Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

“ Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trên phần mềm Microstation và Elis ”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.38 MB, 119 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, dân số Việt Nam là hơn 87 triệu
người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân nhất thế giới. Với gần 260 người trên
một km2 đất, mật độ dân số Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và gấp gần 6 lần trung
bình thế giới. Điều này chứng tỏ Việt Nam là nước đất chật, người đông với tổng số
dân và mật độ ở mức cao báo động so với tài nguyên đang có. Cộng với việc sử dụng
môi trường chưa hợp lý, đi kèm với thói quen sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên
như hiện nay: tài nguyên khoáng sản, nước, không khí... Đặc biệt là tài nguyên đất của
Việt Nam đang có nguy cơ bị suy giảm lớn về đất sản xuất nông nghiệp do tác động
của con người và thiên nhiên.
Bên cạnh đó trước những biến động về đất đai có chiều hướng ngày càng phức
tạp, đa dạng theo xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường thì đất đai ngày càng trở
thành một tư liệu sản xuất đặc biệt và có tầm quan trong lớn. Điều này đặt ra yêu cầu
cấp bách cho các cơ quan chức năng phải biết quản lý nguồn tài nguyên này sao cho
thật hợp lý, hiệu quả. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu địa chính là một công cụ đắc lực
phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát đất đai của các nhà quản lý đất đai
hiện nay.
Cơ sở dữ liệu địa chính không những là một phương pháp quản lý đất đai một
cách chính xác và hiệu quả nhất mà nó còn đáp ứng được các yêu cầu của công tác
quản lý đất đai hiện nay. Cơ sở dữ liệu địa chính dùng để quản lý, tra cứu hỏi đáp
thông tin địa chính từ đó thực hiện nhiêm vụ đăng kí đất đai, lập và hoàn thiện hồ sơ
địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những công tác quản lý khác.
Tóm lại cơ sở dữ liệu địa chính đã, đang và sẽ vẫn giữ một vai trò rất to lớn trong
công tác quản lý thông tin đất đai của từng địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thấy tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu địa chính cùng với những kiến thức
được học từ nhà trường và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Thái Văn Nông em đã


chọn đề tài : “ Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai xã Diễn
Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trên phần mềm Microstation và Elis ”.

SVTH: Phan Xuân Luận

1

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập và quản lý cơ sở dữ liệu
địa chính một cách khoa học.
- Lưu trữ và xử lý các thông tin về cơ sở dữ liệu địa chính trên máy tính.
- Nhằm phục vụ tích cực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: Cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất và xây dựng hệ thống
thông tin về đất đai.
- Quản lý dữ liệu địa chính bằng phần mềm Microstation – Elis phục vụ cho việc
thành lập cơ sở dữ liệu địa chính, tra cứu hỏi đáp thông tin dữ liệu địa chính.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập đầy đủ tài liệu, số liệu về bản đồ, các thông tin cần thiết về đất đai của
từng thửa đất, từng lô đất hoặc từng chủ sử dụng đất trong xã.
- Các bản đồ được thành lập theo đúng quy trình, quy phạm của Tổng cục địa
chính ban hành.
- Việc liên kết, xử lý dữ liệu bằng phần mềm Elis phải được thực hiện một cách

khoa học đảm bảo tính chính xác, hiệu quả cao và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước
về đất đai.
- Trong quá trình làm việc phải bám sát nguyên tắc thành lập và quản lý cơ sở
dữ liệu địa chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý địa chính xã Diễn Quảng trên
phần mềm Microstation và Elis.
Phạm vi không gian: Xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Công tác thành lập, quản lý cơ sở dữ liệu địa
chính tại xã Diễn Quảng.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan
Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc
có liên quan đến mục tiêu của đề tài.
b. Phương pháp thống kê xử lý số liệu

SVTH: Phan Xuân Luận

2

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp.
Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực
trạng phát triển kinh tế - xã hội.

c. Phương pháp bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu
Các thửa đất biến động chưa được cập nhật trên bản đồ địa chính số chúng ta
tiến hành xác định đo đạc thực địa hoặc xác định trên tài liệu thống kê của xã từ
đó trình bày theo quy phạm bản đồ trên phần mềm Microsation.
Sau khi chuẩn hóa dữ liệu bản đồ trên phần mềm Mirosation kết nối dữ liệu
sang phần mềm Elis để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính số.
5. Cấu trúc của khóa luận
*Mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ sở dữ liệu địa chính
Chương II: Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý địa chính xã Diễn
Quảng trên phần mềm Microstation và Elis
Chương III: Nhận xét đánh giá kết quả đạt được và đề xuất giải pháp hoàn thiện
cơ sở dữ liệu địa chính xã Diễn Quảng
* Kết luận và kiến nghị

SVTH: Phan Xuân Luận

3

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CƠ SỞ DỮ
LIỆU ĐỊA CHÍNH
1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính
1.1.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính

Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính
(gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có
liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường
xuyên bằng phương tiện điện tử.
Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở
để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.
Cấu trúc cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm:
+ Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ
thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ
liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ
giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng
đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan
đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính
về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của
thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử
dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thành phần của Cơ sở dữ liệu địa chính (hồ sơ địa chính dạng số):
+ Bản đồ địa chính
+ Sổ địa chính
+ Sổ mục kê đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai
+ Bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

SVTH: Phan Xuân Luận

4


MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

1.1.2. Vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính

Cơ sở dữ liệu địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất
đai điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của cơ sở dữ liệu địa chính đối với
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Cơ sở dữ liệu địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thi hành
các văn bản đó. Thông qua cơ sở dữ liệu địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến
động đất đai nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến
động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Trên cơ sở thống kê và phân tích xu
hướng biến động đất đai kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng
cấp nhà quản lý sẽ hoạch định và đưa ra được các chính sách mới phù hợp với điều
kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng cấp.
Cơ sở dữ liệu địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thì nhà quản lý chỉ
cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với
độ tin cậy rất cao. Hơn thế nữa với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì công
việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, có thể chúng ta có thể lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từng năm.
Trong những năm gần đây do các quan hệ về đất đai ngày càng trở nên phức tạp
bởi vậy yêu cầu quản lý các nội dung như: đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng ngày càng trở nên khó khăn. Đặc biệt là vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng mặt
bằng để phục vụ cho các dự án liên quan đến đất đai.
Cơ sở dữ liệu địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và
nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản
lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng
đất: Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người
sử dụng.
1.1.3. Các quy định kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Trong thực tế sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính đặt ra các nhu cầu khác nhau,
các nhu cầu này cũng có các đòi hỏi khác nhau. Vì vậy yêu cầu đặt ra là làm thế

SVTH: Phan Xuân Luận

5

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

nào để các hệ thống có thể trao đổi thông tin với nhau, phương pháp đơn giản và
có hiệu quả nhất là các hệ thống phải xây dựng cấu trúc thông tin của mình theo
một tập các quy tắc chung.
Xuất phát từ các yêu cầu đó, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã xây dựng quy định kỹ thuật chuẩn cơ sở dữ liệu địa chính Việt
Nam ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước đối với công tác xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT, để Quy định kỹ thuật về
chuẩn địa chính Việt Nam được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu chuẩn hoá cho

các hoạt động sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính phải được xây dựng
trên cơ sở một quy định chung, nhằm đảm bảo toàn bộ dữ liệu địa chính đều được
xây dựng dựa trên các mô hình khái niệm và các quy tắc chung;
- Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính được trao đổi và
chia sẻ trên cơ sở mọi dữ liệu địa chính được định nghĩa và xây dựng theo một
quy định chuẩn dữ liệu địa chính chung, được mã hoá theo quy định, độc lập nền
tảng, và được chia sẻ thông qua các dịch vụ về dữ liệu mở;
- Cập nhật dữ liệu địa chính: các quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa
chính được thiết kế sao cho có thể hỗ trợ tối đa cho các hoạt động cập nhật dữ liệu
địa chính.
Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính gồm 06 quy định cụ thể sau đây:
- Quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin dữ liệu địa chính;
- Quy định hệ quy chiếu tọa độ áp dụng cho dữ liệu địa chính;
- Quy định siêu dữ liệu địa chính;
- Quy định chất lượng dữ liệu địa chính;
- Quy định trình bày dữ liệu địa chính;
- Quy định trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính.

Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính được xây dựng trên quan
điểm kế thừa của chuẩn thông tin địa lý quốc gia, do đó, nó có quan hệ mật
thiết với các thành phần:
- Các chuẩn thông tin địa lý quốc tế đang được áp dụng để chuẩn hoá dữ liệu địa

lý cơ sở quốc gia;

SVTH: Phan Xuân Luận

6


MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

- Các quy phạm kỹ thuật và các quy định hiện hành có

liên quan đến việc

chuẩn hoá thông tin dữ liệu địa chính (các loại danh mục đối tượng bản đồ, các
quy phạm thành lập bản đồ địa chính, hướng dẫn thẩm định chất lượng
sản phẩm bản đồ địa chính…);
- Các sản phẩm dữ liệu địa chính có được từ việc áp dụng các quy định chuẩn

hóa dữ liệu địa chính;
- Các loại đối tượng sử dụng các sản phẩm dữ liệu địa chính, cũng như các sản

phẩm dẫn xuất từ dữ liệu địa chính;
- Các quy trình kỹ thuật - công nghệ và công cụ phần mềm cần thiết nhằm thúc đẩy

việc áp dụng và triển khai quy định chuẩn dữ liệu địa chính trong thực tiễn.
1.2.

Các thành phần của cơ sở dữ liệu địa chính

1.2.1. Bản đồ địa chính
Khái niệm: Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí,
ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý
nhà nước về đất đai (Theo thông tư 24/TT-BTNMT ngày 19/5/2014).
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ đó thể hiện chính
xác vị trí, ranh giới, diện tích, số hiệu thửa và loại đất của từng thửa đất, từng chủ sử
dụng đất đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu
tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành
chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính
được thành lập trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung
cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của cơ sở dữ liệu địa chính, mang tính
pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất.
Bản đồ địa chính khác với các bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa
chính có tỷ lệ lớn, phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính
thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng
ngày hoặc theo định kỳ.
Các đối tượng có trên bản đồ địa chính: (Theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT
ngày 19 tháng 5 năm 2014)

SVTH: Phan Xuân Luận

7

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

- Loại đất là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên
mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với
mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.
- Nhãn thửa là tên gọi chung của các thông tin của thửa đất gồm: số thứ tự thửa
đất, diện tích thửa đất, loại đất.
- Diện tích thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là diện tích của
hình chiếu thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất trên mặt phẳng ngang,
đơn vị tính là mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
- Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại
nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
- Mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất.
- Đối tượng bản đồ địa chính là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành
thửa đất được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường, vùng), dạng
ký hiệu và ghi chú thuyết minh.
1.2.2. Sổ địa chính
Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình
trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của
pháp luật đất đai (Theo Thông tư 24/TT-BTNMT ngày 19/5/2014).
Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:
- Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất
không tạo thành thửa đất;
- Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;
- Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;
- Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất);
- Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất, quyền quản lý đất;
- Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với
đất (Theo Thông tư 24/TT-BTNMT ngày 19/5/2014).


SVTH: Phan Xuân Luận

8

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

1.2.3.Sổ mục kê đất đai
Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các
thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm:
Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được
giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai (Theo Thông tư 24/TT-BTNMT ngày
19/5/2014).
Sổ được thành lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi địa giới hành
chính cấp xã, phường, thị trấn về các nội dung : tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để
đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài liệu
hồ sơ một cách đầy đủ, thận tiện và chính xác.
Nội dung của sổ mục kê bao gồm các thông tin sau : số tờ, số thửa, diện tích, loại
đất, tên chủ sử dụng, xứ đồng.
1.2.4. Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai được lập để theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình
biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính hằng năm và tổng hợp báo cáo thống kê đất đai
theo định kỳ.
Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm : số tờ, số thửa biến động, tên
chủ sử dụng ( trước biến động )và nơi thường trú, loại đất trước biến động, diện tích

(m2), nội dung biến động khác.
1.2.5. Bản lưu giấy chứng nhận
Bản lưu Giấy chứng nhận dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước
khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính.
Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì lập hệ thống bản lưu Giấy
chứng nhận ở dạng giấy, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản màu trắng) được cơ quan có thẩm
quyền ký để lưu theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng
11 năm 2004 và Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bản màu xanh) được
cơ quan có thẩm quyền ký để lưu theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm
1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;

SVTH: Phan Xuân Luận

9

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất được sao để lưu theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu công trình xây dựng do người sử dụng đất nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến
động được sao theo hình thức sao y bản chính, đóng dấu của cơ quan đăng ký đất đai tại
trang 1 của bản sao Giấy chứng nhận để lưu.
Khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa quét bản gốc Giấy chứng nhận thì
quét bản lưu Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 2 Điều này; khi thực hiện đăng ký
biến động thì quét bản gốc Giấy chứng nhận để thay thế (Theo Thông tư 24/TTBTNMT ngày 19/5/2014).
1.3. Một số phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại Việt
Nam, tổng quan về phần mềm Microstation và Elis
1.3.1. Một số phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại Việt
Nam
Phần mềm xây dựng bản đồ và cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay ở nước ta nói
chung hiện nay chủ yếu sử dụng các phần mềm như Auto Cad, Microstion SE,
Microstion V8,.. để thành lập bản đồ địa chính. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư
nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ đang sử dụng các phần mềm được xây
dựng từ các dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân:
- Phần mềm FAMIS: một modul chạy trên nền Microstion SE, phần mềm này

được xây dựng từ khá sớm trong giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ số vào
công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính. Phần mềm này được cung
cấp miễn phí cho các doanh nghiệp, các Sở Tài nguyên và Môi trường để ứng
dụng thành lập bản đồ địa chính;
- Phần mềm eMap: phần mềm này được xây dựng bởi công ty TNHH Tin học

eK. Phần mềm này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp của

SVTH: Phan Xuân Luận


10

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

Bộ, các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và một số Sở Tài
nguyên và Môi trường;
- Phần mềm CESMAP: phần mềm này được xây dựng trong môi trường

AutoCAD bởi công ty Địa chính công trình;
- Phần mềm TMV.MAP: Phần mềm được xây dựng bởi Công ty cổ phần công

nghệ thông tin địa lý EK thuộc Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường.
Một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:
- Phần mềm CiLIS, ELIS: Các phần mềm được xây dựng bởi Cục Công nghệ

thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phần mềm ViLIS: phần mềm được xây dựng bởi Trung tâm Viễn thám

Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phần mềm TMV.LIS: phần mềm được xây dựng bởi Tổng công ty Tài nguyên và

Môi trường.
1.3.2. Tổng quan về phần mềm Microstation và Elis
1.3.2.1. Tổng quan về phần mềm Microstation

Microstation là một phần mềm đồ hoạ trợ giúp thiết kế ( CAD ) và là môi trường
đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố
bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ
khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó
khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ
liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo
cho việc biên tập, bổ sung rất tiện lợi. Microstation cho phép lưu các bản đồ và các bản
vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống toạ độ khác nhau.
Microstation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các Modul phần mềm ứng
dụng khác như : I/GEOVEC, I/RASB, MSFC, FAMIS… Các công cụ của Microstation
được dùng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (Raster), sửa chữa, biên tập dữ
liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất ( Import, Export ) dữ liệu đồ hoạ từ
các phần mềm khác qua các file có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg). Microstation có một
giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, Menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với

SVTH: Phan Xuân Luận

11

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn
giản, thuận lợi cho người sử dụng.
File dữ liệu của Microstation được gọi là Design file (*.dgn). Microstation cho

phép người sử dụng mở và làm việc với một Design file tại một thời điểm, file này gọi
là Active Design.
Nếu tiến hành mở một file *.dgn khi đã có một *.dgn khác đang mở microstation
sẽ tự động đóng file đầu tiên lại. Tuy nhiên, có một chức năng khác cho phép người sử
dụng có thể xem (tham khảo) nội dung của các file *.dgn khác đó bằng cách mở các
file đó dưới dạng file tham khảo (Reference File).
Bản vẽ *.dgn được quản lý theo từng lớp dữ liệu, mỗi lớp dữ liệu được gọi là 1
Level, mỗi file *.dgn có 63 Level được đánh số từ 1 – 63 có thể gán tên cho số hiệu lớp
để dễ quản lý.
Các level đó có thể hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt) trên màn hình. Khi tất
cả các Level chứa dữ liệu được bật, màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội dung của bản vẽ, ta
cũng có thể tắt tất cả các Level đang hiển thị trừ Level đang hoạt động gọi là Active
Level, Active Level là Level các đối tượng sẽ được vẽ trên đó.
Một đối tượng đồ họa xây dựng lên file *.dgn gọi là một Element. Element có thể
là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích. Mỗi Element được định nghĩa bằng
các thuộc tính đồ hoạ sau:
- Level: (1- 63) các lớp.
- Color: (0 - 255) màu.
- Line Weght: (0 - 15) lực nét của đường.
- Line Style: (0-7, Custom Style) kiểu đường.
1.3.2.2. Tổng quan về phần mềm Elis
ELIS (Environment Land Infomation Sytem) là hệ thống thông tin quản lý đất
đai. ELIS cung cấp đầy đủ các công cụ, tiện ích đáp ứng hầu hết các quy trình nghiệp
vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường tại Sở tài nguyên và môi
trường các tỉnh/thành trên toàn quốc. ELIS được thiết kế mở, có thể tùy chỉnh để phù
hợp với các đặc thù công tác quản lý đất đai và môi trường của tất cả các tỉnh/thành
trên toàn quốc và được cập nhật liên tục đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật
mới nhất về công tác quản lý đất đai.

SVTH: Phan Xuân Luận


12

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

ELIS là một hệ thống phần mềm với rất nhiều phân hệ. Trong đó, mỗi phân hệ có
những chức năng, mục tiêu hoạt động riêng. Nhưng đều chạy trên một nền tảng công nghệ
và sử dụng một cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất. Nhờ thế, tất cả việc thong tin về quy
hoạch đất đai, tình trạng pháp lý, diện tích của thửa đất sẽ được kiểm tra lập tức, đầy đủ, hệ
thống chỉ với một yêu cầu. Thời gian dành cho việc kiểm tra, thẩm định sẽ nhanh hơn hẳn
các phần mềm về tra cứu, xây dựng CSDL đất đai đang sử dụng. Đồng thời, việc sử dụng
hệ phần mềm ELIS sẽ cho phép người dân có thể truy xuất dữ liệu trực tuyến về thửa đất,
lô đất, dự án, công trình đang thi công, quy hoạch mà họ quan tâm.
Các phân hệ của Elis:
a. Phân hệ Đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai (Land Registrantion
and Chaning – LRC)
LRC là một phân hệ trợ giúp tác nghiệp thuộc hệ thống ELIS, có nhiệm vụ quản
lý và đảm nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến thông tin đất đai bao gồm các đăng
ký cấp giấy chứng nhận, chủ sử dụng, biến động, bản đồ địa chính. Đặc biệt chức năng
chỉnh lý và quản lý tất cả các loại biến động cho phép người dùng tự định nghĩa các
loại biến động và chỉnh lý tất cả các loại biến động trên một giao diện duy nhất, đơn
giản và thuận tiện. Có khả năng chuyển đổi tất cả các dữ liệu đã có dưới dạng số như
-

Vilis, Famis, từ các file Excel.

Kê khai đăng ký, quản lý và cấp giấy chứng nhận (Đăng ký cấp giấy, Thẩm tra cấp

-

giấy, Lập tờ trình, Lập quyết định cấp giấy và đăng ký cấp giấy).
Chỉnh lý cập nhật biến động đất đai, quản lý lịch sử thửa đất (Cập nhật biến động đất
đai trên thực địa vào hệ thống; Quản lý lịch sử thay đổi, lịch sử biến động về thông tin

-

thuộc tính và đồ họa đối với từng thửa đất).
Xây dựng bộ hồ sơ địa chính (Xây dựng hồ sơ địa chính theo đúng quy định hiện hành
của Bộ TMNT).
b. Phân hệ Quản lý quy trình và luân chuyển hồ sơ (Process Management and

-

Documents – PMD):
Đáp ứng mô hình một cửa, xử lý hồ sơ theo quy trình tại các sở TNMT.
Tuân theo chuẩn WfMC về tự động hóa luồng công việc.

SVTH: Phan Xuân Luận

13

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Thái Văn Nông

-

c. Phân hệ Thiết kế quy trình nghiệp vụ (Process Editor – PE):
Phân hệ PE có nhiệm vụ thiết kế các quy trình xử lý hồ sơ, cung cấp các khung quy

-

trình này cho phân hệ PMD để quản lý các công việc thực tế.
Cung cấp công cụ với giao diện đồ họa mạnh, dễ dùng (thực hiện theo cách “kéo và
thả”) hỗ trợ người dùng tự thiết kế quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với địa phương

-

mình.
Cho phép người dùng chỉnh sửa, cập nhật các quy trình nghiệp vụ để phù hợp với sự
thay đổi thực tê tại các sở TNMT.
d. Phân hệ Quản lý thông tin môi trường (Environmental Information
Management – EIM):

-

Phân hệ EIM có nhiệm vụ quản lý thong tin môi trường, bao gồm các thong tin chính:
Điểm nóng, Cơ sở ô nhiễm ,Quan trắc môi trường, Rừng ngập mặn, Vườn quốc gia,
khu bảo tồn.
e. Phân hệ Hỗ trợ công tác định giá bất động sản (Real Estate Valuation –
REV):

-


Phân hệ REV hỗ trợ công tác định giá bất động sản cho các Sở TNMT theo quy định

-

của Bộ TNMT và UBND các tỉnh/thành.
Cho phép quản lý thông tin của toàn bộ quá trình định giá bất động sản từ khâu: Tạo
lập dự án; Tạo hồ sơ; xây dựng phiếu điều tra khảo sát; Định giá đất; Xây dựng bản đồ
giá…
g. Phân hệ Quản lý thông tin đất đai cấp xã (ELIS4ACCESS):

-

Được triển khai cho cấp xã, triển khai trên máy trạm, quản lý các thông tin đất đai trên

-

địa bàn cấp xã.
Cho phép cán bộ địa chính cấp xã tra cứu, khai thác, tìm kiếm thông tin về hiện trạng
cấp phép quyền sử dụng đất, chủ sử dụng, thông tin thửa đất… trên địa bàn mình phụ

-

trách.
Là một CSDL độc lập.
h. Phân hệ Đồng bộ dữ liệu (SYN):

-

Phân hệ SYN hỗ trợ công tác đồng bộ dữ liệu giữa các CSDL đất đai các cấp. SYN

được thiết kế với các chức năng giúp người sử dụng có thể đồng bộ dữ liệu một cách

-

chính xác, nhanh chóng và an toàn.
Cơ chế đồng bộ của SYN có thể được cấu hình cho phép các CSDL đồng bộ tự động
theo chu kỳ hoặc thủ công.

SVTH: Phan Xuân Luận

14

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

i. Cổng thông tin đất đai và môi trường (ELIS Portal):
-

Là điểm truy cập tập trung và duy nhất tích hợp các kênh thông tin dịch vụ, ứng dụng

-

trong toàn bộ hệ thống ELIS.
Công bố thông tin một cách tùy biến từ các phân hệ khác trong hệ thống ELIS.
Hỗ trợ dịch vụ hành chính công cho người dân thông qua việc tích hợp hạ tầng thông
tin di động (SMS).


SVTH: Phan Xuân Luận

15

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

CHƯƠNG 2: THÀNH LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ
QUẢN LÝ ĐỊA CHÍNH XÃ DIỄN QUẢNG TRÊN PHẦN MỀM
MICROSTATION VÀ ELIS
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Diễn Quảng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Diễn Quảng là xã đồng bằng nằm về phía Tây của huyện Diễn Châu, cách trung
tâm huyện khoảng 7 km có diện tích tự nhiên 425,69 ha, chiếm 1,39% diện tích tự
nhiên của huyện, bao gồm 5 xóm phân bố ở 4 khu vực nằm cách xa nhau với 4.994
nhân khẩu. Có vị trí địa lý:
- Phía Bắc: Giáp xã Diễn Đồng.
- Phía Đông: Giáp xã Diễn Hạnh.
- Phía Tây: Giáp xã Diễn Nguyên.
- Phía Tây Nam: Giáp xã Diễn Bình.
- Phía Nam: Giáp xã Diễn Cát.
- Phía Đông Nam: Giáp xã Diễn Phúc.

Hình 2.1: Vị trí xã Diễn Quảng trên bản đồ


SVTH: Phan Xuân Luận

16

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

Phía Tây và phía Nam xã có hệ thống Sông Bùng và sông Khe chạy qua, đây là
nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của xã. Ngoài ra, hệ thống giao thông
như huyện lộ 205 có đoạn chạy qua xã dài 5,0 km. Do đó Diễn Quảng có điều kiện giao
lưu phát triển kinh tế - xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
Diện tích tự nhiên của xã trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình thành 4
dải đất cao (một dải là các xóm 1, xóm 2, một dải là xóm 3, một dải là xóm 4 và một
dải là xóm 5). Bốn dải đất tạo ra bình độ mặt đất tự nhiên của xã không đều nhau nên
ruộng hình thành nhiều bậc thang theo hướng cao dần về phía Nam.
Cấu tạo địa tầng gồm nhiều lớp cát màu vàng, nâu, xám, đen, cát pha sét các
dạng nhão, chặt vừa và chặt. Sức chịu tải trung bình của nền đất từ 1-1,5kg/cm 2.
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu:
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa hè gió Tây Nam khô nóng.
+ Mùa đông gió Đông Bắc lạnh ẩm.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,4oC
+ Cao nhất:


39-40 oC.

+ Thấp nhất:

5,7 oC

- Độ ẩm:
+ Trung bình hàng năm:

84 - 86%

+ Thấp nhất:

56% (mùa khô, khi có gió Tây Nam).

+ Cao nhất:

95%

- Lượng mưa: Phân bố không đều, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm:

1600 - 1800 mm

+ Lượng mưa lớn nhất:

2500- 2800 mm (Các tháng 8, 9, 10).

- Lượng bốc hơi: Trung bình năm 986 mm, bốc hơi cao nhất vào các tháng 12 và

1, 2 hàng năm (thường lớn hơn lượng mưa 1,9 - 2 lần).
- Bão: Diễn Quảng cũng như huyện Diễn Châu và vùng phụ cân, hàng năm chịu
ảnh hưởng nhiều trận bão đổ bộ vào đất liền, kéo theo mưa làm thiệt hại nhà cửa, mùa
màng, gây ngập úng trên diện rộng. Trong tổng số khoảng 10 cơn bão xuất hiện ở Biển

SVTH: Phan Xuân Luận

17

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

Đông, thì Diễn Quảng bị ảnh hưởng ít nhất 1 - 2 lần, nhiều là 4 lần, sức gió từ cấp 8 12, giật trên cấp 12.
b. Thủy văn:
- Nước mặt: Diễn Quảng có nguồn nước mặt từ sông Vách Nam, Sông Bùng,
Sông Khe, đảm bảo nguồn nước sản xuất và dân sinh.
- Nước ngầm: Chủ yếu là nước ngầm nông, phụ thuộc vào nước mặt, có hai lớp
chủ yếu.
+ Lớp trên: Nằm trong tầng cát, xuất hiện ở độ sâu 0,5 - 0,9m từ mặt đất, nước
không áp lực, chất lượng nước tốt.
+ Lớp dưới: nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha, độ sâu
từ 3m trở xuống. Nước trong lớp này có độ mặn muối khoáng cao.
2.1.1.3. Tài nguyên
a. Tài nguyên nước:
Diễn Quảng có nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào phục vụ sản xuất và dân
sinh.

b. Khoáng sản: Diễn Quảng không có khoáng sản gì đáng kể.
2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Hiện trạng dân số
- Dân số trung bình năm 2015 toàn xã là 5.087 người, trong đó giáo dân là 1.763
người.
- Tổng số hộ: 1.043 hộ, trong đó:
+ Hộ làm nông nghiệp là: 822 hộ
+ Hộ phi nông nghiệp:

221 hộ trong đó có 94 hộ làm dịch vụ thương mại:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1% năm.
Dân số được phân bố trong 5 xóm dân cư tính đến cuối tháng 11/2015 như sau:

SVTH: Phan Xuân Luận

18

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông
Bảng 2.1: Dân cư các xóm xã Diễn Quảng

TT

Tên xóm


1
2
3
4
5

Xóm 1
Xóm 2
Xóm 3
Xóm 4
Xóm 5
Tổng

Số hộ

Bình quân

Số người

người/hộ
222
994
4,5
242
1097
4,5
277
1278
4,6
263

1497
5,7
39
221
5,7
1043
5087
4.9
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp xã Diễn Quảng)

2.1.2.2. Hiện trạng lao động
Tổng số lao động toàn xã:

2.429 người.

Trong đó:
- Lao động trong ngành nông nghiệp:

2.143 người chiếm 88,2 %

- Lao động phi nông nghiệp:

286 người chiếm 11,8 %.

2.1.2.3. Hiện trạng cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm, giai đoạn 2005 - 2015 là
19,5%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 12.200.000 VNĐ/năm/người.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
+ Công nghiệp và TTCN:


25,0 %

+ Dịch vụ thương mại, nghành nghề:

29,3 %

+ Nông nghiệp:

5,50 %

- Tổng thu ngân sách năm 2015: Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về thu, quản lý và
sử dụng đúng chế độ quy định của luật ngân sách. Thu ngân sách đầu kỳ 1,057 tỷ, cuối
kỳ 3,522 tỷ tăng 3,3 lần.
- Tổng số hộ nghèo:

223 hộ, chiếm 19,70 % số hộ.

- Hình thức tổ chức sản xuất (đến tháng 10/2015):
+ HTX nông nghiệp: 01
+ Doanh nghiệp:

02 ( doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp đàu tư

thương mại)
+ Gia trại:

07

+ Xe ô tô tải:


03 xe

2.1.2.4. Hiện trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

SVTH: Phan Xuân Luận

19

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

a. Trồng trọt:
Thực hiện tốt các khâu dịch vụ trong nông nghiệp. Ứng dụng nhanh và có hiệu
quả các tiến bộ khoa học vào sản suất, tạo bước chuyển biến trong cơ cấu mùa vụ, cơ
cấu giống cây con. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 3.383 tấn đạt 96,6% chỉ
tiêu, bình quân lương thực đầu người là 670 Kg/người/năm.
b. Chăn nuôi:
Tập trung chuyển đổi các hình thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ ở các hộ gia đình sang
hướng chăn nuôi tập trung, 5 năm qua các mô hình chăn nuôi, phát triển từ một vài mô
hình nay đã có 8 mô hình kinh tế sản xuất, đặc biệt là mô hình nuôi cá, cá lúa kết hợp,
mô hình lợn, bò bước đầu hình thành sản xuất hàng hoá. Tổng đàn gia súc (2015):
Trâu bò 430/800 con đạt 53,7 % chỉ tiêu, đàn lợn 2330 (lợn nái 580 con; lợn thịt 1750
con), đàn lợ sữa 9280 con, đạt 81 % chỉ tiêu, đàn thuỷ cầm 6300 con/năm, gia cầm
khác 1.043 con vượt chỉ tiêu.
c. Thuỷ sản:

- Chủ yếu nằm trong khu dân cư và một phần diện tích 0,4 ha.
- Tổng diện tích ao hồ nuôi trồng thuỷ sản 9,31 ha (chủ yếu là cá truyền thống )
- Giá trị sản suất năm 2015 đạt 558,7 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,9 % giá trị sản
xuất trong nông nghiệp.
2.1.2.5 Hiện trạng hệ thống thương mại, dịch vụ ngành nghề
Tiếp tục phát triển mở rộng và đa dạng các hình thức dịch vụ, kinh doanh, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, nhiều lao động tham gia làm dịch vụ tại địa phương, lao
động đi xuất khẩu nước ngoài ngày càng tăng. Tiếp tục phát triển nghề bún truyền
thống nhất là khâu sản xuất bún bằng máy có công suất cao đã góp phần làm tăng thu
nhập đáng kể.
2.1.2.6 Công nghiệp - xây dựng
Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển mạnh, đa dạng nghành nghề. Trong 5
năm qua đã phát huy nội lực, tranh thủ giúp đỡ của nhà nước, tập trung xây dựng cơ sở
hạ tầng với tổng giá trị 10,1 tỷ đồng, trong đó nguồn từ ngân sách là 5,9 tỷ đồng, huy
động nhân dân 4,2 tỷ đồng, cụ thể: Xây dựng trường mần non tập trung, xây dựng khu
công sở mới, tường bao khu công sở, 1,2 km kênh bê tông, 2,3 km đường nhựa, 6,5
km đường bê tông, 12 phòng học trường tiểu học, đường điện lên khu công sở mới,

SVTH: Phan Xuân Luận

20

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

nhà đa chức năng trường THCS. Xây dựng kè lở Sông Đình, trạm bơm Cồn Dưa và

một số công trình khác.
2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất tại xã Diễn Quảng
2.2.1. Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
2.2.1.1. Công tác đo đạc bản đồ
Bản đồ địa chính hiện nay xã đang sử dụng trong công tác quản lý đất đai là bản
đồ giấy (được thành lập dựa trên bản đồ địa giới 364) được thành lập năm 1996. Bản
đồ được đo vẽ bằng máy kinh vĩ quang cơ, mia gỗ, tiến hành bình sai thủ công và được
vẽ tay trên chất liệu giấy. Tại xã thì được đo vẽ và chia thành 5 mảnh bản đồ. Qua thời
gian sử dụng là trên 20 năm nên đã hư hỏng và bị mờ một số thông tin trên bản đồ.
Được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài Nguyên và Môi
trường huyện kết hợp với UBND xã Diễn Quảng đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa
chính. Đây là cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch, giao đất,... đồng thời
giúp cho xã và huyện nắm chắc quỹ đất đai và quản lý sử dụng các loại đất.
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và còn hạn
chế nhưng kết quả đạt được đã thiết thực phục vụ cho việc xây dựng các công trình
phát triển hạ tầng. Trong năm 2015, trên địa bàn đã tiến hành đo đạc được 425,69 ha
diện tích tự nhiên trên nền bản đồ tỷ lệ 1: 2000; trong đó:
- Đất nông nghiệp đo được 312,86 ha;
- Đất phi nông nghiệp đo được 98,90 ha;
- Đất chưa sử dụng đo được 13,93 ha.
Cho đến nay trên địa bàn đã xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất các
năm 2005, 2010, 2015 theo đúng hướng dẫn của ngành và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 được lập trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất của xã giai đoạn
2010 - 2020.
2.2.2. Lập và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý cơ sở
dữ liệu địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được những kết quả
quan trọng. Việc đăng ký, lập cơ sở dữ liệu địa chính đã cơ bản hoàn thành, hệ thống

sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai,

SVTH: Phan Xuân Luận

21

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện theo đúng quy định. Củ thể:
2.2.2.1. Sổ địa chính
Cùng với việc thành lập bản đồ địa chính thì sổ địa chính cũng được lập. Tại xã
thì có 4 sổ địa chính, qua thời gian sử dụng lâu dài đã bị mất 1 sổ địa chính. Các sổ địa
chính còn lại hiện thì đã bị mối mọt, hư hỏng và bị rách một số trang.
2.2.2.2. Sổ mục kê đất đai
Số lượng sổ mục kê là 5 sổ theo 5 tờ bản đồ. Cũng qua thời gian sử dụng lâu dài
nên sổ đã bị hư hỏng khá nhiều, nhiều thông tin trên sổ bị mờ, bị rách.
2.2.2.3. Sổ theo dõi biến động đất đai
Việc biến động đất đai hằng năm là khá phổ biến nên việc lưu giữ, cập nhật sổ
biến động đất đai thường xuyên nên sổ được lưu trữ cận thận, bị hư hỏng khá ít.
2.2.2.4. Bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Các bản lưu giấy chứng nhận được lưu giữ cận thận, nhưng do thời gian sử dụng
lâu dài nên một số bị hư hỏng, một số bị mất.
Đến nay trên địa bàn xã đã xác nhận làm thủ tục cho 1.992 hộ gia đình, cá nhân
và 03 tổ chức xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được UBND huyện
cấp 1.995 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó có 989 giấy chứng nhận đã

trao cho hộ gia đình, cá nhân và 03 giấy chứng nhận đã trao cho tổ chức), bao gồm:
- Đất ở tại nông thôn đã cấp được 989 giấy với diện tích 19,87 ha;
- Đất nông nghiệp đã cấp được 1.003 giấy với tổng diện tích 277,15 ha.
2.2.3. Thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Luật Đất đai, UBND xã đã triển khai công tác thống kê đất đai hàng
năm và kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm. Năm 2000 thực hiện Chỉ thị 24/1999/CT-TTg,
năm 2005 thực hiện Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg, năm 2010 thực hiện Chỉ thị số
618/CT-TTg ngày 15/5/2009, năm 2015 thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày
1/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Kết quả đã hoàn thành bộ số liệu hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở để huyện,
xã có phương án sử dụng đất một cách hiệu quả, bền vững
2.2.4. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân ở lĩnh vực đất đai đã
được UBND xã quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời. Công tác tiếp dân luôn được coi

SVTH: Phan Xuân Luận

22

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

trọng và thực hiện có nề nếp, đúng quy định, quy chế tiếp dân và Luật Khiếu nại tố
cáo.
Tranh chấp đất đai tuy không xảy ra phổ biến như thời kỳ trước khi Luật Đất đai

năm 2003 có hiệu lực, nhưng vẫn tồn tại, phức tạp và có lúc rất gay gắt. Nội dung chủ
yếu của tranh chấp đất đai là đòi lại đất cũ hoặc đất chiếm dụng. Các tranh chấp
thường là giữa các cá nhân với nhau hoặc là giữa cá nhân và UBND. Xác định được
đây là vấn đề phức tạp, xã đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng tập trung giải quyết
dứt điểm từng vụ việc, không để xảy ra các điểm nóng.
Trong năm 2015, xã đã tiếp nhận 6 đơn giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải
thành công 3 đơn, chuyển lên trên giải quyết 2 đơn, hiện còn tồn tại 1 đơn đang xác
minh tiếp tục giải quyết.
2.2.5. Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất
Công tác quản lý đất đai tại xã Diễn Quảng luôn được các cấp chính quyền quan
tâm chỉ đạo và thực hiện tốt pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật do các cấp
ban hành được đưa vào quản lý một cách có hiệu quả. Công tác quy hoạch sử dụng
đất, thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện tốt.
Tổng diện tích tự nhiên 425,69 Ha. Hiện trạng sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp:

314,68 Ha, chiếm 73,9 % diện tích tự nhiên:

- Đất phi nông nghiệp:

97,08 Ha chiếm 22,8 %.

- Đất chưa sử dụng: 13,93 Ha chiếm 3,3 %.
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, diện tích tự nhiên của xã Diễn Quảng
có 425,69 ha, tăng 0,16 ha so với hiện trạng năm 2006.

SVTH: Phan Xuân Luận

23


MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

Bảng 2.2: Biến động đất đai giai đoạn 2006 - 2015, xã Diễn Quảng
ST
T

((1)

Loại đất

(2)



(3)

Tổng diện tích tự nhiên

Biến

Diện tích

Diện tích

năm 2006


năm

(ha)

2015 (ha)

(4)

(5)

425,53

425,69

(4)
0,16

động
tăng (+),
giảm (-)
(6)=(5)-

1

Đất nông nghiệp

NNP

312,92


312,86

-0,06

.1

Đất trồng lúa

LUA

266,46

265,32

-1,14

.2

Đất trồng cây hằng năm còn lại

HNK

40,44

41,52

1,08

.3


Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

6,02

6,02

0,00

2

Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng trụ sở cơ quan,

PNN

98,73

98,90

0,17

CTS

0,29

0,65


0,36

SKC

0,04

0,04

0,00

SKX

1,47

0,00

-1,47

TTN

1,56

1,56

0,00

.1
.2
.3


công trình sự nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng

.4

gốm sứ
Đất tôn giáo, tín ngưỡng

.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

6,06

4,95

-1,11

.6

Đất sông, suối

SON

31,05

31,16


0,11

.7

Đất phát triển hạ tầng

DHT

39,40

40,67

1,27

.8

Đất ở tại nông thôn

ONT

18,86

19,87

1,01

3

Đất chưa sử dụng


DCS

13,88

13,93

0,05

4

Đất khu dân cư nông thôn

DNT
68,49
70,64
2,15
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp xã Diễn Quảng)

2.2.5.1. Biến động đất nông nghiệp
Trong kỳ quy hoạch năm 2006-2015 đất nông nghiệp biến động giảm 0,06 ha,
đất nông nghiệp có biến động tăng do mở rộng diện tích trên đất hoang, có biến động
giảm do chuyển sang phi nông nghiệp nhưng cân đối chung thì giảm 0,06 ha. Cụ thể
chỉ tiêu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp biến động như sau:
- Đất trồng lúa: theo số liệu thống kê năm 2015 đất chuyên trồng lúa có diện tích
có diện tích 265,32 ha, giảm 1,14 ha so với năm 2006. Đất trồng lúa nước giảm để
chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp sau: đất ở tại nông thôn 0,18 ha; đất phát

SVTH: Phan Xuân Luận


24

MSSV: 1252052515


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Thái Văn Nông

triển hạ tầng 0,30.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: theo kết quả kiểm kê và thống kê năm 2015
đất trồng cây hàng năm còn lại tăng 1,08 ha so với năm 2006, do được chuyển từ đất
trồng lúa sang
- Đất nuôi trồng thủy sản: trong kỳ quy hoạch năm 2006-2015 đất này vẫn giữ ổn
định không có biến động, hiện trạng năm 2015 có diện tích là 6,02 ha.
2.2.5.2. Biến động đất phi nông nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2015, xã Diễn Quảng có 98,90 ha diện tích đất phi
nông nghiệp, tăng 0,17 ha so với năm 2006, trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,36 ha, được chuyển từ
đấy chuyên trồng lúa nước. Đến cuối năm 2015 đất trụ sở cơ quan công trình sự
nghiệp có diện tích 0,65 ha.
- Đấ cơ sở sản xuất kinh doanh không thay đổi mục đích là 0,4 ha;
- Đất sản xuất vật liệu gốm sứ giảm 1,47 ha;
- Đất tôn giáo tín ngưỡng không thay đổi mục đích sử dụng, diện tích hiện trạng
năm 2015 là 1,56 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 1,11ha;
- Đất sông, suối tăng 0,11 ha;
- Đất phát triển hạ tầng tăng 1,27 ha, trong đó:
+ Đất giao thông tăng 0,30;
+ Đất công trình bưu chính viễn thông tăng 0,02 ha;

+ Đất cơ sở văn hóa giảm 0,04 ha;
+ Đất cơ sở y tế giảm 0,06 ha;
+ Đất giáo dục tăng 0,13 ha;
+ Đất cơ sở thể dục thể thao tăng 0,92 ha;
Diện tích tăng các công trình cơ sở hạ tầng được chuyển sang từ các loại đất
sau: đất trồng lúa 1,67 ha; đất trồng cây hàng năm còn lại 3,10 ha; đất trồng cây lâu
năm 0,21 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0,23 ha; đât ở nông thôn 2,63 ha; đất; đất cơ sở
sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2,96 ha.

SVTH: Phan Xuân Luận

25

MSSV: 1252052515


×