Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHIẾT XUẤT các POLYSACCHARIDE từ nấm LINH CHI nấm hầu THỦ NUÔI TRỒNG ở VIỆT NAM và THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 12 trang )

CHIẾT XUẤT CÁC POLYSACCHARIDE TỪ NẤM LINH CHI,
NẤM HẦU THỦ NUÔI TRỒNG Ở VIỆT NAM VÀ THỬ HOẠT
TÍNH KHÁNG
OXY-HOÁ
NGUYỄN CỬU KHOA, HOÀNG THỊ KIM DUNG.

I. MỞ ĐẦU:
1. Polysaccharide:
Polysaccharide là nhóm hợp chất có cấu trúc đại phân tử gồm các
monosaccharide liên kết với nhau bằng cầu nối glycoside. Nhiều công trình
nghiên cứu đã chứng minh hầu hết các polysaccharide tách từ nấm đều là
polysaccharide liên kết với protein [2],[3],[4],[5].
Các công trình nghiên cứu [2], [5] đã khẳng định polysaccharide
chiết từ nấm Hầu Thủ không những điều trị hiệu quả bệnh ung thư thực
quản, dạ dày và ung thư da mà còn làm tăng hệ miễn dịch và chống lại ung
thư phổi di căn. Polysaccharide có hoạt tính dược lý rộng như: điều hòa hệ
thống miễn nhiễm của cơ thể, có tác dụng chống phóng xạ, giải độc, nâng
cao chức năng gan, tủy xương, máu, tăng sinh tổng hợp các thành tố: DNA,
RNA, protein, kéo dài tuổi thọ và chống u ác tính.
2. Nấm Hầu Thủ và giá trị thực phẩm-dược phẩm:
Nấm Hầu Thủ có tên khoa học là Hericium erinaceus, thường mọc
hoang ở Bắc Mỹ và Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản) trên nhiều loại cây gỗ
như sồi, dẻ và các loại cây lá rộng. Quả thể Hầu Thủ có dạng hình cầu hay
hình trứng, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có tua nấm dày đặc, rũ xuống.
Lúc già tua dài chuyển sang màu vàng. Nấm Hầu Thủ khi còn non có màu
trắng ngà, thịt màu trắng đến khi già nấm ngả sang màu vàng.


Việc nuôi trồng nấm mới phát triển gần 20 năm, sản lượng nuôi trồng
trên thế giới khoảng 66.000 tấn nấm tươi, còn thấp so với nhu cầu. Ở nước
ta nấm này đã được trồng thử nghiệm nhưng quy mô còn rất nhỏ. Do đó,



Hình 1,2 : Thể quả nấm Hầu Thủ nuôi trồng tại
Tp.HCM

khả năng phát triển nấm Hầu Thủ là rất lớn.

Nấm Hầu Thủ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu khoáng và
vitamin. Nó có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, phục hồi niêm mạc
dạ dày, chữa loét ruột, nâng cao sức đề kháng với tình trạng thiếu oxy, làm
giảm mỡ máu, tăng cường tuần hoàn máu, chống lão hóa, ức chế sinh
trưởng của tế bào ung thư [2],[5].
3. Nấm Linh Chi:
Linh Chi là loại nấm gỗ có tên khoa học Ganoderma lucium. Đây là
loại nấm có mũ đính bên, khi non thường có màu trắng sau thành màu vàng
đến màu nâu nhạt. Nấm Linh Chi có các loại Thanh chi, Hồng chi, Hoàng
chi, Bạch chi, Hắc chi, Từ chi [3],[4].


Hình 3: Nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)

QuảLIỆU
thể nấmVÀ PHƯƠNG PHÁP:
II. NGUYÊN

1. Nguyên liệu:

1. Sấy khô ở 80oC, nghiền
Linh 2.Chi
được
cung85%,

cấplọcbởi
Chiết
với EtOH

Nấm Hầu Thủ và nấm
Trung tâm nghiên
cứu Linh
chi
thuộc Công ty cổ phần Dược liệu TW2.
Dịch
lọcvà
1 nấm Dược liệu
Cặn 1
Các loại thuốc thử sử dụng gồm thuốc thửo Mayer, Dragendorff,
Chiết với nước nóng 100 C x 4giờ x 8 lần, lọc
Bouchardat…
2. Phương
pháp
Polysaccharide.
Cặn
2
Dịch lọc
2 tách chiết các phân đoạn
ammonium
oxalate 3%, Quy
Được thực
theo quy trình chiết táchChiết
củavới
giáo
sư Mizuno[3].

Thêm hiện
5V EtOH.
trình tách chiết được mô tả ở sơ đồ hình 1. đun hoàn lưu 3h, 5 lần, lọc
Kết tủa

Dịch lọc

Dịch lọc 3

Sấy chân
không
F1

Cặn 3

Thêm 5V EtOH
Kết tủa

Chiết với NaOH 5%, ở
30oCx 12-30h, lọc

Dịch lọc
Dịch lọc 4

Sấy chân không

Cặn 4

AcOH, pH 5-6, lọc


F2
Kết tủa

Dịch lọc
Thêm 5V EtOH, lọc

Sấy chân không

Kết tủa

Dịch lọc

F3-1
Sấy chân không

F3-2


Hình 1: Sơ đồ tách chiết polysaccharide của nấm Linh chi và nấm Hầu thủ


3. Khảo sát một số thành phần hóa học hữu cơ trong nấm bằng
phương pháp hóa sơ bộ thực vật [1], [7].
Sử dụng các thuốc thử khác nhau để xác định sự hiện diện của các
cấu tử hữu cơ có trong dịch chiết.
4. Xác định hàm lượng đường
a/ Xác định hàm lượng đường tổng: bằng phương pháp Phenol-H 2SO4
[1].
b/ Xác định hàm lượng đường khử: theo phương pháp SchafferHartmann [1].
5. Xác định tính kháng oxy hóa của các phân đoạn Polysaccharide

bằng phương pháp DPPH và MDA [9], [10].
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Hàm lượng chất khô thu được qua các phân đoạn tách
polysaccharide:
Bảng 1: Hàm lượng chất khô thu được trong các phân đoạn tách chiết.
Phân
đoạn

Hàm lượng thu được Hàm lượng thu được
trong nấm Linh Chi (%)
trong nấm Hầu Thủ (%)

F1

11,63

4,25

F2

17,52

1,60

F3-1

9,0

0,77


F3-2

24,70

15,73

2. Kết quả khảo sát một số thành phần hóa học hữu cơ của nấm
Bảng 2: Thành phần hóa học có trong nấm Hầu Thủ và nấm Linh Chi


Các thành phần hữu cơ

Phân
tích
dung
Các hợp dịch
chất
tan kiềm
trong dịch
ether
Phân
tích
dung
dịch
ether

Kết luận
Hầu
Thủ


Linh
Chi

Antraglycosid

Không

Không

Flavonoid

Không

Không

Acid béo



Không

Alcaloid
acid

trong

dịch Không




Tinh dầu





Carotenoid



Không

Phytosterol





Steroid





Antraglycosid

Không

Không


Không

Không

Tannin

Không

Không

Alcaloid





Anthocyanosid

Không

Không

Saponin Steroid



Không

Saponin Triterpen


Không



Các hợp chất tan
Flavonoid
trong dịch cồn

Nhận xét: Trong nấm Hầu Thủ và Linh Chi có chứa các thành phần
acid béo, tinh dầu, carotenoid, phytosterol, steroid, alkaloid, saponin


steroid, acid hữu cơ, saponin triterpen. Kết quả phân tích cho thấy nấm
Linh Chi nuôi trồng ở quận 12 có các thành phần hữu cơ tương tự nấm
Linh Chi nuôi trồng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và ở Đà Lạt.
3. Kết quả xác định hàm lượng đường
a/ Kết quả xác định hàm lượng đường tổng
Chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng đường tổng bằng cách đo
quang phổ kế trên các phân đoạn tách chiết. Đo cường độ hấp thụ trên máy
quang phổ DR-2000 ở bước sóng 490nm. Kết quả đo được ghi nhận trong
bảng 3.
Bảng 3: Hàm lượng đường tổng ở các phân đoạn của nấm
Các phân đoạn tách chiết
Hàm lượng đường tổng

Nấm
khô

Hàm lượng đường nấm Linh
Chi (%)


0,33

2.30 0.48 0.22 0.29

Hàm lượng đường nấm Hầu
Thủ (%)

0.88

3.23 1.13 0.43 0.33

F1

F2

F3-1 F32

Nhận xét: theo các tài liệu đã công bố mà chúng tôi thu thập được thì
đây là lần đầu tiên có các số liệu về hàm lượng đường tổng của các phân
đoạn thu được trên nấm Hầu Thủ. Tổng hàm lượng đường ở các phân đoạn
thu được của nấm Linh Chi của Việt Nam so với các tài liệu nước ngoài đã
công bố thì thấp hơn so với nấm Nhật Bản. Hàm lượng đường tổng của
nấm Linh Chi cao hơn hàm lượng đường tổng của nấm Hầu Thủ.
b/ Kết quả xác định hàm lượng đường khử
Chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng đường khử trên các phân
đoạn tách chiết. Kết quả được ghi nhận trong bảng 4.
Bảng 4: Hàm lượng đường khử ở các phân đoạn của nấm



Các phân đoạn tách chiết
Hàm lượng đường khử

Nấm
khô

Hàm lượng đường nấm Linh
Chi (%)

8.85

9.48 6.12

Hàm lượng đường nấm Hầu
Thủ (%)

11.57

7.43 2.70 29.03 13.58

F1

F2

F3-1

F3-2

4.67 2.72


Nhận xét: Hàm lượng đường khử của nấm Hầu Thủ luôn cao hơn
hàm lượng đường khử của nấm Linh Chi.
4. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vitro
Các mẫu khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vitro được thực hiện
trên các phân đoạn F1, F2, F3-1, F3-2 của nấm Linh Chi và nấm Hầu Thủ.
Kết quả được ghi nhận trong bảng 5 và bảng 6.
Bảng 5: Hoạt tính kháng oxy hóa của các mẫu trong thử nghiệm DPPH so sánh
với Vitamin C

Mẫu
Đối chứng
Vitamin C

Hầu Thủ

Nồng độ (µg/ml) Hoạt tính kháng oxy
hóa (%)
0
2.5
25.3
25
94.6
100
97.25
500
5.25
F1
1000
6.03
2000

8.93
F2
500
5.87
1000
9.01
2000
11.28
500
0.55
F3-1 1000
5.25
2000
7.19


Linh Chi

500
F3-2 1000
2000
500
F1
1000
2000
500
F2
1000
2000
500

F3-1 1000
2000
500
F3-2 1000
2000

0.82
1.88
2.77
2.51
5.32
8.22
3.37
8.46
13.63
4.31
6.97
11.51
4.23
6.42
10.10

Bảng 6: Hoạt tính kháng oxy hóa của các mẫu trong thử nghiệm định lượng
MDA
Mẫu
Nồng độ (µg/ml) Hoạt tính kháng oxy
hóa (%)
Đối chứng
0
500

0
F1
1000
0
2000
0
500
0
F2
1000
0
Hầu Thủ
2000
0
500
0
F3-1 1000
0
2000
0
500
0
F3-2 1000
0
2000
0
500
3.09



F1

Linh Chi

1000
2000
500
F2
1000
2000
F3-1 500
1000
2000
500
F3-2 1000
2000

24.33
40.82
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Nhận xét:

- Mẫu Linh Chi thể hiện tác động kháng oxy hóa in vitro trên cả hai
thử nghiệm DPPH và MDA.
- Mẫu F1của nấm Linh Chi có hoạt tính kháng oxy hóa in vitro trên thử
nghiệm MDA.
- Các mẫu còn lại có hoạt tính kháng oxy hóa trong thử nghiệm DPPH
và gần như không thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa trong thử nghiệm
MDA.
- Hoạt tính kháng oxy hóa của các mẫu thử đều thấp hơn so với
vitamin C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Thị Kim Châu, Nguyễn Thượng Lệch, Văn Đức Chín, Thực tập
lớn sinh hóa, Tủ sách khoa học Đại học Khoa học Tự Nhiên.
2. Cun Zhuang, Takashi Mizuno et al., Biotech. Biochem., 57 (6), 901906, 1993.
3. Takashi Mizuno, Eri Suzuki, Kohjimaki & Hideo Tamaki,
Fractination, Chemical Modification and Antitumor Activity of
Water – Insoluble Polysaccharides of the Fungi Bodies of
Ganoderma lucidum, 1985.


4. TS. Lê Xuân Thám, Nấm Linh Chi nguồn dược liệu quý ở Việt Nam,
NXB Mũi Cà mau, 1998.
5. Yi-Wei Chang and Ting-Jang Lu, Journal of Food and drug Analysis,
Pages 59-67, 2004.
6. Trần Đình Toại, Vũ Ngọc Bản, Lê Cẩm Tú, Nguyễn Thanh Hạnh,
Tạp chí hóa học tập 2, trang 258-262, tháng 5 năm 2005.
7. TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, Các phương pháp cô lập các hợp chất
hữu cơ, Tủ sách ĐHKHTN.
8. TS. Lê Xuân Thám, Nấm trong công nghệ và chuyển hóa môi trường.
I. Nấm tua (Nấm đầu khỉ, nấm đầu rồng,…
9. Henry Jay Forman and Alberto Boveris, Superoxide radical and

hydrogen peroxid in mito chondria. In “Free radicals in biology” vol
5, edited by W. A. Pryor, Acad. Press, NewYork, 1982.
10.
Võ Duy Huấn, Study on the saponin composition of Vietnamese
medicinal plant: Polycias fruticosa and Achyran theo aspera. Luân
văn tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Hirosima, Nhật Bản, 2/1998,
page 9-24.

SUMMARY
EXTRACTION OF POLYSACCHARIDES FROM VIETNAMESE
GANODERMA LUCIDUM AND HERICIUM ERINACEUS AND
ANTIOXIDANT ASSAY OF THEM
From Vietnamese Ganoderma lucidum and Hericium erinaceus, we
extracted hot-water soluble polysaccharides by the method of Prof. Mizuno
and determined some chemical constituents presenting in both such as
alkaloid, carotenoid, steroid….In addition, we determined total sugar
content and tested the antioxidant ability of these polysaccharides by using
MDA and DPPH method [9], [10].


Địa chỉ:
Nguyễn Cửu Khoa, Hoàng Thị Kim Dung
Viện Công nghệ Hóa học – Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam



×