Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp xử lý bùn ao nuôi tôm ở huyện cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 230 trang )


















ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG










BÁO CÁO NGHIỆM THU

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP
XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM Ở HUYỆN CẦN GIỜ
(Báo cáo đã đƣợc chỉnh sửa theo ý kiến Hội đồng khoa học họp ngày 09/12/2011)


Chủ nhiệm đề tài: ThS NGUYỄN PHÚ BẢO








TP. HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/2011




ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG








BÁO CÁO NGHIỆM THU

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP
XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM Ở HUYỆN CẦN GIỜ
(Báo cáo đã đƣợc chỉnh sửa theo ý kiến Hội đồng khoa học họp ngày 09/12/2011)

Chủ nhiệm đề tài



ThS NGUYỄN PHÚ BẢO

Cơ quan quản lý
SỞ KH-CN TP. HỒ CHÍ MINH
Cơ quan chủ trì thực hiện
VIỆN KTNĐ và BVMT





TP. HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/2011







- 1 -
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu thành phần các chất trong bùn ao nuôi tôm và phân tích
nguyên nhân gây ô nhiễm do bùn ao nuôi tôm và tác động của nó đến môi trƣờng,
kinh tế xã hội, đề tài đã đƣa ra các giải pháp tổng hợp xử lý bùn ao nuôi tôm cho
huyện Cần Giờ, nhƣ sau:
1. Các giải pháp quản lý môi trƣờng đồng bộ cho chính quyền và nhân dân.
2. Các giải pháp giảm thiểu bùn ao nuôi tôm và triển khai áp dụng mô hình
nuôi tôm bền vững.
3. Phát triển quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm do bùn ao nuôi tôm với sự tham
gia của cộng đồng.
4. Các giải pháp về công nghệ (sản xuất phân vi sinh) và xử lý trong điều kiện
tự nhiên
Trong những giải pháp xử lý bùn ao nuôi tôm đƣợc đề xuất, một trong những kết
quả của nghiên cứu là sản xuất thành công phân vi sinh từ bùn ao nuôi tôm. Giải
pháp này không những góp phần giải quyết một lƣợng lớn bùn ao nuôi tôm mà còn
tận dụng một lƣợng lớn bùn thải tạo ra sản phẩm có ích.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, để thực hiện thành công giải pháp tổng hợp
xử lý bùn ao nuôi tôm cho huyện Cần Giờ cần phải có sự phối hợp của các đơn vị
tham gia và các giải pháp cần phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ.







- 2 -
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Based on research on components in shrimp-pond sludge and analysis of reasons
causing pollution in shrimp-pond sludge and its impact on environment, eco-social,
the research recommends comprehensive measures for treating shrimp-pond sludge,
as follows:
1. Synchronous environmental management measures for both government and
people
2. Measures for minimization of shrimp-pond sludge and application of model of
sustainable shrimp hatching.
3. Develope management to reduce pollution causing by shrimp-pond sludge with
public participatory.
4. Technical measures (production of microbial fertilizer) and treatment in natural
condition.
Among above- proposed measures, the research got successful in production of
microbial fertilizer from shrimp-pond sludge. It can not only protect environment
but also create useful products from shrimp-pond sludge.
The research also showed that it is necessary to implement all proposed
comprehensive measures synchronously with close colloboration of all parts.

- 3 -
MỤC LỤC
Trang

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - 1 -
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT - 2 -
MỤC LỤC - 3 -
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT - 6 -
DANH SÁCH CÁC BẢNG - 7 -

DANH SÁCH CÁC HÌNH - 9 -
PHẦN MỞ ĐẦU - 12 -
1. TÊN ĐỀ TÀI - 12 -
2. MỤC TIÊU - 13 -
3. NỘI DUNG - 13 -
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - 13 -
5. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI - 17 -
CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU - 18 -
1.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ - 18 -
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - 18 -
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội - 23 -
1.2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM Ở HUYỆN CẦN GIỜ - 26 -
1.2.1. Tình hình nuôi tôm năm 2008 - 27 -
1.2.2. Tình hình nuôi tôm 6 tháng đầu năm 2009 - 29 -
1.2.3. Nhận xét chung về ngành nuôi tôm ở Cần Giờ - 30 -
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM - 32 -
1.3.1. Quy hoạch ao nuôi tôm - 32 -
1.3.2. Xử lý bằng hệ thống đất ngập nƣớc trong điều kiện tự nhiên - 33 -
1.3.3. Quản lý quá trình nuôi - 35 -
1.3.4. Quản lý cộng đồng nuôi tôm - 37 -
1.3.5. Xử lý bùn ao nuôi tôm theo hƣớng làm phân vi sinh - 38 -
1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN VI SINH - 41 -
1.4.1. Phân bón vi sinh vật - 42 -
1.4.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu lực của phân vi sinh vật - 46 -
1.4.3. Chọn vi sinh vật và vi sinh vật đƣợc phân lập từ bùn ao nuôi tôm - 48 -
1.4.4. Lựa chọn chất độn và kỹ thuật ủ - 67 -

- 4 -
1.4.5. Yêu cầu chất lƣợng đối với phân bón vi sinh vật - 69 -
1.4.6. Bảo quản phân bón vi sinh vật - 70 -

1.4.7. Đánh giá chung về khả năng sản xuất phân bón VSV đƣợc sản xuất từ bùn
ao nuôi tôm - 70 -
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM - 71 -
CHƢƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP - 74 -
2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM Ở
HUYỆN CẦN GIỜ - 74 -
2.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN BÙN AO NUÔI TÔM Ở
HUYỆN CẦN GIỜ - 75 -
2.3 ĐÁNH GIÁ VÀ THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG BÙN AO NUÔI TÔM Ở HUYỆN
CẦN GIỜ LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH - 78 -
2.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG HỢP XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM Ở HUYỆN
CẦN GIỜ - 94 -
CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - 95 -
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM Ở
HUYỆN CẦN GIỜ - 95 -
3.1.1. Hiện trạng hoạt động quản lý, xử lý bùn ao nuôi tôm - 95 -
3.1.2. Tình hình gây ô nhiễm môi trƣờng do xả thải bùn ao nuôi tôm - 97 -
3.1.3. Đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý và xử lý bùn ao nuôi tôm của các
chủ ao nuôi tôm và chính quyền - 100 -
3.2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN BÙN AO NUÔI TÔM
Ở HUYỆN CẦN GIỜ - 103 -
3.2.1. Các vấn đề môi trƣờng liên quan do bùn ao nuôi tôm ở Cần Giờ - 103 -
3.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động nuôi tôm và xả thải
bùn ao nuôi tôm - 105 -
3.3. THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT PHÂN VI SINH TỪ BÙN AO NUÔI TÔM VÀ ĐỀ
XUẤT CÔNG NGHỆ - 109 -
3.3.1. Sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh với chất độn là bã mía và đánh giá
hiệu quả - 109 -
3.3.2. Sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh với chất độn là than bùn và đánh giá
hiệu quả - 121 -

3.3.3. Đề xuất quy trình công nghệ và phân tích tính khả thi - 136 -
3.3.4. Thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả đối với một số loại cây trồng chính ở khu
vực huyện Cần Giờ - 139 -
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG HỢP XỬ LÝ BÙN AO NUÔI TÔM - 145 -
3.4.1. Các giải pháp quản lý môi trƣờng đồng bộ cho chính quyền và nhân dân- 145 -
3.4.2. Các giải pháp giảm thiểu bùn ao nuôi tôm và triển khai áp dụng mô hình
nuôi tôm bền vững - 147 -

- 5 -
3.4.3. Phát triển quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm do bùn ao nuôi tôm với sự
tham gia của cộng đồng - 155 -
3.4.4. Các giải pháp về công nghệ (sản xuất phân vi sinh) và xử lý trong điều kiện
tự nhiên - 158 -
CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - 160 -
4.1. KẾT LUẬN - 160 -
4.2. ĐỀ NGHỊ - 162 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 163 -
PHỤ LỤC 1 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BÙN AO NUÔI TÔM - 157 -
PHỤ LỤC 2 - KẾT QUẢ THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM Ở HUYỆN
CẦN GIỜ - 167 -
PHỤ LỤC 3 - KẾT QUẢ XỬ LÝ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHÂN VI SINH LÀM TỪ BÙN AO - 175 -












- 6 -
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- BVMT: Bảo vệ Môi trƣờng
- BCN: Bán công nghiệp
- CN: Công nghiệp
- FCR: Hệ số thức ăn (Food Convesion Rito)
- KTXH: Kinh tế xã hội
- GCĐ: Giá cố định
- QCCT: Quảng canh cải tiến
- RNM: Rừng ngập mặn
- TOC: Tổng hydrocacbon hữu cơ (Total Organic Hydrocarbon)
- VS: Vi sinh
- VSV: Vi sinh vật
- UBND: Ủy ban nhân dân




- 7 -
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình nuôi tôm sú ở Cần Giờ năm 2008
Bảng 1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ trắng ở Cần Giờ năm 2008
Bảng 1.3 Tình hình thu hoạch tôm sú ở Cần Giờ năm 2008
Bảng 1.4 Tình hình thu hoạch tôm thẻ trắng ở Cần Giờ năm 2008
Bảng 1.5 Tình hình nuôi tôm sú ở Cần Giờ 6 tháng đầu năm 2009

Bảng 1.6 Tình hình nuôi tôm thẻ trắng ở Cần Giờ 6 tháng đầu năm 2009
Bảng 1.7 Tình hình thu hoạch tôm sú ở Cần Giờ 6 tháng đầu năm 2009
Bảng 1.8 Tình hình thu hoạch tôm thẻ trắng ở Cần Giờ 6 tháng đầu năm 2009
Bảng 1.9 Lƣợng cho ăn tháng thứ nhất (Thả Pl 15)
Bảng 1.10 Lƣợng cho ăn từ tháng thứ 2 đến thu hoạch
Bảng 1.11 Chất lƣợng phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ bùn ao nuôi tôm
Bảng 1.12 Một số giống vi sinh vật đƣợc sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh
Bảng 1.13 Tổng hợp các chất nhận điện tử trong các phản ứng của vi sinh vật
Bảng 1.14 Phân loại vi sinh vật theo nguồn carbon và nguồn năng lƣợng
Bảng 1.15 Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật
Bảng 1.16 Tổng hợp các loại phân VS và đặc tính của VSV theo quyết định số
77/2005/QĐ-BNN&PTNT
Bảng 1.17 Tổng hợp các loại PVS theo quyết định số 55/2006/QĐ-BNN&PTNT
Bảng 1.18 Các loại VSV đƣợc xác định trong các mẫu bùn ao nuôi tôm
Bảng 1.19 Tập hợp chủng vi sinh nổi trội trong bùn ao nuôi tôm
Bảng 1.20 Tỷ lệ C/N của một số vật liệu độn
Bảng 2.1 Phƣơng pháp phân tích chất lƣợng bùn
Bảng 3.1 Năng suất thu hoạch tôm năm 2007 - 2008 - 2009 (tấn/ha)
Bảng 3.2 Kết quả thí nghiệm sơ bộ xác định khoảng hiệu dụng của tỷ lệ VSV
Bảng 3.3 Kết quả thí nghiệm sơ bộ xác định khoảng hiệu dụng của tỷ lệ chất
độn (bã mía)
Bảng 3.4 Kết quả thí nghiệm sơ bộ xác định khoảng hiệu dụng của thời gian ủ
Bảng 3.5 Kết quả thực nghiệm đối với cây 2 mầm (đậu)
Bảng 3.6 Kết quả trung bình thực nghiệm tối ƣu hóa với 3 yếu tố

- 8 -
Bảng 3.7 Bảng tính toán kết quả tối ƣu hóa thực nghiệm khi áp dụng điều kiện
của phƣơng trình (1)
Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lƣợng bùn và phân
Bảng 3.9 Kết quả nghiên cứu diễn biến mật độ vi sinh vật theo thời gian ủ

Bảng 3.10 Kết quả nghiên cứu diễn biến mật độ VSV theo thời giản bảo quản
Bảng 3.11 Ảnh hƣởng của phân vi sinh lên khả năng sinh trƣởng cây đậu sau 3
tuần
Bảng 3.12 Ảnh hƣởng phân vi sinh lên khả năng sinh trƣởng cây bắp sau 3 tuần
Bảng 3.13 Ảnh hƣởng phân vi sinh lên khả năng sinh trƣởng cây lúa sau 3 tuần
Bảng 3.14 Kết quả phân tích chất lƣợng phân vi đƣợc làm từ bùn ao
Bảng 3.15 Các bƣớc tiến hành sản xuất phân vi sinh
Bảng 3.16 Tổng hợp giá thành sản xuất phân bón vi sinh cho 10 tấn phân VS




- 9 -
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống nuôi nuôi tôm theo thiết kế của Dự án VIET/97/030
Hình 2.1 Lấy mẫu bùn ao nuôi tôm
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình nhân giống vi sinh vật tổng quát
Hình 2.3 Lấy mẫu bùn để phân lập vi sinh và làm phân vi sinh thử nghiệm
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phận bón hữu cơ vi sinh cơ bản
Hình 2.5 Trichoderma sp. và Trichoderma sp. cạnh tranh với một số nấm bệnh
cây trồng
Hình 2.6 Streptomyces sp. và Streptomyces sp. cạnh tranh với một số nấm bệnh
cây trồng
Hình 2.7 Bacillus sp. và Bacillus sp. cạnh tranh với một số nấm bệnh cây trồng
Hình 2.8 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với
nguyên liệu than bùn
Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm và đánh giá sinh trƣởng đối với cây ngô
Hình 2.10 Bố trí thí nghiệm và đánh giá sinh trƣởng đối với cây đậu
Hình 2.11 Hạt lúa đƣợc gieo trong hộp Sigma sau 24 giờ ủ.

Hình 3.1 Biểu diễn sự phụ thuộc chiều dài rễ mầm vào các yếu tố % chất độn,
% vi sinh và thời gian ủ
Hình 3.2 So sánh độ ẩm trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.3 So sánh độ mặn trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.4 So sánh K
2
O dễ tiêu trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.5 So sánh P
2
O
5
trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.6 So sánh axít humic trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.7 So sánh tổng nitơ trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.8 So sánh TOC trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.9 So sánh VSV hiếu khí trong bùn và phân vi sinh
Hình 3.10 Giai đoạn hoạt động mạnh của vi sinh vật
Hình 3.11 Giai đoạn hình thành phân bón hữu cơ vi sinh
Hình 3.12 Phân có kích thƣớc hạt > 5mm
Hình 3.13 Phân có kích thƣớc hạt < 5mm

- 10 -
Hình 3.14 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở các nghiệm thức
Hình 3.15 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở nghiệm thức đối chứng
Hình 3.16 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở nghiệm thức phân Bình Điền
Hình 3.17 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 5%
Hình 3.18 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 10%
Hình 3.19 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 15 %
Hình 3.20 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 20 %
Hình 3.21 Hình thái cây đậu xanh sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 25 %

Hình 3.22 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở các nghiệm thức
Hình 3.23 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở nghiệm thức đối chứng
Hình 3.24 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở nghiệm thức phân Bình Điền
Hình 3.25 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 5%
Hình 3.26 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 10%
Hình 3.27 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 15%
Hình 3.28 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 20%
Hình 3.29 Hình thái cây bắp sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 25%
Hình 3.30 Hình thái cây lúa sau 3 tuần ở nghiệm thức đối chứng
Hình 3.31 Hình thái cây lúa sau 3 tuần ở nghiệm thức hữu cơ Bình Điền 5%
Hình 3.32 Hình thái cây lúa sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 5%
Hình 3.33 Hình thái cây lúa sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 10%
Hình 3.34 Hình thái cây lúa sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 15%
Hình 3.35 Hình thái cây lúa sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 20%
Hình 3.36 Hình thái cây lúa sau 3 tuần ở nghiệm thức phân VS 25%
Hình 3.37 Bùn ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn bị ủ (bên trái) và sau khi ủ 10
ngày (bên phải)
Hình 3.38 Bơm bùn và lắng bùn ao nuôi tôm công nghiệp cho thực nghiệm
Hình 3.39 Phơi bùn ao nuôi tôm (bên phải) và than bùn (bên trái)
Hình 3.40 Rải bùn ao nuôi tôm và than bùn (bên trái), trộn đều (bên trái)
Hình 3.41 Tƣới rỉ đƣờng (bên phải) và rải vi sinh vật (bên trái) lên hỗn hợp bùn
ao nuôi tôm-than bùn
Hình 3.42 Trộn đều hỗn hợp (bên trái) và ủ phân (bên phải)

- 11 -
Hình 3.43 Phân bón đƣợc theo dõi thƣờng xuyên (bên trái: phân chuyển màu
vàng, có mùi chua) và hỗn hợp phân bón sau khi hình thành (bên phải:
màu nâu)
Hình 3.44 Dãy cây vạn thọ trồng đối chứng
Hình 3.45 Dãy cây vạn thọ đƣợc bón 10% phân vi sinh (bên trái) và bón 15%

phân vi sinh (bên phải)
Hình 3.46 So sánh lá cây: lá cây xanh bình thƣờng (bên trái, cây đối chứng) và lá
có hiện tƣợng vàng là gốc (bên phải, cây có bón phân)
Hình 3.47 So sánh số lƣợng bông: bông ra bình thƣờng (bên trái: cây đối chứng)
và bông ra ít hơn (bên phải: cây có bón phân, bông ra trễ)
Hình 3.48 So sánh chất lƣợng bông: bông có kích thƣớc bình thƣờng (bên trái:
cây đối chứng) và bông có kích thƣớc lớn hơn (bên phải: cây có bón
phân)
Hình 3.49 So sánh rễ cây: rễ cây phát triển bình thƣờng (bên trái: cây đối chứng)
và rễ cây phát triển tốt hơn (bên phải: cây có bón phân)
Hình 3.50 Chu trình chuyển hóa chất dinh dƣỡng trong hỗn hợp phân VSV + Đất
Hình 3.51 Quy trình chuẩn bị ao nuôi đề xuất


- 12 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÊN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp xử lý bùn ao nuôi tôm ở huyện
Cần Giờ.
Chủ nhiệm đề tài
ThS Nguyễn Phú Bảo
Năm sinh: 1969
Học vị: Thạc sỹ Năm đạt học vị: 2002
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ:
Điện thoại cơ quan: 08. 8455140 Mobile: 0908 226 432
Fax: 08. 8455140
E-mail:
Tên cơ quan đang công tác: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trƣờng
Địa chỉ cơ quan: 57A Trƣơng Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ nhà riêng: 2/142/19 Thiên Phƣớc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Cơ quan chủ trì
Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trƣờng
- 57A Trƣơng Quốc Dung, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08. 38455140 - 38446262 Fax: 08. 38455140
- Họ và tên thủ trƣởng cơ quan: TS. Trần Minh Chí
- Số tài khoản: 007.100.0356556
- Đăng ký tại: Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện
15 tháng, từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009.
Đã xin gia hạn lần 1.
Kinh phí được duyệt
400.000.000 đồng (Bốn trăm triệu đồng).
Kinh phí đã cấp:
Đợt 1: 250.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi triệu đồng).
Đợt 2: 11.000.000 đồng (Một trăm mười triệu đồng).

- 13 -

2. MỤC TIÊU
Đề tài đặt ra các mục tiêu chính là:
1. Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ.
2. Đề xuất giải pháp tổng hợp khả thi để quản lý, xử lý bùn ao nuôi tôm ở
huyện Cần Giờ theo cách tiếp cận sử dụng bùn ao nhƣ một nguồn nguyên
liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
3. NỘI DUNG
- Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn ao nuôi tôm ở huyện
Cần Giờ.
- Nghiên cứu các vấn đề môi trƣờng liên quan đến bùn ao nuôi tôm ở huyện
Cần Giờ trong thời điểm hiện nay.
- Phân tích, đánh giá và thử nghiệm sử dụng bùn ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ

làm phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng trên cơ sở vi sinh vật đã đƣợc
phân lập ở huyện Cần Giờ.
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp xử lý bùn ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Tính kế thừa
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả đã thực hiện những
công trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan liên quan đến đề tài, một số vấn đề đã
đƣợc phân tích và kế thừa nhƣ sau:
1. Đề tài: Đánh giá tác động của hoạt động nuôi tôm đến chất lượng nước và
thủy sinh vật của sông rạch huyện Cần Giờ (TS Lê Văn Khoa), kế thừa các
kết quả nghiên cứu về ô nhiễm môi trƣờng nƣớc thải ra các kênh rạch ở vùng
nuôi tôm.
2. Đề tài: “Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường do bùn nạo
vét đầm ao nuôi tôm. Đề xuất hướng cải tạo và tận dụng bùn” (PGS TS Lê
Thị Dung), kế thừa công nghệ sản xuất phân vi sinh với nguyên liệu chính là
bùn ao nuôi tôm.

- 14 -
3. Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ xử lý bùn ao nuôi tôm góp phần làm sạch
môi trường nuôi trồng thủy sản và sản xuất phân bón hữu cơ - vi sinh”
(GS.TS. Đặng Đình Kim và TS. Vũ Văn Dũng), kế thừa các loại vi sinh vật
đã đƣợc phân lập và quy trình sản xuất phân vi sinh.
Tính cần thiết
Trong nuôi tôm, hai yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công là tôm giống
sạch bệnh và môi trƣờng ao nuôi, ngoài yếu tố quản lý thức ăn giúp đạt năng suất
cao. Hiện nay, mặc dù quy trình nuôi tôm đã gần nhƣ đƣợc chuẩn hóa, kỹ thuật đã
đƣợc cán bộ bộ phòng NN&PTNT hƣớng dẫn cụ thể cho ngƣời nuôi tôm nhƣng
việc làm sạch và duy trì ao nuôi sạch vẫn còn nhiều bất cập, khiến cho những ngƣời
nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro, gặp nhiều khó khăn trong việc phòng chống bệnh, vệ
sinh ao nuôi, trong đó có việc xử lý bùn đáy ao, đặc biệt trong những ao, đầm nuôi

thả tôm mật độ cao.
Phần bùn ao - nơi các chất thải tích tụ trong quá trình nuôi là môi trƣờng lý tƣởng
cho các vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Mỗi năm, lƣợng bùn tích tụ ở
đáy ao nuôi tôm thâm canh hình thành một lớp bùn dày 10 - 15 cm, tƣơng đƣơng 30
- 50 tấn chất khô giàu hữu cơ/ha. Bùn có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, bao
gồm sinh khối vi sinh vật và xác động, thực vật thủy sinh. Khi phân hủy tự nhiên
làm cạn kiệt lƣợng ôxy hòa tan và sinh ra các chất độc hại đối với tôm nhƣ NH
3
,
H
2
S, CH
4
Các bùn ao nuôi tôm này, không những ảnh hƣởng đến môi trƣờng nuôi
tôm, ảnh hƣởng đến kinh tế ngƣời nuôi mà còn ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung
quanh khi thải vào môi trƣờng.
Tại huyện Cần Giờ, lƣợng bùn ao nuôi tôm thải ra ngày càng nhiều và có những ảnh
hƣởng đáng kể. Cụ thể:
Lượng bùn thải:
- Lƣợng bùn thải từ ao nuôi tôm công nghiệp khoảng 1.500 m
3
/ha. Tổng lƣợng
bùn thải từ ao nuôi tôm công nghiệp khoảng 668.205 tấn/vụ nuôi.
- Lƣợng bùn thải từ ao nuôi tôm bán công nghiệp khoảng 200 m
3
/ha. Tổng
lƣợng bùn thải từ ao nuôi tôm bán công nghiệp khoảng 76.882 tấn/vụ nuôi

- 15 -
- Lƣợng bùn thải từ ao nuôi tôm trên ruộng và quảng canh cải tiến khoảng 50

m
3
/ha. Tổng lƣợng bùn thải từ ao nuôi tôm trên ruộng và quảng canh khoảng
167.645 tấn/vụ nuôi
Tổng lƣợng bùn thải từ quá trình nuôi tôm ở huyện Cần Giờ mỗi vụ khoảng
912.732 tấn, trong đó bùn từ nuôi công nghiệp chiếm đến 73,2%.
Đối với kinh tế xã hội:
- Diện tích nuôi tôm sú năm 2008 giảm khoảng 5,55% so với năm 2007.
- Chuyển nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ trắng do khả năng chịu bệnh và ô
nhiễm môi trƣờng cao hơn nhƣng lƣợng bùn thải sinh ra do nuôi tôm thẻ
trắng cao hơn.
- Năm 2008, năng suất nuôi tôm sú công nghiệp giảm 0,42 tấn/ha.
- Đầu năm 2009, năng suất nuôi tôm sú công nghiệp bình quân đạt 2,82 tấn/ha,
thấp hơn so cùng kỳ năm 2008 là 0,62 tấn/ha.
Đối với môi trường nuôi tôm
- Trong năm 2008, có 129 hộ nuôi có tôm bị bệnh đốm trắng trên diện tích
130,67 ha, thiệt hại 27,28 triệu con làm giảm 65,49% diện tích so với cùng
kỳ năm 2007.
- Trong 6 tháng đầu năm, có 50 hộ nuôi có tôm bị bệnh đốm trắng trên diện
tích 34,39 ha làm thiệt hại 13,22 triệu con giống (bằng 50% diện tích so với
cùng kỳ năm 2008).
Nhƣ vậy, những vấn đề gia tăng chất thải, diện tích nuôi tôm giảm, gia tăng cách
bệnh về tôm mà một trong những nguyên nhân gây ra là do lƣợng bùn ao nuôi tôm
thải ra ngày càng nhiều. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp để xử lý
bùn ao nuôi tôm là quan trọng và cần thiết.
Phạm vi nghiên cứu
Vùng nuôi tôm chính ở huyện Cần Giờ:
- Xã An Thới Đông.
- Xã Lý Nhơn.
- Xã Tam Thôn Hiệp.

- Xã Bình Khánh.

- 16 -
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng bùn nghiên cứu:
- Bùn ao nuôi tôm sú:
- Bùn ao nuôi tôm thẻ trắng.
Đối tƣợng quản lý nghiên cứu:
- Quy hoạch vùng nuôi tôm.
- Thiết kế ao nuôi tôm.
- Nuôi và quản lý ao nuôi của ngƣời dân.
Giải pháp áp dụng:
- Quản lý quy hoạch và quản lý quá trình nuôi tôm.
- Tái sử dụng bùn ao nuôi tôm theo hƣớng sản xuất phân vi sinh.
Ý nghĩa khoa học và khả năng áp dụng thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
- Phƣơng pháp đánh giá các mối tƣơng quan giữa các yếu tố nhằm tìm ra yếu
tố giữ vai trò quyết định để có thể điều khiển và kiểm soát chúng theo dự
định.
- Đóng góp cho một hƣớng đi mới trong việc nghiên cứu bùn ao nuôi tôm trên
cơ sở xem chúng nhƣ là một nguồn tài nguyên, có thể sử dụng cho sản xuất
phân bón vi sinh.
- Để một giải pháp đƣợc thành công thì cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó vai
trò quyết định vẫn là ngƣời nuôi tôm, tiếp theo là quản lý và sau cùng là công
nghệ.
Khả năng áp dụng thực tiễn
Các giải pháp hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tiễn do:
- Đối với người nuôi tôm: rất mong muốn có một môi trƣờng thuận lợi để nuôi
tôm tốt, đạt năng suất cao nên khi áp dụng các giải pháp đề xuất có liên quan đến lợi
ích của họ chắc chắn đƣợc ngƣời nuôi ủng hộ và áp dụng.

- Đối với cơ quan quản lý: các giải pháp đề xuất là phù hợp với định hƣớng nuôi
tôm ở huyện Cần Giờ, phù hợp với các quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở
địa phƣơng nên hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn.

- 17 -
- Sản phẩm và công nghệ sản xuất: phân bón vi sinh đƣợc sản xuất từ bùn ao vừa
tận dụng đƣợc chất thải bùn ao nuôi tôm, vừa tạo ra sản phẩm cải tạo đất ở địa
phƣơng. Quy trình công nghệ đơn giản, dễ áp dụng, nguyên liệu sẵn có và giá rẻ
nên hoàn hoàn có thể áp dụng trong thực tiễn.
5. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
1. Báo cáo tổng hợp “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp xử lý bùn ao nuôi tôm
ở huyện Cần Giờ” (gồm cả dĩa CD).
2. Chế phẩm vi sinh vật hữu ích đƣợc tạo từ giống vi sinh vật từ bùn ao nuôi
tôm huyện Cần Giờ. Đã trình ở báo cáo giám định.
3. Phân bón hữu vi sinh với nguyên liệu chính là bùn ao nuôi tôm. Đã trình ở
báo cáo giám định.
4. Qui trình công nghệ sử dụng bùn ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ làm phân
bón vi sinh cho cây trồng trên cơ sở vi sinh vật đã đƣợc phân lập ở huyện
Cần Giờ
5. Giải pháp tổng hợp xử lý bùn ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ.

- 18 -
CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý:
Từ 10
0

22

14
’’
đến 10
0
40

00
’’
vĩ Bắc.
Từ 106
0
16

12
’’
đến 10700

50
’’
kinh Đông.
Với các hƣớng tiếp giáp nhƣ sau:
Phía Bắc: giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
Phía Nam: giáp biển Đông.
Phía Đông: giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phía Tây: giáp huyện Nhà Bè, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 70.421,60 ha chiếm 1/3 diện tích toàn thành
phố, đƣợc bao bọc bởi hệ thống cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải,
Soài Rạp, Đồng Tranh và có bờ biển dài khoảng 15 km chạy chệch theo hƣớng

Đông Tây Nam Bắc. Trong đó đất lâm nghiệp là 32.109,25 ha, đất nông nghiệp là
9.404,94 ha, đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 2.391,56 ha.
Với vị trí nhƣ trên, huyện Cần Giờ có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và
phát triển kinh tế, văn hoá với các tỉnh lân cận.
Địa hình
Do hoạt động của các sông lớn mang tính chất hƣớng tâm, dƣới tác động của thủy
triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo. Theo bản đồ địa lý tỷ lệ 1/10.000
độ cao bình quân là 0,6-0,7m. Nơi cao nhất là núi Giồng Chùa (+10 m), nơi thấp
nhất nằm dƣới mực nƣớc biển -0,5 m. Địa hình huyện Cần Giờ có thể đƣợc chia
thành 5 dạng nhƣ sau:
- Dạng không ngập: có cao trình từ 2 đến 10 m, phân bố ở Giồng Chùa, xã
Thạnh An diện tích khoảng 50 ha, đây là điểm cao nhất của huyện không bị ngập
triều.

- 19 -
- Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm: dạng này có độ cao tứ 1,5 đến 2,0 m phân
bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, tập trung ở xã Bình Khánh, một phần rìa phía Tây
thuộc xã Lý Nhơn và phía Nam là các cồn cát. Cần Thạnh, xã Long Hoà vùng này
thƣờng ngập vào những năm có con nƣớc lớn trong các tháng 9 và tháng 10, diện
tích khoảng 9.600 ha chiếm 13,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Dạng ngập theo chu kỳ năm: có độ cao từ 1,0 đến 1,5 m, phân bố chủ yếu ở
phía Bắc của huyện, chiếm phần lớn xã Bình Khánh, một phần phía Bắc xã Tam
Thôn Hiệp, chạy dọc theo hƣớng phía Tây từ Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn là xã
Lý Nhơn một số nằm trong thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hoà. Tại đây vào những
con nƣớc lớn trong các tháng 9;10 mật độ dòng chảy và mực nƣớc cao, vùng này
diện tích khoạng 15.000 ha, chiếm 21% diện tích toàn huyện.
- Dạng ngập theo chu kỳ tháng: dạng này có độ cao từ 0,5 đến 1,0 m phân bố
đều trên địa bàn huyện, tập trung ở phần giữa huyện, chiếm phần lớn các xã An
Thới Đông, Thạnh An, phía Nam Tam Thôn Hiệp, phía Đông Lý Nhơn và phía Cần
Thạnh- Long Hoà. Vùng này ngập ít nhất 2 lần trong tháng, vào các tháng nƣớc lớn

có thể ngập từ 5 đến 10 lần. Diện tích dạng địa hình này là 16.150 ha, chiếm
23,40% diện tích toàn huyện.
- Dạng ngập theo chu kỳ ngày: có độ cao từ 0 đến 0,5 m phân bố không liên
tục, tập trung ở các khu vực giữa và kéo dài mở rộng về phía Đông Nam của huyện,
thuộc các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Long Hòa. Vùng này
hằng ngày bị ngập nƣớc khi triều lên, diện tích trên 6.000 ha chiếm 8,9% diện tích
toàn huyện.
- Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông: độ cao< 0,5m bị ngập nƣớc hằng ngày
khi triều lên, không có lớp phủ thực vật, diện tích không ổn định chịu tác động của
sóng gió, diện tích khoảng 5.200 ha chiếm 7,60% diện tích toàn huyện thuộc các xã
ven biển Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An.
Tóm lại, địa hình Cần Giờ chiếm ƣu thế với các dạng địa hình ngập theo chu kỳ
tháng (23,40%), chu kỳ năm (21%), chu kỳ nhiều năm (13,80%). Trong khi đó dạng
ngập theo chu kỳ ngày chỉ chiếm 8,9% dạng bãi bồi ven sông và cửa sông chiếm
7,6% chứng tỏ địa hình ở đây có xu hƣớng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao, ít
ngập nƣớc hơn là khuynh hƣớng bồi đắp lấn biển thành dạng ngập theo chu kỳ

- 20 -
ngày. Đây là đặc điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc định hƣớng các mô hình sản
xuất ở huyện trong tƣơng lai.
Khí hậu thủy văn
- Độ ẩm: độ ẩm không khí nói chung cao hơn các nơi khác trong TP từ 4-8%,
ẩm nhất là tháng 9: 83%, khô nhất là tháng 4: 14%. Độ ẩm cao tuyệt đối đạt 100%,
thấp tuyệt đối là 40%.
- Lượng mưa: lƣợng mƣa ở Cần Giờ nói chung thấp, giảm dần từ Bắc xuống
Nam, từ 1.600mm đến 1.200mm/năm… Mùa mƣa ở Cần Giờ thƣờng bắt đầu muộn
và kết thúc sớm hơn những nơi khác trong TP, ngày bắt đầu mƣa thƣờng từ 20-25
tháng 5 và chấm dứt khoảng 25-31 tháng 10 hằng năm.
- Gió: hƣớng gió chủ đạo ở Cần Giờ hƣớng Đông Nam ứng với mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 4, tốc độ 1-3 m/s, hƣớng gió này làm tăng khả năng dồn nƣớc

mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô, gió Tây Nam thổi trong các tháng 5
đến tháng 10, tốc độ lên tới 26m/s.
- Nhiệt độ: nhiệt độ cao và ổn định từ 25,5
o
đến 29
o
, số ngày nắng trung bình
từ 5-9
h
/ngày.
- Nguồn nước: có nguồn nƣớc sạch, không bị nhiễm phèn, không có sự ô
nhiễm hoá chất trong nguồn nƣớc ngọt của huyện.
Tài nguyên đất
Theo kết quả của các chƣơng trình điều tra thổ nhƣỡng gần đây thì huyện Cần Giờ
có 5 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất cát biển:
Phân bố ở vùng ven biển thuộc các xã Long Hoà, thị trấn Cần Thạnh thành 2 hành
lang hẹp, không đều chạy dài song song từ mũi Cần Giờ đến Long Hoà, Lý Nhơn
với diện tích 680 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích của toàn huyện. Do địa hình cao
nên vùng này không ngập nƣớc, giồng cát là những tụ điểm dân cƣ sớm nhất từ khi
con ngƣời đến khai phá vùng này.
Đây là loại đất nghèo chất hữu cơ, hàm lƣợng mùn chỉ có 0,15%, thành phần các hạt
chủ yếu là cát (86%), thịt và sét chỉ có 14%. Khả năng thấm nƣớc dễ dàng, khả
năng giữ nƣớc kém, thích hợp với một số cây ăn trái nhƣ: mãng cầu gai, xoài, nhãn,
dƣa hấu.

- 21 -
- Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô:
Phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông- nơi có địa hình cao trên dƣới
2m, phân bố ở xã Bình Khánh với diện tích 96 ha, xã Lý Nhơn 1.385 ha. Đặc tính

của loại đất này là hàm lƣợng mùn ở tầng mặt tƣơng đối khá nhƣng giảm nhanh
theo chiều sâu, lân và kali tổng số ở mức trung bình. Loại đất này thích nghi với cây
lúa có thể trồng cây ăn trái. Yếu tố hạn chế là không có nguồn nƣớc ngọt bổ sung
vào mùa khô.
- Nhóm đất phèn:
Đất phèn mặn: diện tích 4.380 ha, phân bố ở phía Nam xã Bình Khánh và xã An
Thới Đông. tầng sinh phèn xuất hiện nông, có thể trồng lúa.
Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông: chiếm 53% diện tích (27.280 ha),
phân bố hầu hết các xã (trừ Bình Khánh), ngập mặn thƣờng xuyên và cây đƣớc phát
triển tốt ở vùng đất này.
Đất mặn phèn tiềm tàng, ngập mặn theo con nước: diện tích 4.870 ha, chiếm 9,5%,
phân bố khắp các xã (trừ Bình Khánh), vùng này cây đƣớc không phát triển đƣợc.
Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu: diện tích 370 ha, chiếm 0,7%, phân bố
tại xã Long Hòa, nằm giữ hai dòng cát cách nhau 800m.
- Nhóm đất than bùn:
Có diện tích 210 ha, phân bố ở An Nghĩa, nông trƣờng quận Tân Bình, Quận 5, Cù
lao Phú Lợi, bờ vịnh Ghềnh Rái, Thiềng Liềng-Ngã bảy Đây là loại than bùn có
chất lƣợng kém, dùng làm phân bón.
Tài nguyên nƣớc
- Nguồn nước mặn
Huyện Cần Giờ với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nƣớc dồi dào, tuy nhiên
nguồn nƣớc này thƣờng xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng nguồn nƣớc này
để sử dụng cho trồng trọt và sinh hoạt rất hạn chế.
Tuy nhiên, điều này cũng mang lại cho huyện Cần Giờ những ƣu thế nhất định nhƣ
sử dụng nguồn nƣớc này để nuôi trồng thủy sản, làm muối, phát triển rừng ngập
mặn Cần Giờ thành “ khu dự trữ sinh quyển của thế giới”, rất thuận lợi để phát triển
các loại hình du lịch sinh thái.

- 22 -
- Nguồn nước ngầm:

Cho đến nay chƣa có khả năng về hiện diện của tầng nƣớc ngầm trong phạm vi
huyện Cần Giờ, ngoại trừ tầng nƣớc ngọt ở giồng cát Cần Thạnh- Long Hào với trữ
lƣợng không đáng kể. Việc sử dụng nƣớc ngọt cho sinh hoạt hiện nay vẫn phải chở
từ nội thành.
Tài nguyên rừng
Rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm hơn 1/2 diện tích toàn huyện, là “lá phổi xanh” của
TP, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà khí hậu.
Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đƣớc. Thành phần các loại
cây này tƣơng đối đơn giản và có kích thƣớc cá thể ở dạng trung bình.
Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha bao gồm: Chà Là (Phonix Paludosa),
Ráng (Acrostichum Aurerum), Gía (Excoecaria Agallocha), Mấm
(Aviccenniaceae), Dà vôi (Ceriops Tagal)…tất cả đều sống trên vùng đất ngập
nƣớc. Trong đó, Ráng thƣờng đƣợc hỗn giao với Chà là, Cóc kèn (Derric Trifolata)
mọc trên đất gò, ít ngập nƣớc. Mấm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông
đất trũng, bãi bồi cao hơn không 0,2m so với mực nƣớc biển nhƣ Dà vôi, Mấm phân
bố trên đất sét chặt, ẩm.
Hệ thực vật rừng trồng (hơn 20.000 ha), bao gồm: Bạch đàn (Eucalytus
Camaldulensis), Keo lá tràm (Acacia Auriculiomis) trồng trên nền đất Chà là vả
Ráng; dừa lá (Nypa Fruiticans) trồng ở vùng đất phèn mặn và nƣớc lợ; đứơc
(Rhizophona apiculata) đƣợc trồng thử nghiệm; Chà là, phi lao (casuaraaana
Eqisetifolia), bạch đàn, keo lá tràm,… đƣợc trồng dọc theo đƣờng trục chính (xã
Bình Khánh, trung tâm huyện Cần Giờ) và những giồng cát ven biển…
Hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học
với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong danh sách đỏ của
nƣớc ta. Cụ thể nhƣ sau:
Loài thủy sinh: 125 loài tảo, 55 loài động vật nổi, 55 loài động vật nổi đáy, 18 loài
tôm, 60 loài cá.
Động vật trên cạn: 24 loài lƣỡng cƣ bò sát, 10 loài thú, 22 loài chim(hạt cổ trắng,
diệc xám, diệc lửa, khỉ, cò, ).


- 23 -
Tài nguyên biển
Bờ biển huyện Cần Giờ dài khoảng 13 km và có rất nhiều phù sa thuận tiện để phát
triển du lịch sinh thái biển, ngoài ra thủy sản vùng biển Cần Giờ có khả nuôi các
loài nhuyễn thể nhƣ Nghêu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên khoáng sản
Ngoài than bùn (chất lƣợng kém), khoáng sản duy nhất của Cần Giờ là cát mặn ở
hai lòng sông Lòng Tàu và Nhà Bè, nhƣng chất lƣợng kém, lẫn nhiều sét, nếu rửa
mặn có thể dùng trong xây dựng.
Tài nguyên nhân văn
Huyện Cần Giờ có một nền văn hoá lâu đời với tài nguyên nhân văn khá phong phú
và đa dạng nhƣ: Cần Giờ, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Thiềng Liềng, Vịnh Gành
Rái, Giồng Ao,… nền văn hóa gằn liền với nghể đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
nên áp dụng rất nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm.
Cảnh quan môi trƣờng
Huyện Cần Giờ có trên 38.000 ha rừng ngập mặn, sau hơn 20 năm phục hồi và tổ
chức, quản lý, bảo vệ và chăm sóc tốt đã tạo nên hệ sinh thái tự nhiên với nhiều
chủng loài thực vật, động vật Rừng Sác đa dạng. Nhờ những thành quả đó, Rừng
Sác Cần Giờ đã đƣợc UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển” thế giới đầu
tiên ở Việt Nam.
Đây cũng là nơi lƣu trú của nhiều loại thủy sản, ven các rừng ngập mặn đều có
nuo96i trồng thủy sản, rừng ngập ngập mặn cũng có thể sử dụng cho xử lý một phần
bùn ao nuôi tôm.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thủy sản
Tổng sản lựơng thủy hải sản khai thác ƣớc đạt 31.241 tấn, tƣơng ứng với tổng giá
trị sản lƣợng (GCĐ 94) 686.085 triệu đồng, trong đó đánh bắt 20.027 tấn, nuôi
trồng 11.214 tấn
Nhƣ vậy có thể nói, đánh bắt thủy sản đạt khối lƣợng gấp đôi so với nuôi trồng và
chiếm một tỷ trọng lớn trong ngành thủy sản của huyện Cần Giờ.

Diện tích nuôi: 02 vụ trong năm 2009 đạt 5.204,4 ha (tăng 7% so với vụ nuôi năm
2008).

×