Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

tình trạng tảo hôn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.39 KB, 8 trang )

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ TẢO HÔN Ở VIỆT NAM
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình hình thành và phát triển, con người Việt Nam luôn giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa vật chất tinh thần, phong tục, tập quán của dân tộc, đồng thời
tiếp thu những thành tựu văn hóa của nhân loại. Việt Nam, một đất nước hội tụ nhiều tinh
hoa văn hóa, tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà tiêu biểu là: văn hóa làng
xã, văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ nghi tôn giáo, văn hóa gia đình… Trải qua chiều dài lịch
sử, với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hiện đại, tư duy nhận thức của con
người ngày càng được nâng cao, tiến bộ. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những yếu tố lỗi
thời, lạc hậu, ảnh hưởng đến nhận thức, đến cuộc sống của con người và xã hội. Xét ở khía
cạnh này thì vấn đề tảo hôn là một minh chứng rất rõ nét. Tục tảo hôn vừa cho thấy sự cổ
hủ, lạc hậu, vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, nhưng nó vẫn tồn tại ở
nhiều nơi trên đất nước Việt Nam cho đến ngày nay.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TẢO HÔN
1.1.
Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát chung về độ tuổi kết hôn
Theo Điều 3 Luật hôn nhân và Gia Đình năm 2014:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của
Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại
Điều 8 của Luật này.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;


Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Sở dĩ Luật HN &GĐ quy định độ tuổi kết hôn là căn cứ vào quá trình phát triển tâm
sinh lý của con người, vào điều kiện tự nhiên và xã hội của nước ta nhằm đảm bảo sự
phát triển tâm sinh lý của nam, nữ thanh niên và điều quan trọng là để họ có thể đảm
đương trách nhiệm làm vợ, chồng; làm cha, mẹ khi bước vào cuộc sống gia đình. Tuân
thủ độ tuổi kết hôn là cơ sở cần thiết để hạnh phúc gia đình dược bền vững.
1.1.2 Hôn nhân
Khái niệm: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Điều 2 luật HN & GĐ):

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.





Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín
ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ.

Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ
tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi,
người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện
tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về
hôn nhân và gia đình.

1.1.3 Tảo hôn
Về phương diện khoa học pháp lý, từ điển luật học định nghĩa: “ Tảo hôn là kết hôn
khi chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.”
Còn theo khoản 8 Điều 3 của luật HN & GĐ: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi
một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật”.
1.2.
Cơ sở thực tiễn của tảo hôn
Trên thực tế, tảo hôn có là một tập tục cổ ở phương Đông, ví dụ như các nước như:
Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, và Việt Nam. Nam nữ kết hôn với nhau phần
nhiều không phải vì yêu nhau, cũng có yêu nhau nhưng chưa chắc đã được lấy nhau, tất cả
do bố mẹ sắp đặt “Bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy”
Họ quan niệm rằng người con trai lấy thêm vợ sớm nhanh chóng có người phụ giúp,
tiếp quản việc gia đình,nhưng họ đâu nghĩ hết hệ luỵ sau này khi thế hệ đời con cháu sẽ ra
sao? Họ cho rằng tình yêu đến sau, trong quá trình sống cùng nhau sẽ nảy sinh tình cảm.
Việc con cái lấy vợ lấy chồng trước tuổi trương thành, chưa xác đúng tình yêu đích thực
cũng nhằm đưa tình yêu đến sau đó.
Nếu không kết hôn sớm sẽ bản làng dị nghị, không làm theo “phong tục truyền
thống của bản làng”, coi là không tôn trọng lệ làng từ xa xưa
Trình độ văn hoá thấp , chưa thực sự hiểu hết hậu quả khôn lường của việc tảo hôn
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NẠN TẢO HÔN Ở VIỆT NAM
2.1
Tình hình nạn tảo hôn trên cả nước
Từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được ban hành, Nhà nước đã phổ biến,
tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu được tính ưu việt của pháp luật hôn nhân xã hội
chủ nghĩa, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc kết hôn, đặc biệt là ý
thức trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về độ tuổi kết hôn. Nhờ vậy, theo khảo sát
của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, trong năm năm từ năm 2005 đến 2010, tình


trạng tảo hôn ở các dân tộc thiểu số giảm từ 80% xuống còn 31%.Nhiều người dân đã hiểu

rõ và chấp hành tốt những quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn. Tuy nhiên, bên cạnh
thành tựu trên, tình trạng vi phạm độ tuổi kết hôn vẫn còn diễn ra trên khắp cả nước.
Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Ủy ban dân số – Gia đình và trẻ em), cho thấy
trong năm 2011:15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 – 16 đã có vợ
chồng.
Các tỉnh có tỉ lệ trẻ tảo hôn cao
Hà Giang
Cao Bằng
Lào Cai
Sơn La
Quảng Trị
Bạc Liêu


Tỉ lệ trẻ tảo hôn (%)
5.27
5.1
2.7
2.6
2.4
2.1

Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng ký kết hôn, phần lớn
các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định.

Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, trong đó 0,2%
đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15
tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi.
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc – nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số – tỷ lệ
tảo hôn khá cao so với cả nước. Theo phong tục của nhiều dân tộc, khi trẻ em vừa bước

sang tuổi 15 - 16 là đã đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Cha mẹ hai bên sẽ làm lễ dạm ngõ rồi
kết hôn cho con, hai người trẻ sẽ chính thức trở thành vợ chồng sau đám cưới. Nếu bị chính
quyền địa phương biết và can thiệp, họ sẵn sàng "xin khất" để tiếp tục làm vợ chồng, đợi
đến khi đủ tuổi sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Ở Sơn La, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người Mông, nạn tảo hôn vẫn chưa
được xóa bỏ do vẫn còn tồn tại tục cướp vợ. Nhiều trẻ em mới 12 tuổi đã được gia đình tổ
chức cướp vợ. Qua khảo sát của Ngành tư pháp tỉnh Sơn La thì có 47.665 trường hợp các
cặp vợ chồng sống với nhau mà không đăng ký kết hôn (phần lớn là tảo hôn); 101.036
trường hợp trẻ em ra đời đã lớn nhưng chưa được khai sinh4. Trong 6 tháng đầu năm 2012,
tại 10 huyện miền núi của tỉnh có hơn 500 trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
Tại khu vực Tây Nguyên, nạn tảo hôn cũng là một hiện tượng phổ biến. Theo ủy
ban dân số - gia đình và trẻ em huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, toàn huyện có 14 xã
nhưng xã nào cũng có tình trạng tảo hôn, xã vùng sâu có tỷ lệ cao hơn. Tổng số cặp vợ
chồng tảo hôn của tỉnh là 213 cặp. Tại KonTum, nơi có tỷ lệ đồng bào thiểu số là 53%
cũng có tới 269 cặp vợ chồng tảo hôn. Đáng lưu ý là tỉnh Gia Lai có tới 974 cặp vợ chồng
kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.


Bác sĩ Lương Đình Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
tỉnh cho biết, thống kê chưa đầy đủ trên toàn tỉnh Quảng Nam.
-

Năm
2010
2011
2012
2013
2014
10/2015


Số trường hợp tảo hôn
199
194
231
235
325
256

Hôn nhân cận huyết thống
12
7
9
5
12
7

Ngay cả đến những khu vực đô thị lớn có trình độ dân trí cao như Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh vẫn còn có các cặp tảo hôn với con số lần lượt là 42 cặp và 37 cặp. Đối
tượng là các em học sinh do chơi bời không được sự quan tâm giáo dục của gia đình, do
ảnh hưởng của lối sống đô thị mà phải bỏ học để lấy chồng.

Một vài video về tình trạng tảo hôn

/>•
/>2.2
Những ảnh hưởng lớn của việc tảo hôn
Tảo hôn đã mang đến sự nghèo đói, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối
quan hệ xã hội như:

Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ

em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với
phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc
chết non hơn những đứa trẻ khác. Đây chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các
nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người mẹ không được quan tâm đúng
mức.

Về môi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp tục việc học
hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên
tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất
của trẻ em;

Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia
đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.

Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không
được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh
hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi….

Về mặt xã hội: Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã
hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất,
-


thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác,
phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập,
thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc
gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.
Như vậy, tảo hôn có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng cho cả con người
và xã hội, thể hiện rất rõ qua thực tế cuộc sống hằng ngày.Đặc biệt, người chịu ảnh
hưởng lớn nhất và trực tiếp nhất chính là những người tảo hôn, mà nhiều người trong số

họ chưa nhận thức được những nguy hiểm, những ảnh hưởng xấu của tảo hôn đối với
chính bản thân họ.

Nguyên nhân
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Do trình độ dân trí thấp và ý thức pháp luật của người dân còn non kém, đặc biệt là
các vùng sâu vùng xa – nơi cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống còn quá lạc hậu. Điều
này kéo theo nhiều hậu quả như sự phát triển của các tệ nạn xã hội, trong đó có tảo hôn
Do công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tại nhiều địa phương còn chưa sâu sắc,
hạn chế. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân là một trong những vấn đề được
Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là công tác tuyên truyền về vấn đề dân số kế hoạch
hóa gia đình. Nhưng công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi dân trí phân cư
không đồng đều và sự chênh lệch về nhận thức của họ gặp nhiều khó khăn, ở những nơi
dân tộc thiểu số còn có nhiều dân cư không biết tiếng kinh.
Cơ sở hạ tầng cũng làm khó khăn cho công tác tuyên truyền vì ở những nơi vùng
núi giao thông đi lại hết sức khó khăn. Ngoài ra, công tác tuyên truyền không đạt hiệu quả
cũng một phần do đội ngũ tuyên truyền không nhiệt tình
Do sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn còn
chưa mạnh mẽ thiếu kiên quyết. Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung,
loại bỏ tục tảo hôn nói riêng ra khỏi đời sống xã hội đạt được hiệu quả không nhỏ nếu có
sự can thiệp một cách mạnh mẽ, kiên quyết từ phía cơ quan địa phương
2.3.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng của những quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạc
hậu. Ở nước ta có những tục lệ, nghi lễ đã ăn sâu vào đời sống cộng đồng và có sức ảnh
hưởng nhất định qua nhiều thế hệ người Việt Nam trong đó có các quan hệ hôn nhân và gia
đình. Nhiều người coi những hủ tục lạc hậu, đặc biệt là tảo hôn như những truyền thống và
nét văn hóa của dân tộc
2.3



Thứ hai, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, con
người dần biến đổi để thích nghi được với những điều kiện mới. Họ trở nên năng động,
sáng tạo, linh hoạt và độc lập hơn trong cách nghĩ cách làm. Quan điểm đời sống của họ
cũng trở nên cởi mở hơn, đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm thành kiến đạo đức
xưa. Vì vậy, con người dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau. Một trong những hệ lụy
đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hết sức bình thường
Thứ ba, do quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường
hợp tảo hôn còn chưa phù hợp. Điều 6 Nghị định số 87/2001 về xử phạt vi phạm trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình quy định mức phạt với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn: “Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây: a) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn
mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó; b) Tổ chức việc kết hôn
cho người chưa đến tuổi kết hôn”.Việc quy định hình thức xử phạt đối với hành vi tảo hôn
hoặc tổ chức tảo hôn chỉ là phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng dường như còn
chưa phù hợp, không đủ răn đe với nạn tảo hôn ở nước ta hiện nay. Với đa số những cặp vợ
chồng nghèo, họ sẽ không có khả năng nộp phạt, và trong trường hợp đó, khả năng thực
hiện các biện pháp cưỡng chế nộp phạt của chính quyền địa phương là điều không thể thực
hiện được. Do không có hình thức chế tài nào khác nên các cặp vợ chồng nghèo vẫn tự do
kết hôn khi chưa đủ tuổi mà không lo bị xử phạt. Ngoài ra cũng có không ít cặp tảo hôn sẵn
sàng lên xã nộp phạt. Họ coi việc nộp phạt là đã tuân thủ pháp luật và sau khi nộp phạt thì
họ đương nhiên được xã công nhận là vợ chồng theo pháp luật.
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NẠN TẢO HÔN Ở VIỆT NAM:
3.1
Giải pháp quản lý chỉ đạo chung:
Tăng cường hơn nữa sự lãnh, chỉ đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với
công tác giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn các huyện miền núi, dân
tộc thông qua việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị và cách làm cụ thể phù hợp với đặc
điểm của từng huyện.
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ.

Xử lý nghiêm việc vi phạm về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các hành vi
khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình theo đúng quy định của pháp luật.
3.2
Giải pháp tuyên truyền, giáo dục:
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và
Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng; đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền; sử dụng
các hình thức gần gũi, trực tiếp với người dân, phù hợp với văn hóa, dân trí theo từng dân
tộc, từng khu vực.
-


Cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông, tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng
vận động, tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình ở vùng dân tộc thiểu số.
Cụ thể hóa công tác tuyên truyền bằng việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm,
giao lưu văn hóa, văn nghệ, lễ hội nhằm tuyên truyền hạn chế nạn tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Phối kết hợp vai trò tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể tại cơ sở như Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi...; phát huy vai trò người có uy tín, già làng tại thôn
bản.
3.3
Giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện:
Kiện toàn và thường xuyên tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông tư vấn cho
đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, tuyên truyền viên xã, thị trấn, Đoàn thanh niên
các trường THCS, THPT.
3.4
Giải pháp về vốn thực hiện:
Huy động vốn từ ngân sách Nhà nước, địa phương, thu hút vốn đầu tư từ các
chương trình, dự án nhằm đảm bảo nguồn lực để thực hiện tốt và đầy đủ các dịch vụ về
chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
3.5

Phối hợp, lồng ghép với các chương trình dự án khác:
Chủ động phối hợp, lồng ghép với các dự án do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ đang hoạt động trên địa bàn có cùng mục tiêu, tranh thủ các nguồn lực:
Kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn để lồng ghép thực hiện đạt được mục tiêu chung.
-



TỔNG KẾT
Vấn đề tảo hôn vẫn đang tồn tại ở rất nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam ta,
gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt đối với con người và xã hội. Những nhận thức
của người dân ở những nơi này về về ảnh hưởng tiêu cực của tảo hôn đối với họ còn
rất nhiều hạn chế, nên tình trạng tảo hôn vẫn tiếp diễn đến nay. Kinh tế ngày càng
phát triển, xã hội văn minh, tất cả mọi người cần phát huy những giá trị văn hóa tốt
đẹp, và quan trọng là đẩy lùi và xóa bỏ những hủ tục, những truyền thống không tốt,
mà ở đây tảo hôn là một trong những vấn đề lớn đó. Vậy nên, chúng ta cần có
những giải pháp, nỗ lực, không ngừng nâng cao nhận thức và giúp đỡ cho người dân
vùng có tục lệ tảo hôn xóa bỏ nạn tảo hôn này, để để tất cả mọi người, đặc biệt là
những người dân vùng có nạn tảo hôn, đều có cuộc sống tốt hơn về cả vật chất và
tinh thần, qua đó góp phần làm cho nền kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam ta phát
triển một cách toàn diện




×