Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Nguy cơ nhiễm độc thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 38 trang )

Ho Chi Minh
City
University of
Food Industry

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP
THỰC PHẨM TP.HCM

Môn học:

VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM
Đề tài tiểu luận:

“Nguy cơ nhiễm độc từ thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc
kháng sinh.”

1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

KTTT

:



Kích thích tăng trưởng

KS

:

Kháng sinh

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

LD50

:

Liều lượng gây chết trung bình của một chất độc

KDTV

:

Kiểm định thực vật

IPM

:


Integrated Pests Management. (Quản lý dịch hại tổng hợp)

VietGap
:
Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất,
thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng
thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
CBKT

:

Cán bộ kỹ thuật

GA

:

Gibberellin

NN-PTNT

:

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn


WHO

:

Tổ chức Y tế Thế giới

FAO

:

Tổ chức Liên Hợp Quốc về lương thực và nông nghiệp)

2


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe
mạnh, chống lại các nguy cơ bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp
con người hoạt động là làm việc tốt hơn.
Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con
người. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuên đến sức khỏe,
tính mạng người tiêu dùng mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát
triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Rõ ràng là vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm ngày càng được nhìn nhận có tầm quan trọng đặc biệt. Thực phẩm an toàn
đóng góp vai trò to lớn đối với việc cải thiện sức khỏe con người và chất lượng cuộc
sống cũng như là về lâu dài, đối với sự phát triển của giống nòi. Đảm bảo an toàn
thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy xã hội phát triển và xóa đói giảm
nghèo.

3


Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam
thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh,
phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Cùng với đó là sự bùng nổ của dân
số và đô thị hóa ngày càng nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay, thì việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc kích thích tăng trưởng( KTTT ), thuốc kháng
sinh( KS ) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, không gây thiếu hụt
nguồn lương thực, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan
trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV, KTTT, KS là yếu tố rất
quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người.
Điều đáng lo ngại mà hiện nay đã trở thành báo động là việc sử dụng các loại thuốc
BVTV, thuốc KTTT, thuốc KS rất tùy tiện, không theo liều lượng khuyến cáo của
bất kỳ cơ quan chức năng hoặc chuyên môn nào khiến cho các loại thực phẩm như
trái cây, rau củ có nguy cơ nhiễm độc từ thuốc BVTV, thuốc KTTT, thuốc KS ngày
càng cao và trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng con người và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh.

4


“Nguy cơ nhiễm độc từ thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng,
thuốc kháng sinh.”

NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC TỪ THUỐC BẢO VÊ
THỰC VẬT.
A. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV:
Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới

Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc
phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Theo
tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc
5


BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng
chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả.
Những năm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học, chuyên
gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái quá trình sử dụng thuốc BVTV ở thế
giới trải qua 3 giai đoạn là:
1 - Cân bằng sử dụng (Balance use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả.
2 - Dư thừa sử dụng (Excessise use): bắt đầu sử dụng quá mức, lạm dụng thuốc
BVTV, ảnh hưởng đến môi trường, giảm hiệu quả.
3 - Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng thuốc BVTV, tạo nguy cơ
tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng đồng, giảm hiệu quả kinh tế của sản
xuất nông nghiệp. Giai đoạn dư thừa sử dụng từ những năm 80 - 90 và giai đoạn
khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21. Với những nước đang phát triển, sử dụng
thuốc BVTV chậm hơn (trong đó có Việt Nam) thì các giai đoạn trên lùi lại khoảng
10 - 15 năm.
Việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới hơn nửa thế kỷ luôn luôn tăng, đặc biệt ở
những thập kỷ 70 - 80 - 90. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới
năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD,
trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV
tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng.
Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các nước
thường từ 400 - 700 loại. (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại). Tăng trưởng thuốc
BVTV những năm gần đây từ 2 - 3%. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm 1,5 - 1,7 triệu
tấn thuốc BVTV (2010).
* Bên cạnh những đóng góp tích cực với sự phát triển của sản xuất nông

nghiệp (SXNN) trên thế giới cũng đem lại những hệ lụy xấu, đặc biệt trong vòng hơn
20 năm trở lại đây.
Sự đóng góp của thuốc BVTV vào quá trình tăng năng suất ngày càng giảm.
Theo Sarazy, Kenmor (2008 - 2011), ở các nước châu Á trồng nhiều lúa, 10 năm qua
(2000 - 2010) sử dụng phân bón tăng 100%, sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300%
nhưng năng suất hầu như không tăng, số lần phun thuốc trừ sâu không tương quan
hoặc thậm chí tương quan nghịch với năng suất. Lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực
vật còn tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng phá vỡ sự
bền vững của phát triển nông nghiệp. Lạm dụng hóa chất BVTV làm tăng tính kháng
thuốc, suy giảm hệ ký sinh - thiên địch để lại dư lượng độc trên nông sản, đất và
nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, nhiễm độc người tiêu dùng nông sản.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, ở các nước đã phát triển, rất nghiêm ngặt về vệ sinh an
toàn thực phẩm, vẫn có tình trạng tồn tại dư lượng hóa chất BVTV trên nông sản như:
Hoa Kỳ có 4,8% mẫu trên mức cho phép, cộng đồng châu Âu - EU là 1,4%, Úc là
0,9%. Hàn Quốc và Đài Loan là 0,8 - 1,3%. Do những hệ lụy và tác động xấu của
việc lạm dụng thuốc BVTV cho nên ở nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện
việc đổi mới chiến lược sử dụng thuốc BVTV. Từ “Chiến lược sử dụng thuốc BVTV
hiệu quả và an toàn” sang “Chiến lược giảm nguy cơ của thuốc BVTV”.
6


Trên thực tế, “Sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” mới mang tính kinh doanh
và kỹ thuật vì chưa đề cập nhiều đến vấn đề quản lý, đặc biệt là mục tiêu giảm sử
dụng thuốc BVTV, còn “giảm nguy cơ của thuốc BVTV” đã thể hiện tính đồng bộ,
hệ thống, của nhiều biện pháp quản lý, kinh tế, kỹ thuật, nó bao gồm các nội dung:
a) thắt chặt quản lý đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc
BVTV,
b) giảm lượng thuốc sử dụng,
c) Thay đổi cơ cấu và loại thuốc,
d) Sử dụng an toàn và hiệu quả,

đ) Giảm lệ thuộc vào thuốc hóa học BVTV thông qua việc áp dụng các biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
Chiến lược sử dụng thuốc BVTV mới này đã mang lại hiệu quả ở nhiều nước,
đặc biệt là các nước Bắc Âu, đã thành công trong việc giảm thiểu sử dụng thuốc
BVTV mà vẫn quản lý được dịch hại tốt. Trong vòng 20 năm (1980 - 2000) Thụy
Điển giảm lượng thuốc BVTV sử dụng đến 60%, Đan Mạch và Hà Lan giảm 50%.
Tốc độc gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới trong 10 năm lại đây đã
giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay đổi theo hướng gia tăng thuốc sinh học,
thuốc thân thiện với môi trường, thuốc ít độc hại,…
Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Khẳng định vai trò quan trọng của thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp
Thuốc BVTV được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vào những
năm 1955 từ đó đến nay tỏ ra là phương tiện quyết định nhanh chóng dập tắt các dịch
sâu bệnh trên diện rộng. Do vậy, cần phải khẳng định vai trò không thể thiếu được
của thuốc BVTV trong điều kiện sản xuất nông nghiệp cảu nước ta những năm qua,
hiện nay và cả trong thời gian sắp tới.
Việc sử dụng thuốc BVTV ở nước ta tăng nhanh.
Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử dụng là
6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn 1991 - 2000
và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Lượng hoạt chất tính theo đầu
diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 2010). Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD,
năm 2010 là 537 triệu USD. Số loại thuốc đăng ký sử dụng cũng tăng nhanh, trước
năm 2000 số hoạt chất là 77, tên thương phẩm là 96, năm 2000 là 197, và 722, đến
năm 2011 lên 1202 và 3108. Như vậy trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số
lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5
lần. Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB của
4 nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) trong khi
GDP của nước ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của họ! Số lượng hoạt chất đăng ký
sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trong khi của các nước trong khu vực

từ 400 - 600 loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malasia 400 - 600 loại. Sử
7


dụng thuốc BVTV bình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2 kg, ở Việt Nam là 0.95
kg (2010).
Mạng lưới SXKD thuốc BVTV tăng nhanh và khó kiểm soát
Theo số liệu của cục BVTV, đến năm 2010 cả nước có trên 200 công ty SXKD
thuốc BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại lý buôn bán
thuốc BVTV. Trong khi hệ thống thanh tra BVTV rất mỏng, yếu, cơ chế hoạt động
rất khó khăn.
1 thanh tra viên năm 2010 phụ trách 290 đơn vị sản xuất buôn bán thuốc
BVTV, 100.000ha trồng trọt sử dụng thuốc BVTV và 10 vạn hộ nông dân sử dụng
thuốc BVTV. Như vậy rõ ràng mạng lưới này là quá tải, rất khó kiểm soát.

(Ảnh minh họa Kho thuốc BVTV, Nguồn />Những tác động tiêu cực của thuốc BVTV
- Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản là phổ biến và còn cao, đặc biệt trên
rau, quả, chè…
Kết quả kiểm tra, năm 2000 - 2002 của cục BVTV cho thấy ở vùng Hà Nội số mẫu có
dư lượng quá mức cho phép khá cao, trên rau, nho, chè từ 10% - 26%, ở TPHCM từ
10 - 30%. Mười năm sau, trên rau con số đó vẫn còn 10,2% - Thuốc BVTV làm tăng
tính kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt ký sinh thiên địch, có thể gây bộc phát các
dịch hại cây trồng. Theo Phạm Bình Quyến - 2002, khi phu thuốc Padan trên lúa,
nhóm thiên địch nhện lớn bắt mồi giảm mật độ 13 lần trong khi không phun tăng 25
lần. Điều tra tổng số loài thiên địch ở vùng chè Thái Nguyên nơi không sử dụng
thuốc trừ sâu nhiều gấp 1,5 - 2 lần so với nơi có sử dụng thuốc. Sâu tơ hại rau kháng
24 loại thuốc - Sử dụng nhiều thuốc tác động xấu đến môi trường, gây ô nhiễm đất và
nước không khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê cả nước hiện còn
8



tồn đọng trên 706 tấn thuốc cần tiêu hủy và 19.600 tấn rác bao bì thuốc bảo vệ thực
vật chưa được thu gom và xử lý, hàng năm phát sinh mới khoảng 9.000 tấn.

Những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết. Theo Phạm Văn Lầm - 2000, số
lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở Thái Nguyên từ 6,2 đến 29,7 lần/ năm, cho
lúa ở đồng bằng sông Hồng từ 1 - 5 lần/ vụ, ở đồng bằng sông Cửu Long từ 2 - 6 lần/
vụ, trên 6 lần có 35,6% hộ. Số lần phun cho rau từ 7 - 10 lần/ vụ ở đồng bằng sông
Hồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh 10 - 30 lần. Một kết quả điều tra năm 2010 (Bùi
Phương Loan - 2010) ở vùng rau đồng bằng sông Hồng cho thấy số lần phun thuốc
bảo vệ thực vật từ 26 - 32 lần (11,1 - 25,6 kg ai/ha) trong 1 năm. Số lần phun như trên
là quá nhiều, có thể giảm 45 - 50% (Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Huân, Trương Quốc
Tùng 2002, 2010)
- Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật. Theo Đào Trọng Ánh - 2002,
chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nông nghiệp - khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là 33% ở nông dân 49,6%.
- Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng.
Kết quả điều tra năm 2002 (Đào Trọng Ánh) chỉ có 22,1 - 48% nông dân sử dụng
đúng nồng độ liều lượng thuốc trên lúa, 0 - 26,7% trên rau và 23,5-34,1% trên chè,
trong khi đó có nhiều nông dân tăng liều lượng lên gấp 3 - 5 lần. Ở các tỉnh phía
Nam, có tới 38,6% dùng liều lượng cao hơn khuyến cáo, 29,7% tự ý hỗn hợp nhiều
loại thuốc khi phun. Năm 2010, 19,59% nông dân cả nước vi phạm sử dụng thuốc,
trong đó không đúng nồng độ là 73,2% (Cục BVTV)
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly
Đây là một tồn tại nguy hiểm, tác động trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm song
đáng tiếc là rất phổ biến, đặc biệt là ở các vùng rau quả, chè… có tới 35 - 60% nông
dân chỉ thực hiện thời gian cách ly từ 1 - 3 ngày, 25 - 43,3% thực hiện cách ly 4 - 6
ngày trong khi phần lớn các loại thuốc có yêu cầu cách ly từ 7 - 14 ngày hoặc hơn.
(Đinh Ngọc Ánh - 2002), năm 2010 trên diện rộng còn tới 10,22% nông dân không

đảm bảo thời gian cách ly. (Cục BVTV)
- Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng
đồng.
Có một thực tế rất đáng lên án là một bộ phận nông dân cố tình sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật sai quy định pháp lý và kỹ thuật vì mục đích lợi nhuận của bản thân, xem
9


nhẹ luật pháp và lợi ích cộng đồng. Đặc biệt ở các vùng rau, quả, chè, hoa, nông sản
có giá trị cao… Điều tra năm 2003 - 2005 tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, có tới 20 - 88,8%
số nông dân vẫn dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. Năm 2010, Cục BVTV cho
biết còn 5,19% số hộ dùng thuốc cấm, ngoài danh mục, 10,22% không đúng thời gian
cách ly, 51% không thực hiện theo khuyến cáo của nhãn.
Như vậy có thể thấy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta trong vòng
10 năm lại đây, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm cũng còn nhiều tồn tại, thiếu
sót, tác hại có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có nguyên nhân chủ
quan từ phía xây dựng, ban hành, thực hiện các chính sách quản lý và kỹ thuật và chủ
quan từ phía thực hiện của người sản xuất nông nghiệp trong sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật. [1]

B. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI NHÓM THUỐC BVTV
1. Định nghĩa về thuốc BVTV
- Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm
sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những chất
có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột,
chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).
- Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành
kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác
dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả

10


những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm
khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch
bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc
thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
- Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ
gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn
trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là
những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch
hại.
2. Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng:
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màng
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cá hại mùa màng
Thuốc trừ cỏ dại
Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh hại nông
Thuốc trừ nhện hại cây
sản trong kho
Thuốc trừ tuyến trùng
Thuốc trừ thân cây mộc
Thuốc trừ ốc sên
Thuốc làm rụng lá cây
Thuốc trừ chuột
Thuốc làm khô cây
Thuốc trừ chim hại mùa màng
Thuốc điều hoà sinh trưởng cây

Trong các nhóm thuốc BVTV trên đây được sử dụng phổ biến hơn cả là thuốc
trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại.

C. TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC BVTV ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT MÁU
NÓNG
11


Thuốc BVTV không chỉ có tác dụng gây độc đến dịch hại cây trồng, mà trong
quá trình lưu thông, sử dụng nếu không có những biện pháp ngăn ngừa thích hợp,
thuốc có thể gây độc cho người, sinh vật có ích và môi trường sinh sống.
1. Con đường xâm nhập của thuốc BVTV
Thuốc BVTV có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường sau:
- Qua đường hô hấp khi hít thở phải khí, hơi hay bụi thuốc BVTV.
- Qua da khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV.
- Qua đường tiêu hoá khi ăn hoặc uống phải thuốc BVTV.
Để đảm bảo an toàn cho người, không để thuốc BVTV xâm nhiễm vào cơ thể
con người, cần hiểu biết về thuốc BVTV và thực hiện triệt để các nội dung sau:
+ Phải rửa tay chân mặt mũi trước khi ăn uống hoặc hút thuốc.
+ Phải cất giữ thuốc BVTV ở nơi khô ráo, xa hồ ao, giếng và các nguồn nước
sinh hoạt khác. Phải để xa nguồn thực phẩm không để ánh sáng mặt trời rọi vào trực
tiếp và được khoá cẩn thận, để xa tầm tay với của trẻ em.
+ Phải có đầy đủ bảo hộ lao động khi đi phun thuốc, như áo mưa, kính, khẩu
trang, mặt nạ, găng tay, ủng, … thay quần áo tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi phun
thuốc xong.
+ Không dùng bình phun rò rỉ, không để thuốc rây lên da.
+ Không di chuyển ngược với hướng gió trong khi phun thuốc.
+ Không ăn uống hoặc hút thuốc khi đang làm việc với thuốc BVTV.
+ Không sử dụng các chai chứa thuốc BVTV để chứa nước uống, không dùng
bình chứa nước để đựng thuốc BVTV.

+ Không mua bán, vận chuyển thùng thuốc BVTV bị nứt vỡ hoặc bị rò rỉ, các
loại thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng, thuốc BVTV không có nhãn mác hoặc có nắp
đậy không kín.
+ Không để thuốc BVTV ở cạnh thức ăn, quần áo thuốc men, thức ăn gia súc,
đồ chơi.
+ Cấm vận chuyển thuốc BVTV trên cùng xe chở khách và hàng hoá khác.
+ Không cất giữ thuốc BVTV trong nhà bếp, ở gần nguồn thực phẩm, các chất
dễ cháy, để thuốc BVTV phía trên chuồng trại chăn nuôi.
2. Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính
* Độ độc mãn tính:
Khi một loại thuốc BVTV nói riêng hay một chất độc nói chung xâm nhập vào
cơ thể vật với một lượng nào đó, cơ thể sẽ bị ngộ độc, biểu hiện bằng những triệu
chứng (ví dụ hôn mê, co giật, đồng tử bị giãn) đó là ngộ độc cấp tính.
Khi một chất độc hay một loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể với một lượng nhỏ
chưa gây ra trúng độc cấp tính. Nhưng nếu ngày này qua ngày khác thuốc liên tục
xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì đến một lúc nào đó cơ thể sẽ bị suy
yếu, có những cơ quan chức năng của cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc.
* Độ độc cấp tính:
12


Những loại chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một loại động vật với một lượng
nhỏ, đã gây ngộ độc cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính cao. Ngược lại, những
chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một loại động vật với lượng tương đối nhiều hơn
mới gây ngộ độc cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính thấp hơn.
Những thuốc BVTV có độ độc cấp tính cao thì càng dễ gây ngộ độc cho người.
Chỉ tiêu để biểu thị độ độc cấp tính của một chất độc nói chung, và của một loại
thuốc BVTV nói riêng - đối với động vật máu nóng trong trường hợp chất đó xâm
nhập qua đường miệng vào bộ máy tiêu hoá là chỉ số LD50 . Khi tác động lên cùng
một loài động vật, mỗi loại thuốc BVTV có một trị số LD50 riêng, biểu thị độc độc

cấp tính của thuốc đó đối với động vật máu nóng.
LD50 là liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nghiệm (chuột bạch, thỏ…)
được tính bằng số lượng miligam hoạt chất của thuốc/kg thể trọng của con vật thí
nghiệm. Trị số LD50 của một loại thuốc càng nhỏ thì độ độc cấp tính của thuốc đó
với động vật máu nóng ngày càng cao, thuốc càng nguy hiểm, dễ gây chết người và
động vật.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các thuốc BVTV
chia thành các nhóm có độ độc cấp tính khác nhau, tuỳ theo trị số LD50 (qua đường
miệng) của thuốc đó.
Loại thuốc nào có LD 50 nằm trong khoảng 500-2000 thì sử dụng “Nguy
hiểm”. Loại thuốc nào có LD 50 >2000 thì sử dụng từ “Cẩn thận”.
Những ký hiệu và biểu tượng nêu trong bảng trên đây được áp dụng trong việc trình
bày các bao bì, các nhãn thuốc BVTV lưu thông và sử dụng ở Việt Nam.
Với những thuốc BVTV thuộc nhóm I, nếu vô ý nuốt phải vài giọt hoặc một
nhúm nhỏ (thuốc ở thể rắn) cho tới 1 thìa cà phê là có thể gây chết người. Với nhóm
II, nếu nuốt phải một lượng nhiều (30/450ml) thì mới gây chết người.
Các thuốc BVTV có những trường hợp còn gây độc cho cơ thể qua đường tiếp
xúc (Xâm nhập qua da). Trị số biểu thị độ độc của một loại thuốc BVTV qua đường
tiếp xúc cũng là LD50 (mg/kg). Trị số LD50 của một loại thuốc BVTV qua đường
tiếp xúc càng nhỏ thì thuốc đó càng dễ gây ngộ độc cho động vật, cho người khi bị
thuốc dính vào da.

13


Bảng phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế Thế giới (LD50( mg/kg, chuột
nhà)).
* Những biểu hiện khác về độ độc của một loại thuốc BVTV đến động vật
máu nóng:
Ngoài độ độc cấp tính (đặc trưng bằng trị số LD50 nêu ở phần trên) còn phải

xem xét về khả năng một loại thuốc BVTV có thể gây ra hay không cho động vật các
chứng bệnh hiểm nghèo như : Gây sẩy thai, gây đẻ quái thai, gây ung thư, gây biến
đổi di truyền, …
Để được cấp giấy phép lưu thông và sử dụng trong nước cho một loại
thuốc BVTV, mọi Công ty sản xuất thuốc BVTV trong và ngoài nước đều phải nộp
cho cơ quan có thẩm quyền một bộ hồ sơ bao gồm nhiều tài liệu chứng minh cho tính
an toàn và tính hiệu quả của loại thuốc xin đăng ký sử dụng, trong đó những tài liệu
có giá trị pháp lý xác minh rằng sản phẩm BVTV xin đăng ký sử dụng ở Việt Nam
hoàn toàn không có khả năng gây cho người sử dụng thuốc (cũng như người tiêu thụ
nông sản có xử lý thuốc đó) những căn bệnh hiểm nghèo như đã nêu ở trên.
D. NGỘ ĐỘC THUỐC BVTV VÀ CÁC BIÊN PHÁP SƠ CỨU
1. Xâm nhập của thuốc BVTV vào bên trong cơ thể
Thuốc BVTV có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể theo 3 con đường chính:
- Thuốc dây rớt trên da, xâm nhập vào bên trong cơ thể: trong quá trình pha và
phun thuốc BVTV, tay chân là bộ phận dễ bị nhiễm thuốc nhất; mắt miệng và bộ
phận sinh dục là nơi dễ mẫn cảm với thuốc nhất. Trời nóng nực, mồ hôi ra nhiều càng
làm cho thuốc dễ xâm nhập qua da vào bên trong cơ thể.
- Nuốt phải thuốc: Thuốc theo cùng đồ ăn, uống xâm nhập vào cơ thể; nếu
thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể theo con đường này thường gây trúng độc nặng
nhất.
- Hít phải hơi độc của thuốc: Hơi độc sẽ đi qua mũi xâm nhập vào phổi
14


Chỉ khi xâm nhập được vào bên trong cơ thể, thuốc BVTV mới gây độc cho người và
gia súc.
2. Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
Về điều kiện, nạn nhân phải có tiếp xúc một thời gian nhất định với thuốc
BVTV, hoặc ăn uống nhầm phải thực phẩm có chứa độc chất. Những nạn nhân uống
thuốc BVTV để tự tử.

- Trường hợp nhiễm độc nhẹ: Có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện trong các
triệu chứng như: Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chảy nước miếng, chảy nước mắt.
- Ngộ độc ở mức độ trung bình: Buồn nôn, nôn, mờ mắt, đánh trống ngực, tức
ngực, đau thắt dạ dày, run rẩy, vã mồ hôi, co đồng tử, mạch chậm, …
- Ngộ độc nặng: Co giật, thở yếu, mê sảng, rối loạn nhịp tim, … tử vong.
3. Những việc cần làm ngay
Khi gặp một người bị ngộ độc thuốc BVTV, phải khẩn trương đưa nạn nhân ra
khỏi nơi có độc đến chỗ yên tĩnh, thoáng mát. Tạo điều kiện đưa nạn nhân đến cơ sở
y tế gần nhất. Nếu xa cơ sở điều trị và không có thầy thuốc thì tiến hành việc sơ cứu
những trường hợp đó như sau:
- Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc.
- Xử lý vùng da bị dính thuốc.
- Thay ngay hoặc cởi bỏ quần áo bị dính thuốc.
- Chỗ da bị dính thuốc, dùng khăn ướt vắt dáo thẩm sạch, sau đó rửa bằng xà
phòng. Không nên dùng bàn chải chà sát làm tróc da dễ gây bội nhiễm; tóc, móng tay
cũng được rửa sạch như vậy.
4. Các biện pháp sơ cứu
- Cách xử lý thuốc bắn vào mắt: Không được dụi mắt và cũng không nhỏ một
loại thuốc đau mắt nào vào mắt bị nhiễm độc. Dùng bông y tế hoặc khăn tay nhúng
vào nước sạch vắt ráo, thấm lấy hết thuốc ở mi và hố mắt, sau đó rửa ngay bằng nước
sạch.
Cách rửa mắt: Người bệnh ngồi, mặt ngửa và nghiêng về phía bên mắt định
rửa. Dùng nước sạch rửa liên tục từ 15 - 20 phút. Nơi có điều kiện cho vòi nước chảy
liên tục trong 10 phút để rửa mắt.
- Nạn nhân ăn uống phải thuốc BVTV cần thực hiện ngay việc gây nôn như
sau: Nếu có điều kiện pha 03 muỗng cà phê muối ăn với một chén nước chín, cho nạn
nhân uống và sau đó bảo bệnh nhân há miệng, dùng ngón tay kích thích lưỡi gà (đóc
giọng) để gây nôn. Nếu cấp cứu tại hiện trường, chỉ cần dùng ngón tay trỏ kích thích
lưỡi gà cũng có thể gây nôn được cho bệnh nhân.
Chú ý: Những bệnh nhân co giật, ngất, hôn mê, khó thở, suy tim nặng, có thai

gần ngày sinh không được gây nôn và những trường hợp không phải nhiễm độc
đường tiêu hoá thì không cần gây nôn.
- Khi bệnh nhân bị suy hô hấp dẫn đến khó thở thì phải làm hô hấp hỗ trợ, đơn
giản nhất là dùng phương pháp thổi ngạt: Cởi khuy áo cổ, móc hết đờm, dãi trong
miệng và họng đồng thời lau sạch chất độc bám trong miệng nạn nhân nếu có. Đặt
15


bệnh nhân nằm ngửa, độn gối dưới cổ để đầu ngửa tối đa, quỳ bên cạnh nạn nhân
dùng bàn tay thuận kéo hàm ra phía trước và lên trên để lưỡi khỏi lấp họng, nếu nạn
nhân bị tụt lưỡi, thì phải dùng gạt hoặc khăn nắm kéo lưỡi ra và tìm cách giữ chặt bên
ngoài. Dùng ngón cái và trỏ của bàn tay còn lại bịt mũi và kết hợp ấn trán để cổ ngửa
hẳn ra sau. Hít thật sâu, miệng ngậm miệng nạn nhân thổi thật mạnh làm cho lồng
ngực nhô lên trông thấy, thổi 4 lần liền. Sau đó, buông miệng nạn nhân để không khí
tự động thoát ra khỏi phổi, lồng ngực xẹp xuống. Tiếp tục thổi ngạt 15 lần/phút đến
khi hết khó thở, nếu sau 20 phút không hết khó thở thì phải nhanh chóng chuyển đi
bệnh viện và phải liên tục thổi ngạt trong lúc di chuyển.
- Khi gặp bệnh nhân ngưng tim, phải giúp nạn nhân phục hồi hoạt động tim
bằng các phương pháp sau đây: Đấm vào vùng trước tim 5 cái đồng thời xem mạch
bẹn (Điểm giữa rãnh đùi - bụng), nếu tim không đập thì xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu
thấp chân gác cao. Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức
bệnh nhân, lòng bàn tay phải đặt lên trên bàn tay trái, dùng sức mạnh của 2 tay và cơ
thể ấn mạnh nhịp nhàng 60 lần phút, cứ 4 lần xoa bóp tim thì 1 lần thổi ngạt. Lực ấn
khi xoa bóp tim phải đủ cho lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4 cm; tuỳ thể
trạng bệnh nhân dùng lực thích hợp để tránh gây tổn thương thêm.
Việc cần làm tiếp sau là giữ ấm cho nạn nhân, nếu người bệnh cảm thấy lạnh
thì đắp ấm và cho uống nước trà, cà phê đặc hoặc cho ăn nhẹ (cháo đậu, cháo thịt nạc
băm, cháo trứng), cho uống Vitamin C, B1 và nước quả. Nếu bệnh nhân sốt, lau mát
cho bệnh nhân.

Không cho uống sữa khi còn nhiễm độc và cũng không cho ăn uống các
dung dịch có chứa dầu, mỡ, rượu hoặc các loại nước giải khát có chứa rượu; các gia
vị kích thích như tiêu, ớt.
Trên đường vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, cần đặt nạn nhân nằm
nghiêng, tốt nhất là nghiêng sang phải.
Tiếp tục làm hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân còn ngất hoặc khó thở. Cử người đi
theo (có mang nhãn, bao bì thuốc gây nhiễm độc) và thông báo cho cơ sở y tế biết
những biện pháp sơ cứu đã thực hiện.
E. KỸ THUẬT SỬ DỤNG THUỐC BVTV AN TOÀN HIÊU QUẢ
1. Kỹ thuật 4 đúng trong việc dùng thuốc BVTV
* Đúng thuốc:
Trước khi chọn mua thuốc, nông dân cần biết loại sâu, bệnh, cỏ dại gây hại mà
mình cần phòng trừ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ
năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất. ưu tiên chọn mua loại
thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất.
- Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu
bệnh cao nhưng tương đối ít độc với sinh vật có ích
* Đúng liều lượng:
16


Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc
của người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông
sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao
gây ra (nhất là khi dùng thuốc trừ cỏ).
* Đúng lúc:
Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng
ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc BVTV khi
chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Đối với thuốc trừ cỏ thì phải tuỳ theo đặc điểm
của từng loại thuốc và sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít

có nguy cơ gây hại cho cây trồng.
Phun đúng lúc cũng là tránh phun
thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi
hết thuốc trên mặt lá, thân cây. Phun thuốc
vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc
bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi
phun thuốc.
Phun đúng lúc là không phụ thuộc
vào quá gần ngày thu hoạch nông sản. Phải
tuỳ loại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi
thu hoạch một thời gian nhất định.
* Đúng cách:
Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước
hết ở khâu pha thuốc. Pha thuốc đúng cách
là làm thế nào để làm cho chế phẩm sử
dụng được hoà thật đồng đều vào nước, như
vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật
đều trên vật phun (lá cây, mặt đất…). Khâu
tiếp theo của việc dùng thuốc đúng cách là
phun rải thuốc trên đồng ruộng cho đúng
cách. Phun rải thuốc đúng cách là làm sao
cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại
nhiều nhất. Có những loại sâu hại chỉ tập trung phá ở gốc (ví dụ rày nâu), có những
loài chuyên sống trên lá, trên ngọn, lại có những loài chỉ sống ở mặt dưới lá,… Do
vậy khi phun thuốc phải hướng sao cho tia tập trung vào nơi quy định phun.
Dùng thuốc đúng cách còn có nghĩa là không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc
BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc BVTV
cũng có trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực trừ dịch hại,
hoặc dễ gây cháy lá cây, hoặc dễ gây độc cho người sử dụng. Do vậy chỉ thực hiện
việc hỗn hợp nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu

khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng thuốc BVTV.

17


2. Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc BVTV trên từng loại cây trồng
* Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản:
Sau khi một loại thuốc BVTV được phun rải lên cây hoặc bón vào đất thì thuốc
sẽ để lại trên mặt lá, thân cây và thông thường là cả ở bên trong các mô thực vật một
lượng thuốc (hoạt chất) nhất định. Sau phun rải một thời gian (vài ngày, một vài tuần)
lượng hoạt chất bám trên cây và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của
nhiều yếu tố: Do thời tiết (nắng mưa), do hoạt động phân huỷ thuốc của các men thực
vật, do sự tăng trưởng của cây được gọi là dư lượng thuốc BVTV trên thân lá, trái, củ
của cây trồng. Càng xa ngày phun rải thuốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và bên
trong cây càng giảm thấp.
* Mức dư lượng tối đa cho phép:
Một loại thuốc BVTV chỉ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng, nếu
như loại thuốc thâm nhập vào cơ thể với một lượng thấp hơn lượng giới hạn nói trên
thì chưa gây hại cho cơ thể. Loại thuốc nào có độc tính càng cao (thuộc nhóm I) thì
giới hạn đó càng thấp. Ngược lại loại thuốc nào có độc tính càng thấp (thuộc nhóm
III) thì giới hạn đó càng cao.
Những lương thực và thực phẩm chứa dư lượng một loại thuốc BVTV ít hơn
mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với sức khoẻ của người
tiêu dùng. Ngược lại, những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV vượt quá
mức dư lượng tối đa cho phép thì không được dùng làm lương thực, thực phẩm cho
người tiêu dùng.
* Thời gian cách ly:
Thời gian của một loại thuốc BVTV đối với một loại nông sản là thời gian kể
từ ngày phun loại thuốc đó lần cuối trong vụ đến ngày thu hoạch nông sản đã có
phun thuốc. Thời gian cách ly có thể thay đổi từ một vài ngày đến một vài tuần tuỳ

theo đặc tính khoa học, tuỳ theo độc tính của thuốc và tuỳ theo loại cây lương thực,
thực phẩm được phun thuốc, tuỳ theo lượng thuốc dùng trên đồng cỏ. Thời gian cách
ly dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết trong thời kỳ phun thuốc.
3. Đảm bảo an toàn trong khâu cất giữ tại nhà những thuốc BVTV chưa sử dụng
hết
Những thuốc BVTV mua về chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được cất
giữ trong các phòng riêng biệt, không dột khi bị mưa, có khoá cửa chắc chắn, xa nơi
ở và chuồng trại gia súc.
Những dụng cụ đong thuốc, bình bơm thuốc, quần áo bảo hộ lao động phải
được giặt giũ, rửa sạch sẽ sau mỗi đợt phun thuốc và phải cất giữ trong kho riêng
(cùng với nơi lưu trữ thuốc BVTV của gia đình). Tuyệt đối không được dùng các đồ
dùng trong sinh hoạt (xô chứa nước ăn, chậu rửa rau vo gạo, muỗng, thìa, chén ăn
cơm, …) để đong, pha thuốc.
Không trút đổ thuốc dư thừa, chưa dùng hết sang bất kỳ đồ đựng khác (vỏ chai
bia, chai nước mắm, …). Sau khi đã dùng hết thuốc không được dùng bao bì thuốc
BVTV (chai thuốc, bịch thuốc BVTV) vào bất kỳ mục đích nào khác. Phải huỷ và
chôn những bao bì này. [2]
18


F. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ SỬ DỤNG
THUỐC BVTV:
1. Cần sớm xây dựng chiến lược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam trong 10 15 năm tới với các định hướng chủ yếu sau:
- Giảm nguy cơ, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cả về kỹ thuật, sản xuất kinh tế, bảo vệ
môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
- Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm xã hội của người sử dụng thuốc
BVTV.
2. Trên cơ sở Luật bảo vệ thực vật và KDTV sẽ được ban hành cần có nghị định và

thông tư mới riêng về quản lý - sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong đó cần có quy
định cụ thể về xây dựng, ban hành và sử dụng danh mục thuốc bảo vệ thực vật theo
các định hướng sau:
- Hạn chế số lượng hoạt chất trong danh mục, rất hạn chế các loại hoạt chất hỗn hợp,
hạn chế số tên sản phẩm cho 1 hoạt chất.
- Hạn chế đăng ký sản phẩm mới cũng như nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật: đánh giá
hiệu quả kỹ thuật đồng thời hiệu quả về môi trường, an toàn thực phẩm, hiệu quả
kinh tế của các hoạt chất lẫn phụ gia. Hạn chế đăng ký sản phẩm thuộc nhóm độc I, II
có thời gian cách ly dài, có độc tính cao với ký sinh thiên địch và cá. Xem xét tăng
phí khảo nghiệm và đăng ký.
- Đổi mới cơ cấu các nhóm thuốc trong danh mục, tăng tỷ lệ thuốc sinh học lên 30 40% trong 5 - 7 năm tới, giảm rõ rệt các loại thuốc thuộc nhóm độc I và II.
- Thuốc nhập khẩu phải có phiếu xác nhận xuất xứ. Xuất xứ phải phù hợp với hồ sơ
đăng ký. Tăng thuế nhập khẩu với các loại thuốc thuộc diện không khuyến khích sử
dụng, miễn thuế đối với loại thuốc khuyến khích sử dụng, thân thiện môi trường, ít
độc hại.
- Thực hiện nguyên tắc “có vào có ra danh mục” để định kỳ sàng lọc sản phẩm. Định
kỳ 3 năm cần rà soát lại sản phẩm, loại bỏ các loại thuốc không hoặc chưa được sử
dụng trên thị trường, thuốc đã bộc lộ nhiều nhược điểm, hạn chế.
- Xây dựng các danh mục khuyến cáo sử dụng của Trung ương và từng tỉnh giúp
người nông dân lựa chọn đúng.
3. Xây dựng lộ trình giảm nguy cơ, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước
ta từ nay đến năm 2020 theo hướng:
- Giảm thiểu lượng thuốc sử dụng hàng năm khoảng 30 - 40% đặc biệt trên lúa, rau,
chè, quả, vùng nông sản xuất khẩu.
- Giảm số lượng hoạt chất trong danh mục 30 - 40%, số sản phẩm thương mại cho 1
loại hoạt chất (tối đa 5).
- Nâng tỷ lệ thuốc sinh học, thuốc có độ độc thấp (nhóm 4,5), thuốc thân thiện môi
trường lên 40 - 60%.

19



4. Xây dựng chương trình hoặc đề án tổng thể việc mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới có tác dụng giảm thiểu, chống lạm dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng
thuốcbảo vệ thực vật như IPM, 3 giảm 3 tăng, Vietgap…
5. Tăng cường thanh kiểm tra khâu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khâu ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới. Củng cố và nâng cao quyền lực của hệ thống thanh tra
chuyên ngành về BVTV, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt xác định
rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã phường trong quản lý, giám
sát, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Xây dựng và củng cố về tổ chức và
chính sách nội dung hoạt động của màng lưới dịch vụ bảo vệ thực vật - khuyến nông
cơ sở.
6. Thống nhất việc xây dựng ban hành bộ tài liệu huấn luyện về quản lý, sản xuất
kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chương trình huấn luyện các quy trình
kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Coi trọng huấn luyện CBKT, nông dân, đại lý
bán thuốc.
Quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay ở nước ta là 1 bài toán khó nhưng
cần được giải đúng. [1]

NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC TỪ THUỐC KÍCH
THÍCH TĂNG TRƯỞNG.
A. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG:
Để có được sức khoẻ và đủ lương thực, thực phẩm, con người đã sử dụng
nhiều hoá chất, các loại thuốc kích thích, điều hoà sinh trưởng trong sản xuất lương
thực. Việc sử dụng hoá chất kích thích tăng trưởng ko đúng quy định đã gây nên vụ
ngộ độc thực phẩm, gây nên các bệnh mãn tính do nhiễm và tích luỹ các chất độc hại
từ môi trường bên ngoài và thực phẩm, gây rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể,
trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Trước tình trạng sử dụng thuốc kích thích
tăng trưởng tràn lan trong trồng rau, quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra để tìm nguyên nhân và tác hại của

các loại thuốc kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật ngoài
danh mục cho phép do nhập lậu bằng các con đường không chính thức. Kết quả điều
tra ban đầu cho thấy, người dân sử dụng rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng
cho cây trồng với giá thành rất rẻ, có độc lực cao, kích thích sinh trưởng nhiều.
Trong đợt điều tra khảo sát việc canh tác rau muống nước trên địa bàn các
thành phố vào tháng 4 và tháng 5 năm 2007, cùng với thông tin của báo đài cho thấy
bà con nông dân thường sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng để làm rau muống
20


nước nhanh thu hoạch, cây vượt xanh non tăng năng suất một cách mà báo chí gọi là
“công nghệ siêu tốc”. Các loại thuốc kích thích, điều hoà sinh trưởng được Nhà nước
liệt vào chung với thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên về cơ chế tác động thì lại rất khác
nhau. Thuốc trừ sâu là các hợp chất có tác dụng diệt sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến
người sử dụng thuốc cũng như người tiêu dùng nông sản. Riêng thuốc kích thích tăng
trưởng lại khác vì không tác động đến sâu bệnh hại mà tác động trực tiếp lên cây
trồng với mục đích duy nhất là tăng năng suất, tăng khối lượng cây trồng. [3]
B. MỘT SỐ LOẠI THUỐC KÍCH THÍCH THƯỜNG GẶP
1. Gibberellin
Thuốc kích thích tăng trưởng bao gồm các hoạt chất như NAA, Gibberellin,
Xytokinin dưới nhiều tên gọi thương mại khác nhau... Qua điều tra nông dân vùng
rau muống nước thường dùng các thương hiệu có hoạt chất chủ lực là Gibberellin
(GA). [3]
GA là nhóm Phytohoocmon thứ hai được phát hiện sau auxin (NAA). Hiệu
quả sinh lý rõ rệt của GA là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự
vươn dài lóng cây, làm tăng sinh khối của cây trồng, làm tăng nhanh sự sinh trưởng
dinh dưỡng. GA kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, có tác dụng đặc trưng là phá
tình trạng ngủ nghỉ của hạt giống (miên trạng). [3]
Trong nhiều trường hợp, GA kích thích sự ra hoa rõ rệt, ảnh hưởng kéo dài nhanh
chóng cụm hoa. Xử lý GA làm cây dài ngày ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, có thể

biến cây hai năm thành cây một năm. Trong việc tạo quả, GA có vai trò giống như
auxin (NAA) làm tăng kích thước quả, tạo nên quả không hạt trong một số trường
hợp. Vì GA ảnh hưởng hầu hết trên quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý, đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nên GA là một trong những chất điều tiết
sinh trưởng thường được ứng dụng có hiệu quả trong nông nghiệp. Hiện nay, người ta
đã phát hiện ra trên 50 Gibberellin được ký hiệu GA1, GA2, GA3, …GA52 …trong đó
GA3 (axit Gibberellic) có hoạt tính mạnh nhất. Điều đáng nói là khác với auxin, GA
khá bền vững trong cây và khả năng phân hủy là ít. [3]
2. Clenbuterol
Đối với gia súc như lợn, gà, vịt, hoá chất kích thích tăng trưởng ngoài
dexamethasone, người chăn nuôi thường sử dụng là clenbuterol. Chất sau này ảnh
hưởng lên sức khoẻ người tiêu dùng rất nặng vì nó là mầm mống của bệnh ung thư.
Clenbuterol được trộn trong thức ăn cho lợn khiến lợn tăng trọng rất nhanh và làm
thịt lợn rất bắt mắt. [4]
21


Khái niệm và phân loại chất tăng trọng (chất tạo nạc)
Chất tăng trọng hay chất tạo nạc là một hợp chất hóa học thuộc họ βagonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.
Họ β-agonist gồm 2 nhóm:


Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc
tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine…. [4]



Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh
phổi mãn tính: Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine, Epinephrine (thúc
chín tố), Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol (1 và 2), Metaproterenol, Salmeterol,

Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine, epinephrine. [4]

Tác dụng làm giãn phế quản của hợp chất -agonist
Họ β-agonist là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine được sử dụng như
là một tác nhân dùng để trị các bệnh về hô hấp trong y học. Chúng còn có tác dụng
làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm
lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi. Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị
nhiễm các chất này, gây ra những vụ ngộ độc thực phẩm do sự tích tụ trong gan, các
bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương… Sở dĩ như vậy là do các hợp
chất này được sử dụng như là một chất kích thích tăng trưởng, phân phối lại dưỡng
chất trong vật nuôi một cách quá mức và bất hợp pháp. [4]
Tính chất Clenbuterol và Salbutamol
Trong những chất kể trên, Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba
chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong
chăn nuôi ở nước ta do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2002. Trong đó hai chất đầu
22


gần như cả thế giới đều
cấm, riêng với Ractopamine
lại có đến 24 nước chấp
nhận sử dụng (2002), trong
đó có cả những nước phát
triển như Mỹ, Canada, Úc ,
Brazin, Mehico, Thái Lan…
Tuy nhiên cũng có rất nhiều
nước cấm, đứng đầu là Liên
hiệp châu Âu, Trung Quốc,
Malayxia, vùng lãnh thổ

Đài Loan. Do đó việc kiểm
soát hàm lượng các chất
thuộc nhóm β-agonist trong
các chế phẩm dùng trong
chăn nuôi trở thành một yêu
cầu cấp thiết của xã hội. Sau
đây chỉ xin lấy hai chất
Clenbuterol và Salbutamol
làm ví dụ:
 Salbutamol: là một loại

thuốc kích thích chọn lọc
các thụ thể beta - 2 (ở cơ trơn phế quản...). Khi ăn thịt heo có salbutamol cũng giống
như uống thuốc này. Salbutamol còn trong thịt heo bao nhiêu là con người sử dụng
bấy nhiêu. Trong khi salbutamol chỉ dùng để cấp cứu bệnh nhân hen lên cơn co thắt
phế quản không thở được. Nếu không cắt cơn hen bệnh nhân sẽ chết. Chỉ có giữa cái
sống và cái chết mới phải sử dụng salbutamol vì đây là chất cực kỳ nguy hiểm cho
sức khỏe con người. Salbutamol là chất bị ngành nông nghiệp cấm sử dụng trong
chăn nuôi như một loại hoocmôn tăng trưởng. [4]
 Clenbuterol: (Spiropent, Ventipulmin) là một amin giao cảm được sử dụng bởi người

bị chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản.
Những người có rối loạn hô hấp mãn tính như hen suyễn sử dụng như một thuốc giãn
phế quản để làm cho việc thở dễ dàng hơn. Thuốc phổ biến nhất có sẵn dưới dạng
hydrochloride hydrochloride các muối clenbuterol. Ngoài ra Clenbuterol là loại chất
kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát
23


triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid. Những con lợn được trộn thức ăn có chứa

Clenbuterol sẽ có tỷ lệ thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ.[4]
Sử dụng và tác hại
Họ β- agonist là một trong những hợp chất dùng trong chăn nuôi, đặc biệt là
chăn nuôi heo để kích thích heo tăng trưởng và cho thịt siêu nạc. Với thuốc
salbutamol (dùng ở người), các chuyên gia khuyến cáo phải thận trọng khi dùng cho
người đang có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và phụ nữ đang
mang thai. [4]
Để heo nhanh lớn, siêu nạc, dễ bán, một số người chăn nuôi thường dùng
các chất Clenbuterol và salbutamol. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho heo nở
nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Khi heo được cho ăn các chất trên thì
sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, và nếu không bán nhanh thì heo sẽ chết. Do vậy, thường
người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng. [4]
Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng
ung thư,ngộ độc cấp, run cơ,đau tim, tim đập nhanh,tăng huyết áp, choáng váng…
Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
Đối với gia súc như lợn, con vật khi ăn phải chất này chỉ có thể tồn tại được quá nửa
tháng là phải giết mổ. [4]
Nếu lợn được kích nạc bằng Salbutamol thì cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc,
nổi rõ. Salbutamol được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, có thể gây nhược cơ,
làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. [4]
Nếu người tiêu dùng ăn thịt heo có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có
nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run
cơ, rối loạn tiêu hóa… và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.
Ngoài ra chất Ethephon(thúc chín tố) để bảo quản thịt, các lái buôn đã sử dụng hóa
chất này để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ nhằm giữ độ tươi của thịt.
Trong chế biến bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật, chất này cũng bị cấm sử
dụng. [4]
3. Gibberecllic acid kích thích rau quả sử dụng
Ở nước ta hiện nay, sau khi báo chí đưa tin nhiều địa phương các loại thuốc kích
thích tăng trưởng, thuốc tăng phọt để thúc rau lớn nhanh và gần đây là sự việc rau su

su Tam Đảo sau một đêm mọc dài hàng chục centimet, theo tìm hiểu và phát hiện loại
thuốc mà người trồng su su dùng để phun để kích thích tăng trưởng cho rau là thuốc
có tên PRO FARM-N2 và TONY-920. Thuốc TONY 920 là loại thuốc nằm trong
danh mục được phéo sử dụng có hoạt chất chính là Gibberecllic acid, là một trong 4
nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật. [5] TS. Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Bộ
24


môn thuốc, cỏ dại, môi trường Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện
nay để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất,
nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích. Tuy nhiên, nếu người trồng rau
sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm
bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép,
gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học. Theo
bà Nhung, tuy mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị ngộ độc cấp
tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy... hoặc sẽ bị ngộ
độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại các cơ quan nội tạng gây ra những bệnh nguy hiểm
cho cơ thể. Tác hại của các loại thuốc này lên con người có thể thấy ở hiện tượng trẻ
em dậy thì sớm ngày một nhiều. [6]

C. NHIỄM ĐỘC TỪ THUỐC KÍCH THÍCH GIÁ ĐÔ

Lô thuốc kích thích giá
đỗ với hơn 80.000 lọ bị các cơ
quan chức năng bắt giữ ngay tại TP
Hà Nội khiến dư luận ngỡ ngàng
về thực trạng hàng vạn gia đình
đang bị đầu độc âm thầm bởi rau
mầm ngâm hóa chất độc hại. [7]
Tuy nhiên, kết quả phân

tích mẫu loại thuốc kích phọt này
vừa được Viện khoa học hình sự
Bộ Công an công bố đã khẳng định sự nguy hại. Theo đó, kết quả phân tích cho thấy
thành phần chủ yếu trong các ống thuốc tăng trưởng trên là chất 6-BA (6Benzylaminopurine) và một lượng nhỏ chất pCPA được pha chế trong môi trường
kiềm. [7]
Hai loại chất này là các chất kích thích tăng trưởng thực vật, thuộc họ
Cytokinins và họ Auxins có tác dụng kích, thúc sự nảy mầm và sinh trưởng của cây
trồng được dùng nhiều trong giá đỗ và cây su su…để kìm hãm sự phát triển của rễ,
thúc đẩy hình thành mầm hoa và nở hoa, quá trình tạo quả và sinh trưởng của quả. [7]
Các chất trên không nằm trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng
trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và cũng không có trong danh mục các loại
25


×