyên nghiệp. Mặc dù nghiên cứu này đƣợc thực hiện đối với
hệ thống kế toán tài chính thuộc khu vực tƣ, song có thể vận dụng để đánh giá khu vực công
trong mối liên hệ với điều kiện thực tiễn của môi trƣờng trong mỗi giai đoạn nghiên cứu.
Karia (2007), nghiên cứu quá trình vận dụng IPSAS của Liên Hiệp Quốc đã xác định
những nhân tố tác động ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện bao gồm: khó khăn khi chuyển
từ kế toán trên cơ sở tiền sang kế toán trên cơ sở dồn tích; hệ thống công nghệ thông tin kế
toán không đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện IPSAS; những hạn chế trong các quy định
về quản lý; sự yếu kém trong công tác đào tạo chuyên môn và nhận thức của đội ngũ nhân
viên đối với IPSAS. Việc vận dụng IPSAS của kế toán công Liên Hiệp Quốc đƣợc đề xuất
thực hiện ở hai cấp độ là cấp độ toàn hệ thống và cấp độ tổ chức, cá nhân. (1) Đối với cấp
độ toàn hệ thống: Một dự án phát triển các chính sách kế toán áp dụng trong toàn hệ thống,
kế hoạch chuyển đổi đƣợc xây dựng bao gồm: thiết lập lộ trình chặt chẽ, xem xét các vấn đề
liên quan tác động đến thực hành kế toán ngân sách, phát triển các sản phẩm đào tạo, nâng
cao trình độ công nghệ thông tin. (2) Đối với cấp độ tổ chức, cá nhân: Thành công của quá
trình thực hiện phụ thuộc vào việc nâng cao nhận thức, trình độ và trách nhiệm trong các
nhóm dự án.

Aboagye (2007), nghiên cứu nội dung của IPSAS và xu hƣớng cải cách mạnh mẽ của
nhiều quốc gia theo hƣớng áp dụng IPSAS. Nghiên cứu này cũng đi sâu phân tích, đánh giá
những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng IPSAS bao gồm: (1) Chi phí để thực hiện, theo
đó kinh phí cho giáo dục và đào tạo chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí thực hiện.
(2) Hạn chế về trình độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu IPSAS. (3) Những phức tạp từ việc
chuyển đổi ngôn ngữ, thuật ngữ của IPSAS. (4) Khó khăn để thực hiện kế toán cơ sở dồn
[9]


tích. (5) Hạn chế từ hệ thống công nghệ thông tin. Các đề xuất về phƣơng hƣớng để vận
dụng IPSAS bao gồm: Sự hỗ trợ cần thiết từ Chính phủ, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân
viên, tăng cƣờng vai trò của các cơ quan quản lý hành chính, tăng cƣờng vai trò của tổ chức
nghề nghiệp kế toán và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Nhìn chung, nghiên cứu
chƣa phân tích mối liên hệ giữa hệ thống pháp lý, cơ chế quản lý tài chính công, các yếu tố
tác động từ môi trƣờng ảnh hƣởng đến việc thực hiện IPSAS tại Ghana.
Năm 2008, Rkein đã nghiên cứu về cải cách kế toán khu vực công áp dụng kế toán dồn
tích đã nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn tại các quốc gia thuộc khu vực lãnh thổ Bắc Úc.
Trƣớc hết, khu vực tƣ nhân nhỏ đã không đƣợc hỗ trợ trong việc tạo ra một thị trƣờng cạnh
tranh đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ. Thứ hai, mặc dù kế toán dồn tích
đã có thể cung cấp thông tin chi phí đầy đủ nhƣng tính không đồng nhất của một số dịch vụ
của Chính phủ đã dẫn đến một con số chi phí đầy nghi vấn. Thứ ba, nghiên cứu này cho
thấy rằng ngân sách dồn tích đã không đƣợc sử dụng hợp lý do đó nó đã thất bại trong việc
đạt đƣợc mục tiêu của mình. Nghiên cứu này cho thấy, quá trình cải cách khu vực công trên
toàn thế giới và việc thay đổi chính sách kế toán, đƣợc nhấn mạnh nhƣ là một phƣơng tiện
cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu cải cách tổng thể kế toán khu vực công trong mỗi quốc gia.
Hamisi K.S (2012), dựa trên mô hình nghiên cứu của Ouda (2010) nhằm khám phá các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện IPSAS ở Kenya. Đây là một nghiên cứu mô tả, tập
hợp bao gồm cả số liệu sơ cấp và thứ cấp, sử dụng mô hình hồi quy và tƣơng quan để thiết
lập mức độ mà các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện IPSAS ở Kenya. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các nhân tố bao gồm: hỗ trợ chính trị; hỗ trợ học thuật; chiến lƣợc truyền

thông; động lực sẵn sàng thay đổi; tƣ vấn và điều phối; ngân sách để thực hiện; các vấn đề
kế toán cụ thể; quản lý thay đổi văn hóa; sự nhất quán giữa ngân sách và kế toán; năng lực
công nghệ thông tin; sự hỗ trợ tài chính của quốc tế là những nguyên nhân chủ yếu đang
kìm hãm hiệu quả trong việc thực hiện IPSAS. Nghiên cứu này khuyến cáo rằng một khuôn
khổ pháp lý cần đƣợc thiết lập để thực hiện IPSAS, theo đó tất cả các bên liên quan và
Chính phủ phải nâng cao nhận thức về IPSAS, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong
khu vực công, đồng thời tăng cƣờng áp dụng công nghệ thông tin để đối phó với các yêu
cầu dữ liệu tài chính theo tiêu chuẩn của IPSAS. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa xem xét mối
quan hệ giữa việc vận dụng IPSAS với quản lý tài chính khu vực công.
Harun (2012), tập trung nghiên cứu việc cải cách hệ thống kế toán công của Indonesia,
theo hƣớng vận dụng kế toán dồn tích trong khu vực công. Tác giả chỉ ra rằng việc vận dụng
thành công kế toán dồn tích là rất hạn chế. Điều này khuyến khích nghiên cứu sâu hơn vào
[10]


các nhân tố tác động đến việc thực hiện và một trong những nhân tố quan trọng chính là văn
hoá. Cuối cùng, thông qua tìm hiểu kinh nghiệm cải cách kế toán khu vực công tại một số
quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng kế toán công Indonesia trong mối liên hệ với hệ
thống kinh tế, chính trị và xã hội, tác giả đã đề xuất hƣớng cải cách kế toán và vận dụng kế
toán dồn tích trong khu vực công.
Lê Thị Nha Trang (2012), dựa trên nghiên cứu các lý thuyết về kế toán công và IPSAS
để đánh giá những lợi thế và bất lợi của IPSAS cùng với những ảnh hƣởng của IPSAS đến
các mức độ vận dụng khác nhau tại các quốc gia. Nghiên cứu cũng khảo sát thực trạng các
chế độ kế toán thuộc khu vực công Việt Nam, phân tích những khác biệt so với IPSAS.
Theo đó, các hạn chế ảnh hƣởng đến việc vận dụng IPSAS bao gồm: (1) Khó khăn trong
tổng hợp các dữ liệu về ngân sách quốc gia cho kế toán công đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ
quan khác nhau và chƣa có quy định thống nhất; các thông tin kế toán không cung cấp đủ cơ
sở để đánh giá tình hình tài chính của Chính phủ do việc sử dụng cơ sở kế toán của các đơn
vị công khác biệt nhau; (2) Việc hạn chế về trình độ nguồn nhân lực là một vấn đề cần quan
tâm, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nhân lực của Việt Nam chƣa trang bị hiểu biết

một cách đầy đủ về IPSAS; (3) Một hạn chế nữa mà nghiên cứu đề cập đó là nguồn lực tài
chính để thực hiện dự án; (4) Hệ thống công nghệ thông tin không đạt yêu cầu để thực hiện
IPSAS. Với những thách thức trên, điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS tại Việt Nam
đƣợc đề xuất bao gồm: Sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ tài chính nhƣ ngân hàng thế giới; cải
cách quản lý khu vực công, sửa đổi Luật Ngân sách và cơ chế quản lý tài chính công, đào
tạo kế toán có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công, xây dựng và phát triển một hệ
thống xử lý thông tin kế toán hƣớng tới hợp nhất Báo cáo tài chính Chính phủ, đào tạo kế
toán có trình độ và chuyên môn cao trong lĩnh vực công, xây dựng và phát triển một hệ
thống xử lý thông tin kế toán cùng với việc nâng cấp công nghệ thông tin. Nhìn chung,
nghiên cứu đã đánh giá đƣợc những hạn chế từ khu vực công Việt Nam ảnh hƣởng đến việc
vận dụng IPSAS, tuy nhiên, nghiên cứu chƣa đi sâu khai thác những tác động từ hệ thống
pháp lý, các quy định về quản lý tài chính công, kỹ thuật nghiệp vụ đƣợc áp dụng trong kế
toán công trong mối liên hệ với việc vận dụng IPSAS, cũng nhƣ chƣa khai thác sâu những
điều kiện cần thiết để Việt Nam có thể vận dụng IPSAS.
Brusca và cộng sự (2013), thông qua nghiên cứu quyết định của Chính phủ Tây Ban
Nha để vận dụng IPSAS và những nhân tố tác động đến việc thực hiện. Theo đó, ba lý do cơ
bản để điều chỉnh và vận dụng các IPSAS tại Tây Ban Nha: (1) Sự hội tụ song song IPSASIFRS. (2) Nhận thức về tính hợp pháp của IPSAS trên phạm vi quốc tế. (3) Yêu cầu từ việc
[11]


cải cách hệ thống kế toán công theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế. Cùng với nhiều
quốc gia Châu Âu khác, Tây Ban Nha có một truyền thống mang tính pháp lý mạnh mẽ,
khoảng cách quyền lực cao, chính quyền Trung ƣơng là cơ quan quan trọng quản lý kế toán
và có trách nhiệm trong việc xác lập các chuẩn mực kế toán cho cả doanh nghiệp và khu
vực công. Ảnh hƣởng từ hệ thống pháp lý đã làm cho kế toán ngân sách Tây Ban Nha chậm
đổi mới, nội dung kế toán ngân sách mang tính chính trị gắn liền với truyền thống hành
chính, mặc dù Tây Ban Nha áp dụng khá nhanh chóng các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên,
khu vực công không có những thay đổi đáng kể trong kế toán ngân sách, kế toán thực hiện
trên cơ sở tiền mặt, sự phát triển các chuẩn mực kế toán công luôn phản ánh những thay đổi
trong kế toán cho doanh nghiệp, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế

việc vận dụng IPSAS tại Tây Ban Nha.
Bello (2013), đánh giá lợi ích và thách thức khi vận dụng IPSAS tại Nigeria, theo đó
những mong đợi từ việc vận dụng IPSAS tại Nigeria bao gồm: Cải thiện tính nhất quán và
tính so sánh của Báo cáo tài chính; thông tin toàn diện hơn về chi phí sẽ hỗ trợ cho việc
quản lý dựa vào kết quả; tăng cƣờng trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của khu vực
công;…Vận dụng IPSAS, Nigeria phải đối mặt với hai nhóm thách thức bao gồm: Thách
thức chung và thách thức cụ thể. Trong đó, thách thức chung thể hiện: Không có lộ trình rõ
ràng cho việc thực hiện, yếu kém trong hệ thống quản lý của Chính phủ. Thách thức cụ thể
đƣợc nghiên cứu đề cập đó là: Khác biệt về thể chế chính trị, pháp lý, những khó khăn của
một quá trình thay đổi quản lý phức tạp và toàn diện kể cả gặp phải những kháng cự, đòi hỏi
về trình độ năng lực nguồn nhân lực về IPSAS,... Các điều kiện cần thiết đƣợc đề xuất để
vận dụng IPSAS bao gồm: Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; nâng cao trình độ nguồn
nhân lực về IPSAS; chuyển đổi từ kế toán tiền mặt sang dồn tích; sự hỗ trợ từ quản lý cấp
cao từ bên trong và bên ngoài quốc gia.
Bellanca (2014), thực hiện nghiên cứu và cung cấp một bức tranh toàn cảnh về mức độ
áp dụng IPSAS khác nhau tại các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu. Một cuộc
khảo sát với mục tiêu đo lƣờng mức độ thực hiện IPSAS (ở cấp địa phƣơng và Trung ƣơng)
tập trung vào các khuôn khổ pháp lý và cơ cở kế toán đƣợc sử dụng trong mỗi quốc gia. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, vai trò của Chính phủ trong thiết lập hệ thống pháp lý là một nhân
tố quan trọng ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng IPSAS. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong
áp dụng cơ sở kế toán giữa các quốc gia, trong khi một số nƣớc đang tích cực hiện đại hóa
các phƣơng pháp kế toán thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích thì cũng có một số nƣớc sử
dụng hệ thống kế toán truyền thống, áp dụng kế toán trên cơ sở tiền mặt. Chính những khác
[12]


biệt này là nguyên nhân làm cho mức độ áp dụng IPSAS tại các quốc gia khác nhau, hơn
nữa việc thiếu hẳn một đạo luật chi phối cho việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích cũng làm
cản trở việc hài hòa với IPSAS.
Mike Mbaya (2014), nghiên cứu so sánh hệ thống kế toán hiện tại và hệ thống kế toán

khi vận dụng IPSAS. Nghiên cứu chỉ ra những nhân tố tác động đến việc vận dụng IPSAS
bao gồm: Vai trò tham gia của Chính phủ, yêu cầu về đào tạo, cần có lộ trình rõ ràng và đầu
tƣ nguồn tài nguyên để thực hiện. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đƣa ra các khuyến nghị về điều
kiện cho việc vận dụng IPSAS nhƣ: Sự hỗ trợ và giám sát của quản lý cấp cao; Hỗ trợ từ các
kiểm toán viên bên ngoài (văn phòng của Tổng kiểm toán viên); Hỗ trợ từ Trung ƣơng,
Chính phủ, các bên liên quan, các nhà tài trợ…; Đẩy mạnh quá trình kiểm toán; Đào tạo
quản lý toàn diện; Cách tiếp cận văn hóa thích hợp; Nâng cao nhận thức và sự sẵn sàng của
nhân viên để vận dụng thay đổi và thích ứng với các mốc thời gian; Cải thiện trình độ ứng
dụng công nghệ thông tin và thực hiện ERP;...
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu nƣớc ngoài về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc
xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS
Tên tác
Tên đề tài

giả
( Năm)
Christine
Ryan
Keitha
Dunstan
and
Trevor
Stanley
(1999)

Nơi công bố
nghiên cứu

Constituent


các mô hình điều tiết

the Australian

Accounting
Standard –

Kết quả nghiên cứu

Bài viết này xem xét

Participation in

Public Sector

Mục tiêu nghiên cứu

áp dụng cho chuẩn
Blackwell

mực kế toán đƣợc

Publishers

thiết lập ở khu vực
công Úc và xác định

Setting Process:

ý nghĩa của các mô


The case of ED

Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ tham gia của
các cơ quan Chính phủ là khá thấp, điều này có ảnh
hƣởng nhất định đến chất lƣợng các chuẩn mực
đƣợc xây dựng và hậu quả của quá trình thực hiện
kế toán dồn tích

hình này.

55

Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy rằng
các nhân tố thuộc về môi trƣờng và quốc gia là hoàn

Paper Title:
Pran
Krishansi
ng
Boolaky
(2003)

Determinants of
Accounting
Standards in the
Southern African
Development
Community


SEAG BAA
Conference
London
Metropolita
n University

Bài báo chỉ rõ những
nhân tố ảnh hƣởng
đến việc áp dụng các
chuẩn mực kế toán ở
Cộng đồng Phát triển
Nam Phi (SADC).

(SADC)

toàn độc lập. Bài viết cho rằng có rất nhiều nhân tố
ảnh hƣởng đến hệ thống và thực hành kế toán của
một nƣớc, cụ thể là chính trị, kinh tế, xã hội và văn
hóa (PESC), hệ thống pháp lý thiếu quy định thống
nhất cho hoạt động kế toán khu vực công, những
yếu kém trong quản lý tài chính công, hế thống cung
cấp tài chính, các loại hình kinh tế. Đồng thời bài
viết này cũng sử dụng các mô hình PESC để chỉ ra
yếu tố môi trƣờng cũng ảnh hƣởng đến các tiêu

[13]


chuẩn kế toán trong SADC. Phân tích này cũng cho
thấy rằng không có mối liên hệ giữa các yếu tố môi

trƣờng và các quốc gia. Do đó bài viết gợi ý rằng
mặc dù các nƣớc có thể đƣợc nhóm lại theo nhiều
cách khác nhau, các nhà hoạch định chính sách nên
xem xét các yếu tố PESC khi phát triển các chuẩn
mực kế toán của một nƣớc nếu không thì là để thích
ứng với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
International

Ouda
Hassan
(2004)

Nghiên cứu cho rằng việc cải cách hệ thống kế toán

Basis

Consortium

Nghiên cứu việc áp

công tại các nƣớc đang phát triển có những hạn chế

Requirements

on

dụng kế toán dồn tích

nhất định bắt nguồn từ những nguyên nhân nhƣ việc


Model For

Government

ở khu vực công, mở

thâm hụt ngân sách, những yếu kém trong quản lý

Successful

al Financial

rộng sang các nƣớc

tài chính công dẫn đến tình trạng tham nhũng, tỷ lệ

Implementation

Managemen

đang phát triển, xây

lạm phát cao, những hạn chế về trình độ chuyên

Of Accounting In

t. Public

dựng mô hình các


môn cũng nhƣ nguồn lực về tài chính để thực hiện.

The Public

Fund Digest

nhân tố để thúc đẩy

Do đó, tác giả đã đề xuất mô hình gồm 11 nhân tố

Sector

Vol IV,

quá trình này.

giúp các nƣớc đang phát triển thực hiện công việc

No.1

này.
Tìm

hiểu

những

nguyên nhân của sự
khác biệt trong hệ


Environmental
Factor in China's

The

Zhang

Financial

Erasmus

(2005)

Accounting

University,

Development

Rotterdam

since 1949

thống kế toán ở mỗi

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển kế toán

quốc gia, đồng thời

của Trung Quốc chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi các


nghiên cứu những tác

nhân tố khác nhau trong kế toán quốc tế bao gồm:

động từ môi trƣờng

chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hóa, luật pháp, giáo

ảnh hƣởng đến sự

dục và tính chuyên nghiệp.

phát triển của kế toán
Trung Quốc qua từng
giai đoạn lịch sử.
Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình
hƣớng đến việc áp dụng IPSAS ở Liên hiệp quốc
bao gồm: các chuẩn mực hiện tại, tại sao nên áp
dụng IPSAS, cấu trúc của IPSAS, chiến lƣợc chuyển

IPSAS Adoption

Cung cấp cái nhìn

Jayantilal

at the United

CFO


tổng quan về quá

M.Karia

Nations: Reform,

Workshop,

trình hƣớng đến việc

(2007)

Progress,

New York

áp dụng IPSAS ở

Outlook

Liên hiệp quốc.

đổi sang IPSAS, những thách thức Chính phải đối
mặt và đề xuất những việc quan trọng cần làm theo
từng khoảng thời gian cụ thể góp phần hỗ trợ việc
chuyển đổi áp dụng IPSAS. Đồng thời bài viết cũng
chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng
IPSAS nhƣ: trình độ nguồn nhân lực, những yếu
kém trong quản lý tài chính công, kỹ thuật để

chuyển đổi sang kế toán dồn tích, lộ trình và giám
sát chặt chẽ của Chính phủ, trình độ ứng dụng
CNTT.

[14]


Nghiên cứu này cũng đi sâu phân tích, đánh giá
Tìm hiểu nội dung
của IPSAS, đánh giá

Aboagye
(2007)

Adoption of

https://www

những thách thức mà

IPSAS in Ghana

.pwc.com/en

Ghana phải đối mặt

-prospects,

_GH/gh/pdf/


để áp dụng IPSAS và

challenges and

adoption-of-

xu hƣớng cải cách

the way forward

ipsas.pdf

mạnh mẽ của nhiều
quốc gia theo hƣớng
áp dụng IPSAS.

những thách thức mà Ghana phải đối mặt để áp
dụng IPSAS bao gồm:
(1) Chi phí để thực hiện, theo đó kinh phí cho giáo
dục và đào tạo chiếm một phần đáng kể trong tổng
chi phí thực hiện.
(2) Hạn chế về trình độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu IPSAS.
(3) Những phức tạp từ việc chuyển đổi ngôn ngữ,
thuật ngữ của IPSAS.
(4) Khó khăn để thực hiện kế toán cơ sở dồn tích.
(5) Hạn chế từ hệ thống công nghệ thông tin.
Nghiên cứu đã tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng
quá trình áp dụng kế toán ở khu vực công bao gồm:
(1) Khu vực tƣ nhân nhỏ đã không đƣợc hỗ trợ trong

việc tạo ra một thị trƣờng cạnh tranh đối với hầu hết

Rkein
(2008)

Tìm hiểu nội dung về

hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ.

Accrual

cải cách kế toán khu

(2) Mặc dù kế toán dồn tích đã có thể cung cấp

accounting and

vực công thông qua

thông tin chi phí đầy đủ nhƣng tính không đồng nhất

public sector.

Charles

việc sử dụng kế toán

của một số dịch vụ của Chính phủ đã dẫn đến một

Reform:


Darwin

dồn tích, nghiên cứu

con số chi phí đầy nghi vấn.

Northern

University

thực tiễn và kinh

(3) Ngân sách dồn tích đã không đƣợc sử dụng hợp

territory

nghiệm tại các quốc

lý do đó nó đã thất bại trong việc đạt đƣợc mục tiêu

experience

gia thuộc khu vực

của mình.

lãnh thổ Bắc Úc.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy quá trình cải

cách khu vực công trên toàn thế giới và việc thay
đổi chính sách kế toán, đƣợc nhấn mạnh nhƣ là một
phƣơng tiện cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu cải cách
tổng thể kế toán khu vực công trong mỗi quốc gia.
Nghiên cứu kết luận có những vấn đề cơ bản mà
hiện đang kiềm hãm hiệu quả và hiệu suất của việc
thực hiện IPSAS nhƣ: Áp dụng công nghệ ở mức độ

Hamisi
K.S
(2012)

The factors

thấp, cải cách NPFM nghèo nàn, những yếu kém

affecting the

trong quản lý tài chính công, vai trò của Quốc hội và

implementation

Nghiên cứu này đã

các cơ quan Chính phủ nhƣ trong việc áp dụng các

of international

University


tìm ra các yếu tố ảnh

IFMIS của Chính phủ Kenya, thiếu khung pháp lý

public sector

of Nairobi

hƣởng đến việc thực

và nền chính trị yếu kém, thất bại của Quốc hội ban

hiện IPSAS ở Kenya.

hành Luật quản lý tài chính mới 2004 để thừa nhận

accounting
standards in

IPSAS, thiếu cán bộ đƣợc đào tạo và có thẩm quyền

Kenya

về việc thông qua hệ thống IPSAS của Báo cáo tài
chính, công việc điều phối và tƣ vấn, chiến lƣợc
truyền thông, trình độ ứng dụng CNTT, trợ giúp từ
các tổ chức quốc tế và các chuyên gia nƣớc ngoài.

[15]



Public Sector

Research

Harun

Accounting

Commons at

Harun

Reforms in the

the

(2012)

Indonesia Post-

University

Suharto Era

of Waikato

Mục tiêu của nghiên
cứu là để hiểu đƣợc


Nghiên cứu tìm ra rằng kinh tế, chính trị, công nghệ,

quá trình thể chế hóa

năng lƣợng, thói quen cũ, kỹ thuật chuyển đổi sang

hệ thống kế toán dồn

kế toán dồn tích là những nhân tố có ảnh hƣởng đến

tích ở khu vực công

quá trình này.

Indonesia.
Đánh giá những lợi
thế và bất lợi của

Application of

University

IPSAS Standards

of Tampere,

Lê Thị

to the


Master

Nha

Vietnamese

Program in

Trang

Government

Public

(2012)

Accounting and

Finance

Financial

Managemen

Statements

t

IPSAS


cùng

với

những ảnh hƣởng của
IPSAS đến các mức
độ vận dụng khác
nhau tại các quốc gia,
đồng thời khảo sát
thực trạng các chế độ
kế toán thuộc khu
vực công Việt Nam,
phân tích những khác
biệt so với IPSAS.

Nghiên cứu tìm ra các hạn chế ảnh hƣởng đến việc
vận dụng IPSAS bao gồm:
(1) Khó khăn trong tổng hợp các dữ liệu về ngân
sách quốc gia cho kế toán công đƣợc thực hiện bởi
nhiều cơ quan khác nhau và chƣa có quy định thống
nhất; các thông tin kế toán không cung cấp đủ cơ sở
để đánh giá tình hình tài chính của Chính phủ do
việc sử dụng cơ sở kế toán của các đơn vị công khác
biệt nhau.
(2) Nhân lực của Việt Nam chƣa trang bị hiểu biết
một cách đầy đủ về IPSAS.
(3) Nguồn lực tài chính thực hiện dự án còn hạn chế.
(4) Hệ thống công nghệ thông tin không đạt yêu cầu
để thực hiện IPSAS.
Nghiên cứu cho thấy việc hợp thức hóa áp dụng


Legitimating
international

Nghiên cứu các nhân

Isabel

public sector

University

tố ảnh hƣởng đến

Brusca et

accounting

of Zaragoza,

việc hợp thức hóa

al (2013)

standards

Spain

việc áp dụng IPSAS
ở Tây Ban Nha.


(IPSAS): The

IPSAS ở Tây Ban Nha bao gồm sự kết hợp của các
nhân tố: Tính hợp pháp của IPSAS, xu hƣớng thế
giới áp dụng IPSAS, sự ra đời của IPSAS, nhận thức
về IPSAS, sự phù hợp với xu hƣớng cải cách kế toán
công trên thế giới, vai trò của Quốc hội và các cơ
quan Chính phủ, sự thống trị của kế toán doanh

case of Spain

nghiệp, trình độ ứng dụng CNTT.
Tác giả nói rõ nhu cầu cần một hệ thống áp dụng
chung để hòa hợp khu vực tƣ nhân và khu vực công
đồng thời nâng cao chất lƣợng của BCTC. Tác giả
đã liệt kê các lợi ích của việc áp dụng IPSAS và

Department
of
Ahmad

IPSAS: Issues,

Accounting

Bello

Challenges and


Ahmadu

(2013)

Implementation

Bello
University,

Đánh giá lợi ích và
thách thức khi vận
dụng

IPSAS

Nigeria

tại

cũng nêu lên những thách thức nhƣ chính trị, thể
chế, tổ chức, các nguyên tắc, tính chuyên môn nghề
nghiệp, tài liệu nghiên cứu… khi các nƣớc chuyển
đổi dần sang áp dụng IPSAS. Cụ thể hơn, tác giả
giải thích rõ các nhân tố làm nên sự thành công
trong việc áp dụng IPSAS ở Nigeria bao gồm: Sự

Zaria

thống nhất hệ thống pháp lý cho hoạt động kế toán
khu vực công, trình độ nguồn nhân lực, xung đột lợi

ích, lộ trình và sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ.

[16]


Nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng đến
Cung cấp một bức
International

Bellanca
(2014)

tranh toàn cảnh về
độ

Public Sector

Journal of

mức

Accounting

Modern

IPSAS

Standards

Accounting


cũng nhƣ tìm ra các

(IPSAS)

and

nguyên

Implementation

Auditing,

hƣởng đến việc áp

in the European

Vol. 10, No.

dụng IPSASs tại các

Union (EU)

3, 257-269.

quốc gia thành viên

Member States

áp


dụng

khác

nhau
ảnh

nhân

của Liên minh Châu
Âu.

quá trình áp dụng IPSASs ở các quốc gia thành viên
của Liên minh Châu Âu bao gồm:
(1) Vai trò của Chính phủ trong thiết lập hệ thống
pháp lý.
(2) Sự khác biệt trong áp dụng cơ sở kế toán giữa
các quốc gia, trong khi một số nƣớc đang tích cực
hiện đại hóa các phƣơng pháp kế toán để thực hiện
kế toán trên cơ sở dồn tích thì cũng có một số nƣớc
sử dụng hệ thống kế toán truyền thống, áp dụng kế
toán trên cơ sở tiền mặt.
(3) Việc thiếu hẳn một đạo luật chi phối cho việc áp
dụng cơ sở kế toán dồn tích cũng làm cản trở việc
hài hòa với IPSAS.

https://www
.icpak.com/
Implication of


wp-

International

content/uplo

Public Sector

ads/2015/09

Mike

Accounting

/CPA-Mike-

Mbaya

Standards

Mbaya-

(2014)

(IPSASs) on

Implication-

County Financial


of-IPSAS-

Management and

on-County-

Reporting

FinancialMagtpdf.pdf

Bài viết nói rõ về
mục tiêu của IPSAS;

Quá trình của việc áp dụng IPSAS sẽ đƣợc hỗ trợ

ảnh hƣởng của việc

bởi các nhân tố chính sau đây:

áp dụng IPSAS; so

(1) Vai trò của Quốc hội và các cơ quan Chính phủ

sánh hệ thống hiện tại

(2) Trình độ nguồn nhân lực

và IPSAS; một vài


(3) Sự đồng thuận từ cơ quan quản lý các cấp

thách thức trƣớc mắt

(4) Nhận thức về IPSAS

của

(5) Lộ trình và sự giám sát chặt chẽ

IPSAS;

trách

nhiệm trong việc áp

(6) Sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế và các chuyên

dụng IPSAS; các lợi

gia nƣớc ngoài

ích khi áp dụng đầy

(7) Trình độ ứng dụng CNTT

đủ IPSAS.

 Tổng hợp các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn
mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS

Nghiên cứu về những yếu tố thuận lợi cho việc vận dụng IPSAS tại các quốc gia, một
số tác giả nhất trí rằng mức độ lan tỏa và tính hợp pháp của IPSAS sẽ tạo nên những thuận
lợi cho việc vận dụng IPSAS. Theo đó, IPSAS tạo nên cơ sở nền tảng cho việc đánh giá tình
hình tài chính đƣợc thừa nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế (Brusca và cộng sự, 2013). Tiếp
đó, sự ủng hộ từ Chính phủ và sự đồng thuận từ các cấp chính quyền, việc đầu tƣ ứng dụng
công nghệ thông tin tiên tiến, trình độ chuyên môn cao cộng thêm nhận thức về sự đổi mới
của lực lƣợng cán bộ quản lý và những ngƣời làm kế toán cũng tạo nên thuận lợi cho việc
vận dụng IPSAS… (Aboagye, 2007). Ngoài ra, hệ thống quản lý tài chính hiện hành tạo
điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng IPSAS, theo đó một khuôn khổ pháp lý phải đƣợc
[17]


thiết lập, cụ thể cần thiết quy định IPSAS là cơ sở của việc thực hiện các Báo cáo tài chính
của Chính phủ. IPSAS phải đƣợc chấp nhận bởi tất cả các bên liên quan bao gồm cả Quốc
hội, Kho bạc, cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển IPSAS (Hamisi, 2012).
Bàn về những nhân tố tác động đến việc cải cách hệ thống kế toán và vận dụng IPSAS
đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Trƣớc hết, Boolaky (2003) trên cơ sở tổng hợp và phát triển
các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống kế toán và thông qua việc thử
nghiệm đa thức bằng mô hình PESC (Political, Economic, Social, Cultural) ứng dụng tại
Nam Phi, tác giả đã chứng minh rằng khi phát triển các chuẩn mực kế toán của một nƣớc
hay khi vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế cần xem xét các nhân tố bao gồm: Hệ
thống chính trị và pháp lý, kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong khi đó, nghiên cứu của Ouda về
cải cách kế toán công để áp dụng kế toán dồn tích đối với các nƣớc đang phát triển thì các
nhân tố đƣợc phát hiện bao gồm 11 nhân tố nhƣ đã đề cập ở mô hình trên. Từ mô hình của
Ouda kết hợp với lý thuyết dự phòng của Luder (1992), Hamisi (2012) thông qua nghiên
cứu thực nghiệm đã khẳng định 11 nhân tố này thực sự tác động đến việc vận dụng IPSAS
tại Kenya. Tiếp theo đó, nghiên cứu của Zhang (2005) trên cơ sở phân tích các giai đoạn
phát triển của kế toán và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của hệ thống kế toán
Trung Quốc, tác giả đã chỉ ra 7 nhân tố bao gồm: chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hóa, luật
pháp, giáo dục và tính chuyên nghiệp.

Nghiên cứu so sánh mức độ vận dụng IPSAS đƣợc thực hiện bởi Christiaens và cộng
sự (2013) trên cơ sở phát triển các nghiên cứu so sánh kế toán khu vực công của Benito,
Brusca và Montesinos (2007), Brusca và Condor (2002). Tuy nhiên, các nghiên cứu này
phần lớn tập trung vào một mẫu nhỏ của các nƣớc hoặc trên một khía cạnh cụ thể của pháp
luật về kế toán. Thừa hƣởng kết quả từ các nghiên cứu này, Christiaens tiếp tục so sánh mức
độ vận dụng IPSAS trong một bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn cho tất cả các chính quyền địa
phƣơng và Trung ƣơng trên toàn thế giới. Lý do thứ nhất nhóm nghiên cứu đƣa ra đó là, các
nƣớc Anglo - Saxon do hệ thống pháp luật và ngân sách đã không đƣợc mạnh mẽ nên dễ
dàng hơn để thay đổi và vận dụng kế toán dồn tích đầy đủ để chuyển đổi sang IPSAS. Trong
khi đó, các nƣớc Đông Âu hạn chế trong việc vận dụng IPSAS đó là vì các nƣớc này hệ
thống luật luôn đƣợc coi trọng, mọi việc soạn thảo ban hành các chuẩn mực kế toán, chế độ
kế toán đều đƣợc quy định chặt chẽ trong các bộ luật. Vì thế, để vận dụng Chuẩn mực kế
toán quốc tế có thể sẽ gặp nhiều khó khăn từ tƣ tƣởng coi trọng những chuẩn mực kế toán
quốc gia mà họ đã thiết lập. Lý do thứ hai theo nhóm tác giả đó là luật kế toán dựa trên các
nguyên tắc kế toán của doanh nghiệp đã làm hạn chế việc vận dụng IPSAS cho khu vực
[18]


công. Đối với các nƣớc đang phát triển, theo Jreisat (2010) do thiếu một khuôn khổ kế toán
khu vực công nghiêm ngặt là một nhân tố góp phần gây nên sự lãng phí và tham nhũng ở
một số quốc gia. Vì thế, theo Chan (2006) để vận dụng IPSAS ở các nƣớc đang phát triển
cần tập trung vào chi phí giáo dục và đào tạo con ngƣời.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng do thiếu quy định cho hoạt động của các tổ chức dịch vụ
trong khu vực công, chƣa kể nhiều khác biệt trong quy định nên các quỹ tài chính cần phải
cải thiện để vận dụng IPSAS (Irina và Victoria, 2013) và những yếu kém trong hệ thống
quản lý của Chính phủ đƣợc cho là nguyên nhân làm hạn chế khả năng vận dụng IPSAS
(Bello, 2013). Bên cạnh đó, việc không thống nhất các hoạt động kế toán của các đơn vị khu
vực công trong cơ quan lập pháp sẽ không cho phép ghi nhận đầy đủ, chính xác thông tin so
sánh về tình trạng tài chính của Nhà nƣớc làm cho thông tin bị trùng lắp, đòi hỏi chi phí xử
lý tốn kém (Irina, 2013). Phần lớn các tác giả đều đồng tình nhân tố trình độ nguồn nhân lực

có ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng IPSAS. Theo đó, nếu nhân viên không đƣợc đào
tạo đầy đủ về IPSAS thì họ không hiểu hoặc không thể thực hiện các báo cáo dựa trên
IPSAS, việc nâng cao trình độ học vấn và sự chuyên nghiệp sẽ tăng cƣờng mức độ thực hiện
IPSAS (Hamisi, 2012; Bello, 2013; Irina, 2013; Aboagye, 2007).
Vấn đề về công nghệ thông tin là một nội dung đƣợc nhiều nghiên cứu đề cập, theo
Karia (2007), để đáp ứng yêu cầu của IPSAS, cần thiết nâng cấp hệ thống công nghệ thông
tin kế toán để cung cấp kịp thời báo cáo tài chính theo IPSAS (Hamisi, 2012; Bello, 2013;
Aboagye, 2007). Theo đó, cần tái cấu trúc hệ thống công nghệ thông tin khu vực công để
thực hiện các báo cáo, thống nhất phần mềm sử dụng tại các đơn vị công để đảm bảo thông
tin cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đƣợc cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời, ngoài ra
cần thiết lập hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Irina, 2013).
Nhân tố truyền thông có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền hiểu biết, nhận thức
cho việc vận dụng IPSAS, theo đó các kênh thông tin qua sách báo, tạp chí, các hội nghị,
hội thảo sẽ làm cho nhân viên hiểu rõ nguồn gốc của IPSAS, mục tiêu và các yêu cầu cho
việc ứng dụng IPSAS (Hamisi, 2012). Song song đó, việc điều phối và tƣ vấn cần thực hiện
thƣờng xuyên, giữa điều phối viên và ngƣời thực hiện sẽ hỗ trợ cho việc vận dụng IPSAS,
trong đó những ngƣời tham gia tƣ vấn phải là cơ quan điều phối viên cho IPSAS (Hamisi,
2012). Ngoài ra, nhiều tác giả đồng tình rằng chi phí thực hiện là một nhân tố có ảnh hƣởng
quan trọng đến việc vận dụng IPSAS. Chi phí để thực hiện IPSAS là rất cao, Chính phủ
không thể tài trợ cho các dự án IPSAS một mình, vì vậy cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức tài
chính quốc tế (Hamisi, 2012; Aboagye, 2007). Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò
[19]


của Chính phủ và việc thiết lập một lộ trình chặt chẽ để thực hiện cũng là các nhân tố quan
trọng trong ứng dụng IPSAS tại quốc gia, theo đó cần thiết có sự hỗ trợ và giám sát của
quản lý cấp cao và hỗ trợ từ các kiểm toán viên bên ngoài (Mbaya, 2014).
Tóm lại, thông qua những quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc, tác giả lựa chọn và
kế thừa nghiên cứu của 3 tác giả bao gồm: Thứ nhất, Boolaky (2003) cho rằng khi phát triển
các chuẩn mực kế toán hay vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế cần xem xét các nhân

tố: Hệ thống chính trị và pháp lý, kinh tế, xã hội và văn hóa. Thứ hai, Ouda (2004) chỉ ra 11
nhân tố ảnh hƣởng đến việc cải cách hệ thống kế toán. Căn cứ vào nội dung tác giả phân
chia các nhân tố thành 6 nhóm nhân tố nhƣ sau:
- Nhóm nhân tố về hệ thống pháp lý: Sự nhất quán giữa ngân sách và kế toán (ABC).
- Nhóm nhân tố về hệ thống chính trị và môi trường hoạt động: Hỗ trợ chính trị (PBS).
- Nhóm nhân tố văn hóa: Động lực sẵn sàng thay đổi (WC); Quản lý thay đổi văn hóa
(MCC).
- Nhóm nhân tố về kỹ thuật nghiệp vụ: Hỗ trợ học thuật (PAS); các vấn đề kế toán cụ
thể (SAI).
- Nhóm nhân tố điều kiện tổ chức: Chiến lƣợc truyền thông (CS); tƣ vấn và điều phối
(CC); ngân sách và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); năng lực công nghệ thông tin (ITC).
- Nhóm nhân tố quốc tế: Sự hỗ trợ tài chính của quốc tế (IFS).
Thứ ba, Zhang (2005) đã xác định các nhân tố: chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hóa,
luật pháp, giáo dục và tính chuyên nghiệp. Sở dĩ tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của
Zhang bởi vì qua nghiên cứu thực tế cho thấy có nhiều điểm tƣơng đồng về yếu tố môi
trƣờng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác giả
hình thành các nhóm nhân tố tác động đến việc cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng
IPSAS nhƣ sau:
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các nhận định về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận
dụng IPSAS của một số tác giả
Nhóm nhân tố
Tác giả

Quốc tế

Hệ

Hệ thống chính

thống


trị và môi trƣờng

pháp lý

hoạt động

Boolaky (2003)

Kỹ thuật
nghiệp vụ

X

Ouda (2004)

X

X

X

X

Zhang (2005)

X

X


X

X

(Nguồn: Tác giả tự tập hợp)
[20]

Kinh tế

Văn hóa

X

X
X

X

X

Điều kiện
tổ chức

X


×