Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giáo án thực hành quan sát các kì nguyên phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.25 KB, 3 trang )

Tiết 23
BÀI 20: THỰC HÀNH
Quan sát các kỳ cua nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
I/ MỤC TIÊU
1. Mục tiêu kiến thức:
- Xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
2. Mục tiêu kỹ năng:
- Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.
- Rèn luyện được kĩ năng sử dụng kính hiển vi và quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
3. Mục tiêu về thái độ:
- Tạo hứng thú cho học sinh với môn học.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi học sinh sử dụng kính hiển vi, làm việc có khoa học.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
-

-

Phương pháp:
+ Phương pháp thuyết giảng.
+ Phương pháp làm việc nhóm.
+ Phương pháp hỏi đáp.
Phương tiện:
+ Kính hiển vi quang học.
+ Tiêu bản cố định các tế bào rễ hành đang ở các ký nguyên phân khác nhau.

III/ NỘI DUNG
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tiêu bản cố định các tế bào rễ hành đang ở các ký nguyên phân khác nhau. Chia lớp
thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 tiêu bản của 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Các tiêu
bản được đánh số ngẫu nhiên từ 1-4 và khác nhau giữa các nhóm.
- Giáo viên ghi lại kết quả để đối chiếu với kết quả của học sinh.


2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh đọc và học kỹ bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân.
3. Hoạt động trên lớp
-

Thời
gian

Nội dung

Hoạt động thầy-trò


5 phút

-

Ổn định trật tự
lớp.

-

10 phút

-

Giáo viên hướng
dẫn các bước làm
thí nghiệm.


-

-

20 phút

-

Thực hành thí
nghiệm.

-

Giáo viên ổn định trật tự lớp.
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, chuẩn bị
kính hiển vi.
Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 tiêu
bản.
Giáo viên nhắc lại nội dung đã giao cho
học sinh chuẩn bị ( 4 kỳ của nguyên
phân, đặc điểm của từng kỳ, cách phân
biệt các kỳ với nhau qua tiêu bản).
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh
của các kỳ nguyên phân chụp được từ
tiêu bản qua kính hiển vi.
Giáo viên nhắc lại cách sử dụng kính
hiển vi ( cách đặt tiêu bản, cách sử
dụng ốc sơ cấp, ốc thứ cấp…).
Giáo viên hướng dẫn các bước làm thí
nghiệm:

+ Bước 1: Đặt tiêu bản cố định lên kính
hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có
mẫu vật ( rễ hành) vào giữa hiển vi
trường, nơi có nguồn sáng tập trung.
+ Bước 2: Quan sát toàn bộ lát cắt dọc
rẽ hành ở vật kính x10.
+ Bước 3: Quan sát tế bào rễ hành
đang nguyên phân ở vật kính x40.
+ Bước 4: Xác định tiêu bản cố định đã
quan sát đang ở kỳ nào của nguyên
phân.
Các nhóm học sinh tiến hành quan sát
tiêu bản đã được giáo viên phát, xác
định tiêu bản đó ở kỳ nào.
Học sinh vẽ lại hình ảnh đã quan sát
được.
Yêu cầu tất cả các bạn học sinh tronh
nhóm đều được quan sát tiêu bản.
Giáo viên đi đến từng nhóm quan sát
thao tác của học sinh, điều chỉnh lại
thao tác của học sinh nếu cần thiết.
Giáo viên đốc thúc các nhóm học sinh
thực hành nghiêm túc theo đúng thời
gian thí nghiệm.


10 phút

-


Học sinh báo cáo
kết quả , giáo viên
nhận xét về kết
quả đó.

-

Lần lượt các nhóm học sinh lên báo cáo
kết quả của nhóm.
Giáo viên nhận xét kết quả ( đúng hay
sai).
Giáo viên nhận xét chung về thái độ làm
việc của các nhóm, cả lớp.
Giáo viên giao bài tập cho buổi sau
( nếu có).

IV/ Rút kinh nghiệm
 Lưu ý:
 Kết thúc tiết học, học sinh cần phải : Phân biệt được “ Nguyên phân” và “ Giảm
phân”.
 Giải thích tại sao cũng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông
rất khác nhau.
 Học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.



×