Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ôn thi đại học phương pháp làm văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.67 KB, 7 trang )

ÔN LUYỆN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- Văn NLXH tồn tại ở 2 dạng: nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận
về một tư tưởng đạo lí.
- Khi đọc đề, học sinh cần xác định ngay được dạng nghị luận.
- Dạng biểu hiện của đề:
+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: đề bài nêu ra một trong những hiện tượng
bên ngoài đời sống của con người. Có thể là những hiện tượng tiêu biểu, tích cực (tốt)
như: phong trào giờ trái đất, hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, một tấm gương lao
động, học tập…. Cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực, đáng phê phán(xấu) như:
tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội, tính thiếu xác thực trong quảng cáo, xâm phạm chủ
quyền, tự tạo scaldan để nổi tiếng, bệnh vô cảm…
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: đề bài thường đưa ra một nhận định, câu nói,
danh ngôn, châm ngôn, câu tục ngữ… Và yêu cầu: trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
(Lưu ý: Đề thi THPT Quốc gia, câu NLXH yêu cầu HS viết bài văn khoảng 600
chữ và phần nhiều đề thi nghiêng về văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Phần thân bài
yêu cầu phải tách làm nhiều đoạn văn).
A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt (khoảng 6- 8 dòng).
- Nêu ra được hiện tượng trong đề bài (không quá 2 dòng)
( Cách dẫn dắt: Nếu là hiện tượng tốt thì HS có thể nêu ra hàng loạt hiện tượng tốt trong
xã hội ngày nay, sau đó nêu ra hiện tượng trong đề bài. Hoặc ngược lại: nêu ra hàng loạt
hiện tượng xấu, sau đó khẳng định: bên cạnh những mặt trái, xã hội vẫn ghi nhận những
hiện tượng tích cực, trong đó có hiện tượng ….(trong đề bài). Những hiện tượng xấu
cũng làm tương tự).
2. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm (hiện tượng đó là gì? Ví dụ: Hiến máu nhân đạo là gì?).
b. Biểu hiện – thực trạng của hiện tượng
- Ở đâu? (thành thị, nông thôn, nước kém phát triển…)


- Ai thực hiện?
- Diễn ra như thế nào? (gia tăng, suy giảm hay đăng báo động)
c. Phân tích tác dụng (hiện tượng tốt) hoặc hậu quả (hiện tượng xấu)
- Đối với ai?
- Như thế nào?
d. Nêu nguyên nhân (chủ quan, khách quan)


e. Đưa ra giải pháp (hạn chế những hậu quả, phát huy tác dụng; thông thường HS
bám vào phần nêu nguyên nhân để đưa ra giải pháp, vì có bao nhiêu nguyên nhân thì có
bấy nhiêu giải pháp)
g. Bàn luận
- Cách nhìn nhận của xã hội về hiện tượng đó (đề cao, quan tâm hay thờ ơ, lạnh
nhạt…)
- Ví dụ: phong trào hiến máu nhân đạo: nhiều người tham gia, xem đó là việc làm
nhân đạo. Nhưng không ít người hiến máu để kiếm tiền, chứng tỏ bản thân, cơ hội thăng
tiến… Nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức nhưng những giọt máu được hiến tặng lại không
được dùng đúng mục đích, chuộc lợi….
3. Kết bài:
- Khẳng định lại hiện tượng
- Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
ĐỀ: Suy nghĩ và hành động của anh/chị để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu được vấn đề: …góp phần giảm thiểu TNGT.
2. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm:
- TNGT là tai nạn do các phương tiện khi tham gia giao thông gây nên. Hiện

tượng này xảy ra trên các loại đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không…
b. Biểu hiện - Thực trạng:
- Hàng năm số vụ tai nạn giao thông liên tục gia tăng. Thường xảy ra ở các nước nghèo
và đang phát triển cao hơn tỉ lệ các nước công nghiệp phát triển.
- Cứ mỗi năm, VN có tới gần một nghìn vụ TNGT. Đây là vấn đề đang được cả nước
đặc biệt quan tâm. Năm 2012, nước ta chọn là Năm an toàn GT.
c. Hậu quả:
- Trung bình cứ mỗi năm có khoảng trên dưới một triệu người chết và bị thương hàng
chục triệu người.
- Gây thiệt hại nặng về tài sản…
- Nhiều gia đình rơi vào cảnh bi thương, tan vỡ…
d. Nguyên nhân:
- Ý thức của người dân còn kém, coi thường tính mạng của mình và người khác. Người
điều khiển xe chưa ý thức chấp hành luật giao thông:
+ Điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường
cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông, vượt đèn đỏ…


+ Không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe. Nhiều bạn trẻ còn tự ý thay đổi màu sắc,
nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sang, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm
lượng…
+ Khi tan trường, HS dừng đỗ xe dưới lòng đường, đi xe đạp dàn hang ba, hang bốn, hay
đi xe máy thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng…
+ Uống rượu bia khi tham gia GT.
+ Một số bạn trẻ còn tổ chức đua xe để thể hiện mình. Nhiều người bị bạn mình rủ rê, lôi
kéo…họ sẵn sang đánh cược với tính mạng của mình.
- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn, chất lượng đường sá còn kém:
+ Hệ thống dây điện chằng chịt…
+ Biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ còn hạn chế.
+ Tỉ lệ đường ngoằn nghoèo, đường hẹp… còn nhiều.

e. Biện pháp:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục luật giao thông. Tổ chức các cuộc thi ATGT cho
mọi người…
- Cả xã hội cùng chung tay lên án những hành vi vi phạm luật giao thong.
- Nhà nước có những hình thức xử phạt nghiêm minh.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá…
g. Bàn luận
- Nhiều người đã ý thức được vai trò, trách nhiệm khi tham gia giao thông nên đã chấp
hành…
- Không ít người còn chủ quan…
- Thậm chí, có người xem đó là hiện tượng bình thường, đương nhiên trong cuộc sống…
Hoặc đổ lỗi cho số phận…
3. Kết bài: Đánh giá, khái quát lại vấn đề, rút ra bài học bản thân

B. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
- Để làm tốt kiểu bài này, HS phải xác định được vấn đề nghị luận trong đề bài.
- Ví dụ:
+ Đề 1: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình
(UNESSCO).
=> Vấn đề nghị luận là: Vai trò của học vấn đối với mỗi con người.
+ Đề 2: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
=> Vấn đề nghị luận: Quan điểm sống: phải biết trao tặng, cho đi, không nên chỉ
nhận lại từ người khác…
I. DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận…
- Nêu ra được nhận định, ý kiến, câu nói, châm ngôn, danh ngôn… trong đề bài.


(Ranh giới giữa 2 ý trong phần mở bài thường dùng câu văn: Bàn về vấn đề này, có ý

kiến cho rằng: “……”. Hoặc: Đề 1: Bàn về vấn đề này, UNESSCO khẳng định: “….”)
2. Thân bài:
a. Giải thích các khái niệm (là gì?)
- Giải thích từng từ ngữ quan trọng trong ý kiến. ( Ví dụ: Đề 2: cần giải thích:
Cho, nhận nghĩa là gì?)
- Sau đó, rút ra ý nghĩa của toàn bộ ý kiến.
b. Lí giải vấn đề (Tại sao? Nếu không thì như thế nào?)
Ví dụ: Đề 2: Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao sống là phải cho đi? Nếu không
cho đi thì sẽ như thế nào? Tạo sao sống không nên mong sẽ nhận lại cho riêng mình?...
c. Biểu hiện – dẫn chứng
- Biểu hiện: Vấn đề ấy biểu hiện như thế nào trong:
+ Học tập?
+ Lao động?
+ Chiến đấu?
Hoặc trong: Suy nghĩ? Lời nói? Hành động?
- Dẫn chứng: Học sinh lấy khoảng 2 dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. (Dẫn
chứng là những con người tiêu biểu ngoài đời sống: Hồ Chí Minh, Nick vujic, Bill Gates,
Niu-tơn….
d. Bàn luận (trong phần này thực hiện 3 bước: đánh giá, biểu dương, phê phán)
- Đánh giá: vấn đề đó đúng hay sai? Có hoàn toàn đúng? Đặt trong môi trường,
hoàn cảnh khác nhau thì sẽ như thế nào?
(Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng… có hoàn toàn đúng? Bởi vì: Gần bùn
mà chẳng hôi tanh mùi bùn…)
- Biểu dương những hành động đúng đắn…
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc…
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Rút ra bài học cho bản thân.
II. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
ĐỀ 1: Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói:

Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì
vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh
(chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của mục đích trong cuộc sống của con
người.


- Nêu ra được nhận định: Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói: Nếu không có
mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục
đích tầm thường.
2. Thân bài:
a. Giải thích các khái niệm (là gì?)
- Mục đích: là yêu cầu cần đặt ra trước khi thực hiện một công việc; là cái ta cần
phấn đấu để đạt được trong quá trình thực hiện công việc.
- Mục đích tầm thường: yêu cầu cần đạt được ở mức độ thấp, có thể chỉ phục vụ
cho lợi ích ở phạm vi hẹp với bản thân.
- Cái vĩ đại: cái lớn lao, cao cả, có ý nghĩa với nhiều người, với tập thể.
- Câu nói: Đi-đơ-rô đề cập đến tính mục đích trong mọi công việc, hoạt động của
con người và mỗi người cần xác định cho mình một mục đích sống cao đẹp.
b. Lí giải vấn đề: Tại sao không có mục đích sẽ không làm được gì? Tại sao
không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường?
- Bởi vì mục đích sống có vai trò quan trọng với con người:
+ Hành động có mục đích là hành động của con người có trí tuệ soi sáng, khác hẳn
với hành động bản năng tự nhiên của loài thú.
+ Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của con người, giúp
hành động của con người đạt kết quả.
+ Sống không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý

nghĩa.
+ Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn
lên trong cuộc sống. Và khi cần, sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để thực hiện mục đích
cao thượng.
+ Sống có mục đích cao thượng, con người sẽ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội.
Có mục đích, lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước
mơ cao đẹp.
c. Biểu hiện – dẫn chứng
- Biểu hiện: Sống có mục đích như thế nào trong:
+ Học tập?
+ Lao động?
+ Chiến đấu?
- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh, Nick vujic...Phân tích dẫn chứng.
d. Bàn luận
- Đánh giá:
+ Đi-đơ-rô đã đưa ra một nhận định đúng đắn về vai trò của mục đích trong cuộc
sống của con người. Mục đích cao thượng sẽ mang đến thành công cho chúng ta...
+ Tuy nhiên, quan điểm đó chưa hoàn toàn đúng dắn, bởi vì ngoài mục đích, con
người con cần phải hành động (học tập, lao động...) thì mới thành công. Nếu không biến
mục đích, ước mơ bằng những việc làm thì vĩnh viễn đó chỉ là lý thuyết...
- Biểu dương những người sống có mục đích cao đẹp và đã nỗ lực thực hiện được
mục đích của mình…


- Phê phán những người sống không có mục đích, chờ đợi. Hoặc mục đích tiêu
cực, trái với đạo đức và pháp luật... Hoặc mục đích sống tầm thường. Bởi nó khiến con
người ta trở nên thụ động, bạc nhược, vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của mục đích sống
- Rút ra bài học cho bản thân:

- Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích, lí tưởng
sống cao đẹp: Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Trước mắt, xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn: học để nắm được kiến
thức vững vàng; làm chủ khoa học, kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình; đóng góp được
nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc.
ĐỀ 2: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến sau:
Con người đồng thời phải tạo ra và chế ngự niềm đam mê.
DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Thái độ của chúng ta đối với niềm đam mê. Hoặc
vai trò của niềm đam mê trong cuộc sống.
- Nêu ra được ý kiến: Con người đồng thời phải tạo ra và chế ngự niềm đam mê.
2. Thân bài:
a. Giải thích các khái niệm:
(Đối với đề bài này cần giải thích các từ: tạo ra, chế ngự, đam mê. Tuy nhiên, đam mê là
trọng tâm nên giải thích trước.)
- Đam mê là sự yêu thích, hứng thú cao độ của chúng ta đối với một đối tượng nào
đó trong cuộc sống. Đó có thể là công việc, một cảnh sắc thiên nhiên, một thú vui, một
con người…
- Tạo ra là sự xây dựng, vun đắp, khơi gợi, nuôi dưỡng…
- Chế ngự là khống chế, kìm nén, tỉnh táo bằng lí trí khôn ngoan…
=> Như vậy: Chúng ta vừa phải nuôi dưỡng xây dựng đồng thời phải tỉnh táo kìm nén
những hứng thú, sở thích của mình…
b. Lí giải vấn đề
* Tại sao phải tạo ra niềm đam mê? Nếu không có đam mê thì sẽ như thế nào?
Bởi vì:
- Tạo ra hứng thú để làm việc. Nếu không có đam mê thì sẽ không hoàn thành tốt
công việc.
- Giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống. Có đam mê sẽ có hứng thú lành
mạnh, tâm hồn thêm nhạy cảm, phong phú…

- Niềm đam mê tạo cho chúng ta khả năng được hưởng hạnh phúc.
* Tại sao phải chế ngự niềm đam mê?
- Cuộc sống đa diện, nhiều chiều. Nếu con người quá đam mê một lĩnh vực nào
đó, thì sẽ mất đi sự cân bằng, méo mó về tính cách.
- Sự đam mê sẽ hút kiệt trí tuệ, tinh thần, sức lực vào một lĩnh vực đam mê, làm
họ mất đi khả năng tận hưởng, cảm nhận những niềm vui khác.


- Khi quá đam mê, con người sẽ phải hi sinh một yếu tố nào đó (gia đình, tình yêu,
học hành…)
c. Biểu hiện – dẫn chứng
- Biểu hiện: Tạo ra niềm đam mê như thế nào nào trong:
+ Học tập?
+ Lao động?
+ Chiến đấu?
- Dẫn chứng:
d. Bàn luận
- Đánh giá:
+ Câu nói đưa ra bài học cần thiết, đúng đắn cho chúng ta về vai trò của niềm đam
mê trong cuộc sống. Con người cần phải tạo ra đồng thời chế ngự niềm đam mê…
+ Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào chúng ta cũng tạo ra đam mê. Cần biết lựa
chọ lĩnh vực đam mê phù hợp với năng lực, khả năng và hợp pháp…
- Biểu dương: nhiều người tạo cho mình niềm đam mê trong học tập, lao động…
và đã thành công…
- Phê phán không ít người sống thờ ơ, dửng dưng, không tâm huyết, đam mê.
Nhiều người quá đam mê trò chơi vô bổ như: bi-a, điện tử…
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Rút ra bài học cho bản thân.




×