Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Đánh giá tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất rau tại đặng xá gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 99 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau là một trong những sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong
bữa ăn hàng ngày, là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất
nhưng đây cũng là sản phẩm có mức độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao
(BVTV) do nông dân sản xuất ngày càng sử dụng nhiều các hóa chất trong
sản xuất đặc biệt là thuốc BVTV.
Cùng với nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế và vấn đề gia tăng thu
nhập của người dân, vấn đề sức khỏe con người, sức khỏe cộng đồng ngày
càng trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Do đó, nhu cầu sử dụng
rau an toàn ngày càng tăng nhanh trong cả thị trường trong nước đặc biệt với
thị trường nước ngoài. Vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm,
sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có tiêu chuẩn, có nhãn mác
ngày càng được nhiều người dân lựa chọn. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
của người trồng rau về liều lượng và thuốc bảo vệ thực vật chứa nhiều chất
độc hại sẽ mang lại rủi ro cao cho người sử dụng, ngày càng không đáp ứng
nhu cầu của người dân và mâu thuẫn với tiến trình hội nhập của nền kinh tế
đất nước.
Xã Đặng Xá được coi là nơi chuyên rau của huyện Gia Lâm, nhưng
hiện nay nông dân cũng đang ở trong tình trạng lạm dụng quá nhiều thuốc
BVTV. Nghiên cứu của GS.Đỗ Kim Chung (2008) đã chỉ ra rằng nơi đây
đang tồn tại một mức độ rủi ro lớn đối với con người và môi trường. Người
dân sử dụng thuốc quá liều làm tồn dư một lượng thuốc trong đất ngày càng
tích lũy càng làm suy thoái nguồn đất, nguồn nước và các vi sinh vật…kĩ
năng sử dụng thuốc chưa tốt, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa
cao. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn mức độ rủi ro cao từ thuốc BVTV gây ra
cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường. Trong đó, mức độ rủi ro
của thuốc BVTV cao hay thấp được đo bằng chỉ số tác động môi trường
1



(EIQ). Đây là chỉ số giúp chúng ta định lượng mức độ rủi ro của thuốc BVTV
đến con người và môi trường, là công cụ hữu ích giúp chúng ta có thể đánh
giá được mức độ rủi ro do thuốc BVTV gây ra đồng thời còn có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc giúp nông dân lựa chọn được các loại thuốc an
toàn, hiệu quả trong sử dụng để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của thuốc
BVTV đến con người và môi trường sinh thái.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về rau an
toàn, giảm thiểu được rủi ro thuốc BVTV thì vấn đề sử dụng thuốc BVTV cần
được kiểm soát. Do đó, trước những thực trạng sản xuất rau của Đặng Xá cục
bảo vệ thực vật Hà Nội phối hợp với chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội tổ chức
triển khai chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV (PRR) tại Đặng Xá từ
năm 2008. Mục tiêu cơ bản của chương trình là cung cấp những kiến thức, kỹ
năng cơ bản để cho nông dân và cộng đồng sử dụng hợp lý thuốc BVTV,
giảm thiểu được rủi ro thuốc BVTV cho con người và môi trường. Đến năm
2009 chương trình PRR đã kết thúc vấn đề đặt ra là liệu chương trình giảm
thiểu rủi ro thuốc BVTV có thực sự giúp cho nông dân giảm được mức độ rủi
ro thuốc BVTV hay không, liệu rằng chỉ số EIQ có thay đổi theo chiều hướng
có lợi sau chương trình tập huấn hay không? Đó là câu hỏi cần phải được giải
quyết để có những biện pháp tiếp theo giúp nông dân giảm thiểu được rủi ro
thuốc BVTV một cách hợp lý.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá
tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua
chỉ số tác động môi trường trong sản xuất rau tại Đặng Xá - Gia Lâm - Hà
Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV
thông qua chỉ số EIQ từ đó đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
thuốc BVTV ở Đặng Xá.
2



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đánh giá tác động
chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV thông qua chỉ số tác động môi
trường EIQ.
- Đánh giá được tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc
BVTV thông qua chỉ số EIQ ở Đặng Xá.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV
trong sản xuất rau tại Đặng Xá.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động sử dụng thuốc BVTV của
người dân Đặng Xá về loại thuốc, liều lượng phun và hoạt chất thuốc BVTV sử
dụng cho rau bắp cải. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là người nông dân
trực tiếp sử dụng, phun thuốc cho rau và tham gia chương trình tập huấn PRR.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a) Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động sử dụng thuốc BVTV của
người dân Đặng Xá về loại thuốc, liều lượng phun và hoạt chất thuốc BVTV
sử dụng cho rau bắp cải để đánh giá tác động của chương trình PRR thông
qua chỉ số EIQ.
Rủi ro thuốc BVTV xác định từ nguy cơ tiếp xúc với thuốc và nguy
cơ độc hại của thuốc BVTV. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung
chủ yếu vào nguy cơ độc hại của thuốc BVTV.
Đề tài nghiên cứu tác động của chương trình PRR được thực hiện
với giả định rằng sự chênh lệch về mức độ rủi ro trước và sau tập huấn được
coi là tác động của chương trình trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

3



b) Về thời gian
Các số liệu được sử dụng trong đề tài gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1; kế thừa số liệu ban đầu về tình hình hoạt động sản xuất, sử
dụng thuốc BVTV cho rau trong năm 2007 -2008 do GS.TS Đỗ Kim Chung
tiến hành thu thập. Đây là giai đoạn trước khi Đặng Xá triển khai chương
trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV.
Giai đoạn 2; tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV cho rau ở vụ
đông xuân năm 2009 – 2010 do tác giả và đoàn nghiên cứu tiến hành thu thập
thông tin. Đây là giai đoạn sau khi Đặng Xá đã triển khai chương trình giảm
thiểu rủi ro thuốc BVTV.
c) Về không gian
Nghiên cứu được thực hiện ở thôn Đổng Xuyên xã Đặng Xá thống
nhất cả hai lần số liệu trên một cánh đồng và cùng một nhóm nông dân.

4


II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢM THIỂU RỦI RO THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT THÔNG QUA CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1 Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật và chỉ số tác động môi trường
2.1.1 Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật
Định nghĩa về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là các hoá chất bảo vệ mùa màng khỏi sự xâm
hại của côn trùng, động vật gây hại (thuốc diệt chuột, thuốc trừ mọt), cỏ dại
(thuốc trừ cỏ) hay các loại bệnh thực vật được dùng trên cả ruộng khô và
ruộng nước (thuốc nấm và thuốc bệnh).

Thuốc bảo vệ thực vật thường là các hoá chất tổng hợp bao gồm rất
nhiều loại khác nhau, nhằm mục đích tiêu diệt hay ức chế sự phát triển của
các dịch hại. Bản chất của thuốc bảo vệ thực vật thường là các hoá chất độc
hại dùng để giết chết một số loài sinh vật chuyên biệt nhưng vẫn có thể mang
tiềm năng gây hại cho các loài khác bao gồm cả con người.
Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo tổ chức sức khỏe thế giới (WHO)
Theo WHO thuốc BVTV được chia thành 4 loại với với các quy định
và thể hiện bằng ký hiệu như sau:
 Nhóm I: rất độc, màu đen, phía trên, vạch màu đỏ, biểu tượng
đầu lâu xương chéo trong hình thoi vuông.
 Nhóm II: độ độc cao, màu đen, phía trên,vạch màu vàng, biểu
tượng chữ thập chéo đen trong hình thoi vuông.
 Nhóm III: nguy hiểm, chữ màu đen, vạch màu xanh nước biển,
biểu tượng đường chéo hình thoi vuông không liền nét.
 Nhóm IV: cẩn thận, màu đen, vạch màu xanh lá cây.
Như vậy, theo cách phân chia này thì các loại thuốc có nhóm độc III và
nhóm IV là các nhóm tiềm ẩn rủi ro thuốc BVTV thấp hơn.
5


Phân theo nguồn gốc
Phân theo nguồn gốc thuốc BVTV bao gồm có hai loại đó là thuốc hóa
học và thuốc sinh học.
Thuốc hóa học là các loại thuốc có nguồn gốc từ hóa học (vô cơ, hữu
cơ). Ưu điểm của loại thuốc này là có tác động nhanh đến sinh vật và rẻ tiền.
Tuy nhiên đây là những loại thuốc rất độc với con người, động vật máu nóng,
tồn dư lâu và tích lũy trong môi trường, dễ gây hại cho thực vật và quần thể
sinh vật trong lòng đất.
Thuốc sinh học là các loại thuốc có nguồn gốc chế xuất từ thảo mộc,
sinh học các loài sinh vật và sản phẩm do chúng sản sinh ra. Ưu điểm của nó

là có độ độc chuyên tính cao nhưng ít độc với các động vật máu nóng và bị
phân hủy hoàn toàn trong môi trường, rất an toàn với thực vật thậm chí trong
một số trường hợp chúng còn kích thích cây phát triển. Tuy nhiên, việc thu
hái và bảo quản nguyên liệu khó khăn nên giá thành vẫn còn đắt hơn so với
thuốc hóa học.
Theo bản chất các loại thuốc được quy định cho từng cây trồng cụ thể
do đó mỗi loại cây trồng đều có danh mục thuốc riêng được phép sử dụng.
Tóm lại, căn cứ vào cách thức phân chia nhóm độ độc của thuốc BVTV
theo WHO và đặc điểm về nguồn gốc xuất xứ của thuốc BVTV thì nếu nông
dân sử dụng thuốc có nhóm độc III, IV hay sử dụng thuốc có nguồn gốc từ
sinh học thì tốt hơn so với các nông dân sử dụng thuốc có nguồn gốc từ hóa
học và thuộc nhóm độc I và II.
2.1.1.2 Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
Bản chất của thuốc bảo vệ thực vật là chất độc. Bản thân nó tiềm ẩn
những nguy cơ gây ra ô nhiễm nông sản (có thể dẫn tới bị thị trường từ chối
sản phẩm) hay hệ sinh thái và trước hết là người sử dụng thuốc. Bản thân
những nguy cơ này được tồn tại ở dạng tiềm năng chưa được biểu thị khi đó
có thể gây ra rủi ro khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài ra nó sẽ trở nên
nguy hiểm hơn khi lan tỏa ra khỏi nơi cần phun hay rò rỉ vào những nơi khác
6


gây ra ô nhiễm môi trường nước, tích tụ vào cây trồng, vật nuôi làm thực
phẩm bị nhiễm độc.
Như vậy, rủi ro thuốc BVTV là: mọi tác dụng không mong muốn xảy
ra đối với con người và môi trường khi sử dụng thuốc BVTV.
Về cơ bản rủi ro thuốc BVTV được thể hiện ở công thức sau:
Rủi ro thuốc BVTV = nguy cơ tiếp xúc * nguy cơ độc hại
Rủi ro chỉ xảy ra khi có nguy cơ tiếp xúc và nguy cơ độc hại, có nghĩa
là rủi ro xảy ra khi nông dân sử dụng thuốc BVTV.

Nguy cơ tiếp xúc liên quan đến phương pháp sử dụng thuốc BVTV bao
gồm các vấn đề: cách pha, cách phun và bảo hộ lao động.
Độc hại phụ thuộc vào loại thuốc (nhóm I, II, III, IV), phụ thuộc vào
nguồn gốc của thuốc (thuốc sinh học, hóa học), liều lượng thuốc dùng và hình
thức phun (phun phối trộn, phun đơn và đấu trộn đúng hay sai).
Rủi ro ảnh hưởng lớn đến người sản xuất, người tiêu dùng và môi
trường. Chính vì tính chất nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật mà việc đánh
giá rủi ro có thể có là rất cần thiết để bảo vệ người phun thuốc, môi trường,
người tiêu dùng cũng chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trong thị trường đặc biệt là thị trường thế giới đáp ứng nhu cầu và những đòi
hỏi khắt khe của thị trường trong nền kinh tế hội nhập.
Để kiểm soát được những rủi ro đó nhất thiết cần phải có biện pháp hay
phương pháp đo được mức độ rủi ro của từng loại thuốc bảo vệ thực vật để
xem xét tính nguy hại của nó trên cơ sở đó lựa chọn thuốc cho phù hợp vẫn
đảm bảo được mục tiêu bảo vệ mùa màng và vấn đề sức khỏe môi trường.
Để giảm thiểu được rủi ro từ thuốc BVTV thì đồng thời phải giảm nguy
cơ tiếp xúc và độc hại. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào nguy
cơ độc hại của thuốc BVTV.

7


2.1.2 Chỉ số tác động môi trường
2.1.2.1 Nguồn gốc của chỉ số chỉ số tác động môi trường
Nguy cơ của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và môi
trường được công nhận rộng rãi. Một trong những cách để giảm thiểu các rủi
ro liên quan đến thuốc BVTV là thông qua việc Quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng IPM giảm số lượng thuốc BVTV
được sử dụng và đóng góp vào sự lựa chọn các loại thuốc ít độc hại (van den
Berg, 2004). Để đánh giá những tác động thực tế của những thay đổi về sức

khoẻ con người và môi trường đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng thước đo
triệu chứng ngộ độc cấp tính và mãn tính trong một mẫu của con người bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên, nghiên cứu như vậy là khó khăn, tốn kém và tốn thời gian
để tiến hành. Đồng thời những phương pháp này không xem xét sự độc hại
cho các sinh vật khác nhau, cũng như việc tiếp xúc của họ đối với thuốc bảo
vệ thực vật. Vì vậy, định lượng giảm rủi ro thuốc BVTV cho nông dân, người
tiêu dùng và môi trường dựa trên một chỉ số toàn diện hơn, sẽ là hữu ích để
đánh giá những thành tựu của các chương trình IPM.
Thuốc BVTV chứa đựng các thành phần hoạt chất độc hại, yếu tố
cơ bản nếu tiếp xúc sẽ gây ra rủi ro. Do đó, đánh giá rủi ro kết hợp các thông
tin độc tính của thuốc BVTV với thông tin về việc sử dụng thuốc, con đường
của thuốc tiếp xúc đến môi trường, và tỷ lệ hấp thụ của các sinh vật tiếp xúc
là xu hướng cơ bản hiện nay trong nghiên cứu rủi ro thuốc BVTV.
Theo Levitan et al , 1995.; van Bol et al, 2002 trong 20 năm qua,
nhiều chỉ số khác nhau về thuốc BVTV đã được phát triển trên toàn thế giới.
Được thiết kế để phục vụ mối quan tâm theo địa chỉ cụ thể có liên quan đến
các quốc gia nơi thuốc BVTV được sử dụng, chẳng hạn như bảo vệ các ngành
sản xuất trọng điểm nhất định hoặc thị trường xuất khẩu (FAO, 2008).
Hầu hết các chỉ tiêu trên đều có nguồn gốc bắt nguồn từ các nước
công nghiệp phát triển, nơi có nguy cơ rủi ro về sức khỏe đã được giảm đến
mức tối thiểu và hệ thống đăng ký giám sát và sử dụng thuốc BVTV được
8


thực hiện chặt chẽ. Do đó, các mô hình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV tập
trung vào môi trường.
Tuy nhiên, khác với các nước phát triển, ở các nước đang phát triển
hệ thống pháp lý về quản lý và sử dụng thuốc BVTV vẫn chưa hợp lý dẫn
việc sử dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân, ngộ độc nghiêm
trọng cho người sử dụng do tồn dư thuốc BVTV trên sản phẩm và ô nhiễm

môi trường.
Để phát triển đất nước nâng cao chất lượng nông sản thì cần thiết
phải tiến tới các loại sản phẩm cần phải đạt được các chỉ tiêu của rau an toàn,
từ đó cần thiết phải có một công cụ lựa chọn thuốc BVTV hợp lí, dễ hiểu và
thân thiện với người sử dụng hệ thống đặc biệt là phải gần gũi với nông dân
để có thể ứng dụng rộng rãi là điều rất quan trọng. Do đó một mô hình tương
đối đơn giản như EIQ đại diện cho một công cụ có thể cho đánh giá tác động
IPM ở các nước đang phát triển và đưa vào tập huấn cho nông dân sử dụng.
Chỉ số EIQ là một hệ thống phương pháp để đánh giá tác động môi
trường của thuốc BVTV đã được phát triển ở Đại học Cornell, Mỹ, vào năm
1992. Nó phổ biến một loạt các tác động tiềm năng về nông dân sản xuất,
người tiêu dùng và môi trường dựa trên dữ liệu độc hại, tính chất hóa học của
thuốc BVTV. Hệ thống Chỉ số EIQ do các chuyên gia IPM thiết kế nhằm hỗ
trợ những người trồng rau và cây ăn quả ở New York lựa chọn được những
phương án quản lý có tác động thấp (Kovach et al., 1992).
Mỗi hoạt chất của thuốc BVTV được tính theo một thang điểm của
EIQ thông qua một phương trình đại số nhằm kết hợp với thang điểm bằng số
được gán cho mỗi loại tác động. Tiền đề cơ bản của phương pháp EIQ là các
tác động sinh ra từ sự tương tác giữa độc tính và sự xâm nhập của thuốc
BVTV. Rủi ro của các tác động được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa các chỉ số
về sự xâm nhập và các chỉ số về độc tính, dựa trên các thang điểm được sắp
xếp theo tầm quan trọng của các bộ phận khác nhau.

9


Chỉ số EIQ đã được phát triển để tổ chức các thông tin được công
bố tác động môi trường của thuốc BVTV thành một dạng có thể sử dụng để
giúp đỡ người trồng rau trong lựa chọn và sử dụng và để đánh giá kết quả của
các chương trình IPM và giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV.

2.1.2.2 Khái niệm về chỉ số tác động môi trường
Theo Kovach et al. ( 1992) EIQ là một phương pháp để tính toán
khả năng tác động vào môi trường và sức khỏe con người của thuốc BVTV và
địa chỉ của một loạt các mối quan tâm về môi trường và sức khỏe đang gặp
phải trong hệ thống nông nghiệp, bao gồm các tác động về người sản xuất,,
người tiêu dùng, động vật hoang dã, sức khỏe và an toàn (FAO, 2008).
Phương pháp chỉ số EIQ đưa ra một dấu hiệu sơ bộ các rủi ro tiềm
năng tổng thể của một loại thuốc. Vì vậy, chỉ số EIQ có thể được dùng để ước
tính tác động môi trường và sức khỏe của thuốc BVTV khác nhau và so sánh
với những rủi ro tiềm năng tương đối của các chiến lược quản lý dịch hại khác
nhau trong nông nghiệp.
Chỉ số EIQ dùng để đánh giá tác động đến tám lĩnh vực bao gồm:
tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến người sử dụng thuốc, đến người chăm
sóc và thu hoạch, đến người ăn rau, đến mạch nước ngầm, đến cá, đến chim,
đến ong mật và các loài côn trùng chân đốt bắt mồi có ích (gọi là thiên địch).
2.1.2.3 Phân loại chỉ số EIQ
Chỉ số EIQ bao gồm có 2 loại cơ bản đó là : chỉ số EIQ lý thuyết và chỉ
số EIQ đồng ruộng.
Thứ nhất : chỉ số EIQ lý thuyết
EIQ lý thuyết là chỉ số được xây dựng trên cơ sở các thông số kỹ thuật
của thuốc BVTV. Phản ánh mức độ rủi ro tiềm năng của thuốc BVTV hoàn
toàn dựa trên hoạt chất tức là tiềm năng độ độc của mỗi loại thuốc có thể gây
ra những tác động tiêu cực.

10


Chỉ số này được tính toán dựa trên 11 tham số kỹ thuật được tổng hợp
để tính toán cho 8 chỉ số cho tác động môi trường (chiết tiết tinh toán mời
xem phụ lục A).

Thứ hai : chỉ số EIQ đồng ruộng
EIQ đồng ruộng là chỉ số đo mức độ rủi ro của thuốc BVTV dựa trên
nền tảng là EIQ lý thuyết kết hợp với liều lượng phun được tính cho cả kỳ
nghiên cứu và nồng độ hoạt chất có trong đơn vị thành phẩm.
Các yếu tố cấu tạo nên chỉ số EIQ đồng ruộng bao gồm 3 chỉ số đơn đó là :
EI người sản xuất : chỉ số độ độc của thuốc BVTV đến người sản xuất
EI người tiêu dùng : chỉ số độ độc của thuốc BVTV đến người tiêu dùng.
EI sinh thái : là chỉ số độ độc của thuốc BVTV đến sinh thái (trong đó
các yếu tố mà hệ thống EIQ nghiên cứu cho hệ sinh thái bao gồm các yếu tố :
cá. Chim, ong mật, thiên địch).
2.1.2.4 Ưu điểm, nhược điểm của chỉ số EIQ
a) Ưu điểm của chỉ số EIQ
Như chúng ta đã biết rủi ro từ thuốc bảo vệ thực vật gây ra cho con
người và môi trường bắt đầu xuất phát từ hoạt chất của nó nghĩa là tiềm năng
vốn có của nó gây ra thiệt hại, và khả năng tiếp xúc với hóa chất để thực sự
gây ra thiệt hại. Do đó, để giảm thiểu rủi ro trong sử dụng thì cần thiết phải
lựa chọn được các loại thuốc chứa hàm lượng ít gây độc hại. Chỉ số EIQ chỉ
ra hay có thể cung cấp một dấu hiệu những rủi ro tiềm năng của thuốc BVTV.
Như vậy thông qua việc xác định chỉ số EIQ có thể xác định được hay xếp thứ
bậc cho mức độ độc hại cho các loại thuốc BVTV.
EIQ là một chỉ số tương đối đơn giản do đó được sử dụng rộng rãi vì
đơn giản và gần gũi với người sử dụng.
Như vậy, sử dụng EIQ sẽ giúp nông dân và cán bộ kỹ thuật để hiểu rõ
hơn về tác dụng tiêu cực của thuốc BVTV, trong đó có thuốc diệt nấm, sức
khỏe con người và môi trường. Nông dân hiểu tám mục tiêu các khu vực bị
ảnh hưởng bởi thuốc BVTV và các cấp có hiệu lực cho những mục tiêu: nông
11


dân, người tiêu dùng, nước ngầm (những người sử dụng nước ngầm) và sinh

thái (cá, chim, ong mật, thiên địch).
b) Nhược điểm của chỉ số EIQ
Chỉ số EIQ chỉ ra mức độ rủi ro của một thành phần hoạt chất cụ thể,
do đó nó không là một phương pháp chính xác để xác định mức độ rủi ro thực
tế của người sản xuất bởi vì mức độ rủi ro thực tế của nông dân còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố ví dụ : mức độ bảo hộ lao động.
2.1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tác động môi trường
a) Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số EIQ
Chỉ số EIQ ảnh hưởng bởi các yếu tố : hoạt chất của các loại thuốc,
nồng độ hoạt chất và phụ thuộc vào liều lượng phun.
Hoạt chất của thuốc có mức độ tiềm ẩn rủi ro càng cao thì mức độ rủi
ro càng cao(điều này được coi như là bản chất của thuốc thể hiện qua các
thông số kỹ thuật)
Nồng độ hoạt chất của thuốc : nếu nồng độ hoạt chất của thuốc càng
cao tức là hàm lượng hoạt chất của thuốc có trong một đơn vị thành phẩm
càng cao thì mức độ rủi ro càng cao và ngược lại.
Liều lượng khi phun : liều lượng phun càng cao thì mức độ rủi ro càng
cao, điều này phụ thuộc vào quyết định khi phun của nông dân.
b) Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tính toán chỉ số EIQ
Kết quả tính toán chỉ số EIQ có chính xác hay không phụ thuộc vào độ
chính xác của các yếu tố cấu thành nên nó. Điều đó có nghĩa là nó sẽ phụ thuộc
vào quá trình thu lượm thông tin, thông tin càng chi tiết và đầy đủ thì chỉ số tác
động môi trường của thuốc BVTV sẽ phản ánh càng chính xác cho vùng nghiên
cứu. Tuy nhiên, trong thực tế thường gặp phải những khó khăn sau :
- Tên chung( tên hoạt chất) : là khó khăn đối với nông dân vì nông dân
không thể đọc nhãn hiệu, đặc biệt là thuốc BVTV thường được viết bằng
tiếng nước ngoài.

12



- Có trường hợp nông dân không sử dụng dụng cụ đong đếm cẩn thận
nên liều lượng cung cấp và ghi chép mang tính chất tương đối làm ảnh hưởng
đến kết quả tính toán.
- Một khó khăn tiếp theo gặp phải đó là EIQ lý thuyết chưa được tính
sẵn trong danh sách thì việc tính toán nó là tương đối thiếu dữ liệu dẫn đến
khó khăn trong việc xác định chỉ số này.
- Trường hợp không thể tính toán được người ta giả định rằng EIQ lý
thuyết của hoạt chất đó = 27,3 tuy nhiên điều này sẽ cho một kết quả không
chính xác trên thực tế.
2.1.3 Vai trò của chỉ số tác động môi trường
a) Chỉ số EIQ dùng để lượng hóa rủi ro tiềm năng của thành phần hoạt chất
thuốc BVTV cho con người và môi trường
Việc ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra những tác động
không mong muốn cho môi trường và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con
người bao gồm cả người tiêu dùng và nông dân sản xuất. Bản thân của các
loại thuốc bảo vệ thực vật là chất độc. Do bị lạm dụng, thiếu kiểm soát, dùng
sai thuốc, nên nhiều mặt tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật ngày càng biểu
hiện nhiều: ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho
người và động vật có ích bị suy giảm ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, mỗi một loại thuốc khác nhau thì bản thân nó tiềm ẩn rủi
ro cho người sử dụng ở những mức độ khác nhau. Chỉ số EIQ chỉ ra một mối
nguy hiểm vốn có của một thành phần hoạt chất thuốc BVTV bằng cách tích
toán tác động của từng loại thuốc dựa vào liều lượng phun của nông dân và
nồng độ hoạt chất có trong sản phẩm.
Nói cách khác đây là phương pháp định lượng mức độ rủi ro của các
loại thuốc bảo vệ thực vật. Lượng hóa độ rủi ro của thuốc BVTV đến người
sử dụng thuốc, người chăm sóc và thu hoạch, người ăn rau, đến mạch nước
ngầm, đến cá, đến chim, đến ong mật và các loài côn trùng chân đốt bắt mồi
có ích (thiên địch).

13


Như vậy, trước tiên chỉ số EIQ cho biết sự độc hại tương ứng với từng
hoạt chất cụ thể ở mức độ hoàn toàn là lí thuyết, là cơ sở để xác định khả
năng gây hại đến môi trường và con người và tiếp đó là cơ sở để xác định chỉ
số EIQ đồng ruộng mang lại những hiệu quả thiết thực hơn: tập huấn cho
nông dân và là công cụ để đánh giá tác động của các chương trình giảm thiểu
rủi ro thuốc bảo vệ thực vật.
b) EIQ là cơ sở cho lựa chọn hợp lý thuốc BVTV trong sản xuất để giảm thiểu
rủi ro thuốc BVTV
Các giá trị thu được từ những tính toán của chỉ số EIQ có thể được so
sánh với các loại thuốc khác nhau, từ việc xác định mức độ gây hại tiềm năng
của thuốc bảo vệ thực vật đến các yếu tố môi trường và con người chỉ ra
những loại thuốc nào, hoạt chất nào gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, môi
trường, các loại thuốc ít độc hại.
Chỉ số EIQ đồng ruộng cho biết mức độ rủi ro tương ứng với từng hoạt
chất cụ thể và liều lượng sử dụng thực tế của nông dân đối với từng loại
thuốc. Từ đó có thể kiểm soát được mức độ rủi ro do thuốc bảo vệ thực vật
gây ra từ những nhân tố nào, trên cơ sở đó lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật ít
độc hại cũng như khuyến cáo nông dân trong sử dụng thuốc trong sản xuất
đảm bảo mục tiêu bảo vệ mùa màng và các vấn đề về an toàn và hiệu quả.
Đưa vào tập huấn cho nông dân về những mặt tiêu cực và mối nguy
hiểm của thuốc bảo vệ thực vật, chỉ ra những loại thuốc tiềm ẩn rủi ro mạnh
(độ độc cao) làm họ thay đổi nhận thức, đồng thời đưa ra phương thức hướng
dẫn nông dân lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật từ đó làm thay đổi thói quen tập
quán sử dụng của họ để hạn chế tối đa những tiêu cực của thuốc bảo vệ thực
vật gây ra dựa trên nông dân và cán bộ cộng đồng địa phương.
Một ví dụ đơn giản ta có thể thấy được độ hữu ích của chỉ số EIQ là : việc
tính toán tác động môi trường cho một loại thuốc nào đó chỉ ra rằng loại thuốc

này có độ độc cao đối với ong và ít độc hại đối với người thì cần phải khuyến
cáo với nông dân rằng đối với những hộ có nuôi ong trong vườn mà phun thuốc
14


cho rau ở nhà thì không nên lựa chọn loại thuốc này vì có thể nó sẽ làm đàn ong
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu cứ tiếp tục phun cho rau với liều lượng cao thì
rất có thể sẽ dẫn đến đàn ong bị tử vong hoặc không cho mật.
c) EIQ là cơ sở đánh giá tác động của các chương trình tập huấn giảm thiểu
rủi ro thuốc BVTV
Chương trình tập huấn giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV với mục đích chủ
yếu là cung cấp những kiến thức cơ bản cho nông dân về thuốc BVTV để
nông dân có thể hiểu rõ hơn về các loại thuốc, rủi ro của các loại thuốc từ đó
làm thay đổi nhận thức, hành vi của nông dân trong lựa chọn và sử dụng
thuốc BVTV dẫn đến làm thay đổi chỉ số EIQ.
Kết quả của của chỉ số EIQ là những con số thể hiện độ rủi ro cho con
người và môi trường sinh thái, nó là những con số định lượng cụ thể khắc
phục tính định tính qua đó khi xác định được chúng ta có thể đánh giá được
chương trình áp dụng có hiệu quả hay không và hiệu quả bao nhiêu bằng cách
so sánh chỉ số EIQ trước và sau chương trình tập huấn. Nói cách khác thì chỉ
số EIQ chỉ ra rằng chương trình tập huấn đã tác động đến nhận thức của
người sử dụng thuốc như thế nào và ứng xử của họ ra sao trong việc lựa chọn
và phun thuốc, cuối cùng là được tổng hợp lại bằng chỉ số EIQ phản ánh
chính xác điều đó. Do đó có thể coi EIQ là công cụ hữu ích dùng để đánh giá
tác động của chương trình.
Ý nghĩa trong nghiên cứu: Xác định chỉ số EIQ nhằm đánh giá tác động
của chương trình tập huấn giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật dựa vào
cộng đồng đã được thực hiện tại Đặng Xá cụ thể là nông dân trồng rau Bắp
cải, nói cách khác nó là một công cụ để đánh giá kết quả đạt được.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc tính toán chỉ số EIQ sẽ trở thành một công cụ

hữu ích, tài liệu quan trọng để tập huấn cho nông dân về khả năng gây độc từ
thuốc BVTV. Bằng những con số rõ ràng có thể giúp nông dân so sánh chính
xác mức độ rủi ro của những loại thuốc có cùng chức năng như nhau qua đó
có thể lựa chọn được các loại ít gây hại cho con người và môi trường sinh

15


thái. Hơn nữa, việc tập huấn cũng giúp nông dân thay đổi thói quen trong sử
dụng thuốc bằng cách lựa chọn thuốc hợp lí và phun đúng liều lượng, đúng
cách giúp nông dân giảm chi phí và tăng năng suất chất lượng.
Tóm lại: Mục tiêu và ý nghĩa của việc xác định chỉ số EIQ là đưa ra
được những con số cụ thể mô tả mức độ rủi ro của các loại thuốc BVTV, điều
này sẽ thuyết phục hơn so với cách mô tả rủi ro một cách định tính từ đó tác
động nhanh hơn, sâu hơn tới nhận thức của nông dân làm thay đổi thói quen
tư duy của họ trong việc sử dụng thuốc BVTV đảm bảo mục tiêu chăm sóc
sức khỏe cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường phục vụ
mục tiêu phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp.
2.2 Tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
thông qua chỉ số tác động môi trường
2.2.1 Chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
2.2.1.1 Xuất xứ của chương trình
Nghiên cứu của FAO chỉ ra rằng : việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng
nhiều trong nông nghiệp. Do đó, càng làm tăng nguy cơ rủi ro thuốc BVTV
(Dada Abubakar, 2009). Dưới sự hỗ tợ của Thụy Điển, FAO đã tiến hành
chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV ở tiểu vùng Mekong mở rộng
sang Campuchia, Lào, Việt Nam, Vân Nam và Quảng Trị Trung Quốc.
2.2.1.2 Mục tiêu của chương trình
- Đẩy mạnh hoạt động tập huấn để giảm thiểu được rủi ro từ thuốc
BVTV.

- Tăng cường và mở rộng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp của nông
dân và giảng viên thông qua IPM dựa vào cộng đồng.
2.2.1.3 Các hoạt động của chương trình
Tổ chức tập huấn kiến thức giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV nông dân
Nội dung cơ bản của tập huấn: rủi ro thuốc BVTV, các quy định về
quản lý, sử dụng, buôn bán thuốc BVTV, an toàn lao động khi sử dụng thuốc
BVTV, quản lý bao bì và cất giữ thuốc thừa.
16


Tổ chức tập huấn cho lãnh đạo cộng đồng và rủi ro thuốc BVTV dựa
vào cộng đồng, các hoạt động cộng đồng được xây dựng vùng rau an toàn.
Xây dựng vùng rau an toàn, cơ sở hạ tầng mương máng, kênh, bể chứa,
nguồn nước...
Triển khai các hoạt động như: lập kế hoạch, hình thành nhóm sở thích
của nông dân trong sản xuất rau. Giám sát, kiểm tra, tuyên truyền và vận động
nhân dân làm theo chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV.
2.2.2 Tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
thông qua chỉ số tác động môi trường
Cũng như Lào, Campuchia, Việt Nam triển khai chương trình giảm
thiểu rủi ro thuốc BVTV với mục tiêu là giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV.
Các hoạt động chính của chương trình bao gồm tập huấn cho nông dân
và xây dựng các hoạt động cộng đồng. Nông tham gia tập huấn có được
những kiến thức, kỹ năng trong sử dụng thuốc BVTV, cùng với đó các hoạt
động cộng đồng được xây dựng, triển khai xây dựng các quy chế, có đầu tư
xây dựng hạ tầng phục vụ cho chương trình sẽ là nhân tố tác động làm thay
đổi thói quen của người sử dụng thuốc BVTV theo hướng tích cực. Tác động
của chương trình này sẽ được phản ánh cụ thể thông qua chỉ số EIQ.
Chuỗi tác động của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV thực
hiện theo sơ đồ sau :

HĐ của chương
trình PRR
- Tập huấn cho
nông dân
- Các hoạt động
cộng đồng

KẾT QUẢ
- Số nông dân
được tập huấn
- Các hoạt
động cộng
đồng
...

Nhận thức
và hành vi
trong lựa
chọn và sử
dụng thuốc
BVTV của
nông dân

Tác động
của
chương
trình
thông qua
chỉ số
EIQ




Sơ đồ 2.1: Chuỗi tác động của chương trình PRR thông qua chỉ số EIQ
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của chương trình giảm thiểu
17


rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
Thiết kế và cấu trúc của chương trình
Thiết kế và cấu trúc của chương trình PRR phù hợp với đặc điểm địa
bàn, tình hình sản xuất tại địa phương thì tác động của chương trình tốt.
Mức độ tuân thủ các nội quy và hoạt đồng của chương trình đã thiết kế
Mức độ tuân thủ các nội quy và các hoạt động của chương trình tốt thì hướng
tác động sẽ tốt và ngược lại nếu mức độ tuân thủ các nội quy của chương trình
kém, ý thức thực hiện nội quy của nông dân không cao, quản lý, giám sát
không chặt chẽ thì chương trình triển khai sẽ kém hiệu quả dẫn đến tác động
của chương trình không rõ nét.
Năng lực của cán bộ cộng đồng: thể hiện ở công tác xây dựng các quy
chế cho chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV, khả năng áp dụng, triển
khai và giám sát quá trình thực hiện nội quy trong sử dụng và buôn bán thuốc
BVTV.
Nhận thức và hành vi của nông dân: thể hiện thông qua việc chấp hành
các nội quy của chương trình trong lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV, xử lý
bao bì, cất giữ thuốc.
Nguồn lực của chương trình: cụ thể là kinh phí đầu tư cho công tác xây
dựng cơ sở hạ tầng (các bể thu gom vỏ bao bì, hệ thống hóa cơ sở kênh
mương), kinh phí cho chương trình tập huấn là yếu tố quan trọng đầu tiên
quyết định đến kết quả của chương trình.
Các hoạt động cộng đồng: bao gồm các hoạt động tổ chức vùng rau an

toàn, xây dựng các nội quy cho chương trình về sử dụng và xử lý bao bì sau khi
phun thuốc, hoạt động tuyên truyền vận động nông dân hưởng ứng làm theo,
thực hiện tốt các nội quy định đề ra là cơ sở để chương trình có tác động tốt.

18


2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Trên thế giới
a) Ứng dụng chỉ số EIQ của các nước trên thế giới
Chỉ số EIQ được phát triển từ năm 1992 để định lượng rủi ro do thuốc
bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và môi trường.
Từ năm 2000, các EIQ đã được sử dụng trong một dự án ở Châu Á cho
các mục đích khác nhau: từ đánh giá hay hỗ trợ cho việc lựa chọn thuốc
BVTV. Sau đó, EIQ được trích dẫn rộng rãi và sử dụng trong một số tiểu
bang ở Hoa Kì và quốc tế. Hầu hết các báo cáo EIQ đã được ứng dụng trong
các nghiên cứu đánh giá tác động của IPM hoặc đánh giá các chiến lược quản
lí dịch hại khác nhau.
Cụ thể chỉ số EIQ đã được ứng dụng trong chương trình sản xuất Bông
Từ năm 2000 đến năm 2004, FAO-EU đã triển khai chương trình IPM
cho bông ở châu Á thực hiện khoảng 3.600 lớp học đào tạo cho nông dân về
chương trình IPM (FFS) cho hơn 90.000 nông dân ở Bangladesh, Trung
Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Philippines và Việt Nam. Để đánh giá ảnh hưởng của
các hoạt động đào tạo, nghiên cứu đánh giá tác động được tiến hành tại bẩy
trang web, tức là một trong mỗi quốc gia có một trang và ba trang tại Trung
Quốc. Chương trình tác động của thuốc BVTV được giám sát về số lượng các
ứng dụng và liều lượng áp dụng. Ngoài ra, nó đã quyết định thử nghiệm EIQ
như một phương tiện để đánh giá rủi ro môi trường của các chiến lược quản lý
dịch hại khác nhau.
Các chương trình trên thế giới đã ứng dụng chỉ số EIQ trong lựa chọn

và sử dụng thuốc BVTV được tập hợp ở bảng 2.1.

19


Bảng 2.1: Lựa chọn của Toàn cầu Công dụng của EIQ ngoài Châu
Á
Năm
2001

Vị trí
Washington, Hoa
Kỳ
Ontario, Canada
Tây Ban Nha

Tiêu đề
Tính bền vững của ba hệ thống sản xuất táo
Thuốc BVTV Giảm thiểu rủi ro trên Cây trồng ở tỉnh
2001
bang Ontario.
2002
Đánh giá các tác động môi trường của các ứng dụng
2003
trong Thuốc BVTV Chế biến cà chua.
Georgia, Hoa Kỳ
Giảm rủi ro của thuốc BVTV ở Georgia đào, 19912003
Ohio, Hoa Kỳ
2001
tác động môi trường thương tích của thuốc BVTV sử

2004
Global
dụng ở Bắc Trung Ohio - 1999 & 2003
Đánh giá tác động môi trường của các thay đổi trong
2005
New England, Mỹ sử dụng thuốc BVTV trên biến đổi gen cây trồng.
New England
England toàn Biểu của một Integrated Pest
2005
Management.
Canada
(IPM) Hệ thống cho Táo Giáo dục và tiêu dùng trong
2005
IPM như là một Chiến lược phòng, chống ô nhiễm
ÚC
Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ chịu cải dầu trên các tác
2006
Scandinavia,
động môi trường của weed quản lý
Quebec, Canada
Cây trồng GM toàn cầu 2005: Kinh tế toàn cầu và tác
2006
động môi trường - Chín năm đầu tiên 1996-2004
Môi trường tác động của bông Bt thường và côn trùng
thể hiện một và hai gen tại Úc
Công nghệ sinh học như một công cụ cho các giống
cây trồng Organic vs tích hợp sản xuất của các Táo trong
Đông Bắc Bắc
Mỹ: Kết quả đo của hai cách tiếp cận khác nhau cho
giảm tác động môi trường của thuốc BVTV.

Nguồn : FAO, 2008
b) Nghiên cứu đánh giá tác động
Trong khi nông dân lĩnh vực nghiên cứu trường học cho thấy việc giảm
rủi ro tiềm năng thông qua IPM, nghiên cứu tác động đánh giá thực tế giảm

20


do kết quả của FFS đào tạo. Để đánh giá tác động, FFS của dự án người tham
gia được so sánh với nông dân không FFS từ các làng cùng (tiếp xúc với nông
dân) và nông dân trong làng mà không có FFS đã diễn ra nông dân điều
khiển. Trong quá trình khảo sát cơ sở trong năm 2002 sau sự hình thành của
các nhóm FFS, nông dân được đề nghị tái sản xuất bông của họ thực hành từ
năm 2001. Sau khi đào tạo FFS, tức là vào năm 2003, tất cả các nông dân đã
được truy cập nhiều lần trong mùa bông để thu thập dữ liệu tác động trên
post-FFS thực hành.
Tại Pakistan, kết quả EIQ được báo cáo là tổng số EIQ đồng ruộng,
cũng như phân nhóm cho EI nông dân, EI môi trường / sinh thái và EI tiêu
dùng. Số liệu cho thấy trung bình Giảm 50% nguy cơ tương đối về FFS trang
trại so với mức tăng 75% trên các trang trại kiểm soát (Phuong, 2001).
c) Tại Thái Lan
Một nghiên cứu đánh giá tác động trên phân tích lúa IPM trong một tập
hợp các dữ liệu thu thập trong một khoảng thời gian hơn 4 năm trên các trang
web dự án thí điểm FFS. Lĩnh vực sử dụng EIQ đã được sử dụng để định
lượng rủi ro của thuốc BVTV cho môi trường và sức khỏe con người.
Kết quả cho thấy FFS-IPM nông dân đã giảm đáng kể việc sử dụng
thuốc BVTV trong hoạt động sản xuất của họ sau khi đào tạo trong khi đó các
nhóm không tham gia đào tạo không quan sát được giảm đáng kể. Giá trị EIQ
đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt này. Sau đào tạo nông dân tham gia đã chịu ít
ảnh hưởng từ thuốc BVTV hơn.

Tuy nhiên, việc thiếu EIQ lý thuyết là một trong những hạn chế quan
trọng trong việc xác định chỉ số EIQ đồng ruộng, điêu này có thể ảnh hưởng
đến tính chính xác.
d) Tại Campuchia
Hai nghiên cứu đánh giá tác động đã được tiến hành ở Campuchia, một
là của DANIDA trên lúa trong năm 2003 và một của FAO Chương trình IPM
trên cây trồng rau trong năm 2003 và 2004. Mặc dù đánh giá rủi ro thông qua
21


EIQ đã không được bao gồm trong các nghiên cứu, nỗ lực đã được thực hiện
để tính EIQ đồng ruộng sau đó EIQ dựa trên dữ liệu hiện tại từ những tác
động trước đó đánh giá công việc.
Tuy nhiên, tính toán của trường EIQ sử dụng đã được hạn chế bởi thực
tế là các thuốc BVTV khảo sát dữ liệu không phải luôn luôn xác định rõ ràng.
Không chỉ là nhiều nông dân mù chữ mà nhiều nông dân đã làm không biết
tên của các loại thuốc BVTV đã được sử dụng, nhiều thuốc BVTV có nguồn
gốc từ các quốc gia lân cận và các thông tin nhãn được viết bằng tiếng Thái,
Việt Nam hoặc Trung Quốc. Nỗ lực để ghi tên của các thuốc BVTV được sử
dụng bởi người nông dân thường dẫn đến sai lỗi chính tả và không thể hiểu
tên. Ngoài ra, một số trong những sản phẩm không tương ứng với được quốc
tế biết đến các sản phẩm cùng tên, và trong trường hợp khác, tên như
"dimethyl phosphat "hoặc carbomoyl dimethyl" "có thể đã được tạo thành bởi
formulators địa phương.
Với sự trợ giúp của một cuốn sách tham khảo có chứa hình ảnh của
nhãn thuốc BVTV được tìm thấy tại Campuchia, nó đã có thể xác định hoặc
đoán hầu hết các thuốc BVTV được sử dụng bởi các nông dân được khảo sát.
Kết quả sơ bộ cho IPM trên lúa chỉ ra rằng lĩnh vực sử dụng EIQ giảm
được tương tự như giảm liều lượng và chi phí nhưng không phải là quá lớn
như sử dụng sản phẩm độc tính loại I theo WHO, đó là một trong những mục

tiêu chính của chương trình IPM.
2.2.2 Tại Việt Nam
a) Nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã khẳng
định tính độc hại của thuốc bảo vệ thực vật.
Ở nước ta tính từ năm 2000- 2006 đã có 667 vụ ngộ độc do có độc tố
trong sản phẩm với 11.653 người bị hại trong đó 683 người bị chết riêng năm
2006 đã có 69 người bị tử vong trong số 8.900 người bị ngộ độc thực phẩm,
một số loại thuốc bị cấm sử dụng vẫn còn tồn dư trên sản phẩm (Hoàng Bá
Thịnh, 2007).
22


Nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất độc hại dùng trong nông
nghiệp tới sức khỏe con người và các giải pháp khắc phục được triển khai
nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và
tác hại của thuốc đến người sử dụng. Từ đó phổ biến rộng trong sản xuất và
kiến nghị với nhà nước các chủ trương chính sách tạo điều kiện thúc đẩy bảo
vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng nông thôn và toàn xã hội.
Nghiên cứu đã rút ra kết luận : thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe
con người như sau :
- Tính rộng ra trên cả nước có khoảng 11,5 triệu hộ nông dân, mỗi hộ
có ít nhất một người trực tiếp phun thuốc bảo vệ thực vật, số người tiếp xúc
với thuốc bảo vệ thực vật ước khoảng 11.500.000. Như vậy, số người nhiễm
độc mãn tính trong cả nước khoảng trên 2 triệu người. Đây là một con số rất
đáng lo ngại và rất đáng quan tâm. Các nhà phân tích y học ở nhóm người
nhiễm độc mãn tính thuốc bảo vệ thực vật cho thấy những biến đổi sinh học
và sinh hóa theo chiều hướng xấu. Những bệnh nghề nghiệp bảo vệ thực vật
dẫn đến suy giảm sức khỏe nông dân và cộng đồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến chất lượng sản
phẩm : Chỉ tiêu đnáh giá ảnh hưởng này là định mức dư lượng thuốc bảo vệ

thực vật trong sản phẩm so sánh với mức cho phép của FAO.
- Kết quả thu được cho thấy trong quả nho có chứa nhiều dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật nhất, tiếp theo là đến bắp cải và đậu đũa.
- Nghiên cứu các phương tiện bảo vệ các nhân khi sử dụng, tiếp xúc
với thuốc bảo vệ thực vật cho thấy nông dân không có phương tiện bảo vệ cá
nhân đầy đủ.
Nghiên cứu đã kết luận rằng thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất rau, chè , lúa, nho vẫn còn nhiều tồn tại. Nhiều loại thuốc có
nồng độ độ độc cao vẫn được sử dụng trong đó bao gồm cả thuốc cấm sử
dụng vẫn được dùng phổ biến với số lần phun và liều lượng phun mỗi lần đều
vượt quá quy định. Người phun thuốc thì không có bảo hộ đầy đủ sau khi
23


phun thì không thu gom xử lí bao bì đựng thuốc. Không có nơi rửa bình riêng,
không có nơi cất giữ thuốc riêng do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
con người , ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và môi trường.
Do đó, việc triển khai các mô hình về sử dụng an toàn thuốc bảo vệ
thực vật trên rau, chè, lúa...cần phải được đưa vào sản xuất để nâng cao dân
trí về bảo vệ thực vật hiểu biết về độc hại của thuốc và cách dùng thuốc,
chuyển giao đến nông dân các biện pháp phòng BVTV bệnh và lựa chọn
thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại.
b) Việt Nam ứng dụng chỉ số EIQ trong sản xuất để lựa chọn thuốc bảo vệ
thực vật ít độc hại
Tại đại hội Thế giới thứ tư, Ngày 25 thường niên tại Bắc Mỹ: WA8
toàn cầu : những quan điểm: Thuốc BVTV đánh giá rủi ro trong nước đang
phát triển, đã tổng kết :
Trong bốn tỉnh của Việt Nam (Hà nội, Hải Phòng, Hà Tây, Lâm
Đồng) nguy cơ thuốc BVTV chỉ số mô hình tác động môi trường (EIQ) đã
được giới thiệu. Mục tiêu của dự án là :

(1) để hướng dẫn nông dân sử dụng chỉ số EIQ để giúp nông dân trong việc
chọn một loại thuốc BVTV ít gây hại cho con người và môi trường trong sản
xuất rau sản.
(2) để giúp nông dân sử dụng chỉ số EIQ để đánh giá tác dụng của thuốc
BVTV trên sức khỏe con người và môi trường
(3) để đạt được kinh nghiệm từ việc sử dụng thực tế của những nguy cơ chỉ
thị các mô hình như một công cụ cho nông dân. Mỗi chương trình đều do
Giảng viên Bảo vệ thực vật từ chi cục tại mỗi tỉnh đã chịu trách nhiệm về việc
giới thiệu các mô hình nông dân EIQ tại trường.
Kết quả đạt được
Trường (FFS) với 30 nông dân tham gia vào mỗi FFS. Tại các tỉnh
được lựa chọn, bao gồm hai nhóm cùng sản xuất cây trồng: 15 IPM-nông dân

24


(nông dân được đào tạo) và 15 nông dân không được đào tạo đã được tiếp
theo trong mùa trồng, tháng 9 - 12 năm 2002.
Trong FFS, giảng viên và nông dân thảo luận về các đối tượng bị ảnh
hưởng bởi việc sử dụng thuốc BVTV và giới thiệu các công thức và phương
pháp để tính toán EIQ. Giảng viên đã hướng dẫn bà con nông dân để thực
hành bảng EIQ để tính toán và sử dụng trường EIQ để đánh giá tác dụng của
thuốc BVTV được sử dụng trên con người và môi trường, và để hướng dẫn
thực hành phương pháp thu thập dữ liệu.
Các kết quả chính từ chương trình cho thấy sản lượng của nông dân
được đào tạo, tập huấn đã cao hơn nông dân không được tập huấn. Các EIQ
tại các nông dân tập huấn thu được thấp hơn so với nông dân không được tập
huấn. Do đó đã tiết kiệm được cả chi phí và ít ảnh hưởng đến môi trường. Sau
khi đào tạo với nông dân IPM và EIQ, nông dân thu được kiến thức mới; đổi
mới tư duy của họ khi sử dụng thuốc BVTV và giảm tải về môi trường và rủi

ro trong sản xuất rau (Eklo, O.M., Dung, N.T).
2.3 Bài học kinh nghiệm
Từ thực tế các nước trên thế giới đã ứng dụng chỉ số EIQ cho thấy rằng,
chỉ số có vai quan trọng trong việc định lượng mức rủi ro để đánh giá các tác
động của chương trình IPM, cũng như tập huấn cho nông dân cách thức lựa
chọn thuốc BVTV an toàn cho sức khỏe và môi trường. Nhiều nước đã sử
dụng chỉ số EIQ để lựa chọn được các loại thuốc an toàn và hiệu quả, từ đó
giảm thiểu được rủi ro cho con người và môi trường, tiếp kiệm chi phí, công
lao động nâng cao được hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, hạn chế thường xuyên gặp phải là nông dân không nhớ
được tên các loại thuốc mình đã dùng, do hạn chế về trình độ : tên thuốc ghi
bằng tiếng nước ngoài, hoặc chủ quan dùng theo thói quen làm ảnh hưởng
đến bộ dữ liệu và tính chính xác khi đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến sức
khỏe và môi trường.

25


×