Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu mối liên kết kinh tế sản xuất giữa Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu với hộ ngư dân ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 94 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp với nông dân luôn
là vấn đề thời sự trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay. Thực tế cho thấy, về
phía các doanh nghiệp chế biến thì nguồn nguyên liệu vẫn chưa đảm bảo chất
lượng, số lượng, kích thước, vv… cho sản xuất, dẫn đến sự tranh giành trong
việc thu mua nguyên liệu ở nhiều ngành như thủy sản, mía đường, thuốc lá…;
về phía các hộ nông dân thì diễn ra tình trạng “được mùa mất giá, được giá
mất mùa”. Nông sản hàng hóa do nông dân sản xuất ra khó tiêu thụ, trong khi
đó các nhà chế biến hàng xuất khẩu không thể cung ứng đủ sản lượng lớn
theo đơn đặt hàng của nước ngoài chỉ vì tình trạng sản xuất tiểu nông, manh
mún của nông dân. Những hiện tượng này đang diễn ra cho thấy mối quan hệ
liên kết kinh tế sản xuất giữa doanh nghiệp chế biến với các hộ nông dân còn
nhiều vấn đề cần xem xét, phân tích cần thiết đưa ra những giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác sản xuất giữa họ và một số chưa hoàn
thiện cần bổ sung và phát triển hơn.
Hiện nay, nhu cầu liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ngày
càng cao nhằm mục đích nâng cao đời sống cho nông dân và hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản
hàng hóa. Đối với người nông dân việc xây dựng mối liên kết với doanh
nghiệp giúp họ học hỏi được kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật, nắm vững thông
tin thị trường, rút ngắn thời gian, chi phí trong sản xuất, giảm thất thoát sau
thu hoạch, đồng thời chủ động tiêu thụ sản phẩm tăng hiệu quả kinh tế. Đối
với doanh nghiệp chế biến việc liên kết kinh tế với nông dân giúp doanh
nghiệp chủ động nguyên liệu dồi dào, đảm bảo chất lượng đầu vào chế biến
cũng như các sản phẩm sau chế biến được thị trường chấp nhận và thuận lợi

1


trong việc mở rộng kênh tiêu thụ. Vì vậy, để hai bên cùng có lợi thì liên kết


kinh tế trong sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp rất cần thiết.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là từ khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì ngành thủy sản đã có nhiều
thuận lợi và tạo ra nhiều cơ hội lớn về thị trường, vốn, kỹ thuật, lợi thế cạnh
tranh… Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng gặp không ít khó khăn, thách thức
trong việc thu mua nguyên liệu chế biến sản phẩm, gây tổn thất lớn cho các
doanh nghiệp. Vì vậy, việc liên kết kinh tế sản xuất kết nối giữa ngư dân với
doanh nghiệp để cùng sẻ chia lợi ích, hạn chế rủi ro và ổn định nguồn nguyên
liệu chế biến.
Sản phẩm của ngành đánh bắt hải sản là tôm, cá, mực, sứa, vv… Đây là
những nguyên liệu đầu vào quan trọng và chủ yếu cung cấp cho các cơ sở chế
biến thủy hải sản. Các loại sản phẩm này mang tính thời vụ cao, chịu nhiều
rủi ro. Vì vậy, liên kết kinh tế sản xuất giữa công ty chế biến với các hộ ngư
dân sẽ phát huy lợi thế sẵn có của vùng, khai thác hiệu quả tiềm năng vốn có
của địa phương. Với lợi thế là quốc gia biển, tỉnh Nghệ An nói chung và
huyện Diễn Châu nói riêng là vùng có bờ biển khá dài, có nhiều eo nghách,
dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa nơi có nhiều
điều kiện tự nhiên để phát triển đánh bắt thủy hải sản. Vùng nguyên liệu này
có trữ lượng lớn cả về chủng loại và chất lượng sản phẩm thủy hải sản so với
cả nước. Đây là nhân tố quan trọng để công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần
Diễn Châu cần tăng cường mở rộng mối liên kết, hợp tác kinh tế với các hộ
ngư dân đánh bắt hải sản trong huyện nhằm ổn định và phát triển kinh tế
doanh nghiệp vững chắc trong cơ chế thị trường. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng
về sản phẩm thủy hải sản ngày càng cao, trong khi đó trình độ đánh bắt, khai
thác hải sản của ngư dân còn nhiều vấn đề bất cập về nhận thức việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu vốn, thông tin thị trường không cập nhật vv…

2



Vì thế ngư dân trong vùng rất cần sự liên kết với các cơ sở sản xuất kinh
doanh lớn.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu mối liên kết kinh tế sản xuất giữa Công ty cổ phần thủy sản
Vạn Phần Diễn Châu với hộ ngư dân ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát thực trạng mối liên kết kinh tế sản xuất giữa các hộ ngư dân
đánh bắt hải sản với Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu; phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế cũng như việc đánh giá thuận
lợi, khó khăn và những thách thức đang tồn tại trong mối liên kết kinh tế này;
từ đó có căn cứ khoa học đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
mối liên kết kinh tế đó.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối liên
kết kinh tế sản xuất;
- Khảo sát thực trạng đánh bắt hải sản và những vấn đề liên kết kinh tế
sản xuất giữa hộ ngư dân với Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu;
- Đánh giá kết quả và hiệu quả của sự liên kết kinh tế sản xuất và hợp
tác kinh tế giữa các hộ ngư dân với công ty;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế sản xuất giữa các
hộ ngư dân với công ty;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mối liên kết và hợp
tác kinh tế giữa các hộ ngư dân đánh bắt hải sản trong huyện với Công ty cổ
phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu.

3


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ ngư dân đánh bắt hải sản và công ty cổ phần thủy sản Vạn
Phần Diễn Châu;
- Các sản phẩm từ đánh bắt, chế biến thủy hải sản;
- Các mối liên kết kinh tế sản xuất trong đánh bắt hải sản;
- Các vấn đề liên quan đến liên kết kinh tế sản xuất giữa các hộ ngư dân
trong huyện Diễn Châu với công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về liên kết kinh tế sản xuất
giữa các hộ ngư dân và công ty; đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến liên kết kinh tế sản xuất của việc đánh bắt hải sản ở các hộ ngư dân với
công ty, phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất do mối liên kết kinh tế
này mang lại; các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mối liến kết kinh tế giữa
công ty với hộ ngư dân.
* Phạm vi không gian
Chúng tôi thu thập tài liệu về liên kết kinh tế sản xuất ở các hộ ngư dân
đánh bắt hải sản ở các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích của huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An; kết hợp việc thu thập dữ liệu từ các phòng ban của công ty cổ phần
thủy sản Vạn Phần Diễn Châu.
* Phạm vi thời gian
- Thu thập số liệu trong những năm gần đây (2007-2009)
- Thời gian thực tập từ 23/12/2009 đến 26/05/2010.

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI LIÊN
KẾT KINH TẾ SẢN XUẤT
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Liên kết
Liên kết (tiếng Anh là “integration”) trong hệ thống thuật ngữ kinh tế
nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành
một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể
hóa gần đây mới gọi là liên kết. [ Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách
khoa.2001]
Theo từ điển ngôn ngữ học (1992) thì: “liên kết” là kết lại với nhau từ
nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.
Liên kết kinh tế là hình thức liên kết và phối hợp thường xuyên các
hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực
hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh
doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển
theo hướng có lợi nhất. Mối liên kết được thực hiện trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các
bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu của liên
kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh
tế hoặc quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa
và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên
kết, hoặc cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho
từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của
nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương
ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên
kết. Những hình thức liên kết phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm

5


sản xuất, nhóm vệ sinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo
vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu… Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân

đầy đủ, không phân biệt hình thức sở hữu quan hệ trực thuộc về mặt quản lý
nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết
không một đơn vị nào bị mất quyền tự chủ của mình, cũng như không miễn
giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp
đồng đã ký với đơn vị khác.
Như vậy, liên kết là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể quy
mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù
đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm
đem lại lợi ích cho các bên.
2.1.1.2 Kinh tế sản xuất
Kinh tế sản xuất là tổng thế các yếu tố sản xuất, các điều kiện của con
người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm tạo ra
sản phẩm cuối cùng. Chúng ta có thể hiểu kinh tế sản xuất là toàn bộ các tác
nhân kinh tế như đầu vào của một nguyên liệu hay của một sản phẩm trung
gian góp phần trực tiếp vào sản xuất, chế biến và đưa sản phẩm ra thị trường
(G. Durufle, P. Fabre, J.M. Yung, các hệ quả xã hội và kinh tế của các dự án
phát triển nông thôn, 1988). Như vậy, từ việc trồng mía đến đường tinh khiết,
từ trồng bông đến mặt hàng dệt may, từ đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản đến
sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy hải sản…là các ngành cho phép mô tả từ
đầu vào đến đầu ra chuổi hoạt động sản xuất của ngành kinh tế.
2.1.1.3 Mối liên kết kinh tế sản xuất
Từ khái niệm về liên kết trên sau đây là một số quan điểm về liên kết
kinh tế sản xuất:

▪ Trong từ điển Kinh tế học hiện đai (David. W.Pearce) cho rằng liên
kết kinh tế sản xuất chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nền
kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp

6



nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình
phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững. [David.
Pearce (1999), từ điển kinh tế học hiện đại, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội]

▪ Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban
hành theo quyết định số 38 – HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế
sản xuất là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến
hành cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến
công việc sản xuất theo chiều hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất,
các đơn vị thanh niên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về
những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện. [Hội
đồng bộ trưởng, quyết định 38/1989/QĐ – HĐBT ngày 10/04/1989 về liên kết
kinh tế trong sản xuất lưu thông hàng hóa]

▪ Theo Hồ Quế Hậu (năm 2008) thì Liên kết kinh tế sản xuất trong kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối
liên kết kinh tế sản xuất khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế
xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới
lợi ích kinh tế xã hội chung.[ Hồ Quế Hậu (2008), xây dựng mô hình liên kết
giữa doanh nghiệp chế biến và nông dân]

▪ Tổng hợp những khái niệm trên có thể tóm lược “Liên kết kinh tế sản
xuất là các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế, cá nhân với
mục đích đạt được lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trên những hợp
đồng đã ký kết với những thỏa thuận nhất định, những giấy tờ bằng chứng có
tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết hoạt động sản xuất kinh
doanh”.
+ Phương thức liên kết kinh tế sản xuất
Liên kết theo chiều dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong cùng một

ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số
công đoạn nào đó) là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu quá trình

7


sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo
chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên
liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường tác
nhân tham gia liên kết vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó,
đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của liên
kết dọc là hình thành nên chuổi giá trị của một nghành hàng và có thể làm
giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí khâu trung gian.[Phạm Thị Minh
Nguyệt (2006)]
Liên kết theo chiều ngang (Liên kết diễn ra giữa các tác nhân hoạt động
cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm
chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chúc dưới nhiều dạng, có thể
thông qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hôi, ví dụ như Hiệp hội mía
đường… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan
hệ với nhau và thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết
này có thể hạn chế được sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị
trường.[Phạm Thị Minh Nguyệt (2006)]
Như vậy liên kết kinh tế sản xuất có thể diễn ra trong mọi ngành sản
xuất kinh doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu
của mọi thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại
hình liên kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó.
+ Mục tiêu liên kết kinh tế sản xuất
Liên kết kinh tế sản xuất nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định
thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức
liên kết để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hợp tác hóa,

nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, cũng như
tăng thu ngân sách Nhà nước.

8


Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản
lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi
ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.
Liên kết kinh tế sản xuất giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh
doanh và quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán
bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc
cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin xử lý thông
tin… Các hoạt động được ghi thành hợp đồng kinh tế. [Hội đồng bộ trưởng,
quyết định 38/1989/QĐ – HĐBT ngày 10/04/1989 về liên kết kinh tế trong
sản xuất lưu thông hàng hóa].
+ Nội dung liên kết kinh tế sản xuất
Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức liên kết và mục tiêu liên
kết kinh tế sản xuất cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh
giữa các tác nhân rất đa dạng và gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang, đan
xen lẫn nhau. Cơ chế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của cung
cách sản xuất từ sản xuất đơn lẻ, manh mún sang dạng hàng hóa và mức độ
phức tạp của việc cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công
tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và để đánh giá được mức độ liên kết,
mức độ quan hệ chặt chẽ giữa các tác nhân khi tham gia liên kết nuôi, đánh
bắt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

9



Hình thức liên kết kinh tế
- Liên kết theo chiều dọc
-Liên kết theo chiều ngang


sở
A

Khâu liên kết
- Vốn, cơ sở vật chất
- Tiêu thụ
- Kỹ thuật, vật tư
- Cơ chế chính sách hỗ trợ…


sở
B

Cơ chế liên kết
- Hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng miệng
- Mua bán tự do
Sơ đồ 2.1: Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân
Sự thỏa thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong quá trình đánh bắt,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự hợp tác giúp đỡ nhau vì lợi ích
chung cho cả hai bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng và phát triển
của hai bên. Các cam kết, thỏa thuận phải có các điều kiện ưu đãi, các ưu đãi
này phải được xây dựng thông qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của cả hai
bên và dựa trên quan hệ cung cầu thị trường. Bên cạnh đó, các thỏa thuận,

cam kết thể hiện trách nhiệm mỗi bên khi thực hiện cam kết và các hình thức
phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ theo thỏa thuận, cam kết. Các mối
liên kết này thể hiện thông qua các hình thức liên kết như sau:
- Hợp đồng bằng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng
là sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản
về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước.
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các
tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm.

10


Theo Michael Boland (2002) Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một
công ty mua hàng hóa từ nhà sản xuất với một mức giá xác định trước khi
mua. Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ điều chỉnh
của những văn bản thảo thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch
này có thể là giá mua bán, thị trường. chất lượng, số lượng nguyên vật liệu
đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thỏa thuận trước khi
bán. Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền
kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng.
Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức ngân hàng, tín
dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật… với hộ theo các hình thức:
• Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản
hàng hóa.
• Bán vật tư mua lại sản phẩm
• Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư,
thiết bị, nguyên liệu đầu vào, vay vốn…
• Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó
hộ được sản xuất trên diện tích đó hoặc thuê và bán lại sản phẩm cho doanh

nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp. [Thủ tướng chính
phủ quyết định số 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/06/2002]
- Hợp đồng miệng (thỏa thuận miệng): Là các thỏa thuận không được
thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số
hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất
về số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm. Cơ sở của hợp đồng là niềm
tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia
hợp đồng. Hợp đồng miệng thường thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ
thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè…) hoặc giữa các tác nhân đã có
quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau trong suốt thời gian

11


hợp tác luôn thể hiện nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm,
giữ chữ tín với đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa
thuận trên nguyên tắc số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng. Hợp đồng
miệng cũng có thể hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư, cũng
như các hỗ trợ giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng văn bản thì hợp đồng
miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn.
Tóm lại, nội dung liên kết kinh tế sản xuất là thể hiện cụ thể mối quan
hệ phân công và hợp tác lao động giữa hai chủ thể tham gia một liên kêt. Nó
quy định những hoạt động, trách nhiệm, chức năng, việc làm cụ thể về kinh tế
- kỹ thuật mà mỗi bên phải thực hiện để cùng nhau hợp tác, tạo ra thành quả
lao động chung của liên kết kinh tế sản xuất. Nội dung liên kết kinh tế sản
xuất trong nông nghiệp là liên kết hợp tác trong tiêu thụ nông sản phẩm,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, huy động vốn phục vụ nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh.
2.1.1.4 Công ty
Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng

chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ với phần vốn góp.
Thực chất các công ty là doanh nghiệp của nhiều chủ sở hữu, các chủ
sở hữu có thể là các cá nhân, các tổ chức của mọi thành phần kinh tế. Tuy
nhiên, công ty là doanh nghiệp đa chủ sở hữu nên có những nét đặc thù, trong
đó xác định quyền hạn của các thành viên công ty là cơ bản.
Quyền hạn của các công ty bao gồm:
- Tham dự đại hội đồng, tham dự thảo luận, biểu quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội đồng; có số phiếu biểu quyết ứng với phần vốn
góp của công ty.
- Được chia lợi nhuận hay chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào
công ty.

12


- Những thành viên đại diện cho ít nhất 1/4 vốn điều lệ có quyền yêu
cầu triệu tập đại hồi đồng xem xét và giải quyết những việc Hội đồng quản trị
và Giám đốc bỏ qua. Trong trường hợp này, Hội đồng quản trị hoặc giám đốc
phải triệu tập Đại hội đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhóm thành
viên yêu cầu. [Đỗ Văn Viện (2006), Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp,
NXB Nông nghiệp 2006]
2.1.1.5 Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: số thành viên gọi là cổ đông
mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 3 người. Vốn điều
lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần
gọi là mệnh giá cổ phiếu, mỗi cổ đông có thể mua một hay nhiều cổ phiếu. Cổ
phiếu phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Riêng cổ phiếu của các
sáng lập viên và thành viên hội đồng quản trị phải ghi tên. Cổ phiếu không
ghi tên được tự do chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị.
Công ty có hai kiểm soát viên do Hội đồng bầu ra, trong đó ít nhất một

người phải có nghiệp vụ kế toán.
Công ty cổ phần về trách nhiệm pháp lý có hạn vì cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm pháp lý trên phần vốn đầu tư vào công ty; sự tồn tại của công ty
là vĩnh viễn vì có sự thay đổi chủ sở hữu cũng không thay đổi đến sự tồn tại
của công ty; Nguồn vốn phong phú do số lượng cổ đông tăng và công ty được
phép phát hành cổ phiếu; Chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu (không ghi
tên) dễ dàng; Kỹ năng quản trị đạt trình độ chuyên môn hóa cao vì được lựa
chọn hoặc thuê nhà quản trị là chuyên gia trong lĩnh vực họ phụ trách.
Bên cạnh đó, công ty phải chịu quy định chặt chẽ của Chính phủ vì
công ty phải có sổ sách kế toán ghi chép chính xác, định kì phải nộp báo cáo
tài chính cho cơ quan quản lý kinh doanh. Trong nông nghiệp nước ta hiện
nay, loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần chưa phát triển còn đang trong
giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, đây là loại hình doanh nghiệp rất phổ biến

13


trên thế giới và trong khu vực. [Đỗ Văn Viện (2006), Quản trị doanh nghiệp
nông nghiệp, NXB Nông nghiệp 2006]
2.1.1.6 Hộ ngư dân
Hộ ngư dân là hộ gia đình hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp mang tính tự phát cao. Tư liệu sản xuất của họ là mặt nước để đánh
bắt, công cụ sản xuất của họ chủ yếu là tàu thuyền và chài lưới. [Vũ Đình
Thắng (2005), Kinh tế thủy sản, NXB Lao động – xã hội, 2005]
2.1.1.7 Đánh bắt hải sản
Đánh bắt hải sản là một ngành sản xuất các nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến thủy sản và cung cấp thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu
thụ. Đánh bắt hải sản hoạt động trên các đại dương và biển, thuộc nhóm
ngành khai thác tài nguyên. Hoạt động khai thác phụ thuộc nhiều vào nhữn
thay đổi tự nhiên, của môi trường sinh thái biển, phải thường xuyên đối mặt

với nhiều rủi ro hơn các ngành khác. Sản phẩm sau đánh bắt thuộc loại mau
ươn chóng thối, sản lượng hao hụt nhanh dễ dàng dẫn đến thất thu. Vì thế,
trong đánh bắt hải sản phải kết hợp chặt chẽ khâu sơ chế bảo quản lạnh và vận
chuyển. [Vũ Đình Thắng (2005)]
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề đánh bắt hải sản
Nguồn lợi hải sản Việt Nam đa dạng, cá biển đa loài, kích cỡ các thể và
quần đoàn khác nhau, cho nên đặc tính nguồn lợi này gây khó khăn cho khai
thác khi phải lựa chọn các thông số kỹ thuật cho ngư cụ. Các thông số kỹ
thuật phải sao cho vừa có tính kinh tế, đánh bắt được nhiều lại có tính chọn
lọc cao để bảo vệ nguồn lợi. Một năm có 2 vụ khai thác: vụ Nam và vụ Bắc,
phụ thuộc vào gió mùa Tây Nam và Đông Bắc. Vì vậy, nghề đánh cá biển
Việt Nam nói chung và vùng ngư dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nói
riêng là một nghề khai thác đa loài, đội tàu thuyền khai thác cũng đa dạng về
kích cỡ và trong nhiều trường hợp phải bố trí kiêm ghép nhiều nghề trên một
đơn vị tàu thuyền.

14


Đặc tính số lượng loài phong phú nhưng số lượng cá thể mỗi loài lại
không nhiều cũng gây khó khăn cho tổ chức chế biến, bởi vì mỗi mẻ lưới, mỗi
chuyến biển phải mất nhiều công phân loại cá, tôm, tép… Chất lượng và số
lượng nhiều khi không đáp ứng yêu cầu của chế biến công nghiệp thuỷ sản.
Vì thế mà việc liên kết kinh tế sản xuất giữa hộ ngư dân đánh bắt với cơ sở
chế biến còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù vùng nước ven bờ có độ sâu dưới 30m chỉ chiếm một phần diện
tích gần 17% tổng diện tích lục địa nước ta nhưng đã phải chịu áp lực rất cao
dẫn đến nguồn lợi vùng nước ven bờ cạn kiệt. Chỉ riêng vùng ven bờ Đông
Nam bộ và Tây Nam bộ được coi là vùng sinh thái có sản lượng khai thác cao
nhất, hang năm có thể đạt tới trên 60% tổng sản lượng khai thác hải sản của

nước ta. [Vũ Đình Thắng (2005)]
Nguồn lợi hải sản nước ta nhìn chung không giàu, thêm vào đó, các
điều kiện khí hậu thuỷ văn vùng biển lại rất khắc nghiệt, nhiều giông bão làm
cho nghề khai thác thêm rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất. Đây là những
điều kiện gây khó khăn cho ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản. Vì thế, điều kiện
kinh tế ngư dân ven biển nhìn chung là thấp. Cho nên Nhà nước cần có những
chính sách phù hợp để các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản liên kết với ngư
dân về thu mua nguyên liệu một cách hợp lý để nhằm nâng cao kinh tế, đời
sống cho bà con ngư dân. Đây cũng là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu về mối liên kết kinh tế sản xuất giữa công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần
Diễn Châu và hộ ngư dân đánh bắt trong vùng.
2.1.3 Vị trí, vai trò của ngành chế biến thủy sản
Chế biến thuỷ sản là một ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Với một đất nước có nhiều sản lượng thuỷ sản đa dạng,
nguồn nguyên liệu phong phú nên chế biến thuỷ sản tạo ra những sản phẩm
có giá trị gia tăng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt
trong xuất khẩu.

15


Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản đi trước một bước như ở các
nước công nghiệp sẽ sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu thuỷ sản, giảm thất
thoát lớn sau khi thu hoạch đối với loại nguyên liệu mau hỏng này, đồng thời
vừa tiết kiệm được nguyên liệu, không phải bán đi sản phẩm thô, vừa có điều
kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị
trường. Vì thế, mối liên kết ngành thuỷ sản với công nghiệp chế biến thuỷ sản
là rất quan trọng và cần thiết.
Với quan điểm tiếp cận hệ thống, ngành thuỷ sản có 4 lĩnh vực hoạt
động chủ yếu, quan trọng có quan hệ hữu cơ với nhau:


Khu vực sản xuất
nguyên liệu (khai
thác, nuôi trồng)

Khu vực
chế biến

Khu vực
lưu thông

Dịch vụ hậu cần
Sơ đồ 2.2: Quan hệ phân phối trong ngành thủy sản
Quan hệ phân phối gồm phân phối lần đầu và phân phối lại diễn ra
không ngừng, quan hệ mật thiết với việc điều tiết lợi nhuận giữa các khu vực
và sự phát triển của ngành. Khu vực lưu thông trở nên quan trọng nhất trong
thị trường thủy sản. Lưu thông trôi chảy thì khai thác, chế biến thuỷ sản và
dịch vụ hậu cần mới sôi động được. Song cũng có những tác động qua lại cần
thiết. Ví như khu vực chế biến phát triển mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nguyên
liệu nhiều hơn nữa, tạo ra áp lực cung đối với lưu thông, đòi hỏi lưu thông
năng động hơn, mở rộng hơn, đồng thời cùng với nó là tạo thêm được nhiều
công ăn việc làm cho xã hội. [Vũ Đình Thắng (2005), Phan Văn Minh (2006)]

16


2.1.4 Ý nghĩa kinh tế xã hội và môi trường về sự liên kết kinh tế sản
xuất
Liên kết kinh tế sản xuất giúp các tác nhân tham gia khắc phục bất lợi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (hộ,

HTX, doanh nghiệp…) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp
dịch vụ đầu vào đầu ra. Vì thế, liên kết kinh tế sản xuất có ý nghĩa rất lớn
trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Loại bỏ được vai trò của tầng lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo
vệ ngưới sản xuất, nhất là người nghèo khi bán sản phẩm, khuyến khích phát
triển sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành chế biến,
xuất khẩu. Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và hộ nông
dân cung cấp nguyên liệu cho phép xoá bỏ độc quyền đối với các doanh
nghiệp ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người dân.
Tăng cường liên minh công nông: việc chuyển đổi phương thức sản
xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá thì việc liên minh
công nông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp quá trình sản xuất chế biến
tiêu thụ được hiệu quả hơn.
Thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế: qua liên kết tăng quan hệ hợp tác
giữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
Giải quyết quan hệ phân phối: thông qua liên kết vấn đề phân phối thu
nhập, trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn,
sản phẩm đến với tay người tiêu dùng nhanh hơn.
Thúc đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật: liên kết gúp cho việc vận dụng, sử
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, chất
lượng sản phẩm tốt hơn.
Tạo sự gắn kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nông), khi các bên cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu được sẽ
cao hơn đồng bộ hơn trong thực hiện. Với việc tham gia của nhà nước, tình

17


trạng chồng chéo về cơ chế chính sách sẽ được hạn chế tối đa thay vào đó là
một chính sách đồng bộ trong sản xuất. Mặt khác, với sự có mặt của các nhà

khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật được cập nhật và áp dụng thường xuyên
trong sản xuất thay thế cho những kỹ thuật lạc hậu không hiệu quả, giống cây,
giống con cho năng suất và hiệu quả thấp. Còn với các doanh nghiệp và người
dân thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn đầu
tư trong sản xuất, ổn định yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, giảm thiểu rủi
ro cũng như được chia sẻ rủi ro trong sản xuất và với sự liên kết như vậy sẽ
đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hang hóa, giúp
cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng ngày một phát triển
bền vững phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nhà
nước theo định hướng XHCN.
Như vậy, tham gia liên kết kinh tế sản xuất trong sản xuất kinh doanh
không chỉ ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà nó còn ý nghĩa về mặt xã hội,
nó giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phân phối xã hội được
công bằng, sự hợp tác trong kinh doanh, giá cả, sản lượng, thị trường cung
cầu sản phẩm và thu nhập người dân ổn định. Thông qua liên kết giúp cho nền
kinh tế ngày càng phát triển phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của
kinh tế thế giới.
Từ những lợi ích của liên kết kinh tế sản xuất đem lại do vậy nghiên
cứu, duy trì và phát triển mối liên kết kinh tế sản xuất là một tất yếu của hội
nhập phát triển kinh tế.
2.1.5 Các nguyên tắc của liên kết kinh tế sản xuất
Quá trình liên kết kinh tế phải tuân theo nguyên tắc [Dương Bá Phượng
(1995)]
Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia
liên kết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng.

18



Dù liên kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầu của
hoạt động liên kết kinh tế ấy phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ
thể tham gia không ngừng được phát triển, doanh thu ngày càng tăng, năng
suất và chất lượng ngày càng cao. Liên kết kinh tế sản xuất phải nâng cao
được trình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày càng phù hợp với
nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể trên
cơ sở giá bán và chất lượng người tiêu dùng chấp nhận.
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm
giữa các bên tham gia liên kết.
Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế sản xuất giữa các chủ thể tham
gia được thực hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu
quả cao khi các chủ thể tự nguyện tìm đến với nhau, tự thỏa thuận quan hệ
quan hệ liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu
trách nhiệm đến cùng về thành công cũng như thất bại, rủi ro. Tất cả các hình
thức hợp tác, liên kết kinh tế sản xuất, các tổ chức liên kết kinh tế được thiết
lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, từ những
liên hệ tất yếu về phương tiện kinh tế, nghĩa là tiến hành trên cơ sở gò bó,
gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành công, kém hiệu quả.
Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên
tham gia liên kết kinh tế sản xuất.
Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết với
nhau, là chất kết dính nhau trong quá trình liên kết kết. Các bên tìm đến với
nhau thỏa thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm thấy những lợi
ích lâu dài. Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hòa lợi ích các bên tham gia
liên kết sẽ tạo nên chất kết dính bền vững. Khi lợi ích kinh tế của một hoặc
một số chủ thể nào đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất sẽ
tạo ra sự rạn nứt của mối liên hệ bền vững, dẫn đến sự phá vỡ tổ chức liên kết,
mối liên kết đã được thiết lập. Sự phân chia lợi nhuận, phân bổ thiệt hại, bàn

19



bạc một cách công khai, dân chủ, bình đẳng và đảm bảo sự công bằng trên cơ
sở những đóng góp của các bên liên kết.
Bốn là, phải thực hiện trên cơ sở những ràng buộc cơ sở pháp lý giữa
các bên tham gia liên kết và thông qua hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoản
ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia liên kết,
được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt
động kinh tế đều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật của nhà nước cho phép,
đồng thời được pháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm
ăn với nhau. Cho nên, để có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luật
phán quyết tranh chấp giữa các bên quan hệ kinh tế với nhau đều phải có khế
ước hay hợp đồng kinh tế được ký kết theo đúng pháp luật của quốc gia.
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận động theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cho nên mọi hoạt động kinh tế,
mọi mối liên kết kinh tế sản xuất muốn phát triển lâu dài, cần phải thực hiện
theo đúng pháp luật, phải thông qua hợp đồng kinh tế. Có như vậy Nhà nước
mới đủ căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp, bất đồng nếu xảy ra
giữa các bên. Đối với hoạt động liên kết kinh tế là những mối quan hệ kinh tế
ổn định, thường xuyên lâu dài lại càng cần phải được tiến hành thông qua hợp
đồng kinh tế. Nó còn là căn cứ để các bên tiến hành đàm phán giải quyết
những bất đồng, tranh chấp nhỏ xảy ra giữa các hợp đồng kinh tế sẽ tạo thuận
lợi cho các bên tham gia liên kết thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh
của mình.
Sự phát triển của liên kết kinh tế sản xuất làm cho lực lượng sản xuất
ngày càng phát triển, mức độ tập trung hóa ngày càng cao, làm cho khu vực
kinh tế ngày càng xích lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn. Liên kết kinh tế sản
xuất là sợi dây, là chất nhựa làm gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết
với nhau. Cạnh tranh là nhân tố khách quan thúc đẩy các chủ thể liên kết với


20


nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường. Hoạt động liên kết
kinh tế sản xuất là nhằm phát triển, tìm kiếm, khai thác ngày càng nhiều
nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng, tăng nhanh khối
lượng và chất lượng sản phẩm, rút ngắn và đẩy mạnh quá trình lưu thông, tiêu
thụ sản phẩm, mở rộng phát triển thị trường, tức nâng cao năng suất lao động,
tồn tại phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng
2.1.5.1 Từ hộ ngư dân
Đối với nông dân nói chung và hộ ngư dân nói riêng còn hạn chế về
trình độ học vấn, tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các “nhà” khác. Sự hiểu biết
của ngư dân còn hạn chế về liên kết, về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết,
họ chỉ nhìn cái lợi trước mắt mà không nhìn lâu dài. Họ sợ ràng buộc về mặt
pháp luật khi ký kết hợp đồng.
Mặt khác, có những hộ dù ký kết hợp đồng với công ty nhưng nơi nào
mua với giá cao hơn họ vẫn bán dẫn đến tình trạng phá hợp đồng, làm công ty
không chủ động được nguyên liệu.
Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa công ty và hộ ngư
dân là luôn muốn chất lượng thuỷ sản của mình cao trong khi vì điều kiện tài
nguyên và sản phẩm sau khi đánh bắt đều dễ ươn thối, hư hỏng, vì vậy dẫn
đến tình trạng xảy ra các mâu thuẫn trong thu mua giữa công ty và hộ ngư dân
không bán theo hợp đồng với công ty.
Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất hộ còn kém, các lý do trên
làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết kinh tế sản xuất của hộ được
hiệu quả hơn cần giải quyết các lý do ảnh hưởng trên.
2.1.5.2 Các yếu tố từ cơ sở chế biến
Cơ sở chế biến thu mua sản phẩm của nông dân không ổn định. Vẫn

còn tình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá không thông báo cho
nông dân. Cơ sở chế biến trong khi thu mua còn gây khó dễ với nông dân.

21


Chế tài mà công ty đưa ra để xử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu
lực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vở hợp đồng vẫn
xảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hợp đồng thấp hơn
giá thị trường.
Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, thu mua nguyên
liệu của các cơ sở chế biến với các cấp chính quyền địa phương với hộ nông
dân chưa cao.
2.1.5.3 Các yếu tố khác
Các tác nhân chỉ quan tâm đến lĩnh vực của họ tham gia liên kết mà ít
quan tâm đến cả một quá trình liên kết vì vậy ảnh hưởng chất lượng, ảnh
hưởng từng khâu và cũng ảnh hưởng đến quá trình liên kết.
Tác động chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó là vấn đề sản
xuất, thu mua, các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai trò trọng
tải để giải quyết.
Chưa xác định rõ về sự ràng buộc, trách nhiệm, lợi ích giữa các bên
tham gia liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là cơ sở chế biến vi
phạm hợp đồng.
Chính sách chưa thực sự đi sát với hộ nông dân còn ở dạng chung
chung khiến cho hộ nông dân nói chung và hộ ngư dân nói riêng còn gặp
nhiều khó khăn trong khi vận dụng liên kết.
Đó là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản của các bên khi tham gia liên kết
và chính các yếu tố này đã ảnh hưởng đến quá trình liên kết bền vững và hợp
tác kinh tế trong sản xuất chế biến và muốn có sự hợp tác thì phải giải quyết
tốt những yếu tố ảnh hưởng trên.


22


2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình đánh bắt hải sản và chế biến thủy sản ở một số nước
trong khu vực
Giá thực tế của sản phẩm thủy sản trên thế giới đã tăng suốt trong
khoảng thời gian từ năm 1980 trở lại đây, chứng tỏ sự gia tăng không ngừng
nhu cầu về thủy sản trên thế giới. Khu vực Đông Nam Á và Nam Á là một
trong những khu vực có nghề thủy sản lớn nhất thế giới. Ở khu vực này có
khoảng 10 triệu người tham gia nghề cá và mức tiêu thụ trên đầu người khá
cao.
Sản lượng khai thác thủy sản năm 1992 của thế giới là 98 triệu tấn,
trong đó 82,5 triệu tấn cá biển và 15,5 triệu tấn cá nước ngọt (bao gồm cả
nuôi trồng thủy sản). Từ năm 1984 – 1989, sản lượng hải sản tăng từ 74 triệu
tấn lên 86 triệu tấn (tăng 17%), trong khi sản lượng này vùng nội địa tăng từ
10 triệu tấn lên 14 triệu tấn (tăng 38%). [Bộ thủy sản, 1999]. Và những năm
gần đây nguồn tài nguyên biển cạn kiệt dần do khai thác không hợp lý và ô
nhiểm môi trường biển ngàu càng nặng. Sau đây, là một số chính sách về khai
thác, chế biến thủy hải sản ở một số nước:
+ Nhật Bản
Để hỗ trợ người dân trong tiêu thụ nông lâm thủy hải sản được thuận
lợi và giảm bớt tình trạng thất thường của thị trường, ép giá của lái buôn,
Chính phủ Nhật trong quá trình quy hoạch phát triển nuôi trồng, đánh bắt
đồng thời phát triển chợ đầu mối, hệ thống kho tàng bảo quản nông lâm hải
sản, nhà máy chế biến…, nhờ đó hộ có sản phẩm chỉ việc mang sản phẩm đến
chợ, ở đó đã có dịch vụ người bán thuê, giá là do hộ quyết định sau khi tham
khảo các thông tin chung về thị trường tại thời điểm bán, hộ phải thanh toán
một khoản chi phí nhất định căn cứ vào % sản phẩm tiêu thụ được. Nhờ vào

hình thức liên kết trên hộ sẽ yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất, không phải lo
nhiều về tiêu thụ sản phẩm do người bán là những chuyên gia trong lĩnh vực

23


bán. Các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng có nhu cầu lớn về nguyên liệu có
thể trực tiếp đến khu chợ đầu mối để thu mua mà không mất công tìm kiếm
đến từng hộ, giảm bớt chi phí thu mua, giảm bớt chi phí của tác nhân trung
gian do người sản xuất được gặp trực tiếp người có nhu cầu, ngoài ra số lượng
thu mua cũng linh hoạt, giá cả hợp lý.
+ Hàn Quốc
Chính sách duy trì mức độ an toàn lương thực và cũng là bảo hộ cho
người sản xuất nông lâm thủy hải sản. Hàng năm các cơ quan chức năng căn
cứ vào dự báo nhu cầu về nông lâm thủy hải sản sau đó lập kế hoạch, chọn
vùng phát triển phù hợp, ký hợp đồng tiêu thụ với người dân về số lượng, chất
lượng sản phẩm. Ngoài ra, để giúp người dân thực hiện tốt hợp đồng thì chính
sách luôn tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật giúp hộ phát triển sản xuất. Hộ được
ký hợp đồng luôn yên tâm sản xuất sao cho đủ với hợp đồng đã ký kết và yên
tâm về giá và đảm bảo có lãi. Từ chính sách trên đã giúp cho cung cầu sản
phẩm trên thị trường được hợp lý, dẫn tới ít gây ra tình trạng động giá cả thị
trường, người dân yên tâm sản xuất, Nhà nước cũng không phải lo nhiều về
kho dự trữ và chính sách bình ổn giá cả thị trường.
+ Trung Quốc
Từ dạng tập trung lao động chuyển sang dạng tập trung lao động
chuyển sang dạng tập trung kỹ thuật, từ kỹ thuật thích hợp cho đánh gần bờ
chuyển sang kỹ thuật đánh khơi và viễn dương, kỹ thuật đánh bắt sâu; trên cơ
sở lợi dụng hợp lý tài nguyên cá ở biển, nâng cao hiệu suất của lao động. Về
chế biến thủy sản lấy việc tăng giá trị phụ làm điểm xuất phát, từ phương thức
lợi dụng đơn nhất hiện nay sang phát triển theo hướng tổng hợp, từ kỹ thuật

đơn lẽ phát triển sang kỹ thuật đồng bộ tổng hợp; từ chế biến thô sơ phát triển
sang chế biến chiều sâu.

24


2.2.2 Thực trạng nghề đánh bắt hải sản và ngành chế biến thủy sản
của Việt Nam
* Trước năm 1954
Đây là thời kỳ nước ta dưới chế độ phong kiến và sau này là phong
kiến nữa thuộc địa. Các hình thức kinh tế chủ yếu dưới thời phong kiến là
điền trang, thái ấp, trại ấp và sau này xuất hiện thêm những đồn điền ở một số
vùng miền Trung và Tây Nguyên. Có thể thấy rằng, mặc dù có điều kiện
thuận lợi về thủy vực và vùng biển, song đến trước ngày giải phóng, nghề các
ở nước ta chưa phát triển với tính cách là một ngành có vai trò nhất định trong
nền kinh tế. Các hoạt động nuôi hay đánh bắt của một bộ phận dân cư trên
một số vùng có điều kiện thuận lợi về ao hồ, cửa sông, cửa biển chỉ mang tính
chất hoạt động phụ của gia đình, tự cấp tự túc là chính với những công cụ
đánh bắt hay chế biến rất thô sơ.
* Thời kỳ 1955-1975
Đây là thời kỳ cả nước có chiến tranh và định hướng phát triển kinh tế
ở hai miền Nam, Bắc khác nhau về cơ bản. Chiến tranh tàn phá và là nhân tố
hạn chế tốc độ phát triển đất nước và định hướng phát triển kinh tế khác nhau
ở hai miền tạo nên sự khác biệt căn bản trong hệ thống kinh tế quốc dân nói
chung, nghề đánh bắt và chế biến thủy sản nói riêng.
- Ở miền Bắc: Với mục tiêu xóa bỏ tàn dư phong kiến, nữa thuộc địa
để giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, Đảng và Nhà nước đã thực hiện cải
cách ruộng đất (1954-1957) chia ruộng đất cho dân cày. Tiếp theo là thời kỳ
tập thể hóa nông nghiệp (1958-1960) để thiết lập chế độ sở hữu công cộng
dưới hình thức kinh tế tập thể hợp tác xã. Như vậy, trọng tâm đổi mới của

nông nghiệp thời kỳ này là thay đổi chế độ sở hữu, nhưng cũng chú trọng vào
nông nghiệp theo nghĩa hẹp, nghề cá vẫn chưa phát triển đáng kể. Đến năm
1960, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp được thành lập và Khoa

25


×