Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Cộng đồng kinh tế AEC (mới cập nhật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.78 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ
---------------------

Chuyên đề thảo luận:

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)

GV hướng dẫn: PGS.TS Kim
Ngọc Thành viên nhóm 8:
1. Lê Thị Quỳnh Nga
2. Đỗ Thanh Huyền
3. Dương Thị Hậu

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)..........2
1.1 Giới thiệu chung............................................................................................ 2
1.1.1 Giới thiệu chung về ASEAN.....................................................................2
1.1.2 Giới thiệu chung về AEC..........................................................................3
1.2 Nguyên nhân hình thành AEC..................................................................... 3
1.2.1 Nguyên nhân khách quan..........................................................................3
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan..............................................................................6
1.3 Mục tiêu và bản chất của AEC.................................................................... 9


1.3.1 Mục tiêu.................................................................................................... 9
1.3.2 Bản chất...................................................................................................12
Chương 2: TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 13
2.1 Quá trình hình thành và phát triển AEC...................................................13
2.2 Biện pháp và lộ trình thực hiện AEC........................................................ 14
2.2.1 Đẩy mạnh việc thực hiện những chương trình hội nhập kinh tế hiện có 15
2.2.2Thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên................................ 24
2.2.3Tăng cường triển khai sáng kiến liên kết ASEAN và thu hẹp khoảng
cách phát triển......................................................................................... 28
2.2.4Tăng cường hoàn thiện thể chế.................................................................29
2.2.5 Tăng cường hợp tác với bên ngoài...........................................................30
2.3 Đánh giá kết quả quá trình xây dựng AEC............................................... 31

i


2.3.1

Những thành tựu đạt được....................................................................31

2.3.2

Những hạn chế......................................................................................32

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................33
3.1 Tác động của AEC tới nền kinh tế ASEAN và các nền kinh tế thành viên
.............................................................................................................................. 33
3.1.2 Tác động tích cực..................................................................................... 33
3.1.2 Tác động tiêu cực..................................................................................... 37

3.2 Tác động của AEC đối với Việt Nam..........................................................40
3.2.1 Tác động tích cực.....................................................................................40
3.2.2 Tác động tiêu cực.....................................................................................44
3.3 Một số khuyến nghị......................................................................................47
3.3.1 Đối với Nhà nước.....................................................................................47
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp.........................................................................47
KẾT LUẬN............................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................51

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

ACIA

Hiệp định đầu tư toàn
diện ASEAN

2


AEC

3

AEMM

4

AFAS

5

AFTA

6

AIA

7

AIGA

8

APEC

Association of Southeast
Asian Nations
Comprehensive Investment
Agreement

Association of Southeast
Asian Nations Economic
Community
Association of Southeast
Asian Nations Economic
Misters’ Meeting
Association of Southeast
Asian NationsFramework
Agreement on Services
Association of Southeast
Asian Nations Free Trade
Area
Framework Agreement on
the Association of Southeast
Asian Nations Investment
Area
Association of Southeast
Asian Nations
Asia-Pacific Economic
Cooperation

9

APSC

10

ASCC

11


ASEAN

12

ASEAN 4

13

ASEAN 6

14

ATIGA

Association of Southeast
Asian Nations Political –
Security Community
Association of Southeast
Asian Nations Socio –
Cultural Community
Association of Southeast
Asian Nations
Vietnam, Laos, Cambodia,
Myanmar
Brunei, Indonesia, Malaysia,
Phillipines, Singapore,
Thailand
Association of Southeast
Asian Nations Trade in


i

Cộng đồng kinh tế
ASEAN
Hội nghị bộ trưởng kinh
tế ASEAN
Hiệp định khung ASEAN
về dịch vụ
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
Hiệp định khung về khu
vực đầu tư ASEAN
Hiệp định khuyến khích
và đầu tư ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình
Dương
Cộng đồng Chính trị - An
ninh ASEAN
Cộng đồng Văn hóa – Xã
hội ASEAN
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Việt Nam, Lào,
Campuchia, Mi-an-ma
Bru-nây, In-đô-nê-xi-a,
Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin,
Xin-ga-po, Thái Lan
Hiệp định Thương mại

hàng hóa ASEAN


15

CEPT

16

CLMV

17
18

EU
FDI

Goods Agreement
Common Effective
Preferential Tariff
Cambodia, Laos, Myanmar,
Vietnam
European Union
Foreign Direct Investment

19

FTA

Free Trade Agreement


20

GAT

21
22
23

GDP
GNP
IAI

General Agreement on Trade
in Services
Gross Domestic Product
Gross Nation Product
Initiative for Association of
Southeast Asian Nations
Intergration

v

Hiệp định ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung
Cam-pu-chia, Lào, Mian-ma, Việt Nam
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Hiệp định thương mại tự

do
Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản lượng quốc gia
Sáng kiến liên kết
ASEAN


24
25
26

ILO
PIS
RCEP

27
28
29

USD
VAT
VCCI

30
31
31

VN

WEF
WTO

32

XHCN

Priority Integration Sector
Regional Comprehensive
Economic Partnership
United States Dollars
Value Added Tax
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Vietnam
World Economic Forum
World Trade Organization

v

Ngành hội nhập ưu tiên
Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực
Đồng Đô-la Mỹ
Thuế giá trị gia tăng
Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
Việt Nam
Diễn đàn kinh tế thế giới
Tổ chức Thương mại Thế

giới
Xã hội Chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3
4

Số hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

Tên bảng
Lộ trình thực hiện Hiệp định ATIGA

Lộ trình thực hiện AFAS
Lộ trình thực hiện ACIA
Các ngành ưu tiên và các nước điều
phối viên
Lộ trình các ngành ưu tiên Hội nhập


Trang
16
19
22
25
27


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1
2

Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2

3

Hình 1.3

4

Hình 1.4

5

Hình 1.5

Tên hình

Các nước thành viên ASEAN
Cán cân thương mại của ASEAN với một
số nước và khu vực
Tăng trưởng GDP các nước ASEAN giai
đoạn 2001 -2013
Thương mại nội khối ASEAN năm 2003,
2008 và 2013
Thu nhập bình quân đầu người các nước
ASEAN theo ngang giá sức mua

Trang
2
4
6
7
8


LỜI MỞ ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 08 tháng
08 năm 1967 gồm 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam, với mục tiêu nhằm thiết lập một
liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước trong khu vực. Sau 48 năm
tồn tại và phát triển, trải qua nhiều bối cảnh thăng trầm của thế giới và khu vực, ASEAN
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một tổ chức hợp tác khu vực trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Hiện nay,
ASEAN đang chuyển sang giai đoạn thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế
“ASEAN tầm nhìn 2020” và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột
quan trọng của cộng đồng ASEAN, với kỳ vọng biến ASEAN thành một thị trường và
một cơ sở sản xuất thống nhất, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ,
đầu tư, lao động có tay nghề trong nội khối; thiết lập khu vực kinh tế năng lực cạnh tranh

cao để hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á đã
chính thức ký kết thống nhất thành lập AEC vào ngày 22 tháng 11 năm 2015. Cộng đồng
kinh tế với thị trường trên 630 triệu dân, quy mô nền kinh tế khoảng 2700 tỉ USD hằng
năm và có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC mang đến nhiều cơ hội trong
phát triển kinh tế và sự thịnh vượng, đồng thời cũng chứa đựng những thách thức không
nhỏ khi nền kinh tế của Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ các nước
trong khu vực trong bối cảnh tự do hóa thương mại, vốn đầu tư và lao động.
Bài nghiên cứu này tập trung đưa ra những giới thiệu chung về ASEAN, AEC;
mục tiêu và bản chất của AEC;từ giai đoạn hình thành và phát triển, đến lộ trình thực
hiện; chỉ ra những tác động của AEC đến các nước ASEAN cũng như Việt Nam, từ đó
đưa ra một số khuyến nghị.
Chuyên đề nghiên cứu gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
- Chương 2: Tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
- Chương 3: Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN và một số khuyến nghị

9


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1Giới thiệu chung về ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian NationsASEAN) chính thức thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc,
với 5 nước thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái
Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở
thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á
(thêm 5 nước là Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), là một thực thể chính
trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong
chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới.


Hình 1.1 Các nước thành viên ASEAN

Nguồn:asean.org


ASEAN có diện tích khoảng 4.5 triệu km2 với dân số hơn 640 triệu người, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của toàn bộ các nước ASEAN khoảng 2480 tỷ USD,
kim ngạch thương mại đạt 2530 tỷ USD (Theo thông cáo của Ban thư ký ASEAN năm
2014). Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang
đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản
lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng
như gạo, đường dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang
trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng
tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập
một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN được coi là tổ chức khu vực
thành công nhất của các nước đang phát triển, với đà tăng trưởng này,dự kiến GDP của
ASEAN sẽ đạt 4700 tỷ USD vào năm 2010và có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ
tư thế giới vào năm 2030 ( Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu tại lễ kí kết hồi
tháng 11/2015 ).

1.1.2 Giới thiệu chung về AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia
thành viên ASEAN, chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015. AEC là một trong ba trụ
cột của cộng đồng ASEAN, cùng với Cộng đồng An ninh – Chính trị (APSC), Cộng
đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC). Cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm hình thành một khu
vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao trong đó hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh
thế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm
2020.


1.2 Nguyên nhân hình thành AEC
1.2.1 Nguyên nhân khách quan
-

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập và liên kết giữa các nước trên thế giới.
Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa và chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức

của nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hơn bao giờ hết, xu hướng liên kết
khu vực về mọi mặt trong đó đặc biệt là liên kết kinh tế ngày càng trở thành xu thế của


các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trước bối cảnh đó, các quốc gia Đông Nam Á
cũng đã xây dựng và phát triển cho riêng mình một liên minh kinh tế riêng – Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) để nắm bắt xu hướng thời đại cũng như tìm cho mình một chỗ
đứng trên trường quốc tế.
Toàn cầu hóa và hội nhập đang tạo ra những ưu thế nhất định: tạo khả năng phát
triển, phổ cập công nghệ thông tin và các phương tiện viễn thông, thúc đẩy phát triển
kinh tế, thương mại, tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa và tư tưởng rộng rãi.
Bên cạnh đó, sự thành công về mặt kinh tế của các tổ chức, khối kinh tế bên ngoài khu
vực, điển hình là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc
Mỹ (NAFTA) cũng đã tạo nên sức ép cho các quốc gia ASEAN.
Hình 1.2 Cán cân thương mại của ASEAN với một số nước và khu vực
Đơn vị: triệu USD

Nguồn: ASEAN Trade Database
-

Sự cấp thiết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước thành viên
ASEAN
Năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN không đồng đều. Theo Báo cáo năng


lực cạnh tranh toàn cầu năm 2015 – 2016 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF 2015)
công bố, Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh


toàn cầu, trong khi nhóm 3 nước Lào, Campuchia, Myanmar có thứ hạng năng lực
cạnh tranh thấp, lần lượt đứng thứ 89, 90 và 131.
Việt Nam đã có sự tiến bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh, là quốc gia có
mức tăng bậc mạnh nhất, xếp thứ 56 trên Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
năm 2015 -2016 (Theo WEF 2015). Tuy nhiên, những tiến bộ đó vẫn chưa theo kịp sự
phát triển của nhiều quốc gia khác, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của
Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa
được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ.
So với các nước khác ở châu Á và trên thế giới, nhìn chung, các quốc gia
ASEAN vẫn có năng lực cạnh tranh thấp. Vì vậy, yêu cầu về hình thành một cộng
đồng kinh tế cùng nhau hợp tác phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh càng trở nên
cấp thiết.
-

Sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông Nam Á
Thập niên đầu của thế kỉ XXI, với việc dịch chuyển quyền lực thế giới từ Tây

sang Đông, khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng có sự thay đổi sâu
sắc, đặc biệt là sự nổi lên của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, các nước lớn đều quan
tâm và mong muốn hiện diện ở Đông Nam Á, can thiệp sâu, rộng hơn vào khu vực
nhằm giành giật ảnh hưởng và kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau để tạo dựng vị thế,
hướng khu vực đi theo quỹ đạo riêng của mình thông qua thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh tế, tăng cường sự hiện diện quân sự. Các nước lớn đẩy mạnh triển khai nhiều
hoạt động, tạo ra các lợi ích đan xen và cạnh tranh ở khu vực.
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh

tế tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. Trung Quốc đã và đang trở thành động lực
phát triển không chỉ của khu vực mà của cả thế giới. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là một
trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng 25 năm
qua. Trong những năm gần đây, Ấn Độ là nước đóng góp lớn thứ 3 cho tăng trưởng
GDP toàn cầu, chiếm khoảng 10% mức tăng trưởng GDP của thế giới, chỉ sau Trung
Quốc và Mỹ. Điều này thúc đẩy ASEAN đoàn kết, thống nhất, chặt chẽ để cạnh tranh
và thích nghi hiệu quả hơn đối với những thách thức và cơ hội đến từ Trung Quốc và
Ấn Độ không chỉ trên mặt trận kinh tế mà còn về chính trị, văn hóa, xã hội.


Nhìn chung, các quốc gia Đông Nam Á đang phải ứng phó trước những biến
động đầy phức tạp trong quan hệ với các nước lớn, với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy
thách thức.

1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
-

Nền kinh tế các nước ASEAN phát triển chưa thực sự ổn định
Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô

nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài
sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản dẫn đến hàng triệu người
bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997 – 1998. Indonesia và Thái Lan
là hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tiếp đó là cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ (2002 -2009). Hoa Kỳ là thị
trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do vậy, khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu
của nhiều nước bị thiệt hại, đặc biệt là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á.
ASEAN có Singapore rơi vào suy thoái, còn các nước khác tăng trưởng chậm lại. Sự
chậm phục hồi của các nước ASEAN yêu cầu một sự hợp tác chặt chẽ, mật thiết hơn
nữa trong khu vực để duy trì sự ổn định và phát triển hơn nữa.

Hình 1.3 Tăng trưởng GDP các nước ASEAN giai đoạn 2001 -2013


Nguồn: Ban thư ký ASEAN và Tổng cục thống kê
-

Sự hội nhập của các nước trong khối ASEAN chưa đạt hiệu quả cao
Thương mại nội khối ASEAN đã tăng từ 458 tỷ USD năm 2008 lên 609 tỷ USD
năm 2014, tuy nhiên, những con số này vẫn chưa xứng tầm với một liên minh
ASEAN có tầm vóc lớn mạnh trên thế giới.
Hình 1.4 Thương mại nội khối ASEAN năm 2003, 2008 và 2013
Đơn vị: %

Nguồn: ASEAN Economic Community chartbook 2014
AEC được thành lập hứa hẹn thúc đẩy thương mại nội khối tăng mạnh hơn nữa
sau khi Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN có hiệu lực và nhiều rào cản thương mại
được dỡ bỏ.
-

Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên
ASEAN vẫn chứa đựng những bất ổn mà một trong số đó là thực trạng về khoảng

cách phát triển giữa các vùng miền, nhất là giữa nhóm nước phát triển hơn gồm Brunei,
Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan (ASEAN 6) với nhóm các nước
gia nhập sau của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV). Chênh
lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội
thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả. Về lâu dài, sự khác biệt về thu nhập, trình
độ phát triển cũng ảnh hưởng đến những ưu tiên chính sách của mỗi thành viên. Chênh
lệch khoảng cách thể hiện trên nhiều phương diện, tập trung ở một số khía cạnh sau:



Về thu nhập, thu nhập bình quân đầu người của các nước ASEAN có sự tương
phản rất sâu sắc. Mức thu nhập bình quân đầu người (Theo Ban thư ký ASEAN) năm
2013 của Singapore đạt khoảng 55 nghìn USD, của Brunei đạt gần 40 nghìn USD. Đây là
nhóm nước có mức thu nhập bình quân đầu người không chỉ cao nhất trong khu vực, mà
còn có thể so sánh với một số quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Mức thu nhập này
cao gấp 20, 30 lần so với Việt Nam (1908 USD) và gấp 45 , 60 lần so với Myanmar (888
USD) – nước nghèo nhất khu vực. Malaysia, Thái Lan có mức thu nhập cao hơn nhiều so
với CLMV nhưng cũng chỉ bằng một phần mười của Singapore hay Brunei.
Hình 1.5 Thu nhập bình quân đầu người các nước ASEAN theo ngang giá sức
mua
Đơn vị: USD

Nguồn: ASEAN Economic Community Chartbook 2014
Quy mô thị trường và cấu trúc của các ngành kinh tế trong các nước ASEAN
cũng có sự khác biệt và chênh lệch rất lớn. Theo World Bank, năm 2014, trong khi tổng
GDP của Indonesia đạt 888,5 tỷ USD, của Thái Lan, Malaysia, Singapore cũng đạt trên
300 tỷ USD thì những nền kinh tế như Lào, Myanmar, Campuchia chỉ đạt từ 11 tỷ đến 64
tỷ USD, thấp hơn nhiều lần so với các nước thành viên khác.


Về thương mại,Theo CIA năm 2013,Singapore là nước có tổng kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất trong số 10 nước thành viên ASEAN với trị giá 781 tỷ USD, chiếm 32,1%
tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của ASEAN. Tiếp đến là Malaysia chiếm 18,5%,
Thái Lan chiếm 18,1%. Trong khi đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 3 nước Lào,
Campuchia, Myanmar chỉ đạt 1,4%.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng cũng thể hiện rõ
sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa ASEAN 6 và các nước CLMV… Từ năm 2007,
Singapore và Thái Lan đã có hệ thống đường trải nhựa với tỷ lệ gần như 100%, Malaysia
78%, còn ở các nước Campuchia, Lào và Việt Nam thì đến năm 2009 tỷ lệ vẫn chỉ trên

20%. Nhóm CLMV cũng thiếu kết cấu hạ tầng “mềm” (công nghê thông tin, viễn thông
và hệ thống ICT) – điều kiện cần thiết tối thiểu cho các giai đoạn phát triển tiếp.
Với nhận thức thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục
tiêu lâu dài, phục vụ cho sự phát triển đồng đều, năng động và bền vững của khu vực,
ASEAN đã từng bước hoàn thành mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối
năm 2015. Và cũng chính những khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thành
viên về quy mô kinh tế, trình độ phát triển, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng…dẫn đến nhu
cầu hợp tác và cân bằng trong phát triển kinh tế.


Tóm lại, ASEAN chịu sức ép từ bên ngoài, đặc biệt là đối mặt với áp lực

cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ, trong bối cảnh hình thành ngày càng nhiều các khu
vực thương mại tự do song phương và đa phương. Mặt khác, cơ chế thực hiện liên kết
kinh tế của ASEAN đạt hiệu quả không cao ở tất cả các khâu như định hướng, đưa ra
chính sách, tổ chức thực hiện và giải quyết các tranh chấp. Như vậy, ASEAN cần phải
thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng hơn nữa để phát triển kinh tế, có năng lực cạnh tranh
cao hơn, đối phó với các thách thức bên trong và bên ngoài. Đó là nguyên nhân chính,
đồng thời là động lực thúc đẩy sự ra đời AEC.

1.3 Mục tiêu và bản chất của AEC
1.3.1 Mục tiêu
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích xây dựngmột
thị trườngđơn nhất và cơ sở sản xuất chungcho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc


đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong
ASEAN. Mục tiêu nữa của ASEAN là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng,
thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này,
ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung
Việc thực hiện hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
ASEAN. AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh tế của các khu vực ưu tiên, đồng thời cho phép tự
do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ cao/tài năng trong kinh doanh. Một thị trường
và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN bao gồm năm yếu tố cơ bản:
-

Tự do lưu chuyển hàng hóa

-

Tự do lưu chuyển dịch vụ

-

Tự do lưu chuyển đầu tư

-

Tự do lưu chuyển vốn

-

Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề
Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ. Các nhà

đầu tư ASEAN sẽ được tự do đầu tư vào tất cả lĩnh vực trong khu vực. Các chuyên gia và
lao động có tay nghề sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực. Những thủ tục hải quan
và thương mại khi đã được tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp phần làm giảm

chi phí giao dịch. Một thị trường hàng hóa và dịch vụ thống nhất sẽ thúc đẩy phát triển
mạng lưới sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một
trung tâm sản xuất toàn cầu, đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung mang lại lợi ích cho các ngành công
nghiệp ưu tiên tham gia hội nhập như: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng đường
hàng không), ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và
thời trang, du lịch, ngành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác.
Phát triển kinh tế công bằng
Mục đích của hiệp định khung AEC đối với sự phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SME) là thúc đẩy năng lực cạnh tranh của khu vực này bằng cách lợi thế hóa
phương pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kĩ năng, phát triển nguồn nhân lực và công
nghệ. Những động lực này là để lấp đầy khoảng cách giữa các quốc gia thành viên
ASEAN, thúc đẩy hội nhập kinh tế của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho


phép các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các quốc
gia này đều có được lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế.
Một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh cao
AEC hướng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao,
thịnh vượng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6 yếu tố chủ chốt là: chính sách
cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ
thống thuế khóa và thương mại điện tử.
ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban hành
các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và hiệu quả
kinh tế khu vực ngày càng cao.
Hội nhập kinh tế toàn cầu
Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể nói
ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường toàn cầu hóa ngày càng cao. Do đó,
không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế giới
để hình thành chính sách cho chính mình, như chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm

sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất. Đây sẽ là động lực chính cho phép ASEAN có
thể cạnh tranh thành công với thị trường toàn cầu, đạt được mục đích sản xuất, trở thành
nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trường ASEAN có
sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng
lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp. AEC sẽ
trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA
ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.


Tóm lại, bốn mục tiêu trên cũng chính là bốn yếu tố cấu thành AEC. Mục

tiêu cụ thể và thực chất của AEC là tạo ra một khu vực kinh tế phát triển ổn định, thịnh
vượng, cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, còn mục tiêu lớn, dài hạn
hơn và mang ít nhiều ý nghĩa chính trị đối với ASEAN là giảm đói nghèo và cách biệt về
kinh tế xã hội, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống toàn diện trong khu vực. Để thực
hiện được tất cả những điều đó, ASEAN cần xây dựng một thị trườngđơn nhất và cơ sở
sản xuấtchung, vì đây chính là nền tảng để ASEAN trở thành một khu vực kinh tế có
khả năng cạnh tranh cao, phát triển bình đẳng và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.


1.3.2 Bản chất
Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chưa thể được
coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng kinh tế châu Âu bởi AEC không có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể.
AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực
hóa dần dần bốn mục tiêu kể trên, trong đó chỉ có mục tiêu Một thị trường đơn nhất và
cơ sở sản xuất chung được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các hiệp
định và thỏa thuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ
trình và thực hiện một số sáng kiến khu vực.

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một thỏa thuận
hay hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC
là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố … giữa các nước ASEAN có liên quan
tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng
buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới không bắt
buộc của các nước ASEAN.
Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây ,
thông qua việc thực hiện các cam kết tại các hiệp định cụ thể về thương mại đã kí kết
giữa các nước ASEAN và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực
hiện theo lộ trình các hiệp định, thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).
 Tóm lại, liên kết của AEC theo đúng lộ trình của nó, là một quá trình phát triển
tự nhiên trên cơ sở, điều kiện, tiền đề của ASEAN, không mang tính ràng buộc nhiều và
mạnh mẽ như những liên minh khác.


Chương 2: TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển AEC
- Tháng 12/1997, trong bối cảnh chuẩn bị bước sang thế kỉ 21 với nhiều thành tựu
đã gặt hái được và với không ít thách thức phải đối mặt, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa
ra “Tầm nhìn ASEAN 2020” đặt ra định hướng ASEAN sẽ hình thành một Cộng đồng,
trong đó sẽ tạo ra một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh
tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được
lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế
– xã hội giảm bớt.
- Tháng 10/2003: Đánh dấu tiến trình thực hiện “Tầm nhìn 2020”: lãnh đạo các
nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II),
nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính:
Cộng đồng An ninh – Chính trị (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn
hóa - Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng
quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng

có lợi ở khu vực. Để triển khai và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội, ASEAN đã đề
ra Chương trình Hành động Viên Chăn cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành
động để xây dựng ba trụcột cộng đồng về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội,
trong đó có hợp phần quan trọng là thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) nhằm
giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN với các kế hoạch hành động và các dự
án cụ thể.
Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình
quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40 năm qua,
nhất là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn, lãnh đạo các nước
ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở
pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây).
Theo đó, ASEAN đã khẩn trương xúc tiến xây dựng các Kế hoạch tổng thể
(Blueprints) để xây dựng Cộng đồng An ninh – Chính trị (APSC), Cộng đồng Kinh tế


(AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC), trong đó đề ra mục tiêu và thời hạn
hoàn thành đối với từng biện pháp/hoạt động cụ thể.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (tháng 11/2007), Lãnh đạo các nước đã
ký Hiến chương ASEAN nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên
kết khu vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 (tháng 2/2009) đã thông qua Tuyên bố về lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đây là một văn kiện quan trọng như một chương
trình hành động tổng thể cho giai đoạn tiếp theo để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng
Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn.
Văn kiện hình thành cộng đồng ASEAN được các nguyên thủ quốc gia kí kết.
31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành.
Như vậy có thể thấy trong 40 năm, quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN đã trải
qua bốn mốc phát triển quan trọng:

• Năm 1967 khẳng định sự ra đời và tồn tại của ASEAN như một tổ chức khu vực
ở Đông Nam Á.
• Năm 1976 là bước khởi đầu của hợp tác kinh tế khu vực (ngay sau khi
chiến tranh Đông Dương kết thúc mở ra một triển vọng hòa bình cho khu vực)
Năm 1992, hợp tác kinh tế ASEAN được nâng lên tầm cao mới với việc thành
lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
• Năm 2003 đánh dấu tiến trình thực hiện Tầm nhìn 2020
• Năm 2015, Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng kinh tế AEC chính thức
được thành lập.
Quá trình này cho thấy bằng việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, hợp tác
kinh tế trong ASEAN đã trở nên ngày càng tích cực và mạnh mẽ.

2.2 Biện pháp và lộ trình thực hiện AEC
Để bước đầu hiện thực hóa AEC, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (2003) đồng
ý: ASEAN sẽ thực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm đặc trách cao cấp


về Hội nhập Kinh tế ASEAN (HLTF) về Liên kết Kinh tế của Hội nghị Bộ trưởng Kinh
tế ASEAN (AEM Meeting). Cụ thể là:


2.2.1 Đẩy mạnh việc thực hiện những chương trình hội nhập kinh tế hiện có
Bao gồm Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về
dịch vụ, và Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN.
2.2.1.1Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
Hiệp định ATIGA do các nhà lãnh đạo ký ngày 20/11/2007 tại Singapore có tiền
thân “Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực thương
mại Tự do ASEAN (CEPT/AFTA) được thực hiện từ năm 1992.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại
hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại

bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, Nghị định thư
có liên quan.
Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho
nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác
trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.
Nội dung Hiệp định ATIGA bao gồm Tự do hóa Thuế quan; Quy tắc xuất xứ; Các
biện pháp phi thuế quan; Thuận lợi hóa thương mại; Hải quan; Tiêu chuẩn, quy định Kỹ
thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp.
*Lộ trình thực hiện Hiệp định ATIGA như sau:


Bảng 2.1. Lộ trình thực hiện Hiệp định ATIGA

2008

2009

2010

2011 2012

2013

2014

1. Tự do hóa Thuế quan
Cắt

1.Thuế NK


giảm

của ít nhất

hoặc

80% các

xóa

dòng thuế

-ASEAN 6:
được xóa bỏ
-Campuchia

bỏ
≤5%

thuế
quan
2.Thuế NK

-ASEAN 6

đối với tất
cả các sản

-LMV


phẩm ≤5%

2008

2009

2010

2011 2012

2013

2014


×