Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giáo án quan sát hình thái tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.08 KB, 7 trang )

Bài :Thực

Hành

Quan Sát Hình Thái Tế Bào
A.

Mục Tiêu
1. Kiến thức

_Nhận biết được hình thái của 1 số loại tế bào đặc trưng cho các nhóm thực vật,
động vật, vi sinh vât và động vật nguyên sinh thông qua tiêu bản quan sát được.
_Rút ra được đặc điểm về hình thái và cấu tạo đặc trưng cho từng nhóm sinh vật
_Phân biệt và vẽ được hình thái tế bào của các giới động vật, thực vật, vi sinh
vật và động vật nguyên sinh .
_Phát biểu được khái niệm về động vật đa bàovà động vật đơn bào.
_Nhận xét được đa dạng về hình thái của các loại tế bào .
_Nêu được tầm quan trọng của tế bào trong sinh giới .
2. Kỹ năng
_Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi, khả năng tự tạo mẫu vật và làm tiêu
bản quan sát .
_Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết và phân biệt các loại hình thái tế bào
dưới kính hiển vi .
_Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và khả năng đưa ra các nhận xét khách
quan tổng quát về các loại tế bào quan sát được .
_Kỹ năng sống: Khả năng làm việc nhóm, khả năng thu thập thông tin và phân
tích tài liệu.
3. Thái độ :Giáo dục cho học sinh ý thức học tập nghiêm túc, sự cẩn thận,
tỉ mỉ trong công việc .

B.



Phương pháp – Phương tiện
a. Phương pháp


_ GV: Quan sát, diễn giảng, hỏi đáp, thuyết trình
_HS: hoạt động theo nhóm, làm báo cáo cá nhân
b. Phương tiện
 Giáo viên :
 Dụng cụ và mẫu cho thí nghiệm
_Kính hiển vi có vật kính x10, x40, x100
_Lam kính, lamen, kimnhọn, kim mũi mác, dao lam, nước cất, bông, tăm bông,
ống hút.
_Bánh bột men tán nhỏ với nước đường 10% trước 24h, thuốc nhuộm Fuchsin,
đèn cồn ,dung dịch iot, dung dịch xanh methylene .
 Dụng cụ giảng dạy
_Máy chiếu, phần mềm PowerPoint
_ Tài liệu : Các bước tiến hành thí nghiệm (tự soạn và gửi trước cho học sinh)
 Học sinh:
_Chuẩn bị bình nuôi cấy nguyên sinh động vật (lấy rơm khô ngâm cùng nước
váng của ao hồ hoặc cống rãnh), hành lá, hành củ đã dặn trong tài liệu và ở tiết
học trước .
_Bút chì, tẩy, thước kẻ, compa, giấy A4
_Đọc trước tài liệu ở nhà
C.

Nội dung – Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp – Kiểm diện sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : Cấu tạo đơn giản và cách điều chỉnh kính hiển


vi (5’).
a) Cấu Tạo
• Hệ thống giá đỡ gồm:Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản,
kẹp tiêu bản.
• Hệ thống phóng đại gồm:
- Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi
kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu
cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)


- Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người
ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100.
(Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp
để quan sát ảnh thật).
• Hệ thống chiếu sáng gồm:
- Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
- Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng
đi qua tụ quang.
- Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh
sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn
để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
• Hệ thống điều chỉnh:
Ốc vĩ cấp
Ốc vi cấp
Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống
Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang
Núm điều chỉnh màn chắn
Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải)
b) Cách Sử Dụng
Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản.

Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật
kính thích hợp.
Điều chỉnh ánh sáng.
Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật
kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.
Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.
Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).
Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn
thấy hình ảnh mờ của vi trường.
Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.

3. Tiến trình bài mới (35’)

Nội Dung
______________
Hoạt động 1: Khái

Hoạt Động Giáo Viên

Hoạt Động Học Sinh

_______________________
_

____________________


quát toàn bộ nội
dung bài thực
hành(15’)


 GV chia lớp thành
nhóm nhỏ (6-8
HS/nhóm)
 Trình chiếu slide và
nói nhanh về phương
thức tiến hành 4 thí
nghiệm

 Trình bày kỹ về các
điểm lưu ý trong từng
thí nghiệm:
_TN1 : quan sát tế bào vảy
hành
+Lấy 1 lớp biểu bì vảy
hành càng mỏng càng tốt ,
không cần quá lớn
+Căn thời gian nhuộm
xanh methylene chuẩn(1-2’)
và phải rửa sạch .
+Sử dụng dao lam an toàn,
không đùa nghịch trong lúc
thao tác lấy mẫu
_TN2 : quan sát tế bào niêm
mạc miệng
+ Chọn 1 bạn đại diện súc
miệng thật sạch trước khi làm
TN
+Không chạm tay vào đầu
tăm bông lúc bắt đầu lấy mẫu

và sau khi lấy mẫu
+Không nói chuyện trong
khi thu mẫu
_TN3 : quan sát tế bào nấm
men
+ Căn thời gian cho tế bào
vi khuẩn bắt màu thuốc

 HS ngồi theo
nhóm được phân
công
 HS vừa xem slide,
vừa đọc lại tài liệu
đã được phát
trước và nêu lại
các bước tiến
hành thí nghiệm
cũng như làm tiêu
bản
 HS ghi chép lại
vào trong tài liệu


nhuộm Fuchsin thật chuẩn
(1-2’hoặc có thể để 5’)
+Sử dụng đèn cồn cẩn thận
, khi không sử dụng thì đóng
nắp ngay lập tức
_TN4 : quan sát động vật
nguyên sinh

+bông lấy ít không cần quá
nhiều và phải dàn bông thật
đều, không được để quá dầy
nếu không sẽ không quan sát
được .
 Lưu ý chung : ống hút
dung dịch thì phải
được rửa thật sạch và
tráng qua bằng nước
cất trước khi hút sang
dung dịch khác
 Trình chiếu hình ảnh
các loại tế bào trong thí
nghiệm mẫu cho học
sinh .

Hoạt động 2 : Thực
hành TN(20’)

 GV cho các nhóm tự
chọn 2 TN trong 4 TN
để thao tác (các nhó
không trùng cả 2 TN)
 GV đi từng nhóm
hướng dẫn các nhóm
cách sử dụng kính hiển
vi (cách lấy ánh sáng,
điều chỉnh các độ bội
giác )
 GV đi từng nhóm quan

sát cách thực hiện tiêu
bản và chỉ dẫn nếu HS
gặp khó khăn , trục

 HS bình bầu
trưởng nhóm và
lên đăng kí thí
nghiệm với GV
 HS sử dụng kính
hiển vi cẩn thận
khi điều chỉnh các
đinh ốc thứ cấp,
đinh ốc vi cấp
 HS tiến hành thao
tác làm thí
nghiệm theo
nhóm theo tài liệu
và sự hướng dẫn
của GV


trặc
 GV nghiệm thu kết quả
ở các nhóm, nhận xét,
đánh giá và cho HS
chụp ảnh và vẽ hình
(nếu còn thời gian)

 Thu được kết quả
thì quan sát, chụp

lại ảnh và vẽ hình
 Các nhóm trao đổi
kết quả với nhau
và đi thăm quan
kết quả thí
nghiệm nhóm
mình không
làm.Chụp ảnh và
vẽ hình .

4. Thu hoạch:(3’)
• Làm bản tường trình về kết quả thí nghiệm (nêu lên hình dạng, đặc
điểm các tế bào quan sát được và vẽ hình ).
• Trả lời câu hỏi : ? So sánh tế bào thực vật và động vật .
? Đưa ra ý kiến với nhận đinh: “tập hợp nhiều tế
bào (đa bào) mới là 1 cơ thể sống”.
? Nêu ứng dụng của nấm men trong đời sống sản
xuất hằng ngày .
5. Dặn dò (1’) : Về nhà làm tường trình .
D. Rút kinh nghiệm




×