Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

“ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.8 KB, 64 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác. Đất đai là sản phẩm của
tự nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là một
trong những thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng công trình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng; là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử dân
tộc và tình cảm của con người trong xã hội.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã
hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những
nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy, đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc
dầu hạn chế về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới
tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sử
dụng. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá
trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai thác đất mới
lại rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó
lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn
cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có
nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu , đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Ngọc Sơn là xã nằm trong vùng bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu, cách
trung tâm huyện 7 km về phía Tây. Và cách thành phố Vinh khoảng 60 km, là
một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn
hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất, tài nguyên
đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những năm gần đây,
quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt là
đất canh tác bị giảm nhiều. Trong khi đó, dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu về
lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối với đất canh tác. Đảng và


Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách như: Giao đất nông nghiệp sử
dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình; chương trình chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi; chương trình “ Xây dưng cánh đồng 50 triệu đồng trên 1
ha”; các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh
tác. Nhiều nơi đã xuất hiện các điển hình sản xuất thâm canh giỏi, các mô
hình chuyển đổi từ đất trồng cây lương thực sang trồng các loại cây hàng hóa
cho hiệu quả kinh tế cao. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu
1


-

-

quả kinh tế sử dụng đất canh tác nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sức
sản xuất của đất trên địa bàn xã là rất cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý
của Khoa Địa lý- Quản lý tài nguyên, trường Đại học Vinh, cùng với sự
hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Ts. Nguyễn Thị Trang Thanh, em xin phép
được tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở
điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa bàn xã, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng
bền vững.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp.
- Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Ngọc Sơn, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
4. Đối tượng
Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu nguồn số liệu giai đoạn 2010 đến
2015.
6. Quan điểm nghiên cứu
6.1. Quan điểm hệ thống
Cấu trúc đứng: các hợp phần tự nhiên bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, thủy
văn, địa hình, sinh vật,… ở xã Ngọc Sơn. Trong đó các hợp phần khí hậu, thổ
nhưỡng, thủy văn là các hợp phần quan trọng nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Các hợp phần kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố dân cư, các ngành
kinh tế, cơ sở hạ tầng.
Cấu trúc ngang: địa bàn cứ trú và diện tích canh tác của các đơn vị thôn thuộc
xã Ngọc Sơn.
Cấu trúc chức năng:
+ Chức năng môi trường tự nhiên: cung cấp không gian sống cho con
người ở địa bàn nghiên cứu; cung cấp nguồn đất nông nghiệp

2


+ Chức năng của con người: Sản xuất trên đất nông nghiệp; Các chrủ
trương, chính sách của các cấp chính quyền liên quan đến hoạt động sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
6.2. Quan điểm phát triển bền vững

Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hóa, diện tích đất trống
đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền
vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong
nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được
đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất , bảo vệ được môi trường tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội.
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên
cho nông nghiệp ( đất đai, lao động ) để đáo ứng nhu cầu cuộc sống của con
người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu
quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực và cải thiện
chất lượng môi trường sống cho đời sau.
6.3. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm nghiên cứu của địa lý học. Tức là nghiên cứu trên một
lãnh thổ để thấy được sự khác nhau và đánh giá được vấn đề mình muốn
nghiên cứu.
Trong đề tài này, cần nghiên cứu trọn vẹn phạm vi đất nông nghiệp của
xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đi sâu vào nghiên cứu các
vấn đề liên quan như: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
của xã để phát triển và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp xã Ngọc Sơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp
Thông tin, số liệu được thu thập từ các tài liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử
dụng đất và hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa

bàn xã.
Phương pháp điều tra số liệu thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng
vấn cán bộ và người dân địa phương để thu thập số liệu có liên quan.
7.2. Phương pháp kế thừa
Để hoàn thiện được đề tài này thì việc vấn dụng phương pháp kế thừa là
rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. Em đã kế thừa các sô liệu, tài
3


liệu có liên quan đến đề tài để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu như các
báo cáo, thông tư…
7.3. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
Em đã tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ
thống, thứ tự mẫu là ngẫu nhiên. Tổng số hộ điều tra là 30 hộ. Nội dung điều
tra nông hộ bao gồm: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây
trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai và những
ảnh hưởng đến môi trường…
7.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Trên cơ sở số liệu thu thập được, em tiến hành tổng hợp, phân tích theo
các tiêu chí như: loại cây, các khoản chi phí…. Để đánh giá mức độ biến
động, nguyên nhân và rút ra kết luận.
7.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của thầy cô để có thể hoàn thành đề tài và đưa ra được
giải pháp hợp lý cho đất sản xuất
7.6. Phương pháp dự báo
Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự
báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
7.7 Phương pháp thống kê và đánh giá hiệu quả
+ Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của
các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng

đất làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn.
* Phân tích hiệu quả kinh tế:
- Giá trị sản xuất – GTSX ( GO – Gros Output ): Là toàn bộ sản phẩm
sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất ( một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng
và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất).
- Chi phí trung gian – CPTG (IC - Intermediate Cost): Là toàn bộ chi
phí vật chất và dịch vụ sản xuất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử
dụng đất ( giống, thuốc hóa học, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu).
- Giá trị gia tăng – GTGT (VA – Value Added): là giá trị sản phẩm vật
chất mới tạo ra trong quá trình sản xuất, trong một năm hoặc một chu kỳ sản
xuất, được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian (VA = GO –
IC).
* Phân tích hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội gồm có:
- Mức thu hút lao động: nhu cầu sử dụng lao động, tạo ra công ăn việc
làm của kiểu sử dụng đất.
- Giá trị một ngày công lao động của kiểu sử dụng đất.
- Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào sản xuất.
* Phân tích hiệu quả môi trường
4


Hiệu quả môi trường phân tích thông qua các chỉ tiêu sau:
- Mức độ sử dụng phân hóa học của kiểu sử dụng đất so với quy trình.
- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đánh giá hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Ngọc

Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp cho xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp
*Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “ Đất đai là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất đai là
điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con
người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có
sự tồn tại của chính con người.
* Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích
nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. kể cả diện tích đất
lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm
nghiệp.
* Đất sản xuất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng
cây lâu năm.
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Theo luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được phân loại như sau:

- Đất trồng cây hàng năm ( đất canh tác ) là loại đất dùng trồng các loại
cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây
hàng năm bao gồm:
+ Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/ năm với các công
thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu….
+ Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa – lúa, lúa – màu, màumàu….
+ Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/ năm
Ngoài ra, đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác
và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, chuyên trồng màu….
- Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ
sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản
mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm.
-Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại
cây rừng với mục đích sản xuất.
6


- Đất rừng phòng hộ là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng
hộ.
- Đất rừng đặc dụng là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào
sử dụng với mục đích riêng.
- Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản
như: tôm, cá, cua,.
- Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản
xuất muối..
1.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội
Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh dưỡng
do lương thực và thực phẩm ( đặc biệt là thực phẩm ) ngày càng tăng nhanh.
Một đặc điểm quan trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể

thay thế bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những hàng hóa này dù cho
trình độ khoa học – công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào
có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất
quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. những hàng hóa có chưa chất dinh dưỡng nuôi sống con người
này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi
hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiêp.
- Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển
+ Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến.
+ Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là
khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các ngành
kinh tế quốc dân khác và đô thị.
+ Nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa công nghiệp và
các ngành kinh tế khác.
- Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước
Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất nước ta. Tỷ
trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25 % tổng thu
ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được
thực hiện dưới nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh
khác…. Bên cạnh nguồn thu ngân sách cho nhà nước, việc xuất khẩu sản
phẩm nông nghiệp làm tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần thiết lập cán cân
thương mại, đồng thời cung cấp vốn ban đầu cho sự phát triển của công
nghiệp.

7


- Hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn

Nước ta với hơn 70 % dân cư tập trung ở nông thôn, họ sống chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đáp ứng
nhu cầu cấp thiết hàng ngày.
- Tái tạo tự nhiên
Nông nghiệp còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nông nghiệp mới có khả năng tái tạo
tự nhiên cao nhất mà các ngành khác không có được. Tuy nhiên nông nghiệp
lạc hậu và phát triển không có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ
phì đất đai giảm sút, các yếu tố khí hậu thay đổi bất lợi. Mặt khác, sự phát
triển đến chóng mặt của thành thị, của công nghiệp làm cho nguồn nước và
bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Đứng trước thảm họa này đòi hỏi phái
có sự cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm đầy lùi thảm họa đó bằng nhiều
phương pháp, trong đó nông nghiệp giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong
việc thiết lập lại cân bằng sinh thai động thực vật. Vì thế, phát triển công
nghiệp phải dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.
1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và những quan điểm sử
dụng đất bền vững
1.1.2.1. Sử dụng đất
a. khái niệm và ý nghĩa của sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định xu hướng
chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất, tài nguyên đất đai, phát huy tối đa
công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, KT- XH cao nhất.
Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại.
Trong mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định, được sử dụng đất theo yêu
cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào các thuộc tính tự nhiên của đất
đai. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử
dụng đất đai được thể hiện theo 4 mặt sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không

gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất để sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai
8


Việc sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở một hệ thống các yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội
*. Nhân tố điều kiện tự nhiên
- Điều kiện khí hậu: Có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật
thủy sinh. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sẽ đem đến nhiều
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, và ngược lại, những vùng có điều kiện
khí hậu khắc nghiệt sẽ từ đó mà kéo theo những tác động xấu đến hoạt động
sản xuất. Hơn nữa, thông qua sự đánh giá và tùy thuộc vào khí hậu của từng
vùng mà người dân sẽ có cách để lựa chọn loại cây, giống cây trồng sao cho
phù hợp, nhằm đem lại năng suất cao và ổn định
- Điều kiện địa hình: Đây cũng là một trong những nhân tố cấu thành tạo
nên đât đai. Có ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng đất. ở những nơi có địa
hình khác nhau thì phương thức sử sản xuất đất nông nghiệp là khác nhau.
Đối với những vùng có độ cao so với mực nước biển chênh lệch càng lớn thì
càng đòi hỏi vùng đó phảo xây dựng đồng ruộng để thủy lợi hóa và cơ giới
hóa.
- Điều kiện thổ nhưỡng:Sự khác nhau về điều kiện địa hình sẽ kéo thoe
sự thay đổi về đất đai và khí hậu. Từ đó làm ảnh hưởng đến sản xuất và phân

bố các ngành nông, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều
thẳng đứng đối với nông nghiệp, quyết định rất lơn đến hiệu quả sản xuất
nông nghiệp. Do vậy, việc sử dụng đất cần được dựa trên kết quả đánh giá và
phân hạng đất đất.
- Điều kiện thủy văn: Sự khác biệt về điều kiện thủy văn ở từng vùng sẽ
đem đến thuận lợi hay gây cản trở trong việc bố trị các hoạt động sản. Nơi có
nguồn nước dồi dào thì sẽ thuận lợi cho quá trính sinh trưởng và phát dục của
cây trồng, từ đó làm giảm chi phí, tăng năng suất cây trồng và ngược lại,
những nơi không có đủ lượng nước đáp ứng cho quá trình sản xuất thì sẽ là
nguyên tố đầu tiên gây khó khăn, tăng chi phí sản xuất.
* Nhân tố kinh tế xã hội
Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội: dân số và lao động, thông tin và
quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng,
sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và
phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp,
giao thông, vận tải, sự phát triển của KH - KT, trình độ quản lý sử dụng lao
động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân
lực đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Dân số và lao động: Dân số và lao động sẽ tác động trực tiếp lên nhu
cầu sử dụng đất. Dân cư lao động là đối tượng tác động trực tiếp vào đât đai
9


để phục vụ nhu cầu của bản thân, cho xã hội. Nguồn dân số và lao động có
trình độ cao sẽ phản ảnh trình độ thâm canh sử dụng đất, cải tạo đất.
- Sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Tiềm năng đất đai phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.ngày
nay, trong hoạt đọng sử dụng đất, vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
luôn được hướng tới, nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, đồng
thời sẽ làm giảm đi một lượng lao động nông nhàn trng nông nghiệp sang các

ngành kinh tế khác, tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật: Lượng vốn trong dân dồi dào thì sẽ giúp
cho những người làm nông nghiệp thêm mạnh dạn đầu tư, thâm canh, mở
rộng quy mô sản xuất.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Nền kinh tế ngày càng phát triển,
kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên. Mục đích sử dụng đất sẽ đa
dạng hơn, làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên , điều nãy sẽ là nguy cơ
khiến quỹ đất nông nghiệp sẽ bị giảm do chuyển sang mục đích phi nông
nghiệp. Một mặt sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành phi nông nghiệp. Mặt
khác, nếu như không có sự quản lý và điều chỉnh sao cho hợp lý thì sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng đất nếu như sử dụng đất không bền vững.
- Nhân tố thị trường: Thị trường là một nhân tố quan trọng của mọi
ngành sản xuất và kinh doanh. Hiện nay, thị trường đầu vào và đầ ra của sản
xuất hàng hóa. Có tác động to lớn đến phát triển sản xuất. Tuy nhiện, phần lớn
là thị trường tự phát, định hướng đầu ra còn rất kém, thiếu vận hành đồng bộ.
Đây là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến người dân tham gia phát triển
sản xuất và kinh doanh nông sản.
1.1.2.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
a) Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý
Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử
dụng của con người ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông
nghiệp phải đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo
an ninh lương thực, thực phẩm tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và
hương tới sản xuất hàng hóa. Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp trên cơ
sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT-XH , tận dụng được tối đa lợi thế
so sánh về điều kiện sinh thái, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là
những nguyên tắc cơ bản và cần thiết đảm bảo khai thác sử dụng bền vững tài
nguyên đất. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp là “ đầy đủ và hợp lý “, dựa
trên quan điểm tiến bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể.

Thực hiện nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp “ đầy đủ và hợp lý “ là
cần thiết, vì:
10


- Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông
sản trên 1 đơn vị diện tích, có cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý góp
phần bản vệ độ phì nhiêu của đất.
- Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên khác, nâng cao đời sống của nông dân.
- Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý trong cơ chế kinh tế thị
trường phù hợp với quy luật tự nhiên của nó, gắn với các chính sách vĩ mô
nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
b) Đất nông nghiệp cần sử dụng hiệu quả đạt kinh tế cao
Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp.
Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu
thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị
diện tích đó.
c) Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững
Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả về số lượng
và chất lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng
được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn không làm phương hại đến việc đáp
ứng đủ cho nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của
đất nông nghiệp còn gắn liền với điều kiện sinh thái.
1.1.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững
FAO cho rằng sử dụng đất bền vững tức là để đáp ứng nhu cầu cuộc
sống của con người, bên cạnh đó cần phải cải thiện tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông nghiệp bền vững nhất thiết phải đảm bảo
được ba mặt: hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu cho xã hội về an ninh lương
thực, đồng thời, giữ gìn và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau. FAO

đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể trong nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu lương thực cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương
lai về số lượng và chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, thu nhập và điều kiện sống, điều kiện làm
việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.
- Duy trì và chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của tài nguyên
thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo mà không phá
vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không
gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố long tin
trong nông dân.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc sử dụng đất dựa trên quan điểm bền
vững luôn là vấn đề cần thiết và đáng được quan tâm. Việc sử dụng đất bền
vững phải tuân theo 5 nguyên tắc sau:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất ( năng suất ).
11


- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất ( an toàn ).
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại sự thoái hóa
đối với chất lượng đất và nước ( bảo vệ ).
- Khả thi về mặt kinh tế ( tính khả thi ).
- Được sự chấp nhận của xã hội ( sự chấp nhận ).
Nói cách khác hơn, việc sử dụng đất không chỉ tác động đến các yếu tố
tự nhiên mà còn cần phải gắn chặt với khía cạnh môi trường và lợi ích kinh
tế- xã hội. Vì vậy mà 5 nguyên tắc trên được coi là những trụ cột của sử dụng
đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra
đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ
đạt một hay một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ
mang tính bộ phận.

Theo quan điểm và nguyên tắc FAO thì sử dụng đất bền vững áp dụng
vào điều kiện ở Việt Nam cần pải thể hiện thông qua 3 nguyên tắc sau:
+ Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được
thị trường chấp nhận.
+ Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất
đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời
sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
Như vậy, khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được
thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích
mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xac định. Đối với đất sản xuất
nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở là duy trì và
nâng cao được khả năng sản xuất,khả năng phục vụ của đât đai; có thể đứng
vững được về mặt kinh tế đời sống và được xã hội chấp nhận; giảm được
nguy cơ cho sản xuất và môi trường; bảo vệ được tiềm năng của các nguồn lợi
tự nhiên.
1.1.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp theo hướng bền vững
1.1.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến hiệu
quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả
mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Trong
sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Với lĩnh vực kinh doanh
thì hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động thì hiệu quả là năng suất lao
động được đánh giá bằng số lượng thơi gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian. Còn trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với
một lĩnh vực xã hội nào đó.
12



Vì vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của
con người trong xã hội, việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để
phát triển bền vững.
* Hiệu quả kinh tế ( HQKT)
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần đươc xem xét cả về
phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó.
Bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất: Với một diện tích đất đai
nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với lượng
đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về vật chất của xã hội.Xuất phát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất
nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế
cao.
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính của các nông hộ sản xuất nông
nghiệp.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải tạo ra được nhiều sản
phẩm, thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo an
ninh lương thực, góp phần thúc đầy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực
của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc,
và nhu cầu sống khác; phải tạo ra được sự ổn định và phong phú về thị trường
tiêu thụ. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phương thì
việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ.
Hiệu quả vể mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo ra việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp, thu nhập
bình quân đầu người và bình quân diện tích trên đầu người.

Từ những quan niệm trên đây của các tác giả cho ta thấy giữa hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề
của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả
sản xuất và các lới ích xã hội mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh
giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung
được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải
bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất, bảo vệ
môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái
( >35% ) đa dạng sinh học.
13


Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu
quả hóa học, hiệu quả vật lý, hiệu quả sinh học môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hóa học môi trường được đánh giá
thông qua mức độ sử dụng và tác động của các hóa chất trong nông nghiệp.
Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất
đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao,
không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng trong mối tương tác với các đối tượng
sinh học có lợi và có hại khác nhằm đảm bảo tính đa dạng mà vẫn đạt được
yêu cầu đặt ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sang, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm được chi phí năng lượng đầu
vào.
1.1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

Xác định chỉ tiêu đánh giá đúng sẽ định hướng phát triển sản xuất và
đưa ra các quyết định phù hợp để tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất.
Mục đích đánh giá hiệu quả các LUT là để tính toán, so sánh và phân
loại mức độ thích hợp của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường với các hình
sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương.
Các chỉ tiêu cần tính toán để đánh gía hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
thường quy về đơn vị 1 ha cho từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
a. Chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế
∑ DT đất đai đã đưa vào sử dụng
* Tỷ lệ SDĐĐ (%) = -----------------------------------------------∑ DT đất đai

DT của loại đất đã sử dụng
* Tỷ lệ SD loại đất (%) = --------------------------------------------∑ DT đất đai mỗi loại
* Hiệu quả sản xuất của đất đai
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc
sử dụng đất đai (phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng đất đai). Một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất của
đất đai như:
Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
- Giá trị tổng sản lượng của = ----------------------------------------------đơn vị DT đất nông nghiệp
DT đất nông nghiệp
14


- Sản lượng (GTSL) của
đơn vị DT gieo trồng

Sản lượng (GTSL) cây trồng
= ---------------------------------------DT gieo trồng


GTSL nông nghiệp
- GTSL nông nghiệp của = -------------------------------đơn vị DT đất đai
DT đất đai
* Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm).
- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng
tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng
trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất ( GO) và chi phí
trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản
xuất đó: VA = GO – IC
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn (H): H = VA/IC
- Giá trị ngày công lao động = VA/ số ngày công lao động/ha/năm
b. Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội
Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cập đến một số các chỉ tiêu:
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người.
- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn.
- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân.
c. Chỉ tiêu hiệu quả về mặt môi trường
∑ DT gieo trồng trong năm
- Hệ số SDĐĐ (lần) = -----------------------------------------DT đất canh tác
- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.
- Ý thức của con người trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường cuả quá trình sử dụng đất
nông nghiệp rất phức tạp, khó định lượng và đòi hỏi phải được nghiên cứu,
phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề chỉ sử dụng một số chỉ tiêu mang tính
định tính.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, tùy
15


từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ
khác nhau.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu
không thể thay thế được trong nông nghiệp và là nhân tố có ảnh hưởng quyết
định đến quy mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với ngành trồng
trọt.
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.096,70 nghìn ha, trong đó,
đất nông nghiệp là 26.822,90 nghìn ha, chiếm 81,00% tổng diện tích đất tự
nhiên. Ngày nay,với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo những
quá trình xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp
lý, chăn thả quá mức; quá trình chua hóa, mặn hóa, hoang mạc hóa, cát bay,
đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng... Tỷ lệ bón phân N:P:K trên thế giới là
100:33:17 còn Việt Nam là 100:29:7 thiếu lân và kali nghiêm trọng dẫn đến
diện tích đất đai ở nước ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất
nông nghiệp.
Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất
nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên càng trở nên quan trọng đối với nước ta.
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam năm 2014
Diện tích
Cơ cấu (%)
(nghìn ha)
Tổng số

33.096,7
100,0
1. Đất nông - lâm - thủy sản, trong đó:
26.822,9
81,0
- Đất sản xuất nông nghiệp
10.231,7
30,9
- Đất lâm nghiệp
15.845,2
47,9
- Đất nuôi trồng thủy sản
707,9
2,1
- Đất nông nghiệp khác
20,2
0,1
2. Đất phi nông nghiệp
3.796,9
11,5
3. Đất chưa sử dụng
2.476,9
7,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014)
Đất sản xuất nông nghiệp của nước ta có hơn 10,2 triệu ha, chiếm 30,9%
diện tích cả nước, trong đó đất trồng cây hàng năm có hơn 6,4 triệu ha, chiếm
59,1% đất sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất thuận lợi cho việc trồng lúa hầu như đã khai thác hết. Để
tận dụng tiềm năng của tự nhiên, nhất là ở Đồng bằng sông Hồng, nhân dân
đã tìm mọi biện pháp tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất. Bằng cách

16


thâm canh và đầu tư cho lao động sống, năng suất lúa ở nhiều vùng đã tăng
lên khá nhanh.
Phần lớn đất trồng cây hàng năm có thể luân canh, xen canh với lúa như
lúa - đay, lúa - thuốc lá. Phần đất sản xuất nông nghiệp còn lại chủ yếu trồng
cây lâu năm và tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ trên vùng
đất bazan, đất xám.
Đất chưa sử dụng ở nước ta hơn 2,4 triệu ha, chiếm 7,5% tổng diện tích
đất tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn. Tuy nhiên,
khả năng mở rộng diện tích là rất khó khăn. Vốn đất có thể mở rộng chủ yếu
là đất dốc, thiếu nước, một phần bị xói mòn và thoái hóa. Diện tích đất
tương đối bằng phẳng có thể trồng lúa thì chủ yếu là đất mặn, đất phèn, đất
ngập úng đòi hỏi phải đầu tư lớn.
Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa không tránh khỏi việc chuyển một
phần đất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác (công nghiệp,
giao thông, đô thị,...), ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các
vùng kinh tế phát triển như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,... Hơn
nữa, do Việt Nam là một trong các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến
đổi khí hậu, trong đó mực nước biển trung bình trong vòng 50 năm qua đã
dâng 20cm, làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp.
1.2.2. Vấn đề suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước
ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất
chủ yếu là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh
dưỡng, đất chua hoá mặn hoá, phèn hoá bạc mầu, khô hạn và sa mạc hoá, đất
ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất.
Suy thoái tài nguyên đất của Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề vfa do nhiều
quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái

hóa đất nghiệm trọng ở Việt Nam là:
- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý,
chăn thả mức. Theo Trần Văn Ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) > 60% lãnh thổ
Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức > 50 tấn/ha/năm.
- Chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, hoang mạc hóa, cát bay, đá lộ đầu, mất cân
bằng dinh dưỡng.... Tỷ lệ bón phân N :P2O5:K2O trung binhg trên thế giới là
100:33:17, còn ở Việt Nam là 100:29:7, thiếu lân và kali nghiêm trọng.
Trong đó, mặc dù về địa hình là ¾ là đồi núi, độ dốc cao, khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa có lượng mưa cao, tình hình khai thác rừng bữa bãi cho nên xói mòn
, rửa trôi là loại hình gây suy thoái đất lớn nhất ở nước ta.
Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một
nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt
17


là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cư việc gì cũng đều gây lãng phí và con
cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường.

18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC SƠN, HUYỆN QUỲNH LƯU,
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Ngọc Sơn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Ngọc Sơn là xã nằm trong vùng bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu, cách
trung tâm huyện 7 km về phía Tây. Với các vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quỳnh Tân huyện Quỳnh Lưu;

- Phía Nam giáp xã Diễn Lâm huyện Diễn Châu;
- Phía Đông giáp xã Quỳnh Mỹ huyện Quỳnh Lưu;
- Phía Tây giáp xã Quỳnh Châu huyện Quỳnh Lưu.
Xã có tổng diện tích tự nhiên 2.876,88 ha. Có Quốc lộ 48B chạy qua với
chiều dài 4,14 km, đường sắt Cầu Giát đi Nghĩa Đàn có chiều dài đoạn qua xã
4,73 km tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu thông thương, buôn bán và
mở rộng các hoạt động thương mại, dịch vụ.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Là xã vùng bán sơn địa có kiến tạo địa chất khá phức tạp, địa hình đa
dạng: Ba phía là núi bao bọc thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Tính
chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi hệ thống kênh mương, hồ
đập và một số gò đồi nằm rải rác. Độ cao bề mặt hầu hết từ 11 - 12 m so
với mặt nước biển, mức độ chênh lệch địa hình khá lớn khoảng 100 m.
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Theo dữ liệu khí tượng thủy văn của trạm quan sát khí tượng Quỳnh
Lưu, xã Ngọc Sơn là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng chung của kiểu khí hậu miền Bắc Trung Bộ và có đặc điểm như sau:
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã 22 - 25 o C, nằm trong vùng khí
hậu chuyển tiếp giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, có 2 mùa rõ rệt.
- Tổng tích ôn trên địa bàn xã đạt khoảng 8.400 - 8.600 0C (thuận lợi cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển).
* Chế độ mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm toàn xã khoảng 1.750 - 1.800 mm.
Chế độ mưa chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm
khoảng 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng
8, 9 có lượng mưa trung bình 400 - 450 mm
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, lượng mưa
chiếm khoảng 15% - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,

2, lượng mưa chỉ đạt khoảng 20 - 60 mm.
19


* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình ở xã khá cao, trung bình dao động từ 85% 87%. Cường độ bốc hơi 1.200 - 1.400 mm/năm. Độ ẩm trung bình như vậy
khá phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi,
nếu có sự đầu tư thâm canh hợp lý thì có thể phát triển được nhiều loại cây
con.
* Chế độ gió:
- Chế độ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cụ
thể:
+ Gió mùa Đông Bắc: Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến xã từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau, làm giảm nhiệt độ đột ngột từ 5 - 10 0C so với
ngày thường và gây ra các tác động xấu đến sản xuất và đời sống.
+ Gió Tây Nam khô nóng: Là loại hình thời tiết đặc trưng của vùng Bắc
Trung Bộ. Bình quân số ngày có gió mùa Tây Nam trên địa bàn xã là 30 - 40
ngày/năm, thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, cao điểm là
tháng 6, 7.
* Thủy văn.
Nhìn chung trên địa bàn toàn xã lượng nước mặt tương đối lớn, có lạch
Cái Bầu là lạch sông tiêu chảy qua, mực nước ngầm khá phong phú. Chất
lượng nước ngầm tốt đảm bảo cho sinh hoạt và khai thác để phục vụ nguồn
nước tưới, tiêu cho cây trồng, vật nuôi quanh năm, ở đây cần chú ý xử lý nguồn
nước sinh hoạt.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên.
a. Tài nguyên đất.
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An tỷ lệ
1:100.000 đất đai ở xã Ngọc Sơn được phân thành các nhóm chính sau:
* Đất phù sa có nhiều sản phẩm Feralit: Do địa hình cao, đất thoát nước,

quá trình oxy hoá chiếm tỷ lệ cao, đất có màu loang lổ đỏ vàng kèm theo kết
von, đất có thành phần chất dinh dưỡng kém hơn đất phù sa không được bồi,
hiện nay đang sử dụng trồng 2 vụ lúa.
* Đất dốc tụ: Được hình thành do xói mòn rửa trôi, tích tụ ở các thung
lũng, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, phản ứng chua, có
chất dinh dưỡng cao hơn đất Feralit biến đổi do trồng lúa. Hiện nay được sử
dụng để trồng lúa và hoa màu, cây công nghiệp dài ngày (chè, cây ăn quả).
* Đất bạc màu: Phân bổ ở những nơi có địa hình cao, dễ bị xói mòn và
thoát nước nhanh, có thành phần cơ giới nhẹ dễ bị rửa trôi, có màu xám trắng,
nghèo chất dinh dưỡng. Loại đất này thích hợp với cây hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày.

20


* Đất Feralit: Xói mòn trơ sỏi đá, phân bổ ở khắp các đồi núi, chạy dọc
ven theo các chân đồi. Hiện nay trên đất này một số diện tích đã đưa vào
trồng rừng và các loại cây công nghiệp như dứa, quế.
b. Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước của xã tương đối thuận lợi, nước tưới tiêu cho cây
trồng hàng năm được cung cấp bởi hồ Khe Gang, Khe Sái tích trữ nước từ các
sườn núi xuống.
Nguồn tài nguyên nước mặt tương đối thuận lợi và có trữ lượng lớn chủ
yếu do nước từ các sườn núi cung cấp. Ngoài ra, hệ thống khe, lạch nhỏ, cùng
với các ao hồ nhỏ phân bố rải rác trong và ngoài khu dân cư chủ yếu dùng vào
mục đích nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân
dân. Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú thường khai thác ở các mạch
nước nông, chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân
trong xã qua hình thức giếng khoan.
c. Tài nguyên rừng.

Diện tích đất lâm nghiệp của xã Ngọc Sơn đến hết năm 2015 là 1544,13
ha, toàn bộ là rừng sản xuất tập trung ở phía Tây Bắc với độ che phủ ước
tính đạt trên 75%. Rừng trồng chủ yếu là các loại cây lấy gỗ và nguyên liệu
công nghiệp như thông, bạch đàn, keo lá tràm. Diện tích rừng trên địa bàn
xã đang được đưa vào khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi có hiệu quả.
d) Tài nguyên nhân văn.
Một trong những nguồn tài nguyên quý giá của đất nước đó là nguồn tài
nguyên nhân văn. Có thể hiểu tài nguyên nhân văn bao gồm sức lao động của
con người và những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử.
Mặc dù là mới thành lập, là xã thuộc vùng miền núi nhưng trình độ dân
trí của người dân so với trong huyện ở mức khá, người dân cần cù chịu khó,
đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình, có đủ năng lực để lãnh đạo các mặt
chính trị, kinh tế xã hội, xây dựng Ngọc Sơn trở thành một xã giàu mạnh.
Tiếp nối truyền thống, người dân xã Ngọc Sơn đã phát huy được tinh
thần hiếu học, cần cù sáng tạo, có ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó
khăn, luôn kế thừa và phát huy những kinh nghiệm và thành quả đạt được
trong lao động sản xuất để đưa quê hương từng bước phát triển bền vững, tạo
bước đột phá trong việc chuyển dịch kinh tế các ngành công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và thương mại dịch vụ ở trên địa bàn xã để sớm đưa xã trở thành
một lá cờ đầu trong công cuộc phát triển kinh tế chung của huyện.
2.1.1.5. Cảnh quan môi trường.
Ngọc Sơn là một xã thuộc vùng miền núi của huyện Quỳnh Lưu. Có địa
hình tương đối đa dạng, các khu dân cư phân bố ven chân núi và những gò đất
cao, phân tán nhưng hài hoà đậm bản sắc, cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ
21


lợi,...), hình thái quần cư, kiến trúc nhà ở đến sinh hoạt cộng đồng dân cư, đan
xen trong làng xóm có đồi cây, hồ nước... mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ

lịch sử, cùng với các công trình văn hoá phúc lợi, nhà ở, đường làng, ngõ xóm
được xây dựng và cải tạo mới khá nhiều, cùng với những phong tục, tập quán,
lễ hội làng nghề truyền thống tạo cho Ngọc Sơn những nét tiêu biểu riêng về
mô hình nông thôn mới.
Hiện nay, môi trường sinh thái của xã Ngọc Sơn còn rất tốt, về cơ bản
vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường do không phải chịu áp lực của
chất thải công nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, hệ sinh thái đồng ruộng cũng có
dấu hiệu của sự mất cân bằng sinh thái do việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật. Việc gia tăng dân số và áp lực sử dụng đất của các ngành phi nông
nghiệp làm suy giảm đất sản xuất nông nghiệp cũng là một áp lực đối với môi
trường sinh thái. Vì vậy cần thiết áp dụng các biện pháp thuỷ lợi và canh tác
hợp lý nhằm hạn chế nguy cơ đất đai bị ô nhiễm, đảm bảo an toàn cho môi
trường đất và nước.
2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua nền kinh tế của xã Ngọc Sơn đã có những bước
tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân dần được cải thiện, trình độ dân trí và
khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nâng lên. Tốc
độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành
nông – lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp – xây
dựng và dịch vụ thương mại.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội xã Ngọc Sơn
năm 2015
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2014
2015
1

Tổng giá trị sản xuất


T.đ/năm

138,15

132,2

1.1

NN – LN – NTTS

T.đ/năm

74,46

69,65

1.2

CN – TTCN – XD

T.đ/năm

32,02

31,24

1.3

Thương mại dịch vụ


T.đ/năm

31,37

31,31

2

Tốc độ tăng trưởng kinh
tế

%

9,94

10,4

3

Cơ cấu kinh tế

%

100

100

3.1


NN – LN – NTTS

%

55,9

54,7

3.2

CN – TTCN – XD

%

23,05

24,2

3.3

Thương mai, dịch vụ

%

21,05

21,1

22



4.

Thu nhập đầu người

Tr.đ/năm

12

17,76

5.

Tỷ lệ hộ nghèo

%

3,86

3,73

6.

Tổng SL lương thực

Tấn

3.625

3.827


(Nguồn: Phòng thống kê xã Ngọc Sơn, 2015)
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a. Tăng trưởng kinh tế:
Những năm qua, kinh tế xã Ngọc Sơn đã có tốc độ tăng trưởng khá, bình
quân tăng 14,5 %/ năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,76 triệu đồng/
người/ năm. Tổng mức đầu tư toàn xã hội ngày càng được nâng cao, đặc biệt
là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2015 tổng mức đầu tư toàn xã
hội là 27,4 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn chủ yếu là ngân sách của Tỉnh,
huyện rót về, và do nhân dân đóng góp là chủ yếu.
b. Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng ngành sản
xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành nghề và dịch vụ. Tuy nhiên, nông
nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của xã. Tỷ trọng các nhóm
ngành kinh tế trong năm 2015 của xã như sau:
Nông nghiệp: 54,7 %
Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 24,2%
Dịch vụ, thương mại: 21,1 %
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Trong các ngành kinh tế trên địa bàn xã Ngọc Sơn, nông nghiệp là nhóm
ngành có tiềm năng lợi thế và có quy mô phát triển khá. Trong cơ cấu đất đai,
diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã là 2447,21 ha, chiếm 85,06% tổng
diện tích đất tự nhiên của xã. Số lượng người làm việc trong các ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản ở xã cũng chiếm tỷ trọng cao; tính đến năm 2015
toàn xã có 4985 người trong độ tuổi lao động thì có đến 2692 người làm
ngành nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chiếm 54,00% số lao động
toàn xã. Năm 2015, giá trị sản xuất các ngành nông lâm thủy sản đạt 111 tỷ
đồng, chiếm 54,68 % trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành do xã quản lý.
Ngành nông nghiệp của xã tập trung vào hai ngành chính là trồng trọt và

chăn nuôi.
Năm 2015, toàn xã có 872,89 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 35,67
% diện tích đất nông nghiệp toàn xã.

23


* Trồng trọt.
Năm 2015, tổng diện tích gieo cấy lúa của xã Ngọc Sơn là 480,61 ha,
sản lượng đạt 2788,50 tấn, năng suất bình quân đạt 58,02 tạ/ha. Trong đó,
diện tích gieo trồng lúa lai là 241,30 ha, chiếm 58,90 % tổng diện tích gieo
cấy, tuy nhiên, lúa lai chỉ được đưa vào canh tác vào vụ xuân.
Trong thời gian gần đây, xã đã tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ vào thâm canh , đặc biệt là quy hoạch các vùng sản xuất kết
hợp chăn nuôi tập trung, và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Bằng biện
pháp thâm canh đồng bộ, nâng cao chất lượng giống lúa cấp 1 nên năng suất
lúa bình quân trên địa bàn đạt 58,02 tạ/ha. Đồng thời, địa phương đã tiến hành
công tác dồn điền đổi thửa nhằm tránh tình trạng manh mún ruộng đất và
chuyển một số diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả sang
trồng các loại cây khác phù hợp hơn.
Ngoài việc tập trung chỉ đạo sản xuất cây lúa, xã còn triển khai trồng cây
màu khác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
* Chăn nuôi.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư đúng hướng và
phát triển theo mô hình kinh tế trang trại. Công tác phòng chống dịch bệnh
được tăng cường nên đàn gia súc, gia cầm có xu hướng tăng đàn; Kết quả,
tổng đàn trâu, bò đạt 2600 con, tổng đàn lợn 3905 con, gia cầm 160.000 con,
đàn hươu nai là 162 con xây dựng được 36 gia trại.trong đó có 2 trang trại
nuôi trâu bò, còn lại là các gia trại nhỏ nuôi lợn và gia cầm.

Tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi là: 24.182 triệu đồng.
Ngành chăn nuôi của xã tuy đã phát triển nhưng chủ yếu tập trung theo
kiểu kinh tế hộ gia đình, còn trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ rất ít. Đầy cũng
là ngành mang lại thu nhập chủ yếu của người dân ngành trồng trọt. Vì vậy,
cần định hướng cụ thể để phát triển ngành chăn nuôi của xã trong những năm
tới.
* Ngành lâm nghiệp:
Diện tích đất rừng tính đến thời diểm năm 2015 là 1544,13 ha toàn bộ là
diện tích rừng sản xuất. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 10 tỷ đồng, đạt
221,1% kế hoạch. Trong đó, có 1143 ha đã được cấp giấy chứng nhận và quản
lý tốt, trong 5 năm trồng mới, trồng dặm hơn 200 ha; duy trì diện tích sảm
xuất cây giống lâm nghiệp tại thôn 2 và thôn 3 là 2,5 ha, tạo việc làm tại chỗ
cho hàng trăm lao động và cung cấp cây giống phục vụ cho địa phương khác
trong và ngoài tỉnh.
* Thủy sản:
Bà con nhân dân đã phát huy tốt diện tích mặt nước ao hồ; nhân dân đã
mạnh dạn đầu tư nâng cao hiệu quả, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa
24


kém hiệu quả sang mô hình nuôi cá lúa, nên diện tích ao hồ nuôi cá tăng lên,
năm 2015, diện tích ao hồ nuôi cá là 187 ha; sản lượng nuôi cá nước ngọt là
110 tấn.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng khá trong những năm qua, giá triij
sản xuất năm 2015 đạt 40,9 tỷ đồng, chiếm 21% tổng giá trị sả xuất toàn xã.
- Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản xuất đạt 18.030
triệu đồng năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 36%; duy trì làng nghề
mây tre đan thôn 4A, thôn 4B; tổ chức 10 lớp học, tập huấn nghề mây tre đan
xuất khẩu cho 210 lượt lao động. Mở rộng và phát huy có hiệu quả những

nghề đã có trên địa bàn như mộc dân dụng, hàn xì, sửa chữa cơ khí, khai thác
vật liệu xây dựng,...
- Ngành xây dựng: Các hoạt động xây dựng chủ yếu tập trung vào xây
dựng dân dụng và xây dựng các cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ thuộc các
chương trình xây dựng hạ tầng nông thôn. Hoạt động khai thác và sản xuất vật
liệu xây dựng tập trung vào khai thác cát, sò, sản xuất gạch.
* Khu vực kinh tế dịch vụ:
Giá trị sản xuất dịch vụ đạt 42,8 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân
35,9%/năm.
Ngọc Sơn có địa bàn đa dạng phức tạp, dân cư nằm rải rác, nhưng dân
nhân trên địa bàn đã biết phát huy tốt hoạt động hai chợ ,đặc biệt là chợ Tân
Ngọc đãthu hút hàng trăm lao động trong và ngoài xã tham gia kinh doanh
buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa của nhân dân.
Hình thức kinh doanh đa dạng, phong phú như: dịch vụ vận tải, làm đất, gặt,
xay xát; toàn xã có 19 xe ô tô, 47 máy xay xát, đập bột; 24 máy tuốt lúa, 36
máy cày đa chức năng, 9 máy sản xuất táp lô, có 170 hộ kinh doanh buôn bán,
có 3 điểm kinh doanh phân bón của công ty vật tư nông nghiệp huyện Quỳnh
Lưu và 2 HTX nông nghiệp.
2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động xã Ngọc Sơn năm 2015
STT
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3

Chỉ tiêu


Đơn vị
Hộ
Hộ
Hộ
Người
Người
Người
Người/km2

Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp
Hộ phi nông nghiệp
Tổng số nhân khẩu
Nam
Nữ
Mật độ dân số
25

Số lượng
1925
1002
923
8190
4185
4005
284,69



×