Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
MỤC LỤC
A-
PHẦN MỞ ĐẦU
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời
sống xã hội và đang có xu thế ngày càng tăng lên. Tuy mức độ nguy hiểm của nó không
cao so với tội phạm nhưng nó cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của cá nhân cũng như lợi ích chung của cả cộng
đồng được pháp luật bảo vệ, và đó là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy
sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp
thời. Chính vì lẽ đó mà công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính luôn là
vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm. Từ trước đến nay, nhà nước ta đã ban hành
khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và hướng dẫn cách xử lý
các vi phạm hành chính đó.
Xử phạt hành chính là một biện pháp hiệu quả góp phần khá quan trọng vào việc
xử lý các vi phạm hành chính. Để cho việc xử phạt được khách quan, chính xác, đúng
người, đúng vi phạm và đúng pháp luật thì việc xử phạt hành chính đối với bất kì một vi
phạm nào xảy ra cũng cần phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc có tính bắt buộc do pháp
luật quy định mà cụ thể đó là các nguyên tắc đã được quy định trong Luật xử lý vi phạm
hành chính.
Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là những tư tưởng chỉ đạo việc tiến hành
xử lý vi phạm hành chính được pháp lý hoá nhằm bảo đảm đạt được mục đích, yêu cầu
của xử lý vi phạm hành chính, đó là mọi vi phạm hành chính phải được xử lý kiên quyết,
triệt để, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Dựa trên những lí do trên, nhóm nghiên cứu đề tài những nguyên tắc xử lí vi phạm
hành chính, vì thời gian có hạn nên trong quá trình làm bài có gì thiếu sót mong cô góp ý
sửa chữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 1
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
B- PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
1.Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính :
1.1.
Vi phạm hành chính:
“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.(Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành
chính).
Khi đề cập đến pháp luật xử phạt vi phạm hành chính thì một trong những vấn đề
cần được quan tâm hàng đầu là cơ sở của việc xử phạt hành chính. Cơ sở của việc xử
phạt vi phạm hành chính là có hành vi vi phạm hành chính được pháp luật quy định. Việc
nghiên cứu về khái niệm hành vi vi phạm hành chính vừa có ý nghĩa lý luận quan trọng
vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, bởi lẽ, chỉ khi định nghĩa được đúng về hành vi vi phạm
hành chính mới có thể xác định được các vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực
quản lý nhà nước. Xác định được đúng hành vi vi phạm hành chính, tức là xác định đúng
cơ sở xử phạt, thì việc thực hiện xử phạt hành chính mới bảo đảm chính xác, bảo đảm
được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, phát huy được
hiệu quả và mục đích của việc xử phạt hành chính là nhằm lập lại trật tự quản lý nhà
nước bị xâm hại, góp phần giáo dục người vi phạm và răn đe, phòng ngừa vi phạm trong
tương lai, tránh được sự tuỳ tiện trong xử phạt hành chính.
Vi phạm hành chính thường được hiểu một cách chung nhất là hành vi vi phạm
các quy tắc quản lý của Nhà nước nhưng không phải là tội phạm và bị xử lý theo thủ tục
hành chính do những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước tiến
hành mà không phải là cơ quan Tòa án với các thủ tục tư pháp.
Định nghĩa “vi phạm hành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp,
chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn
bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi
phạm.
Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động
hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức
hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm.
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu
hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi
phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất
trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu
quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô
ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 2
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra
dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu
hiệu “tinh thần” của vi phạm.
1.2.
Xử lý vi phạm hành chính
Bên cạnh khái niệm “vi phạm hành chính”, cần thiết phải nghiên cứu một khái
niệm khác cũng rất cơ bản và liên quan mật thiết đến vấn đề này, đó là khái niệm xử lý vi
phạm hành chính để phân biệt với khái niệm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính khác.
Bản chất của hoạt động xử lý vi phạm hành chính là áp dụng một số loại biện pháp
cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính được xác định là
biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng
theo thủ tục hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một
số cá nhân nhất định với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa hoặc thực hiện công vụ vì lí do
an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia.
Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính khác đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính, có thể
hiểu chung là việc áp dụng các biện pháp/chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của
Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính
và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Như vậy, xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt
vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác là hai “nhánh” chế tài
cưỡng chế hành chính trong xử lý vi phạm hành chính có sự khác biệt nhất định, trong
đó:
+ Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông thường, áp
dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm hình
thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,
trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính) và các biện pháp khắc phục hậu quả vi
phạm hành chính gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại.
+ Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính đặc
thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp
dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp
luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã,
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 3
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa
bệnh, quản chế hành chính.
Và để đảm bảo đạt được mục đích, yêu cầu của việc xử lý vi phạm hành chính cần
phải có những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính – những tư tưởng chỉ đạo việc tiến
hành xử lý vi phạm hành chính được pháp lý hóa. Như đã phân tích ở trên, xử lý vi phạm
hành chính bao gồm xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác nên
nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ bao gồm 2 phần : nguyên tắc xử phạt hành
chính và nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
2- Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính :
2.1.
Nguyên tắc xử phạt hành chính:
2.1.1. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời,
và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc
phục theo đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này cũng xuất hiện từ trước trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Với nguyên tắc này, mọi hành vi vi phạm hành chính phải phát hiện một cách kịp thời để
hạn chế sự tác động cũng như là hậu quả nặng nề của hành vi đó. Vì thế đòi hỏi các cơ
quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công
vụ để kịp thời phát hiện các vi phạm hành chính và một khi đã phát hiện thì phải tiến
hành xử lý một cách nhanh chóng, công minh và triệt để. Đối với việc xử phạt, việc phát
hiện kịp thời sẽ góp phần nhanh chóng vào việc xử lý, giải quyết các vi phạm đã xảy ra
tạo lòng tin cho nhân dân. Đồng thời việc phát hiện sớm các vi phạm hành chính còn có ý
nghĩa cực kì quan trọng khác, đó là việc góp phần vào việc thiết lập và duy trì trật tự quản
lý nhà nước, có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo
dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc của đời
sống cộng đồng.
+ Những cá nhân tổ chức sẽ bị xử phạt vì hành vi vi phạm của mình theo qui đinh
của pháp luật:
Theo khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các hình
thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính;
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 4
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
đ) Trục xuất.
+ Bên cạnh đó, các cá nhân tổ chức cũng đồng thời khắc phục mọi hậu quả do
hành vi của mình gây ra:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các
biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ
công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với
giấy phép; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh;…
Theo quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện
các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định thì bị cưỡng chế thực hiện.
Theo Khoản 2 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đối với mỗi vi
phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả => Đảm bảo
hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục vì lợi ích của cộng đồng nhằm
đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, góp phần thiết lập kỉ cương, ổn định xã hội, phát triển
kinh tế.
Ví dụ: Hành vi nhập khẩu, lưu trữ, vận chuyển sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi
gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đủ các điều kiện an toàn sinh học sẽ bị phạt
tiền và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ việt Nam sinh vật ngoại lai, sinh
vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng.
+ Phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành
vi vi phạm gây ra.
Như vậy, nguyên tắc 1 có thể coi là nguyên tắc cơ bản nhất thể hiện qui luật, lẽ
phải tất yếu. Đó là khi có hành vi sai trái thì sẽ gánh chịu hình phạt cũng như phải khắc
phục những hậu quả do mình gây ra.
2.1.2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai,
khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt các vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành
theo đúng các quy định của pháp luật:
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 5
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
Đây là một nguyên tắc pháp chế trong xử lý các vi phạm hành chính, theo đó thì
chỉ có những chức danh được quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính mới có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính, ngoài các chức danh này thì không một người nào có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý phải dựa trên các quy định của pháp
luật.
Các Nghị định của Chính phủ khi quy định về xử phạt các vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực cụ thể cũng không được quy định thêm các chức danh mới có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính. Các văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân các cấp ban hành để tổ chức thực hiện pháp lệnh và các Nghị quyết của Chính phủ
cũng tuyệt đối không được thêm các chức danh mới có thẩm quyền xử phạt hay việc ủy
quyền xử phạt,…
Do vậy, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là những người
được pháp luật trao quyền, thay mặt nhà nước xử phạt các chủ thể có hành vi vi phạm các
quy định của pháp luật hành chính, do vậy khi tiến hành xử phạt thì các chủ thể có thẩm
quyền không được tùy tiện mà nhất thiết phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có thể được hiểu là khả năng được áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính trong giới hạn nhất định do pháp luật quy định cho cá
nhân hoặc tổ chức; thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của một chủ thể được xác định
bằng những quyền hạn mà pháp luật qui định cho chủ thể đó được quyền xử lí vi phạm
hành chính.
Luật xử lý vi phạm hành chính đã xác định và phân định thẩm quyền xử phạt hành
chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo 4 tiêu chí:
+ Chủ thể: (tổ chức hay là cá nhân)
+ Mức tối đa của khung hình phạt
+ Thẩm quyền quản lý
+ Hinh thức và mức xử phạt
Ngoài ra luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định về thẩm quyền xử phạt
hành chính theo từng chức danh như sau:
+ Chủ tịch UBND (các cấp xã, huyện, tỉnh)
+ Các chức danh thuộc Công an nhân dân
+ Các chức danh thuộc bộ đội biên phòng
+ Các chức danh thuộc Cảnh sát biển
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 6
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
+ Các chức danh thuộc hải quan
+ Kiểm lâm
+ Cơ quan thuế
+ Quản lí thị trường
+ Thanh tra
+ Cảng vụ hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa
+ Tòa án nhân dân
+ Cơ quan thi hành án dân sự
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, đảm
bảo công bằng
Đây là nguyên tắc mới so với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Một khi đã
phát hiện vi phạm hành chính thì phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, công khai
và đảm bảo công bằng. Bởi vì mục đích của việc xử lý vi phạm hành chính không chỉ
mang tính chất xử phạt, răn đe, cảnh cáo đối với đối tượng không được tái phạm mà còn
với mục đích ngăn chặn kịp thời, phòng ngừa và khắc phục hậu quả nên đòi hỏi hoạt
động này phải thực hiện nhanh chóng.
Theo Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính: “Khi phát hiện vi phạm hành
chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải
kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại
Khoản 1 Điều 56”.
Khoản 1 Điều 66 cũng quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không
thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối
đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.”
Khoản 1 Điều 73 quy định: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải
chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn
thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.
Việc xử phạt còn phải công khai để từ đó mới có thể xử lý công bằng, khách quan,
tránh việc lạm quyền của cơ quan nhà nước. Việc xử phạt phải công bằng không thể quá
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 7
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
nhẹ cũng không thể quá nặng so với hành vi vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích của
những chủ thể khác có liên quan, đảm bảo việc chịu trách nhiệm của người vi phạm. Sự
khách quan, công khai được thể hiện trong các điều luật về trình tự thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính như các Điều 56, 57, 58.
Điều 72 của Luật cũng quy định về Công bố công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Đây là điểm mới
của Luật so với pháp lệnh trước đây. Tuy nhiên nó đã được quy định trong một số Nghị
định về xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực trước đó như lao động, bảo vệ
môi trường, thuế… Ví dụ như việc xử phạt đối với công ty Vedan xả thải trên sông Thị
Vải đã được công bố rông rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Ngoài ra Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định những điều bị
cấm trong xử lý vi phạm hành chính để việc xử lý được công bằng.
2.1.3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc xem xét, quyết
định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người có thẩm
quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm hành chính cụ thể hoặc quyết định áp dụng biện
pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm.
Tính chất, mức độ vi phạm không làm thay đổi bản chất của hành vi vi phạm
nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lý nhà nước.
Ví dụ, cùng là hành vi vi phạm hành chính “phá rừng trái phép” nhưng hành vi phá rừng
phòng hộ có tính chất, mức độ xâm hại lớn hơn là phá rừng sản xuất, mặc dù diện tích
phá rừng là tương đương nhau hoặc hành vi phá rừng phòng hộ bị xử phạt hành chính thì
diện tích bị phá càng lớn, hành vi càng có tính chất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhân thân
của người vi phạm cũng là yếu tố cần xem xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho
hợp lý, bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung. Ví dụ, việc xử phạt đối với
người đã từng nhiều lần đổ rác, vứt chất thải bừa bãi ra nơi công cộng phải nghiêm khắc
hơn so với người mới vi phạm lần đầu.
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong việc
xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khác phục hậu quả đối với cá
nhân vi phạm. Khi xem xét, quyết định việc xử phạt, người có thẩm quyền phải xem xét
toàn diện vụ việc một cách khách quan, cân nhắc xem vụ việc vi phạm có tình tiết giảm
nhẹ nào áp dụng đối với người vi phạm hoặc liệu có tình tiết tăng nặng nào cần tính đến
để áp dụng hình thức, mức xử phạt thích hợp.
Ví dụ, một người điều khiển xe máy từ trong ngõ ra đường với tốc độ cao đã đâm
phải một người đang điều khiển xe đạp khiến nạn nhân bị ngã làm trầy xước đầu gối và
xe đạp bị hư hỏng. Người đó đã lập tức xuống xe đưa nạn nhân vào lề đường cứu chữa,
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 8
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
tự nguyện trả tiền phí tổn thuốc men, sửa chữa xe đạp bị hỏng. Trường hợp này cần áp
dụng tình tiết giảm nhẹ “người vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt
hại” để giảm nhẹ mức phạt. Trong khi đó, đối với trường hợp một thanh niên đi xe máy
lạng lách, đánh võng, mặc dù cảnh sát giao thông ra hiệu dừng lại vẫn cố tình bỏ chạy thì
cần áp dụng tình tiết tăng nặng “tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù
người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó”.
Đồng thời nguyên tắc này sẽ khuyến khích người vi phạm thành thật khai báo...
để được áp dụng hình thức, mức phạt nhẹ hơn mức phạt thông thường, ngược lại phạt
nặng đối với đối tượng vi phạm nhiều lần, tái phạm, thậm chí vi phạm với quy mô lớn, có
tổ chức, có tính chất côn đồ, lăng mạ, phỉ báng người thi hành công vụ, sau khi vi phạm
đã cố tình che giấu hành vi vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền
trong việc xác minh vụ việc…
Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính và tại Điều 9 Luật xử lý hành chính. Các tình tiết tăng nặng được quy định cụ thể
tại Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính tuy nhiên tại khoản 1 điều 10 Luật xử lý
hành chính đã được bổ sung thêm những tình huống mới như: vi phạm hành chính đối
với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, vi phạm hành
chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn, sử dụng người biết rõ là đang bị
tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
để vi phạm hành chính… Khác với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật xử lý vi
phạm hành chính đã có bổ sung quan trọng trong việc xác định nguyên tắc áp dụng các
tình tiết tăng nặng để làm cơ sở xem xét xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, đó là những tình tiết đã được quy định là hành vi vi
phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng để tránh sự lúng túng của
người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật (Khoản 2 Điều 10).
2.1.4. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp
luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính
nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Cơ sở pháp lý để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành
chính đó phải được quy định cụ thể trong một văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có
thẩm quyền ban hành. Nếu hành vi vi phạm chưa được pháp luật quy định thì không thể
tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó vì không có căn cứ pháp
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế
Page 9
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
lý để áp dụng hình thức, mức xử phạt cụ thể đối với đối tượng vi phạm. Điều quan trọng
hơn là không có cơ sở pháp lý để coi hành vi cụ thể đó là vi phạm hành chính. Đây là
một trong những tư tưởng quan trọng bậc nhất khi xây dựng Nhà nước pháp quyền, đồng
thời cũng là một bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền con người đối với mỗi
người dân trong xã hội.
Điều luật quy định có tính nguyên tắc là “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị
xử phạt hành chính một lần”. Điều này có nghĩa là:
- Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền lập biên bản để xử phạt hoặc
ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai
đối với chính hành vi vi phạm đó nữa. Cần phân biệt trường hợp xử phạt vi phạm nhiều
lần đối với một hành vi vi phạm với trường hợp tái phạm.
+ Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa
hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong
quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết
thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử
lý.
+ Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng
chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Ví dụ: Một người vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tại chỗ 50.000 đồng,
đến một ngã tư khác lại vượt đèn đỏ thì đây là tái phạm và phải bị xử phạt tiếp về hành vi
vượt đèn đỏ (hành vi vi phạm mới).
A gây rối trật tự công cộng từ tháng 1/2013 đến 2/2013 liên tiếp 3 lần. Vào ngày
15/2/2013 A lại tiếp tục gây rối và bị lập biên bản xử phạt hành chính vì hành vi vi phạm
nhiều lần của mình.
- Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử
phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với người thực
hiện hành vi này.
Ví dụ: Một người có hành vi bán số đề bị xử phạt hành chính về đánh bạc thì
không đồng thời lập hồ sơ để đưa người này vào cơ sở giáo dục (biện pháp xử lý hành
chính khác);
- Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử
phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trước đây rồi mới chuyển hồ sơ vi
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 10
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt. Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
nhân thân của từng người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà quyết
định một hình thức và mức phạt thích đáng đối với từng người vi phạm.
Ví dụ: 5 người cùng thực hiện hành vi đua xe trái phép. Khi quyết định xử phạt
đối với trường hợp này, trước hết phải xác định mức phạt đối với hành vi này (giả sử là
3.000.000 đồng) và quyết định đối với từng người vi phạm. Trong số những người vi
phạm có người có tình tiết giảm nhẹ (chẳng hạn như đã tự nguyện khai báo, thành thật
hối lỗi) thì được xem xét hạ bớt mức phạt tiền (có thể phạt 2.000.000.đồng), hoặc có
người có tình tiết tăng nặng (chẳng hạn như vi phạm nhiều lần - trước đây đã tham gia
một số cuộc đua xe trái phép) thì mức tiền phạt được tăng lên (có thể là 5.000.000 đồng).
Việc áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng được xem xét,
áp dụng đối với từng người vi phạm.
Một người thực hiện nhiều hành vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt đối với từng hành vi, sau
đó cộng lại thành mức phạt chung. Hình thức phạt cảnh cáo được thu hút vào hình thức
phạt tiền. Ví dụ: Một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại di
động, không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải đội mũ bảo hiểm, và điều
khiển xe chạy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên. Người này cùng một lúc thực hiện ba
hành vi vi phạm. Giả sử đối với hành vi thứ nhất bị phạt cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt
tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt tiền 90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là
240.000 đồng.
2.1.5. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính:
Các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh việc có hành vi vi phạm hành chính
và làm các thủ tục để xác minh các tình tiết của vụ việc để biết có hay không có vi phạm,
nếu có thì ở mức độ nào, áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Đây là một nguyên tắc hoàn toàn mới, không
được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây. Vì thế đã có nhiều
trường hợp người có thẩm quyền xử phạt lại bắt người vi phạm chứng minh rằng mình
không vi phạm để không bị phạt. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của hệ
thống pháp luật công.
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 11
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
Chẳng hạn, trường hợp quy định về xử phạt “xe chưa sang tên”, người tham gia
giao thông không có nghĩa vụ phải chứng minh xe mình đang đi là xe của ai mà khi bị
dừng xe chỉ cần xuất trình đủ đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm… Cảnh sát giao thông
không có quyền được hỏi người điều khiển xe về việc “sang tên đổi chủ” bởi vì người
tham gia giao thông không có nghĩa vụ chứng minh về việc này. Việc chứng minh xe
chưa sang tên, đổi chủ là trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền thông qua công
tác đăng ký sang tên; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; trường hợp vi phạm đến mức
bị tạm giữ xe… Qua điều tra nghiệp vụ, nếu cơ quan chức năng xác định được chiếc xe
đã mua bán quá hạn 30 ngày mà không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định
mới được xử phạt người đang sử dụng xe.
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính:
Cá nhân có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm của mình. Thủ tục giải trình này được áp
dụng đối với những vi phạm bị xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Thủ tục giải trình còn được áp
dụng với vi phạm có khung phạt tiền lớn, từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30
triệu đồng trở lên đối với tổ chức. Cơ quan tiến hành xử phạt phải xem xét ý kiến giải
trình của người vi phạm, xác minh hành vi đối tượng vi phạm trước khi ra quyết định xử
phạt. Trước đây người bị xử phạt không có quyền đó mà việc xử phạt chỉ có một chiều từ
cơ quan xử phạt áp xuống.
Việc bổ sung một số nguyên tắc như nêu trên là cần thiết, để khắc phục tình trạng
cơ quan hành chính ban hành quyết định xử phạt mang tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ
quan của người có thẩm quyền xử phạt. Trước đây không quy định thủ tục này, người dân
vẫn có quyền được khiếu nại sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy
nhiên, việc khiếu nại khi mọi chuyện đã rồi thì phức tạp hơn nhiều so với chuyện khiếu
nại trong quá trình đang lập hồ sơ xử lý. Mặt khác, việc xử lý vi phạm hành chính liên
quan trực tiếp đến danh dự, quyền tự do cơ bản của công dân, cần được tiến hành dân
chủ, khách quan, chính xác, trên cơ sở xác minh rõ vụ việc, bảo đảm nguyên tắc “Mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định tại Điều 52 Hiến pháp năm
1992.
2.1.6. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân:
Để phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, phù hợp với tính
chất vi phạm, một trong những nguyên tắc mới được quy định tại Luật xử lý vi phạm
hành chính là “đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 12
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
Trước đây, căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, NĐ85 quy định Chánh
Thanh tra Uỷ ban chứng khoán được quyền phạt tiền tối đa 70 triệu đồng; Chủ tịch Ủy
ban chứng khoán được quyền phạt tiền tối đa đến 500 triệu đồng. Nay NĐ 108/2013 nâng
thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra và Chủ tịch Ủy ban chứng khoán. Cụ thể,
Chánh Thanh tra Ủy ban chứng khoán có quyền phạt không quá 100 triệu đồng đối với tổ
chức, 50 triệu đồng đối với cá nhân. Chủ tịch Ủy ban chứng khoán có quyền phạt tối đa 2
tỷ đồng đối với tổ chức, 1 tỷ đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm và áp dụng các
hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.
Hay trong NĐ số 99/2013/NĐ-CP cũng qui định dựa theo nguyên tắc này: mức
phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm
hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Ví dụ: Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn bao
gồm: Phạt cảnh cáo và phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi
phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150.000.000 đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí,
hóa đơn là 50.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt
tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cụ thể: Phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng
với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định; phạt tiền từ 80 triệu đồng đến
120 triệu đồng đối với hành vi xuất khẩu gạo thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu do cơ quan
có thẩm quyền công bố hoặc quy định; phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối
với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ hoặc không công khai thông tin
về giá hàng hóa, dịch vụ hoặc không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành
vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa,
dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường; phạt tiền từ 20 triệu
đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa,
hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để
định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu
đồng đối với hành vi niêm yết hoặc thông báo không đúng quy định, không rõ ràng gây
nhầm lẫn cho người nộp phí, lệ phí; phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ, mất liên giao cho người nộp tiền của mỗi
số chứng từ chưa sử dụng. Trường hợp cho, bán chứng từ đã sử dụng thì bị phạt tiền từ
01 triệu đồng đến 08 triệu đồng...
Đối với hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử,
quy định về mua hóa đơn thì bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 50 triệu đồng; vi phạm quy
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 13
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
định về phát hành hóa đơn thì bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 18 triệu đồng; vi phạm
quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng
đến 20 triệu đồng. Đặc biệt, bị phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa
đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hành vi lập sai hoặc không đầy đủ
nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, chậm nộp hoặc không nộp thông báo,
báo cáo gửi cơ quan thuế thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 08 triệu đồng.
2.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
2.2.1. Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các
đối tượng quy đinh tại các Điều 90, 92, 94, 96 của Luật này.
Điều 90: Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 92: Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Điều 94: Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Điều 96: Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
2.2.2. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh
chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của
pháp luật.
Theo Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền áp dụng
các biện pháp xử lý vi phạm hành chính:
+ Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn.
+ TAND cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2.2.3. Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ
vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ,
tình tiết tăng nặng.
Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào nhân
thân người vi phạm. Ví dụ: Điều 112 của Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định:
“Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thị
được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp
hành quyết định nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 3
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 14
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành, nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà
người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành khoảng thời gian còn
lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành
phần thời gian còn lại”.
Tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tình
tiết tăng nặng được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính,.
2.2.4. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm
chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp hành chính có quyền tự
mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành
chính.
Ví dụ: A 14 tuổi bị người ta vu oan cho ăn cắp vặt nhiều lần trong 6 tháng và buộc
áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. A có quyền đưa ra các chứng cứ
để chứng minh cho sự trong sạch của mình.
3. Thực trạng về việc áp dụng các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính,
những bất cập trong việc áp dụng các nguyên tắc và hướng giải quyết:
3.1. Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc xử lí vi phạm hành chính, những bất
cập trong việc áp dụng các nguyên tắc:
Trên thực tiễn, áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính một mặt giúp
cho việc xử lý đúng pháp luật, đúng thủ tục, thẩm quyền, góp phần hạn chế tình trạng vi
phạm hành chính nhưng mặt khác nó cũng tồn tại nhiều bất cập. Các nguyên tắc này vẫn
chưa thực sự được áp dụng triệt để và đem lại hiệu quả cao. Tình trạng vi phạm các quy
định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vẫn rất phổ biến, bên
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 15
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
cạnh đó công tác phát hiện và xử lý còn chưa kịp thời, chưa nhanh chóng, việc giám sát
việc xử phạt còn lỏng lẻo dẫn tới những hiện tượng sai phạm còn nhiều. Đây là một vấn
đề nan giải cần được khắc phục trên thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của
xử lý vi phạm hành chính.
Hiện nay về xử phạt hành chính có nhiều lĩnh vực như tài nguyên môi trường, trật
tự an ninh, an toàn giao thông, tư pháp. Thông thường trong quản lý hành chính nhà
nước, việc xử phạt hành chính thường được áp dụng là phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc
khắc phục hậu quả và về nguyên tắc một hành vi vi phạm chỉ xử phạt một lần. Những
năm qua, vấn đề này vẫn được các cơ quan thẩm quyền, cơ quan chuyên môn áp dụng,
góp phần bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm ổn định các quan hệ dân sự, hành chính đôi
khi còn là điều kiện bắt buộc đối với việc xử lý hành vi vi phạm khác. Ví dụ như trong
giải quyết tranh chấp đất, hiện nay tình trạng bao chiếm lại đất sau khi đã thi hành án
hoặc đã có đo đạc giao đất của cơ quan chuyên môn nhưng đương sự vẫn bao chiếm, cơ
quan chức năng muốn xử lý về tội bao chiếm đất thì điều kiện bắt buộc là hành vi bao
chiếm đó phải xử phạt hành chính rồi nhưng thực tế thì hầu như chưa có. Vì vậy người bị
bao chiếm đất trong các trường hợp này vẫn cứ khiếu nại. Một số vấn đề khác về xử phạt
hành chính mà ý kiến người dân thấy rằng vẫn bất cập như việc chuyển quyền sở hữu
phương tiện giao thông. Theo quy định của luật thuế hiện hành, nếu người mua bán xe
mà không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu thì trong thời hạn 3 ngày sẽ bị xử phạt, trong
khi đó cơ quan nào xử phạt, cơ quan thuế hay cảnh sát giao thông vẫn là câu hỏi mà ý
kiến người dân thấy rằng cần có quy định chặt chẽ, bởi cảnh sát giao thông xử phạt vấn
đề này xem ra chưa phù hợp với luật thuế. Ngoài ra còn các trường hợp khác, việc xử
phạt hành chính đã được áp dụng từ mấy năm qua nhưng đến nay người bị xử phạt không
thực hiện, biện pháp khắc phục hậu quả cũng không chấp hành, những vấn đề này đã làm
cho quản lý nhà nước kém hiệu quả, người dân bức xúc.
3.2. Phương hướng giải quyết:
- Thủ tục áp dụng cần đơn giản để xử lý nhanh chóng đối với một số vụ vi phạm
đơn giản, rõ ràng, không cần thời gian để xác minh thêm như những hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
- Cần tổ chức giám sát những người có thẩm quyền trong việc thực hiện xử lý vi
phạm hành chính với nội dung:
+ Cụ thể hơn về thủ tục xử phạt như quy định về trách nhiệm của người có thẩm
quyền trong việc nghiên cứu phải làm sáng tỏ vụ việc, xác định tính chất, mức độ của
việc vi phạm, nhân thân người vi phạm để quyết định xử phạt được khách quan, chính
xác.
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 16
Đề tài: “Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”
+ Khi xem xét, quyết định xử lý, người có thẩm quyền phải giải quyết một số vấn
đề như: vụ việc có đúng thẩm quyền xử phạt không, biên bản và các tài liệu của vụ vi
phạm đã chính xác hay không? Có cần phải xác minh thêm hay không? Các tình tiết loại
trừ được xem xét xử lý hành chính, trách nhiệm thu thập chứng cứ để chứng minh vụ vi
phạm.
C- PHẦN KẾT LUẬN
Những hành vi vi phạm hành chính gây nên tác hại về nhiều mặt; những tác hại
không chỉ về kinh tế mà còn về sức khoẻ con người, môi trường tự nhiên, môi
trường kinh doanh. Những tác hại này không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn cả
văn hoá, xã hội và quan trọng hơn là tạo nên tâm lý coi thường pháp luật. Xử lý vi
phạm hành chính được coi là biện pháp có hiệu quả trong việc đấu tranh phòng
chống vi phạm hành chính, bảo vệ trật tự pháp luật và trật tự xã hội, không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể nói xử lý vi phạm hành chính là nội
dung rất quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước. Một trong những điều kiện
đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính là hoàn thiện
hệ thống pháp luật về xử phạt hành chính. Để khắc phục những hạn chế, những
khuyết điểm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, vấn đề đặt ra là phải sửa
đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện những quy định về việc xử lý vi phạm hành chính.
Nhóm 2 – Lớp Luật Thương mại Quốc tế Page 17