Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

THIẾT CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG: THỰC TRẠNG VIỆT NAM, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐINH HƯỚNG HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.95 KB, 129 trang )

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
THIẾT CHẾ BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG: THỰC TRẠNG VIỆT NAM,
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐINH HƢỚNG HOÀN THIỆN

Phục vụ công tác xây dựng Luật BVNTD Việt Nam
do Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương thực hiện

Nghiên cứu được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của
Tổ chức CUTS International tại Việt Nam

1


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................6
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................7
1. Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu ..............................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................8
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................................8
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD ..................................................10
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BVNTD .............................10
II. VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT BVNTD .......................................................................................12
III. CÁC HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CHỦ YẾU ..............................................................13

1. Hệ thống cơ quan hình chóp ............................................................................................13
2. Hệ thống cơ quan hạt nhân ..............................................................................................14
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ


BVNTD CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ..............................................................16
I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BVNTD .......................................................................16

1. Các quốc gia có cơ quan nhà nước về BVNTD thuộc Bộ ...............................................16
1.1. Trung Quốc .........................................................................................................16
1.1.1. Ủy Ban quản lý công nghiệp và thương mại Trung Quốc ...................16
1.1.2. Đánh giá chung....................................................................................16
1.2. Pháp ....................................................................................................................18
1.2.1. Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF) ....19
1.2.2. Viện tiêu dùng quốc gia Pháp (INC) ...................................................21
1.2.3. Đánh giá chung....................................................................................24
1.3. Hàn Quốc ............................................................................................................24
1.3.1. Cơ quan BVNTD Hàn Quốc – KCA.....................................................25
1.3.2. Đánh giá chung....................................................................................29
1.4. Singapore ............................................................................................................30
1.4.1. Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPS) ................................................30
1.4.2. Đánh giá chung....................................................................................31
1.5. Canada ................................................................................................................31
1.5.1. Văn phòng BVNTD ..............................................................................32
2


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

1.5.2. Uỷ ban giải quyết các vấn đề về NTD (CMC) .....................................34
2. Các quốc gia có Cơ quan nhà nước về BVNTD thuộc Chính phủ ..................................35
2.1. Đài Loan .............................................................................................................35
2.1.1. Ủy ban BVNTD ....................................................................................36
2.1.1. Ủy ban BVNTD ....................................................................................37
2.1.2. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................40

2.1.3. Đánh giá chung....................................................................................41
2.2. Nhật Bản .............................................................................................................41
2.2.1. Hội đồng chính sách tiêu dùng ............................................................42
2.2.2. Trung tâm tiêu dùng quốc gia của Nhật Bản (NCAC).........................43
2.2.3. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................44
2.2.3. Đánh giá chung....................................................................................44
2.3. Thái Lan ..............................................................................................................48
2.3.1. Ủy Ban BVNTD....................................................................................48
2.3.2. Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp ..................................................50
2.3.3. Đánh giá chung....................................................................................51
2.4. Ấn Độ..................................................................................................................51
2.4.1. Bộ các Vấn đề về NTD, Phân phối Thực phẩm và Hàng hoá Công
cộng Ấn Độ ....................................................................................................51
2.4.2. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng .............................53
2.4.3. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................55
2.4.4. Đánh giá chung....................................................................................56
2.5. Malaysia ..............................................................................................................58
2.5.1. Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia ...................................................58
2.5.2. Hội đồng tư vấn NTD quốc gia............................................................58
2.5.3. Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD ..................................................59
2.5.4. Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia .....................................................60
2.5.5. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................61
2.5.6. Đánh giá chung....................................................................................61
3. Các quốc gia có Cơ quan nhà nước về BVNTD thuộc Quốc Hội ...................................61
3.1. Hoa Kỳ ................................................................................................................61
3.1.1. Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (USFTC) ...............................62
3.1.2. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................63
3.1.3. Đánh giá chung....................................................................................64
3



Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

3.2. Úc ........................................................................................................................65
3.2.1. Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC) .....................................65
II. TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ BVNTD ................................................................................................68

1. Malaysia ...........................................................................................................................68
2. Ấn Độ...............................................................................................................................69
3. Trung Quốc ......................................................................................................................69
4. Pháp .................................................................................................................................71
5. Hàn Quốc .........................................................................................................................72
6. Singapore .........................................................................................................................74
7. Canada .............................................................................................................................77
8. Đài Loan ..........................................................................................................................78
9. Thái Lan ...........................................................................................................................80
10. Úc ...................................................................................................................................80
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỂ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ BVNTD ....................................81

1. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD ..............................................................81
2. Đối với các tổ chức xã hội về BVNTD ...........................................................................84
PHẦN 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD TẠI VIỆT NAM .............86
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BVNTD CỦA VIỆT NAM .....................................................86

1. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp ............................................................86
2. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật gián tiếp ............................................................86
II. CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC BVNTD TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................................................................................88

1. Những tác động tích cực ..................................................................................................88

2. Những tác động tiêu cực và các yêu cầu đặt ra ...............................................................92
III. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD VIỆT NAM ......................................98

1. Cơ quan quản lý nhà nước ...............................................................................................98
2. Các cơ quan điều tiết ngành ...........................................................................................101
2.1. Cơ quan quản lý thị trường ...............................................................................101
2.2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ........................................................................102
2.3. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng ..............................................104
2.4. Cục Quản lý Dược ............................................................................................106
3. Toà án ............................................................................................................................107
4. Các tổ chức xã hội BVNTD...........................................................................................108
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ BẤT CẬP CỦA HỆ THỐNG THIẾT CHẾ
BVNTD CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................108

4


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

1. Những kết quả đạt được .................................................................................................108
1.1. Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước .................................................108
1.2. Đối với Tòa án ..................................................................................................110
1.3. Đối với tổ chức xã hội về BVNTD ...................................................................110
2. Những tồn tại và bất cập ................................................................................................110
2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................................................110
2.2. Đối với Tòa án ..................................................................................................112
2.3. Đối với các tổ chức xã hội về BVNTD ............................................................114
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƢỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CỦA
VIỆT NAM .............................................................................................................................117
I. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC HỆ THỐNG CƠ QUAN BVNTD TẠI VIỆT NAM ............................117


1. Tại Trung ương ..............................................................................................................118
1.1. Thành lập Ủy ban quốc gia (UBQG) về BVNTD trực thuộc Chính phủ .........118
1.2. Bộ Công Thương là cơ quan đóng vai trò thường trực của UBQG. .................118
1.3. Thành lập các bộ phận BVNTD trong một số cơ quan liên quan tại trung ương
.................................................................................................................................119
2. Tại địa phương ...............................................................................................................119
2.1. Thành lập Ủy ban BVNTD cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. ..........119
2.2. Sở Công Thương là cơ quan đóng vai trò thường trực của Ủy ban BVNTD cấp
tỉnh ...........................................................................................................................120
2.3. Thành lập một bộ phân chuyên trách về BVNTD tại các Sở, ngành tại địa
phương .....................................................................................................................120
2.4. Thành lập trung tâm hòa giải người tiêu dùng thuộc Ủy ban BVNTD cấp tỉnh
.................................................................................................................................121
II. ĐỀ XUẤT VỀ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ BVNTD TẠI VIỆT NAM .............121

1. Trao thêm thẩm quyền cho các tổ chức xã hội về BVNTD ...........................................121
2. Nhà nước cần có phương án hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức BVNTD đồng thời tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ chức này ...........................122
3. Đẩy mạnh việc mở rộng, phát triển các tổ chức BVNTD đồng thời kêu gọi sự ủng hộ
của xã hội đối với hoạt động của các tổ chức này ...................................................................123
PHỤ LỤC 1: TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BVNTD ..............................................................125
1. Hệ thống thực thi và BVNTD quốc tế (ICPEN) ............................................................125
2. Tổ chức quốc tế tiêu dùng (CONSUMERS INTERNATIONAL – CI) ........................127

5


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACCC

Uỷ ban cạnh tranh và BVNTD Úc

BVNTD

BVNTD

CAC

Hội BVNTD Canada

CASE

Hiệp Hội người tiêu dùng Singapore

CCA

Hội BVNTD Trung Quốc

CCP

Uỷ Ban chính sách cạnh tranh của OECD

CI

Tổ chức quốc tế tiêu dùng (CONSUMERS INTERNATIONAL)

CMC


Uỷ ban giải quyết các vấn đề về NTD

CPS

Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng Singapore

CPC

Ủy ban BVNTD Đài Loan

CPB

Ủy ban BVNTD Thái Lan

DCA

Vụ các Vấn đề về NTD Ấn Độ

DGCCRF

Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận Pháp

FOMCA

Hội BVNTD liên bang Malaysia

FTC

Uỷ Ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ


ICPEN

Hệ thống thực thi và BVNTD quốc tế

INC

Viện tiêu dùng quốc gia Pháp

KCA

Cơ quan BVNTD Hàn Quốc

NCAC

Trung tâm tiêu dùng quốc gia của Nhật Bản

NCCC

Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia Malaysia

NTD

Người tiêu dùng

OCPB

Văn phòng Ủy ban BVNTD Thái Lan

OECD


Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

TPA

Luật Hành vi thương mại Úc

WTO

Tổ chức thương mại thế giới
6


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu
Xây dựng pháp luật là một công tác yêu cầu tính khoa học cao và bám sát thực
trạng xã hội. Để làm tốt điều này, hoạt động xây dựng pháp luật cần phải triển khai các
công tác khảo sát và nghiên cứu các nhóm vấn đề diễn ra trên thực tiễn để có thể tổng
hợp nên các kiến nghị, đề xuất định hướng cho nội dung của đạo luật. Hoạt động xây
dựng Luật BVNTD mà Cục Quản lý cạnh tranh đang thực hiện cũng không nằm ngoài
nguyên tắc xây dựng luật nói trên. Trong các nội dung chính của Dự thảo Luật
BVNTD, “Thiết chế BVNTD” là một nội dung hết sức quan trọng, đảm bảo tính khả
thi của toàn bộ nội dung khác của Luật khi được triển khai trên thực tiễn.
Hệ thống cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi NTD được cấu thành bởi hai nhóm
cơ quan chính là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và hệ thống các cơ quan tư
pháp. Xuất phát từ bản chất của quan hệ giữa NTD và tổ chức cá nhân sản xuất kinh
doanh (doanh nghiệp) là quan hệ tư, do đó nó sẽ được điều chỉnh chủ yếu bởi hệ thống
pháp luật tư. Tuy nhiên, quá trình hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất đến với NTD là một

quá trình phức tạp, ngay cả khi NTD đã sử dụng hàng hóa dịch vụ thì các hành vi của
doanh nghiệp vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật công, mục tiêu của sự
can thiệp này từ phía nhà nước là để đảm bảo trật tự công. Tương ứng với hai hệ thống
pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa NTD và doanh nghiệp cũng như các quan hệ pháp
sinh từ quan hệ này là hai hệ thống cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, hành vi vi phạm của doanh nghiệp đối với
NTD ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật tư thì vẫn có khả
năng xâm phạm lợi ích công cộng. Do vậy, hệ thống pháp luật vẫn có các quy phạm
luật công để điều chỉnh các hành vi này và tương ứng là hệ thống cơ quan thực thi và
bảo vệ pháp luật công. Trong hệ thống này có hai loại cơ quan là cơ quan quản lý hành
chính nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan quản lý
ngành và chính quyền địa phương) và hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Các
cơ quan này sẽ áp dụng các chế tài tương ứng là hành chính và hình sự đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về BVNTD.
Từ việc nhận diện các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực
BVNTD nói trên, để xây dựng Luật BVNTD, chúng tôi cho rằng cần thiết phải có hoạt
động đánh giá vai trò và tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan này. Trên thực
tế, trong quá trình thực thi, hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam thể hiện những bất
cập trong tổ chức cũng như cơ chế vận hành. Do đó, hiệu quả BVNTD trên thực tiễn là
không cao. Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích đánh giá
7


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

mô hình cơ quan BVNTD của một số nước trên thế giới, đồng thời đánh giá thực trạng
hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD tại Việt Nam để kiến nghị đưa ra mô
hình phù hợp cho hệ thống cơ quan này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để hoàn thiện hóa hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu

tập trung phân tích hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam và hệ thống cơ quan
BVNTD của một số nước trên thế giới mà tại đó công tác BVNTD được đánh giá là đạt
hiệu quả cao. Thông qua hoạt động phân tích nói trên, nhóm nghiên cứu muốn hướng
tới các mục tiêu chính sau đây:
a. Đánh giá hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam
b. Phân tích hệ thống cơ quan BVNTD tại các nước.
c. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của mô hình và tác động của các yếu tố này
tới hiệu quả của công tác BVNTD.
d. Từ kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực trạng pháp luật Việt Nam đưa
ra kiến nghị cho hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật BVNTD liên quan đến tổ
chức BVNTD và thực tế hoạt động của các tổ chức này tại những nước nghiên cứu.
b. Phạm vi các nội dung nghiên cứu
Phạm vi các nội dung mà nhóm nghiên cứu là hệ thống cơ quan quản lý hành
chính nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Do
hệ thống cơ quan tố tụng rất phức tạp và hệ thống pháp luật các nước trong lĩnh vực
này có những đặc thù riêng nên nghiên cứu này không tập trung vào các cơ quan thuộc
hệ thống tư pháp.
c. Phạm vi các nước nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá sơ bộ pháp luật BVNTD một số nước trên
thế giới và chọn các nước điển hình theo các tiêu chí sau:
- Mức độ phát triển của nền kinh tế,
- Mức độ phát triển và đặc trưng của hệ thống pháp luật,
- Khu vực địa lý
Từ các tiêu chí đó, nhóm đã chọn nghiên cứu thiết chế BVNTD của các nước
sau: Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc,
Australia, Singapore, Canada, Nhật Bản.
8



Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, nhóm đã áp dụng kết hợp phương
pháp truyền thống là phân tích so sánh. Bên cạnh đó, nhóm còn tiến hành áp dụng
phương pháp khảo sát thực địa, trao đổi với các chuyên gia.
a. Phương pháp phân tích so sánh
Nhóm nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật BVNTD các nước
nhằm tìm hiểu cấu trúc hệ thống các cơ quan BVNTD nước đó nói chung và vai trò của
từng cơ quan trong hệ thống đó nói riêng. Đồng thời, nhóm cũng nghiên cứu sự tác
động của các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội của nước được phân tích lên hiệu
quả của hệ thống cơ quan BVNTD.
Song song với phương pháp phân tích, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp
chia các nước được phân tích thành các nhóm khác nhau theo những tiêu chí xác định.
Sau đó nhóm tiến hành so sánh hệ thống cơ quan BVNTD của các nước trong cùng
nhóm cũng như các nhóm với nhau để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt. Với những
kết quả thu được, nhóm đánh giá và tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của các
nước đó.
b. Phương pháp khảo sát thực địa và trao đổi với chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm kết hợp các hoạt động nghiên cứu tại chỗ và
cử chuyên gia tham gia các đoàn khảo sát trong và ngoài nước để bổ sung thêm kiến
thức thực tiễn, kiểm nghiệm lại các nghiên cứu lý thuyết đã tiến hành trước đó. Ngoài
ra, các buổi làm việc với chuyên gia của các nước thuộc phạm vi nghiên cứu cũng bổ
sung nhiều thông tin quan trọng giúp nhóm hoàn thiện nghiên cứu của mình.

9



Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BVNTD
Có thể định nghĩa khái quát, pháp luật BVNTD là tổng thể các quy phạm pháp
luật có mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD khi mua hoặc sử dụng hàng hoá,
dịch vụ. Theo quan niệm này, pháp luật BVNTD gồm quy phạm thuộc nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, miễn có chung mục đích bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của NTD.
Tuy nhiên, khi xác định các ngành, lĩnh vực pháp luật được coi là thuộc phạm
trù “pháp luật BVNTD”, có nhiều ý kiến khác nhau.
Có quan niệm cho rằng, các quy phạm thuộc lĩnh vực pháp luật cạnh tranh,
chống cạnh tranh không lành mạnh cũng được xếp vào pháp luật BVNTD. Sở dĩ như
vậy vì các lý thuyết kinh tế học đã chứng minh rằng, môi trường cạnh tranh tự do, lành
mạnh và công bằng là điều kiện tốt nhất để quyền lợi giữa nhà sản xuất, cung ứng hàng
hoá, dịch vụ và NTD được đảm bảo sự hài hoà1. Đó cũng là môi trường mà quyền lợi
của NTD được đảm bảo một cách tốt nhất. Pháp luật cạnh tranh (chống các thoả thuận
hạn chế cạnh tranh, chống các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, chống các thoả thuận
tập trung kinh tế bất hợp pháp) và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh (chống
các loại hành vi như dèm pha, nói xấu đối thủ cạnh tranh, chiếm đoạt bí mật thương
mại v.v.) có chung mục tiêu đảm bảo môi trường cạnh tranh tự do, lành mạnh và công
bằng, cũng có tác dụng quan trọng trong việc BVNTD. Ngày nay, khi nói tới vai trò,
chức năng của pháp luật về cạnh tranh, người ta thường nhấn mạnh tới vai trò, tác dụng
BVNTD của pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lịch sử, các đạo luật về BVNTD thường được ban
hành sau các quy phạm pháp luật về cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh.
Thêm vào đó, bảo vệ quyền lợi của NTD chỉ là một trong những hệ quả của điều chỉnh
pháp luật về cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về cạnh tranh
và chống cạnh tranh không lành mạnh trước hết có mục tiêu đảm bảo môi trường cạnh

tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội
cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, pháp luật cạnh tranh và
chống cạnh tranh không lành mạnh nên coi là một lĩnh vực độc lập tương đối so với
lĩnh vực pháp luật BVNTD.

1

Paul A Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, (bản dịch của Vũ Cương, Đinh Xuân Hà, Nguyễn Xuân
Nguyên, Trần Đình Toàn) tập 1, NXB Thống kê 2002, tr. 297.

10


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

Việc xếp các quy phạm pháp luật về quảng cáo có phải là một bộ phận trong hệ
thống các quy phạm pháp luật về BVNTD hay không cũng là vấn đề gây tranh cãi. Có
thể thấy rằng, trong các quy phạm pháp luật về quảng cáo, có nhiều quy phạm có mục
đích bảo vệ quyền lợi của NTD. Chẳng hạn, đó là các quy định về việc nghiêm cấm các
hành vi quảng cáo gian dối, quảng cáo thiếu trung thực. Pháp luật quảng cáo của một
số quốc gia còn có quy định nghiêm cấm việc quảng cáo một số loại hàng hoá, dịch vụ
mà xã hội không khuyến khích sử dụng (chẳng hạn, nghiêm cấm việc quảng cáo các
loại thuốc bán theo đơn, nghiêm cấm việc quảng cáo thuốc lá, quảng cáo rượu v.v.)
hoặc cấm quảng cáo hướng tới đối tượng là trẻ em dưới một độ tuổi nhất định2. Tuy
nhiên, một điểm cũng cần lưu ý là, pháp luật quảng cáo còn đóng vai trò điều chỉnh các
mối quan hệ trong ngành công nghiệp quảng cáo (quan hệ giữa thương nhân thuê các
công ty quảng cáo tiến hành hoạt động quảng cáo, quan hệ giữa các công ty quảng cáo
với các cơ quan truyền thông đại chúng v.v.), đảm bảo cho ngành công nghiệp đó phát
triển lành mạnh, chính vì thế, không phải quy phạm nào thuộc lĩnh vực pháp luật quảng
cáo cũng được coi thuộc các quy phạm pháp luật về BVNTD.

Nhìn lại lịch sử quá trình phát triển của pháp luật BVNTD ở các nước phát triển,
có thể thấy rằng, các đạo luật về BVNTD được ban hành đầu tiên chủ yếu vào thập
niên 1950-1970. Đây là thời kỳ mà phong trào BVNTD trở thành một trong những chủ
điểm kinh tế, chính trị quan trọng3. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, trong thập niên 1960-1970 hàng
loạt đạo luật về BVNTD sau đây được ban hành: Luật Liên bang về các chất nguy hại
năm 1960 (the Federal Hazardous Substances Act of 1960), Luật về đóng gói và ghi
nhãn công bằng năm 1966 (The Fair Packaging and Labeling Act of 1966), Luật về
tính trung thực trong hoạt động cho vay năm 1968 (The Truth in Lending Act of 1968),
Luật về tiết lộ thông tin đầy đủ trong các giao dịch bất động sản liên bang năm 1968
(The Interstate Land Sales Full Disclosure Act of 1968), Luật đảm bảo an toàn đồ chơi
cho trẻ em năm 1969 (The Child Protection and Toy Safety Act of 1969), Luật về báo
cáo tín dụng công bằng năm 1970 (The Fair Credit Reporting Act of 1970), Luật về san
toàn sản phẩm tiêu dùng năm 1972 (The Consumer Product Safety Act of 1972), Luật
về cơ hội tín dụng bình đẳng năm 1974 (The Equal Credit Opportunity Act of 1974),
Luật bảo hành Magnuson Moss năm 1975 (Magnuson Moss Warranty Act of 1975),
Luật về hành vi đòi nợ công bằng năm 1977 (The Fair Debt Collection Practices Act of
1977) v.v.
Cũng trong giai đoạn đó, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về BVNTD (năm
1968) còn Úc ban hành Luật về các hành vi thương mại năm 1974 (the Trade Practices
Act of 1974) với nhiều quy định về BVNTD. Tại Anh Quốc, hàng loạt đạo luật về
BVNTD sau đây được ban hành: Luật thuê mua năm 1964 (Hire-purchase Act of
2

The entry “advertising regulation” (accessed on 12 October
2007).
3
David A. Rice, Consumer Protection, (Little, Brown and Company, Boston 1975), p. 2; Also see: Robert Lowe
and Geoffrey Woodroffe, Consumer Law and Practice (2nd ed.) (London Sweet and Maxwell, 1985), p. 1-2.

11



Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

1964), Luật về thông tin sai lạc trong thương mại năm 1967 (Misrepresentation Act of
1967), Luật về các mô tả thương mại năm 1968 (Trade Descriptions Acts of 1968),
Luật về cung ứng hàng hoá, dịch vụ ngoài ý muốn của NTD năm 1971 (Unsolicited
Goods and Services Act of 1971), Luật thương mại công bằng năm 1973 (Fair Trading
Act of 1973), Luật về các điều khoản mặc nhiên trong hợp đồng cung ứng hàng hoá
năm 1973 (Supply of Goods (Implied Terms) Act of 1973), Luật về tín dụng tiêu dùng
năm 1974 (Consumer Credit Act of 1974), Luật về các điều khoản hợp đồng không
công bằng năm 1977 (Unfair Contract Terms Act of 1977), Luật về an toàn tiêu dùng
năm 1978 (Consumer Safety Act of 1978). Các chương trình về BVNTD của Liên
minh Châu Âu cũng được khởi động từ thập niên 19704. Từ đó đến nay, Liên minh
Châu Âu cũng ban hành nhiều văn bản quan trọng về BVNTD trong đó có Chỉ thị
85/374/EEC về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm khuyết tật; Chỉ thị
số 85/577/EEC về BVNTD trong các giao dịch bán hàng ở ngoài địa điểm kinh doanh
thường xuyên (chẳng hạn bán hàng tại nhà của NTD); Chỉ thị số 90/314/EEC về dịch
vụ du lịch trọn gói; Chỉ thị số 93/13/EEC về các điều khoản không công bằng trong các
hợp đồng tiêu dùng; Chỉ thị số 94/47/EC về bảo vệ bên mua quyền sử dụng bất động
sản theo thời vụ; Chỉ thị số 97/7/EC về BVNTD trong các hợp đồng bán hàng từ xa5;
Chỉ thị số 1999/44/EC về việc bán hàng hoá tiêu dùng; Chỉ thị số 2002/65/EC về tiếp
thị dịch vụ tài chính từ xa; Chỉ thị số 2005/29/EC về hành vi thương mại giữa doanh
nghiệp và NTD không công bằng.
II. VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT BVNTD
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế tri thức, sự tác động ngày càng sâu của
cuộc cách mạng công nghệ (cách mạng công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ
vật liệu mới, công nghệ sinh học v.v.), toàn cầu hoá và sự phát triển thương mại điện tử
đang càng làm cho quá trình chuyên môn hoá có những bước nhảy vọt hơn nữa về chất,
khoảng cách giữa nhà sản xuất và NTD ngày lại càng xa nhau, sự chênh lệch giữa hiểu

biết của nhà sản xuất về sản phẩm với tri thức mà NTD biết về sản phẩm ngày càng
lớn, quy mô kinh tế giữa thương nhân với NTD càng có sự chênh lệch. Điều đó càng
làm cho nhà sản xuất với NTD có độ chênh lệch lớn về vị thế thực tế. Trong bối cảnh
ấy, nếu NTD không có các công cụ hỗ trợ, việc NTD bị nhà sản xuất, phân phối lạm
dụng là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Nếu chỉ trông chờ vào khả năng tự bảo vệ của
mình, NTD sẽ khó có thể phòng ngừa và khắc phục được những rủi ro trong quá trình
tham gia giao dịch với nhà sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ cũng như trong quá
trình sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó. Điều này đã được thực tiễn của không chỉ ở các
quốc gia công nghiệp phát triển mà còn ở chính Việt Nam chứng minh.
4

Martijn W. Hesselink, “European contract law: a matter of consumer protection, citizenship, or justice?”
(Centre for the study of European contract law working paper series No. 2006/04, p.3).
5
Kenneth W. Clarkson, Roger LeRoy Miller, Gaylord A. Jentz, and Frank B. Cross, West’s Business Law: Text,
cases, legal, ethical, regulatory, and international environment, 7th edition, (West Eductional Publishing, 1998),
p. 808.

12


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

Đó chính là lý do vì sao, sự hiện diện của nhà nước, sự can thiệp của nhà nước
bằng pháp luật là cần thiết để quan hệ giữa nhà sản xuất, phân phối với NTD trở nên
lành mạnh, công bằng hơn. Khi xã hội càng phát triển, lĩnh vực pháp luật BVNTD sẽ
càng cần thiết và càng cần được quan tâm.
III. CÁC HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CHỦ YẾU
1. Hệ thống cơ quan hình chóp
Đây là mô hình được các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Úc

áp dụng. Theo mô hình này, hệ thống các cơ quan BVNTD được tổ chức thành hệ
thống với một cơ quan dạng Ủy ban hoặc Hội đồng trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc
hội (như USFTC của Hoa Kỳ và ACCC của Úc).
Đối với các nước như Hoa Kỳ hoặc Úc, cơ quan BVNTD là cơ quan có quyền
lực lớn trong hoạt động BVNTD. Là các cơ quan trực thuộc quốc hội, vị trí của các cơ
quan này tương đối độc lập và có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan chuyên ngành khác
thuộc chính phủ phối hợp và giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của NTD. Tại các quốc
gia này, pháp luật BVNTD tiếp cận theo cách sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo
vệ lợi ích của NTD nên vai trò của các cơ quan này là vừa trực tiếp bảo vệ quyền lợi
NTD, vừa đem lại lợi ích cho NTD thông qua việc bảo đảm môi trường cạnh tranh lành
mạnh. Tại hai cơ quan này, BVNTD không phải là chức năng duy nhất nhưng là một
trong các chức năng chính. Tuy nhiên xét về lĩnh vực BVNTD thì cơ quan này vẫn là
cơ quan có thẩm quyền cao nhất.
Đối với các nước như Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, cơ quan này là một Ủy
ban hoặc Hội đồng (mô hình của Nhật) thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Ủy
ban). Về cấp hành chính thì hội đồng này là cơ quan thuộc chính phủ và do đó ngang
với các Bộ ngành khác, tuy nhiên đứng đầu Ủy ban là Thủ tướng hoặc phó thủ tướng
và các thành viên Ủy ban là người đứng đầu các Bộ ngành khác cho nên trong lĩnh vực
BVNTD, có thể nói Ủy ban này là cơ quan có quyền lực lớn nhất. Cơ quan này có
thẩm quyền ban hành các chính sách và lập kế hoạch BVNTD sau đó phân bổ các kế
hoạch cho các ngành và chính quyền địa phương thực hiện. Trong quá trình thực thi
các chính sách và kế hoạch BVNTD đó, Ủy ban có chức năng giám sát, yêu cầu thực
hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
Nhìn chung, theo mô hình hình chóp này, cơ quan BVNTD là một cơ quan
chuyên môn độc lập, có vị trí cao trong tổ chức bộ máy nhà nước và có tiếng nói đối
với các cơ quan khác trong hoạt động BVNTD. Cơ quan này thường không trực tiếp
giải quyết các khiếu nại NTD và trên thực tế thì với nguồn lực và mô hình như vậy,
việc giải quyết trực tiếp các vụ việc xâm phạm quyền lợi NTD cụ thể là không khả thi.
Do vậy, chức năng này thường được giao cho các bộ ngành và đặc biệt là phân cấp
mạnh cho chính quyền địa phương và Ủy ban đóng vai trò là cơ quan giám sát việc

13


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

thực hiện. Có thể mô hình hóa cơ cấu tổ chức thiết chế BVNTD theo hình chóp theo sơ
đồ sau:
Ủy ban
Các bộ ngành
chuyên môn
Chính quyền địa
phương
Tổ chức xã hội

* Ưu điểm:
+ Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực BVNTD có quyền lực lớn, có
quyền yêu cầu và giám sát việc thực hiện của các cơ quan khác
+ Tính chuyên môn hóa của các cơ quan cao
+ Thuận lợi cho việc thống nhất kế hoạch BVNTD cho các ngành và địa phương
+ Thuận lợi cho việc đánh giá và báo cáo hoạt động BVNTD
* Nhược điểm:
+ Tổ chức trong Chính phủ thêm cồng kềnh do phát sinh thêm một cơ quan.
2. Hệ thống cơ quan hạt nhân
Đây là mô hình mà các nước như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Hàn
Quốc, Singapore, Canada áp dụng. Theo mô hình này, cơ quan có chuyên môn BVNTD
là một cơ quan thuộc Bộ. Tại các nước này, thông thường cơ quan BVNTD được thành
lập dưới dạng Cục hoặc Vụ thuộc các bộ có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế,
thương mại và công nghiệp.
Trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan này có chức năng điều tra và
xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi NTD. Các bộ ngành khác có nhiệm vụ phối hợp

chặt chẽ với cơ quan BVNTD để xử lý các hành vi vi phạm và giám sát chất lượng
hàng hóa dịch vụ trên thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho NTD.
Về mặt tổ chức, do là cơ quan thuộc Bộ nên cơ quan BVNTD theo mô hình này
không có thẩm quyền giám sát cũng như áp đặt nhiệm vụ cho các cơ quan khác trong
hệ thống thiết chế BVNTD. Tuy nhiên với những công cụ đắc lực như các trung tâm
nghiên cứu, giám định cùng với các thẩm quyền điều tra và xử lý, các cơ quan này có
vị trí hạt nhân trong công tác BVNTD và các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp

14


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

hành động để cùng đạt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho NTD. Có thể mô hình hóa hệ
thống cơ quan BVNTD này như sau:
: Cơ quan quản lý
nhà nước về BVNTD
: Các Bộ ngành
chuyên môn,
Chính quyền địa
phương và Tổ
chức xã hội

* Ưu điểm:
+ Tận dụng được hệ thống cơ quan hiện hành, chỉ cần phân định thẩm quyền rõ
ràng của các Bộ ngành.
+ Có cơ chế chịu trách nhiệm và phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý
chuyên ngành và cơ quan BVNTD
+ Tính chuyên môn hóa của các cơ quan cao, cơ quan BVNTD có chức năng
điều tra xử lý hành vi vi phạm quyền lợi NTD.

* Nhược điểm:
+ Không có tính hệ thống, khó cho việc thống nhất kế hoạch BVNTD
+ Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BVNTD không đủ quyền lực
để có thể giám sát hoạt động của các cơ quan khác.

15


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG
THIẾT CHẾ BVNTD CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Như đã phân tích ở trên, hệ thống thiết chế BVNTD thường chia làm hai bộ
phận chính:
- Nhóm các cơ quan quản lý nhà nước: bao gồm các cơ quan chuyên trách về
BVNTD và các bộ phận BVNTD trong các cơ quan điều tiết ngành.
- Nhóm các tổ chức xã hội phi chính phủ: thường là các Hội/Hiệp hội BVNTD
tại trung ương và các địa phương.
I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BVNTD
1. Các quốc gia có cơ quan nhà nƣớc về BVNTD thuộc Bộ
1.1. Trung Quốc
1.1.1. Ủy Ban quản lý công nghiệp và thương mại Trung Quốc
Ngày 31/10/1993, Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã thông qua
Luật bảo vệ quyền và lợi ích của NTD. Theo Điều 28 của Luật này, Ủy ban quản lý
Công nghiệp và Thương mại (State Administration for Industry and Commerce SAIC) trực thuộc Bộ Công nghiệp và thương mại là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi
công tác BVNTD. Tất cả các cơ quan trung ương và địa phương khác có trách nhiệm
cùng tham gia hoạt động BVNTD.
Cục BVNTD thuộc Ủy ban quản lý công nghiệp và thương mại có chức năng
soạn thảo và thực thi pháp luật BVNTD và các quy định khác có liên quan. Cục cũng
tiến hành điều tra và xử phạt những vụ việc vi phạm quyền và nghĩa vụ NTD một cách

nghiêm trọng, giám sát chất lượng của hàng hoá lưu hành trên thị trường, điều tra và xử
phạt hàng giả hoặc hàng không đủ chất lượng và các hành vi vi phạm khác.
Đứng đầu Ủy ban quản lý Công nghiệp và Thương mại là Bộ trưởng - Chủ
nhiệm Uỷ ban, dưới Bộ trưởng là các Thứ trưởng và Tổng thanh tra. Bộ trưởng - Chủ
nhiệm SAIC được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm.
1.1.2. Đánh giá chung
- Hiệu quả của cơ quan quản lý NN về BVNTD:

16


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

Tính đến thời điểm cuối năm 2001, CCA và các tổ chức BVNTD địa phương đã
tiếp nhận 6.126.791 đơn khiếu nại của NTD, trong số đó 96% vụ việc đã được xử lý và
thu lại cho NTD khoảng 36,76 tỷ NDT.
Trong năm 1999 (6 năm sau khi Luật có hiệu lực), Trung Quốc đã xử lý được
168.500 vụ việc liên quan đến sản xuất hàng nhái, giả hoặc hàng kém chất lượng trong
nỗ lực nhằm BVNTD. Theo Uỷ ban quản lý Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc,
số lượng hàng nhái bị tịch thu có giá trị lên đến 3 tỷ NDT (390 triệu USD). Đa số các
sản phẩm bị làm giả, làm nhái là thực phẩm, nước giải khát, xì gà và đồ uống chứa cồn.
Bên cạnh đó, Uỷ ban còn xử lý 67.000 vụ việc xâm phạm quyền lợi của NTD và thu
được 76 triệu NDT từ các nhà sản xuất vi phạm.
Như vậy tuy khuôn khổ pháp luật còn chưa thực sự đầy đủ, với một diện tích
rộng trên cả nước và dân số trên một tỷ người nên rất khó quản lý, Trung Quốc đã
thành công phần nào trong việc BVNTD. Với số lượng vụ việc đã xử lý và số tiền thu
hồi lại cho NTD chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của doanh
nghiệp và chính NTD về quyền lợi của mình.
- Thẩm quyền của các cơ quan BVNTD:
Trên thực tế, thẩm quyền của SAIC trong hoạt động BVNTD không lớn và chưa

tương xứng với vai trò của một cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới (trên 1 tỷ người) và được coi là một trong
những nơi diễn ra nhiều hành vi ảnh hưởng đến quyền lợi NTD nhất. Đây một mặt là
hậu quả của việc chậm trễ trong việc xây dựng cơ quan BVNTD (Đến năm 1993 Cục
BVNTD mới được thành lập). Mặt khác nó phản ánh tư tưởng “nhị nguyên luận”
(chính sách nước đôi) của Trung Quốc trong việc BVNTD.
Cần phải thấy rằng ở các nước đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thu
hút đầu tư và kích thích sản xuất là những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Nhất là đối
với Trung Quốc, nơi được coi là một “đại xí nghiệp” của thế giới thì những ưu tiên này
càng được thể hiện rõ. Để đạt được những mục tiêu trên đôi khi Chính phủ cần phải
tạm hy sinh những mục tiêu khác như bảo vệ môi trường, phát triển bình đẳng hay lợi
ích của NTD. Nếu Chính phủ áp dụng các quy định khắt khe trong việc BVNTD mà
nhiều công ty không đáp ứng được sẽ dẫn đến sụt giảm đầu tư và sản xuất, ảnh hưởng
đến rất nhiều người lao động.
Bên cạnh đó, việc trao thẩm quyền cho cơ quan BVNTD cũng phụ thuộc vào
khả năng của cơ quan BVNTD đó trong việc thực thi được những thẩm quyền của
mình. Với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, việc phân quyền cho các địa
phương là hợp lý vì chính quyền Trung ương không thể huy động đủ nguồn lực để xử

6

Nguồn: www.cca.org.cn

17


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

lý từng vụ việc ở các địa phương mà chi phí đi lại có thể còn gấp nhiều lần giá trị vụ
việc

- Sự ủng hộ về mặt chính trị và xã hội:
Cũng giống như thẩm quyền của cơ quan quản lý, cho đến nay Trung Quốc vẫn
chưa đạt được sự ủng hộ cần thiết về mặt chính trị và xã hội đối với hoạt động NTD.
Thực tế cho thấy phong trào BVNTD ở Trung Quốc, cũng giống như Việt Nam, vẫn
nặng về tính khẩu hiệu mà chưa có nhiều giá trị thực tiễn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ trong
công tác tuyên truyền phổ biến về BVNTD. Do mức sống tăng lên, NTD đã có những
đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO
cũng yêu cầu Trung Quốc phải thực thi nghiêm chỉnh các quy định và cam kết với các
nước mà rất nhiều cam kết này liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi NTD như chống
hàng giả, chống vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Tính sẵn có của các nguồn lực:
Do không có số liệu về nguồn lực của Cục BVNTD thuộc SAIC nên phần phân
tích về các nguồn lực sẽ tập trung phân tích nguồn lực của Hiệp hội BVNTD Trung
Quốc (CCA).
CCA có thành viên là khoảng 3222 hội BVNTD các cấp trên phạm vi 31 tỉnh
thành phố và các khu tự trị. CCA còn thành lập các chi nhánh ở các làng, thị trấn và
quận huyện khu vực nông thôn.
Tổng số các tổ chức trong mạng lưới hoạt động của CCA ở khắp các nơi lên đến
con số 156.000 với 100.000 giám sát viên và tình nguyện viên hoạt động vì quyền lợi
NTD. Là một tổ chức đại diện NTD, Hội BVNTD Trung Quốc đã góp phần quan trọng
trong việc thực thi và sửa đổi rất nhiều Luật, Nghị định và tiêu chuẩn liên quan đến bảo
vệ quyền lợi NTD.
Như vậy có thể thấy về nhân lực, CCA là một trong những hội mạnh và nhiều
thành viên nhất của Trung Quốc. Hội có mạng lưới tại 31/52 tỉnh, thành phố của Trung
Quốc với con số tình nguyện viên và giám sát viên tương đối lớn, có thể hỗ trợ Hội
trong công tác xử lý các vụ việc cụ thể.
1.2. Pháp
Pháp là một trong số ít các quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh về BVNTD do vấn đề này được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ cũng như

cộng đồng xã hội. Ở Pháp có rất nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động BVNTD như
Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF), Viện tiêu dùng quốc
gia (INC) và một số tổ chức xã hội, Hiệp hội NTD cấp Quốc gia và các cấp địa phương
để thực hiện chức năng BVNTD. Hầu như mỗi tổ chức đều có cơ quan ngôn luận riêng
18


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

của mình, do đó họ có thể tạo một sức ép lớn đối với các nhà kinh doanh sản xuất, tạo
ra được sức mạnh bình đẳng giữa người mua và người bán.
1.2.1. Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF)7
a. Chức năng, nhiệm vụ:
Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF) thuộc Bộ Kinh
tế và Tài chính Pháp có 3 chức năng chính như sau:
+ Giám sát các hành vi cạnh tranh trên thị trường; điều tra và xử lý những vụ
việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường, quản lý
các hoạt động mua bán và sáp nhập (chức năng của cơ quan cạnh tranh);
+ Chống hàng giả và các hành vi gian lận thương mại (chức năng của cơ quan
quản lý thị trường);
+ BVNTD (chức năng của cơ quan BVNTD).
Ba chức năng này có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với nhau và bổ sung cho
nhau. Việc thực hiện tốt một chức năng này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của các
chức năng kia. Đó chính là cơ sở để Pháp lựa chọn mô hình cơ quan BVNTD “3 trong
1” này. Liên quan đến chức năng BVNTD, DGCCRF thường xuyên thực hiện những
cuộc điều tra, khảo sát các thông tin về sản phẩm và dịch vụ nhằm bảo vệ sự cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường, tạo lòng tin đối với người dân và tăng cường sự bền vững
của nền kinh tế tiêu dùng.
Ngoài ra, DGCCRF còn là cơ quan quản lý về giá, kiểm soát giá theo định
hướng của Chính phủ nhằm tránh tình trạng giá cả tăng bất hợp lý, bảo vệ nền kinh tế

tiêu dùng tránh khỏi khủng hoảng do sự tăng giá của các doanh nghiệp hay nhà phân
phối.
b. Cơ cấu tổ chức:
DGCCRF có trụ sở chính ở Paris và 23 chi nhánh trên khắp quốc gia. Các đơn
vị trực thuộc DGCCRF gồm có:
+ Cơ quan quản lý cạnh tranh, BVNTD, điều tra chống gian lận quốc gia
(DNCCERF);
+ Mạng lưới phòng thí nghiệm;
+ Trường quốc gia về cạnh tranh, BVNTD và chống gian lận tại Montpellier;
+ Trung tâm thông tin: 3 trung tâm tại 3 thành phố lớn: Paris, Lyon và
Montperlier.
c. Các hoạt động liên quan đến BVNTD:
7

/>
19


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

Trọng hệ thống các cơ quan BVNTD của Pháp, DGCCRF là cơ quan có vai trò
quan trọng nhất. Đây là cơ quan trực tiếp thực thi các quy định về pháp luật BVNTD
cũng như đứng ra xử lý các khiếu nại của NTD. Công tác BVNTD của DGCCRF được
thực thi thông qua những hoạt động sau:
+ Điều tra trong lĩnh vực BVNTD:
Trong công tác BVNTD, điều tra là một trong những thẩm quyền của DGCCRF.
Hàng năm, DGCCRF tiến hành những hoạt động điều tra theo nhiều phạm vi
khác nhau đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và cả những cuộc điều tra đối với
một số sản phẩm cụ thể theo 3 chương trình điều tra sau:
Chương trình điều tra quốc gia;

Chương trình điều tra khu vực;
+ Điều tra vụ việc: Đây là những cuộc điều tra nhỏ được thực hiện khi có khiếu
nại của NTD. Sau khi có kết quả của cuộc điều tra chính thức, DGCCRF sẽ ra quyết
định xử lý khiếu nại của NTD cũng như hình thức chế tài với các nhà sản xuất và phân
phối có trách nhiệm.
+ Phòng ngừa thiệt hại cho NTD:
Sau khi tham khảo những ý kiến tư vấn của các chuyên gia phối hợp với kết quả
nghiên cứu của các cơ quan hữu quan, DGCCRF đưa ra những công bố chính thức cho
NTD với mục đích hỗ trợ NTD trong việc cập nhật thông tin, hiểu biết về sản phẩm
trước khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
DGCCRF luôn chú trọng đến những sản phẩm có khả năng gây hại đối với NTD
như thuốc trừ sâu trong hoa quả, rau xanh, đồ chơi cho trẻ em và đồ gia dụng trong gia
đình… Những sản phẩm này sẽ được kiểm định một cách chặt chẽ và được khuyến cáo
với NTD trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
+ Kiểm soát thông tin được đưa đến NTD:
Những thông tin do doanh nghiệp đưa ra nhằm quảng bá về sản phẩm như lời
chào hàng, quảng cáo, khuyễn mãi… sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm tránh
tình trạng doanh nghiệp thổi phồng, quảng cáo sai sự thật hoặc đưa ra những chỉ dẫn
gây nhầm lẫn cho khách hàng, khiến khách hàng hiểu nhầm về thông tin mà doanh
nghiệp đưa ra.
Hàng năm DGCCRF nhận được khoảng 80.000 đơn khiếu nại của NTD, trong
đó
- Số lượng thư nhận qua đường bưu điện: 23.847 (2007) 25.133 (2008) tăng
5,4%
20


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

- Nhận qua thư điện tử: 11.571 (2007) 12571 (2008) tăng 13,5 %

- Nhận trực tiếp: 4578 (2007) 4415 (2008) giảm 3,5%
- Nhận qua điện thoại: 26.123(2007)
Về lĩnh vực vi phạm, những lĩnh vực sau đây có nhiều vi phạm nhất (trên 80%
khiếu nại của NTD):
- Truyền thông và điện thoại;
- Sản phẩm không phải lương thực thực phẩm;
- Giao thông công cộng
- Lương thực thực phẩm
Về hình thức bán hàng, hình thức bán hàng từ xa thường xẩy ra vi phạm nhiều
nhất (chiếm 40% khiếu nại)
Về loại vi phạm, các loại hình khiếu nại thường gặp:
-

Không thực hiện hoặc thực hiện một phần dịch vụ quản cáo;

-

Khiếu nại về giá;

-

Quảng cáo gian dối;

-

Yêu cầu huỷ hợp đồng mà công ty không đáp ứng;

-

Khiếu nại về giao hàng


Về loại hình công ty vi phạm, các doanh nghiệp sau đây thường vi phạm nhiều
nhất:
- Doanh nghiệp kinh doanh điẹn thoại: 20%
- Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị;
- Doanh nghiệp kinh doanh về thương mại điện tử
Về khu vực vi phạm nhiều nhất: vùng trung tâm nước Pháp (có cả Paris) chiếm
35% khiếu nại.
1.2.2. Viện tiêu dùng quốc gia Pháp (INC)8
Viện tiêu dùng quốc gia là cơ quan sự nghiệp, là trung tâm nghiên cứu, thông tin
về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng9, với chức năng phục vụ cho công tác
8

/>
9

Điều L531-1 Bộ luật tiêu dùng Pháp

21


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

BVNTD của các cơ quan, tổ chức tiêu dùng khác. Ngân sách của Viện được lấy từ
doanh thu xuất bản các ấn phẩm về NTD (Tạp chí 60 triệu NTD) và cũng được hỗ trợ
một phần ngân sách từ Chính phủ. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, INC phát triển
quan hệ đối tác với các hiệp hội NTD, các cơ quan quyền lực, các cơ quan nhà nước và
phi nhà nước. INC cũng tham gia nhiều chương trình chung của Liên minh Châu Âu.
INC được thành lập và hoạt động với ba chức năng chính:
+ Đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho các tổ chức NTD khác;

+ Tiến hành phân tích và báo cáo về kết quả các cuộc nghiên cứu, điều tra, thử
nghiệm;
+ Tiến hành các hoạt động đào tạo và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho
NTD.
Để thực hiện ba chức năng cơ bản nói trên, cơ cấu của Viện bao gồm 3 trung
tâm riêng biệt thực hiện từng chức năng cụ thể như sau:
- Trung tâm thí nghiệm so sánh:
Đối với một số sản phẩm hoặc lĩnh vực liên quan hoặc có ảnh hưởng đến sức
khoẻ và tính mạng NTD như: truyền thông đa phương tiện, điện tử dân dụng, thiết bị
âm thanh và hình ảnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, giao thông, giải trí...
được INC thường xuyên thực hiện các thí nghiệm so sánh giữa các sản phẩm và dịch
vụ với tiêu chuẩn công bố cũng như với quy định của Chính phủ.
Những cuộc thử nghiệm này khẳng định và công nhận các tiêu chuẩn hàng hóa,
dịch vụ mà doanh nghiệp công bố và được lập thành tập hồ sơ chất lượng sản phẩm.
Quá trình thí nghiệm phân tích và so sánh này luôn đảm bảo đưa ra 1 kết quả chính xác
và độc lập với nhà sản xuất cũng như nhà phân phối sản phẩm.
- Trung tâm nghiên cứu đào tạo:
+ INC nghiên cứu về các vấn đề pháp lý và kinh tế theo sự phát triển của hệ
thống pháp luật Pháp.
+ INC phối hợp và liên kết với các tổ chức, cơ quan khác (Ví dụ: các cơ quan
trong nhóm Ủy ban quốc gia về BVNTD) trong việc thực thi nhiệm vụ BVNTD trong
cuộc sống hàng ngày.
+ INC tổ chức các chiến dịch nghiên cứu trong vấn đề tiêu dùng dựa trên các
bảng câu hỏi nhằm mục tiêu nâng cao kiến thức tiêu dùng cho xã hội.
+ INC phối hợp với các cơ tổ chức để thiết kế các giáo trình và chương trình đào
tạo trong lĩnh vực BVNTD ở các cấp độ và phạm vi khác nhau.

22



Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

+ INC hướng dẫn và tổ chức đào tạo cho các Hiệp hội BVNTD các cấp.
- Trung tâm thông tin:
INC phát triển và duy trì một hệ thống dữ liệu về BVNTD. INC là cơ quan
nghiên cứu, chịu trách nhiệm quảng bá thông tin, tuyên truyền tới NTD và cho đến nay
đã thực hiện khá tốt chức năng quảng bá, tuyên truyền thông tin qua những phương
tiện riêng của mình:
+ Tạp chí xuất bản tháng “60 triệu NTD”. Đây là tạp chí được rất nhiều người
đặt mua dài hạn và được NTD coi là một cẩm nang tiêu dùng thường xuyên. Đây cũng
là nguồn thu chính để duy trì các hoạt động của INC;
+ Tạp chí hàng tuần “INC Hebdo”: công bố các tin tức và công trình nghiên cứu
kinh tế và pháp luật và các tài liệu của INC;
+ Chương trình truyền hình “Consomag” (phát sóng 14phút/tuần);
+ Đối thoại với NTD thông qua mạng lưới thông tin của Viện;
INC có sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, luật
pháp, kỹ thuật… Do đó đây được coi là trung tâm tư vấn hiệu quả và được NTD Pháp
rất tin cậy.
Hàng năm, INC giải đáp trên 37000 câu hỏi, thắc mắc của NTD về tất cả các
vấn đề như: pháp lý, kỹ thuật, kinh tế hàng hóa và dịch vụ. Trung bình mỗi năm INC
thực hiện khoảng 57 cuộc nghiên cứu và thí nghiệm quy mô lớn để phân tích và so
sánh các sản phẩm trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, nông nghiệp, vệ sinh, sức
khỏe, mỹ phẩm, nhà ở, thiết bị nội thất, vận tải…
INC có một khoản kinh phí khoảng 16,51 triệu Euro mỗi năm, số tiền này có
được nhờ vào các nguồn khác nhau, cụ thể là:
- 23% ngân sách là do NN cấp;
- 72% ngân sách do bán các ấn phẩm;
- 5% thu từ hoạt động thương mại khác
INC cũng rất tích cực trong việc phối hợp với các phương tiện thông tin đại
chúng trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu

dùng cho NTD. Tại Pháp có nhiều kênh truyền hình về BVNTD, đặc biệt là có một
kênh trên truyền hình trung ương phát song 19 lần/tuần. 50% chương trình là do INC
đưa ra còn 50% còn lại là do các tổ chức khác chịu trách nhiệm. INC chịu toàn bộ trách
nhiệm về mặt nội dung. Các ấn phẩm, tạp chí về BVNTD được xuất bản thường xuyên
để cung cấp thông tin cho NTD. Bên cạnh đó nhiều Website về BVNTD cung cấp các
thông tin cho NTD, ví dụ:

23


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

- www.conso.net: Cung cấp thông tin kinh tế, pháp luật cơ bản cho NTD. Cho
phép các tổ chức BVNTD có thể truy cập cơ sở dữ liệu của INC;
- www.contaconso.fr: giáo dục NTD trẻ tuổi.
INC không nhận bất kỳ tài trợ, quảng cáo nào để đảm bảo tính khách quan, công
bằng trong hoạt động BVNTD.
1.2.3. Đánh giá chung
Có thế nhận định rằng các bộ máy các cơ quan BVNTD Pháp đã hoạt động rất
hiệu quả. Kết quả thành công trong công tác BVNTD của Pháp một phần cũng nhờ với
những ưu thế như:
- Quyền lực của cơ quan quản lý NN về BVNTD:
Có thể nói trong số các cơ quan BVNTD trên thế giới, DGCCRF là một trong
những cơ quan có thẩm quyền lớn nhất và nguồn lực dồi dào nhất. Nhờ vào chức năng
“3 trong 1” nên DGCCRF có khả năng tiến hành các vụ điều tra phục vụ cả 3 mục tiêu
cùng lúc. Không những thế, thẩm quyền xử phạt của DGCCRF rất lớn nên khả năng
BVNTD rất cao.
Bên cạnh đó, INC tuy là một cơ quan đóng vai trò làm cầu nối liên kết các tổ
chức BVNTD một cách hiệu quả và cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định cho các tổ
chức BVNTD trên toàn quốc. Đây cũng là điều quan trọng góp phần tạo nên một thiết

chế thống nhất trong công tác BVNTD tại Pháp.
- Sự ủng hộ về mặt chính trị và xã hội:
Trong công tác thực thi luật nói chung và công tác BVNTD, thực thi luật
BVNTD nói riêng, Pháp có lợi thế rất lớn do thừa kế một di sản hệ thống pháp luật khá
đồ sộ và vốn đã hoàn chỉnh từ thời gian rất lâu. Do đó, Pháp chỉ cần hoàn thiện hơn và
phát triển thêm dựa trên những nền tảng vững chắc đã có sẵn.
Bên cạnh đó Chính phủ Pháp rất quan tâm và chú trọng đến đời sống của người
dân, minh chứng là họ đã xây dựng và thiết lập rất nhiều tổ chức nhằm quan tâm đến
những vấn đề xoay quanh đời sống con người nói chung và đến NTD nói riêng như: Cơ
quan an toàn thực phẩm Pháp, Trung tâm nghiên cứu và quan sát các điều kiện sinh
sống… Năm 1992, chính phủ Pháp đã trợ cấp cho các Hiệp hội gần 80 triệu Franc.
- Tính sẵn có của các nguồn lực:
Hiện nay mỗi cơ quan có chức năng liên quan đến BVNTD ở Pháp đều có cơ
quan ngôn luận riêng để công bố những nghiên cứu và vụ việc mà họ đang tiến hành
xử lý. Chính những cơ quan ngôn luận đó tạo nên một sức ép dư luận lớn đối với các
nhà kinh doanh sản xuất, buộc nhà kinh doanh sản xuất phải sản xuất và cung cấp
những mặt hàng tốt nhất.
1.3. Hàn Quốc
24


Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

1.3.1. Cơ quan BVNTD Hàn Quốc – KCA
Cơ quan BVNTD Hàn Quốc được Chính phủ thành lập vào tháng 7 năm 1987
với tên chính thức là Uỷ ban BVNTD Hàn Quốc (KCPB10) căn cứ quy định của Luật
BVNTD (Consumer Protection Act). Đến năm 2007 Luật khung về NTD (Framework
Comsumer Act) chính thức có hiệu lực, thay thế cho Đạo luật năm 1987, KCPB đổi tên
thành KCA11- Cơ quan NTD Hàn Quốc. Hiện nay, KCA trực thuộc Ủy ban Thương
mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC). KCA, với vai trò là cơ quan thực thi luật, có chức

năng bảo vệ những quyền lợi cơ bản của NTD, thúc đẩy chất lượng của đời sống tiêu
dùng và chính sách NTD đồng thời đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân.
a. Mục đích hoạt động của KCA:
- Giải quyết tranh chấp và khiếu nại của NTD;
- Nghiên cứu và đề xuất chính sách, pháp luật và cơ quan NTD;
- Cung cấp và thu thập thông tin tiêu dùng nhằm mục đích hợp lý hóa hành vi
tiêu dùng và nâng cao an toàn đối với NTD;
- Phổ biến, tuyên truyền kiến thức cho NTD;
- Nghiên cứu và thăm dò ý kiến tổng quát về cuộc sống thường nhật của NTD;
- Cung cấp tư vấn và bồi thường cho NTD;
- Tiến hành kiểm tra/thanh tra và điều tra về chuẩn mực, chất lượng và độ an
toàn của sản phẩm cũng như dịch vụ;
- Nghiên cứu luật và quy định về vấn đề NTD theo yêu cầu của chính quyền
trung ương và địa phương;
- Xử lý các vụ việc khác liên quan đến NTD.

10
11

Korean Consumer Protection Board
Korean Consumer Agency

25


×