PHẦN MỞ ĐẦU
Xây dựng là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng và càng quan trọng
hơn trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế. Bởi thế tăng cường năng lực của Doanh nghiệp xây dựng nói chung và hoạt
động đấu thầu nói riêng là một nhiệm vụ, yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa sống
còn đối với các tổ chức. Mặt khác, ngày nay hoạt động đấu thầu ngày càng phát
triển mạnh mẽ.
Công tác đấu thầu là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng khi tiến hành tham dự một
gói thầu nào đó và quyết định đến khả năng thắng thầu của Doanh nghiệp. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng
và Công trình ngầm FECON đã và đang không ngừng đổi mới và hoàn thiện hơn
nữa. Trong thời gian thực tập tại Công ty tôi nhận thấy công tác đấu thầu đang được
Công ty chú trọng. Tuy nhiên vì chưa có kinh nghiệm nhiều công tác đấu thầu nên
khi thực hiện Công ty đứng trước những khó khăn nhất định. Vì vậy, việc tìm ra các
giải pháp nâng cao sức cạnh tranh và tăng cường hoạt động đấu thầu của các Công
ty xây dựng Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tế hiện nay
và tình hình hoạt động của Công ty, Tôi đã quyết định chọn đề tài:”Công tác đấu
thầu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON, thực
trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm
FECON, thực trạng và giải pháp.
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lich sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh...
* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình công tác đấu thầu tại
Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON, từ đó đưa ra các
giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác Đấu thầu.
* Kết cấu chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, chuyên đề có 2 chương
sau:
Chương 1 : Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần Kỹ thuật nền
móng và Công trình ngầm FECON.
Chương 2 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công
ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON.
Chuyên đề đưa ra một bức tranh khái quát về thực trạng đấu thầu và một số
giải pháp nâng cao công tác đấu thầu tại Công ty. Tuy nhiên, do kinh nghiệm và
hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong
nhân được sự đóng góp, đánh giá của quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa
đề tài của mình.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG
VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON
1.1. Vài nét về Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng
và Công trình ngầm FECON
1.1.1. Thông tin chung
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON
Tên giao dịch quốc tế: Fecon Foundation Engineering and Underground
Construction Joint Stock Company.
Tên viết tắt : FECON
Trụ sở chính:
Địa chỉ: Tầng 4, Đơn nguyên C, Tòa nhà D5, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài,
Q.Cầu giấy, TP. Hà Nội.
Số điện thoại: (844) 2 690 481/82/83
Số Fax:(844) 2 690 484
E-mail:
Website:http:// www.fecon.com.vn
Giám đốc: Phạm Việt Khoa
Số tài khoản: 12510000011241, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
Mã số thuế: 0101502599
Giấy phép đăng ký kinh doanh:
Số 0103004661 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 18/06/2004.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
- Thi công xây dựng nền móng và công trình ngầm phục vụ xây dựng nhà cao tầng,
công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi.
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp
- Xử lý nền đất yếu các công trình giao thông, công nghệp, thủy lợi.
- Thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị.
- Thí nghiệm khả năng chịu tải nền móng công trình bằng phương pháp tải trọng
tĩnh và tải trọng động biến dạng lớn (PDA)
- Thí nghiệm kiểm tra tính nghuên dạng và tính đồng nhất của cọc móng và các cấu
kiện bê tông cốt thép bằng phương pháp siêu âm (sonic) và phương pháp va đập
biến dạng nhỏ (PIT)
- Khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, khảo sát địa chất thủy văn công trình.
- Thực hiện các thí nghiệm địa kỹ thuật phục vụ khảo sát thiết kế, quản lý chất
lượng và quan trắc trong thi công nền móng và công trình ngầm.
- Sản xuất và Kinh doanh vật liệu xây dựng, các sản phẩm bê tông cốt thép đúc sẵn,
các sản phẩm thép.
- Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới xây dựng nền móng và công trình ngầm
vào thực tế xây dựng tại Việt Nam.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: Vật tư, vật liệu, thiết bị, công nghệ trong linhc vực
xây dựng dân dụng và công nghiệp.
1.1.2. Quá trình hình thành và Phát triển
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON được tách ra từ
Công ty kỹ thuật nền móng & xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng (LICOGI) – Bộ Xây Dựng, được thành lập theo Luật doanh nghiệp với
nguồn vốn 100% ngoài Quốc doanh huy động từ các cổ đông. Trong quá trình phát
triển, Công ty đã từng bước khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực
nền móng công trình bằng chính nội lực của mình với phương châm:
"Chất lượng là hàng đầu"
Sự kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu vào nền móng, tính năng động sáng tạo của
kỹ sư và kinh nghiệm của đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề cùng với khả năng
tiếp cận các công nghệ mới là thế mạnh giúp Công ty nhanh chóng khẳng định được
vị thế của mình, thiết lập được lòng tin đối với các đối tác trong và ngoài nước.
Công ty đã đầu tư thiết bị & công nghệ hiện đại để đảm nhiệm được hầu hết các
công việc về kỹ thuật nền móng công trình bao gồm: khảo sát địa chất địa hình, thi
công móng cọc các loại, thi công xử lý nền đất yếu bằng cọc cát, cọc đá, bấc thấm,
cọc xi măng đất, thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc và các thí nghiệm quan trắc
công trình. Một trong những mặt mạnh của Công ty là công tác thí nghiệm kiểm tra
chất lượng cọc khoan nhồi trong đó thí nghiệm nén tĩnh với tải trọng đến 3000 tấn,
thí nghiệm siêu âm (SONIC), thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT) và thí nghiệm biến
dạng lớn (PDA) áp dụng chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ và các nước phát triển.
Trung tâm thí nghiệm công trình FECON đã được Bộ Xây dựng quyết định công
nhận khả năng thực hiện các phép thử, mã số LAS-XD442. Song song với việc đầu
tư thiết bị, Công ty đã thực hiện chiến lược tuyển dụng, đào tạo đội ngũ kỹ thuật và
công nhân một cách chuyên nghiệp. Hầu hết các công nghệ Công ty đang áp dụng
đều được các hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng từ nước ngoài trực tiếp chuyển giao.
Đội ngũ kỹ thuật giàu năng lực và kinh nghiệm được đào tạo cập nhật và nâng cao
trình độ thường xuyên ở các trung tâm đào tạo lớn của ngành xây dựng trong và
ngoài nước.
1.1.3. Tầm nhìn và triết lý Kinh doanh
FECON phấn đấu trở thành Công ty hàng đầu về kỹ thuật nền móng công trình và
sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng và phát
triển ngày càng cao của Đất nước trong thời kỳ hội nhập
TRIẾT LÝ KINH DOANH
• Mục tiêu cốt lõi của mọi sản phẩm và dịch vụ là làm hài lòng Khách hàng
• Giá trị cốt lõi của Công ty là con người, lòng nhiệt tình và quyết tâm
cùng tạo lập
• Gia tăng giá trị và phát triển hài hoà, bền vững là tôn chỉ của mọi hành
động.
• Chất lượng, hiệu quả, đúng hẹn để có được ấn tượng “Chuyên nghiệp”
trong tâm thức của khách hàng.
• Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sức hút ngày một gia tăng đối với khách
hàng và người lao động.
• Cải tiến để thích nghi là trách nhiệm của mọi thành viên FECON
1.1.4. Cơ cấu tổ chức
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty
1.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ
a)Phòng hành chính
- Tổ chức, thực hiện & quản lý công tác hành chính của Công ty: văn thư, lưu
trữ & quản trị văn phòng.
- Tổ chức, thực hiện & quản lý công tác nhân sự của Công ty.
- Tổ chức, quản lý hệ thống lao động tiền lương & thực hiện chế độ chính sách
đối với người lao động trong Công ty.
- Quản lý cơ sở vật chất & bất động sản thuộc văn phòng Công ty
- Phối hợp với ban lãnh đạo Công ty thực hiện quá trình đánh giá nội bộ tại các
phòng ban phục vụ xét nâng lương & tuyển dụng sau khi thử việc .
b) Phòng Kinh doanh
- Chịu sự điều hành của Ban Giám đốc Công ty;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Phòng được Công ty giao;
Phát triển và khai thác thị trường;
- Lập báo giá, dự toán: thi công, thí nghiệm, xử lý nền đất yếu và khảo sát công
trình;
- Đàm phán và soạn thảo hợp đồng kinh tế;
- Lập bảng thanh toán, quyết toán khối lượng hoàn thành và Biên bản thanh lý
hợp đồng; theo dõi và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng, giai đoạn nghiệm thu,
thanh toán, quyết toán;
- Đảm bảo các văn bản, tài liệu, biểu mẫu phải làm đúng theo qui định (trừ
trường hợp bên A có yêu cầu riêng);
- Báo cáo các vấn đề xảy ra kịp thời và định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, năm
với các Giám đốc Kinh doanh.
c) Phòng Kế toán
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc có liên quan: thầu phụ, khách hàng, nhân viên….
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn.
- Điều phối tiền tệ (nguồn thu, chi) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc tài chính
hoặc cấp trên có thẩm quyền.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán phục vụ yêu cầu quản trị.
- Bảo mật, bảo vệ thông tin; sao lưu dữ liệu; lưu giữ các chứng từ, sổ sách
gốc.
d) Trung tâm thí nghiệm
- Tổ chức thực hiện các công tác khảo sát và thí nghiệm ngoài hiện trường
cũng như trong phòng mà Công ty nhận được.
- Tổ chức, thực hiện và quản lý các quá trình giải quyết công tác hành chính
của Công ty liên quan đến Trung tâm thí nghiệm.
- Tổ chức, thực hiện và quản lý các quá trình giải quyết công tác nhân sự của
Công ty liên quan đến Trung tâm thí nghiệm.
- Phối hợp với phòng Kỹ thuật và các phòng ban khác để thực hiện công việc
đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Tiếp nhận, sử dụng và bảo quản toàn bộ tải sản thuộc lĩnh vực khảo sát và thí
nghiệm của Công ty.
- Đào tạo nâng cao năng lực thí nghiệm của nhân viên trong trung tâm để có
thể tiếp cận với các công nghệ hiện đại và phương pháp thí nghiệm mới.
e) Phòng Kế hoạch Thiết bị
- Hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty
- Quản lý, điều động, cung cấp các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
- Tìm kiếm và thuê các thiết bị, phương tiện bên ngoài
- Tham mưu, tư vấn với các phòng ban, bộ phận và Ban Giám đốc trong việc
đưa ra giải pháp thi công cho phù hợp với tình trạng máy móc, thiết bị hiện có.
- Nghiệm thu nội bộ, giao khoán và xác nhận thanh toán lương theo sản phẩm
cho kỹ thuật và công nhân
- Quản lý và sử dụng các nhà thầu phụ (Chủ các phương tiện, thiết bị, máy
móc)
f) Phòng đấu thầu và Quản lý dự án
- Chịu sự điều hành của Ban Giám đốc Công ty;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Phòng được Công ty giao;
- Chủ trì, phối hợp với các Phòng, bộ phận liên quan trong việc lập Hồ sơ đấu
thầu, biện pháp kỹ thuật thi công và an toàn lao động cho các công trình thi công dự
kiến;
- Phân công, sắp xếp nhân viên của Phòng vào Bộ phận Sản xuất.
- Hướng dẫn, đôn đốc Bộ phận Sản xuất hoàn thiện thủ tục, hồ sơ nghiệm thu,
hoàn công kịp thời với Bên A, với các thầu phụ và các tổ đội sản xuất;
- Kiểm tra khối lượng nghiệm thu để thanh toán cho Bộ phận Sản xuất (công
việc thi công);
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch- Thiết bị và Phòng Kinh Doanh kiểm tra khối
lượng nghiệm thu, thanh toán cho các thầu phụ;
- Báo cáo cáo vấn đề xảy ra kịp thời và định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, năm
với các Giám đốc Kỹ thuật, Sản xuất, Kinh doanh.
1.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong Công
tác đấu thầu
Để thích nghi và theo kịp xu thế chung của thế giới, một lần nữa bản lĩnh và ý chí
người Việt Nam đã và đang được khẳng định từng bước vững chắc trong lĩnh vực
mới nhất của kỹ thuật xây dựng: Công tác đấu thầu xây dựng.Trong thời gian vừa
qua, Công ty đã từng bước học hỏi, nắm vững và hoàn thiện các kỹ năng vốn là thế
mạnh của mình: lập dự toán, thiết kế, khảo sát,thí nghiệm, giám sát thi công, lập và
đánh giá hồ sơ mời thầu... Đồng thời, Công ty luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm
của các tổ chức khác trong và ngoài nước để khắc phục những hạn chế của mình.
Để đáp ứng được yêu cầu của Công tác đấu thầu, Công ty phải đồng thời có được
năng lực toàn diện hợp thành bởi các yếu tố sau: nhân lực; tài chính; máy móc thiết
bị, tổ chức quản lý và năng lực tác nghiệp.
1.2.1. Nguồn nhân lực
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng của công
tác đấu thầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào chính là năng lực của đội ngũ lao động.
Một công ty xây dựng để đáp ứng tốt yêu cầu công việc cần phải có một đội ngũ
cán bộ có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, có tinh thần làm việc, đạo đức nghề
nghiệp tốt. Trong những năm gần đây, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng đều tự đổi mới về tổ chức, phương thức quản lý, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, tăng khả năng tích lũy kinh nghiệm cho cán bộ của mình. Điều
đó cho thấy các công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của năng lực của cán
bộ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến sự tín nhiệm của khách hàng.
Đội ngũ lao động của Công ty bao gồm nhân viên và các cộng tác viên, được thể
hiện ở các chỉ tiêu: số lượng, chuyên ngành, trình độ chuyên môn.
Tổng số cán bộ công nhân viên :102 người
Trong đó:
* Về trình độ: Trình độ trên Đại học: 06 người,gồm:
GS.TS Xây dựng 02
Ths.nền móng Công trình 03
Ths.địa chất công trình 01
Trình độ Đại học: 92 người, gồm:
Ks.Xây dựng 16
Ks.địa chất Công trình 18
Ks.Cầu đường 12
Ks.Công trình 15
Ks.Máy Xây dựng 13
Ks.Trắc địa 14
Cử nhân ngoại ngữ 03
Cử nhân Kinh tế tài chính 05
Trình độ dưới Đại học: 4 người
Như vậy lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là Đại học, trên Đại học do đặc
thù công việc của công ty có hàm lượng chất xám cao, lực lượng lao động có trình
độ khác là lực lượng lao động phổ thông như: lái xe, bảo vệ...
*Về giới tính: Nữ: 23 người- chiếm 22.54 %
Nam: 79 người-chiếm 77.46 %
Lực lượng lao động trong Công ty chủ yếu là lao động nam, điều này là do
lao động trực tiếp trong Công ty chiếm đa số mà chủ yếu là các kỹ sư hay công
nhân kỹ thuật.
* Về độ tuổi:
Nhìn chung nguồn lao động của trung tâm khá trẻ, chủ yếu là ở độ tuổi 25
đến 30 tuổi – chiếm hơn 75 %.
Ngoài ra, FECON còn liên kết, hợp tác với các đơn vị thành viên của Tổng công ty
LICOGI và mạng lưới cộng tác viên, các nhà thầu xây dựng để triển khai thi công
xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng.
Như vậy Công ty có một lực lượng lao động khá dồi dào về chất lượng và số
lượng lại năng động, nhiệt tình, sáng tạo với nhiều ngành nghề khác nhau, FECON
có đủ năng lực nhận và hoàn thành các dự án có quy mô vừa và lớn. Với đội ngũ
lãnh đạo đoàn kết và vững mạnh, đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn, năng động và
nhiệt tình lao động sáng tạo, FECON có đủ năng lực nhận và hoàn thành các dự án
có quy mô vừa và lớn về xử lý nền đất yếu, thi công cọc,khảo sát địa chất, địa hình,
thí nghiệm nền móng và một số lĩnh vực khác đã được khách hàng trong và ngoài
nước tín nhiệm, đánh giá cao.
Và nhờ có đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nên trong những năm qua, mặc dù
công nghệ về viễn thông thay đổi với tốc độ nhanh chóng nhưng đội ngũ kỹ sư của
Công ty cũng đã từng bước đáp ứng yêu cầu của các chủ đầu tư. Tuy nhiên trong
hoạt động đào tạo Công ty chưa chú ý nhiều đến việc nâng cao kỹ năng sử dụng vi
tính và khả năng ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng anh của các kỹ sư. Những kỹ năng này
thường do các kỹ sư, đặc biệt là các kỹ sư trẻ tự học. Vì vậy, việc sử dụng vi tính và
dịch tài liệu các kỹ sư trẻ thường thành thạo hơn lớp người lớn tuổi. Tuy nhiên, khả
năng ngoại ngữ của các cán bộ của Công ty đa số chỉ dừng lại ở mức dịch tài liệu
còn khả năng giao tiếp là rất yếu. Đây là một hạn chế của Công ty khi phải tiếp xúc
với những dự án có sự hợp tác với nước ngoài. Đất nước ta đang đẩy mạnh việc mở
cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nếu năng lực của Công ty, nhất là khả năng
ngoại ngữ, không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát
triển. Lúc đó Công ty phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, nếu không vượt qua sẽ
bị đào thải.
Với đặc thù hoạt động của Công ty, đòi hỏi hàm lượng tri thức trong nhân lực rất
cao (Lực lượng lao động của Công ty trên 95% có trình độ Đại học và trên Đại
học), đồng thời bản chất công việc đòi hỏi sự phối hợp liên tục và nhịp nhàng giữa
các thành phần khác nhau. Trong thời gian thích nghi và nhập cuộc cho phép rất
ngắn, do đó kỹ năng và hiểu biết đa dạng, am hiểu nhiều lĩnh vực ngành nghề là
những tố chất cần thiết của kỹ sư.
Bảng 1.2.1: Số lượng lao động tại Công ty trong 5 năm gần đây:
ĐVT: Người
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Số lao động 78 86 90 96 102
(Nguồn báo cáo lao động của Công ty qua các năm 2004- 2008)
Qua đó cho thấy số lượng lao động của Công ty khá ổn định.
Bảng 1.2.2: Tiền lương bình quân đầu người/tháng:
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn báo cáo lao động của Công ty qua các năm 2004- 2008)
Như vậy tiền lương bình quân của lao động cũng tăng theo thời gian. Điều
này chứng tỏ Công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả. Đồng thời tiền lương cao sẽ
tạo động lực lao động tốt, và càng làm cho lao động gắn bó với Công ty hơn.
1.2.2. Năng lực Tài chính
Với bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng thì vấn đề tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Công ty chỉ có thể
phát triển được khi có một nguồn vốn đảm bảo để có khả năng đầu tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triển nguồn
nhân lực… Ngoài ra đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến khả năng thắng
Năm
2004 2005 2006 2007 2008
Tiền lương bình quân 1.74 1.84 2.53 2.58 2.72
thầu, là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng dành được hợp đồng của
Công ty. Bởi chủ đầu tư bao giờ cũng xem xét năng lực tài chính của công ty để
xem công ty có khả năng tài chính thực hiện hợp đồng không.
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
càng phát triển.Điều đó được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 1.2.3: Tổng hợp về tài sản của Công ty trong 3 năm gần đây:
ĐVT: Đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Tổng tài sản 13.032.890.208 29.787.086.913 71.045.169.113
Tài sản lưu động 5.227.835.805 12.168.593.578 20.508.211.362
Tài sản cố định 7.805.054.403 17.681.493.335 40.851.744.809
(Nguồn bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2005 - 2007)
Qua bảng số liệu cho thấy tài sản của Công ty tăng lên theo thời gian. Trong đó
TSLĐ không ngừng tăng lên nhanh, còn TSCĐ tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ
tăng của tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ tình hình SXKD của Công ty ngày
càng phát triển.
Bảng 1.2.4: Tổng hợp về kết quả SXKD của Trung tâm 3 năm gần đây:
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006 so
với 2005
2007 so
với 2006
Doanh thu 11.109.242.186 22.240.277.117 72.587.104.491 200,2 326,4
Lợi nhuận trước
thuế
102.150.700 311.938.271 1.309.253.233
305,4 419,7
Lợi nhuận sau
thuế
73.548.504 224.595.555 942.662.328
305,4 419,7
(Nguồn báo cáo kết quả SXKD Công ty các năm 2005 - 2007)
Qua bảng tổng hợp số liệu ta có thể nhận xét Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả
và đang trên đà phát triển.Cụ thể tình hình phát triển như sau:
Hầu hêt các chỉ tiêu đều đạt trên 300 % (Trừ doanh thu năm 2006 so với
2005 đạt 200,2 %), như vậy cho thấy cả doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lợi
nhuận sau thuế đều tăng nhanh theo từng năm, điều này có nghĩa là hoạt động
SXKD đang rất phát triển, tuy nhiên cũng phải thấy tốc độ tăng hàng năm không
đều nhau.
Bảng 1.2.5: Tỷ suất lợi nhuận, Cơ câu nguồn vốn qua các năm:
ĐVT: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu 0.90 0.92 1.40
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu 0.60 0.66 1.00
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /tổng tài sản 0.20 0.78 1.00
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /tổng tài sản 0.10 0.56 0.70
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /tổng nguồn
vốn chủ sở hữu
0.10 1.45 2.10
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 11.00 61.00 65.40
Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 89.00 39.00 34.60
(Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2005 - 2006)
Qua bảng trên cho ta thấy: trong tổng nguồn vốn của Công ty phần lớn là vốn đi vay
hoặc huy động từ các nguồn khác chứ vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ không cao.(Trừ năm
2004, thời điểm công ty mới đi vào hoạt động nên vốn chủ sở hữu chiếm đến 11%), tỷ
suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu trên 9% chỉ có năm 2004 đạt 9 %, Tỷ suất lợi
nhuận sau thuế /tổng nguồn vốn chủ sở hữu đều đạt trên 10% và tăng nhanh ở các năm
tiếp theo, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong mấy năm
gần đây đạt hiệu quả cao, đồng thời cho thấy tình hình tài chính của Công ty trong giai
đoạn này tương đối ổn định, có xu hướng phát triển theo thời gian.
1.2.3. Năng lực Máy móc, Thiết bị
Bên cạnh những yếu tố về nhân lực, tài chính, tổ chức quản lý... cơ sơ vật chất
thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động xây
dựng. Sản phẩm được xuất phát từ kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia
nhưng rất cần có sự hỗ trợ của các thiết bị để thực hiện công việc của mình để hình
thành sản phẩm hữu hình giúp khách hàng có thể nắm bắt và sử dụng được. Với các
công ty xây dựng, hoạt động đấu thầu chủ yếu là quá trình thu thập thông tin, tính
toán giải pháp và thể hiện sản phẩm bằng các hồ sơ bản vẽ thiết kế, hoặc các văn
bản hướng dẫn kèm theo. Do đó, yêu cầu về phương tiện làm việc của công ty xây
dựng có tính công nghệ cao, đơn giản, tiện dụng và tinh tế. Văn phòng làm việc của
công ty không cần có diện tích quá rộng, song ở địa điểm Công ty và có mặt bằng
bố trí khoa học, tiện dụng và tinh tế là điều kiện tạo ấn tượng tốt với khách hàng và
đối tác.
Với đặc thù công việc sử dụng chất xám là chủ yếu nên hệ thống truyền thông, công
nghệ thông tin hiện đại đóng góp quan trọng trong quá trình đào tạo nâng cao kiến
thức, tác nghiệp của lao động. Ngoài các phương tiện tối thiểu như thiết bị văn
phòng, phương tiện đi lại... phương tiện làm việc chủ yếu của kỹ sư là máy tính,
thiết bị thí nghiệm, kiểm tra chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật. Bởi thế, hiện nay tất cả
quá trình tạo ra hồ sơ đấu thầu đều được các cán bộ thực hiện trên máy vi tính với
các phần mềm chuyên dụng. Việc sử dụng máy vi tính vào quá trình tính toán và
thực hiện hồ sơ thiết kế đã đem lại sự chính xác về nội dung, tốc độ cao về tiến độ
và hình thức đẹp cho sản phẩm cuối cùng.
Nhận thức được điều này, Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật
chất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Công ty đã thực hiện trang bị
cho mỗi cán bộ một máy vi tính. Ngoài ra, công ty còn tăng cường đầu tư các thiết
bị tiên tiến nhất như máy vẽ, Scan... Đây là một cố gắng lớn của lãnh đạo Công ty
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc. Tất cả các trang thiết bị
đều được Công ty chú ý đầu tư nâng cấp, đổi mới thường xuyên để đạt chất lượng,
công suất và hiệu quả trong công việc của Công ty. Hàng năm, ngoài kinh phí sửa
chữa thường xuyên lên đến hàng trăm triệu đồng, Công ty thường để nguồn vốn tái
đầu tư để đầu tư đổi mới trang thiết bị, đặc biệt là máy vi tính, công cụ chủ yếu của
Công ty. Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON có cơ sở
vật chất khá đầy đủ, tiện nghi; trang thiết bị được trang bị một cách đầy đủ, máy
móc thiết bị hiện đại và luôn được bảo dưỡng kịp thời, thường xuyên. Công ty
FECON có các thiết bị chuyên môn hỗ trợ công tác như sau:
Bảng 1.2.6: Danh mục các thiết bị thi công cọc BTCT
TT TÊN THIẾT BỊ DIỄN GIẢI THIẾT BỊ SỐ
LƯỢNG
NĂNG LỰC
1 Cần trục bánh xích,
kèm theo thiết bị thi
IHI - IPD 100 01 85 tấn
KOBELCO 85P 01 45 tấn
công cọc khoan nhồi,
búa đóng cọc BTCT
NIPONSHARYO
DH408-95M
01 35 tấn
NIPONSHARYO
DH350
01 35 tấn
HITACHI KH - 150 01 40 tấn
HITACHI KH - 125 01 35 tấn
HITACHI KH - 100 01 30 tấn
Tổng số: 06 30 - 85 tấn
2 Cẩu phục vụ thi công
cọc BTCT
HITACHI KH - 100 01 30 tấn
KR 25H - V 01 25 tấn
KOMATSU LW250 01 25 tấn
KR - 20H 01 20 tấn
KRAZ K162 01 16 tấn
Tổng số 05 16 - 30 tấn
3 Máy ép thủy lực Máy ép thủy lực 331.1 T 03 331.1 tấn
Máy ép thủy lực 240 T 03 240 tấn
Máy ép thủy lực 171.6T 01 171.1 tấn
Tổng số: 07 171.6T-331.1T
4 Máy hàn điện 7 - 11 KVA 30 7 - 11 KVA
5 Đồng hồ đo áp suất
thủy lực
Áp suất đo tối đa 600
kg/cm
2
20
6 Máy phát điện Denyo, Mitsubishi (Nhật) 06 250 KVA
7 Thiết bị trắc đạc Máy toàn đạc điện tử GPT-
3005
01
Máy kinh vĩ THEO20 01
Máy Thủy chuẩn AX -
2S
01
Bảng 1.2.7: Danh mục các thiết bị thi công cọc xử lý nền đất yếu
TT TÊN THIẾT BỊ DIỄN GIẢI THIẾT BỊ SỐ
LƯỢNG
NĂNG LỰC
1
Cần trục bánh xích,
kèm theo thiết bị thi
công cọc khoan nhồi,
búa đóng cọc BTCT
IHI - IPD 100 01 85 tấn
KOBELCO DJM 2070 01 45 tấn
KOBELCO 85P 01 45 tấn
NIPONSHARYO
DH408-95M
01 35 tấn
NIPONSHARYO DH350 01 35 tấn
HITSCHI PD7 01 65 tấn
HITACHI KH - 150 01 40 tấn
HITACHI KH - 125 01 35 tấn
HITACHI KH - 100 03 30 tấn
Tổng số: 11 30 - 85 tấn
2 Cẩu phục vụ thi công
cọc BTCT
HITACHI KH - 100 01 30 tấn
KR 25H - V 01 25 tấn
KOMATSU LW250 01 25 tấn
KR - 20H 01 20 tấn
KRAZ K162 01 16 tấn
Tổng số 05 16 - 30 tấn
3 Búa rung cọc cát/đá Búa rung TOMENT 90KW 03 90 tấn
Búa rung DZ90 90 KW 03 90 tấn
Búa rung TOMENT 60
KW
03 60 tấn
Tổng số: 09 60 - 90 tấn
4 Máy hàn điện 7 - 11 KVA 30 7 - 11 KVA
5 Máy bơm - phun - trộn
xi măng đất
Áp suất bơm 5 - 7 kg/ cm
2
05 5 - 7 kg/ cm
2
6 Máy phát điện Denyo, Mitsubishi (Nhật) 06 250 KVA
7 Thiết bị trắc đạc Máy toàn đạc điện tử GPT-
3005
01
Máy kinh vĩ THEO20 01
Máy Thủy chuẩn AX -
2S
01
8 Mô tơ (Đầu khoan cọc
xi mằng đất)
Đầu khoan điện 30KW 03 30 KW
Đầu khoan thủy lực 30
KW
03 30 KW
Bảng 1.2.8: Danh mục thiết bị thi công cọc xi măng đất
STT Tên thiết bị Mô tả Số
lượng
Khả năng
huy động
Tình
trạng máy
1 Máy cơ sở IPD 100, KOBELCO,
KH 150-2, DH 408, DH
350, KH 125-3
08 bộ Hiện có Hoạt động
tốt
2 Đầu khoan Hãng chế tạo 08 bộ Hiện có Hoạt động
MITSUBISHI MITSUBISHI Nhật
Bản
tốt
3 Mô tơ điện gắn với cần
khoan, mũi khoan
xoắn (Thiết bị đồng bộ
của Nhật Bản)
Mô tơ điện công suất
45 KW, chiều dài cần
khoan 5 ÷ 25 m, đường
kính khoan D = 600
mm
08 bộ Hiện có Hoạt động
tốt
4 Thiết bị trộn + phun xi
măng (ĐLXM - 850)
Máy nén khí AIRMAN
(Nhật Bản): 37 KW, áp
suất làm việc 8,5
kg/cm
3
, lưu lượng khí
6,1 m
3
/phút, thùng định
lượng xi măng dung
tích 850 lít, áp suất
6kg/cm
3
08 bộ Hiện có Hoạt động
tốt
5 Cân điện tử Siemens Sản xuất tại Trung
quốc, mức cân lớn nhất
2500 kg
08 chiếc Hiện có Hoạt động
tốt
6 Áp kế kiểu lò xo Sản xuất tại Nhật Bản,
phạm vi đo (0 ÷ 15
kg/cm
3
)
08 chiếc Hiện có Hoạt động
tốt
7 Máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc
TOPCON GPT – 3005
(Nhật Bản)
01 bộ Hiện có Hoạt động
tốt
8 Máy thủy bình Máy thủy bình NIKON
AS – 2S
02 bộ Hiện có Hoạt động
tốt
1.2.4. Kinh nghiệm dự thầu
Với uy tín và năng lực của mình Công ty ngày càng có nhiều công trình với
quy mô ngày càng lớn với nhiều loại khác nhau gồm: Các gói thầu thi công ép/
đóng cọc BTCT (Nhà máy KTC thuộc tập đoàn Foxconn KCN Quế Võ – Bắc Ninh,
nhà máy lắp ráp xe máy YAMAHA KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội, Nhà
máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy nhôm Huyndai KCN Phố Nối A – Hưng Yên,
Trung tâm thương mại dầu khí Hà Nội, chung cư CT9 – Mỹ Đình – Từ Liêm, Hà
Nội, khu biệt thự TT2, TT3 – Bitexco – dự án the Manor – Mỹ Đình – Hà Nội…);
Các gói thầu thi công xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm, cọc cát, cọc đá và cọc trộn
xi măng đất (Dự án siêu thị Metro 2 Hà Nội, Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà
máy nhiệt điện Hải Phòng, dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 18, dự án mở rộng và
hoàn thiện đường Láng Hòa Lạc, Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội, dự án cầu
đường bộ mới Bắc Giang, trung tâm y tế Kim Sơn, Ninh Bình…); Các công trình về
thí nghiệm nền móng và quan trắc công trình (Trường huấn luyện Việt – Mỹ, Chí
Linh, Hải Dương, nhà chính dự án khu nhà điều dưỡng bệnh nhân bệnh viện bưu
điện I TX. Đồ Sơn – Hải Phòng, nhà máy sản xuất trà túi lọc cụm công nghiệp vừa
và nhỏ Cầu giấy – Hà Nội, Dự án phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội, tòa nhà văn
phòng cao cấp số 13 – Hai Bà Trưng – Hà Nội, Nhà máy sữa cô gái hà Lan, Tòa nhà
Sun City – 13 Hai Bà Trưng – Hà Nội…); Các công trình khảo sát (KCN Đồng
Vàng – Bắc Giang, Trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung
cư cao cấp 105 Chu Văn An- Hà Đông – Hà Nội, Nhà máy may ghế xe ô tô – Vĩnh
yên – Vĩnh phúc, Khách sạn Việt Thái – Đào Duy Anh, nhà máy Logistic – KCN
Quang Minh – Vĩnh phúc…)
Bảng 1.2.9: Số lượng hợp đồng đã và đang thực hiện qua các năm
ĐVT: Công trình
(Nguồn báo cáo kết quả SXKD của Công ty qua các năm 2004-2008)
Qua đây, cho ta thấy số lượng hợp đồng của công ty thực hiện liên tục tăng
qua các năm, điều đó chứng tỏ hoạt động Kinh doanh của công ty ngày càng phát
triển, năng lực và uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định.
1.3. Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty Cổ
phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm
Fecon.
1.3.1. Quy định hiện hành về công tác đấu thầu
- Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của chính phủ và nghị định số 12/2000/NĐ-CP
ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP.
- Nghị định của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu số 88/1999/NĐ-
CP và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số
88/1999/NĐ-CP.
- Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kém theo nghị định số
Năm 2004 2005 2006 2007
2008
Số lượng 27 53 55 58 60
88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000
của Chính phủ.
- Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 và thong tu 01/2004/TT-BKH
ngày 02/2/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện quy chế
đấu thầu.
- Luật đấu thầu được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành
ngày 01 tháng 4 năm 2006
- Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về việc hướng dẫn
thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.
- Một số văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực có liên quan: Đơn giá xây dựng
cơ bản Thành phố Hà Nội, các thông báo điều chỉnh giá vật liệu xây dựng đối với
khối lượng xây lắp thự hiện tùy thời điểm do lien sở Xây dựng – Tài chính phát
hành, các quy định của Công ty.
1.3.2. Quy trình đấu thầu
Hoạt động đấu thầu tại FECON được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO như sau:
1.3.2.1. Mục đích quy trình
Quy trình qui định cách thức, trình tự và trách nhiệm để thực hiện và hoàn chỉnh 1
bộ Hồ sơ đấu thầu/ Biện pháp kỹ thuật thi công, thí nghiệm, khảo sát theo yêu
cầu của Hồ sơ mời thầu/ Yêu cầu của Bên A.
1.3.2.2. Phạm vi áp dụng
- Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án, Trung tâm thí nghiệm chủ trì lập Hồ sơ đấu
thầu, Biệp pháp kỹ thuật thi công/ thí nghiệm;
- Phòng Kinh doanh thực hiện phần Hồ sơ chào giá dự thầu, Hồ sơ kinh nghiệm;
- Các phòng ban của công ty phối hợp cung cấp các dữ liệu, tài liệu liên
quan;
- Ban Giám đốc xem xét để phê duyệt.
1.3.2.3. Tài liệu viện dẫn
Các tiêu chuẩn thí nghiệm
- Tiêu chuẩn thí nghiệm nén tĩnh dọc trục : TCXDVN 269-2002, ASTM
D1143-81.
- Tiêu chuẩn thí nghiệm siêu âm : TCXDVN 358-2005, ASTM D6760-02.
- Tiêu chuẩn thí nghiệm PIT : TCXDVN 359-2005, ASTM D5882-00.
- Tiêu chuẩn thí nghiệm PDA : ASTM D4945-00.
- Tiêu chuẩn thí nghiệm kéo tĩnh dọc trục : ASTM D3689-90.
- Tiêu chuẩn thí nghiệm đẩy ngang cọc : ASTM D3966-90.
- Các tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu : đất, đá, cát, bêtông …
Các tiêu chuẩn thi công
- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi: TCXDVN 326-2004.
- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc đóng/ ép: TCXDVN 286-2003.
- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu bấc thấm: 22TCN 236-97.
- Nghị định 209/2004/ND-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Các tiêu chuẩn khác liên quan.
Các tài liệu khác
- Các yêu cầu về khối lượng, tiến độ, chỉ tiêu kỹ thuật nêu trong Hồ sơ mời
thầu.
- Các định mức, đơn giá quy định của Nhà nước hiện hành.
- Hồ sơ chào giá của các thầu phụ liên quan.
- Giá cả các công việc tương đương của thị trường hay khu vực thực hiện công
việc.
1.3.2.4. Thuật ngữ, định nghĩa
· Một bộ Hồ sơ đấu thầu hoàn chỉnh bao gồm 2 phần chính: Hồ sơ/ Biện pháp kỹ
thuật và Hồ sơ chào giá dự thầu.
+ Phần Hồ sơ/ Biện pháp kỹ thuật: Bao gồm toàn bộ diễn giải về mặt kỹ thuật
như biện pháp/ quy trình thi công/ thí nghiệm/ khảo sát; các tiêu chuẩn áp dụng;
biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; các thiết bị
chính sử dụng; các vật tư chủ yếu sử dụng, nhà sản xuất, chứng chỉ chất lượng; các
phương pháp kiểm tra chất lượng; các biểu mẫu kiểm tra/ nghiệm thu; tiến độ thi
công/ thí nghiệm. Ngoài ra còn kèm theo hồ sơ kinh nghiệm, năng lực, pháp nhân,
hồ sơ tài chính, nhân sự tuỳ theo yêu cầu của mỗi công trình.
+ Phần Giá dự thầu: Bao gồm toàn bộ các diễn giải, căn cứ để cấu thành nên giá
trị từng công việc, từng hạng mục và tổng giá trị dự toán để thực hiện công trình
theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thật hiện hành.
· Công trình: Được hiểu là các công việc của một số hạng mục hay toàn bộ
công trình về các lĩnh vực thi công/ thí nghiệm/ khảo sát mà Hồ sơ mời thầu hoặc
Bên A yêu cầu.
· KTh: Kỹ thuật
· Phòng ĐTh: Phòng Đấu thầu và quản lý dự án
· TTTN: Trung tâm thí nghiệm
· KD: Kinh doanh
· SX: Sản xuất
1.3.2.5. Nội dung quy trình
Lưu đồ
Trách nhiệm Trình tự công việc
Tài liệu, biểu
mẫu liên quan
- Phòng
KD/ĐTh/TTTN
Hồ sơ đấu thầu
- Trưởng/ phó
Phòng ĐTh/TTTN
ĐTh-BM-01-01
- Giám đốc KD
- Giám đốc KTh
- Giám đốc SX
- Tổng giám đốc
- Trưởng/ phó
Phòng KD
- Trưởng/ phó
Phòng ĐTh/TTTN
Phân công thực hiện
ĐTh-BM-01-02
- Trưởng/ phó
Phòng KD
- Trưởng/ phó
Phòng ĐTh/TTTN
ĐTh-BM-01-02
- Nhân viên Phòng
ĐTh/TTTN
- Nhân viên Phòng
KD
- Các phòng ban
liên quan được phân
công
Thực hiện
Hồ sơ chào giá dự
thầu
Thực hiện
Hồ sơ/ Biệnpháp
Kỹ thuật
ĐTh-HD-01-01
Các tài liệu đã
viện dẫn
- Trưởng/ phó
Phòng KD
- Trưởng/ phó
Phòng ĐTh/TTTN
Tập hợp, kiểm tra
Giá dự thầu
Tập hợp, kiểm tra
Hồ sơ/ Biện pháp Kỹ thuật
Hồ sơ/ Biện pháp
Kỹ thuật;
Giá dự thầu
- Nhân viên Phòng
ĐTh/TTTN
- Trưởng/ phó
Phòng ĐTh/TTTN
Bộ hồ sơ đấu
thầu/ Biện pháp
kỹ thuật
- Giám đốc KD/
KTh/ SX
- Tổng giám đốc
Bộ hồ sơ đấu
thầu/ Biện pháp
kỹ thuật
- Nhân viên Phòng
KD/ĐTh/ TTTN
Hoàn chỉnh Hồ sơ đấu
thầu
Bộ hồ sơ đấu
thầu/ Biện pháp
kỹ thuật
- Nhân viên Phòng
KD/ĐTh/ TTTN
Kết thúc và lưu hồ sơ
Theo mục 6 qui
trình này
Mô tả
- Sau khi nhận Hồ sơ mời thầu hay yêu cầu của Bên A, phụ trách Phòng Đấu
thầu và Quản lý dự án hoặc Trung tâm thí nghiệm phối hợp với các phòng ban liên
quan khác nghiên cứu các yêu cầu chính về khối lượng, kỹ thuật và tiến độ, tổng kết
theo mẫu hướng dẫn ĐTh-BM-01-01 để báo cáo Ban giám đốc xem xét khả năng có
thể thực hiện được với năng lực hiện có hay không.
- Nếu khả năng thực hiện được, sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện làm Hồ sơ đấu
thầu gồm 2 phần chính: Hồ sơ/ Biện pháp kỹ thuật do Phòng Đấu thầu và quản
lý dự án hoặc Trung tâm thí nghiệm chủ trì (tuỳ theo công việc là thí nghiệm hay thi
công); Giá dự thầu do Phòng Kinh doanh chủ trì thực hiện, theo dõi, kiểm tra và
tập hợp để trình duyệt. Ngoài ra còn kèm theo như hồ sơ kinh nghiệm, năng lực,
pháp nhân, hồ sơ tài chính, nhân sự,... tuỳ theo yêu cầu của mỗi công trình sẽ được
thực hiện với sự phối hợp của các phòng ban khác như Hành chính-Nhân sư, Kế
toán- Tài chính,...
- Trưởng Phòng Đấu thầu và quản lý dự án / Trung tâm thí nghiệm và Trưởng
phòng Kinh doanh phân công, theo dõi các nhân viên và các bộ phận liên quan thực
hiện theo mẫu KTh-BM-01-02.
- Trong quá trình thực hiện, các bộ phận chủ trì phải phối hợp trao đổi thông
tin chặt chẽ với nhau để đưa đến phương án thi công/ thí nghiệm và giá cả hợp lý